Tịnh Độ Luận
27/10/2553 23:57 (GMT+7)
Đề tài mà tôi có duyên được trình bày cùng quý vị hôm nay thuộc một lãnh vực rất phổ thông, song cũng rất quan trọng, bởi vì nó liên hệ đến rất nhiều người theo đạo Phật: đó là pháp môn Tịnh độ, một pháp môn mà hầu hết các Phật tử đều quen biết. Pháp môn Tịnh độ là chiếc bè Từ mầu nhiệm, giải thoát chúng sanh khỏi cảnh khổ đau phiền não trong thời mạt pháp.
Kinh Di Đà Sớ Sao
27/10/2553 23:48 (GMT+7)
Ðức Phật Thích Ca vì một ÐẠI SỰ NHƠN DUYÊN, ứng hiện ra đời. Ngài tùy theo căn tánh của chúng sanh, thuyết pháp 49 năm, đàm kinh hơn 300 hội. Giáo pháp của Ngài đại khái chia làm NĂM THỜI TÁM GIÁO. Trong đó lại đưa ra một môn niệm Phật gồm thu tất cả, không luận kẻ hạ căn, người thượng trí; hàng cư sĩ hay phái xuất gia. Thật là một phương tiện “quyền thiệt song hành” mà xưa nay các Thánh Hiền đều khen ngợi.

Niệm Phật Thập Yếu
27/10/2553 05:50 (GMT+7)
Niệm Phật Thập Yếu, theo nhan đề là mười điều thiết yếu của môn Niệm Phật hay của người tu pháp Niệm Phật. Mười điều này sẽ diễn thành mười chương.
Mấy điểm trọng yếu
người niệm Phật nên biết
26/10/2553 06:20 (GMT+7)
Lý luận Phật giáo rất tinh mật thâm áo, pháp môn tu hành cũng rất nhiều, nhưng vì quý vị thường là niệm Phật, đồng thời ở đây là hội niệm Phật, cho nên hôm nay tôi không nói những lý luận và pháp môn khác, chỉ nói chuyện cùng quý vị với đề tài “MẤY ÐIỂM TRỌNG YẾU MÀ NGƯỜI NIỆM PHẬT NÊN BIẾT”, tôi nghĩ quý vị nhất định sẽ muốn biết vấn đề này.

Lá Thơ Tịnh Ðộ
26/10/2553 05:47 (GMT+7)
Trong các hành môn của đức Phật đã chỉ dạy, môn nào cũng có pháp nghi riêng biệt, từ cách thờ cúng, lễ bái, trì tụng, sám hối, phát nguyện v.v... Như Mật Tông lại còn sự lập đàn, kiết ấn nữa. Riêng về tông Tịnh Độ, tôi thấy có nhiều người không biết nghi thức hành trì cho đúng pháp. Lại có những vị không hiểu nghĩa chữ Hán, thành ra khi trì tụng chỉ đọc suông theo thông lệ, khó phát lòng thành khẩn, không thể chuyển hướng tâm niệm của mình y như lời văn. Nghĩ vì dòng đời cứ mãi trôi qua, người sau càng ngày lại càng ít am hiểu văn từ Hán Việt, nên theo lời yêu cầu của một số đông, tôi soạn dịch nghi thức tu Tịnh Độ ra Việt văn để giúp bạn đồng tu.
Pháp ngữ của Đại sư Ngẫu Ích
30/05/2553 03:21 (GMT+7)
Công phu niệm Phật chỉ quý ở tín tâm chân thật. Thứ nhất phải tin rằng: Ta là Phật chưa thành, Di-đà là Phật đã thành, thể vốn không hai. Kế đó, tin Ta-bà thật sự là khổ, An Dưỡng đích xác đáng quay về, ưa chán rành rành.  Tiếp đó, tin mỗi một hành động hiện tại đều có thể hồi hướng về Tây Phương. Nếu chẳng hồi hướng, dù là Thượng phẩm thiện vẫn chẳng thể vãng sinh.

Khuyên tu pháp môn niệm Phật
28/05/2553 23:50 (GMT+7)
Chúng ta là những kẻ căn cơ bậc Hạ mà không tự nguyện nương vào đó để được siêu thoát thì thật là đáng thương thay! Không biết rằng pháp môn Tịnh độ là pháp môn vượt thắng hơn hết, là pháp môn mà tất cả pháp môn đều quay về, như muôn sông suối đều chảy về biển cả. Cho nên, hết thảy pháp môn không một pháp môn nào không từ pháp giới này mà lưu xuất, chẳng một pháp môn nào mà không trở về với pháp giới này vậy.
Niệm Phật sám pháp
28/05/2553 01:49 (GMT+7)
Mở đầu phương pháp sám hối niệm Phật, đệ tử chúng con xin an trụ trong hồng danh Nam mô A-di-đà Phật, để vận dụng năng lực hộ niệm của sáu phương chư Phật, vận dụng oai lực tuyệt đối, siêu việt và tối thắng của bản nguyện A-di-đà mà quy y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo.

Niệm Phật cảnh
22/05/2553 00:35 (GMT+7)
Quyển Niệm Phật Cảnh do Đại sư Đạo Cảnh và Thiện Đạo cùng biên tập, phát huy rõ ràng giá trị chân thật của pháp môn niệm Phật, dẹp trừ nghi ngờ, giúp cho hành giả Tịnh nghiệp tin tưởng sâu chắc nơi pháp tu đã chọn. Vì lợi ích đó, nên chúng tôi phiên dịch sách này ra Việt văn.
Luận Hoa Nghiêm niệm Phật Tam - muội
10/05/2553 00:29 (GMT+7)
Luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tất cả chúng sinh chẳng được gọi là giác, vì từ xưa đến nay, niệm niệm tiếp nối nhau chưa từng lìa niệm”. Niệm là bất giác. Phật là giác. Niệm Phật là dùng giác để thu phục bất giác, vào trong biển Chánh giác. Hoa Nghiêm đủ tất cả Tam-muội của các đức Phật, nhưng trong đó, niệm Phật là vua của tất cả Tam-muội.

Tịnh độ chỉ quyết
07/05/2553 03:26 (GMT+7)
 Quyển “Tịnh Độ Chỉ Quyết” do Thiền sư Đạo Bái trước tác, chỉ dạy rõ ràng lợi ích của pháp môn niệm Phật, lời lẽ sâu sắc, phá dẹp nghi ngờ, mở lối cho mọi người bước vào cánh cửa Tịnh nghiệp, thẳng tiến đến cõi Cực lạc. Thiền sư Đạo Bái do tiếp nhận sự giáo hóa nơi Ngài Nguyên Hiền nên quyển sách này vẫn không ngoài những lời khai thị về niệm Phật, giữ giới sát, thực hành phóng sinh.
Truyện tranh Hòa thượng Quảng Khâm
06/05/2553 08:51 (GMT+7)
Cuốn truyện tranh này thành tựu phần lớn đều nhờ sự chỉ đạo của chư sư trụ trì và chư vị Pháp sư của ba ngôi Già-lam: Thừa Thiên Tự, Diệu Thông Tự và Quảng Thừa Nham, đồng thời cung cấp cho những tư liệu rõ ràng tường tận, những truyện ly kỳ về một đời của Quảng Khâm thượng nhân, do các đệ tử dùng phương thức biến họa để biên tác thành truyện, cố gắng làm cho nội dung đơn giản dễ hiểu, già trẻ đều có thể đọc.

Hiện tiền tu học như thế nào mới được tự tại Vãng sinh
04/05/2553 22:30 (GMT+7)
Lợi ích của niệm Phật, ngoài việc thường huân tập những đức tính tốt của Phật, theo ngài Đạo Xước (562 – 645) là một hành giả lỗi lạc của Tịnh độ cho rằng: “Thời này cách Phật bốn trăm năm, chính là thời chúng ta sám hối tội chướng, tu tập phước đức và xưng danh hiệu Phật. Trong kinh há chẳng nói dù chỉ một lần nhớ nghĩ đến danh hiệu Phật A Di Đà và xưng tụng danh hiệu của Ngài liền trừ được tội chướng sinh tử của chúng ta trong 80 ức kiếp đó sao?
Niệm Phật sinh Tịnh độ
17/04/2553 02:14 (GMT+7)
     Phật pháp là phương thuốc hay chữa tâm bệnh cho chúng sinh, là pháp bất định. Chúng sinh có nhiều loại bệnh, Phật pháp phải có nhiều môn. Phương thuốc chủ yếu vẫn là giới, định, tuệ, tùy theo đó mà gia giảm cho phù hợp với căn bệnh, miễn sao cho người bệnh lành bệnh là được.

Ý nghĩa 12 lời nguyện niệm Phật
16/04/2553 00:24 (GMT+7)
Đây là 12 lời nguyện niệm Phật. Trong nội dung của 12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử chúng ta có định hướng trong việc tu tập và chí nguyện để về  thế giới Cực Lạc của đức Phật A-di-đà. Bây giờ chúng tôi sẽ lần lượt giải thích nội dung của 12 lời nguyện niệm Phật này để quý vị được rõ.
Triết lý và thực tiễn của Pháp môn Tịnh Độ
09/04/2553 21:24 (GMT+7)
Pháp môn Tịnh độ lấy việc hành trì duy nhất là thành tâm niệm Phật. Nếu có người nào hỏi: “Vì sao phải niệm Phật?”. Trước tiên xin giải thích rõ hai từ “niệm Phật”. Từ “niệm” là do hai từ “kim” (今) và “tâm” (心) hợp lại mà thành “niệm” (念). Từ “Phật” là tiếng Phạn Ấn Độ, nói cho đủ là “Phật-đà-da”. Trung Hoa dịch là “giác ngộ”, cũng còn có nghĩa là “hiểu biết”. Việc niệm Phật người người có thể thực hành được.

Thư cho người em Tịnh độ
05/04/2553 09:20 (GMT+7)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề, nhằm giải quyết những thắc mắc, lo âu của hành giả mới phát tâm tu Tịnh nghiệp, để lòng tin được sâu chắc, phát nguyện, thực hành.
Tu Niệm Phật Tam Muội Phương Tiện Đàm
20/03/2553 22:36 (GMT+7)
Tu niệm Phật Tam Muội Phương Tiện Đàm bàn giải về phương tiện pháp môn niệm Phật tam muội (Chánh định), mục đích khiến cho chúng sanh bỏ mê về giác. Mục đích chính yếu của Phật pháp dùng những phương tiện gì làm cho chúng sanh tiến tu Thánh đạo, không còn phiền não để thoát khỏi bể khổ sanh tử bước lên bờ giác, ngõ hầu họa căn đoạn được, tạo khí thế hòa bình cho thế giới.

Tin sâu pháp môn Tịnh độ
15/02/2553 10:20 (GMT+7)
Chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ cực lực xiển dương Pháp môn Tịnh độ. Với sự lợi lạc thật lớn lao này, chúng tôi cũng không ngại gì với tài mọn, đức kém của mình, để viết lên đây cuốn sách với tựa đề: “Tin sâu Pháp môn Tịnh độ”, chỉ với tâm nguyện là đem lại lợi lạc cho mọi người, chứ không có ý cao ngạo, ngã mạn gì cả.
Ba kinh Tịnh Độ
15/02/2553 10:20 (GMT+7)
Riêng luận về đường lối tịnh độ, trì danh, quán tưởng Phật A-Di-Đà, cầu sanh thế giới An-Lạc, thì Đức Thế-Tôn Thích-Ca-Mâu-Ni đã nói rõ ràng trong ba kinh chính. Đó là : Phật Thuyết Vô-Lượng-Thọ Phật kinh, Quán-Vô-Lượng-Thọ-Phật kinh, Phật Thuyết A-Di-Đà kinh.

Các tin đã đăng:
 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 [3] 4  
Bao Hiem BSH
» Âm lịch