Chương
XI. Từ Thiền Định Đến Hành Động
Tự mình
thay đổi để rồi thay đổi thế gian: đó là phương châm của người Phật tử. Nhưng
làm sao cải hóa thế gian? Và cải hóa ở mức độ nào? Với thiền giả vấn đề là bao
lâu và đến mức độ nào thì ông ta phải theo tiến trình chuyển hóa nội tâm để có
thể tác động lên thế gian. Tại sao không bắt tay ngay vào việc giúp đỡ chúng
sinh và làm dịu đi nỗi đau của người khác? Những cố gắng của Phật giáo trong
công tác nhân đạo đã đủ chưa?
Thuận: Phật giáo có chủ trương hành
động vì thế gian, và hành động này có thể giữ một vai trò quan trọng trong đời
sống, cũng như trong việc khai mở tâm linh cho chúng ta?
Phải chăng là quá ích kỷ, nếu
chúng ta chỉ biết tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc cho riêng ta trong khi quanh
ta là phiền muộn và đau khổ. Thông tin hằng ngày chỉ đề cập đến chiến tranh,
giết chóc, bệnh dịch và cái chết. Như vậy một sự bình an nhỏ bé giữa một đại
dương đau khổ thì có nghĩa gì?
Vài người Tây phương cho Phật
giáo là một triết lý thụ động và chủ bại, chỉ dạy con người từ bỏ thế gian và
chấp nhận mọi hoàn cảnh vì người ta không thể tránh khỏi nghiệp chướng. Người
phật tử nghĩ gì về quan niệm đó, trong khi Phật giáo chủ trương lòng từ bi là
trái tim của mọi hành động?
Matthieu: Thoạt nhìn thì thiền định
và hành động hoàn toàn ở hai cực đối nghịch. Một mặt, với thiền giả công việc
chính là cầu nguyện và thiền định. Mặt khác người thế tục luôn bận rộn vì công
việc, thỉnh thoảng thành công, và thường khi là thất bại giống như những đợt
sóng trên đại dương. Vì không được đặt trên nền tảng một cuộc chuyển hóa nội tâm,
nên sự cuồng nhiệt trong đời sống đó đôi khi đưa đến thất vọng chán chường. Và
cũng vì thế mà những việc làm tốt mà họ đem lại cho xã hội, không tương xứng
với công sức mà họ bỏ ra.
Bắt một nhịp cầu cho thiền định
và đời sống xã hội xem ra là một điều cần thiết. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy
lòng ích kỷ khó đem lại một sự chuyển hóa nội tâm như là lòng vị tha. Người ta
không thể có được sự bình an bằng cách tự khép mình hoặc bằng cách hoạt động xã
hội.
Có lòng từ bi mà không hành động
là đạo đức giả, chỉ đem lại một sự an ủi nhỏ nhoi cho những người đau khổ. Nên
nhớ rằng hạnh phúc của chúng ta gắn liền với hạnh phúc của người khác. Hạnh
phúc cá nhân mà ta xây dựng trên đau khổ của người khác, hoặc quên đi đau khổ
của họ chỉ là một bản sao mờ nhạt của hạnh phúc thật sự. Như Shantideva đã nói:
Tất cả
hạnh phúc thế gian
Đến từ
một trái tim vị tha
Và tất
cả khổ nạn
Đến từ
lòng ích kỷ
Nói
nhiều có ích gì
Kẻ ngu
chỉ biết lợi mình
Còn Đức
Phật chỉ biết lo cho nhân loại
Bạn hãy
xem lại sự khác biệt.
Những bản văn Phật giáo nói rằng
kẻ nào sống ẩn cư trong rừng núi để trốn nợ đời, thì không khác gì loài muông
thú hay chim chóc. Một kẻ như thế sẽ không bao giờ đến được giác ngộ.
Ngoài những thiên tai, đa số các
đau khổ ở con người là do sự độc ác, lòng tham, tính đố kỵ, sự vô tình nói tóm
lại là do tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà không bận tâm đến kẻ khác. Một
trong những thái độ căn bản trong Phật giáo là xem thiên hạ giống như mình, rồi
tự đặt mình vào chỗ thiên hạ và sau rốt xem thiên hạ quan trọng hơn chính mình.
Thầy tôi, Khyentsé Rinpotché đã nói: “Khi ta nghĩ đến những chúng sinh đau khổ
mà không được trợ giúp, lòng ta cảm thấy đau xót vô hạn đối với họ, thù cũng
như bạn. Nhưng lòng từ bi đó chưa đủ. Sự giúp đỡ mà ta mang đến cho họ khi cho
họ thức ăn, quần áo, tiền bạc tình thương dù có lớn lao đến đâu chỉ có kết quả
tạm thời. Nếu ta muốn đem lại cho họ một sự thoải mái lâu dài, ta cần phải cải
hóa con người ta trước đã.
Người thiền giả thật sự tự thấy
mình bất lực để làm dịu nỗi khổ đau của đồng loại, và hiểu rằng muốn làm tốt
điều đó cần phải biết tự chủ và hiểu cho thấu đáo cơ chế của hạnh phúc và đau
khổ. Khi đã có nội lực đầy đủ, và tin chắc rằng mình thật sự có ích cho kẻ
khác, thiền giả sẽ lao mình vào công việc giúp đỡ kẻ khác hay cải tạo xã hội.
Thuận: Người ta thường cho rằng vấn đề
tâm linh giống như một tôn giáo, hay như một đức tin, hay tệ hơn như một sự mê
tín.
Matthieu: Đức Đạt Lai Lạt Ma cho
rằng phân nửa nhân loại không có niềm tin. Nhiều người tự xưng Thiên chúa giáo,
Tin lành, Ấn giáo hay Hồi giáo vì lẽ họ được nuôi dưỡng theo truyền thống ấy.
Nhưng khi họ giáp mặt cuộc đời, hoặc giả khi họ cần có những quyết định quan
trọng, họ lại không cần nghĩ đến giáo lý. Những người tuân thủ và hành động
theo đức tin của họ, chỉ là một thiểu số. Vậy cần phải phân biệt tâm linh theo
nghĩa rộng, có nghĩa là khoa học không làm cho con người hoàn thiện hơn là tôn
giáo. Theo một tôn giáo nào là một sự chọn lựa không bắt buộc, nhưng trở nên
một con người tốt là một sự cần thiết.
Khoa học tâm linh cần thiết
không những cho người đã chọn con đường thiền định, mà cho cả chấp nhận bình
thường. Nếu chỉ dành riêng cho giới tu sĩ thì 99,99% nhân loại sẽ bị loại. Khoa
tâm linh bắt đầu bằng việc tác động đến tinh thần mà mọi người chúng ta đều có
thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức dù đầy đủ đến
đâu, cũng chỉ làm cho chúng ta trở thành những kẻ không bị lầm lẫn về bất cứ
điều gì, trừ điều căn yếu nhất.