I. Phẩm tựa
Tự quy đấng Năng Nhân thứ bảy,
Diễn nói pháp Hiền Thánh Vô Thượng
Ở mãi trong sông dài sanh tử,
Thế Tôn nay vì độ chúng sanh,
Tôn trưởng Ca-diếp và Chúng tăng,
Hiền triết A-nan nghe vô lượng,
Thiện Thệ nhập diệt lưu xá lợi,
Từ nước Câu-di đến Ma-kiệt,
Ca-diếp suy từ hành tứ đẳng,
Chúng sanh này đọa lạc năm đường,
Chánh Giác giảng đạo nay qua đời,
Nhớ Ngài khéo dạy, lòng thương khóc.
Ca-diếp suy nghĩ gốc Chánh pháp,
Làm sao lưu bố lâu ở đời,
Thế Tôn nói bao nhiêu lời dạy,
Tổng trì gìn giữ, chẳng lọt mất.
Ai có sức này gom các pháp,
Nơi nơi chỗ chỗ gốc nhân duyên?
Nay trong chúng này, bậc Trí tuệ,
A-nan hiền thiện nghe vô lượng,
Liền đánh kiền chùy nhóm bốn bộ,
Tỳ-kheo tám vạn bốn ngàn chúng,
Ðều đắc La-hán, tâm giải thoát,
Ðã thoát trói buộc, làm ruộng phước.
Ca-diếp thương xót cho người đời,
Càng nhớ đền ơn Phật quá khứ,
Thế Tôn truyền pháp cho A-nan,
Mong quảng bá pháp mãi ở đời,
Làm sao lần lượt không mất mối,
Ba A-tăng-kỳ nhóm pháp báu,
Khiến sau bốn bộ được nghe pháp,
Ðã nghe liền được lìa các khổ.
A-nan từ chối: 'Tôi chẳng kham,
Chư pháp sâu xa bao nhiêu loại,
Há dám phân biệt Pháp Như Lai,
Phật pháp công đức trí vô lượng.
Nay ngài Ca-diếp kham nhận nổi,
Thế Hùng đem pháp trao kỳ cựu,
Ðại Ca-diếp nay vì mọi người,
Như Lai tại thế mời nửa tòa.'
Ca-diếp đáp rằng: 'Tuy có thể,
Tuổi già suy yếu, quên mất nhiều,
Nay Ông tổng trì nghiệp trí tuệ,
Khiến được gốc pháp hằng ở đời,
Nay ta có ba mắt thanh tịnh,
Cũng lại hay biết tha tâm trí,
Tất cả chúng sanh bao nhiêu loại,
Không ai hơn được A-nan'.
Phạm Thiên giáng xuống cùng Ðế Thích
Tứ thiên hộ thế và chư Thiên
Di-lặc Ðâu-suất tìm đến họp,
Bồ-tát mấy ức không thể kể.
Di-lặc, Phạm, Thích và Tứ Vương
Ðều cùng chắp tay mà bày tỏ:
'Tất cả các pháp Phật đã ấn:
'A-nan là pháp khí của Ta',
Nếu Ngài chẳng muốn Pháp còn mãi,
Tức làm tổn hoại pháp Như Lai,
Nguyện giữ bổn yếu vì chúng sanh,
Cứu được nguy ách, độ các nạn.
Ðức Phật ra đời thọ quá ngắn,
Nhục thể tuy chất, pháp thân còn,
Nếu khiến gốc Pháp không đoạn tuyệt,
A-nan chớ từ chối thuyết pháp'.
Ca-diếp tối tôn và Thánh chúng,
Di-lặc, Phạm, Thích và Tứ Vương,
Tha thiết thỉnh cầu A-nan nói
Khiến giáo pháp Phật chẳng diệt tận.
A-nan nhân hòa đủ tứ đẳng,
Ý chuyển sư tử hống nhiệm mầu,
Nhìn khắp bốn bộ, ngắm hư không,
Thương khóc lệ trào không dừng được.
Liền vận quang minh và vẻ mặt,
Chiếu khắp chúng sanh như mặt trời,
Di-lặc thấy (ánh) sáng cùng Thích, Phạm,
Thu xả đợi nghe Pháp vô thượng,
Bốn bộ lặng lẽ chuyên một lòng,
Muốn được nghe Pháp, ý chẳng loạn,
Tôn trưởng Ca-diếp và Thánh chúng,
Nhìn thẳng thấy mặt, mắt không chớp.
Rồi A-nan thuyết kinh vô lượng.
Ai hay đầy đủ góp một nhóm:
'Nay tôi sẽ chia làm ba phần,
Tạo lập mười kinh làm một kệ.
Khế kinh phần một, Luật phần hai,
Kinh A-tỳ-đàm là phần ba.
Ba Phật quá khứ đều chia ba,
Khế kinh, Luật, Pháp là ba tạng,
Khế kinh nay sẽ phân bốn đoạn,
Kế là Tăng Nhất, hai là Trung,
Ba gọi là Trường, nhiều anh lạc,
Tạp kinh sau cùng là bốn phần'.
Tôn giả A-nan nghĩ thế này:
'Pháp thân Như Lai chẳng hư hoại,
Còn mãi ở đời, không dứt mất,
Trời, Người được nghe thành đạo quả.
Hoặc có một pháp nghĩa cùng sâu
Khó giữ, khó tụng chẳng thể nhớ,
Nay ta sẽ nhóm nghĩa một pháp,
Mỗi mỗi theo nhau chẳng mất mối.
Cũng có hai pháp lại thành hai,
Ba pháp thành ba như xâu chuỗi,
Bốn pháp thành bốn, năm cũng thế,
Năm pháp đến sáu, sáu đến bảy,
Tám pháp nghĩa rộng, chín tiếp theo,
Mười pháp từ mười đến mười một.
Như thế pháp bảo trọn chẳng quên,
Cũng hằng ở đời, tồn tại mãi,
Ở trong đại chúng nhóm pháp này'.
Tức thời A-nan lên pháp tòa,
Di-lặc khen 'Lành, hay thay!', nói:
'Các pháp nghĩa hợp nên phối lại,
Còn các pháp nên phân bộ.
Thế Tôn nói Pháp mỗi mỗi khác,
Bồ-tát phát ý hướng đại thừa,
Như Lai thuyết đây các thứ khác,
Nhân Tôn thuyết lục độ không cùng,
Bố thí, trì giới, nhẫn, tinh tấn,
Thiền, trí tuệ như trăng đầu tháng,
Chóng độ vô cực quán các pháp.
Có người dũng mãnh cho đầu mắt,
Thân thể, máu thịt, không luyến tiếc,
Vợ, hầu, nước, của và trai, gái,
Ðây gọi đàn độ chẳng nên bỏ.
Giới độ vô cực như kim cương,
Không hủy, không phạm, không sót mất,
Trì tâm giữ giới như bình gốm,
Ðây gọi giới độ không nên bỏ.
Hoặc có người đến cắt tay chân,
Chẳng khởi giận dữ, sức nhẫn mạnh,
Như biển bao dung không tăng giảm,
Ðây gọi nhẫn độ không nên bỏ,
Những người tạp tác hành thiện ác,
Thân, miệng, ý đều không biết chán,
Ngăn người các hạnh không đến đạo,
Ðây gọi tần độ không nên bỏ.
Các vị tọa thiền thở ra vào,
Tâm ý vững chắc không loạn niệm,
Dù cho đất động, thân chẳng nghiêng,
Ðây gọi thiền độ không nên bỏ.
Lấy sức trí huệ biết trần số,
Kiếp số triệu năm không thể kể,
Thanh thản nghiệp tụ ý chẳng loạn,
Ðây gọi trí độ chẳng nên bỏ.
Chư pháp thậm thâm luận lý không,
Khó sáng, khó rõ, không thể quán,
Về sau hậu tấn ôm hoài nghi,
Ðây đức Bồ-tát không nên bỏ'.
A-nan tự trình bày ý này:
'Hạnh Bồ-tát, kẻ ngu không tin,
Trừ các La-hán tin giải thoát,
Ðó là có tin không do dự.
Chúng của bốn bộ phát ý đạo,
Cùng với tất cả loài chúng sanh,
Họ có tin chắc không hồ nghi,
Họp các pháp này làm phần một'.
Di-lặc khen: 'Lành, hay thay!' nói:
'Phát thú đại thừa ý rất rộng,
Hoặc có các pháp đoạn kiết sử,
Hoặc có các pháp thành đạo quả'.
A-nan thuyết rằng: Ðây thế nào,
Tôi thấy Như Lai giảng pháp này.
Có pháp chẳng nghe từ Như Lai,
Pháp này há sai, nên có nghi.
Dù tôi nói thấy, nghĩa này sai,
Với chúng tương lai liền bị hỏng,
Nay nói chư kinh nghe như thế,
Chỗ Phật đang ở, thành, quốc độ,
Nước Ba-la-nai thuyết pháp đầu,
Nước Ma-kiệt độ ba Ca-diếp,
Thích-sí, Câu-tát, Ca-thi-quốc,
Chiêm-bà, Câu-lưu, Tỳ-xá-ly,
Thiên Cung, Long Cung, A-tu-la,
Càn-thát-bà cùng thành Câu-thi,
Cho dù không được chỗ thuyết kinh,
Sẽ nói nguyên gốc tại Xá-vệ.
Tôi được theo nghe việc một thời,
Phật tại Xá-vệ cùng đệ tử,
Tinh xá Kỳ-hoàn tu thiện nghiệp,
Trưởng giả Cô Ðộc dâng cúng vườn.
Lúc Phật tại đó dạy Tỳ-kheo,
Nên tu một pháp chuyên nhất tâm,
Suy nghĩ một pháp không phóng dật,
Một pháp là gì? Là niệm Phật,
Niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới,
Niệm Thí, rồi tiếp đến niệm Thiên,
Niệm Thơ An-ban và niệm Thân,
Niệm Chết, trừ loạn là mười niệm,
Ðây gọi là mười niệm lại có mười.
Sau đó sẽ nói đệ tử Phật,
Trước dạy Câu-lân thành đệ tử,
Cuối cùng nhỏ nhất là Tu-đạt
Dùng phương tiện này rõ một pháp.
Hai theo hai pháp, ba theo ba,
Bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười,
Mười một pháp này đều rõ hết,
Từ một tăng một đến các pháp,
Nghĩa nhiều, huệ rộng chẳng thể tận,
Mỗi một khế kinh nghĩa cùng sâu,
Thế nên gọi là Tăng Nhất Hàm.
Nay tìm một pháp khó rõ sáng,
Khó trì, khó hiểu, chẳng thể minh,
Tỳ-kheo tự xưng công đức nghiệp,
Nay nên xưng là Tôn đệ nhứt.
Ví như thợ gốm làm đồ vật,
Tùy ý mà làm không hồ nghi,
Như thế a-hàm Tăng Nhất pháp,
Ba thừa giáo hóa không sai biệt,
Kinh Phật vi diệu rất thâm sâu,
Năng trừ kiết sử như sông chảy,
Nhưng Tăng Nhất này là trên hết,
Hay sạch ba nhãn, trừ ba cấu.
Có ai chuyên tâm trì Tăng Nhất,
Liền là tổng trì Như Lai tạng,
Dù thân này chưa hết kiết sử,
Ðời sau liền được tài trí cao.
Nếu có người viết chép kinh quyển,
Lọng hoa, tơ lụa đem cúng dường,
Phước này vô lượng không thể kể
Vì pháp báu này khó gặp vậy'
Thuyết lời này rồi đất chấn động,
Mưa trời hoa hương phủ đến gối,
Chư Thiên trên không khen 'Lành thay!'.
Lời Thượng Tôn thuyết trọn thuận nghĩa,
Khế kinh tạng một, Luật tạng hai,
Kinh A-tỳ-đàm là tạng thứ ba,
Phương Ðẳng đại thừa nghĩa thâm thúy,
Cùng các khế kinh là tạp tạng,
An xử lời Phật trọn chẳng khác,
Nhân duyên gốc ngọn đều tùy thuận,
Di-lặc, chư Thiên đều khen lành,
Kinh Phật Thích-ca còn được lâu.
Di-lặc đứng lên tay cầm hoa,
Hoan hỉ đem rải lên A-nan,
Kinh nầy đúng thật Như Lai thuyết,
Khiến A-nan tầm đạo quả thành.
Bấy giờ Tôn giả A-nan cùng Phạm thiên và
các Phạm Ca-di thiên đều đến tụ hội. Hóa tự tại thiên cùng quyến thuộc đều
đến tụ hội. Tha hóa tự tại thiên cùng tùy tùng đến tụ hội. Ðầu-suất thiên
vương cùng chúng thiên đều đến tụ hội. Diệm thiên cùng các tùy tùng đều
đến tụ hội. Thích-đề-hoàn-nhân cùng chư thiên cõi Ba mươi ba đồng đến tụ
hội. Ðề-đầu-lại-tra Thiên vương cùng Càn-thát-bà v.v... cùng đến tụ hội.
Tỳ-lưu-lặc-xoa Thiên vương cùng đến Yểm Quỷ đều đến tụ hội. Tỳ-lưu-bạt-xoa
Thiên vương đem các chúng Rồng cùng đến tụ hội. Tỳ-sa-môn Thiên vương dẫn
chúng Dạ-xoa, La-sát cùng đến tụ hội.
Lúc bấy giờ Ðại sĩ Di-lặc bảo các Bồ-tát
trong Hiền kiếp:
- Các Ðại sĩ hãy khuyên các thiện nam và
tín nữ đọc tụng, thọ trì Tăng Nhất Tôn Pháp, giảng nói rộng rãi khiến Trời
Người vâng làm.
Lúc ngài nói lời này thì chư Thiên, loài
Người, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già, Khẩn-na-la v.v...
đều tự nói:
- Chúng tôi đều cùng nhau ủng hộ thiện
nam, tín nữ nào đọc tụng, thọ trì Tăng Nhất Tôn Pháp, giảng nói rộng rãi,
trọn không dừng nghỉ nửa chừng.
Lúc ấy Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Ưu-đa-la
rằng:
- Nay tôi đem Tăng Nhất A-hàm này giao phó
cho Hiền giả. Xin hãy khéo tụng đọc, chớ để thiếu sót. Vì sao vậy? Vì nếu
có người khinh mạn tôn kinh này liền bị đọa lạc, là hạnh phàm phu. Vì cớ
sao? Này Ưu-đa-la! Tăng Nhất A-hàm nêu lên lời dạy Ba mươi bảy đạo phẩm và
các pháp đều do đây sanh.
Tôn giả Ðại Ca-diếp hỏi A-nan:
- Này Hiền giả A-nan, Tăng Nhất A-hàm lại
có thể xuất binh Ba mươi bảy đạo phẩm và các pháp đều do đây sanh sao?
Tôn giả A-nan đáp:
- Ðúng thế! Ðúng thế! Thưa Tôn giả
Ca-diếp, Tăng Nhất A-hàm xuất sanh Ba mươi bảy phẩm và các pháp đều do đây
sanh. Không những thế mà chỉ một kệ trong Tăng Nhất A-hàm cũng xuất sanh
ra Ba mươi bảy phẩm và các pháp.
Ngài Ca-diếp hỏi:
- Trong loại kệ nào xuất sanh ra Ba mươi
bảy phẩm và các pháp?
Tôn giả A-nan liền nói bài kệ này:
Các điều ác chớ làm,
Các điều thiện vâng làm,
Tự trong sạch ý mình,
Là lời chư Phật dạy.
Vì sao thế? 'Các điều ác chớ làm' là các
pháp vốn đã sanh ra các pháp lành, do sanh pháp lành mà tâm ý trong sạch.
Thế nên Ca-diếp! Chư Phật Thế Tôn thân, miệng, ý thường tu thanh tịnh.
Tôn giả Ca-diếp hỏi:
- Thế nào A-nan, riêng Tăng Nhất A-hàm
xuất sanh Ba mươi bảy phẩm và các pháp, còn bốn A-hàm khác cũng lại sanh
ra chăng?
Tôn giả A-nan đáp:
- Không những thế, thưa Tôn giả Ca-diếp,
nghĩa của bốn bộ A-hàm chỉ trong một bài kệ cũng đầy đủ lời chư Phật, lời
Bích-chi Phật và Thanh văn. Vì sao thế? 'Các điều ác chẳng làm' là đầy đủ
giới cấm; hạnh thanh bạch là 'các điều thiện vâng làm'. 'Tâm ý trong
sạch', là tự sạch ý mình, trừ tà chấp điên đảo; 'Là lời chư Phật dạy', là
bỏ các tưởng ngu dốt, nghi hoặc. Thế nào Tôn giả Ca-diếp, người giới thanh
tịnh thì tâm ý của họ lại bất tịnh sao? Người mà ý thanh tịnh thì không
điên đảo; vì không điên đảo nên tướng ngu hoặc diệt, Ba mươi bảy phẩm quả
nhiên liền được thành tựu. Ðã thành đạo quả há chẳng phải là các pháp sao?
Tôn giả Ca-diếp hỏi:
- Thế nào A-nan, tại sao đem Tăng Nhất
A-hàm này giao phó cho Ưu-đa-la mà chẳng giao cho Tỳ-kheo khác tất cả các
pháp?
Tôn giả A-nan đáp:
- Tăng Nhất A-hàm tức là các pháp. Các
pháp tức là Tăng Nhất A-hàm, là một chứ không có hai.
Tôn giả Ca-diếp hỏi:
- Vì những lý do nào mà đem Tăng Nhất
A-hàm phó chúc cho Ưu-đa-la, không giao cho Tỳ-kheo khác?
Tôn giả A-nan đáp:
- Tôn giả Ca-diếp nên biết, chín mươi mốt
kiếp xưa, đức Tỳ-bà-thi Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời.
Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Y-câu-ưu-đa-la. Lúc đó, đức Phật đã đem
pháp Tăng Nhất giao phó cho người này khiến tụng đọc. Từ đây cho đến ba
mươi mốt kiếp về sau, kế đó có Phật Thi-khí Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh
Giác. Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Mục-già-ưu-đa-la. Thi-khí Như Lai
lại đem pháp này giao phó cho người này khiến đọc tụng. Cũng chính trong
ba mươi mốt kiếp kia, Tỳ-xá-phù Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác lại xuất
hiện ở đời. Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Long Ưu-đa-la. Ðức Phật lại
lấy pháp này giao phó cho người này khiến tụng đọc.
Tôn giả Ca-diếp nên biết, trong Hiền kiếp
này có Câu-lưu-tôn Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lúc
đó Tỳ-kheo Ưu-đa-la tên Lội Ðiện Ưu-đa-la. Phật lại đem pháp này phó chúc
cho người đó khiến đọc tụng. Trong Hiền kiếp này, kế đó lại có Phật
Câu-na-hàm Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lúc đó
Tỳ-kheo Ưu-đa-la tên Thiên Ưu-đa-la. Phật lại đem pháp này giao phó cho
ông ta khiến đọc tụng. Trong Hiền kiếp này, kế đó lại có Phật tên Ca-diếp
Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Bấy giờ Tỳ-kheo
Ưu-đa-la, tên Phạm Ưu-đa-la, Phật lại đem pháp này giao phó cho ông ta
khiến tụng đọc.
Tôn giả Ca-diếp nên biết, nay Thích-ca Văn
Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Nay Tỳ-kheo này tên
Ưu-đa-la. Thích-ca Văn Phật tuy đã Bát-niết-bàn nhưng Tỳ-kheo A-nan vẫn
còn ở đời. Thế Tôn đem hết pháp giao phó cho tôi. nay tôi lại lấy pháp này
trao cho Ưu-đa-la. Vì sao thế? Hãy xem vị này, xét biết nguồn gốc, sau đó
mới truyền pháp. Vì sao? Thời quá khứ trong hiền kiếp này, Câu-lưu-tôn Như
Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô
Thượng Sĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn xuất hiện ở đời.
Lúc đó có vua tên Ma-ha-đề-bà, lấy pháp
cai trị, giáo hóa dân chúng chưa từng sai lạc, thọ mạng rất dài, đoan
chánh vô song, hiếm có ở đời. Trong tám vạn bốn ngàn năm với thân đồng tử
mà tự vui chơi. Trong tám vạn bốn ngàn năm dùng thân thái tử đem pháp cai
trị. Trong tám vạn bốn ngàn năm lại dùng vương pháp cai trị thiên hạ.
Tôn giả Ca-diếp nên biết, lúc đó Thế Tôn
dạo đi trong vườn Cam-lê, và sau khi ăn xong, như thường lệ đi kinh hành
trong sân. Tôi làm thị giả. Lúc đó Thế Tôn mỉm cười, miệng phóng hào quang
năm sắc. Tôi thấy vậy liền quỳ trước Thế Tôn mà bạch rằng:
'- Phật chẳng cười vô cớ, mong cho con
được nghe gốc ngọn. Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác chẳng bao giờ nói lời
trống rỗng.'
Bấy giờ, thưa Tôn giả Ca-diếp, Phật bảo
tôi rằng:
'- Ở đời quá khứ, trong Hiền kiếp này có
Như Lai tên Câu-lưu-tôn Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lại ở
chỗ này vì các đệ tử mà thuyết pháp rộng rãi. Sau đó ở trong Hiền kiếp
này, lại có Câu-na-hàm Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời.
Bấy giờ đức Phật ấy cũng ở chỗ này mà thuyết pháp rộng rãi. Kế nữa, trong
Hiền kiếp này, Ca-diếp Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời,
Ca-diếp Như Lai cũng ở chỗ này mà thuyết pháp rộng rãi'.
Bấy giờ thưa Tôn giả Ca-diếp, tôi quỳ
trước Phật và bạch:
'- Mong sao Thích-ca Văn Phật cũng ở chỗ
này thuyết pháp đầy đủ cho các đệ tử. Chỗ này sẽ là tòa kim cương của bốn
Như Lai, mãi không đoạn dứt.'
Bấy giờ, thưa Tôn giả Ca-diếp, Phật
Thích-ca Văn tại chỗ ngồi ấy, bảo tôi:
'- A-nan, ngày xưa ở chỗ nầy trong Hiền
kiếp, có vị vua ra đời tên Ma-ha-đề-bà trong suốt tám vạn bốn ngàn năm
dùng vương pháp giáo hóa lấy đức dạy dỗ dân; trải qua nhiều năm, rồi bảo
Kiếp-tỷ (người hớt tóc) rằng:
'- Nếu thấy đầu ta có tóc bạc, hãy báo cho
ta hay'.
Lúc đó, người kia nghe vua ra lệnh, qua
mấy năm lại thấy trên đầu vua có tóc bạc mọc, liền quỳ trước Ðại vương và
bạch:
'- Ðại vương nên biết, trên đầu ngài tóc
bạc đã mọc.'
Vua liền bảo người ấy:
'- Lấy nhíp vàng nhổ tóc bạc bỏ lên tay
ta.'
Lúc đó, người ấy vâng lệnh lấy nhíp vàng
nhổ tóc bạc. Bấy giờ Ðại vương thấy tọc bạc rồi liền nói kệ rằng:
'Bây giờ trên đầu ta,
Ðã sanh lông suy hao,
Thiên sứ đã đến nơi,
Nên ngay đây xuất gia.
Nay ta đã hưởng phước trong loài người,
phải nên tự cố gắng tiến lên đức của trời, cạo bỏ râu tóc, mặt ba pháp y,
đem lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lìa khỏi các khổ'.
Bây giờ, vua Ma-ha-đề-bà liền bảo thái tử
lớn nhất tên là Trường Thọ:
'- Con có biết chăng, nay đầu ta đã sanh
tóc bạc, ý ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp ý, đem lòng tin kiên cố
xuất gia học đạo, lìa khỏi các khổ. Con hãy nối ngôi, lấy pháp cai trị,
giáo hóa, chớ khiến cho sai trái lời ta dạy bảo mà tạo hạnh phàm phu. Sở
dĩ như thế vì nếu có người nào trái lời ta dạy, liền làm hạnh phạm phu.
Phàm phu thì cứ ở mãi trong tam đồ, đầy đủ tám nạn.'
Bấy giờ, vua Ma-ha-đề-bà truyền ngôi vua
cho thái tử rồi, lại đem tiền của ban cho Kiếp-tỷ (người hớt tóc) rồi ở
chỗ khác cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, đem lòng tin kiên cố xuất gia học
đạo, lìa khỏi các khổ, trong tám vạn bốn ngàn năm khéo tu phạm hạnh, hành
Tứ đẳng tâm: từ, bi, hỉ, xả; khi thân chết, mạng chung sanh lên Phạm
thiên.
Vua Trường Thọ nhớ lời cha dạy chưa hề tạm
bỏ, dùng pháp cai trị không có sai lạc, chưa hết tuần lễ, liền được làm
Chuyển luân Thánh vương, có đủ bảy báu.
Bảy báu là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu
báu, ngọc nữ báu, điển tạng báu, điển binh báu. Ðó là bảy báu. Lại có ngàn
người con dũng mãnh, trí tuệ, hay trừ các khổ, thống lãnh bốn phương.
Rồi vua Trường Thọ dùng pháp vua trước...
và làm kệ:
Nay ở trên đầu tôi,
Ðã sanh lông suy hao,
Sứ trời đã lại đến,
Ðúng lúc nên xuất gia.
'Nay ta đã hưởng phước loài Người, phải
nên tự cố gắng tạo đức lên cõi Trời, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp ý, đem
lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lìa các thứ khổ'.
Rồi vua Trường Thọ, bảo thái tử con trưởng
tên Thiện Quán:
'- Con có biết chăng, nay đầu ta đã sanh
tóc bạc. Ý ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, đem lòng tin kiên cố
xuất gia học đạo, lìa hẳn các khổ. Con hãy nối ngôi ta, dùng pháp mà cai
trị, chớ sai mất lời ta dạy dỗ mà tạo hạnh phàm phu. Sở dĩ như thế vì nếu
có người trái lời ta dạy làm hạnh phạm phu mà hạnh phàm phu thì ở mãi
trong ba đường, tám nạn.'
Và vua Trường Thọ trong tám muôn bốn ngàn
năm khéo tu Phạm hạnh, hành Tứ đẳng tâm là từ, bi, hỉ, xả; khi thân chết,
mạng chung sanh lên trời Phạm thiên. Còn vua Thiện Quán nhớ lời cha dạy
chưa từng tạm bỏ, dùng pháp cai trị không chút sai lạc'.
Tôn giả Ca-diếp nên biết, khi đó
Ma-ha-đề-bà đâu phải người nào khác, đừng có cho như thế. Vua bấy giờ nay
là Phật Thích-ca Văn. Vua Trường Thọ nay là thân A-nan, còn Thiện Quán lúc
đó, nay là Tỳ-kheo Ưu-đa-la, đã hằng nhân vương pháp chưa từng bỏ mất,
cũng chẳng đoạn dứt. Và vua Thiện Quán lại làm hưng phục lệnh của vua cha,
dùng pháp cai trị, chẳng dứt lời vua dạy. Vì sao thế? Vì lời dạy của phụ
vương khó làm trái được.
Bấy giờ Tôn giả A-nan liên nói kệ:
Kính Pháp, vâng lời Tôn,
Chẳng quên báo ân gốc,
Lại hay giữ ba nghiệp,
Chỗ quý của người trí.
Tôi quán nghĩa này rồi, đem Tăng Nhất
A-hàm truyền cho Tỳ-kheo Ưu-đa-la. Vì sao? Tất cả các pháp đều có lý do.
Rồi Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Ưu-đa-la:
- Hiền giả lúc trước làm Chuyển luân Thánh
vương, chẳng để mất lời vua dạy. Nay tôi lại đem pháp này trao phó cho
Hiền giả, chớ để mất chánh giáo, chớ làm hạnh phàm phu. Nay Hiền giả nên
biết, nếu có người trái mất thiện giáo của Như Lai, liền đọa trong cõi
phàm phu. Vì sao? Lúc ấy vua Ma-ha-đề-bà không được đến chỗ rốt ráo giải
thoát, chưa được giải thoát đến chỗ an ổn; tuy hưởng phước báo Phạm thiên,
vẫn chẳng đến chỗ cứu cánh là thiện nghiệp của Như Lai, tức gọi là chỗ cứu
cánh an ổn, an lạc vô cùng, được Trời, Người cung kính, tất sẽ được
Niết-bàn. Vì thế cho nên, Ưu-đa-la! Hãy nên phụng trì pháp này, phúng
tụng, đọc niệm, chớ cho thiếu sót.
Bấy giờ A-nan liền nói kệ:
Ðối với Pháp nên niệm,
Như Lai do đây sanh,
Pháp hưng thành Chánh Giác,
Bích-chi, La-hán đạo,
Pháp hay trừ các khổ,
Cũng hay thành kết quả.
Niệm Pháp chẳng rời tâm,
Nay và sau thọ báo,
Nếu muốn thành vị Phật,
Giống như Thích-ca Văn,
Thọ trì ba tạng pháp,
Câu kinh chẳng lầm loạn,
Tam tạng tuy khó giữ,
Nghĩa lý chẳng thể cùng,
Nên tụng bốn A-hàm,
Liên đoạn nẻo Nhân Thiên.
A-hàm tuy khó tụng,
Kinh nghĩa chẳng thể hết,
Giới luật chớ để mất,
Ðây là báu Như Lai.
Luật cấm cũng khó giữ,
A-hàm cũng như thế,
Giữ vững A-tỳ-đàm,
Hàng phục thuật ngoại đạo,
Tuyên dương A-tỳ-đàm,
Nghĩa này cũng khó giữ.
Nên tụng ba A-hàm
Chẳng mất câu của kinh.
Khế kinh, A-tỳ-đàm,
Giới luật lưu bố đời,
Người, Trời được vâng làm,
Liền sanh chỗ an ổn.
Nếu không pháp khế kinh,
Cũng lại không giới luật,
Như mù lao vào tối,
Lúc nào mới thấy sáng?
Lấy đây giao phó ông,
Cùng với bốn bộ chúng,
Nên giữ chớ coi thường,
Ðối với Phật Thích-ca.
Khi Tôn giả A-nan nói lời này, trời đất
sáu phen chấn động. Các bậc Trời, Thần ở hư không, tây cầm hoa trời rải
trên Tôn giả A-nan, và tung vào khắp trong bốn bộ chúng. Tất cả Trời,
Rồng, Quỷ, Thần, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la,
Ma-hầu-la-già v.v... đều mừng rỡ và khen:
- Lành thay, lành thay, Tôn giả A-nan!
Những lời trước và sau đều lành. Ðối với
pháp nên cung kính, thật như đã nói. Chư Thiên và Người đời không ai không
từ pháp mà được thành tựu. Nếu ai làm ác phải đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc
sanh.
Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan ở trong bốn bộ
chúng, cất tiếng rống của sư tử, khuyên tất cả mọi người phụng hành pháp
này.
Bấy giờ trên tòa, ba vạn Trời Người được
pháp nhãn thanh tịnh.
Bấy giờ bốn bộ chúng, chư Thiên, Người đời
nghe Tôn giả thuyết xong, vui vẻ vâng làm.
II. Phẩm Thập Niệm
1.
Tôi nghe như vầy:
Một thời ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn
Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi
một pháp, sẽ thành tựu được thần thông, bỏ các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn,
tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Phật. Hãy khéo tu
hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, bỏ các loạn tưởng,
đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu hành một
pháp, truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều
này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
2.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, bỏ các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn,
tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Pháp. Hãy khéo tu
hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, bỏ các loạn tưởng,
đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu hành một
pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, các Tỳ-kheo hãy học điều
này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
3.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Tăng. Hãy khéo
tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn
tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu
hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy
học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
4.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Giới. Hãy khéo
tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn
tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy
tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các
Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
5.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Thí. Hãy khéo
tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn
tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy
tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các
Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
6.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Thiên. Hãy
khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các
loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Như thế, này các
Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế,
này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
7.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Dừng nghỉ. Hãy
khéo một pháp, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các
loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các
Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như vậy,
này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
8.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá một
pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự
đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Hơi thở ra vào. Hãy khéo
tu hành, truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng,
đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu
hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo,
hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
9.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá một
pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự
đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Thân không thường còn.
Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các
loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các
Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế,
này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
10.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá một
pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự
đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm sự Chết. Hãy khéo tu
hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng,
đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu
hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo,
nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
Niệm Phật, Pháp, Thánh chúng,
Niệm Giới, Thí và Thiên,
Niệm Dừng nghỉ, Hơi thở,
Niệm Thân, Chết sau cùng.
III. Phẩm Quảng diễn
1.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành và truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam lồ, đến
được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Phật.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Phật sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam lồ, đến
được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch đức Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn vì các Tỳ-kheo dạy diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo nghe Như Lai
rồi, sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời rồi. Ðức Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già buộc niệm ở trước, không có một ý tưởng nào khác, một lòng niệm
Phật, quán hình tướng Như Lai chưa từng rời mắt, đã chẳng rời mắt, liền
niệm công đức của Như Lai.
Thể của Như Lai bằng kim cương, đầy đủ
mười lực, bốn vô sở úy, giữa chúng dũng kiện. Dung mạo Như Lai đoan chính
vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không
thể phá hủy, thanh tịnh không tỳ vết cũng lưu ly. Tam muội của Như Lai
chưa hề sút giảm, dừng lặng vĩnh viễn không có niệm khác; các tình cảm
kiêu mạn, quật cường, các tâm ý dục, tưởng sân, ngu hoặc, do dự, buộc kết
đều trừ sạch cả.
Huệ của thân Như Lai, trí không bờ mé,
không bị chướng ngại. Thân của Như Lai do giải thoát thành tựu, không còn
sanh lại để phải nói rằng: 'Ta sẽ đọa vào sanh tử nữa'. Thân Như Lai là độ
tri kiến thành tựu, biết căn tánh người khác nên độ hay không nên độ, biết
họ chết đây sanh kia, qua lại xoay vần bên bờ sanh tử, người có giải
thoát, người không giải thoát đều biết hết cả.
Ðó là tu hành niệm Phật, sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến được chỗ
vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn,
tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm
Phật thì sẽ được các công đức lành này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều
này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
2.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành và truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam lồ, đến
được chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn,
tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Pháp.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Pháp sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, hưởng được vị cam lồ, đến
được chỗ vô vi, thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai dạy. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo nghe lời
Như Lai xong sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ, Ta
sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, đức Thế Tôn
bảo rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già buộc niệm trước mặt, không có niệm khác, chuyên cần niệm Pháp,
trừ các dục ái, không có trần lao, tâm khát ái không còn nổi lên nữa.
Phàm Chính pháp, nghĩa là đối với dục cho
đến vô dục, đều lìa bệnh của các ràng buộc, các che đậy. Pháp này ví như
mùi các thứ hương, không có dấu vết của niệm loạn tưởng.
Ðó là Tỳ-kheo tu hành niệm Pháp sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được nếm vị cam lồ, đến
chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng
lìa niệm Pháp sẽ được các công đức lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy
học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
3.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Tăng.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Tăng sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ
vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo nghe lời
Như Lai nói rồi sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già cột niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên cần niệm Tăng
(chúng): Thánh chúng của Như Lai nghiệp lành thành tựu, chất trực thuận
nghĩa, không có nghiệp tà, trên dưới hòa mục, pháp pháp thành tựu, tam
muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, độ tri kiến thành
tựu. Thánh chúng là bốn đôi, tám bậc. Ðó là thánh chúng của Như Lai, phải
nên cung kính, thừa sự, lễ thuận. Vì sao thế? Vì họ là ruộng phước của
đời. Ở trong chúng này đều đồng là pháp khí. Cũng vì tự độ mà độ người
khác đến đạo Tam thừa. Nghiệp như thế gọi là Thánh chúng. Thế nên, các
Tỳ-kheo, nếu có người niệm Tăng, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn,
các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ
các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các
Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm Tăng, liền sẽ được các công đức
lành này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
4.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Giới.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Giới sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ
vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
lời Như Lai nói rồi sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già cột niệm trước mặt, không có niệm khác, chuyên cần niệm Giới.
Giới nghĩa là dừng các ác. Giới có thể thành đạo, khiến người hoan hỉ.
Giới quấn quanh thân, làm hiện các vẻ đẹp.
Phàm cấm giới giống như bình cát tường tùy
chỗ mong cầu mà thành tựu. Các đạo phẩm đều do giới mà thành tựu. Như thế,
này các Tỳ-kheo, người hành cấm giới thành tựu quả báo lớn, các điều lành
đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn
tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường
nên tư duy, chớ rời niệm Giới, sẽ được các công đức lành này. Như thế, các
Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
5.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Thí.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Thí sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ
vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
lời Như Lai rồi sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già cột niệm trước mặt, không có niệm khác, chuyên cần niệm Thí: 'Tôi
nay bố thí, nơi vật bố thí trọn không có tâm hối tiếc, không nghĩ sẽ được
đền đáp, không thích được lợi. Nếu người chửi tôi, tôi trọn không trả thù.
Dù người hại tôi, dùng tay đấm, thêm dao gậy đập, ngói gạch ném vào mình,
tôi sẽ khởi lòng từ, không nổi sân giận. Ý bố thí của tôi không đoạn dứt'.
Thế nên, Tỳ-kheo, gọi là đại Thí, sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều lành
đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn
tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường
nên tư duy, chẳng lìa niệm Thí, sẽ được các công đức lành này. Như vậy,
này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
6.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Thiên.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Thiên, sẽ có
danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến
chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự
đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
lời Như Lai rồi sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già cột niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên cần niệm Thiên.
Thân, miệng, ý trong sạch không tạo hạnh nhơ, hành giới thành tựu thân;
thân phóng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi, thành thân, trời kia, quả lành
thành thân trời kia. Các hạnh đầy đủ liền thành thân trời. Như thế, này
các Tỳ-kheo, gọi là niệm Thiên, sẽ được danh dự, sẽ thành tựu quả báo lớn,
các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ
các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các
Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm Thiên, sẽ được các công đức
lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
7.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Dừng nghỉ.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Dừng nghỉ sẽ có
danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến
chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự
đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
lời Như Lai rồi, sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già cột niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên cần niệm Dừng
nghỉ. Dừng nghỉ nghĩa là dứt tâm ý tưởng, chí tánh rõ ràng, cũng không
tháo động, hằng chuyên một lòng, ý thích nhàn cư. Thường tìm phương tiện
nhập tam-muội, thường nhớ không ham hơn thua, dành địa vị trên trước. Như
thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm Dừng nghỉ, sẽ được danh dự, sẽ thành tựu
quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có
thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế
nên, này các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, không lìa niệm Dừng nghỉ, sẽ được
các công đức lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này! Bấy giờ
các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Hơi thở ra vào.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Hơi thở ra vào
sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam
lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả
Sa-môn, tự đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
lời Thế Tôn rồi, sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già cột niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên nhất niệm Hơi thở
ra vào. Hơi thở ra vào nghĩa là nếu lúc hơi thở dài, cũng nên quán biết
'tôi đang thở dài'; nếu lại hơi thở ngắn, cũng nên quán biết 'tôi đang thở
ngắn'; nếu hơi thở cực lạnh, cũng nên quán biết, 'Tôi đang thở lạnh'; nếu
hơi thở lại nóng, cũng nên quán biết, 'Tôi đang thở nóng'. Quán khắp thân
thể từ đầu đến chân, đều nên quán biết. Nếu hơi thở lại có dài ngắn, cũng
nên quán hơi thở có dài có ngắn. Dụng tâm giữ thân, biết hơi thở dài ngắn
gì cũng đều biết cả, hơi thở ra vào phân biệt rõ ràng, nếu tâm giữ thân,
biết hơi thở dài ngắn cũng lại biết hết. Ðếm hơi thở dài ngắn phân biệt
hiểu rõ. Như thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm Hơi thở ra vào, sẽ được
danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến
chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự
đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm
Hơi thở ra vào, sẽ được các công đức lành này. Như thế, này các Tỳ-kheo,
hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
9.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các vọng tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Thân.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Thân sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ
vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
Phật rồi, sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già buộc niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên nhất cần niệm
Thân. Niệm Thân nghĩa là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương,
mật, gan, phổi, tim, tỳ, thận, ruột non, ruột già, bạch mô, bàng quang,
phẩn tiểu, lá lách, thương đãng, dịch vị, nước mắt, đờm dãi, mỡ máu, mỡ
lá, nước miếng, đầu lâu, não. Cái nào là thân? Là đất chăng? Là nước
chăng? Là lửa chăng? Là gió chăng? Là do cha mẹ tạo ra chăng? Từ chỗ nào
đến? Do ai làm ra? Mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm, nơi đây chết rồi sẽ
sanh chỗ nào? Như thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm Thân, sẽ được danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy chẳng lìa niệm Thân, sẽ
được các công đức lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
10.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự,
thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô
vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Chết.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Chết sẽ có danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ
vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi
mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe
Như Lai nói xong, sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo
rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi
kiết-già buộc niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên cần niệm Chết.
Niệm Chết nghĩa là chết chỗ này, sanh chỗ
khác, qua lại các đường, mạng chết chẳng dừng. Các căn tan hoại, như cây
hư mục, mạng căn cắt đứt, tông tộc phân ly, không hình không tiếng cũng
không tướng mạo. Như thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm Chết, sẽ được danh
dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ
vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến
Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy chẳng lìa niệm Chết, sẽ
được các công đức lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
Phật, Pháp và Thánh chúng,
Cho đến trọn niệm Chết,
Tuy cùng trên đồng tên,
Mà nghĩa mỗi thứ khác.
IV. Phẩm Ðệ tử
1.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn
của Ta về lòng nhân từ rộng rãi, biết rộng, khéo hay khuyên bảo giáo hóa,
nuôi dưỡng thánh chúng, chẳng mất oai nghi; đó là Tỳ-kheo A-nhã-câu-lân
(Kiều-trần-như). Nhận pháp vị đầu tiên, suy nghĩ về Tứ đế, cũng là Tỳ-kheo
A-nhã-kiều-trần-như.
Khéo hay khuyên lơn, dẫn đường tạo phước,
độ nhân dân là Tỳ-kheo Ưu-đà-di. Mau thành tựu thần thông, không có hối
hận là Tỳ-kheo Ma-ha-nam. Hằng bay trên không, chân chẳng đạp đất là
Tỳ-kheo Thiện Trửu. bay giữ hư không giáo hóa, ý không mong cầu vinh dự là
Tỳ-kheo Bà-phá. Vui ở trên trời, không ở loài người là Tỳ-kheo Ngưu Tích.
Hằng quán tưởng sự xấu xa, bất tịnh là Tỳ-kheo Thiện Thắng. Nuôi dưỡng
Thánh chúng, tứ sự cúng dường là Tỳ-kheo Ưu-lưu-ta-ca-diếp. Tâm ý lặng lẽ,
hàng phục các kiết sử là Tỳ-kheo Giang-ca-diếp. Quán rõ các pháp đều không
dính mắc là Tỳ-kheo Tượng Ca-diếp.
Ca-lân-đà-di, Nam,
Thiện Trửu, Bà thứ năm,
Ngưu Tích và Thiện Thắng,
Ba anh em Ca-diếp.
*
2.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về: Oai dung đoan chánh,
bước đi khoan thai là Tỳ-kheo Mã Sư. Trí huệ vô cùng, giải quyết hết các
nghi là Tỳ-kheo Xá-lợi-phất. Thần túc nhẹ nhàng, bay đến mười phương là
Tỳ-kheo Ðại Mục-kiền-liên. Dũng mãnh tinh tấn, kham chịu khổ hạnh, là
Tỳ-kheo Nhị Thập Ức Nhĩ. Hành mười hai hạnh đầu đà khó hành là Tỳ-kheo Ðại
Ca-diếp. Thiên nhãn đệ nhất, thấy các cõi ở mười phương là Tỳ-kheo
A-na-luật. Tọa thiền nhập định, tâm không lầm loạn là Tỳ-kheo Ly-việt. Hay
rộng khuyên bố thí, lập trai giang là Tỳ-kheo Ðà-la-bà-ma-la. Tạo lập
phòng nhà cho Tăng thập phương là Tỳ-kheo Tiểu-đà-la-bà-ma-la. Chủng tộc
cao quý, giàu có xuất gia học đạo là Tỳ-kheo La-tra-bà-la. Khéo phân biệt
nghĩa, diễn bày đạo giáo là Tỳ-kheo Ðại Ca-chiên-diên.
Mã Sư, Xá-lợi-phất,
Câu-luật, Nhĩ, Ca-diếp,
A-na-luật, Ly-việt,
Ma-la-, Tra, Chiên-diên.
*
3.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về: Kham nhậm nhận thẻ không
trái phép cấm là Tỳ-kheo Quân-đầu-bà-mạc. Hàng phục ngoại đạo, thực hành
chánh pháp là Tỳ-kheo Tân-đầu-lô-phả-la-đọa. Săn sóc tật bệnh, cung cấp
thuốc men là Tỳ-kheo Thức. Bốn món cúng dường y phục, ẩm thực cũng là
Tỳ-kheo Thức. Hay tạo kệ tụng tán thán đức của Như Lai là Tỳ-kheo
Bà-kỳ-xá. Ðược tứ biện tài đối đáp những vấn nạn là Tỳ-kheo
Ma-ha-câu-hy-la. Thanh tịnh nhàn cư, không thích ở gần người là Tỳ-kheo
Kiên-lao. Khất thực khổ nhục, chẳng tránh lạnh, nóng là Tỳ-kheo Nan-đề. Ở
một mình tĩnh tọa, một lòng nhớ đạo là Tỳ-kheo Kim-tỳ-la. Ngồi một chỗ, ăn
một bữa không dời đổi là Tỳ-kheo Thí-la. Giữ gìn ba y, không lìa khi ăn
nghỉ là Tỳ-kheo Phù-di.
Quân-đầu, Tân-đầu-lô,
Thức, Bà, Câu-hy-la,
Kiên-lao và nan-đề,
Kim-tỳ, Thí la, Di.
*
4.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về: Ngồi dưới gốc cây, tọa
Thiền ý không di chuyển là Tỳ-kheo Hồ-nghi-ly-viết. Khổ thân ngồi ngoài
trời không tránh gió mưa là Tỳ-kheo Bà-tha. Vui một mình, nhàn tản, chuyên
ý tư duy là Tỳ-kheo Ðà-tô. Mặc áo vá năm mảnh, không mặc đồ tốt đẹp là
Tỳ-kheo Ni-bà. Thường ưa ở bãi tha ma không ở gần người là Tỳ-kheo
Ưu-đa-la. Hằng ngồi đệm cỏ, ngày ngày làm phước độ người là Tỳ-kheo
Lô-hệ-ninh. Chẳng nói với người, nhìn xuống đất mà đi là Tỳ-kheo
Ưu-kiểm-ma-ni-giang. Ngồi dậy bước đi thường nhập tam-muội là Tỳ-kheo
San-đề (Na-đề). Thích du hành bước xa, dạy dỗ nhân dân là Tỳ-kheo
Ðàm-ma-lưu-chi. Ưa nhóm Thánh chúng, luận thuyết pháp vị là Tỳ-kheo Ca-lệ.
Hồ-nghi, Bà-thay-ly,
Ðà-tô, Bà, Ưu-đa
Lô-hê, Ưu-ca-ma,
Tức, Ðàm-ma-lưu, Lệ.
*
5.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về: Thọ mạng cực dài, trọn
không yếu là Tỳ-kheo Bà-câu-la. Thường ưa nhàn cư, không ở trong chúng là
Tỳ-kheo Bà-câu-la. Hay thuyết pháp rộng rãi, phân biệt nghĩa lý là Tỳ-kheo
Mãn Nguyện Tử. Phụng trì giới luật không có xúc phạm là Tỳ-kheo Ưu-ba-ly.
Ðược tính giải thoát, ý không do dự là Tỳ-kheo Bà-ca-lợi. Thân thể như
trời, đoan chính khác biệt với đời là Tỳ-kheo Nan-đà. Các căn tịch tĩnh,
tâm không biến dị cũng là Tỳ-kheo Nan-đà. Biện tài mau lẹ, giải những nghi
trệ cho người là Tỳ-kheo Bà-đà. Hay nói rộng nghĩa lý không có trái nghịch
là Tỳ-kheo Tư-ni. Ưa mặc áo tốt, hạnh vốn trong sạch là Tỳ-kheo Thiên
Tu-bồ-đề. Thường thích dạy dỗ những người học sau là Tỳ-kheo Nan-đà-ca.
Khéo dạy dỗ cấm giới cho Tỳ-kheo-ni là Tỳ-kheo Tu-ma-na.
Bà-câu, Mãn, Bà-ly,
Bà-ca-lợi, Nan-đà,
Ðà, Ni, Tu-bồ-đề,
Nan-đà, Tu-ma-na.
*
6.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về: Công đức tràn đầy, sở
thích không dở là Tỳ-kheo Thi-bà-la. Ðầy đủ các pháp hành đạo phẩm là
Tỳ-kheo Ưu-ba-tiên-ca-lan-đà-tử. Nói năng vui hòa không tổn thương ý người
là Tỳ-kheo Bà-đà-tiên. Tu hành an ban, tư duy các điều nhơ nhớp là Tỳ-kheo
Ma-ha-ca-diên-na. Nghĩ ngã vô thường, tâm không có tưởng là Tỳ-kheo
Ưu-đầu-bàn. Hay nghị luận mọi thứ, làm vui tâm thức là Tỳ-kheo
Câu-ma-la-ca-diếp. Mặc áo tệ xấu không có hổ thẹn là Tỳ-kheo Diện Vương.
Chẳng hủy cấm giới, tụng đọc không lười mỏi là Tỳ-kheo La-vân. Dùng sức
thần túc hay tự thầm ân là Tỳ-kheo Bàn-đặc. Hay đổi hình thể làm các thứ
biến hóa là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc.
Thi-bà, Ưu-ba-tiên,
Bà-đà, Ca-diên-na,
Ưu-đầu, Vương, Ca-diếp,
La-vân, hai Bàn-đặc.
*
7.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về: Hào tộc phú quý, thiên
tánh nhu hòa là Tỳ-kheo Thích Vương. Khất thực không chán, giáo hóa vô
cùng là Tỳ-kheo Bà-đề-bà-la. Khí lực mạnh mẽ, không sợ khó khăn cũng là
Tỳ-kheo Bà-đề-bà-la. Tiếng vang trong trẻo, tiếng đến Phạm thiên là
Tỳ-kheo La-bà-na-bà-đề. Thân thể thơm sạch tỏa ra bốn phương là Tỳ-kheo
Ương-ca-xà.
Tỳ-kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của
Ta về: Biết thời, rõ vật, gặp việc không nghi, ghi nhớ không quên, nghe
nhiều sâu rộng, kham nhận kính thờ người trên là Tỳ-kheo A-nan. Phục sức
trang nghiêm, nhìn bóng mà bước là Tỳ-kheo Ca-trì-lợi.Các vua kính nể,
quần thần tôn trọng là Tỳ-kheo Nguyệt Quang. Trời Người phụng sự, hằng
thăm thưa hỏi là Tỳ-kheo Thâu-đề. Ðã bỏ thân người, dung mạo giống trời
cũng là Tỳ-kheo Thâu-đề. làm thầy hướng dẫn chư Thiên, chỉ trao chánh pháp
là Tỳ-kheo Thiên. Tự nhớ túc mạng, việc vô số kiếp là Tỳ-kheo Quả Y
(Bà-ê).
Thích Vương, Bà-đề-ba,
La-bà, Ương-ca-xà,
A-nan, Ca, Nguyệt quang,
Thâu-đề, Thiên, Bà-ê.
*
8.
Tỳ-kheo bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Thể tánh thông lợi trí
tuệ sâu xa là Tỳ-kheo Ương-quật-ma. Hay hàng phục ma, ngoại đạo, tà nghiệp
là Tỳ-kheo Tăng-ca-ma. Nhập thủy tam muội chẳng cho là khó, là Tỳ-kheo
Chất-đa-xá-lợi-phất. Hiểu biết rộng rãi, được người kính nhớ cũng là
Tỳ-kheo Chất-đa-xá-lợi-phất. Nhập hỏa tam muội chiếu khắp mười phương là
Tỳ-kheo Thiện Lai. Hay hàng phục rồng khiến phụng sự Tam Bảo là Tỳ-kheo
Na-la-đà. Hàng phục quỷ thần đổi ác tu thiện là Tỳ-kheo Quỷ-đà. Hàng phục
Càn-thát-bà siêng tu hạnh lành là Tỳ-kheo Tỳ-lô-giá. Hằng vui trong định
Không, phân biệt nghĩa Không là Tỳ-kheo Tu-bồ-đề. Chí tại không tịch, đức
nghiệp vi diệu cũng là Tỳ-kheo Tu-bồ-đề. Hạnh định Vô tướng, trừ bỏ các
niệm là Tỳ-kheo Kỳ-lợi-ma-nan. Nhập định Vô nguyện, ý không rối loạn là
Tỳ-kheo Diệm-thịnh.
Ương-quật, Tăng-ca-na,
Chất-đa, Bà, Na-la,
Duyệt-xoa, Phù-lô-giá,
Thiện Nghiệp và Ma-nan.
*
9.
Tỳ-kheo bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Nhập từ tam-muội, tâm
không giận dữ là Tỳ-kheo Phạm-ma-đạt. Nhập bi tam-muội thành tựu bốn
nghiệp là Tỳ-kheo Tu-thâm. Ðược đức hỷ, không các thứ tưởng là Tỳ-kheo
Sa-di-đà. Thường gìn giữ tâm, ý không lìa bỏ là Tỳ-kheo được Ba-ca. Hành
Diệm thạnh (Lửa hừng) tam-muội, trọn không lười mỏi là Tỳ-kheo Ðàm-di.
Ngôn ngữ thô ác, không nể bậc tôn quý là Tỳ-kheo Lợi-đà-bà-giá. Nhập Kim
Cang tam-muội cũng là Tỳ-kheo Lợi-đà-bà-giá. Nhập Kim Cang tam-muội không
thể bị pháp hoại là Tỳ-kheo Vô Úy. Nói năng dứt khoát, không ôm lòng khiếp
nhược là Tỳ-kheo Tu-nê-đa. Hằng ưa tĩnh lặng, ý không xử loạn là Tỳ-kheo
Ðà-ma. Nghĩa không ai hơn được, trọn chẳng ai có thể nhiếp phục là Tỳ-kheo
Tu-la-đà.
Phạm-đạt, Tu-thâm-ma,
Sa-di, Dược, Ðàm-di,
Tỳ-lợi-đà, Vô-úy,
Tu-nê-đa, Tu-la.
*
10.
Tỳ-kheo bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Hiểu rõ tinh tú, biết
trước sự lành dữ là Tỳ-kheo Na-già-ba-la. Hằng vui tam-muội, lấy Thiền
duyệt làm thức ăn là Tỳ-kheo Ba-tư-trá. Thường lấy vui làm thức ăn là
Tỳ-kheo Tư-dạ-xà. Hằng hành nhẫn nhục, không khởi tâm chống đối là Tỳ-kheo
Mãn Nguyện Thịnh Minh. Tu tập Nhật quang tam-muội là Tỳ-kheo Di-hề. Rõ
phép toán thuật, không có sai lầm là Tỳ-kheo Ni-câu-lưu. Trí phân biệt các
thứ, hằng không quên mất là Tỳ-kheo Lộc Ðầu. Ðược Lôi điện tam-muội, chẳng
ôm lòng sợ hãi là Tỳ-kheo Ðịa. Quán rõ nguồn gốc của thân là Tỳ-kheo
Ðầu-na. Thủ chứng cuối cùng được Lậu tận thông là Tỳ-kheo Tu-bạt.
Na-già, Trá, Xá-na,
Di-hề, Ni-câu-lưu,
Lộc-đầu, Ðịa, Ðầu-na,
Tu-bạt ở sau cùng.
Một trăm vị Hiền thánh này, thảy nên nói
rộng.
V. Phẩm Tỳ-kheo-ni
1.
Tỳ-kheo-ni bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Xuất gia học đạo lâu,
được Quốc vương cung kính là Tỳ-kheo-ni Ðại Ái Ðạo Kiều-đàm-di. Trí huệ
thông minh là Tỳ-kheo-ni Thức-ma. Thần túc bậc nhất, cảm dến chư thần là
Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc (Liên Hoa Sắc). Hành pháp đầu đà có mười một trở
ngại là Tỳ-kheo-ni Cơ-lê-xá-cù-đàm-di. Thiên nhãn đệ nhất chiếu soi không
ngại là Tỳ-kheo-ni Xà-câu-lê. Tọa thiền nhập định ý không phân tán là
Tỳ-kheo-ni Xà-ma. Phân biệt nghĩa thú, quảng diễn đạo giáo là Tỳ-kheo-ni
Ba-đầu-lan-đồ-na. Phụng trì Luật giáo không có vi phạm Tỳ-kheo-ni
Ba-la-giá-na. Ðược tín giải thoát chẳng lui sụt trở lại, là Tỳ-kheo-ni
Ca-chiên-diên. Ðược bốn biện tài, chẳng ôm lòng khiếp nhược là Tỳ-kheo-ni
Tối Thắng.
Ðại ái và Thức Ma,
Ưu-bát, Cơ-đàm-di,
Câu-lợi, Xà, Lan-đồ,
Na-la, Ca-chiên, Thắng.
*
2.
Tỳ-kheo-ni bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Tự biết việc vô số
kiếp đời trướclà Tỳ-kheo-ni Bà-đà-ca-tỳ-ly. Nhan sắc đoan chánh được người
kính yêu là Tỳ-kheo-ni Hê-ma-xà. Hàng phục ngoại đạo, lập cho chánh giáo
là Tỳ-kheo-ni Thâu-na. Phân biệt nghĩa thú, giảng rộng từng phần, từng bộ
là Tỳ-kheo-ni Ðàm-ma-đề-na. Thân mặc áo thô không lấy làm xấu hổ là
Tỳ-kheo-ni Ưu-đa-la. Các căn tịch tĩnh, hằng giữ nhất tâm là Tỳ-kheo-ni
Quang Minh. Y phục tề chỉnh, thường như pháp dạy dỗ là Tỳ-kheo-ni Thiền
Ðầu. Hay luận đủ thứ, không bị nghi trệ là Tỳ-kheo-ni Ðàn-đa. Kham nhậm
tạo kệ tán thán đức Như Lai là Tỳ-kheo-ni Thiên Dữ. Nghe nhiều biết rộng,
dùng ân huệ tiếp người dưới là Tỳ-kheo-ni Cù-ty.
Bạt-đà, Ðồ, Thâu-na,
Ðàm-ma-na, Ưu-đa,
Quang Minh, Thiền, Ðàn-đa,
Thiên Dữ và Cù ty.
*
3.
Tỳ-kheo-ni bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Hằng ở chỗ nhàn tĩnh,
không ở trong nhân gian là Tỳ-kheo-ni Vô Úy. Khổ hình khất thực, không
chọn sang hèn là Tỳ-kheo-ni Tỳ-xá-khư. Ở một chỗ, ngồi một nơi trọn không
dời đổi là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà-bà-la. Ði khắp cầu xin, rộng độ nhân dân là
Tỳ-kheo-ni Ma-nộ-ha-lợi. Chóng thành tựu đạo quả, khoảng giữa không bị
ngăn trệ là Tỳ-kheo-ni Ðà-ma. Cầm giữ ba y trọn không rời bỏ là Tỳ-kheo-ni
Tu-đà-ma. Hằng ngồi dưới gốc cây, ý không cải đổi là Tỳ-kheo-ni
Hiếo-tu-na. Hằng ở ngoài trời, không nghĩ đến mái che là Tỳ-kheo-ni Xà-đà.
Ưa ở chỗ hoang vắng, không ở nhân gian là Tỳ-kheo-ni Ưu-ca-la. Ngồi hoài
trên đệm cỏ, không mặc đồ phục sức là Tỳ-kheo-ni Ly-na. Mặc y năm mảnh để
giữ phần khí (phần vệ) là Tỳ-kheo-ni A-nô-ba-ma.
Vô Úy, Ða-tỳ-xá,
Bà-đà, A-nô-ba,
Ðàn, Tu-đàn, Xà-đa,
Ưu-ca, Ly, A-nô.
*
4.
Tỳ-kheo-ni bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Ưa ở bãi tha ma là
Tỳ-kheo-ni Ưu-ca-ma. Ði nhiều vì thương xót, nhớ nghĩ chúng sinh là
Tỳ-kheo-ni Thanh Minh. Khóc thương chúng sanh không đến được đạo là
Tỳ-kheo-ni Tố-ma. Vui được đạo và mong phổ cập đến tất cả là Tỳ-kheo-ni
Ma-đà-lợi. Giữ gìn các hạnh, ý không xa lìa là Tỳ-kheo-ni Ca-la-già. Thủ
không, chấp hư, biết rằng không có là Tỳ-kheo-ni Ðề-bà-tu. Tâm vui Vô
tưởng, trừ bỏ các chấp trước là Tỳ-kheo-ni Nhật Quang. Tu tập Vô nguyện,
tâm hằng cứu giúp rộng rãi là Tỳ-kheo-ni Mạt-na-bà. Các pháp không nghi,
độ người không giới hạn là Tỳ-kheo-ni Tỳ-ma-đạt. Hay thuyết rộng nghĩa,
phân biệt những pháp sâu xa là Tỳ-kheo-ni Phổ Chiếu.
Ưu-ca, Minh, Tố-ma,
Ma-đà, Ca, Ðề-bà,
Nhật Quang, Ma-na-bà,
Tỳ-ba-đạt, Phổ Chiếu.
*
5.
Tỳ-kheo-ni bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta về: Tâm ôm nhẫn nhục như
đức bao dung là Tỳ-kheo-ni Ðàm-ma-đề. Hay giáo hóa người khiến lập hội thí
(đàn hội) là Tỳ-kheo-ni Tu-dạ-ma. Xếp đặt giường tòa đầy đủ cũng là
Tỳ-kheo-ni Tu-dạ-ma. Tâm đã dứt hẳn, không dấy loạn tưởng là Tỳ-kheo-ni
Nhân-đà-xà. Quán rõ các pháp mà không nhàm chán là Tỳ-kheo-ni Long. Ý cứng
rắn mạnh mẽ, không bị nhiễm trước là Tỳ-kheo-ni Câu-na-la. Nhập thủy tam
muội, thấm nhuần khắp tất cả là Tỳ-kheo-ni Bà-tu. Nhập Diệm quang tam-muội
chiếu soi mọi loài là Tỳ-kheo-ni Hàng-đề. Quán nhơ nhớp bất tịnh, phân
biệt duyên khởi là Tỳ-kheo-ni Giá-ba-la. Nuôi dưỡng mọi người, cung cấp
chỗ thiếu thốn là Tỳ-kheo-ni Thủ-ca. Tỳ-kheo-ni bậc nhất cuối cùng trong
hàng Thanh Văn của Ta là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà-quân-đà-la nước Câu-di.
Ðàm-ma, Tu-dạ-ma,
Nhân-đề, Long, Câu-na,
Bà-tu, Hàng, Giá-ba,
Thủ-ca, Bạt-đà-la.
Năm mươi Tỳ-kheo-ni này, nên nói rộng như
trên.
VI. Phẩm Thanh tín sĩ (Ưu-bà-tắc)
1.
Trong đệ tử của Ta, người đầu tiên nghe pháp được mà chứng Hiền thánh là
Thương khách Tam Quả. Trí tuệ bậc nhất là Trưởng giả Chất-đa. Thần đức bậc
nhất là Kiền-đề-a-lam. Hàng phục ngoại đạo là Trưởng giả Quật-đa. Hay
thuyết những pháp sâu xa là Trưởng giả Ưu-ba-quật. Hằng tọa thiền suy tư
là Ha-xỉ-a-la-bà. Hàng phục ma cung là Trưởng giả Dũng Kiện. Phước đức
tràn đầy là Trưởng giả Ðồ-lợi. Ðại thí chủ là Trưởng giả Tu-đạt (Cấp Cô
Ðộc). Môn tộc thành tựu là Trưởng giả Mẫn-dật.
Tam Quả, Chất, Kiền-đề
Quật, Ba và La-bà
Dũng, Xà-lợi, Tu-đạt
Mẫn-dật tức là mười.
*
2.
Ưu-bà-tắc bậc nhất trong hàng đệ tử của Ta về: Thích hỏi nghĩa thú là
Bà-la-môn Sanh Lậu. Lợi căn thông minh là Phạm-ma-du. Chư Phật tin cậy sai
khiến là Ngự-mã-ma-nạp. Biết thân vô ngã là Bà-la-môn Hỷ Văn Cầm. Nghị
luận hơn người là Bà-la-môn Tỳ-cừu. Hay làm kệ tụng là Trưởng giả
Ưu-ba-ly. Nói năng mau lẹ cũng là Trưởng giả Ưu-ba-ly. Thích cho báu tốt,
không có lẫn tiếc là Trưởng giả Thù-đề. Kiến lập gốc lành là
Ưu-ca-tỳ-xá-ly. Hay thuyết diệu pháp là Ưu-bà-tắc Tối Thượng Vô Úy. Thuyết
giảng không sợ hãi, khéo quan sát căn cơ của người là đại tướng lãnh của
thành Tỳ-xá-ly tên Ðầu-ma.
Sanh Lậu - Phạm-ma-du,
Ngự-mã và Văn Cầm,
Tỳ-cưu, Ưu-ba-ly,
Thù-đề, Ưu, Úy, Ma.
*
3.
Ưu-bà-tắc bậc nhất trong đệ tử Ta về: Vui thích ban bố ân huệ là Bình-sa
Vương. Bố thí ít ỏi là vua Quang Minh. Kiến lập gốc lành là vua Ba-tư-nặc.
Ðược niềm tin tốt lành không căn cứ, khởi lòng hoan hỉ là vua A-xà-thế.
Chí tâm hướng về Phật, ý không biến đổi là vua Ưu-điền. Thừa sự chánh pháp
là vương tử Nguyệt Quang. Cung phụng Thánh chúng, ý hằng bình đẳng là
vương tử tạo Kỳ-hoàn. Thường ưa giúp người khác, không vì chính mình là
vương tử Sư Tử. Khéo cung phụng người không có tâm cao thấp là vương tử Vô
Úy. Nhan mạo đoan chánh, thù thắng hơn người là vương tử Kê-đầu.
Tỳ-sa Vương, Quang Minh,
Ba-tự-nặc, Xà-vương,
Nguyệt, Kỳ-hoàn, Ưu-điền,
Sư Tử, Úy, Kê-đầu.
*
4.
Ưu-bà-tắc bậc nhất trong đệ tử của Ta về: Hằng hành tâm từ là Trưởng giả
Bất ni. Tâm hằng thương nhớ tất cả mọi loài là họ Thích Ma-ha-nạp. Thường
hành tâm hỷ là họ Thích Bạt-đà. Thường hành tâm xả, không làm mất hạnh
lành là Ưu-bà-tắc Tỳ-xà-tiên. Kham nhậm hành nhẫn nhục là đại tướng Sư Tử.
Hay luận mọi chuyện là Ưu-bà-tắc Tỳ-xá-ngự. Im lặng như hiền thánh là
Ưu-bà-tắc Nan-đề-bà-la. Siêng tu hạnh lành không ngừng nghỉ là Ưu-bà-tắc
Ưu-đa-la. Các căn tịch tĩnh là Ưu-bà-tắc Thiên-ma. Ðệ tử chứng quả cuối
cùng trong đệ tử của Ta là Câu-di Na-ma-da.
Bất-ni, Ma-ha-nạp,
Bạt-đà, Ưu-đa-la,
Sư Tử, Tỳ-xá-ly,
Ưu-đa, Thiên, Ma-la.
Bốn mươi Ưu-bà-tắc, đều nên nói rộng như
trên.
VII. Phẩm Thanh tín nữ (Ưu-bà-di)
1.
Ưu-bà-di bậc nhất trong đệ tử của Ta về: Ðược chứng đạo đầu tiên là
Ưu-bà-di Nan-đà-nan-đà-bà-la. Trí tuệ bậc nhất là Ưu-ba-di Cửu-thọ-đa-la.
Hằng ưa tọa thiền là Ưu-bà-di Tu-tỳ-da-nữ. Huệ căn sáng rỡ là Ưu-bà-di
Tỳ-phù. Có thể thuyết pháp là Ưu-bà-di Ương-kiệt-xà. Khéo diễn nghĩa kinh
là Ưu-bà-di Bạt-đà-sa-la-tu-diệm-ma. Hàng phục ngoại đạo là Ưu-bà-di
Bà-tu-đà. Âm thanh trong trẻo là Ưu-bà-di Vô Ưu. Hay luận đủ loại là
Ưu-bà-di Bà-la-đà. Dũng mãnh tinh tấn là Ưu-bà-di Tư-đầu.
Nan-đà-đà, Cửu-thọ,
Tu-tỳ, Ương-kiệt-xà,
Tu-diệm và Vô Ưu,
Bà-la-đà, Tư-đầu.
*
2.
Ưu-bà-di bậc nhất trong hàng đệ tử của Ta về: Cúng dường Như Lai là phu
nhân Mạt-lợi. Thừa sự Chánh pháp là phu nhân Tu-lại-bà. Cúng dường Thánh
chúng là phu nhân Xả-di. Chiêm ngưỡng bậc hiền đời quá khứ và tương lai là
phu nhân Lôi Ðiện. Hằng hành Từ tam muội là Ưu-bà-di Ma-ha Quang. Hằng
thương xót lân mẫn là Ưu-bà-di Tỳ-đề. Tâm vui chẳng dứt là Ưu-bà-di
Bạt-đề. Hành nghiệp thủ hộ là Ưu-bà-di Nan-đà Mẫu. Ðược tín giải thoát là
Ưu-bà-di Chiếu Diệu.
Mạt-lợi, Tu-lại-bà,
Xả-di, Nguyệt Quang, Lôi,
Ðại Quang, Tỳ-đề, Ðà,
Nan-đà và Chiếu Diệu.
*
3.
Ưu-bà-di bậc nhất trong đệ tử của Ta về: Hằng hành nhẫn nhục là Ưu-bà-di
Vô Ưu. Hành Không tam muội là Ưu-bà-di Tỳ-thù-tiên. Hành Vô tưởng tam-muội
là Ưu-bà-di Na-đà. Hành Vô nguyện tam-muội là Ưu-bà-di Vô Cấu. Thích dạy
dỗ người khác là Ưu-bà-di phu nhân Thi-lợi. Khéo hay trì giới là Ưu-bà-di
Ương-kiệt-ma. Hình mạo đoan chánh là Ưu-bà-di Lôi Diệm. Các căn tịch tĩnh
là Ưu-bà-di Tối Thắng. Nghe nhiều, biết rộng là Ưu-bà-di Ni-la. Hay làm kệ
tụng là Ưu-bà-di Tu-ma-ca-đề-tu-đạt-nữ. Không bị khiếp nhược cũng là
Ưu-bà-di Tu-đạt-nữ. Ưu-bà-di thủ chứng cuối cùng trong hàng Thanh văn của
Ta là Ưu-bà-di Lam.
Vô Ưu, Tỳ-thù-tiên,
Ưu-na, Vô Cấu, Thi,
Ương-kiệt, Lôi Diệm, Thắng,
Nê, Tu, Lam-ma-nữ.
Ba mươi Ưu-bà-di này nói rộng như trên.
VIII. Phẩm Atula
1.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có thân hình to lớn không ai hơn vua
A-tu-la. Tỳ-kheo nên biết, thân hình A-tu-la, cao lớn tám vạn bốn ngàn do
tuần, miệng rộng một ngàn do tuần. Tỳ-kheo nên biết, hoặc có lúc này là
lúc vua A-tu-la muốn xâm phạm mặt trời, liền hóa thân lớn gấp đôi mười sáu
vạn tám ngàn do tuần, đến trước mặt trời, mặt trăng. Vua Nhật Nguyệt trông
thấy, ai nấy sợ hãi, ở chỗ mình không an ổn. Vì sao thế? Vì thân hình
A-tu-la rất đáng sợ. Vua Nhật Nguyệt kia vì sợ hãi nên không phát ra ánh
sáng nữa. Nhưng A-tu-la chẳng dám tới trước bắt mặt trời, mặt trăng. Vì cớ
sao? Oai đức của Nhật Nguyệt có thần lực rất lớn, thọ mạng rất dài, nhan
sắc đoan chánh, hưởng vui sướng vô cùng. Muốn biết thọ mạng dài ngắn, thì
tuổi thọ của Nhật Nguyệt trụ một kiếp. Hơn nữa phước đức chúng sanh ở đây
trợ giúp, khiến vua Nhật Nguyệt không bị A-tu-la thấy để xúc não.
Bấy giờ A-tu-la ôm lòng buồn lo mà biến
mất. Như vậy, này các Tỳ-kheo, tệ ma Ba-tuần luôn ở sau lưng các Thầy, tìm
phương tiện làm hư hỏng căn lành. Ba-tuần liền hóa ra những sắc, tiếng,
mùi, vị, xúc chạm, và pháp cực kỳ huyền diệu lạ lùng, muốn làm mê loạn ý
các Tỳ-kheo. Ba-tuần nghĩ rằng: 'Ta sẽ bắt được cơ hội thuận tiện về tai,
mũi, miệng, thân, ý'. Bấy giờ, Tỳ-kheo tuy thấy pháp lực tình cực diệu,
tâm vẫn không nhiễm trước. Bấy giờ tệ ma Ba-tuần ôm lòng buồn lo rồi lui
đi. Vì sao thế? Ðó là do oai lực của Như Lai, bậc A-la-hán. Vì cớ sao? Này
các Tỳ-kheo, vì chẳng gần sắc, tiếng, mùi, vị, xúc và pháp.
Bấy giờ Tỳ-kheo thường học điều này: Nhận
sự tín cúng của người thật là rất khó, nếu không thể tiêu hóa thì sẽ rơi
vào năm đường, không đến được đạo Vô thượng Chánh chân, cần nên chuyên ý,
người chưa được hãy được, chưa đắc hãy đắc, người chưa độ hãy độ, người
chưa chứng hãy dạy dỗ khiến cho thành tựu quả chứng.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, nếu chưa được
tín thí thì chớ khởi nghĩ tưởng, đã được tín thí thì tiêu hóa ngay, chớ
khởi nhiễm trước. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
2.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, sẽ làm
nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót những
người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức. Thế nào là một
người? Nghĩa là đức Phật, Như Lai, bậc A-la-hán Tam-miệu-tam-bồ-đề. Ðó là
một người xuất hiện ở đời, làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho
chúng sanh, thương xót người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được
phước đức.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường khởi
lòng cung kính đối với Như Lai. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
3.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, liền
có một người nhập đạo trong thế gian và cũng sẽ có Nhị đế, Ba cửa giải
thoát, chân pháp Tứ đế, Ngũ căn, Sáu tà kiến tiêu diệt. Thất giác ý của
hiền thánh, Tám đạo phẩm, Chín nơi cư trú của chúng sanh, Mười lực của Như
Lai, Mười một từ tâm giải thoát liền xuất hiện ở đời. Thế nào là một
người? Nghĩa là đức Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ðó là một người xuất
hiện ở đời, liền có một người nhập đạo trong thế gian, cũng có Nhị đế, Ba
cửa giải thoát, chân pháp Tứ đế, Ngũ căn, Sáu tà kiến tiêu diệt, Bảy giác
chi (ý) của Hiền Thánh, Tám đạo phẩm, Chín nơi cư trú của chúng sanh, Mười
lực của Như Lai, Mười một từ tâm giải thoát liền xuất hiện ở đời. Thế nên,
này các Tỳ-kheo, hãy thường khởi lòng cung kính đối với Như Lai, cũng nên
học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
4.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, liền
có ánh sáng trí tuệ xuất hiện ở đời. Thế nào là một người? Nghĩa là đức
Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ðó là một người xuất hiện ở đời, liền có
ánh sáng trí tuệ xuất hiện ở đời. Thế nên, các Tỳ-kheo nên có lòng tin đối
với Phật, chớ có nghiêng lệch. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
5.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, vô
minh tăm tối liền tự tiêu diệt. Bấy giờ kẻ phàm ngu, vì bị cái thấy vô
minh này trói buộc, những nẻo sanh tử chẳng biết như thật, xoa vần qua lại
từ đời này đến đời sau, từ kiếp này đến kiếp khác, không cởi bỏ được. Nếu
lúc đức Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời thì vô minh tăm
tối liền tự tiêu diệt. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy nhớ thừa sự chư Phật.
Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
6.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, liền
có Ba mươi bảy phẩm xuất hiện ở đời. Thế nào là Ba mươi bảy phẩm? Nghĩa là
Tứ ý chỉ, Tứ ý đoạn, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác ý, Bát chân
hành liền xuất hiện ở đời. Thế nào là một người? Nghĩa là đức Như Lai Chí
Chân Ðẳng Chánh Giác. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường nên thừa sự
Phật, và nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
7.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người mất hẳn ở đời, phần
đông nhân loại ôm lòng buồn lo, Trời, Người đều mất bóng mát chở che. Thế
nào là một người? Nghĩa là đức Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ðó là một
người nếu mất hẳn ở đời, phần đông nhân loại ôm lòng buồn lo, Trời, Người
đều mất bóng mát che chở. Vì sao thế? Nếu đức Như Lai diệt độ ở đời, Ba
mươi bảy phẩm cũng lại diệt hẳn. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy thường cung
kính Phật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
8.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, bấy
giờ Trời và Người đều được thấm nhuần ánh sáng, sẽ có lòng tin đối với
giới, văn, thí, huệ. Ví như mùa thu, ánh trăng tròn đầy không có bụi vẩn,
chiếu khắp mọi nơi. Ðây cũng như thế. Nếu đức Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh
Giác xuất hiện ở đời, Trời và Người sẽ được thấm nhuần ánh sáng, có lòng
tin đối với giới, văn, thí, tuệ. Như mặt trăng tròn đầy chiếu khắp tất cả.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Như
vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
9.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời. Bấy
giờ Trời và Người sẽ đều đông đúc, chúng sanh ở ba đường ác liền tự giảm
đi. Ví như cõi nước lúc có Thánh vương cai trị, nhân dân trong thành đó
đông mạnh, nước láng giềng sẽ yếu sức hơn. Ðây cũng như thế. Nếu như Như
Lai xuất hiện ở đời, ba đường ác sẽ tự giảm bớt. Như thế, này các Tỳ-kheo,
hãy tin tưởng Phật. Thế nên này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
10.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời không
có ai bằng, chẳng thể bắt chước, đi một mình không bè bạn, không cùng ai
trang lứa. Chư Thiên và loài Người không thể sánh kịp, tín, giới, văn,
thí, tuệ cũng không có ai có thể sánh kịp. Thế nào là một người? Nghĩa là
đức Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ðó là một người xuất hiện ở đời,
không có ai bằng, chẳng thể bắt chước, đi một mình không bè bạn, không
cùng ai trang lứa. Chư Thiên và loài Người không thể sánh kịp, tín, giới,
văn, thí, tuệ đều đầy đủ cả. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
Tu-la, ích, một đường,
Ánh sáng và tăm tối,
Ðạo phẩm, mất hẳn, tin,
Ðông đúc, không sánh bằng.
IX. Phẩm Một đứa con
1.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ví như người mẹ hết lòng tin tưởng đứa
con trai duy nhất, thường nghĩ rằng: 'Làm sao để dạy dỗ cho nó thành
người?'
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa
này. Ðức Thế Tôn là căn bản của các pháp. Như Lai chỉ bày điều gì, không
ai không nhận lãnh. Cúi mong Thế Tôn nói pháp sâu xa này cho các Tỳ-kheo,
chúng con nghe xong xin vâng làm.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy mà phân biệt nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế
Tôn bảo rằng:
- Như Ư-bà-di kia hết lòng tin tưởng sẽ
dạy dỗ các con thế này:
'Nay Con nếu ở tại gia nên như Trưởng giả
Chất-đa và đồng tử Tượng. Vì sao thế? Vì đây là mẫu mực, đây là hạn lượng.
Ðệ tử được ấn chứng của Thế Tôn và Trưởng giả Chất-đa và đồng tử Tượng.
Nếu ý con trẻ muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo thì nên
như Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên'. Vì sao thế? Vì đây là mẫu mực,
đây là hạn lượng. Nghĩa là Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên thích học
chánh pháp, chẳng làm nghiệp tà, dấy khởi phi pháp. Nếu các Thầy sanh
tưởng nhiễm trước, liền sẽ đọa vào ba đường ác. Phảo khéo nhớ chuyên tâm,
người chưa đắc cố gắng chứng đắc, người chưa đạt hãy đạt, người chưa chứng
nay nên thọ chứng. Sở dĩ như thế, vì này các Tỳ-kheo, sức nặng của tín thí
thực chẳng thể tiêu, khiến cho người ta không đến được đạo. Thế nên, các
Tỳ-kheo, chớ sanh ý nhiễm trước, nếu đã sanh thì nên diệt ngay. Như vậy,
các Tỳ-kheo hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
2.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ưu-bà-di lòng tin thuần thành chỉ có một
con gái. Bà ta sẽ dạy dỗ thành tựu con thế nào?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa
này. Thế Tôn là căn bản của các pháp, Như Lai chỉ bày điều gì, không ai
không nhận lãnh. Cúi mong Thế Tôn thuyết pháp sâu xa này cho các Tỳ-kheo,
chúng con nghe xong xin vâng làm.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời rồi, Thế Tôn
bảo rằng:
- Như Ưu-bà-di thành tín kia dạy dỗ con
gái rằng:
'Nay Con ở tại gia nên như Ưu-bà-di
Câu-thù-Ða-la và mẹ của Nan-đà. Nếu con gái muốn cạo tóc, mặc ba pháp y,
xuất gia học đạo nên như Tỳ-kheo-ni Sám-ma và Tỳ-kheo-ni Ưu-bá-hoa Sắc'.
Sở dĩ như thế, vì đây là mẫu mực, đây là hạn lượng. Nghĩa là Tỳ-kheo-ni
Sám-ma, Tỳ-kheo-ni Ưu-bá- hoa Sắc thích học Chánh pháp, chẳng làm nghiệp
tà, dấy khởi phi pháp. Nếu còn sanh ý nghiễm trước, tự nhiên sẽ đọa ba
đường ác. Khéo nhớ chuyên tâm, người chưa đắc quả hãy gắng đắc quả, người
chưa đạt hãy cố đạt, người chưa chứng hãy nên thọ chứng. Sở dĩ như thế là
vì, này các Tỳ-kheo, sức nặng của tín thí thực khó thể tiêu, khiến người
không đến được đạo. Thế nên các Tỳ-kheo, chớ sanh ý tưởng nhiễm trước, nếu
đã sanh hãy diệt ngay. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
3.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta không thấy một pháp nào mau lẹ như
tâm, không thể ví dụ, giống như khỉ vượn, một tay buông, một tay bắt, tâm
không chuyên định. Tâm cũng như thế, tư tưởng trước với tư tưởng sau chẳng
đồng, dùng phương pháp cũng không thể mô phỏng, tâm xoay chuyển mau lẹ.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không thể quán sát tâm ý. Thế
nên, này các Tỳ-kheo, thường nên hàng phục tâm ý khiến noi theo đường lành
và nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
4.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta không thấy một pháp nào mau lẹ hơn
tâm, không thể ví dụ được, giống như khỉ vượn, buông một vật lại nắm một
vật khác, lòng không chuyên định. Tâm cũng như thế, tư tưởng trước, tự
tưởng sau, suy nghĩ chẳng đồng. Thế nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu
không thể quan sát căn do của tâm ý. Thế nên, này các Tỳ-kheo, thường nên
hàng phục tâm ý khiến noi theo đường lành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy
học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
5.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta hằng xem thấy việc nghĩ nhớ trong tâm
một người. Người này như trong khoảng cánh tay co duỗi, đọa vào địa ngục.
Vì sao? Do tâm ác vậy, Tâm họ sanh bịnh, đọa xuống địa ngục.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Ví như có một người,
Tâm ôm tưởng sân hận,
Nay bảo các Tỳ-kheo,
Diễn rộng nghĩa thú này,
Nay chính là phải lúc,
Nếu có người mạng chung,
Ví khiến vào địa ngục,
Là do tâm hạnh nhơ.
Thế nên, các Tỳ-kheo, phải hàng phục tâm,
chớ sanh các hạnh uế nhiễm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
6.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta hằng xem thấy việc nghĩ nhớ trong tâm
một người, như trong khoảng cánh tay co duỗi mà sanh lên trời. Sở dĩ như
thế là do tâm lành vậy. Ðã sanh tâm lành, sẽ sanh lên trời.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Nếu lại có một người,
Mà sanh tâm thiện diệu,
Nay bảo các Tỳ-kheo,
Diễn rộng nghĩa thú này,
Nay chính là phải lúc,
Nếu có người mạng chung,
Liền được sanh lên trời,
Do tâm lành như vậy.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, nên phát ý trong
sạch, chớ sanh các hạnh uế nhiễm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều
này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
7.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta ở trong chúng này, không thấy một
pháp nào tối thắng, tối diệu, mê hoặc người đời, không đến được chỗ tĩnh
lặng, cột trói vào lao ngục, không giải thoát được, như là đàn ông trông
thấy sắc của đàn bà. Thấy rồi họ liền khởi tưởng để ý, rất yêu kính, khiến
người không được tĩnh lặng, trói buộc lao ngục, không cởi bỏ ra được, ý
không xa lìa, xoay vần qua lại đời này đến đời sau, luân chuyển năm đường,
trải bao số kiếp.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Tiếng Phạm âm nhu nhuyến,
Như lời Như Lai khó thấy,
Hoặc lại có lúc thấy,
Buộc niệm ở trước mắt,
Cũng chớ cùng nữ nhân,
Qua lại và nói năng,
Hằng bủa lưới bắt người,
Chẳng đến được vô vi.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, nên trừ các sắc
khởi tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
8.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta ở trong chúng này, chẳng thấy một
pháp nào tối thắng, tối diệu, mê hoặc người đời, khiến chẳng được tĩnh
lặng, buộc ràng giam giữ, không có lúc giải thoát, như là đàn bà trông
thấy sắc của đàn ông. Thấy rồi, họ liền khởi tưởng để ý, rất yêu kính,
khiến người không đến được tĩnh lặng, ràng buộc giam giữ, không có lúc
giải thoát, ý không xa lìa, xoay vần qua lại đời này đến đời khác, luân
chuyển trong năm đường, trải qua bao số kiếp.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Nếu sanh tưởng điên đảo,
Dấy niệm tâm ân ái,
Trừ niệm ý nhiễm trước,
Liền không các nhơ này.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, nên trừ các sắc,
chớ khởi tưởng dính mắc. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
9.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta ở trong chúng này, chẳng thấy một
pháp nào không có dục tưởng, liền khởi dục tưởng, dục tưởng đã khởi liền
làm tăng thêm; không sân hận tưởng liền khởi sân hận, sân hận đã khởi liền
làm tăng thêm; không thùy miên tưởng liền khởi thùy miên, thùy miên đã
khởi liền làm tăng thêm; không có tưởng trạo cử liền khởi trạo cử, trạo cử
đã khởi liền làm tăng thêm; không có như là tưởng nghi liền khởi tưởng
nghi, tưởng nghi đã khởi liền liền làm tăng thêm, như là quán tưởng bất
tịnh nhơ bẩn. Nếu loạn tưởng thì không tưởng dục liền có tưởng dục, đã có
tưởng dục liền tăng thêm; sân hận, thùy miên... vốn không có tưởng nghi,
liền khởi tưởng nghi, tưởng nghi đã khởi liền tăng nhiều thêm. Thế nên,
này các Tỳ-kheo, chớ có loạn tưởng thường nên chuyên ý. Như vậy, các
Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
10.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ta ở trong chúng này, không thấy một
pháp nào mà chưa có dục tưởng liền chẳng dục tưởng, dục tưởng đã sanh liền
có thể diệt; tưởng sân giận chưa sanh liền chẳng sanh, tưởng sân giận sanh
rồi liền có thể tiêu diệt, tưởng thùy miên chưa sanh liền chẳng sanh,
tưởng thùy miên đã sanh liền có thể tiêu diệt, tưởng trạo hối đã sanh liền
có thể tiêu diệt, tưởng nghi chưa sanh liền chẳng sanh, tưởng nghi đã sanh
liền có thể tiêu diệt, như là quán sát nhơ bẩn bất tịnh. Ðã quán nhơ bẩn
bất tịnh thì tưởng dục chưa sanh liền chẳng sanh, đã sanh liền có thể tiêu
diệt; sân giận chưa sanh liền chẳng sanh, sân giận đã sanh liền có thể
tiêu trừ, cho đến tưởng nghi chưa sanh liền chẳng sanh, tưởng nghi đã sanh
liền có thể tiêu diệt. Thế nên, này các Tỳ-kheo, thường nên chuyên ý quán
tưởng bất tịnh. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
Hai Di và hai tâm,
Một đọa, một sanh thiên,
Nam nữ tưởng thọ vui,
Hai dục tưởng sau cùng.
X. Phẩm Hộ tâm
1.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nên tu hành một pháp, nên truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp rồi, liền được
thần thông, các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến cõi Niết-bàn
(Nê-hoàn). Thế nào là một pháp? Nghĩa là hạnh không phóng dật. Thế nào là
hạnh không phóng dật? Ðó là hộ tâm. Thế nào là hộ tâm?
Ở đây, Tỳ-kheo thường giữ gìn tâm hữu lậu,
pháp hữu lậu. Ngay lúc người kia thủ hộ tâm hữu lậu, pháp hữu lậu, đối với
pháp hữu lậu liền được an vui, cũng có tin, vui, an trụ không dời đổi,
hằng chuyên ý mình, tự lực cố gắng. Như thế, này các Tỳ-kheo, người kia
hành không phóng dật, hằng tự cẩn thận, dục lậu chưa sanh liền chẳng sanh;
dục lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; hữu lậu chưa sanh liền chẳng sanh,
hữu lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; vô minh lậu chưa sanh liền chẳng
sanh, vô minh lậu đã sanh liền có thể khiến diệt. Tỳ-kheo đối với người
kia hành hạnh không phóng dật, nhàn tĩnh ở một nơi, hằng tự giác tri để tự
an vui (du hý); tâm dục lậu liền được giải thoát. Ðã được giải thoát liền
được trí giải thoát: Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã
làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Không kiêu, vết cam lồ,
Phóng dật là đường chết,
Không mạn là bất tử,
Ngạo mạn tức là chết.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, nên nhớ tu hành
hạnh không phóng dật. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
2.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nên tu hành một pháp, nên truyền bá rộng
rãi một pháp. Tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp rồi, sẽ được
thần thông, các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến chỗ Niết-bàn. Thế nào
là một pháp? Nghĩa là hạnh không phóng dật đối với các pháp lành. Thế nào
là hạnh không phóng dật? Nghĩa là không phiền nhiễu tất cả chúng sanh,
không hại tất cả chúng sanh, chẳng não tất cả chúng sanh. Ðó là hạnh không
phóng dật. Còn điều kia sao gọi là pháp lành? Nghĩa là Tám đạo phẩm của
Hiền thánh: đẳng kiến, đẳng phương tiện, đẳng ngữ, đẳng hành, đẳng mạng,
đẳng trị, đẳng niệm, đẳng định. Ðó là pháp lành.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Bố thí tất cả chúng sanh
Không bằng thí pháp một người,
Tuy cho chúng sanh, có phước,
Cho pháp một người, phước hơn.
Thế nên, các Tỳ-kheo, nên tu hành pháp
lành. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
3.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy xem đàn-việt thí chủ như thế nào?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Thế Tôn là vua của các pháp. Cúi mong
Thế Tôn nói nghĩa này cho các Tỳ-kheo, chúng con nghe xong sẽ vâng giữ tất
cả.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các Thầy.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế
Tôn bảo rằng:
- Hãy cung kính đàn-việt thí chủ như con
hiếu thuận cha mẹ, nuôi dưỡng, hầu hạ, làm tăng trưởng ngũ ấm. Ở cõi
Diêm-phù-đề hiện các thứ nghĩa: Quán đàn-việt thí chủ hay thành tựu giới,
văn, tam muội, trí tuệ cho người. Này các Tỳ-kheo, đàn-việt có nhiều lợi
ích, đối với Tam Bảo không có chướng ngại, hay bố thí các Thầy y phục,
thức ăn uống, giường chõng, ngọa cụ, thuốc thang trị bệnh. Thế nên, này
các Tỳ-kheo, hãy có tâm từ đối với đàn-việt, ơn nhỏ còn chẳng quên huống
là ơn lớn; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt, nói hạnh trong sạch của
thân, miệng, ý chẳng thể cân xứng, cũng không có giới hạn. Thân hành từ,
miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị
phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn, có danh tiếng lớn, lưu
truyền pháp vị cam lồ trong thế gian. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học
điều này.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Thí để thành của lớn.
Chỗ nguyện cũng thành tựu,
Vua và những tên trộm,
Chẳng thể đoạt vật kia.
Thí để được ngôi vua,
Nối dõi ngôi Chuyển luân,
Bảy báu thành đầy đủ,
Vốn do thí mà được,
Bố thí thành thân trời,
Ðầu đội mũ báu đỏ,
Cũng các kỹ nữ dạo.
Vốn quả báo của thí,
Thí được trời Ðế Thích
Vua trời oai lực thịnh,
Ngàn mắt trang nghiêm thân,
Vốn quả báo của thí.
Bố thí thành Phật đạo,
Ðủ ba mươi hai tướng,
Chuyển Pháp luân vô thượng,
Vốn quả báo của thí.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
4.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ðàn-việt thí chủ nên thừa sự cúng dường
các bậc Hiền thánh tinh tấn trì giới như thế nào?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Thế Tôn là vua các pháp. Cúi mong Thế
Tôn nói nghĩa này cho các Tỳ-kheo, chúng con sẽ hết lòng phụng trì.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy
nghĩ! Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các Thầy.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế
Tôn bảo rằng:
- Ðàn-việt thí chủ thừa sự cúng dường các
bậc đa văn, tinh tấn trì giới xem như bậc chỉ đường cho người mê, cung cấp
thức ăn cho người thiếu thốn lương thực, khiến người sợ hãi không ưu não,
dạy cho người sợ sệt, không kinh sợ, che chở cho người không chỗ nương về,
làm con mắt cho người mù, làm y vương cho người bệnh; ví như nông phu, nhà
vườn sửa sang nghiệp ruộng, trừ bỏ cỏ rác mới thành tựu được lúa ăn.
Tỳ-kheo thường nên trừ bỏ bịnh ngũ ấm lẫy lừng để mong nhập vào trong
thành Niết-bàn (Nê-hoàn) vô úy. Như thế, này các Tỳ-kheo, đàn-việt thí chủ
thừa sự cúng dường các bậc đa văn tinh tấn trì giới như thế đó.
Ngay lúc đó, trưởng giả A-na-bân-trì (Cấp
Cô Ðộc), đang ở trong chúng. Bấy giờ trưởng giả A-na-bân-trì bạch Thế Tôn:
- Ðúng thế, bạch Thế Tôn! Ðúng thế, bạch
Như Lai! Tất cả thí chủ đến với người nhận như bình cát tường, các vị thọ
thí như Tỳ-sa vương khuyên người bố thí như thân cận cha mẹ. Người thọ thí
là phước lành đời sau. Tất cả thí chủ đến với người nhận giống như cư sĩ.
Thế Tôn bảo rằng:
- Ðúng vậy, Trưởng giả! Ðúng như lời Ông
nói.
Trưởng giả A-na-bân-trì bạch Thế Tôn:
- Từ nay về sau, cửa nhà con sẽ không đóng
kín, cũng không từ chối những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và
những người đi đường thiếu lương thực.
Bấy giờ trưởng giả A-na-bân-trì bạch Thế
Tôn:
- Cúi mong Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo nhận
lời thỉnh của đệ tử.
Bấy giờ Thế Tôn im lặng nhận lời mời.
Trưởng giả thấy Thế Tôn im lặng nhận lời, liền lễ Phật, nhiễu ba vòng rồi
trở về. Ðến nhà, ngay tối đó ông bày cỗ bàn thịnh soạn, các thứ món ăn,
lót trải đệm ngồi rộng rãi. Làm xong, ông đích thân đến bạch Phật:
- Ðã đến giờ, thức ăn đã dọn xong. Cúi
mong Thế Tôn đúng giờ chiếu cố.
Bấy giờ Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo, đắp y,
ôm bát đến nhà trưởng giả ở thành Xá-vệ. Ðến nơi, mọi người tự tìm chỗ
ngồi. Các Tỳ-kheo Tăng cũng ngồi theo thứ tự.
Bấy giờ trưởng giả thấy Phật và chúng
Tỳ-kheo đã ngồi yên rồi, liền tự tay đi dâng các thức ăn uống. Dâng thức
ăn uống xong, liền thu dọn bát và đến ngồi chỗ thấp trước đức Như Lai, ý
muốn nghe pháp.
Bấy giờ trưởng giả bạch Thế Tôn:
- Lành thay, Như Lai! Xin cho các Tỳ-kheo,
nếu cần những vật tùy thân như ba y, bình bát, ống kim, tọa cụ, áo trong,
bồn tắm và tất cả các tạp vật của Sa-môn, cứ đến nhà đệ tử mà lấy.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các Thầy nếu cần y áo, bình bát, tọa cụ,
bồn tắm và tất cả những vật lặt vặt khác của Sa-môn, cho phép đến đây lấy.
Chớ co nghi nan, bận lòng.
Bấy giờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho
trưởng giả A-na-bân-trì. Thuyết pháp vi diệu xong liền đứng lên mà đi.
Ngay lúc đó, A-na-bân-trì lại bố thí rộng rãi ở bốn cửa thành, rồi lần thứ
năm ở chợ và lần thứ sáu tại nhà; ai cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần
xe cộ kỹ nhạc, hương xông, chuỗi ngọc đều cho hết.
Bấy giờ Thế Tôn nghe trưởng giả
A-na-bân-trì ở trong bốn cửa thành bố thí rộng rãi, ở chợ lớn bố thí người
nghèo thiếu, lại ở trong nhà bố thí không hạn lượng. Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
- Ưu-bà-tắc ưa bố thí nhất trong hàng đệ
tử của Ta là trưởng giả Tu-đạt.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
5.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ trưởng giả A-na-bân-trì liền đến chỗ Thế Tôn, cúi
lạy rồi ngồi một bên, Thế Tôn bảo rằng:
- Thế nào Trưởng giả, Ông có thường bố thí
cho người nghèo thiếu không?
- Ðúng vậy, bạch Thế Tôn! Con hằng bố thí
cho người nghèo thiếu, bố thí rộng rãi tại bốn cửa thành, còn ở tại nhà
cấp thứ cần thiết cho người. Bạch Thế Tôn, có lúc con nghĩ rằng muốn bố
thí cho tất cả loài chim rừng, heo chó. Con cũng không nghĩ: đây nên cho,
đây không nên cho, cũng không nghĩ; đây nên cho nhiều, đây nên cho ít. Con
hằng nghĩ: tất cả chúng sanh đều do ăn mà còn tính mạng, có ăn thì sống,
không ăn thì chết.
Thế Tôn bảo rằng:
- Lành thay, lành thay! Này Trưởng giả!
Ông đã đem lòng bồ-tát, chuyên ròng một ý mà bố thí rộng rãi. Ðúng là các
chúng sanh đều do ăn mà được sống, không ăn liền chết. Này Trưởng giả, Ông
sẽ thâu hoạch được quả báo lớn, được tiếng tăm lớn. Ðã có quả báo lớn,
tiếng đồn mười phương, lại được pháp vị cam lồ. Sở dĩ như thế là vì bồ-tát
hằng đem tâm bình đẳng mà bố thí, chuyên ròng một lòng nghĩ nhớ các loài
chúng sanh, họ do ăn mà còn, có ăn liền được cứu tế, không ăn liền chết.
Ðó là, này Trưởng giả, bồ-tát tâm được ăn ổn mà bố thí rộng rãi.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Hãy nên bố thí khắp,
Trọn không tâm lẫn tiếc,
Ắt sẽ gặp bạn lành,
Ðược giúp đến bờ kia.
Thế nên, Trưởng giả, hãy đem tâm bình đẳng
mà rộng bố thí. Như thế, Trưởng giả, hãy học điều này!
Bấy giờ Trưởng giả nghe Phật dạy xong, vui
vẻ vâng làm.
*
6.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Như Ta ngày nay biết rõ căn nguyên chỗ
đến của chúng sanh, cũng biết quả báo bố thí một nắm cơm ăn dư cuối cùng,
đã không ăn mà bố thí người khác. Lúc ấy không có khởi tâm tật đố, ganh
ghét dù bằng một sợi tóc. Vì chúng sanh này không biết quả báo của bố thí,
còn Ta đều biết hết. Quả báo bố thí, quả báo bình đẳng tâm không có khác.
Thế nên, chúng sanh không thể bố thí bình đẳng mà bị đọa lạc, vì hằng có
tâm keo kiệt tật đố, buộc trói tâm ý.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Chúng sanh chẳng tự giác,
Lời dạy của Như Lai,
Thường nên bố thí rộng,
Chuyên hướng chỗ chân nhân,
Chỉ tánh cho thanh tịnh,
Thu hoạch phước rất nhiều,
Cộng chung phần phước đó,
Sau được quả báo lớn.
Bố thí nay lành thay!
Tâm hướng ruộng phước lớn,
Ở cõi đời này chết,
Ắt sanh lên cõi trời.
Cho đến chỗ lành kia,
Khoái lạc tự vui thú,
Tốt lành rất hân hoan,
Tất cả không thiếu dở.
Do nghiệp trời oai đức,
Ngọc nữ theo vây quanh,
Báo bố thí bình đẳng,
Nên được phước đức này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
7.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các Thầy chớ sợ phước báo. Sở dĩ như thế
là vì đây là sự hưởng an vui rất đáng nên yêu thích. Sở dĩ gọi là phước vì
có quả báo lớn này. Các Thầy hãy sợ không phước. Vì sao thế? Vì đây là
nguyên gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không được vừa ý, không có yêu thích.
Ðây gọi là vô phước. Tỳ-kheo, Ta nhớ ngày xưa bảy năm hành lòng từ, lại
qua bảy kiếp không đến cõi này, lại trong bảy kiếp sanh cõi trời Quang Âm,
lại bảy kiếp sinh cõi trời Không Phạm làm Ðại Phạm Thiên không ai sánh
bằng, thống lãnh trăm ngàn thế giới, rồi ba mươi sáu lần làm Trời Ðế
Thích, vô số đời làm Chuyển luân Thánh vương. Thế nên, này các Tỳ-kheo,
làm phước chớ có mỏi mệt. Vì sao thế? Hưởng vui rất đáng yêu thích. Thế
nên gọi là phước. Các Thầy nên sợ vô phước. Vì sao thế? Vì là nguồn gốc
của khổ, sầu lo, khổ não, không được vừa ý. Ðây gọi là vô phước.
Bấy giờ Thế Tôn bèn nói kệ:
Vui thay, phước báo,
Sở nguyện được thành,
Mau đến diệt tận,
Ðến chỗ vô vi,
Cho dù số ức,
Thiên ma Ba-tuần
Cũng không thể nhiễu,
Người tạo phước nghiệp,
Kia hằng tự cầu,
Ðạo của Hiền Thánh,
Liền trừ hết khổ,
Sau chẳng có lo.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, làm phước chớ
chán. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
8.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có người tuân theo một pháp, chẳng
rời một pháp, thì ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện, cũng chẳng thể đến
quấy nhiễu người. Thế nào là một pháp? Nghĩa là phước nghiệp công đức. Sở
dĩ như thế là vì Ta tự nhớ khi xưa, lúc thành đạo dưới cội bồ-đề, cùng các
bồ-tát nhóm ở một nơi. Tệ ma Ba-tuần đem mấy ngàn vạn ức binh, đủ mọi
tướng mạo, đầu thú mình người không thể kể xiết: Trời, Rồng, Quỷ Thần,
A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già v.v... đều đến tụ họp. Ma Ba-tuần nói
với Ta rằng:
'- Sa-môn, mau mọp xuống đất!'
Phật dùng sức phước đức lớn hàng phục được
ma oán, các trần cấu tiêu mất, không có các uế nhiễm, liền thành đạo Vô
Thượng Chánh Chơn. Các Tỳ-kheo nên quán nghĩa này. Nếu có Tỳ-kheo công đức
đầy đủ, tệ ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện phá hoại công đức ấy.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Có phước khoái lạc,
Người không phước khổ,
Ðời này, đời sau,
Làm phưóc hưởng vui.
Như vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước
chớ mệt mỏi.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
9.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có Tỳ-kheo tu hành một pháp, chẳng
bị bại hoại rơi vào đường ác. Chỉ có một bề theo đường lành, một bề hướng
đến Niết-bàn. Thế nào là tu hành một pháp chẳng bị bại hoại rơi vào đường
ác? Ðó là tâm dốc lòng tin. Ðúng là tu một pháp này chẳng thể bị bại hoại
rơi vào đường ác. Thế nào là tu hành một pháp hướng đến chỗ lành? Nghĩa là
tâm hành lòng tin tha thiết. Thế nào là tu hành một pháp tiến đến
Niết-bàn? Nghĩa là hằng chuyên tâm niệm. Ðó là tu hành pháp này được đến
Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy chuyên ròng tâm ý, nghĩ nhớ các gốc
lành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
*
10.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,
vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có một người xuất hiện ở đời, chúng
sanh ở đây liền tăng tuổi thọ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực mạnh mẽ, khoái
lạc vô cùng, âm thanh hòa nhã. Thế nào là một người? Nghĩa là Như Lai Chí
Chân Ðẳng Chánh Giác. Ðây là một người xuất hiện ở đời, chúng sanh nơi này
liền tăng tuổi thọ, nhan sắc tươi thuận, khí lực mạnh mẽ, khoái lạc vô
cùng, âm thanh hòa nhã. Thế nên, này các Tỳ-kheo, thường nên chuyên ròng
nhất tâm niệm Phật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong,
vui vẻ vâng làm.
Không mạn, hai niệm đàn,
Hai thí, chắc không chán.
Thí phước, ma Ba-tuần,
Ðường ác và một người.