Bắc truyền
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Lịch Sử Đức Phật
(Cũng có tên là Thần Thông Du Hý)
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHƯƠNG QUẢNG ĐẠI TRANG NGHIÊM

Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN IV

Phẩm 12: HIỆN RÕ TÀI NGHỆ

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát bấy giờ đã thành niên, một hôm vua cha cùng các bậc kỳ lão trưởng đức trong tộc họ Thích bàn luận. Các vị trong tộc họ tâu với vua Du-đầu-đàn:

        -Thái tử hiện nay trưởng thành, rất nhiều các vị Tiên giỏi về xem tướng đều cho rằng nếu Thái tử xuất gia nhất định sẽ thành Phật; còn nếu ở nhà sẽ là bậc Chuyển luân thánh vương cai trị bốn châu trong thiên hạ, dùng mười điều thiện để dẫn dắt muôn loài, theo pháp mà trị nước, có đủ bảy món báu. Sao gọi là bảy món báu? Một là xe báu; hai là voi báu; ba là ngựa báu; bốn là châu báu; năm là nữ báu; sáu là vị tướng quân báu; bảy là quan tri khố báu. Vua ấy có đầy đủ một ngàn người con, là vị vua tài đức dũng mãnh có đủ năng lực hàng phục mọi quân thù.

        Tâu đại vương, nếu muốn cho Thái tử không thể xuất gia được, ngôi vị Chuyển luân thánh vương có người kế nghiệp và các vị vua ở những miền xa xôi đều quy phục, chúng ta nên sớm lo việc hôn nhân để Thái tử sinh lòng mê đắm, ràng buộc như thế sẽ không thể xuất gia được.

        Khi ấy vua Du-đầu-đàn hỏi các vị trong tộc họ:

        -Cô gái nào có đủ đức hạnh để có thể làm vợ Thái tử?

        Bấy giờ có đến năm trăm vị đại thần đều tâu với vua rằng con gái mình có đầy đủ đức hạnh có thể làm vợ Thái tử được. Vua Du-đầu-đàn bảo:

        -Vợ của Thái tử tất nhiên là rất khó tuyển chọn, không rõ cô gái nào có thể làm cho con ta vừa ý, phải nên hỏi Thái tử xem thử Thái tử ưng thuận người con gái nào làm vợ.

        Các vị trong tộc họ Thích cùng đến chỗ Bồ-tát hỏi:

        -Thái tử muốn chọn ai để làm người nâng khăn sửa túi cho mình? Bồ-tát đáp:

        -Sau bảy ngày, Ta sẽ nói rõ ý của Ta.

        Bồ-tát suy nghĩ rồi đọc bài kệ:

        Dục vọng gây nhiều tội

        Là nhân của khổ sầu

        Ví như rừng cây độc

        Cũng như đống lủa dữ

        Nay ở chốn thâm cung

        Cùng thể nữ vui vầy

        Nơi đây thật ràng buộc

        Như sương mù vây phủ

        Không bằng nhập thiền định

        Độc trú chốn rừng sâu.

        Bảy ngày sau, Bồ-tát khởi tâm đại Bi, suy nghĩ muôn dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh nên đọc bài kệ tụng, nói với các vị đại thần:

        Hoa sen sinh ra từ bùn lầy

        Không bị bùn ly làm nhiễm ô

        Vương giả đức hóa khắp muôn dân

        Nên được mọi người đều quy phục

        Vô lượng chúng sinh khắp thế gian.

        Ta sẽ vì họ chứng đạo pháp

        Cho nên thị hiện có vợ con

        Chẳng bị nhiễm trước trong năm dục

        Ta nay thuận theo dòng Phật xưa

        Nên không thoái chuyển, mất tâm thiền

        Đính hôn phải tuyển người thuận ý

        Chớ chọn phàm nữ làm vợ hiền

        Phải người thanh tịnh đủ tướng tốt

        Chân thật ý hòa, chẳng buông lung

        Ta nay xin tỏ bày sở thích

        Các vị theo lời khéo kiếm tìm

        Phải là người hình nghi thanh thoát

        Không ỷ sắc đẹp lòng tự cao

        Không kiêu, không keo, không đ kỵ

        Không dua, không dối, không bệnh tật

        Hiền thục, chân chất, đầy từ tâm

        Yêu thương muôn loài như yêu con

        Ưa thích thi ân không tội lỗi

        Cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn

        Dứt mọi tà tâm ngay trong mộng

        Là hàng thục nữ luôn tỉnh khiết

        Luôn nhớ ân thầy không cao ngạo

        Giữ ý nhún nhường luôn khiêm cung

        Không ham vị ngon, các lạc thú

        Luôn biết hổ thẹn, tâm chẳng hại

        Chưa từng quy y ngoại đạo giáo

        Tâm, lời chân chánh luôn thuận hợp

        Nghiệp thân miệng ý thường tịnh thanh

        Hôn ám, ham ngủ đều xa lìa

        Không nghĩ đến mọi điều bất thiện

        Thiện hạnh luôn làm chưa từng bỏ

        Thờ cha mẹ chồng như cha mẹ

        Yêu mến người hầu như yêu mình

        Mọi việc nội trợ đều chu toàn

        Lại phải thông hiểu bao nghĩa lý

        Ta muốn chọn nữ nhân như vậy

        Há lại ưng chịu kẻ kém hèn.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc ấy các vị đại thần truyền lệnh ghi chép các ý kiến của Bồ-tát đem đến trình lên nhà vua. Vua Du-đầu-đàn xem qua rồi bảo các quan:

        -Các khanh hãy truyền tờ chiếu ghi chép lời Thái tử đến mun họ trong khắp kinh thành Ca-tỳ-la, đến các tầng lớp Sát-đế-lợi, hoặc Bà-la-môn cho đến thuộc chủng tộc Tỳ-xá, Thủ-đà. Nếu có cô gái nào đầy đủ đức hạnh như vậy sẽ chọn làm vợ Thái tử.

        Rồi vua đọc bài kệ:

        Sát-lợi, Bà-la-môn

        Tỳ-xá cùng Thủ-đà

        Cô gái nào đủ đức

        Nên mau về báo trẫrn

        Thái tử vốn ưa thích

        Trọng đạo là trước tiên

        Các khanh cần xét kỹ

        Không phân biệt chủng tộc.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -By giờ các vị đại thần phụng lệnh vua đi khắp kinh thành Ca-tỳ-la tìm kiếm cô gái nào có đủ đức hạnh như trên. Trong thành, có một vị đại thần tên Chấp Trượng, có một người con gái tên Da-du-đà-la, tướng mạo đoan nghiêm xinh đẹp tuyệt trần, thân hình cân đối hài hòa đằm thắm, đầy đủ dung nghi của một thiếu nữ đài các, ví như một bảo nữ. Một hôm vị cận thần của vua đến nhà đại thần Chấp Trượng, thì gặp nàng Da-du-đà-la. Da-du-đà-la ra chào và hỏi:

        -Ngài đến đây có việc gì?

        Vị cận thần bèn trao tờ chiếu ghi lời Thái tử cho Da-du-đà-la rồi nói bài tụng:

        Thái tử con vua dòng họ Thích

        Dung mạo đoan chánh thật đáng yêu

        Bậc Đại nhân ba mươi hai tướng

        Tám mươi vẻ đẹp đều tròn đầy

        Bày tỏ trong thư về hiền phụ

        Nếu được như thế sẽ sánh duyên.

        Lúc đó, Da-du-đà-la xem xong, lòng rộn vui mỉm cười đáp lại vị thần:

        Dung nhan đức hạnh không hề thiếu

        Chỉ mong cùng Thái tử sánh đôi

        Ý riêng là thế xin tâu lại

        Tương hợp sẽ se duyên sắt cầm.

        Sau khi biết được việc y, vị cận thần vội trở về tâu lên vua:

        -Tâu đại vương, thần đã đi khắp kinh thành Ca-tỳ-la tìm kiếm và gặp được một hiền nữ nhan sắc đức hạnh vẹn toàn thật xứng đáng là bạn trăm năm của Thái tử.

        Vua hỏi:

        -Người con gái ấy là con của gia đình nào?

        Vị đại thần thưa:

        -Đó là ái nữ của đại thần Chấp Trượng, tên là Da-du-đà-la.

        Vua Du-đầu-đàn thầm nghĩ: “Thái tử con ta tướng hảo trang nghiêm, người thế gian nào sánh được, đức hạnh cũng hoàn hảo, đâu ai dễ có đủ tư cách làm vợ Thái tử? Nàng con gái mà vị quan này nói chắc gì đã dung đức trọn vẹn? Ta sẽ cho làm các vật báu mang tên Vô ưu trao cho Thái tử, tùy ý Thái tử trao tặng vật ấy cho cô gái nào mình thích, rồi ta sẽ cho người dò xét. Nếu cô gái ấy hội đủ mọi điều tốt lành sẽ lập tức tuyển làm vợ Thái tử”. Nhà vua bèn ra lệnh tìm thầy giỏi về nghề kim hoàn làm nhiều vật báu Vô ưu, dùng bảy món báu để tô điểm. Sau đó, vua truyền đánh trng ban b lệnh khắp kinh đô Ca-tỳ-la nếu có nàng con gái nào tự xét mình có đủ nhan sắc và đức hạnh có thể sánh duyên với Thái tử, đúng bảy ngày sau tụ họp nơi vương cung. Đến ngày hẹn, các cô gái cùng tề tựu đông đảo.

        Lúc ấy Thái tử, ngự trên tòa Nhân hiền nơi đại điện với nhiều thể nữ vây quanh. Vua Du-đầu-đàn đã mật sai người quan sát, nếu Thái tử bằng lòng cô gái nào sẽ tâu liền cho đức vua.

        Tất cả các mỹ nữ trong kinh thành Ca-tỳ-la lúc bấy giờ đều trang điểm, đeo các chuỗi ngọc quý thật xinh đẹp có mặt tại vương cung, lần lượt đi qua trước chỗ Thái tử ngồi. Vừa thấy uy quang của Thái tử, họ đều cúi đầu không dám ngước mặt nhìn kỹ. Thái tử dùng các vật báu Vô ưu theo thứ tự trao cho các cô gái diễu qua trước mặt mình, tất cả đều lễ tạ đội ân, đầu cúi thấp nhẹ bước. Lúc ấy nàng Da-du-đà-la cùng đoàn thị nữ vây quanh là người đến sau cùng, ngước mắt nhìn Thái tử hồi lâu, tươi tỉnh mỉm cười thưa:

        -Vật báu Vô ưu không còn để trao tặng, chẳng lẽ chỉ thiếp chịu thiệt thòi như vậy sao?

        Thái tử đáp:

        -Ta chẳng hề có ý tư vị gì, chỉ vì nàng là người đến sau cùng nên các vật báu đã hết.

        Nói xong, Thái tử liền cởi chiếc nhẫn ngọc nơi ngón tay đáng giá ngàn vàng trao cho nàng. Da-du-đà-la đón nhận chiếc nhẫn quý rồi thưa:

        -Vật Thái tử ban cho sao lại quá ít như vậy? Thiếp tuy là thân phận thấp hèn nhưng đâu phải chỉ có như thế.

        Thái tử nghe nói liền cởi tất cả các chuỗi ngọc anh lạc đeo trên người trao cho nàng. Da-du-đà-la thưa:

        -Thiếp có diễm phúc gì mà được nhận mọi vật báu trên người của Thái tử. Thiếp xin được dâng trả các đồ trang sức quý báu đó cho Thái tử.

        Nói xong, nàng liền dâng trả lại không nhận một vật gì rồi tạ từ Thái tử ra về. Bấy giờ vị quan được nhà vua giao nhiệm vụ dò xét tình ý của Thái tử trở lại trình tâu với vua Du-đầu-đàn, cho biết là Thái tử đã tỏ ra yêu thích nàng Da-du-đà-la, con gái đại thần Chấp Trượng. Vua nghe xong liền sai Quốc  đến nhà đại thần Chấp Trượng, dặn:

        -Khanh tới đó nói là ta được biết ông ấy có một ái nữ đầy đủ nhan sắc đức hạnh, xứng đáng được chọn làm vợ Thái tử, nay cho tôi đến truyền chỉ cầu hôn.

        Quốc sư vâng lệnh vua, đến nhà đại thần Chấp Trượng thưa rõ mọi việc như lời vua dặn. Đại thần Chấp Trượng thưa với Quốc :

        -Nhà tôi nhiều đời luôn theo đúng gia pháp, nếu có vị nào tài nghệ tỏ ra hơn hẳn mọi người thì xin sẵn sàng cho con gái làm kẻ nâng khăn sửa túi. Thái tử được sinh ra và lớn lên nơi thâm cung, chưa từng thi thô nhiều về văn võ sách toán, tướng số binh pháp, nói chung là mọi tài năng của bậc nam nhi, do vậy con gái tôi chưa hẳn đã ưng thuận. Theo tôi thì ta nên tổ chức cuộc thi tài cho các vị nam tử trong tộc họ Thích, vị nào đạt được bậc nhất thì tôi xin gả con ngay.

        Lúc ấy Quốc sư trở về hoàng cung tâu lại mọi việc cho nhà vua nghe. Nghe xong, vua lấy làm lo buồn, thầm nghĩ: “Hay ta nên lệnh trước cho các vị trong tộc họ Thích thân cận với Thái tử để họ đến tâu với ta rằng Thái tử vốn chẳng phải là hạng dũng phu, và xin từ khước việc cầu hôn với gia đình đại thần Chấp Trượng hoặc cầu hôn nơi khác”.

        Đúng lúc đó Thái tử đến chỗ vua cha, thy thế liền thưa:

        -Vì sao Phụ vương ưu sầu như vậy?

        Vua chỉ lặng im, hỏi đến lần thứ ba vua mới truyền quan hầu cận ra ngoài và nói rõ mọi ý nghĩ của mình. Thái tử lúc đó vẫn tươi tỉnh mỉm cười thưa với cha:

        Ở thế gian này có ai tài nghệ sánh bằng con.

        Vua cha nghe thế liền vui mừng, hỏi rõ hơn:

        -Vậy con có thể cùng kẻ khác thi tài đấu sức được chăng?

        Hỏi đến lần thứ ba, Thái tử mới kính cẩn thưa:

        -Thưa Phụ vương, Phụ vương chỉ cần xuống chiếu mời gấp những vị có đủ tài nghệ để theo dõi, con sẽ đến đó thể hiện tài nghệ của mình cho họ biết.

        Vua Du-đầu-đàn liền cho người lập một trường thi tài ở bên ngoài thành Ca-tỳ-la, rồi bố cáo cho khắp nơi biết sau bảy ngày các bậc nam nhi nếu có tài nghệ liên tụ tập tới trường thi để cùng xem Thái tử biểu diễn tài năng của mình. Đến ngày thứ bảy, năm trăm vị trai trẻ của tộc họ Thích do Thái tử dẫn đầu cùng ra khỏi kinh thành đến chỗ trường thi.

        Lúc này đại thần Chấp Trượng cũng cho ái nữ là nàng Da-du-đà-la trang điểm đẹp đẽ, dùng xe quý có thị tỳ theo hầu đưa nàng tới nơi trường thi kia để xem các vị nam nhi thi tài, và lập ra điều lệ là nếu có vị nam nhi nào tài nghệ tỏ rõ hơn hẳn những kẻ khác thì ông sấn sàng gả con.

        Bấy giờ vua Du-đầu-đàn sai người đưa con voi trắng khỏe mạnh nhất để Thái tử cỡi. Lúc đó, người em thúc bá với Thái tử là Đề-bà-đạt-đa đi tới trước cửa thành nhìn thy con voi lực lưỡng kia liền hỏi voi ấy được đem ra cho ai dùng, kẻ hầu đáp:

        -Đại vương sai đem cho Thái tử cỡi.

        Đề-bà-đạt-đa nghe nói thế, sinh lòng nhỏ nhen ganh ghét, cậy mình có sức mạnh hơn người, nên dùng một tay giữ lấy vồi voi, tay kia đấm mạnh khiến voi ngã lăn ra chết. Tiếp đó Nan-đà đi tới, vừa muốn ra khỏi cửa thành, thì nhìn thấy xác voi trắng liền hỏi ai đã giết voi như vậy. Kẻ hầu đáp:

        -Đề-bà-đạt-đa giết.

        Nan-đà dùng tay kéo xác voi trắng vào một bên đường, Thái tử vừa đi tới trông thấy cảnh tượng ấy liền hỏi ai đã giết voi. Kẻ hầu cận thuật lại sự việc. Thái tử than:

        -Đề-bà-đạt-đa là kẻ thậm ác.

        Lại hỏi ai là người chuyển xác voi qua bên đường, người hầu đáp là Nan-đà. Thái tử khen:

        -Lành thay! Nan-đà.

        Bấy giờ Thái tử ngồi yên trên cỗ xe báu, dùng chân trái hất mạnh xác voi trắng bay bổng lên hư không vượt bảy lớp tường thành hơn một Câu-lô-xá, xác voi mới rơi xuống tạo thành một cái hầm lớn, về sau dân chúng gọi nơi ấy là h voi. Lúc ấy trên hư không chư Thiên đều hoan hỷ vô cùng, khen là việc chưa từng có, liền đọc bài tụng:

        Bồ-tát trong xe dùng chân trái

        Hất bổng voi vượt bảy lớp thành

        Nhất định sẽ dùng trí lực ấy

        Đưa hết muôn loài vượt tử sinh.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bấy giờ, vua Du-đầu-đàn cùng với các vị trưởng lão cao đức trong tộc họ Thích, quốc sư, đại thần và vô s dân chúng tụ hội nơi trường thi tài, có năm trăm thanh niên dòng họ Thích cũng đến tham dự. Các vị trong tộc họ Thích thỉnh thầy dạy Tỳ-xà-mật-đa làm vị giám khảo cuộc thi tài, bảo ông cần xem xét kỹ trong các thanh niên họ Thích ai là người tài nghệ giỏi nhất. Tỳ-xà-mật-đa vốn biết Thái tử đã thông suốt toàn bộ sách vở, không ai có thể vượt qua Thái tử, nên ông mỉm cười hướng về phía đám thanh niên đọc bài tụng:

        Tất cả văn tự

        Trên trời, dưới thế

        Thái tử hiểu biết

        Sâu đến tận cùng

        Ta và các vị

        Có ai bằng ngài

        Ngài đọc tên sách

        Ta mới tỏ tường

        Chính ta từng biết

        Ngài vượt Thiên nhân.

        Năm trăm vị trong tộc họ Thích liền bước ra thưa với nhà vua:

        -Chúng thần đã biết trước Thái tử thông đạt mọi thứ kinh sách, lục nghệ không ai có thể bì kịp, mà đến toán thuật cũng chẳng có người nào hơn được.

        Lúc ấy có vị đại thần tên Át-thuận-na rất thông thạo về toán thuật, vua Du-đầu-đàn nói với vị đại thần ấy:

        -Khanh hãy quan sát trong số các thanh niên kia ai là người giỏi toán s nht.

        Bấy giờ, Thái tử đọc to các s để các đồng tử kia lần lượt tính toán. Theo tiếng đọc to của Thái tử để tính nhưng vẫn không kịp, hết người này đến người kia cho tới cả năm trăm người đều lẫn lộn hết. Lúc đó Thái t bảo các chàng trai ấy:

        -Các ngươi hãy đọc to các số, Ta sẽ tính theo.

        Các chàng trai lần lượt đọc các số, Thái tử luân phiên theo đó tính không hề sai trật, đến nỗi người đọc các s cũng chẳng theo kịp. Đến khi cả năm trăm người cùng một lúc đọc to lên các s, Thái tử vẫn tính toán không chút sai lộn. Vị đại thần Át-thuận-na thấy vậy trong lòng nghĩ thật là điều ít có, liền đọc bài kệ ca ngợi Thái tử:

        Lành thay Tâm trí thật thông minh

        Năm trăm người vẫn không theo kịp

        Nhớ xưa nhiều lần ta từng tính

        Nay so Thái tử thật khó bì.

        Lúc ấy các vị trong tộc họ Thích cùng tất cả trời người đồng thanh hô to:

        -Lành thay, lành thay! Thái tử lại đứng đầu về môn tính toán.

        Tất cả đều rời khỏi chỗ ngồi, chắp tay đảnh lễ thưa với vua Du-đầu-đàn:

        -Lành thay! Tâu Đại vương, ngài đã đạt được niềm vui tột đỉnh. Thái tử hôm nay đã chứng tỏ là người trí tuệ biện tài bậc nhất.

        Bấy giờ, vua Du-đầu-đàn bảo Thái tử.

        -Con có thể so tài với thầy Át-thuận-na không?

        Thái tử thưa.

        -Thưa Phụ vương, con xin vâng lời.

        Lúc ấy vị Toán sư hỏi Thái tử:

        -Thái tử có biết hết tên của các số lượng ngoài một trăm câu-chi không?

        Thái tử đáp:

        -Tôi có thể biết được tất cả.

        Át-thuận-na bảo:

        -Vậy thì xin Thái tử nói rõ cho tôi biết.

        Thái tử đáp:

        -Một trăm câu-chi gọi là A-do-đa; một trăm A-do-đa gọi là Ni-do-đa; một trăm Ni-do-đa gọi là Canh-cát-la, một trăm Canh-cát-la gọi là Tần-bà-la, một trăm Tần-bà-la gọi là A-sô-bà; một trăm A-sô-bà gọi là Tỳ-bà-ha; một trăm Tỳ-bà-ha gọi là uất-tăng-ca; một trăm uất-tăng-ca gọi là Bà-hô-la; một trăm Bà-hô-la gọi là Ni-ca-bà-la; một trăm Ni-ca-bà-la gọi là Để-trí-bà-la; một trăm Để-trí-bà-la gọi là Ty-ba-bà-tha-bát-nhã-đế; một trăm Ty-ba-bà-tha-bát-nhã-đế gọi là Hê-suất-hề-la, một trăm Hê-suất-hề-la gọi là Ca-la-nhã; một trăm Ca-la-nhã gọi là Hê-đô-nhân-đà-lợi; một trăm Hê-đô-nhân-đà-lợi gọi là Tăng-hp-đát-lãm-bà; một trăm Tăng-hp-đát-lãm-bà gọi là Già-na-na-đà-trí; một trăm Già-na-na-đà-trí gọi là Ni-la-xà; một trăm Ni- la-xà gọi là Mục-đà-la-bà-la; một trăm Mục-đà-la-bà-la gọi là Tát- bà-bà-la; một trăm Tát-bà-bà-la gọi là Tỳ-tăng-dĩ-nhược-bạt-trí; một trăm Tỳ-tăng-dĩ-nhược-bạt-trí gọi là Tỳ-phù-đăng-già-ma; một trăm Tỳ-phù-đăng-già-ma gọi là Đát-la-lạc-xoa, nếu người nào hiểu rõ được s này thì có thể tính được s lượng vi trần của một núi Tu-di. Vượt qua s lương này được gọi là Độ-xà-a-già-la-ma-ni, nếu có người nào giải được s ấy thì có thể tính biết s lượng lạc-xoa s cát sông Hằng. Vượt qua số lượng ấy, có sgọi là Độ-xà-a-già-ma-ni-xá-lê, nếu có người tính được s ấy thì có thể tính được s lượng câu-chi s cát sông Hằng. Vượt qua s lượng ấy có số gọi là Bà-ha-na-bà-nhược-nhĩ-viên-trí; vượt qua s ấy thì có s gọi là Y-trá; vượt qua số ấy lại có s gọi là cổ-lô-tỷ; vượt qua sấy lại có sgọi là cổ-trá-tỷ- na. Vượt qua số này lại có s gọi là Ta-bà-ni-xoa, nếu có người giải được số này thì có thể biết được s lượng Lạc-xoa câu-chi s cát sông Hằng. Vượt qua s lượng này lại có sgọi là A-già-la-sa-la, nếu  người giải được s này thì có thể biết được trăm Câu-chi lạc-xoa số cát sông Hằng. Vượt qua số lượng này lại có số gọi là Tùy nhập cực vi trần ba-la-ma-nao-la-xà. Đến được s lượng ấy thì tất cả chúng sinh không thể biết được nữa, chỉ trừ trí tuệ của các Bậc Như Lai cùng các bậc Bồ-tát tối hậu thân thì mới thông tỏ được.

        Thầy Át-thuận-na hỏi Thái tử:

        -Thái tử có thể thông tỏ được s lượng cực vi trần không?

        Thái tử trả lời:

        -Phàm bảy cực vi trần thì thành một A-nậu trần; bảy A-nậu trần thành một Đô-trí trần; bảy Đô-trí trần thì thành một Hữu trung nhãn sở kiến trần; bảy Hữu trung nhãn sở kiến trần thì thành một Th mao thượng trần; bảy Th mao thượng trần thì thành một Dương mao thượng trần; bảy Dương mao thượng trần thì thành một Ngưu mao thượng trần; bảy Ngưu mao thượng trần thì thành một Kỷ; bảy Kỷ thì thành một Giới tử; bảy Giới tử thì thành một Mạch; bảy Mạch thì thành một Chỉ tiết, mười hai Chỉ tiết thì thành một Kiệt thủ; hai Kiệt thủ thì thành một Trửu; bốn Trửu thì thành một Cung; một ngàn Cung thì thành một Câu-lô-xá; bốn Câu-lô-xá thì thành một do-tuần. Nay trong chúng hội này ai có thể tính được s lượng vi trần trong một do-tuần?

        Át-thuận-na nói:

        -Tôi nghe Thái tử trình bày mà đầu óc như muốn mờ mịt, huống chi là những người khác kiến thức về toán s ít ỏi. Vậy mong Thái tử vì tôi mà nói rõ trong một do-tuần có bao nhiêu vi trần?

        Thái tử đáp:

        -Số lượng vi trần trong một do-tuần được tính: hết thảy A-sô-bà là một Ni-do-đa; lại có ba mươi Câu-chi na-do-đa lại có sáu vạn Câu-chi; lại có ba mươi hai Câu-chi; lại có năm Lạc-xoa; lại có một vạn hai ngàn Lạc-xoa. Cứ như thế thì tính được ra số lượng vi trần trong một do-tuần. Như vậy là cõi Diêm-phù-đề ở phương Nam có bảy ngàn do-tuần; cõi Câu-da-ni ở phương Tây có tám ngàn do-tuần; cõi Phất-bà-đề ở phương Đông có chín ngàn do-tuần; cõi uất-đàn-việt ở phương Bắc có mười ngàn do-tuần. Bốn châu trong thiên hạ như thế hợp thành một thế giới; trăm ức lần bốn châu thiên hạ thành một Tam thiên đại thiên thế giới. Trong đó có trăm ức lần bốn biển lớn; trăm ức núi Tu-di; trăm ức núi Thiết vi; trăm ức cõi trời Tứ Thiên vương; trăm ức cõi trời Đao-lợi; trăm ức cõi trời Dạ-ma; trăm ức cõi trời Đâu-suất-đà, trăm ức cõi trời Hóa lạc; trăm ức cõi trời Tha hóa tự tại; trăm ức cõi trời Phạm thân; trăm ức cõi trời Phạm phụ; trăm ức cõi trời Phạm chúng; trăm ức cõi trời Thiên quang; trăm ức cõi trời Vô lượng quang; trăm ức cõi trời Biến quang; trăm ức cõi trời Vô lượng tịnh; trăm ức cõi trời Biến tịnh; trăm ức cõi trời Vô vân; trăm ức cõi trời Phước sinh; trăm ức cõi trời Quảng quả; trăm ức cõi trời Vô tưởng chúng; trăm ức cõi trời Vô phiền; trăm ức cõi trời Vô nhiệt; trăm ức cõi trời Thiện kiến; trăm ức cõi trời Thiện hiện; trăm ức cõi trời A-ca-ni-trá. Như thế gọi là Tam thiên đại thiên thế giới, ước lượng về sự rộng lớn phải đến trăm do-tuần, ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần, câu-chi do-tuần, trăm câu-chi do-tuần, Ni-do-đa do-tuần. Lần lượt như thế là số lương do-tuần có thể biết được, còn số lượng vi trần thì không có con số nào có thể tính được. Vì vậy số vi trần trong Tam thiên đại thiên thế giới cũng không thể tính đếm được nên chỉ gọi là a-tăng-kỳ mà thôi.

        Khi Thái tử nói về số lượng xong, Át-thuận-na cùng với các vị trong tộc họ Thích đều hết sức vui mừng, đồng cho là việc ít có nên tất cả cùng cởi các chuỗi ngọc Anh lạc cùng các thứ y phục thượng diệu dâng lên Thái tử, hết lời tán thán:

        -Lành thay, lành thay!

        Riêng Át-thuận-na thì đọc bài kệ:

        Câu-chi thất đát A-do-đa

        Như vậy lại có Ni-do-đa

        Canh tát la cùng Tỳ-bà-la

        Tên số cùng cực A-sô-bà

        Mà còn vượt quá số vô lượng

        Tất cả Thái tử đều thông suốt

        Cả tộc họ Thích nên lắng nghe

        Thái tử, thế gian chẳng ai bằng

        Tam thiên đại thiên các cây cỏ

        Vụn ra Bậc Trí vẫn tính xong

        Ta không đủ trí để so sánh

        Huống chi năm trăm vị Thích nhân.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc ấy có tới năm trăm ngàn trời, người đồng xướng lớn tiếng: Lành thay, lành thay!

        Trên hư không chư Thiên đọc bài kệ ca ngợi:

        Quá, hiện cùng vị lai

        Bao nhiêu tâm chúng sinh

        Các phẩm thượng trung hạ

        Một niệm đều thông tỏ

        Huống chi là toán số

        Mà chẳng thấu đạt sao?

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Thái tử lần lượt chinh phục các thanh niên trong tộc họ Thích về các môn thi tài khác như nhảy cao, ném tạ, chạy nhanh..., Thái tử đều hơn tất cả họ.

        Bấy giờ trên hư không chư Thiên lại đọc tiếp bài kệ:

        Bồ-tát nhiều kiếp tu giới thí

        Nhẫn nhục, tinh tấn, lực từ bi

        Thân tâm nhẹ nhàng nên đạt được

        Nhanh nhẹn chu toàn người đã biết

        Chỉ thấy Đại sĩ thường ngự đố

        Không hay một niệm thấu mười phương

        Đi khắp cõi Phật đều thân thuộc

        Chưa từng biết được chuyện khứ lai

        Với nhóm Thích tử là thù thắng

        Việc ấy chưa đủ là hy hữu.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc ấy năm trăm chàng trai bắt đầu thi tài về thể lực, chia làm ba mươi hai nhóm. Nan-đà chạy thật nhanh lên phía trước dáng dũng mãnh chắc chắn. Thái tử vừa đưa tay lên chạm nhẹ vào thân Nan-đà với sức mạnh được truyền từ nội lực khiến Nan-đà ngã nhào. Đề-bà-đạt-đa vẫn luôn mang lòng ngã mạn tỏ vẻ khinh thường Thái tử, cho là sức mạnh của mình so với Thái tử không kém gì. Với thái độ tự đắc của kẻ xem mình hơn hẳn mọi người, Đề-bà-đạt-đa chạy khắp trường thi, rồi vụt lao tới muốn khóa chặt thân Thái tử.

        Lúc ấy Thái tử bình tĩnh, không hề tỏ vẻ giận dữ, thản nhiên đợi đối thủ đến, dùng tay phải nhẹ nhàng tóm lấy đối thủ đưa mạnh lên cao làm tiêu tan thái độ kiêu mạn của Đề-bà-đạt-đa. Ba lần Thái tử ném bổng đối thủ lên cao nhưng với lòng từ bi nên không làm tổn thương. Sau đó Thái tử nói với toán thanh niên còn lại:

        -Các ngươi có thể cùng một lượt đến đấu với Ta.

        Tất cả nhóm thanh niên giận dữ, phẫn nộ đồng loạt lao tới một cách quyết liệt nhưng Thái tử chỉ vẫy nhẹ tay, tất cả đều ngã lăn ra đất. Lúc ấy chư Thiên cùng mọi người đồng xướng to:

        -Lành thay, lành thay!

        Chư Thiên trên hư không tung rải vô s Thiên hoa và đọc bài kệ ca ngợi:

        Giả sử chúng sinh trong mười phương

        Đều có sức lực như Na-diên

        Trí nhân tối thượng trong một niệm

        Mới vẫy nhẹ tay đã lăn nhào

        Già sử núi Tu-di, Thiết vi

        Đại sĩ tay xoa đã đổ nhào

        Huống chi người thường trong cõi thế

        Mà cùng Thái tử tranh thắng thua

        Sẽ tọa Bồ-đề vì từ bi

        Hàng phục ma quân toàn Dục giới

        Lại dùng cam lộ độ chúng sinh

        Rõ biết Bồ-tát là tối thượng.

        Bấy giờ đại thần Chấp Trượng nói với các thanh niên họ Thích:

        -Ta đã xem các vị thi các môn thi về văn võ. Bây giờ nên thi tài bắn cung để biết rõ kẻ hơn người kém, đích để nhắm bắn là cái trng sắt.

        Nan-đà bảo cần đặt trống sắt xa hai Câu-lô-xá; Đề-bà-đạt-đa cho rằng phảo đặt trống sắt xa bn Câu-lô-xá; Tôn-đà-la Nan-đà cho rằng có thể đặt trng sắt xa sáu Câu-lô-xá; đại thần Chấp Trượng nói có thể đặt trống sắt xa tám Câu-lô-xá; Thái tử thì bảo đem cái trống sắt đặt xa mười Câu-lô-xá cùng bảy con heo sắt và bảy cây đa-la bằng sắt cũng đặt xa hơn mười Câu-lô-xá. Tất cả lần lượt thi tài. Nan-đà bắn xa đúng hai Câu-lô-xá, tên xuyên trúng qua hai trống sắt; Đề-bà-đạt-đa bắn xa đúng bốn Câu-lô-xá, tên xuyên trúng qua bốn trống sắt; Tôn-đà-la Nan-đà bắn xa đúng sáu Câu-lô-xá, tên xuyên trúng qua sáu trống sắt; đại thần Chấp Trượng bắn xa đúng tám Câu-lô-xá, tên xuyên trúng qua tám trông sắt, đến đây là giới hạn không ai vượt qua được. Bây giờ Thái tử giương cung sắp bắn thì cả cung và dây cung đều đồng loạt bị gãy đứt. Thái tử quay mặt nhìn khắp nơi ý muốn tìm một cây cung nào tốt hơn.         Vua cha lúc ấy hết sức hoan hỷ bảo Thái tử:

        -Tiên vương trước đây có một cây cung để thờ tại thiên miếu, thường dùng hương hoa cúng dường. Cung ấy rất cứng mạnh, không ai có thể giương nỗi.

        Thái tử xin vua cha cho người mang cung đến đây. Vua liền sai người đến thiên miếu thỉnh cung tên của tiên vương đem tới, đưa cho các thanh niên họ Thích thử trước nhưng tất cả đều không ai giương nỗi cung, sau đó mới trao cho Thái tử. Lúc đó Thái tử vẫn ngồi yên, tay trái cầm cung, ngón tay phải đặt lên dây mà giương như thể chẳng hề gắng sức. Âm thanh của tiếng dây cung giương ra vang khắp kinh thành Ca-tỳ-la khiến dân chung trong thành đều kinh hoàng, cùng hỏi nhau không biết là âm thanh gì. Bấy giờ cả trời người đều xướng to:

        -Lành thay, lành thay!

        Chư Thiên trên hư không đọc bài kệ ca ngợi:

        Khi Bồ-tát giương cung

        Thản nhiên chẳng dao động

        Ý vui sẽ trọn đủ

        Trừ ma thành Chánh giác.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc đó Bồ-tát thân tâm an ổn, lui tới ung dung rồi kéo mạnh dây cung nhắm bắn. Mũi tên xuyên qua tất cả trng sắt, heo sắt và cây sắt không chút sai lệch và cắm sâu xuống đất tạo thành giếng nước. Sau này mọi người gọi đó là giếng Tên bắn.

        Bấy giờ trời người cùng xướng to:

        -Lành thay, lành thay! Thái tử tuổi còn trẻ chưa từng học tập nhiều mà vẫn đầy đủ các thứ tài nghệ hơn người.

        Chư Thiên nơi hư không đọc lời ca tụng:

        Nay xem Bồ-tát bắn

        Chưa đủ là hy hữu

        Phật tòa sẽ an trụ

        Chứng đắc đạo Bồ-đề

        Thiền định dùng làm cung

        Vô ngã, Không, làm tên

        Quyết phá mọi lưới ma

        Dứt sạch phiền não, oán.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Thái tử đã thể hiện tài năng xuất chúng của mình như thế, từ lục nghệ như lễ, nhạc, xa, ngự, thư, s cho tới mọi thứ kiến thức thông thường, tất cả đều thấu đạt. Các bộ luận nổi danh như Thiện-kê-trá luận, Ni-kiến-đồ luận, B-la-na luận, Y-trí-sa-ha luận, Vi-đà luận, Ni-lô-a-tha luận, Vương luận, A-tỳ-lê luận, Chư điểu thú luận, Thanh minh luận, Nhân minh luận..., toàn bộ kiến thức ở nhân gian và chư Thiên, Bồ-tát đều thông đạt hơn người.

        Lúc ấy, đại thần Chấp Trượng thưa với vua Du-đầu-đàn cùng tất cả các vị thuộc tộc họ Thích có mặt trong chúng hội là ông rất vui mừng đưa ái nữ của mình là Da-du-đà-la về hoàng cung kết bạn trăm năm với Thái tử.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bấy giờ Thái tử thuận theo phép tắc thế gian, sng trong cung thường có tám vạn bốn ngàn thể nữ hầu cận giúp vui, Da-du-đà-la làm chánh phi.

        Lúc nàng Da-du-đà-la mới vào hoàng cung, vì không tuân theo một s nghi thức thiển cận của người phụ nữ nên cứ để đầu trần không che kín mặt khiến vua Du-đầu-đàn và Ưu-đà-di cho là chuyện lạ, còn các thể nữ trong cung thì xì xào đàm tiếu, nào là chánh phi mới vào cung đã tạo điều xấu hổ, sao lại làm việc dị thường không biết hổ thẹn, có vẻ khinh mạn coi thường những người xung quanh... Da-du-đà-la nghe xong những lời ấy, vì đám cung nữ mà nói bài tụng:

        Không chút lỗi lầm

        Cần gì phải che

        Nằm ngồi đi đứng

        Thảy đều thanh tịnh

        Như ngọc Ma-ni

        Đặt nơi cao quý

        Ánh sáng rực r

        Hiện ra khắp nơi

        Hoặc im hoặc nói

        Không hề tư vị

        Lấy các công đức

        Trang nghiêm thân mình

        Dù mặc áo cỏ

        Hoặc đồ cũ rách

        Thân thể không lụy

        Càng thêm đẹp xinh

        Nếu người tâm ác

        Trang điểm bề ngoài

        Ví như bình độc

        Dùng mật bôi lên

        Những kẻ như thế

        Thật là đáng sợ

        Ví như rắn độc

        Chẳng nên tới gần

        Nếu lại có người

        Hiểu biết dứt ác

        Gần gũi bạn lành

        Diệt tội chúng sinh

        Tạo dựng Tam bảo

        Công thật đáng ghi

        Nghiệp thân, khẩu, ý

        Đều đã thanh tịnh

        Các bậc Đại tiên

        Rõ tâm kẻ khác

        Gương sáng tự soi

        Giấu che nào được.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bấy giờ vua Du-đầu-đàn nghe được bài kệ, biết Da-du-đà-la là người có đầy đủ trí tuệ biện tài nên rất đẹp lòng, liền ban cho y phục thượng diệu cùng các thứ châu báu, các chuỗi Anh lạc vô giá và nói kệ khen ngợi:

        Thái tử có đủ đức

        Với nàng thật tương hợp

        Cả hai đều thanh tịnh

        Như sinh tô, đề hồ.

   
 

Trở lại

Tiêu điểm: