Bắc truyền
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Lịch Sử Đức Phật
(Cũng có tên là Thần Thông Du Hý)
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHƯƠNG QUẢNG ĐẠI TRANG NGHIÊM

Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN V

Phẩm 13: ÂM NHẠC PHÁT KHỞI GIÁC NGỘ

        Lúc by giờ, Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát sng nơi vương cung, ý mun xuất gia. Tám chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, cùng với Phạm thích Tứ Thiên vương thường đem đủ các thứ cần dùng cúng dường Bồ-tát, hoan hỷ ca ngợi. Một hôm chư Thiên, Rồng, thần Càn-thát-bà... mỗi vị đều tự suy nghĩ: “Bồ-tát xuất hiện cõi đời là nhằm hoàn thành việc cứu độ chúng sinh, dùng Tứ nhiếp pháp để nhiếp hóa tất cả. Nay căn cơ chúng sinh đã thuần phục, sao Bồ-tát cứ ở mãi nơi thâm cung mà chẳng xuất gia thành đạo để độ họ, nếu chẳng kịp thời, e rằng tâm thiện của chúng sinh sẽ thay đổi, khó giữ, sau này thành Bậc Chánh Giác không thể độ được”. Suy nghĩ như vậy rồi, tất cả đồng đến trước mặt Thái tử đảnh lễ với lòng hy vọng thưa:

        -Làm thế nào chúng tôi mới được thấy Thái tử xuất gia học đạo, ngồi nơi tòa Bồ-đề hàng phục chúng ma, thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, có đủ Mười lực, Bn vô sở úy, Mười tám pháp bất cộng của chư Phật, ba phen mười hai lần chuyển Pháp luân vô thượng, hiện đủ thần thông thâm diệu để chúng sinh nhờ đó mà đạt được an lạc trọn vẹn?

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát trải qua nhiều kiếp trong cõi sinh tử đều không do người khác giác ngộ mà luôn tự mình dạy lấy mình, thông tỏ phương pháp tu tập của tất cả pháp hạnh lành ở thế gian và xuất thế gian, luôn biết vận dụng thần thông diệu dụng đúng thời, chưa từng khiến cho chúng sinh thoái chuyển hay làm mất căn lành của họ, ging như thủy triều ở biển cả chẳng khi nào lẫn lộn, dùng trí tuệ thần thông hiểu thấu mọi căn cơ của chúng sinh, lúc nào có thể thâu nhiếp làm chuyển hóa đưa đến các lợi ích, lúc nào thì nên hàng phục chế ngự, lúc nào sẽ độ thoát, lúc nào thì nên lìa bỏ, lúc nào nên thuyết pháp, lúc nào cần im lặng, lúc nào cần tu tập trí tuệ, lúc nào phải tụng niệm, lúc nào cần tư duy, lúc nào phải ở riêng một chỗ tu tập, lúc nào thì đến chúng hội Sát-đế-lợi, Bà-la-môn hoặc đến với chúng hội Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, cùng với Phạm vương, Đế Thích, Hộ thế, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo- ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà-di...

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Tất cả các vị Bồ-tát mang thân mạng sau cùng đều xuất gia, luôn được thần lực của mười phương vô biên a-tăng-kỳ thế giới chư Phật, Như Lai hộ niệm, vì thế nơi vương cung luôn có tiếng đàn ca trng nhạc phát ra âm thanh vi diệu khuyến thỉnh Bồ-tát, cất lên bài kệ:

        Trong cung thể nữ luôn đàn ca

        Muốn cho Bồ-tát mãi đắm chìm

        Mười phương chư Phật đầy thần lực

        Biến âm thanh kia thành pháp ngôn

        Ngài từng thấy chúng sinh đau khổ

        Phát nguyện làm bậc chúng tựa nương

        Lành thay xưa từng tu vạn hạnh

        Nay chính là lúc nên xuất gia

        Nhớ xưa Ngài đã vì muôn loài

        Thân mạng tay chân chẳng hề tiếc

        Trì giới, nhẫn nhục với tinh cần

        Thiền định trí tuệ đều tu tập

        Mong đạt Bồ-đề, quả thắng phước

        Toàn thể thế gian ai sánh kịp

        Chúng sinh đầy những tham, sân, si

        Dùng đạo từ bi để nhiếp phục

        Ngài ở nơi tà kiến, ngu si

        Phát tâm đại Bi vô cùng tận

        Tích chứa vô biên phước đức trí

        Thiền định thanh tịnh khởi thần thông

        Thân quang chiếu khắp mười phương cõi   

        Như trăng sạch mây luôn ngời sáng

        Vô lượng khúc thanh âm kỳ diệu

        Khuyến thỉnh Bồ-tát mau xuất gia.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bấy giờ Bồ-tát ngự nơi cung điện vô cùng cao sang, tất cả mọi vật cần dùng luôn đầy đủ, điện đường lầu gác trang hoàng bằng nhiều thứ bảo vật; cờ phướn, dù lọng bày biện khắp nơi; các thứ lưới báu, chuông quý cũng như vô số rèm gấm thêu đính bằng ngọc Anh lạc treo giăng mọi chốn; mọi cầu lớn nhỏ bắc qua các lối đi đều dùng ván quý làm thành; nơi nơi chn chn đều có lò hương quý xông các loại danh hương; trên cao là những loại ngọc quý kết chùm, màn che giăng kín; nước trong các ao hồ luôn trong mát; trong hồ có đủ loại chim quý, nào Vịt trời, Nhạn, Uyên ương, Khổng tước, Phỉ thúy, Ca-lăng-tần-già, Cộng mạng... luôn cất tiếng phát ra âm thanh dịu dàng; nền đất đều dùng ngọc lưu ly làm thành, tỏa ánh sáng trong dịu ví như gương soi, xinh đẹp trang nghiêm không thể diễn tả hết được, trời người trông thây đều hoan hỷ. Vào một hôm, các thể nữ đang khảy đàn ca hát, nhưng do thần lực của mười phương chư Phật nên âm thanh ấy trở thành bài tụng:

        Xưa kia Thế Tôn phát nguyện lớn

        Thương xót chúng sinh không nơi nương

        Nếu chứng Đẳng giác dùng cam lộ

        Cứu độ muôn loài lìa khổ não

        Như xưa chư Phật tu các hạnh

        An trụ chốn núi rừng yên tĩnh

        Chứng đắc Như Lai Nhất thiết trí        

        Thấy người nghèo đói thí tài bảo

        Thế Tôn xưa kia từng đại thí

        Tiền bạc, vật báu đều bỏ lìa

        Vì cứu muôn loài mưa pháp vũ

        Nay đã đúng thời nên xuất gia.

        Đã trì tịnh giới không sai phạm

        Tự thân nhiều kiếp thường tu tập

        Giải thoát muôn loài khỏi não phiền

        Nay đúng là lúc nên xuất gia.

        Trăm ngàn kiếp luôn tu nhẫn nhục

        Thế gian lời ác đều nhận lãnh

        Thường dùng nhẫn nhục để chế ngự

        Nay đã đúng thời nên xuất gia.

        Tinh tấn đã từng luôn kiên định

        Tu tập bao đời trừ chúng ma

        Dứt sạch hết thảy ba đường ác

        Nay đúng là lúc nên xuất gia.

        Từng tu thiền định trừ cấu nhiễm

        Tưới mưa cam lộ khắp quần sinh

        Thế gian đói khát được sung mãn

        Nay đã đúng thời nên xuất gia.

        Là Bậc Đại trí tuệ vô biên

        Diệt hết mê lầm cùng tà kiến

        Xưa từng tư duy phát đại nguyện

        Nay đúng là lúc nên xuất gia.

        Bao nhiêu kiếp xưa từng tu tập

        Từ, Bi, Hỷ, Xả, vô lượng tâm

        Đã đem tất cả thắng hạnh ấy

        Ban cho muôn loài khắp thế gian

        Thể nữ đàn ca thật dịu êm

        Hy vọng Bồ-tát mãi đắm chìm

        Chư Phật mười phương đầy thần lực

        Nên khiến dục âm thành pháp âm

        Thế Tôn xưa từng là quốc vương

        Giữa đường từng gặp người hành khất

        Xin cả đất nước cùng ngôi vua

        Vui lòng xả bỏ không hối hận

        Thế Tôn từng làm Bà-la-môn

        Tên là Du-ca rất tinh tấn

        Từ hiếu phụng dưỡng cha mẹ hiền

        Dẫn dắt Bà-la-môn vô s

        Cùng bao chúng sinh về nẻo thiện

        Lìa thân mạng ấy sinh cõi trời

        Thế Tôn xưa từng là Tiên nhân

        Dấy tâm đại Bi không oán hận

        Tất cả vết thương đều lành lặn

        Xưa từng là vị Tiên Xa-ma

        Cùng cha mẹ khổ hạnh núi cao

        Vua bắn tên độc trúng vào người.

        Từ bi không hận vui vẻ chết

        Thế Tôn từng làm hươu sắc vàng

        Thấy người qua sông bị chìm đắm

        Tâm từ phát khởi nên cứu giúp

        Sau bị phản bội không giận dữ

        Thế Tôn xưa từng là vị Tiên

        Châu báu nhầm rơi xuống biển cả

        Dấy tâm tinh tấn vượt hiểm nguy

        Long vương kinh hoảng hoàn châu ngọc

        Nhớ xưa từng là một Tiên nhân

        Tâm Từ thương chim nên che chở

        Có kẻ theo đòi lại chim ấy

        Tự cắt thịt mình mà đổi lấy

        Cùng chim nặng nhẹ thảy tương đồng

        Vì chim nên cuối cùng vong mạng

        Lại nhớ xưa là tiên Xa-ma

        Có người đến hỏi cây bao lá

        Khéo biết ít nhiều đều đáp rõ

        Người ấy chẳng tin, trời chứng mình

        Nhớ xưa từng là chim Anh vũ

        Đế Thích hóa người đến hỏi vặn

        Chỗ cây trú ngụ đã héo khổ

        Chẳng lìa, còn chỗ đâu mà ở?

        Đáp rằng nhờ đó mới lớn khôn

        Đế Thích nghĩ rằng việc hy hữu

        Liền khiến cây khô thành tốt tươi

        Là bậc thọ trì bao đức lành

        Chúng sinh thế gian được yên n

        Nương biển công đức Phật vô biên

        Như thế thần lực mười phương Phật

        Ngợi ca công đức của Bồ-tát

        Biến các khúc thể nữ đàn ca

        Khuyến thỉnh Bồ-tát mau xuất gia.

        Nhiều kiếp Thế Tôn phát nguyện lớn

        Dứt sạch sinh tử khổ chúng sinh

        Xin nhớ hạnh tu từ bao kiếp

        Nay đúng là lúc nên xuất gia.

        Thế Tôn từng trải vô biên kiếp

        Đem bao châu báu cùng vàng bạc

        Thân mạng, ngôi vua cùng vợ con

        Hoan hỷ bố thí người cầu khẩn

        Từng là thủ lĩnh Tràng Nha vương

        Có trăng, đèn, tóc báu, từ bi

        Mắt dịu dũng mãnh hơn các vua

        Đều do thần lực hành bố thí

        Đã từng nhiều kiếp siêng gìn giữ

        Giới luôn thanh tịnh tợ minh châu

        Kiên tâm gìn giữ không tì vết

        Cũng như Mao ngưu quý đuôi mình

        Thế Tôn từng là đại Tượng vương

        Thợ săn bắn tên trúng thân

        Ngài vẫn dấy tâm Từ không thù oán

        Cho hết sáu ngà giữ giới tịnh

        Thế Tôn cũng từng bao nhiêu kiếp

        Quyết tu nhẫn nhục chịu khổ đau

        Thế Tôn xưa từng làm thân gấu

        Thấy người đói lạnh nên dưỡng nuôi

        Kẻ ấy ra đường gặp thợ săn

        Cùng trở lại giết, tâm chẳng hận

        Ngài đã tinh tấn không thoái chuyển

        Vì đạt giác ngộ tu vạn hạnh

        Ma vương, ma quân đều hàng phục

        Nay đã đúng thời nên xuất trần.

        Thế Tôn xưa từng là ngựa quý

        Ruổi dong khắp nẻo lợi ích ban

        Cõi nơi nước Dạ-xoa cứu chúng sinh

        An trụ muôn loài nơi vô úy

        Vô biên kiếp tinh tấn như vậy

        Trí lực thần thông trừ phiền não

        Tâm luôn nhu hòa trụ thiền định

        Đem lợi ích đến cho chúng sinh

        Nhớ xưa từng là vị quốc vương

        Khiến mọi chúng sinh hành Thập thiện

        Do nhân chúng sinh tu hạnh lành

        Sau khi quá vãng sinh Phạm thế

        Bồ-tát biết rõ thiện, bất thiện

        Thông tỏ căn tánh mọi chúng sinh

        Trí tuệ thấu đạt mọi nghĩa lý

        Nay đã đúng thời nên xuất gia.

        Xin Ngàthương chúng sinh tà kiến

        Chìm trong sinh, lão, bệnh, tử khổ

        Dứt sạch nẻo tử sinh, hiểm ác

        Chỉ đường đến chân thật Niết-bàn

        Như thế tất cả mười phương Phật

        Ca ngợi công đức của Bồ-tát

        Biến mọi khúc thể nữ đàn ca

        Khuyến thỉnh Bồ-tát mau xuất gia.

        Xưa từng là vua tên Thắng Phước

        Thi-lợi-ni-di-ngật-sắc-trá

        Cùng Kê-tát-lê-khiên-da-nhã

        Trí đạo bừng sáng tâm kiên c

        Giới như trăng tỏ, đức càng cao

        Vì trì ân bỏ uy đức lớn

        Làm tiên hình nguyệt thật oai hùng

        Giác tâm thêm lớn cầu diệu pháp

        Hạnh thù thắng Nguyệt Quang Thiện Trụ

        Rộng thí cho người khắp địa trần

        Thí tóc báng bỏ thân thanh tịnh

        Vô lượng kiếp vua luôn làm thế

        Điều khó xả Ngài đều xả được

        Được chư Như Lai tưới mưa pháp

        Xưa từng được gặp hằng sa Phật

        Ngài đều dốc tu không lầm lỗi

        Mong đạt giác ngộ độ muôn loài

        Nay đã đúng thời mau xuất gia.

            Việc xưa chưa tường tận

            Gặp Phật Kiên C Hoa

            Chỉ một niệm thanh tịnh

            Thấy T-lô-xá-na

            Lại gặp Phật Chiên-đàn

            Dâng cúng dường cỏ, đuốc

            Khi Phật đi vào thành

            Dùng vàng mịn rải đất

            Gặp Phật Pháp Tự Tại

            Thuyết pháp khen lành thay

            Gặp Phổ Quang Như Lai

            Liền niệm Nam-mô Phật

            Thấy Phật Đại Tự Quang

            Dùng hoa vàng cúng dường

            Gặp Quang Tràng Như Lai

            Dùng thức ăn hiến cúng

            Lại thấy Phật Trí Tràng,

            Vô ưu hoa Như Lai

            Đem cháo để cúng dường

            Phát đủ thệ nguyện lớn

            Lại gặp Phật Bảo Phát

            Dùng đèn sáng cúng dường

            Thấy Hoa Quang Như Lai

            Dùng thuốc quý dâng cúng

            Lại gặp Phật Vô Úy

            Chuỗi Anh lạc hiến dâng

            Bà-chi-gia-la Phật

            Cúng Ba-đầu-ma báu

            Thấy Phật Ta-la Vương

            Dừng sữa tươi cúng dường

            Thí Danh Xứng Như Lai

            Phụng cúng tòa Sư tử

            Lại gặp Phật Chân Thật

            Và Cao Trí Như Lai

            Thường đảnh lễ đi nhiễu

            Lại gặp Phật Long Thí

            Dùng y phục cúng dường

            Thấy Phật Tăng Thượng Hạnh

            Liền cúng chiên-đàn hương

            Lại thấy Phật Trí Sa

            Cúng dường y bát quỷ

            Lại thấy Phật Đại Nghiêm

            Dâng hoa Ưu-bát-la

            Lại gặp Phật Quang Vương

            Cúng dường bao vật báu

            Lại thấy Phật Thích-ca

            Dâng hoa sen bằng vàng

            Lạthấy Phật Túc Vương

            Ngợi khen đức hạnh Phật

            Lại thấy Phật Nhật Diện

            Dâng cúng hoa Trang nhĩ

            Lại gặp Phật Diệu Ý

            Rải cúng hoa Chân đầu

            Lại gặp Phật Giáng Long

            Dâng cúng Ma-ni bảo

            Lại gặp Phật Tăng ích

            Dâng cúng nhiều lọng quý

            Lại gặp Phật Dược Sư

            Dâng cúng tòa thắng diệu

            Gặp Phật Sư Tử Tràng

            Phụng cúng các lưới báu

            Lại gặp Phật Trì Đức

            Dùng âm nhạc cúng dường

            Lại gặp Phật Ca-diếp

            Dâng cúng mọi bảo hương

            Lại thấy Phật Phóng Quang

            Dùng hoa thơm dâng cúng

            Lại gặp Phật A Bỉ

            Dâng cúng đài thắng diệu

            Lại thấy Phật Thế Cúng

            Dâng hiến nhiều vòng hoa

            Lại gặp Phật Đa-già

            Ngôi Thiên vương cũng bỏ

            Lại gặp Phật Kê Giáng

            Dâng cúng nhiều diệu hương

            Lại gặp Phật Đại Quang

            Xả thân để cúng dường

            Lại gặp Phật Thượng Hoa

            Hiến cúng nhiều bảo vật

            Lại gặp Phật Pháp Tràng

            Tung diệu hoa hiến cúng

            Lại gặp Phật Tác Quang

            Cúi dâng hoa Ưu-bát

            Hết lòng để cúng dường.

        Như thế đối với vô lượng Phật

        Mỗi mỗi đều dâng để cúng dường

        Cúng dường tất cả không thiếu sót

        Mong Ngài nhớ lại trong quá khứ

        Đã từng cúng dường chư Như Lai

        Chúng sinh khổ não không chỗ nương

        Xin mau nhớ nghĩ xuất gia gấp.

        Nhớ xưa Ngài gặp Phật Nhiên Đăng

        Chứng thanh tịnh vô sinh nhẫn pháp

        Cùng năm thần thông không thoái chuyển

        Từ đó gắn bó chốn già-lam

        Hết lòng phụng hiến vô số Phật

        Các pháp hữu vi đều vô thường

        Ngôi vua, năm dục không còn mãi

        Chúng sinh đang bị khổ bức bách

        Nguyện mau xuất gia cứu thế nhân.

        Bao thanh âm thể nữ đàn ca

        Để lòng Bồ-tát thêm mê hoặc

        Thần lực chư Phật khắp mười phương

        Làm cho phát ra muôn diệu pháp.

            Phiền não ba cõi

            Tợ như lửa nung

            Mê hoặc chẳng lìa

            Thường bị thiêu đốt

            Ví như mây nổi

            Phút chốc chẳng còn

            Hợp rồi lại tan

            Như nơi du hý

            Niệm niệm qua đi

            Như làn điện chớp

            Biến mất rất mau

            Như nước chảy nhanh

            Do ái, vô minh

            Chuyển luân năm nẻo

            Xoay vòng không dứt

            Như bánh xe nung

            Đắm trong năm dục

            Như chim mắc lưới

            Dục như oán tặc

            Thật đáng sợ thay

            Kẻ ham năm dục

            Như giẫm trên dao

            Người đắm năm dục

            Như ôm cây độc

            Bậc Trí bỏ dục

            Như bỏ chốn nhơ

            Năm dục tối tăm

            Khiến cho mất niệm

            Thường là đáng sợ

            Nhân của khổ sầu

            Luôn mãi tử sinh

            Tạo muôn trói buộc

            Do đó ni trôi

            Theo dòng sinh tử

            Bậc Thánh xả nó

            Như bỏ đờm dơ

            Như gặp chó dữ

            Mau chân để tránh

            Như dao bôi mật

            Như đầu độc xà

            Như giáo kích nhọn

            Như bình đầy phân

            Nếu chẳng rời bỏ

            Ví như chó đói

            Cạp mãi xương khô

            Năm dục không thật

            Do vọng kiến sinh

            Như trăng trong nước

            Như tiếng trong hang

            Đều là ảo ảnh

            Như bọt nước trào

            Theo phân biệt sinh

            Nào phải pháp thật

            Tuổi còn trai trẻ

            Ngu si đái

            Cho là có mãi

            Nên chẳng chán rời

            Già bệnh chết tới

            Thanh tráng cũng tan

            Gặp bao điều ác

            Kẻ có tiền của

            Chẳng biết lìa xa

            Khi năm nhà mất

            Liền sinh khổ sầu

            Ví như cây lớn

            Hoa trái đầy cành

            Người người hái phá

            Cành lá tan tành

            Nếu chẳng đoái hoài

            Bệnh nghèo già yếu

            Cũng đều như vậy

            Ví như chim d

            Thế gian đều ghét

            Như lửa sấm sét

            Đốt cháy cây to

            Như nhà mục nát

            Đ nhào nay mai

            Có pháp xa lìa

            Sinh lão bệnh tử

             Mong Ngài xuất gia

            Vì cả muôn loài

            Nói rõ pháp ấy

            Sinh lão bệnh tử

            Trói buộc chúng sinh

            Như Ma-lâu-ca

            Quấn cội Ni-câu

            Khiến cây không lớn

            Gốc bị hư hoại

            Ví như sương buốt

            Làm rừng cây xác

            Tuổi trẻ sắc đẹp

            Rồi sẽ hoại suy

            Ví như lửa núi

            Tràn khắp bốn phương

            Muôn thú trong y

            Khổ sở kinh hoàng

            Trong cõi tử sinh

            Cũng lại như vậy

            Nguyện mau xuất gia

            Cứu thoát muôn loài.

            Từng quán bệnh khổ

            Sầu hại chúng sinh

            Ví như rừng hoa

            Vì sương gầy héo

            Từng quán chết khổ

            Ân ái đoạn lìa

            Quyến thuộc phân chia

            Không còn gặp lại

            Ví như sông chảy

            Hoa rụng trôi theo

            Sức lực hao mòn

            Đâu còn tự tại

            Riêng mình một bước

            Theo nghiệp mà đi

            Thọ mạng dẫu lâu

            Tránh sao khỏi chết

            Như Kim sí điểu

            Xơi thịt loài Rồng

            Cũng như Tượng vương

            Bị Sư tử hại

            Như cá Ma-kiệt

            Bụng nuốt bao loài

            Cũng như lửa dữ        

            Đốt cháy rừng cây

            Mong Ngài nhớ lại

            Phát nguyện rộng lớn

            Nay đã đúng thời

            Nên mau xuất gia.

            Thể nữ nhạc ca

            Mê hoặc Bồ-tát

            Thần lực chư Phật

            Biến thành pháp âm    

            Các pháp hữu vi

            Đều sẽ hoại diệt

            Như điện trên không

            Hiện ra rồi tắt

            Cũng như ngói bể

            Như vật tạm dùng

            Như tường cỏ mục

            Cũng như bờ sỏi

            Nương theo nhân duyên

            Đều không chắc thật

            Như đèn trước gió

            Như bọt nước tụ

            Như bọt nước tung

            Giống như cây chuối

            Thân chẳng vững bền

            Như tuồng ảo hóa

            Như thuật Không quyền

            Luôn luôn thay đổi

            Kẻ ngu chẳng tỏ

            Vọng sinh đắm tham

            Ví như sức người

            Cùng lấy Ma-tỷ

            Hòa hợp quấn gỗ

            Mới làm thành dây

            Lìa ra một mối

            Dây kia chẳng thành

            Mười hai nhân duyên

            Phân ra từng phần

            Quá hiện vị lai

            Không có thể tánh

            Muốn mà chẳng được

            Cũng lại như trên

            Ví như hạt giống

            Nảy lên thành mầm

            Mầm và hạt giống

            Chẳng một chẳng hai

            Do từ vô minh

            Liền sinh các hành

            Vô minh và Hành

            Cũng lại như thế

            Bất tức bất ly

            Thể tánh không tịch

            Hiểu rõ nhân duyên

            Cầu không thể được

            Ví như ấn bùn

            Bùn không mang dấu

            Trong bùn không dấu

            Cần dùng bùn nặn

            Thành tượng được thấy

            Căn cảnh nương nhau

            Sinh ra nhãn thức

            Căn, cảnh, thức hợp

            Gọi là năng kiến

            Cảnh không  thức

            Thức chẳng ở cảnh

            Trong cảnh, thức, căn

            Vốn không chỗ thấy

            Phân biệt vọng chấp

            Cảnh giới cùng sinh

            Bậc Trí quan sát

            Tướng trạng tuyệt không

            Đều như mộng ảo

            Ví như kéo lửa

            Sức người, nhùi, cây

            Ba món hòa hợp

            Lửa liền khởi sinh

            Trong ba pháp ấy

            Vốn không có lửa

            Hòa hợp tạm có

            Gọi là chúng sinh

            Với đệ nhất nghĩa

            Đều chẳng thể thành

            Ví như yết hầu

            Cùng với lưỡi, môi

            Tác hợp thành tiếng

            Mỗi thứ phân ra

            Tiếng không thể có

            Các duyên hòa hợp

            Mới tạo âm thanh

            Bậc Trí quán thanh

            Niệm niệm ni tiếp

            Nào phải pháp thật

            Như tiếng hang vang

            Thật không thực có

            Như đàn không hầu

            Dây, vật cùng ta

            Hòa hợp phát tiếng

            Vốn không đến đi

            Ở trong các duyên

            Cầu tiếng chẳng được

            Lìa duyên cầu tiếng

            Chẳng thể được đâu

            Các uẩn trong ngoài

            Thảy đều vắng lặng

            Không Ngã không Nhân

            Cũng không Thọ mạng

            Nhớ từ xa xưa

            Gặp Phật Nhiên Đăng

            Chứng đắc tối thắng

            Pháp diệu chân thật

            Nay mong Bồ-tát

            Nên  muôn loài

            Rưới pháp cam lộ

            Làm cho sung mãn.

            Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát nghe rõ bài kệ ấy rồi, chuyên tâm chánh niệm hướng về Bồ-đề chẳng lúc nào lơ là. Vì sao vậy? Vì Bồ-tát trải qua nhiều kiếp sinh tử luôn tôn trọng cung kính cúng dường chánh pháp cùng các bậc thầy diễn thuyết chánh pháp; phát sinh đức tin thanh tịnh, vững chắc đối với chánh pháp; ham thích và an trụ trong chánh pháp; lắng nghe chánh pháp, tâm không hề chán nản, cho là đủ. Từ đó khai ngộ chúng sinh, đem chánh pháp ban bố cho họ khiến họ sinh lòng tôn quý sâu xa; vì họ mà diễn thuyết không mong báo đáp; không thuyết pháp vì cầu tiền tài, vật báu; vì họ mà thuyết pháp, chưa từng có tâm sẻn pháp, luôn tinh tấn dũng mãnh, một lòng tinh cần cầu pháp. Pháp là nơi nương tựa, bảo vệ giữ gìn pháp, trụ nơi nhẫn nhục tu các hạnh Bát-nhã, thấu đạt các phương tiện.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát trải qua nhiều kiếp luôn xa lìa những tai hại của năm dục ở thế gian, chỉ vì muốn thành tựu sự nghiệp độ sinh nên thị hiện ở cảnh giới tham dục này; tích chứa làm tăng trưởng năng lực của tất cả căn lành, phước đức thù thắng; thị hiện sng hưởng thụ trong cảnh năm dục sung túc, đầy đủ, đẹp đẽ nhưng tâm luôn tự tại. Bồ-tát bấy giờ nhớ lại những thệ nguyện từ xa xưa, do những thệ nguyện ấy mà luôn tư duy về Phật pháp. Tất cả các sự việc quá khứ như hiện ra trước mắt, vì vậy Bồ-tát khởi tâm đại Bi quán sát thế gian, nhận thấy giàu sang tột cùng cũng sẽ trở thành hoại diệt; lại quan sát cảnh sinh tử nhiều phiền não xấu ác nguy hiểm, kinh sợ mun mau trừ diệt chúng để nhập Đại Niết-bàn.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Từ lâu, Bồ-tát đã rõ mọi khổ lụy sinh tử nên chẳng hề tham đấm, chỉ vui thích mong cầu công đức chân thật của các Bậc Như Lai, nương nơi cảnh A-lan-nhã tịch tĩnh, tâm thường an lạc, tự làm lợi ích cho mình và đem lại lợi ích cho người. Đi với đạo Vô thượng, Bồ-tát luôn dũng mãnh tinh tấn vì muốn cho tất cả chúng sinh đều được an lạc, được lợi ích, được tịch tĩnh, đạt đến giải thoát. Bồ-tát thường khởi tâm đại Từ bi, dùng Bn nhiếp pháp để nhiếp phục chúng sinh không hề mệt mỏi, xem chúng sinh như thể con mình, đối trước mọi cảnh tâm không tham đắm, bày hội đại thí làm tăng trưởng các phước đức, lìa xa tham lam bỏn sẻn, b thí không mong cầu đáp lại, ở nơi cõi sinh tử mà luôn dũng mãnh tinh tấn, khéo hàng phục mọi tham sân, kiêu mạn, ganh ghét cùng các thứ phiền não khác. Luôn tu tập phát huy trí tuệ, vận áo giáp đại thí, phủ kín giáp đồng tinh tấn, dùng tâm đại Bi cứu độ muôn loài, trí lực kiên cường thường không thoái chuyển, đối với chúng sinh tâm luôn bình đẳng tùy theo ý thích của họ mà đều ban cho đầy đủ. Bồ-tát luôn thấu đạt lẽ khế hợp, thông tỏ mọi pháp và phi pháp, luôn hướng tâm về đạo giác ngộ, ba việc trong tuệ thí đều thanh tịnh, dùng trí tuệ kim cang diệt sạch bốn ma, thành tựu mọi giới hạnh, làm chủ ba nghiệp thân, khẩu, ý cho đến một lỗi lầm nhỏ cũng không thể xảy ra; tâm luôn thanh tịnh, đối với các việc xấu như bị nói lời ác, bị hủy nhục, phỉ báng, khinh rẻ, hay bị đánh đập, trói buộc, tâm không hề não loạn; luôn giữ hạnh nhẫn nhục, tâm tánh hòa thuận dịu dàng, vững vàng kiên định trong sự nghiệp tu tập; đối với mọi điều thiện, tâm không thoái chuyển, trí lực nhớ nghĩ luôn đầy đủ, thường tu chánh định nên đạt được trí tuệ sáng suốt có năng lực diệt trừ tăm tối; tâm thường quán tưởng về các pháp Khổ, Không, Vô thường, Bất tịnh. Bồ-tát đã tu tập vững vàng Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề phần, Bát thánh đạo; tâm thường an trụ trong pháp Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na, tuệ quán sâu xa lý duyên khởi, giác ngộ chân lý; thường tự mình thông tỏ, chẳng ỷ lại vào kẻ khác giúp sức, chứng đắc ba cửa giải thoát, với tuệ giải thoát biết rõ mọi pháp như mộng ảo, như bóng hình, như trăng trong nước, như ảnh. trong gương, như ánh lửa bùng lên, như tiếng gọi vang xa rồi mấtễ

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát trải qua nhiều kiếp đối với bốn oai nghi, luôn an trú trí tuệ đó, sức tinh tấn đó, công đức đó, lợi ích đó trong chân như, được mười phương chư Phật hộ niệm khiến cho tiếng đàn ca xướng của thể nữ trong cung trở âm thanh vi diệu, khuyến phát Bồ-tát xuất gia. Bồ-tát cũng muốn giáo hóa các thể nữ trong cung ngay lúc đó chứng được bốn loại pháp môn. Thế nào là bn loại pháp môn?

        -Một là dùng các phương tiện B thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự mà nhiếp phục tất cả.

        -Hai là nối tiếp và phát huy sự tồn tại của Tam bảo khiến cho mãi gắn bó với đời, tất cả trí tánh và nguyện lực đều không thoái chuyển.

        -Ba là trí lực kiên cố, tâm đại Từ đại Bi với chúng sinh không hề bỏ.

        -Bốn vì để đạt được năng lực trí tuệ thù thắng, phân biệt rõ tất cả phần pháp Bồ-đề, và để đạt được các pháp môn đại trang nghiêm ngay tức khắc.

        Đó là bốn thứ pháp môn dùng để giáo hóa các thể nữ trong vương cung, tức là thị hiện đại thần thông khiến các thể nữ hiểu rõ các pháp môn trong trăm ngàn ngôn từ phát ra từ âm nhạc. Nó nói về tâm rộng lớn thương xót chúng sinh, tâm cầu Bồ-đề, làm phát khởi Thâm tâm tức là phát khởi lòng tịnh tín đốìivới Phật pháp, lìa bỏ kiêu mạn, tôn quý chánh pháp, biết rõ điều thiện và bất thiện, luôn nhớ nghĩ đến các pháp của chư Phật như Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ; sáu pháp Thần thông; bốn Nhiếp pháp, bn Vô lượng tâm, bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy phần Bồ-đề, tám Thánh đạo; phân biệt rõ ràng các pháp Xa-ma- tha, Tỳ-bát-xá-na, vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, vô tham tịch diệt, vô sinh tận trí cho đến Niết-bàn.

        Bồ-tát thị hiện thần thông khiến cho âm nhạc của thể nữ hòa tấu phát ra các thứ âm thanh như thế. Các thể nữ nghe những âm thanh ấy đều sinh tâm hy hữu, vui mừng tột bậc đạt được điều chưa từng có.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        Thời gian Bồ-tát sống nơi vương cung đã độ cho tám vạn bốn ngàn thể nữ phát tâm Vô thượng Bồ-đề, lại có vô lượng trăm ngàn chư Thiên nghe các pháp ấy đạt được tâm Bất thoái chuyển đối với đạo Vô thượng Bồ-đề nên đọc các bài kệ khuyến thỉnh Bồ-tát mau chóng xuất gia.

   
 

Trở lại

Tiêu điểm: