Bắc truyền
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Lịch Sử Đức Phật
(Cũng có tên là Thần Thông Du Hý)
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHƯƠNG QUẢNG ĐẠI TRANG NGHIÊM

Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN VII

Phẩm 17: TU KHỔ HẠNH

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Gần thành Vương xá có một vị Tiên, con ông Ma-la, tên Ô-đặc-ca, cùng tu với bảy trăm người đệ tử thường giảng về pháp tu định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bấy giờ Bồ-tát nhận thấy vị Tiên này là bậc Đa văn thông tuệ nhất trong số các vị Tiên, được nhiều người tôn kính, liền suy nghĩ:

        -Ta nếu không tìm đến chỗ vị Tiên ấy cùng tu khổ hạnh, thì làm sao có thể chỉ rõ ra những thiếu sót trong pháp tu định của ông ta. Ta nay phải dùng phương tiện để khiến ông ấy tự nhận thấy phương pháp tu tập của mình chưa phải là rt ráo. Lại cũng muôn mở bày sức định tuệ của ta đem lại lợi ích cho nhiều người, khiến họ phát khởi tâm hy hữu.

        Suy nghĩ như thế rồi, Bồ-tát liền đến yết kiến vị Đại tiên thưa:

        -Bậc hiền nhân, pháp tu của ngài được truyền thọ từ thầy nào và pháp tu ấy là gì?

        Vị tiên nói:

        -Ta vn không theo học thầy nào cả, chỉ tự mình tu và ngộ đạo thôi.

        Bồ-tát thưa tiếp:

        -Tôi nay đến đây chỉ mong muốn đạt được sự chứng ngộ của ngài, xin ngài hết lòng chỉ dạy tôi sẽ dốc sức thực hiện.

        Vị tiên nói:

        -Ta sẽ giảng dạy làm vừa ý ông.

        Sau khi đã nghe vị Tiên ấy dạy, Bồ-tát chọn một nơi yên tĩnh để chuyên tâm tinh tn tu học. Do nhân duyên tu tập định tuệ trong quá khứ nên Bồ-tát đạt được trăm ngàn pháp Tam-muội ở thế gian. Tùy theo các pháp định mà tất cả hình tướng khác biệt đều hiện ra trước mắt. Lúc ấy Bồ-tát xuất định đến thưa với vị Tiên:

        -Pháp tu của thầy, vượt qua pháp định ấy thì còn pháp nào nữa?

        Vị tiên đáp:

        -Đó là pháp tu tối thắng, ngoài ra không còn pháp nào khác.

        Bồ-tát nghe vị Tiên trả lời như vậy liền suy nghĩ:

        -Ta nhờ có đủ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ nên mau chứng pháp tu định của vị Tiên ấy. Nay đạt được rồi thì thấy đó chưa phải là con đường tu tập chân chánh, chưa phải là pháp diệt khổ, không phải là pháp tu của hàng Sa-môn, lại càng không phải pháp tu đạt đến giác ngộ, giải thoát.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát vì mun cho các vị Tiên lìa bỏ tà đạo nên đã giảng nói những điều suy nghĩ như trên. Lúc ấy, năm vị Bạt-đà-la đã theo tu tập trước ở chỗ vị Đại tiên kia, tu hành các hạnh thanh tịnh, cùng nhau bàn luận:

        -Chúng ta tu học đã lâu vẫn chưa có thể thấu được phần sâu cạn của pháp định ấy. Vậy mà Thái tử chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng được pháp tu của vị Đại tiên, lại còn chỉ rõ pháp tu ấy chưa phải là cứu cánh cần phải tìm pháp môn tu tập cao hơn nữa. Điều đó chứng tỏ Thái tử sẽ có thể chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề. Đến lúc ấy năm anh em chúng ta chắc sẽ được phần lợi ích.

        Suy nghĩ bàn luận như vậy rồi, năm người liền rời bỏ chỗ vị Tiên kia cùng đi theo Bồ-tát. Bấy giờ Bồ-tát rời thành Vương xá cùng với năm vị Bạt-đà-la đi từ từ về hướng sông Ni-liên, đến núi Già-da lên cao trên đỉnh, trải cỏ ngồi dưới một cội cây lớn tư duy:         “Ở thế gian dù là hàng Sa-môn hay Bà-la-môn, nếu thân tâm còn buông thả trong tham dục, bị phiền não chi phi nung đốt thì tuy tu khổ hạnh, con đường đến với đạo thật xa vời. Ví như người muốn có lửa, lại dùng khúc cây ẩm đặt trong nước rồi dùng đồ dẫn lửa mà kéo, xát, người ấy chắc chắn là không thể có lửa được. Cũng ging như thế, những kẻ còn sng trong tham dục, tuy tu khổ hạnh cũng không thể chứng được trí tuệ thù thắng xuất thế gian”.

        Bồ-tát lại nghĩ tiếp: “Dù là hàng Sa-môn hay Bà-la-môn ở thế gian, nếu tự chế ngự thân, không tham dục, nhưng trong cảnh giới ấy tâm vẫn còn đắm trước tham luyến thì tuy tu khổ hạnh nhưng con đường đến với đạo vẫn còn xa lắm. Ví như người muốn có lửa lại dùng khúc cây ẩm đặt ở chỗ đất ẩm ướt rồi đem đồ dẫn lửa mà kéo xát người ấy chắc chắn cũng không thể có lửa được. Cũng giống như thế, nếu có người tham ái còn dấy khởi, tâm chưa được tịch tĩnh thì tuy tu khổ hạnh cũng không thể chứng được trí tuệ thù thắng xuất thế gian”.

        Bồ-tát lại suy nghĩ: “Trong thế gian dù là hàng Sa-môn hay Bà-la-môn, nếu thân tâm đã được nhiếp phục, giữ gìn, lìa bỏ mọi tham dục, diệt trừ các phiền não, luôn giữ tâm tịch tĩnh tốithượng, tu hành khổ hạnh thì mới có thể chứng được thắng trí xuất thế gian. Cũng ging như người mong muốn có lửa, đem khúc cây khô đặt chỗ đất khô ráo rồi dùng đồ dẫn lửa kéo xát thì người ấy sẽ có được lửa. Cho nên nếu có người chẳng sống trong sự tham dục, thân tâm luôn tịch tĩnh, siêng năng tu hành khổ hạnh thì người ấy sẽ chứng được trí tuệ xuất thế gian”.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bấy giờ Bồ-tát ra khỏi núi Già-da từ từ cất bước đi tới bờ phía Đông hồ Ưu-lâu-tần-loa, đứng ở đó có thể trông thấy dòng sông Ni-liên nước trong mát, chảy cuồn cuộn lấp lánh một màu trắng xóa, hai bên bờ bằng phẳng, cây cối thẳng hàng đều đặn, các thứ hoa quả tươi tốt thật khả ái. Tiếp theo bờ sông là thôn ấp chạy dài có vẻ trù phú, nhà cửa san sát, dân chúng đông đúc. Lúc ấy Bồ-tát nhẹ bước đến một nơi rộng rãi thoáng mát yên tĩnh, không có gò nổng, không gần cũng không xa phố xá, không cao cũng không thấp, liền suy nghĩ là nay nên dừng lại nơi này, thân tâm dễ được an tịnh, từ xưa đến giờ các vị Thánh tu hành hầu hết cũng chọn những nơi như thế này.

        Bồ-tát lại suy nghĩ tiếp: “Ta nay đã thị hiện ở cõi đời đầy năm thứ vẩn đục xấu ác, nhận thy chúng sinh thấp kém cùng các hàng ngoại đạo luôn chấp trước bảo thủ quan điểm của họ, tu hành khổ hạnh. Do vô minh che lấp mãi mong cầu trong hư vọng, tự làm khổ thân tâm để mong cầu giải thoát. Những người hoặc mang vật dụng đi khất thực; hoặc có người chỉ cần một vốc thực phẩm để đủ sống trong một ngày, hoặc chẳng đi khất thực mà chỉ nhận vật phẩm do người đem đến bố thí; hoặc có người không thọ nhận của người đem đến cho mà tự mình đi khất thực để cầu giải thoát; hoặc có người chỉ ăn uống cỏ rau rễ lá hoa quả hoặc ngó sen, phân thú vật, nước trái cây, nước vo gạo, cặn dầu; hoặc có người không dùng các thứ như đường cát, sữa bơ, mật ong, rượu ngon, dâm ngọt cùng các loại mỹ vị khác chỉ để cầu giải thoát; hoặc có người đến khất thực một nhà, xong rồi mới đến nhà thứ hai, thứ ba, cho đến nhà thứ bảy; hoặc có kẻ một ngày hay hai ngày ăn một lần cho tới nửa tháng, một tháng ăn một lần chỉ để cầu giải thoát; hoặc có kẻ ăn uống mau chậm, nhiều ít tăng giảm tùy theo trăng; hoặc có kẻ chỉ ăn mỗi ngày một nắm thóc, nhiều lắm là bảy nắm thóc; hoặc có người chỉ ăn mỗi ngày một hạt lúa mạch, một hạt mè, một hạt gạo; hoặc có kẻ chỉ uống nước trong để cầu giải thoát; hoặc có kẻ cho rằng mình được thần chọn, tự nhịn đói mà chết, bảo rằng sẽ được sinh lên cõi trời hay ở cõi người tùy theo ý mình; hoặc có kẻ dùng lông, cánh lông mềm của các loài cầm thú lớn để bện đan thành y phục mà mặc; hoặc mặc vỏ cây, hoặc mặc các thứ da trâu, da dê được phủi sạch bện thành tấm; hoặc mặc một áo cho tới bảy lớp áo; hoặc dùng màu đen, màu đỏ để làm y phục; hoặc chẳng mặc y phục; hoặc tay cầm ba cây gậy đưa lên cao; hoặc xâu các đầu lâu người chết lại thành vòng để cầu giải thoát; hoặc một ngày tắm rửa một lần, tắm rửa hai lần cho tới bảy lần hoặc chẳng tắm rửa gì cả; hoặc có kẻ dùng tro, mực bôi xoa lên người; hoặc trộn phân đất hoặc mang đeo hoa héo úa; hoặc dùng năm thứ lửa để nướng đốt thân mình để khói xông vô mũi tự đày đọa trên đỉnh núi cao, hai tay giơ cao một chân đứng yên nhìn mặt trời mặt trăng; hoặc nằm trên mé đòn cây, trên gai nhọn, trên phân tro, ngói đá, ván, chầy... để cầu giải thoát; hoặc đọc to các ấn úm, âm Bà-sa, âm Tô-đà, âm Ta-bà-ha theo các bài chú thuật và đọc tụng kinh Vi-đà để cầu giải thoát; hoặc nương thờ các vị Phạm thiên, Đế Thích, Ma-hê-thủ-la, Đột-già-na-la-diên, Câu-ma-la Ca-chiên-diên, Ma-trí lý-già, Bát-bà-tô-nhị-a-thủy-na, Tỳ-sa-môn Bà-lâu-na, A-lý-trí Chiên-đà-la, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già, Dạ-xoa, Độ-ba Cưu-bàn-trà, chư Thiên, Quỷ thần để mong được giải thoát; hoặc có người nương tựa đất nước, gió lửa, hư không, núi sông ao hồ, khe đầm, biển lớn, rừng cây, thảo mộc, mồ mả đường sá, nơi nuôi trâu bò cùng các chốn thị tứ đông đúc; hoặc thờ các thứ đao kiếm bánh xe, giáo dài cùng tất cả binh khí để cầu giải thoát... Những người ngoại đạo đó do sợ hãi cảnh sinh tử nên dốc lòng lìa bỏ, tu hành khổ hạnh. Xét ra, tất cả đều không có lợi ích gì, điều không nên quy ngưỡng lại quy ngưỡng, chẳng phải là việc an lành lại tưởng là an lành”.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        Bồ-tát bấy giờ lại suy nghĩ tiếp: “Ta nay vì muốn hàng phục những kẻ ngoại đạo nên phải thể hiện các việc hy hữu khiến cho chư Thiên và mọi người sinh tâm thanh tịnh, lại muốn làm cho những người đang có niềm tin lầm lạc kia biết về tạo nghiệp quả báo..., lại mun thị hiện công đức trí tuệ có đủ thần lực, phân tích các phân vị khác nhau của các pháp tu định, lại muốn thị hiện sức đại dũng mãnh tinh tấn của mình cho nên mới ở tại chn ấy”. Bồ-tát đã ngồi kiết già, thân khẩu ý đều an nhiên tịch tĩnh bất động.         Lúc mới bắt đầu nhiếp tâm, chuyên chú thuần nhất vào một cảnh, chế ngự hơi thở ra vào, thì khí nóng chạy khắp cơ thể, mồ hôi từ dưới nách và trên trán chảy ra ướt đẫm như nước mưa tuôn nhưng vẫn nhẫn chịu khổ chẳng sinh mệt mỏi, còn khởi lên tâm tinh tấn dũng mãnh.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Khi Bồ-tát chế ngự hơi thở ra vào của mình, bên trong hai tai phát ra âm thanh lớn như đưa gió thổi mạnh vào đáy bể lò rèn, nhẫn chịu nỗi khổ ấy mà không hề biết mệt mỏi, chán nản.

        Này các Tỳ-kheo, lúc đó nơi miệng, mũi,, tai của Ta mọi hơi thở ra vào như dứt hẳn, luồng khí trong người xông lên đảnh đầu phát ra âm thanh lớn ví như có người khua đao bén xông vào phá óc não mình, nhận chịu nỗi khổ ấy cũng không biết mệt nhọc, tâm không hề thoái chuyển.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Khi Bồ-tát chế ngự hoàn toàn hơi thở của mình, mọi hơi thở ra vào đều dừng hẳn, luồng khí trong người càng mạnh thêm, tụ lại xoay vần xoáy vào hai bên hông và phát ra âm thanh lớn, ví như người đồ tể dùng dao chọc tiết trâu bò, chịu đựng nỗi khổ ấy mà không hề giải đãi hay cảm thấy cực nhọc.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc ấy do luồng khí trong thân Bồ-tát chuyển động nên toàn thân Bồ-tát nóng bức khó chịu ví như một người sức yếu bị ngọn lửa lớn vây hãm thiêu đốt thân mình, chịu đựng nỗi khổ ấy nhưng lại tăng thêm tâm dũng mãnh tinh tấn, vẫn chánh niệm suy nghĩ: “Ta nay an trụ nơi pháp Tam-muội bất động, ba nghiệp thân khẩu ý đều trụ trong chánh định, thể nhập Tứ thiền, xa lìa mọi hỷ lạc, chỉ còn phân biệt chút ít tiếng động nhẹ như gió thổi. Ví như hư không phủ khắp vạn vật không thể nào thay đổi. Pháp tu định y gọi là A-sa- bà-na”.

        Bồ-tát lúc đó đã tu khổ hạnh cao nhất như thế.

        Này các Tỳ-kheo, Bồ-tát lại khởi lên niệm này: “ở thế gian, hàng Sa-môn hay Bà-la-môn cho rằng phương pháp nhịn đói chính là khổ. Ta nay mun hàng phục họ nên mỗi ngày chỉ ăn một hạt lúa mạch. Các Tỳ-kheo nên biết, xưa kia, trong khoảng thời gian Ta chỉ ăn mỗi ngày một hạt lúa mạch, thân thể Ta gầy yếu như cây A-tư, người chỉ còn da bọc xương như thể ngôi nhà hư nát lộ ra cột, chèo, đòn tay... xương sng lộ rõ từng đốt như loại cung trúc, hai mắt lõm sâu vào như hai hốc nước nhỏ, đảnh đầu khô héo giống như quả bầu phơi khô, đất ở chỗ Ta ngồi lún sâu xuống ging như dấu chân ngựa giẫm lâu ngày, da dẻ nhăn nheo khô nứt như dấu dao cắt cứa vào, đưa tay phủi bụi thì lông trên thân đều rụng hết, dùng tay xoa bụng thì chạm phải cột xương sống .Rồi Ta lại giảm dần ch ăn mỗi ngày một hạt gạo cho đến một hạt mè thân thể ta càng gầy gò gấp mười lần hơn trước, hình sắc như thể một vũng mực đen hay đông tro tàn. Người dân trong xóm làng khắp nơi qua lại thấy như vậy đều thở than thương tiếc, cho rằng Thái tử họ Thích đã tự làm khổ lấy thân mình. Thân tướng đẹp đẽ khỏe mạnh ngày trước nay còn đâu.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát trải qua sáu năm khổ hạnh như thế, bốn oai nghi không hề giảm mất. Mùa hạ nóng bức chẳng tìm đến chỗ mát mẻ; mùa đông giá buốt cũng chẳng hề mong được m áp, muỗi mòng bu đốt thân cũng không xua, ngồi kiết già thân tâm bất động chẳng chút chau mày cũng chẳng khạc nhổ, đám trẻ chăn trâu bò thường đến nhìn xem rồi đùa nghịch dùng cọng cỏ chọc vào lổ mũi Ta, có khi châm vào miệng hay lổ tai. Lúc đó thân tâm Ta luôn bất động, thường được Trời, Rồng, Quỷ thần cúng dường, làm cho mười hai lạc-xoa trời người an trú trong đạo Tam thừa.

        Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa trên nên đọc bài kệ:

        Bồ-tát vào thời ấy

        Bỏ ngôi đi xuất gia

        Vì lợi ích chúng sinh

        Cố nghĩ tìm phương tiện

        Ta thị hiện cõi trược

        Sinh chốn Diêm-phù-đề

        Lắm kẻ theo tà kiến

        Phá pháp theo d đạo

        Kẻ ngu cu giải thoát

        Tự làm khổ thân tâm

        Dù sợ nhân sinh tử

        Thường mê xa rời quả

        Hoặc ngã vào đống lửa

        Tự buông mình đĩnh cao

        Dùng ngũ nhiệt đốt thân

        i tro nhằm tự hủy

        Ngày chỉ ăn chút ít

        Đủ cho mạng sống còn

        Khất thực nơi nhà người

        Chủ vui mình mới nhận

        Dung mạo thoáng buồn tiếc

        Trọn ngày chẳng cần ăn

        Hoặc lúc nghe chày khua

        Hay là tiếng chó sủa

        Liền dừng chẳng hành khất

        Dù gọi cũng không nhận

        Bơ dầu cùng mỹ vị

        Sữa kem, các thứ đường    

        Tất cả đều không dùng

        Chỉ ăn đồ xấu kém

        Nước gạo cùng cặn dầu

        Phân thú cùng ngó sen

        Cây cỏ cùng hoa quả

        Chỉ mong được giải thoát

        Hoặc chỉ dùng nước trong

        Hoặc ăn ngày hạt mè

        Hoặc chỉ ăn hạt gạo

        Hoặc nhịn đói mà chết

        Nhằm mong được giải thoát

        Hoặc dùng da thú mặc    

        Giẻ rách và lông chim

        Vỏ cây bện thành đệm

        Bao thứ hoại sắc phục

        Hoặc chỉ mặc một áo

        Cho đến bảy lớp che

        Hoặc để lộ thân mình

        Chỉ mong được giải thoát

        Ngồi nằm mé cành cây

        Trên gai nhọn tro đất

        Ván, chày cùng đá, ngói

        Để mong cầu giải thoát

        Hoặc thường giơ hai tay

        Hoặc chỉ đứng một chân

        Chải tóc và bới tóc

        Ngắm nhìn theo thái dương

        Để mong được giải thoát

        Hoặc thường lạy nhật nguyệt

        Sông biển cùng khe núi

        Cao nguyên nhiều cầy rừng

        Để mong được giải thoát

        Chúng ngoại đạo như thế

        Siêng tu khổ chẳng lợi

        Chấp trước nghiệp hư vọng

        Bám chặt chưa từng bỏ

        Những kẻ tà kiến ấy

        Chết rơi vào ác đạo

        Ta cũng tu như thế

        Trải qua đến sáu năm

        Thị hiện hàng phục chúng

        Dốc tu đại khổ hạnh

        Những kẻ thiếu trí tuệ

        Thấy họ tu khổ tà

        Cho là đúng chánh pháp

        Bèn sinh tâm hoan hỷ

        Cũng vì để giáo hóa

        Nên quyết hành khổ hạnh

        Bèn chọn chn vắng vẻ

        Kiết già nhập Tam-muội

        Chế ngự mọi ăn ung

        Ngày ăn hạt gạo, mè

        Mùa lạnh không cầu ấm

        Mùa nóng chẳng cầu mát

        Cũng chẳng xua muôi mòng

        Mưa gió không dời chuyển

        Trẻ mục đồng đến thấy

        Đùa dùng cọng cỏ châm

        Vào cả tai miệng mũi

        Dùng cây cỏ ngói đá

        Quăng ném vào thân Ta

        Cũng chng hề lay động

        Đều nhẫn thọ tất cả

        Thân cũng không cúi thấp

        Cũng không sinh mệt mỏi

        Khạc nhổ cùng mọi thứ

        Uế tạp đều trừ dứt

        Chỉ còn xương với da

        Máu thịt đều khô kiệt

        Hình dáng quá gầy yếu

        Như cây A-tư-ca

        Trụ định A-na-bà

        Thân tâm thường bất động

        Cũng chẳng hưởng thiền lạc

        Mà khởi tâm đại Bi

        Vì muôn loài chúng sinh

        Tu hạnh định như vậy

        Do tu pháp định ấy

        Mau chóng đạt Phật-đà

        Diệt trừ các tà đạo

        Hàng phục các dị thuyết

        Ví như chúng Ca-diếp

        Chẳng tin có giác ngộ

        Đại giác ngộ như thế

        Vô lượng kiếp khó được

        Vì muốn cho bao người

        Vào định A-na-bà

        Trong lúc nhập định ấy

        Có mười hai lạc-xoa

        Chư Thiên và chúng nhân

        Trụ trong Tam thừa đạo

        Chư Thiên cùng Long thần

        Luôn cả ngày và đêm

        Cúng dường thân Bồ-tát

        Thảy đều phát thệ lớn

        Nguyện trụ Na-bà định

        Vì lợi ích muôn loài

        Tâm ấy như hư không.

   
 

Trở lại

Tiêu điểm: