07/07/2558 12:51 (GMT+7)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng? |
09/08/2557 14:50 (GMT+7)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. |
29/07/2557 23:02 (GMT+7)
Trong phần thứ nhất Buddhadasa nêu lên mục đích chủ yếu nhất của Đạo Pháp là giúp con người loại bỏ khổ đau. Thế nhưng tại sao con người lại khổ đau? Chẳng qua bởi vì con người luôn tìm cách nắm bắt và bám víu vào "cái tôi" và cái "của tôi", và sự nắm bắt và bám víu sai lầm đó đã làm phát sinh ra một căn bệnh trầm kha mang tính cách bản năng và nội tại nơi mỗi con người. |
19/07/2557 12:54 (GMT+7)
LỜI NGƯỜI BIÊN DỊCHĐã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được. |
23/06/2557 20:20 (GMT+7)
Ngược dòng thời gian, có lẽ nhân loại đã từng biết đến những khái niệm về thiên đường và địa ngục từ xa xưa lắm. Trong hầu hết – nếu không nói là tất cả – các nền văn minh tối cổ của nhân loại đều thấy xuất hiện những khái niệm tương tự về thiên đường và địa ngục. Những tôn giáo xuất hiện sớm nhất mà chúng ta còn được biết, cũng không một tôn giáo nào không có những khái niệm này, cho dù mỗi nơi có thể dùng những tên gọi khác nhau, và cách mô tả, diễn đạt hay niềm tin vào những khái niệm này cũng không phải là hoàn toàn giống nhau. |
29/05/2557 18:33 (GMT+7)
Vào thời nhà Minh, tại huyện Duyên Bình tỉnh Phúc Kiến có một thương nhân họ Chúc lên Nhiễm, là người rất thành đạt trên đường kinh doanh và rất rộng lượng. Hễ người nào gặp phải khó khăn, cực khổ là ông la tận tuỵ giúp đỡ. Có những năm mất mùa, người dân rơi vào tình trạng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thế là ông ta liền bỏ tiền của ra để cứu giúp mọi người. Một năm nọ, trong khi con trai ông ta lên kinh dự thi thì ở nhà những người hàng xóm đều nằm mộng thấy cậu ta đỗ trạng nguyên. Và quả đúng như điềm mộng của mọi người, về sau con trai ông ta đã đỗ trạng nguyên. Do vậy ai ai cũng đều cho rằng: Người có lòng tốt chắc chắn sẽ có phước báo.Ông Chúc Nhiễm cả đời dùng đức để làm thiện, con ông lại được thi đỗ trạng nguyên. Thế mới biết, người làm thiện được hưởng phước báo chẳng phải là chuyện hoang đường vậy. |
10/04/2557 23:17 (GMT+7)
Chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ sanh tử, dong thuyền ra cứu vớt họ là sự ra đời của đạo Phật. Ðêm tối vô minh che phủ tất cả chúng sanh, cầm đuốc sáng soi đường cho họ là trách nhiệm của đạo Phật. Ðạo Phật đến với chúng sanh trong một niềm khát vọng vô biên, một sự trông chờ tột độ. Nhưng, con thuyền có giá trị cứu mạng khi nào người sắp chết chìm biết bám lấy nó. Ngọn đuốc là một cứu tinh, khi nào những kẻ lạc đường trong đêm tối khao khát muốn ra. Con thuyền và ngọn đuốc sẽ vô bổ, nếu những kẻ sắp chết chìm và người lạc trong đêm tối chấp nhận cái gì mình đang chịu. Cũng thế, đạo Phật sẽ vô ích với những chúng sanh chấp nhận sanh tử và an phận trong vô minh. Vì thế, đạo Phật có mặt trên thế giới này đã hơn hai ngàn năm trăm năm, còn biết bao nhiêu người nhìn nó với cặp mắt xa lạ. Song những kẻ đã nếm được pháp vị, thấy công đức của đạo Phật đối với mình vô vàn không sao kể hết. Thật đúng với câu "Phật hóa hữu duyên nhân". |
02/04/2557 22:55 (GMT+7)
Có một số người bảo “nhà Phật nói luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín “. Chúng ta khảo sát kỹ coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này. Bởi thuyết luân hồi là một thuyết quan trọng trong nhà Phật. Nếu là mê tín thì trong đạo Phật mê tín hay sao? Hẳn không phải thế, đạo Phật là đạo giác ngộ, truyền bá những lẽ thật của mình giác ngộ cho chúng sinh biết là nhiệm vụ của đức Phật, cần phải nghiên cứu tường tận giải bày rõ ràng để mọi người được hiểu khỏi sinh nghi ngờ là một diều cần yếu không thể thiếu được. Lý luân hồi là một cơ cấu hệ trọng trong Phật pháp, bao gồm cả nhân quả, nghiệp báo là căn bản đạo đức của người tu Phật. Không thông lý luân hồi, người Phật tử khó bề tiến tu được. Do đó chúng ta cần phải hiểu cho thấu đáo. |
17/02/2557 08:53 (GMT+7)
Mục đích chân chính của người tu Phật là cầu giác ngộ, giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải thoát ai? Và tại sao phải giải thoát? Chúng ta khổ nên cầu giải thoát? Nhưng ai làm chúng ta khổ và ai giam giữ chúng ta? Người đời làm chúng ta khổ, cuộc đời giam giữ chúng ta chăng? Chính cái Ta (ngã) làm chúng ta khổ, và cũng chính cái Ta giam giữ chúng ta trong luân hồi sinh tử. Vì nếu không có Ta thì ai chịu khổ, không có Ta thì ai sinh, ai tử? |
20/10/2556 18:52 (GMT+7)
Biết cái vui lớn vì Phật Pháp Hưng Long, lại xen kẽ nỗi buồn phảng phất,
buồn vì lời dị nghị của Nhân Thế, cho rằng trong Đạo Phật còn nhiều điều Mê
Tín. Trên thực tế, thì rõ ràng Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ như thật, Chân Lý vẫn
đang tỏa sáng ngời khắp năm châu bốn biển, phổ độ Âm - Dương lưỡng lợi. Song
dùng Diệu Quan Sát Trí mà xem xét lời dị nghị của Nhân Thế, thì cũng không phải
là không có lý |
25/09/2556 18:05 (GMT+7)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
Giáo lý về sự Tái-Sanh của
Phật-Giáo khác hẳn với quan niệm Luân-Hồi và đầu thai của linh-hồn bởi
Phật-Giáo không nhìn nhận có một linh-hồn trường tồn bất diệt để chuyển sanh từ
kiếp này qua kiếp khác, dầu là linh-hồn do Thượng Ðế sanh ra, hay từ trong cái
Ðại-Hồn (Paramàtama) tách ra. |
23/07/2556 22:45 (GMT+7)
Sau khi tập "Tu Tâm" của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa ra đời đã được giới
Phật tử hoan nghinh tìm đọc. Từ ấy đến nay Tập "Tu Tâm" đã được tái bản
nhiều lần. Lý do sự mến chuộng của độc giả Phật tử là ở cách viết rõ
ràng, giản dị, hợp căn cơ của phần đông độc giả. |
30/06/2556 02:45 (GMT+7)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại
Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng
khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.Vào
lứa tuổi 20, Ngài đã yêu thích tìm hiểu đạo Phật. Sau khi hoàn tất học
vị Tiến sĩ Triết học tại Hoa Kỳ năm 1972, Ngài du hành đến Sri Lanka và
thọ giới Sa di, và năm 1973 Ngài thọ giới Tỳ Kheo với vị bổn sư là Cố
Hòa Thượng Ananda Matreya, một vị cao tăng thuộc hàng ngũ lãnh đạo Phật
giáo đương thời. Năm 1984, Ngài được đề cử làm Chủ bút của Hội Xuất Bản
Kinh Sách Phật Giáo (Buddhist Publication Society ) của Sri Lanka, và
năm 1988 là Chủ tịch của Hội này. Tỳ Kheo Bodhi vừa là Chủ bút,
tác giả và dịch giả của nhiều kinh sách Phật giáo, quan trọng nhất là bộ
Trung Bộ Kinh ( Middle Length Discourses ) đựơc dịch từ tiếng Pali sang
Anh Ngữ (đồng dịch giả với Tỳ Kheo Nanamoli, năm 1999), và Tương Ưng Bộ
Kinh (Connected Discourses of the Buddha ).Năm 2000, Ngài đã
đọc bài diễn văn quan trọng tại đại lễ Phật Đản (Vesak) chính thức đầu
tiên do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Năm 2002, Ngài trở về Mỹ, và từ tháng 7
năm 2003, Ngài cư trú và giảng dạy tại Tu Viên Bodhi. Hiện nay Ngài là
Chủ tịch của Hội Đồng Tăng Già Tu Viện Bodhi và là Chủ tịch của Hội Yin
Shun Foundation. Mời nghe bài giảng của Ngài ở đây: |
07/06/2556 17:01 (GMT+7)
Ngày đầu xuân là ngày mang tin vui lớn nhất đến cho chúng ta, bởi vì ngày này đức Phật tương lai Đại từ tôn Di Lặc đản sinh. Nhân đây, chúng tôi nêu lên những giai đoạn mà người con Phật phải trải qua trên bước đường tu tập. Chúng ta biết không có vị Phật nào trong thời tu nhân mà chỉ nằm nghỉ, đi chơi, bách phố la cà khắp nơi, cuối cùng được thành Phật. Tất cả chư Phật đã thành, sẽ thành đều trải qua quá trình tu tập Phật đạo, siêng năng, tinh tấn bất thoái chuyển trong thời gian dài vô số kiếp. Các ngài đã sống trải, tu tập, phát nguyện, chịu tất cả sự khó khổ, gian nan nhất trên cuộc đời mới thành tựu Phật đạo. Thông thường chúng ta được học, trong vô số kiếp thứ nhất các ngài ở những vị Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, đó là bốn mươi cấp căn bản. Đến vô số kiếp thứ hai từ Sơ Địa cho tới Bát Địa Bồ-tát. Vô số kiếp thứ ba từ Bát Địa cho đến Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác thành Phật. |
07/06/2556 17:01 (GMT+7)
Kính thưa quý vị đồng tu. Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland - Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp. Phật pháp trên thế giới hiện nay có rất nhiều hình thức bất đồng, chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng. Ðiều phổ biến nhất là người ta cho rằng Phật pháp là “Tôn giáo”, và chúng ta cũng không thể không thừa nhận là tôn giáo được, đây chính là Phật pháp biến chất. Thật ra Phật pháp vốn không phải là tôn giáo, nhưng hiện nay xác thực đã biến thành tôn giáo. Có nơi biến thành học thuật, đặc biệt có một số trường học, đoàn thể học thuật tại Nhật Bản biến Phật pháp thành triết học, đó cũng là Phật pháp biến chất. |
05/05/2556 23:08 (GMT+7)
NHỚ LẠI TIỀN KIẾP có
khả thi hay không? Bằng cách nào Đức Phật đã thể hiện được khả
năng này? Trước khi trả lời câu hỏi đầy thách thức này, ta nên nghiên cứu những
đoạn văn trong Kinh Phật trích dẫn những lời Đức Phật dạy về vấn đề này. |
17/03/2556 22:06 (GMT+7)
Dầu theo Bắc Tông hay Nam Tông, tất
cả quý vị đều là giáo đồ nhiệt thành, là đàn con chung của Đức Từ Phụ Gotama.
Giáo lý duy nhất của Ngài căn cứ trên Tứ Diệu Đế, hay Bốn Chân Lý Thâm Diệu căn
bản, là điều mà không có người Phật tử nào bị cưỡng bách phải mù quáng tin
theo.
Bổn phận của tất cả những người Phật
tử Việt Nam là học Phật Pháp
và điều hoà tác hành Phật sự, nhằm vào lợi ích cho quốc gia Việt Nam. |
05/01/2556 14:22 (GMT+7)
Chữ "Tu" nghĩa là sửa; Sửa
cái xấu trở lại cái tốt, sửa các dở trở lại hay, sửa cái quay trở lại
phải, sửa phàm Thánh. Như nhà cửa hư hao, đất vườn u trệ, nay sửa lại cho
tốt đẹp, như thế gọi là "Tu bố" Thân thể lôi thôi hành vi bẩn thỉu, nay
sửa lại cho đàng hoàng, như thế gọi là "Tu thân". Tâm tánh ô trược tham
lam, tật đố, tà kiến, si mê v.v… nay sửa lại trở nên tâm tánh tốt đẹp, như
thế gọi là "Tu Tâm", |
|