19/03/2557 09:51 (GMT+7)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập. Những lời của các bậc Cổ đức được trích dẫn nơi đây đem lại lợi ích rộng lớn cho người tu Tịnh nghiệp, phát huy rõ ràng tông chỉ của pháp môn Tịnh độ cùng phương pháp Trì danh niệm Phật, khiến cho người xem có thể biết được lối vào. Vì thế, tôi chẳng ngại sự học hiểu còn nông cạn, phiên dịch ra Việt văn, nhằm giúp cho người tu niệm Phật vững vàng tiến bước trên đường về Cực Lạc. |
06/03/2557 22:55 (GMT+7)
“Ngoài song non xanh giăng màn hoa Triền non thanh tuyền buông cầm ca Trong song kìa ai im như mơ Ngồi xem Thiên Như câu Di-đà Người đời đều ưa cơ Thiền sâu Hành nhơn ai vào tâm vương mầu Đèn sương trơ vơ ngoài trời thu Non Tu, vi trần đều gồm thâu Mà trong A Di hồng danh thâm Ngàn muôn khôn tìm ra tri âm! Thiên Như lòng từ soi chân đăng Đưa người mau ra vòng mê lầm Hư không chim bay dường như tranh Lưu tuyền quanh co triền non xanh Người đi xa xa làn mây trôi Di-đà chân như nầy tâm lành Ôi câu hồng danh mầu thâm xa Sâu cùng chư Tông làng Thiền Na Buông ra thâu vào đều như như Tương tư tâm đầy trời Liên Hoa” |
29/01/2557 12:36 (GMT+7)
Pháp môn Tịnh Ðộ lý cực cao sâu, sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh Ðộ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thành thỉ, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp này bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật Quả? Miệt thị pháp môn Tịnh Ðộ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây? |
10/01/2557 07:16 (GMT+7)
Trong Kinh Di Ðà dạy chúng ta trì danh niệm Phật. Kinh Vô Lượng Thọ cũng dạy chúng ta trì danh niệm Phật. Trong Quán Kinh Vô Lượng Thọ nói nhiều hơn, ngoài trì danh niệm Phật ra còn có Quán Tượng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật. Như vậy chúng ta thấy rõ trong ba bộ Kinh Di Ðà, Vô Lượng Thọ, Quán Kinh, Phật đều khuyên chúng ta giữ phương pháp chấp trì danh hiệu Phật. |
03/01/2557 09:38 (GMT+7)
Thời đại mạt pháp, các bậc Thánh Hiền ngày càng xa. Phật Pháp suy vi, tà sư nói pháp nhiều như cát sông Hằng. Tà trí, tà kiến đầy khắp thiện hạ. Đáng tiếc cho chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng, huệ cạn phước mỏng, người học phật đi trên đường chánh rất ít, kẻ chìm đắm lại nhiều. Thậm chí rất nhiều người thêm nhiễm tri kiến mà mị, ra vào làm con cháu nhà ma, gieo xuống đời vị lai nhân khổ địa ngục mà không tự biết. Xét kỹ nguyên nhân này, chính là không gặp thiện tri thức, không tìm đúng đường chánh, tu hành chẳng như pháp không thể đắc lục, mất hết thời gian tiền của và tâm lực, cuối cùng không được một chút lợi ích thực của Phật pháp. |
15/12/2556 16:39 (GMT+7)
Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn. Cả song thân đều khuyết danh.Thuở ấy, còn gọi là thời Ngũ Hồ, mặc dù có nhiễu nhương, nhưng các tư tưởng học thuyết Thánh Hiền lan rộng đã lâu, nên từ bé ngài đã thấm nhuần nề nếp thuần phong đạo đức. Niên hiệu Hàm Hoa thứ 9, ngài lên mười ba tuổi, được song thân cho du học ở miền Hứa Lạc. Không bao lâu, từ Nho giáo đến các học thuyết Lão, Trang cùng Bách gia chư tử, ngài đều đã thông biện đến mức siều quần. |
27/10/2556 01:09 (GMT+7)
Thánh Đạo Môn tuy thâm diệu, nhưng thời điểm và căn cơ chẳng tương ứng. Tịnh Độ Môn hình như là nông cạn, nhưng thời điểm và căn cơ đều tương ứng. Thời Mạt Pháp một vạn năm, các kinh điển khác đều tiêu diệt, chỉ còn pháp môn niệm Phật A Di Đà để cứu độ chúng sanh. |
25/09/2556 18:06 (GMT+7)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH:
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng
sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay
gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện… |
18/06/2556 17:53 (GMT+7)
Đừng nói sự giàu sang ở thế gian, dù cho làm việc lành rất
lớn được sanh lên cõi trời nhưng khi hưởng hết phước trời vẫn phải đọa
lạc. Rốt cuộc vẫn là đau khổ! |
27/12/2555 22:03 (GMT+7)
Thế gian biến loạn do đâu? Nói gọn một lời: Do tâm tham -
sân - si của chúng sanh tạo nên mà thôi. Tâm tham thuận theo sự hưởng thụ vật
chất càng tăng trưởng mãnh liệt, hễ có chút gì chẳng toại ý liền ganh đua ngay.
Nếu vẫn chẳng toại ý liền công kích, chiếm đoạt, đấu đá khiến cho tử vong, tai nạn
xảy ra. |
05/09/2555 06:21 (GMT+7)
Bàn về vấn đề “Khế Lý - Khế Cơ”
thành thực xin thưa rằng, chỉ nói được với những người hiền lành hạ căn. Cụ thể
là nhắc nhở các vị Đồng Tu hữu duyên cố gắng giữ gìn tâm hồn Thanh Tịnh,
tư cách Khiêm Nhường để tu hành, hầu tránh bớt những chướng nạn của thời
mạt pháp, vì toàn thể đồng tu chúng ta đều là hàng phàm phu, căn tánh hạ liệt,
nếu sơ ý thì đường tu có thể gặp nhiều trở ngại. |
05/09/2555 06:21 (GMT+7)
Phật
pháp là phương thuốc hay chữa tâm bệnh cho chúng sinh, là pháp bất định. Chúng
sinh có nhiều loại bệnh, Phật pháp phải có nhiều môn. Phương thuốc chủ yếu vẫn
là giới, định, tuệ, tùy theo đó mà gia giảm cho phù hợp với căn bệnh, miễn sao
cho người bệnh lành bệnh là được. |
04/09/2555 04:46 (GMT+7)
Trong thời mạt pháp này. Căn cơ của chúng ta thấp lắm, không cao đâu.
Nếu mà căn cơ chúng ta cao một chút, gọi là thượng căn thượng trí, thì
ta không thèm nói chi đến pháp hộ niệm, ta sẽ niệm Phật cho đến nhất tâm
bất loạn rồi đứng cò cò vãng sanh, biểu diễn một sự vãng sanh giống như
ngài Thiện-Đạo Đại Sư, Ngài leo trên cây cao thiệt cao, Ngài giăng hai
cánh tay ra rồi bay tà tà tà tà xuống... Ngài ngồi xếp bằng dưới đất,
bắt ấn tam muội vãng sanh luôn. |
04/09/2555 04:46 (GMT+7)
“Phương Pháp Niệm Phật - Hộ Niệm - Vãng Sanh” để kịp thời trợ duyên tích cực cho nhau,
tránh những cạm bẫy hiểm nghèo trong lúc tu hành, nhắc nhở những điều cần thiết
khi bệnh khổ hiện hành, tránh những lỗi lầm đáng tiếc khi lâm chung, để đường
vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc được thêm vững vàng, an toàn hơn |
27/07/2555 06:56 (GMT+7)
Tây Phương Cực Lạc là nhà ta, Phật Di Đà là cha ta, tất cả Bồ Tát là anh em ta, nhưng ta là đứa con hư, đứa con nghỗ nghịch, đã trốn nhà, bỏ cha chạy theo bạn bè làm việc tổn mình, hại người gây xáo trộn trong xã hội đã bao phen. Nhưng ta tưởng rằng đường ta đi là đúng, là hợp với lý tưởng sống, không khác nào đứa con trẻ theo phường trộm cắp, nghiện ngập; nhưng cũng luôn cho rằng lý tưởng mà ta đã chọn là đúng, là tốt đẹp, là hoàn mỹ. |
10/07/2555 04:54 (GMT+7)
Có người hỏi Khổng Tử: “Người
dời nhà mà quên vợ. Điều đó có chăng?”. Khổng Tử bảo: “Lại có kẻ hơn thế
nữa, như Vua Kiệt Vua Trụ thì còn quên cả bản thân mình”. Nếu dùng đạo nhãn
mà quán xét thì mọi người thời nay đều quên mất thân mình. Tại sao? Từ sáng sớm
mở mắt ra, bước xuống giường, cho đến tối lên giường ngủ thì đều là trần lao,
chưa từng tạm thời tỉnh xét thân mình. Đó đều là quên mất mình vậy! |
04/07/2555 02:00 (GMT+7)
Duy độc nhứt chỉ có niệm Phật, là nhờ sự gia trì của bổn nguyện và uy thần của
Phật A-Di-Đà; chỉ cần phương hướng và mục tiêu của chúng ta không thay đổi; giả
có thể thành chơn; đới nghiệp vãng sanh. Các pháp môn khác chẳng có. |
|