Tịnh độ
Một Trăm Ngày Niệm Phật & Một Trăm Bài Pháp (Trọn bộ)
Thích Giác Quang
16/11/2554 09:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


67. NGÀY THỨ SÁU MƯƠI BẢY:

Những tập tục tế lễ

Vấn: Bạch Sư Việt nam là xứ sở có nhiều tập tục tế lễ, hằng năm có đến hằng trăm hằng ngàn lễ lượt; từ lễ có truyền thống đạo đức hiền hòa từ tốn, lễ kỷ niệm cúng ông bà, cúng kính nhớ tưởng những người đã qua, đến những lễ lượt mà sự tín ngưỡng xem ra thật tàn nhẫn, như “lễ đâm trâu”, “lễ chặt đầu các lọai thú để tế thần”
Là người Phật tử, khi quy y chúng con được quý Sư dạy những phương pháp tu hành chánh kiến, tu học có lễ nghi khuôn thước, có phương pháp, có tông chỉ, truyền đạt cho nhau bằng chánh ngữ, không tham dự những tập tục lễ nghi lỗi thời, những lễ nghi lạc hậu có tính cách mê tín dị đoan, tác động nhiều đến sự nghi ngờ về việc cúng bái, tụng kinh niệm Phật của chúng con…nhất là hiện nay những tập tục cũ lại được phục hồi có tính cách mê tín dị đoan, mà không có sự ngăn cản nào của xã hội, thậm chí họ còn vui theo những “ông đồng bà cốt”, “ông lên bà xuống”, “ông ra bà vào”, xưng hô tòan là thần thánh, đội lốt tôn giáo, lái người Phật tử từ chổ tín ngưỡng sai lầm đến sai lầm bắt mọi người phải quỳ mộp bái lạy để thỏa mãn công việc làm ăn cho gia đình…những ai bái lạy họ thì “ăn nên làm ra”? không tín ngưỡng họ thì phải chịu nghèo?

Quê hương Việt nam hiện nay mọi tập tục phù hợp với xã hội được phục hồi. Ngòai lễ vía Di Lặc, đêm giao thừa, ngày nguyên đán…chúng con muốn được nghe Sư giảng giảng giải một số tập tục lễ nghi phù hợp, không rườm rà; đồng thời người Phật tử phải cúng kính mà không vướng mắc vào chổ mê tín dị đoan?

Ðáp: Việt nam là quốc gia có nhiều tổ chức tín ngưỡng, tập tục, phong tục tập quán nhiều trong khu vực và thếgiới. Là quốc gia có nhiều dân tộc anh em sống chung một xã hội, một ý chí, mỗi một dân tộc sinh ra nhiều tín ngưỡng lễ nghi đa dạng phong phú, sự tín ngưỡng lễ nghi đó là một mãng văn hóa dân tộc góp phần tăng trưởng ý thức hệ yêu quê hương xứ sở, cũng là động lực xác định truyền thống tông tộc, dòng họ, bảo vệ giữ gìn môn phong vọng tộc và xa hơn nữa là bảo vệ tổ quốc thân yêu.

Nói đến tập tục tế lễ, thường thì bắt đầu từ đêm trừ tịch giao thừa, ngày tết hay ngày nguyên đán, tức là ngày đầu năm, biết bao nhiêu câu chuyện của ngày xuân, chuyện vui, chuyện cúng kiến, chuyện tín ngưỡng… mà người ta muốn nói để giúp vui cữa vui nhà, vui xóm làng thôn lân bè bạn!

Trong đạo Phật, những người học đạo giải thoát không liên quan gì đến những tục lệ, tập tục có tính cách mê tín dị đoan…Tuy nhiên cũng có những tập tục tế lễ mà nhà Phật chấp nhận tổ chức, hướng dẫn tổ chức góp phần làm phong phú đời sống người dân, sinh họat xã hội sinh động, làm cho vui cữa vui nhà, làm vui cho mọi người, như lễ “cúng ông Tiên sư”, tức là lễ lạy người Thầy dạy học đầu tiên trong làng quê “cúng Bà ngũ hành, Bà chúa xứ” giúp cho vui cữa vui nhà, người người ăn nên làm ra, mễ cốc đầy kho, nhà nhà an cư lạc nghiệp.

Sau đây, Sư sẽ tìm chuyện xa chuyện gần, kể những câu chuyện truyền thống mà chúng ta cần thực hiện, tạo cho mọi người cùng vui xuân, cũng vừa là nhắc lại những chuyện thời xưa, những việc ít ai để ý, hoặc có quan tâm thực hiện, nhưng cũng chỉ biết “xưa bày nay vẽ”, mà cúng bái, không biết việc cúng bái đó vì sao mà cúng, xuất phát từ đâu mà cúng bái, cúng bái có ích gì!

Nay xin kể cho các Phật tử nghe về một vài chuyện xưa tích cũ, nhưng vui “về tục lệ tế tự, tế các thần vào những ngày đầu xuân”.

Lễ tế tự (cúng ông bà)

Việc tế tự tổ tiên không phải là chỉ cốt cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ, mà còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, là nhớ ơn sinh thành của tổ tiên (phục bản phản thủy) và lưu truyền nòi giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn thống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích (Việt Nam Văn hóa sử cương,của Ðào Duy Anh, trang 205,206)

Người chủ trì việc tế tự tổ tiên là gia trưởng ở trong gia đình và tộc trưởng ở trong gia tộc. Những ngày phải làm việc tế tự là ngày giổ chạp, kỵ giổ ngày tết. Ngày tết Nguyên đán từ ngày 30 tháng chạp, thường là vào lúc 11,12 giờ trưa, trong lúc mọi nhà, mọi giới đều ngưng công việc ngoài xã hội, trở về nhà chuẩn bị vui xuân, mà việc trước nhất là người ta thường làm lễ “rước ông bà”. Rồi tiếp đến trong ba ngày mùng một, mùng hai, mùng ba thì suốt đêm ngày lúc nào cũng có hương đèn và lễ vật để cúng tổ tiên. Ðến chiều mùng 3 hay sáng mùng 4 thì làm lễ “đưa ông bà” và đốt vàng bạc và đốt quần áo giấy đã cúng trong ba ngày tết (việc đốt vàng mã thấy có ở nông thôn, theo tục lệ xưa của dân gian, ngày nay ít thấy. Người Phật tử Việt Nam,vẫn còn thực hiện việc tế lễ ông bà, nhưng không có đốt vàng mã…)

Lễ tế thần đất (động thổ):

Thông thường, xưa nay người dân ở vùng Ðông Bắc Á và Ðông Nam Aù, trong những ngày đầu xuân, từ làng trên đến xóm dưới mỗi nhà, hoặc những người làm ăn mua bán tại các cửa hiệu thường xin ngày, hoặc chọn giờ tốt để làm lễ động thổ (lễ tế thần đất). Vậy động thổ có nghĩa là gì?

Ðộng thổ có nghĩa là động đến đất. Trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần, để xin được động đến đất trong năm mới. Lễ tế động đất bắt đầu từ năm thứ 113 trước Tây lịch, đời vua Hán Vũ Ðế của Trung Hoa, khi lên ngôi vua, nhận thấy các triều đại trước chỉ có làm lễ tế Trời mà không có tế Ðất, mới bàn bạc cùng quần thần, chế tác nghi lễ tế Thần Ðất.

Nghi lễ tế thần đất bên Trung Hoa ngày xưa như sau: người ta đào một cái ao, ở giữa có một nền tròn, trên nền tròn có 5 bệ, trên mỗi bệ đều có lễ tam sinh (tam sên), gồm thịt bò, heo, dê. Lễ phục của quý vị chủ tế và bồi bái đều nàu vàng. Lễ động thổ đầu tiên được tổ chức tại đất Hoài Khưu, thuộc đất Tấn. Lễ tế thần đất, thường được tổ chức nhiều nhất trong những năm mất mùa, hạn hán, thiên tai địch họa gieo rắc trong dân gian (chuyện lạ bốn phương, số đặc biệt Xuân Giáp Tuất, trang 53)

Ngày xưa, ở Việt Nam lễ động thổ cũng được tổ chức từ triều đình đến dân gian, nhưng về sau chỉ tồn tại trong dân chúng. Tại triều đình An Nam (nước Việt) Thần Ðất được tế tại đàn Nam Giao (tế trời đất). Lễ được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 3 tết, giúp cho dân làng có thể động đến đất và cuốc xới được. Lễ Ðộng Thổ không nhất định là ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều người trong làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết, tức là ngày mùng 3. lễ vật cũng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục, kim ngân, đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế mặc áo thụng xanh dùng cuốc, cuốc mấy nhát xuống đất, rồi lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với “Ngài Thổ Thần” xin cho dân làng được Ðộng Thổ. Trong ba ngày tết, khi chưa làm lễ Ðộng Thổ (nhà quê nhà vườn còn gọi là tết vườn), không ai được phép đụng chạm đến đất, nếu đụng chạm đến đất đến vườn tượt sẽ bị ông bà quở phạt, bệnh hoạn, làm ăn không khấm khá! Thậm chí trong những ngày tết nếu có người chết, mà chưa làm lễ tế Ðộng Thổ cũng phải chờ qua hết 3 ngày tết rồi mới chôn cất an táng (chuyện lạ bốn phương, số đặc biệt Xuân Giáp Tuất, trang 53)

Người Việt Nam chọn đất chôn cất rất kỹ, mồ mã ông bà phải hợp với phong thổ, nhất là tin tưởng vào việc xem phong thủy, phải chôn cất thế nào để con cháu trong tương lai phát triển kinh tế, phát triển môn phong. Nhìn chung người Việt Nam rất quan trọng việc sanh cũng như việc tử “sống cũng lo mà chết lại lo càng nhiều”. Việc đào ao, kênh rạch, đắp nền nhà, dỡ nhà xây cất lại cũng phải chọn ngày lành tháng tốt, chọn phương hướng chuẩn xác rồi mới khởi công.
Ðối với dân gian, nhất là người Việt ta xem vị Thổ Thần là vị thần linh có mặt khắp nơi trên vườn tượt, ruộng đồng, nhà cửa…vào những ngày Sóc (mùng 01), ngày vọng (rằm) dù cúng kiến gì thì cúng, nhưng cũng không quên cúng “thần hoàng thổ địa dất đai viên trạch”, gọi chung là “cúng đất đai”.

Lễ tế thần nông

Lễ tế thần nông cũng được coi là một đại lễ – thần nông là thủy tổ của nghề nông – là vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân làm nghề nông, chế ra những dụng cụ như cái cày, cái bừa, cái trục, tế thần nông thường được cử hành vào ngày đầu xuân:”ngày lập xuân” còn gọi là Tế Xuân.

Lễ tịch điền (tế điền)

Cũng chính được vua Thần Nông đặt ra. Ngày xưa ở Trung Quốc, mỗi lần xuân đến, nhà vua tự tay cày mấy luống để làm gương cho dân chúng. Lễ được cử hành trong ngày hội đầu xuân. Nhà vua ngự trên một cổ xe, đem theo cày bừa đi thẳng tới ruộng, có văn võ bá quan theo hầu, quân lính và dân chúng theo sau. Rồi nhà vua xuống ruộng cày ba luống, các công khác đại phu cày bảy luống, sĩ phu cày chín luống. Sau đến lượt dân chúng cũng vào miếng ruộng nầy cày bừa, hoa mầu trong phần đất nầy khi thu hoạch thì để dùng vào việc tế lễ.

Lễ cúng Thổ Công

Vào ngày 23 tháng Chạp dân gian có nhắc đến một vị thần tuy giữ một địa vị rất khiêm nhường, nhưng cũng không kém phần quan trọng, gắn bó với mọi người, được thờ trong nhà, theo người Trung Hoa thì chính xác gọi là Thần Ðất (Ngũ phương ngũ thổ).

Lễ cúng giao thừa đối với người Phật tử Việt Nam hiện nay thì thường là làm lễ rước vía Ðức Di Lặc, nhưng cũng không quên tục lệ cúng rước ông bà, rước thánh thần tiên, trong đó có thần Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà. Người Trung Hoa coi thần Thổ công như Thần Ðất, lập bàn thờ sát đất để thờ phượng.

Lễ đưa ông Táo (Thổ công)

Ở Việt Nam ông Thổ Công không lo việc đất đai mà lo việc trong nhà, biến thành thần bếp núc, lo việc bếp núc cho dân tình, tức là Táo Quân.

Táo Quân cũng được quần chúng Việt Nam bảo ban cho một điển tích khác với điển tích của người Trung Hoa, bởi câu chuyện thương tâm, mối tình tay ba, hai ông một bà. Lễ cúng Táo quân (Thổ Công) cũng là ngày 23 tháng chạp được người Việt Nam và Trung Hoa tổ chức cúng kiến trọng thể. Theo tín ngưỡng xưa thì ngày 23 cúng Ông Táo (Thổ Công) đưa ông (thậm chí còn có thể tin là có cả bà Táo) lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo về những diễn biến thế gian, những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian.

Người ở trần gian sợ lắm, sợ ông bà Táo về Trời tâu không đúng, hoặc báo cáo thêm bớt, nên xem việc cúng tiển đưa ông Táo, bà Táo rất trọng thị. ngoài việc cúng chè xôi, hương đăng trà quả, còn phải cúng dâng đôi cá chép để tặng ông Táo cởi đi về trời cho nhanh. Mua một gói kẹo cúng ông Táo, bà Táo để Ông Bà về trời tâu rổi những lời dịu ngọt che giấu bớt những điều tội lỗi của thế gian mà những người cúng đã làm trong năm qua. (Việt Nam Văn hóa sử cương, của Ðào Duy Anh, trang 207)

Lễ đưa ông bà,

Chưa biết lễ “đưa ông bà” do ai bài vẽ, có từ thời nào?; tuy nhiên tại Việt nam hằng năm đến ngày 25 tháng chạp thì các chùa theo phong tục tập quán xưa, nhà nhà ngòai đời đều có lễ cúng “đưa ông bà”.

Các chùa thì úp chuông mõ, úp các ghế ngồi lên bàn, khách đến cũng không tiếp hoặc tiếp cầm chừng, thậm chí khách không có chổ ngồi, không có Phật để lạy…xem như là dẹp hẳn. Quý Thầy Cô thì lo việc lau chùi lư đồng, lau bàn Phật, lau chính điện, tổ đường, hậu đường; có Thầy Cô được phép Bổn sư cho về nhà thăm gia đình, họ hàng quyến thuộc…tất cả tất cả xem như nhà chùa ngưng họat động.

Ngòai đời thì nhà nào cũng thế, theo xưa thì họ không còn cúng lễ chi cả vì họ quan niệm trên bàn thờ “Phật Thánh” đã được họ cúng đưa đi hết rồi, đâu còn ai ngồi trên đó mà cúng kính, nên chỉ có việc quét dọn lau chùi lư đồng, chén bát, đĩa xưa, đồ đạc trong nhà mà thôi.

Lễ rước ông bà,

Thường là vào buổi trưa (từ 11 đến 12 giờ) ngày 30 tháng chạp, tháng thiếu 29, giờ nầy thì trong từng nhà của người Việt nam đều có tổ chức lễ cúng “rước ông bà”. Lễ “rước ông bà” cúng lớn lắm, nhà nhà bài biện bánh mứt, bánh in, dưa hấu, dưa giá, dưa cải, củ kiệu thịt cá ê hề,một lễ lớn được coi là chuẩn bị cho lễ “đón giao thừa” vào lúc 24 giờ đến 0 giờ; giao thừa giữa ngày “30 năm cũ” và ngày “mùng 1 năm mới”. Riêng nhà chùa thì vào lúc 17 giờ ngày 30 tháng chạp, tháng thiếu thì 29, vị Hòa thượng lớn, làm “lễ rước Phật” khai chuông mõ, khai đại hồng chung…đến giờ nầy thì ghế đẳng đều được sắp xếp kê lại, nên khách đến có chổ ngồi, có nước uống, trên bàn thờ có Phật để lạy, được Hòa thượng Trụ trì hay chư Tăng Ni tiếp đãi niềm nỡ, thường là nhà chùa đón nhận những lẳng hoa tươi, bánh mứt, tịnh tài tịnh vật do các Phật từ cúng kính Thầy Tổ, chư Tăng Ni để các vị ở chùa có quà “ăn tết” vui “ba ngày xuân” cùng với đệ tử.

Bạch Sư, mỗi năm có nên cúng sao giải hạn không?

Cúng sao giải hạn là tập quán của người Trung hoa, người Việt nam chỉ ảnh hưởng, tập tục nầy không phù hợp với nhà Phật, đức Phật không cho phép người đệ tử làm việc cúng sao giải hạn (kinh Di giáo, chương 1), có tính cách mê tín dị đoan.

Quan điểm của nhà Phật:”việc giàu hay nghèo, sung túc hay bần hàn, thành công hay thất bại trong công ăn việc làm đều do chính bản thân trí tuệ người đó định đọat, không có thần thánh tiên hay tinh vân, các vì sao nào xen vào, hoặc định đọat việc làm ăn cho người Phật tử cả”. Vả lại, hiện nay trong quá trình hoằng pháp, các chùa, các Tu Viện lớn không có tổ chức “cúng sao giải hạn” mà cúng “cầu an” cho các gia đình Phật tử. Việc “cúng sao” hiện nay không còn phù hợp với các cộng đồng dân cư tiến bộ trên hành tinh nầy.

Qua những tế lễ long trọng kể trên, tuy gần như là dã sử, hay chuyện cổ tích đặt điều của dân tình ngày xưa, nhưng người ta thấy “đất” là một cái gì thiêng liêng nhất đối với người nông dân, cũng như ngay cả đến hàng vua chúa xưa kia cũng như ngày nay. Sự ràng buộc linh thiêng giữa đất (đất cũng chính là Mẹ) và người (đứa con được sinh ra từ lòng đất Mẹ) trở thành một mãng văn hóa lớn của tình yêu thương (nơi chôn nhao cắt rún), một thứ tình yêu tha thiết: yêu quê hương, yêu quê Mẹ, yêu nước non nơi ta được sinh ra…

Vâng “quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi”.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

68. NGÀY THỨ SÁU MƯƠI TÁM:

Hiện tượng ngoại cảm

Vấn: Nhiều thông tin về các nhà ngoại cảm, gia công tìm hài cốt liệt sĩ hiệu quả góp phần làm giảm bớt đau thương cho nhiều gia đình liệt sĩ. Tuy nhiên gần đây, theo thông tin có một vài vị phán đóan những việc đại sự như hú gió đuổi mây, di dời thiên nhiên mưa bão đi nơi khác nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội…rất nhiều việc mà chúng con có quá trình gần gũi quý Sư tu hành, chưa từng nghe, chưa từng biết, chưa từng nghĩ suy. Xin Sư từ bi chỉ giáo?

Ðáp: - Sư sẽ nương vào kinh nghiệm tu học hành đạo của mình từ trên năm mươi năm qua mà nhận định để giúp Phật tử không còn nghi ngờ! Ðồng thời có lời khuyên đầu tiên đến với Phật tử:”… là đệ tử Phật có thọ giới pháp; quá trình tu học Phật, chúng ta không học những pháp nào không thuộc của nhà Phật. Tuy nhiên, chúng ta có quyền tìm hiểu các pháp đúng thì học, không đúng thì không học, nhưng đừng bao giờ phê phán, đánh giá, xem nhẹ, chê bai... chỉ vì việc làm đó của các nhà ngoại cảm…”

Năm 1973, Sư đứng lớp giảng dạy về luật học cho Lớp giáo lý Phật học phổ thông (niên khóa 1970-1973) “môn luật học” tại Long Sơn cổ tự, xã Thái hòa, Tân uyên, xưa là Biên hòa, nay là Bình dương, có giảng bài Pháp tỳ ni Xuất sanh. Người đệ tử Ðức Phật trước khi thọ thực, phải làm việc thí thực, đọc chú, biến 7 hạt cơm thành thật nhiều hạt cơm trong khắp mười phương. Theo sách Tỳ Ni Hương Nhũ, trang 253,Thích Thiện Chơn sọan dịch ngày 10 tháng 7 (nhuần), năm Mậu thân (1968), sở dĩ, trước lúc thọ thực của chư Tăng Ni có làm việc “thí thực” là do các nguyên nhân sau:

1 …lúc bấy giờ có nhiều phụ nữ đã làm mẹ, nhưng rất khổ đau vì mất con, con của họ bị quỹ tử mẫu Khóang Dã bắt uống máu, ăn thịt, trong quá trình các con còn bị nhốt, các bà mẹ đến xin Phật cứu con của mình. Vì muốn cứu con của dân làng, đức Phật dùng thần thông bắt con của quỷ tử mẫu Khóang Dã nhốt vào bát của Phật, quỷ mẹ Khóang Dã khóc lóc quá, xin Phật thả con. Phật nói: nhà ngươi mất con đau khổ như thế, tại sao lại ăn thịt con của người khác. Quỷ trả lời do nghiệp lực của con phải ăn như thế, nay gặp Phật, con nguyện xin quy y và xin hứa từ nay không ăn thịt trẻ con nữa. Nhưng nếu không thịt trẻ con làm sao đảm bảo mạng sống chúng con?

Phật nói:”...các Sa môn đệ tử ta trước khi thọ thực sẽ thí cơm cho các ngươi...”

2..một xứ nọ, có lòai chim đại bàng, khi cất cánh làm mát cả một vùng thế gian, thường ra biển tìm lòai rồng ăn thịt, mỗi lần rồng nỗi lên trên mặt biển, bị đại bàng gắp đem về tổ để ăn. Nhà rồng khổ sở lắm, đến bạch Phật sự tình như thế, Phật bèn lấy những cọng chỉ trong chiếc Y thất điều ban cho quyến thuộc rồng, mỗi nhà rồng một cọng chỉ của Y quấn trên đầu; kể từ đó chim đại bàng không còn ăn thịt rồng được nữa! Ðại bàng đói, khổ quá đến bạch Phật:”...rồng là thức ăn nuôi sống quyến thuộc chúng con, nay Phật làm như thế, chúng con phải chịu đói!”.

Phật dạy từ đây, trước mỗi buổi cơm trưa, Sa môn đệ tử của ta sẽ bố thí cơm cho các ngươi hết đói!

Từ đó, trong chốn thiền lâm, trước giờ thọ thực buổi trưa, chư Tăng Ni có gấp 7 hạt cơm để vào chén nước nhỏ, làm phép biến thực từ 7 hạt thành nhiều hạt cơm khắp trong mười phương cho lòai quỷ tử mẫu Khóang Dã và thần Kim Súy Ðiểu thọ dụng, nên có bài kệ chú:

Pháp lực bất tư nghì

Từ bi vô chướng ngại

Thất liệp biến thập phương

Phổ thí châu sa giới.

Quỷ tử mẫu Khoáng Dã

Thần Kim súy điểu vương

Tất linh giai bảo mãn

Án độ lợi ích tá ha (3 lần)

Chúng sanh có hai lọai chính: một là chúng sanh có mang thân được sinh ra trong hành tinh trái đất, hai là chúng sanh không mang thân trong thế giới ta bà.

Ðức Phật thì có ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ưùng hóa thân. Thân Ưùng hóa là thân diệu dụng tùy cơ ứng hiện, đức Phật có định lực sung mãn, tiếp độ chúng sanh ở thế giới khác, thị hiện thân người, thân thú cầm, thân chư thiên (không hình tướng, không thân tứ đại) như hiện nay Phật hiện thân người (vào cung vua làm thái tử sau đó đi tu) để độ sanh, Phật còn hiện thân thiên thần giúp cho chúng thiên thần tiến hóa làm lành lánh dữ; xa hơn nữa Ngài còn tiếp độ chúng sanh thượng cầm hạ thú giúp cho chúng đắc phục nhân thân, có cuộc sống vượt ra khỏi nghiệp lực của chúng. Ðức Phật là bậc toàn tri, nhứt thiết trí, chánh biến tri, nên sự tiếp độ đó là phương tiện hóa giải nghiệp lực, điều phục chúng sanh, giúp chúng vượt ra ngoài nghiệp chủng của chúng mà giải thoát sanh tử luân hồi.

Việc của Phật thì rất mầu nhiệm, bất khả thuyết bất khả tư nghì, không phải ở thế gian mà suy lường hay đong đo tính đếm được, các ngài là bậc đắc đạo, cao hạ, thần thông diệu dụng,ï có đẳng cấp tu hành, nhưng rất khiêm cung từ tốn với thế gian.

Trong kinh Ðịa Tạng, bản kinh tụng năm 1969, nói: “…cũng có đôi khi đức Phật nhập thiền đến cung trời Ðạo lợi, thăm thánh mẫu Maya là mẹ của ngài, rồi thuyết pháp cho mẹ nghe, chư thiên chúng, chúng sanh cung trời ấy cũng đồng nghe…”

Năm 1973 dự học khóa giáo lý Tịnh độ, Sư được học về tiểu sử các bậc Ðại sư của Liên tông Tịnh độ trong đó có đại sư Vân Thê Châu Hoằng, tổ sư thứ tám Tịnh độ tông: Ðại sư tự là Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân hòa tại Hàng châu. Năm mười bảy tuổi được bổ làm giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm tòan. Năm ba mươi hai tuổi xuất gia, rồi đi tham học Phật pháp với các bậc danh đức. Sau cùng đến học đạo với Tiếu Nham Nguyệt Tâm thiền sư, tham cứu câu “Niệm Phật là ai?”. Năm Long Khánh thứ năm, đại sư đi khất thực ngang qua đỉnh núi Vân thê, thấy cảnh nước non cực kỳ u nhã, quyết ý cất am ở tu. trong núi ấy có nhiều cọp, ngài hành phép Du già (Yoga)ø thí thực, từ đó các lòai thú dữ không còn quấy hại nữa. Mấy năm sau, gặp lúc nắng hạn lâu, cư dân quanh vùng đến am cầu xin đão võ. Ngài đáp:”Tôi chỉ biết niệm Phật, không có tài chi khác!”. Mọi người vẫn nài nĩ cố thỉnh. Ðại sư cảm lòng thành của dân chúng, ra khỏi thảo am gõ mõ đi dọc theo bờ ruộng mà niệm Phật. bước chân của ngài đi đến đâu, mưa lớn rơi theo đến đó. Nhân dân vui mừng kính đức, cùng nhau hiệp xây cất điện chùa. Tăng chúng các nơi lần lượt nương về, không bao lâu chổ ấy thành đại già lam trang nghiêm thanh tịnh.

Trên thế giới hiện nay có nhiều quốc gia như Trung quốc, Ấn độ, các quốc gia ở vùng Trung cận đông, Tây Á, thậm chí đến các quốc gia Âu Mỷ cũng có nhiều hiện tượng ngoại cảm xuất hiện. Ơû Việt nam hiện tượng ngoại cảm hiện đang phát triển. Theo nhà Phật, mọi sự việc diễn ra trên thế gian thuộc về hữu vi pháp, hữu vi là hiện tượng, thường gọi là hiện tượng vật lý, sinh lý; hiện tượng thiên thể, thiên nhiên; mà hiện tượng thì lúc nào cũng thay đổi, đổi mới trong từng giờ, từng phút, từng niệm hơi thở, những yếu tố quá khứ kết duyên những yếu tố tương lai…thành mới rồi lại trở thành quá khứ, khiến cho chúng sanh trong cõi ta bà nếu không là người tu Phật có đẳng cấp thì không thể tìm được những giây phút hiện tại; nên gọi hiện tượng ngoại cảm là mới, là lạ; thế thường gọi là hiện tượng lạ. Hiện tượng thì có lúc: tan hợp, có không, thật giả, tốt xấu, phải quấy, mất còn, không thật của vũ trụ và nhân sinh, cuối cùng chỉ là sự giả hợp, không thật! Là hiện tượng thì có cái gì là thật? Chẳng có pháp nào thật cả; chẳng qua cái nầy có thì cái kia có, cái nầy không thì cái kia không, vạn hữu không có tự tánh, không thật hữu…

Vậy ngoại cảm là gì? Là người có sự cảm niệm nghe, thấy, hiểu biết về thế giới bên ngòai của con người, hay bên ngòai của người đó chăng?

Theo tư liệu của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh, nói về hiện tượng ngoại cảm, thần bí khoa học trong tác phẩm “Ðời sống sau nầy” của Bác sĩ Raymond A Moody đã dày công nghiên cứu 150 người trên thế giới, đã từng chết lâm sàng. Người sắp chết, đến phút cuối cùng nghe thấy Bác sĩ, hoặc những người xung quanh tuyên bố rằng mình đã chết nghe thấy những tiếng ồn khó chịu, thấy bản thân mình bị lưu động rất nhanh qua một đường hầm đen tối…. Hiện tượng nầy có được vì người ấy chết, nhưng còn ở gần bên sự sống, nên họ có thấy biết nhưng sự sống rất mong manh. Còn nhà ngoại cảm thì có sự thấy biết cõi âm nên gọi linh hiển, có sự sống lâu dài. Những người chết đi rồi sống lại còn gọi là hồi dương:

* Hồi dương là chết rồi, có khi sống lại rồi chết liền.

* Có người hồi dương sống lại với thời gian dài, như những nhà ngoại cảm hiện nay, thường là các vị có bệnh gần như chết rồi và sống lại bình thường như mọi người khác, nhưng đặc biệt có những hiện tượng lạ đến với nội tâm của ho, như:: mắt thấy cõi âm, tai nghe tiếng nói của người cõi âm, thân đi vào cõi âm.ï…các vị làm được việc tiên đoán, phán đóan, nghe, thấy, nói tiếng âm…

Tại Việt nam cũng có những nhà ngoại cảm không do chết đi sống lại mà phán đoán cũng rất đúng, trường hợp nầy thì hiếm.

* Có những trường hợp người tu Phật, giữ được chánh niệm, có đẳng cấp cao, đắc đạo, xuất thần nhập hóa, du hí thần thông…

Năm 2004 tại Quan Âm Tu Viện, Biên Hòa, hai vị Phật tử Hữu Từ và Tâm Hảo phiên dịch quyển sách Tây phương Du ký, Ni Trưởng Thích Nữ Huệ Giác, Viện chủ Quan Âm Tu Viện viết lời giới thiệu, nội dung: Ngài Ðại lão Hòa Thượng Khoan Tịnh tu Tịnh độ, nhưng bổng nhiên vào ngày 25/10 âl (1967) Ngài mất tích. Nhà cầm quyền Trung quốc và các đội cứu hộ trên bờ dưới sông của địa phương, mọi người thân thiết, đệ tử quyết tâm tìm kiếm, nhưng không gặp. Cho đến ngày 8/4 âl (1973) Hòa Thượng xuất hiện trong hang Di Lặc, núi Cửu tiên, tỉnh Phước Kiến, mọi người đến thỉnh ngài về lại chùa, thời gian ngài mất tích là sáu năm, năm tháng. Từ đó về sau, ngài thường đi du thuyết các nước Malaya, Singapore…thuật lại cảnh giới Tây phương Cực lạc mà ngài đã từng gặp trong thời gian mọi người cho rằng ngài đã chết. Những thời thuyết pháp của Hòa thượng được Phật tử Lưu Thiếu Hoa đúc kết ghi lại thành sách, nhan đề Tây phương du ký khuyên mọi người tinh tấn tu niệm Phật nhiều hơn nữa sẽ được vãng sanh thật sự về cõi nước Tây phương Cực lạc của Phật A Di Ðà.

Trường hợp nầy nhà Phật không gọi là ngoại cảm nữa, mà là do sự dày công tu tập thiền định, niệm Phật, phát nguyện tu hành đắc đạo của người đệ tử Phật có đẳng cấp cao nên có niệm lực, định lực, huệ lực, thấy biết được những thế giới Phật ở ngòai thế giới phàm phu.

* Có những trường hợp hồi dương sống lại rồi kể những chuyện ở âm phủ như là chuyện ở thế gian, hoặc giả là kể chuyện đạo đức khuyên người trần tục làm lành lánh dữ để hưởng quả lành trong tương lai, khi chết khỏi phải bị đọa địa ngục, quỷ sứ hành hình…

* Ðời nhà Ðường ở Ung châu, thuộc huyện Trường an có Ông Cao Pháp Nhãn đi thi, lúc cởi ngựa về nhà, gần chùa Hóa Ðộ, giữa đường gặp bọn xấu cởi ngựa rượt bắt, Ông vội vàng chạy về nhà té mê ngất rồi chết giả; người nhà truy hô đem về nhà tưởng chết thật dự định làm tang chay, nhưng đến sáng hôm sau ông sống lại, kể:”…Ta bị bắt đến địa ngục bị vua Diêm La xử tội do đến chùa ăn trái cây của thường trụ, bắt ta nuốt 400 hòn sắt nóng, nhưng rồi lưỡi không cháy, ta vẫn sống - tiếp đến có bọn quỷ sứ dắt ta đến cho Diêm Vương xử tiếp lỗi khác, vì ta có nói lỗi xấu của chư Tăng nên bị tội phải cày lưỡi, cày lưỡi nhưng ta vẫn sống - tiếp đến xử tội ta nói việc hay dở Tam bảo, Diêm Vương bảo lấy cày sắt cày lưỡi ta, nhưng không đứt; bảo đem búa lớn chặt lưỡi, cũng không đứt; bảo lấy búa thẻo nhỏ bỏ vào nồi nước sôi nấu cho tiêu, nhưng nấu mãi không rã…”. Diêm Vương lấy làm lạ hỏi, ở thế gian ông còn làm việc gì nữa? Ông Cao Pháp Nhãn thưa:”tôi từng đọc kinh Pháp Hoa một bộ”. Diêm Vương không tin, vội lấy sổ bộ đời của ông ra tra kỹ, thấy trong án có ghi: Cao Pháp Nhãn đọc một bộ Kinh Pháp Hoa. Diêm Vương hốt hỏang, liền thả cho về trần gian, ông sống lại và kể cho mọi người nghe như thế! Từ đó ông và mọi người trong gia đình tu hành niệm Phật tinh tấn…

Trường hợp tại tỉnh Tiền giang, thuộc miền tây Nam phần Việt nam thì Hòa Thượng Pháp sư Thích Nhật Long, Viện chủ chùa Long Hòa, Cai lậy là Giảng sư tốt nghiệp khóa Như Lai Sứ giả đầu tiên tại Saigon, do Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tổ chức; trong thời gian Hòa Thượng còn đi thuyết giảng khắp nơi, gặp Cô Ba cháu gà là người chuyên giết gà, bán cháu gà. Ðến tuổi già, Bà đi thiếp, tức là xuất hồn đi vào cõi âm, thường gọi là âm phủ, sau đó trở lại thế gian; đi thiếp cũng là hiện tượng chết, nhưng chếtrồi sống lại. Bà kể cho mọi người nghe, trong đó Bà có kể mọi việc ở âm phủ, những việc người làm ác ở nhân gian khi chết linh hồn họ bi âm phủ hành phạt; nhưng cõi âm phủ đối đãi tốt với người hành thiện… cho Hòa Thượng Pháp Sư nghe, Hòa Thượng ghi lại thành quyển sách “Ðịa ngục ký” phổ biến trong nhân gian. Ðây cũng là hiện tượng ngoại cảm thân tiếp xúc với cõi âm biết được chuyện ở ngòai thế gian. Cuối cùng Bà nghe lời dạy của Hòa thượng phát tâm tu hành, quy y Tam bảo, giữ giới cấm, sám hối tội lỗi sát sanh, tu niệm Phật tinh tấn cho đến khi quy Tây trước ngày hòa bình 30/4/1975.

Câu chuyện Rashomon (Lã Sinh Môn), do nhà văn Nhật bản Akutagawa Kyunosuke viết vào năm 1915, vào khõang 35 năm sau Kuro Kawa Akira thực hiện thành phim, nội dung: Tòa án tối cao Nhật bản cho phép ngồi đồng để cho linh hồn vị võ sĩ hòang gia bị giết chết nhập đồng chỉ mặt ai là người giết võ sĩ, do Võ sĩ tự sát? do tướng cuớp giết? hay do vợ Võ sĩ đam mê đi theo tình nhân mà giết Võ sĩ? Trong đó còn có lão tiều phu là người chứng kiến vụ giết Võ sĩ, nhưng không khai báo vì lão tham lam, lấy trộm gươm báu của Võ sĩ và muốn vật báu nầy thuộc về mình…nhưng cuối cùng rồi cũng vạch mặt đúng tội nhân. Những tình tiết trong lời khai của mỗi người, trong đó có người ngồi đồng và mọi người khai báo không ăn khớp với nhau...(theo truyền thống văn hóa Nhật, thì các nhà văn thường viết những câu chuyện, trong đó các nhân vật của cốt truyện ít khi nào đổ lỗi cho nhau, thường là dành cho độc giả suy nghĩ)…Ngồi đồng thuộc về: ý thức tiếp xúc với cõi âm nên cũng gọi là ngoại cảm.

Ở miền Nam Việt nam, thiêng liêng cũng là hiện tượng mang tên khác của ngoại cảm cũng lắm hiển linh, nhưng đa số người Phật giáo thì ít tin tưởng. Trường hợp của cư sĩ Pháp Ðoan, Ðạo tràng Tịnh Ðộ, Quận Nhứt, Tp.Hồ Chí Minh là cư sĩ nhà Phật có cảm tính thiêng liêng có làm việc tiên đóan giúp người cứu người, nhưng cư sĩ có thọ trì ngũ giới cấm, lúc nào cũng lập hạnh tu hành tinh chuyên niệm Phật, gia trì thần chú Ðại bi; cư sĩ giúp người bằng cách khuyên người làm lành thì được hưởng quả báo lành, trước khi muốn giúp cho một người thoát hoạn nạn, cư sĩ nhập thất niệm Phật và gia trì chú Ðại bi, nhiều là một tuần lễ, ít là một đêm rồi giúp cho người thoát khổ, nên việc làm của cư sĩ Pháp Ðoan cuối cùng rất có hiệu quả và giúp cho người kia được thoát nạn quy y Phật pháp, ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dữ. Vì có tu hành theo chánh pháp nên cư sĩ giữ được cảm tính hiển linh giúp người cho đến khi từ trần.
Còn nhiều sách nói về việc người chết rồi sống lại, kể chuyện âm phủ, như sách Hồi Dương nhân quả, do quỷ sứ bắt nhầm người phàm có đạo đức Lâm Tự Kỳ, thay vì bắt hồn tội nhân Lâm Sĩ Kỳ do ở thế gian làm việc ác, đem xuống âm phủ để hành hình. Sau đó Lâm Tự Kỳ được trả trở lại thế gian, có kể lại những chuyện âm phủ, quỷ sứ hành hình tội nhân, rồi khuyên người đời làm việc thiện tránh ác, gọi là sách Hồi dương nhơn quả.

Trường hợp của Bà Phan Thị Bích Hằng, Ông Nguyễn Văn Liên…một số nhà ngoại cảm thì ra sao thưa Sư?

Trường hợp của Bà Phan Thị Bích Hằng, khi còn trẻ đi đường cùng với bạn, cả hai bị chó dại cắn: bạn chết, Bà không chết vì bệnh dại nhưng cũng rất xây xát vật vã; Thầy Liên bị bệnh, té gảy tay, Ðổ Bá hiệp bị bệnh nặng thập tử nhất sinh, Ðổ Văn Chiều bị điện giựt, Tôn nữ Hòang Hương bị chết lâm sàng, Blaga Ðimitrva bị bệnh nặng…các vị thay vì chết, nhưng không chết, nên có hiện tượng lạ: thấu thị cõi âm, nghe tiếng nói người cõi âm, thân tiếp xúc cõi âm, làm việc với cõi âm…đến với các vị.

Các vị có quyền sống ở một thế giới khác, thế giới sau khi chết rồi sống lại, “mắt, tai, ý thức các vị đã xả bỏ những kiếp sống cũ nặng nề, phàm trược của cha mẹ sinh”. Kiếp lai sinh của họ là kiếp sống được tái sinh từ thiên nhiên đất trời (mắt, tai của các vị…không còn là cơ thể của cha mẹ sinh nữa!), từ đó mà có cảm tính hiển linh, hay ý thức mới vụt bừng sáng.

Trường hợp như nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã ở Tp.Hồ Chí Minh? - Ông Nhã ở Tp.Hồ Chí Minh là người làm cách mạng, nhưng cũng là người tu Phật, Ông và gia đình lúc nào cũng niệm Phật, nên việc hiển linh đến với Ông là chuyện bình thường, do chính niệm mà tiếp xúc với người bên kia thế giới!

Ở Việt nam, các nhà ngoại cảm họ có lý, khi các vị có công giúp cho Chính phủ, Bộ, Sở Lao động Thương binh, các gia đình người thân của các anh hùng liệt sĩ, tìm mộ anh em liệt sĩ, đem về quê hương, hay đem vào các nghĩa trang liệt sĩ địa phương chôn cất, góp phần làm giảm đau thương của các gia đình cha, mẹ, vợ, con, người thân của những người hy sinh vì đại nghĩa, cho tổ quốc được thống nhất độc lập tự do.

- Thưa Sư! Việc làm có nghĩa, nhưng vì sao có vị đoán đúng 80 %, có vị phán đóan không kết quả, chỉ đặng 30 %û, trong đó còn có nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông nói sẽ giúp đuổi gió đuổi mây, ngăn không cho mưa bão, trong 7 ngày diển ra đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, cuối cùng thì không kết quả?

Những vị tìm mộ liệt sĩ đúng 80% do giữ được trạng thái chính niệm cao; mức độ chính niệm của các vị tuy không phải và không bằng nhà tu Phật, nhưng có chính niệm. Những vị phán đóan sai do không có chính niệm.

Trường hợp của Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, theo nhà Phật, có thể do tự ngã hơi cao nên mất chính niệm; cảm tính tự cao ấy che án sự siêu xuất mất rồi!

Ðứng về gốc độ khoa học tâm linh, vì là tâm linh nên nhà ngoại cảm chỉ có thể biết được có mưa bão hay không để giúp cho tổ chức đại lễ tránh mưa bão; vì là tâm linh nên con người không thể ngăn mưa bão, giữa cái hữu cơ hữu hình và tâm linh vô hình lúc nào cũng một mất một còn, thì không bao giờ gặp nhau, làm sao giải quyết ngăn mưa bão. Muốn ngăn mưa bão cần phải đủ yếu tố “trí tuệ” hài hòa cùng sự tiến bộ của khoa học “vật chất” mới thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên khoa học cũng chỉ thực hiện việc ngăn mưa bão giới hạn trong một không gian và thời gian cố định nào đó mà thôi. Tuyên bố ngăn mưa bão của Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh do bản ngã cao, đã lỡ tuyên bố…,nên khi trở về với thực tại để rút lại lời nói không kịp với báo chí!
Nếu thật sự các vị hiển linh siêu xuất thì chắc chắn các vị đã không từ chối làm cho không có mưa bão, không còn người chết đuối, không hư hại mùa màng hằng năm; nhất là thiên tai bão lụt đã và đang đến từ tỉnh Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên Huế, từ Phú yên đến Bình thuận trong tháng 9,10/2010 vừa qua.

Theo nhà Phật thì các pháp, dù là thần thông diệu dụng cũng chỉ là phương tiện, kể cả pháp có đẳng cấp cao, siêu xuất nhất của Phật cũng là phương tiện giáo hóa cho người đệ tử Phật đạt đến cứu cánh: chính niệm, an tâm, định lực cao, tu hành đạt hiệu quả và đắc đạo. Hành trình đi đến đắc đạo của người đệ tử nhà Phật là do tu Giới, Ðịnh, Tuệ, chính là đỉnh cao trong suốt thời gian tu hành; nhơn giữ Giới sanh Ðịnh, nhơn Ðịnh phát Tuệ. Tuệ giác chính là sức mạnh đưa chúng sanh đến chổ tự làm chủ được chính mình. Không pháp thần thông cao viễn nào bằng, tự mình có khả năng đưa mình ra khỏi bờ vực sanh tử luân hồi. Các pháp của Phật là phương tiện, mà phương tiện tức là “không thật” (qua sông bỏ thuyền), huống chi là những hiện tượng hữu vi pháp ở thế gian.

Các nhà ngoại cảm như Ông Nguyễn Văn Liên, Bà Phan Thị Bích Hằng một số các nhà ngoại cảm có tiếng tăm, đã và đang làm chấn động quần chúng trong vấn đề tìm mộ liệt sĩ, tiên đoán, phán đoán sự việc, sự kiện...Tuy nhiên, không làm chấn động các nhà “Phật học cấp cao”, các nhà “học Phật có đẳng cấp”; vì các vị hiểu rất rõ các hiện tượng “linh hiển” là phương tiện giúp đời ở một chừng mực nào đó, nhà Phật gọi là phép ngũ thần thông. Tuy nhiên các phép thần thông ấy, các phương tiện hữu vi ấy vốn “không thật”, không tồn tại, tự sanh tự diệt.
Trong Ðại luật, sinh thời Ðức Phật đã không cho phép các môn đệ sử dụng thần thông để thu bát. Bát là pháp khí quan trọng trong đời người tu của Sa môn đệ tử Ðức Phật, dùng làm đi khất thực, khất thực là Phật sự của Phật Thích ca và ba đời chư Phật…Chuyện kể: …có một vị ngoại đạo treo cái bát trên cao ra điều kiện, nếu ai hiện thần thông lấy được thì bát ấy thuộc về mình. Có một vị Tỳ kheo dùng thần thông bay lên lấy bát về và bị Phật quở. Từ đó Ngài kiết giới cấm hiện thần thông làm việc giống như thế…(Cương yếu giới luật,NXB Tôn giáo, 2002, trang 80, HT thích Thiện Siêu biên sọan)

Như trong kinh Kim cang Bát nhã (trích trong sách Phật học Phổ thông quyển thứ 12, trang 180 bản dịch và chú giải của Ðại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa), Phật dạy:” tất cả pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt bóng, sương mai, điển chớp...” Tất cả các pháp trong vũ trụ đều hư giả, như chiêm bao, như huyễn thuật, như bọt nước, như bóng tối, như sương mai và như điện chớp…đều “không thật”.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

69. NGÀY THỨ SÁU MƯƠI CHÍN:

Pháp kệ Phổ đà sơn

Vấn: - Trên ba mươi năm tu cư gia cùng với Liên tông Tịnh độ Non bồng, khi vào nghi thức khai kinh chúng con lúc nào cũng tụng kinh Phổ đà. Tuy nhiên, chúng con chưa biết nguồn gốc của kinh Phổ đà xuất phát từ đâu, xin Sư từ bi hoan hỷ giảng giải cho Phật tử chúng con được biết để tụng đọc?

Ðáp: - Kinh Phổ đà, chúng ta không gọi “Kinh”, chỉ có những lời dạy của Ðức Phật mới gọi “Kinh”; nói cho đúng hơn là bài kệ pháp, thi văn nói về cảnh trí Phổ đà sơn, nơi Ðức Quán Thế Âm tu hành hiển thánh, bài thơ diễn tả cảnh trí an lành thật sâu xa mầu nhiệm, dù cú pháp có ít, nhưng khi người gia tâm tụng niệm có cảm giác khinh an, mát mẻ, phiền não vụt tắt khi tâm và miệng niệm từng chữ từng câu một. Tuy nhiên, theo cảm niệm của Sư, pháp kệ nầy cũng không phù hợp mấy đối với các nhà học Phật chốn thị thành; pháp kệ chỉ phù hợp với nhà học Phật ở non núi, nơi non xanh cẩm tú với hồn thiêng, non bồng nước nhược.

Sư vốn nhà tu núi, tụng pháp kệ Phổ đà nầy trên năm mươi năm rồi, đến nay nhiều người góp ý bỏ đi, thì Sư xin thưa vì pháp kệ đã làm cho mình tu hành tinh tấn “không bỏ Phật, bỏ đạo” từ trên năm mươi năm qua rồi, mỗi khi đọc lên cảm thấy mình đang ở thế giới thật gần gũi với Ðức Bồ tát nơi Phổ đà sơn!

Ðến nay thì nhiều người thưa thỉnh nói về pháp kệ và nguồn gốc bài pháp kệ, nên Sư sẽ vì các Phật tử mà thuyết giảng một số việc có ảnh hưởng đến pháp kệ.

 Pháp kệ thứ nhứt: trong những năm 1960 đến 1963, tại tổ đình Linh Sơn núi Dinh, Sư thường nghe quý Trưởng lão Ðại Ðức Thích Từ Ân, Trụ trì Trường Sanh Phật tự, Thành phố Mỷ tho, Trưởng lão Thượng Trang Thanh, núi Thị vải (tu sĩ Cao đài nương về tu Phật với Tôn sư), cư sĩ Hùng Dũng, Hốc môn, cư sĩ Bạch Thủy, cư sĩ Nhứt Thiện và đạo tràng ở Gò công…trước khi về cầu pháp với Tôn sư, các vị tu hành theo giáo phái đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Giáo chủ Ngọc Thanh, ở vùng núi Tượng Văn liên Bảy núi.

Ngoài ra, theo lời quý Sư Thiện Thành, Sư Thiện Nhàn ở Bắc Mỹ thuận xưa ở miền Tây thuật lại thì chùa Thành Hoa, cù lao Ven, An giang của Ðức Phật Nằm (nơi đây rất quý trọng quý Sư chư Tôn Ðức giáo phẩm Tăng Ni, khi quý sư đến phát nguyện nhập thất tu hành thì chùa sẽ cung cấp vật chất, am thất và thị giả để hộ trì trong quá trình nhập thất), quý tu sĩ xuất gia cũng như tại gia cũng có tụng pháp kệ Phổ đà. Có một lần, vào năm 1970 khi cầm được quyển kinh “Linh sơn Hội thượng” của Ðức Bổn Sư núi Tượng, xuất bản lần thứ nhứt, trong đó cũng có in bài tụng pháp kệ Phổ đà.

Cuối năm 1963 Sư cùng với giáo đòan Khất sĩ Non bồng về Am Ðại Quang Minh, núi Trà sư thăm viếng Ðức Sư Ông thượng Bửu hạ Ðức, cũng nghe quý vị tu sĩ bên Phật giáo Tứ Ân, Ðức Cô Hai Diệu Nguyệt, Bà Cô Mười Hương, huynh đệ ở gần Sư Ông; sau nầy còn có Ông Tư Tăng đạo hiệu Bửu Tường, đệ tử Bà Cô Mười Hương, thuộc tịnh xá Ngọc Hồng tụng niệm bài pháp kệ Phổ đà, nay xin lưu lại bài pháp kệ Phổ đà thứ nhứt, các tu sĩ ở miền Tây nam phần Việt nam thường tụng như sau:

Nam mô Ðại đế phụng vương tây trước

Phổ Ðà đạt đạo ngự non châu.

Cửu khúc trùng trùng thủy vang tân.

Cúc nở nhị bông ve véo vắt.

Ðờn ngâm suối đá

Trên Quán Âm Phật ngự long cung giá.

Dưới Phổ Ðà cảnh hảo vô biên.

Trên thông reo gió thổi tự nhiên.

Dưới rồng chầu phụng múa.

Mây áng hồng lồ lộ.

Mấy thứ lá nhụy nở hây hây.

Ðào đơm bông cúc nở thơm cây.

Nghe vắng vẻ tiếng người gìn giữ.

Trên Ðức Phật Từ Bi quảng đại.

Dưới rồng chầu phụng múa tiêu thiều.

Cảnh Thiên Thai vàng chuộng báu yêu.

Cõi Tây trước văn ly chầu-chực.

Nam mô lấy san hô làm cột.

Lấy hổ phách làm sườn.

Lược đồi mồi làm ngói che sương.

Bông sen nở làm thuyền Bát Nhã.

Bình tịnh thủy rưới qua Tây Hớn.

Nước cam lồ dành để cứu dân.

Máy thiên địa có giao lân.

Trời có sanh có diệt.

Chuông Nam tào khởi động thành tây.

Trống Bắc đẩu tiền đồ phóng xả.

Ðiểm điểm thất tinh như càn long mã.

Hổn độn sơ khai Ðẩu xuất tam cung.

Lấy bát quái lập làm tứ trụ.

Án đà ra đế dạ bà ha.

Thỉnh Quán Âm Phật thông tra.

Án hồng rị hồng rị thông hồng tá ha.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Pháp kệ Phổ đà (bài thứ hai): là bài pháp kệ do Trang website diễn đàn Văn hóa phương Ðông, tác giả ký hiệu phoquang đăng tải, nhưng không nói xuất xứ bài pháp kệ, mà chỉ nói đến những ý nghĩa của xứ sở, môi trường Phổ đà sơn (núi Phổ đà lạc ca). Tác giả có công tìm kiếm, giảng giải các từ Phật học trong bài pháp kệ, nói chung tác giả đã làm một việc hữu ích đạo đời, biến hóa bài pháp kệ thành một tác phẩm văn học, trong văn đàn “Văn hóa Phương Ðông”, bài thứ hai như sau:

Nam mô Ðại đế phụng vương tây trước

Phổ Ðà Lạc đạo ngự non châu.

Cửu khúc trùng trùng thủy vạn tận.

Cúc nở nhị bông ve véo-vắt.

Ðờn ngâm suối đá

Trên Quán Âm Phật ngự long cung giá.

Dưới Phổ Ðà cảnh hảo vô-biên.

Trên thông reo gió thổi tự nhiên.

Dưới rồng chầu phụng múa.

Mây áng hồng lồ lộ.

Mấy thứ lá nhụy nở hây hây.

Ðào đơm bông cúc nở thơm cây.

Nghe vắng vẻ tiếng người gìn giữ.

Trên Ðức Phật Từ Bi quảng đại.

Dưới rồng chầu phụng múa tiêu thiều.

Cảnh Thiên Thai vàng chuộng báu yêu.

Cõi Tây Trước vang ly chầu-chực.

Nam mô lấy san hô làm cột.

Lấy hổ phách làm sườn.

 Lược đồi mồi làm ngói che sương.

Bông sen nở làm thuyền Bát Nhã.

Bình tịnh thủy rưới qua Tây Hớn.

Nước cam lồ dành để cứu dân.

Máy thiên địa có giao lân.

Trời có sanh có dưỡng (tiếng chuông).

Chuông Nam tào khởi động thành tây.

Trống Bắc đẩu tiền đồ phóng xả.

Ðiểm thất tin như càng long mã.

Hổn-độn sơ khai Ðẩu xuất tam cung.

Lấy bát quái lập làm tứ trụ.

Ấn đà ra đế dạ bà ha.

Thỉnh Quán Âm Phật ngự thông tra.

Án hồng rị hồng rị thông hồng tá ha.

Nam mô Ðại Từ Ðại Bi Quảng Ðại Linh Uy Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Phổ Ðà Sơn Lưu Ly Thế Gíới, Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Nhất Niệm Tâm Vô Quái Ngại, Quán Âm Như Lai, Thường Cư Nam Hải Nguyện.
Tháng giêng năm 1958, khi còn là Phật tử thì Sư cũng đã tụng bài pháp kệ Phổ đà, do Cô Ba Diệu Hòa vâng lịnh Ðức Tôn sư đem về Mỷ tho đến nhà của Sư khuyên tụng pháp kệ nầy; Sư tu được một phần cũng nhờ bài pháp kệ đã từng làm cho lòng mình “thanh tâm mát dạ”. Cho đến ngày 30 tháng 7 năm Canh tý (1960) về núi xuất gia, tiếp tục đọc tụng bài pháp kệ Phổ đà (thứ ba) là bài được Ðức Tôn sư tiếp nhận từ Thầy Tổ bên miền Tây nam phần Việt nam đem về miền Ðông núi Dinh cho Tăng Ni, Phật tử tụng niệm. Theo nghi thức tụng niệm của Ðạo Phật Non bồng thì khi hành giả tụng kinh Tịnh độ, vào chuông mõ xong, tụng bài tán Dương chi, tiếp đến tụng pháp kệ Phổ đà rồi mới tụng chú Ðại bi, Khai kinh …bài pháp kệ Phổ đà thứ ba như sau:

Nam mô Ðại đế phụng vương tây trước

Phổ Ðà Lạc đạo ngự non châu.

Cửu khúc trùng trùng thủy vang tân.

Cúc nở nhị bông ve véo-vắt.

Ðờn ngâm suối đá

Trên Quan Âm Phật ngự long cung giá.

Dưới Phổ đà cảnh hảo vô biên.

Trên thông reo gió thổi tự nhiên.

Dưới rồng chầu phụng múa.

Mây áng hồng lồ lộ.

Mấy thứ lá nhị nở hay hay.

Ðào đơm bông cúc nở thơm cây.

Nghe vắng vẻ tiếng người gìn giữ.

Trên Ðức Phật Từ bi quảng đại.

Dưới rồng chầu phụng múa tiêu thiều.

Cảnh Thiên thai vàng chuộng báu yêu.

Cõi Tây trước văn ly chầu chực.

Nam mô lấy san hô làm cột.

Lấy hổ phách làm sườn.

Lược đồi mồi làm ngói che sương.

Bông sen nở làm thuyền Bát nhã.

Bình tịnh thủy rưới hoa Tây hớn.

Nước cam lồ dành để cứu dân.

Máy thiên địa có giao lân.

Trời có sanh có dưỡng.

Chuông Nam tào khởi động thành tây.

Trống Bắc đẩu tiền đồ phóng xả.

Ðiểm điểm thất tinh như càn long mã.

Hổn độn sơ khai Ðẩu xuất tam cung.

Lấy bát quái lập làm tứ trụ.

Án dà ra đế dạ bà ha.

Thỉnh Quán Âm Phật ngự thông tra.

Án hồng rị hồng rị thông hồng tá ha.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (ba lần)

Tiếp đến hành giả tu Tịnh độ Non bồng tụng chú đại bi. Bài thứ ba là bài pháp kệ mà Ðức Tôn sư phổ biến cho chư Tăng Ni, Phật tử trong tông phong Non bồng tụng đọc từ trên 50 năm qua, hiện nay thì 150 chùa của môn phong trên tòan quốc đều tụng niệm như vậy.

Sư đưa ra ba bài pháp kệ để Phật tử tiện đối chiếu:

- Bài thứ nhứt là bài pháp kệ chính, những người tu ở chùa Thành Hoa (cù lao Ven), các chùa thuộc hệ thống đức Bổn Sư núi Tượng miền Tây Nam phần Việt nam tụng niệm.

- Bài thứ hai là bài pháp kệ được tác giả phoquang, đăng trên trang website Văn hóa phương đông, có nhiều câu không giống bài pháp kệ chính, ví dụ câu:”…điểm thất tin như càng long mã…”, đọc lại:”…điểm điểm thất tinh nhà càng long mã…”

- Bài thứ ba, tụng niệm thường xuyên tại Tịnh độ Non bồng, Ðức tôn sư có sữa chữa một số từ ngữ Phật học, so với bài pháp kệ chính, ví dụ câu: ”…trời có danh có diệt…”, đọc lại:”…trời có sanh có dưỡng…” “…điểm điểm thất tinh như càng long mã…”, đọc lại:”… điểm điểm thất tinh như càn long mã…” “…thỉnh Quan âm Phật thông tra…”, đọc lại:”…thỉnh quan âm Phật ngự thông tra…” Phổ Ðà sơn, Phổ Ðà Lạc già, Phổ Ðà Lạc ca, tức núi Phổ Ðà, dịch là Quang Minh sơn tên một tòa núi hình bát giác là một danh sơn ném về hải đảo phía nam xứ Ấn Ðộ. Phổ Ðà sơn còn là một trong “tứ đại danh sơn” (Phổ Ðà ở tỉnh Triết Giang, Ngũ Ðài ở Sơn Tây, Nga Mi ở Tứ Xuyên và Cửu Hoa ở An Huy). Ðược mệnh danh là Hải Thiên Phật Quốc (Nước Phật Biển Trời), nằm cạnh biển Ðông, là một đạo tràng Phật Giáo được khai sáng từ đời Ðường, cách đây hơn 1000 năm trước, thuộc huyện Ðịnh Hải, thành phố Ðan Sơn tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, là nơi đức Quán Thế Âm hiển thánh tùy cơ ứng hiện độ đời:

Ngàn chổ cầu xin, ngàn chổ hiện

Biển khổ thường làm người đưa đò.

Núi cao nằm ở giữa hải đão, rừng núi thanh u cô tịch, thật là thánh cảnh nước reo pháp Phật, gió khua nhạc trời; rất xứng đáng với danh xưng, cũng là nơi để cho người lánh xa thế giới phàm phu, thiền định bát nhã giai không, lánh tục tầm tiên học đạo.

Xưa chư vị Tổ sư Thiền tông, Tịnh độ tông của Phật giáo, như ngài Ấn Quang đại sư, ngài Hoằng Nhứt đại sư, ngài Hư Vân đại lão Hòa thượng, ngài Pháp sư Khoan Tịnh thường vãng lai hành đạo. Ðặc biệt nơi đây còn có nhiều cảnh trí thiên thai, non bồng, a luyện nhã, nhiều chùa chiền dành cho chư Tăng Ni đến tĩnh tu. Có bài thơ:

Trong núi Phổ đà thường nhập định

Tùy duyên cứu độ khắp hằng sa

Nghe tiếng kêu cầu liền ứng hiện

Sáng cả hồng danh Quán Thế Âm

Núi Phổ Ðà lớn nhỏ hơn ba trăm ngôi chùa, mười hai tháp Phật. Trong số ấy thì chùa Phổ Tế, chùa Pháp Vũ, Tuệ Tế Thiền Viền là trứ danh hơn cả. Những Am Viện lợp tranh kết cỏ khác thì phân biệt do chùa Phổ Tế núi trước, chùa Pháp Vũ núi sau, Tuệ Tế Thiền Viện núi Phật Ðỉnh quản hạt, đó đây liền nhau mạch lạc, trông nom tương trợ, hợp lực trong phạm vi phòng bị, trật tự rành mạch. Du khách quyên góp, hiến dâng được thống nhất phân phối, tuyệt không có ý tranh nhau.

Mỗi năm thuyền khách hành hương đông đúc vào tháng Hai âm lịch, khí trời lúc ấy tạnh ráo ôn hòa, du khách kéo đến như vậy, thật là nước triều dâng tràn núi, các chùa đều phải gặp nạn đầy khách. Người đi Nam hải dâng hương, hơn một nửa là từ Thượng Hải hoặc Ninh Ba thuyền đi qua Thẩm Gia Môn, từ đây đi về phái Ðông đến thẳng Phổ Ðà, ở trên thuyền đã có thể trông thấy từ xa núi xanh chập chùng trùng điệp, hơi biếc vây quanh như giải lụa xanh điểm hồng, núi báu lập rừng chùa viện.

Phổ Ðà sơn, tiếng Trung hoa gọi là Tiểu Bạch hoa. Vì trên núi có nở một loài hoa Tiểu Bạch. Trong vùng này có một điện thờ được kiến tạo trong hang đá gọi là điện Từ Ái, tôn thờ Ðức Quán Thế Âm hiển thánh, bên trong giống như Thiên cung của Diệu Trang Nghiêm vậy, được làm bằng thất bảo, người phàm mắt thịt rất khó đến được nơi này.

Năm 1958, khi trùng tu di tích Tổ đình Linh sơn, Ðức Tôn sư tạo cảnh trí Ðại hùng bửu điện, đặt danh hiệu là Ðạo tràng Tây phương Bồng đão, núi Bồng lai, suối Bồng lai hay Non bồng, đức hiệu nầy đến nay đã nói lên tâm niệm Ðức tôn sư vừa kết hợp với thiên nhiên, tạo dựng cảnh trí núi Bồng lai Tây phương bồng đão, vừa song đối với cảnh trí nên thơ của núi Thiên thai Thiên bửu tháp, đến nay đã trên năm mưoi năm rồi, cảnh trí vẫn còn nguyên vẹn, vang vọng trong hàng triệu tấm lòng ngưỡng mộ của Tăng Ni, Phật tử. Sau đó Ðức tôn sư dùng đức hiệu của núi non mà lập thành môn phái “Liên tông Tịnh độ Non bồng” cho Tăng Ni, Phật tử tâm niệm tu hành.

Người Phật tử Tây phương Bồng đão xưa tu pháp “lễ bái niệm Phật”, thường hay hướng về cảnh núi non thanh lãnh, thắng tích non xanh hùng vĩ, thiêng liêng mầu nhiệm, siêu xuất trần gian vừa đảnh lễ đức Bồ tát vừa đảnh lễ biệt hiệu Ðức tôn sư, các vị niệm:”…chí tâm đảnh lễ Nam mô Phổ Ðà Sơn Nam Hải (Bồ tát Quan âm) Mẫu Trầu (Ðức tôn sư) tác đại chứng minh…”

Núi Phổ đà cũng là nơi ứng tích Thiện Tài Ðồng Tử nghe Ðức Quán Âm thuyết pháp. Cũng gọi là rừng Chiên Ðàn trúc tía ở phía Tây biển Ðông; hiện nay cảnh trí thiên nhiên là sự thật có ở phía đông huyện Ðịnh hải và cách huyện lỵ hơn một trăm dặm, sừng sững giữa biển trời bao la.
Lời ca tụng cảnh trí núi Phổ Ðà bên Tây trước (Ấn độ), cảnh trí núi Phổ Ðà bên Ðông độ (Trung quốc) trở thành bài pháp kệ Phổ đà; chư Tăng Ni, Phật tử trân trọng dùng làm bài pháp kệ tụng. Khi tụng pháp kệ làm cho tâm hành giả mát mẻ, nhẹ nhàng khinh xuất, tự tánh tâm linh ảnh hiện, mọi phiền trược tiêu vong, cấu nhiễm không còn, nội lực đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, tịnh chúng nghiêm trang tĩnh lự. Tuy nhiên, chúng ta còn phải tìm hiểu nhiều về xuất xứ bài kinh, tác giả là vị ẩn sĩ hay tu sĩ sáng tác?

Tại Việt nam hiện nay chỉ có chùa Thành Hoa (cù lao Ven) miền Tây; các Tự Viện, chư Tăng Ni, Phật tử Liên tông Tịnh độ Non bồng miền Ðông, nhất là tại Tổ đình Linh Sơn, Quan âm Tu viện, ở miền Trung như Bình thuận, Ðà nẳng, Hà tĩnh, Lâm đồng và trên 150 Tự Viện của tông phong tụng niệm pháp kệ nầy trên năm mươi năm rồi. Những người tu trên non núi, những vùng năm non bảy núi, núi Văn liên, núi Sập…rất trân trọng và vẫn còn tụng niệm.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.