Tịnh độ
Một Trăm Ngày Niệm Phật & Một Trăm Bài Pháp (Trọn bộ)
Thích Giác Quang
16/11/2554 09:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


73. NGÀY THỨ BẢY MƯƠI BA:

Tính cách của Ðạo Phật

Vấn: Xin Sư khai thị cho chúng con về tính cách của Ðạo Phật?

Ðáp: Tư tưởng Phật giáo như là một hệ thống không gian vô tận phong phú, đa dạng, thấm nhuần trong cốt tủy chúng sinh nơi đó có người, một khi có sự tiếp nhận đúng đắn về giáo pháp Ðức Phật, thì chính đạo Phật là trái tim, là sự sống theo lý tưởng “bất sanh bất diệt” xuất hiện trong thế giới loài người.

Ðứng trên phương diện không gian thì đạo Phật vốn có từ vô thỉ, trải hằng sa vô lượng kiêp qua các tiền thân Phật, Bồ Tát, nhân thân của Chư Phật, Chư vị Bồ tát, Chư vị Thánh Tăng kế tục giáo hóa.

Kể từ khi con người tiến bộ, sáng chế những thể thức mới, đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống theo thứ lớp, luôn luôn có sự hoài vọng về quá khứ, truy tìm những cái hay cái đẹp của người xưa, rút kinh nghiệm để làm chỉ nam cho người sau, điều tất yếu phải có một hệ thống kết toán bằng thời gian, niên biểu của sự việc, để sắp xếp sự thành tựu cho từng thời đại.

Cũng như thế sự xuất hiện của Phật giáo trên thế gian, tuy mang tư tưởng giải thoát Niết bàn, nhưng không tách rời xã hội và con người, mang lại niềm tin yêu cho thế giới và nhân loại, cho pháp giới và chúng sanh, đó chính là yếu chỉ giải thoát thật sự, mà toàn bộ những người đệ tử phật đã và đang kế thừa di sản, mà toàn bộ những người đệ tử Phật đã và đang kế thừa di sản vô giá… kết tinh thành một hệ thông lịch sử vô vàn bất tận.

Chúng ta có thể nói, tính cách nhân bản thực tiển của đạo Phật đã thể hiện rõ nét nhất trong kinh điển Ðại thừa “Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật”, nếu chưa thấy tánh tức chưa thành phật, nghĩa là chưa thức tĩnh toàn triệt, thì vĩnh viễn làm kẻ lạc loài giữa muôn trùng ảo ảnh vô minh, lúc ấy mọi hạnh phúc lạc thú đều trở thành suối nguồn đau khổ. Từ con người bằng xương bằng thịt. Biết tâm niệm mình như thật, không bị ngoại cảnh lôi cuốn chi phối, là giác ngộ hiện tiền. Trong khoảnh khắc niềm Cực Lạc Tây phương xa xăm được kết thành ngay nơi tự tánh thanh tịnh, là thực hiện trọn vẹn nơi mỗi con người một cuốc sống dồi dào vật chất và phong phú về tinh thần bình đẳng tinh khôi. Nói cách khác, chỉ với con người muôn vàn hệ lụy, nếu biết làm hiển lộ hạt nhân năng động từ bi và trí huệ, lẵm liệt chuyển hóa những thăng trầm trở thành chân thiện mỹ, ngõ hầu xây dựng cõi Niết Bàn siêu việt giữa trần gian.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

74. NGÀY THỨ BẢY MƯƠI BỐN:

Người Việt nam và Ðạo lý nhà Phật

Vấn: - Xin Sư giảng giải về nguồn gốc người Việt nam có liên quan đến Ðạo Phật?

Ðáp: - Người Việt nam, người Việt ở phương Nam là một dân tộc thông minh, lanh lợi, hiếu hòa, mến khách, đạo đức; nhất là đạo đức đạo Phật. Sư sẽ giảng về nguồn gốc người Việt và đạo lý nhà Phật.

Nước Việt Nam về đời Hồng Bàng (2897-258 Tr công nguyên) gọi là nước Văn Lang.

Ðến đời Thục Phán An Dương Vương (257-207 Tr công nguyên) gọi là Âu Lạc

Từ triều đại nhà Tần bên Trung Hoa, (246-206 Tr công nguyên) nước ta chỉ được gọi là Tượng Quận
Sau nhà Hán (202 Tr công nguyên – 220 sau công nguyên) có 3 Châu, gọi là Giao Chỉ hay Giao Châu, Châu Cửu Chân và Châu Nhật Nam.

Ðến đời nhà Ðông Hán 3 Châu trên thống nhất lại gọi là Giao Châu.

Ðời nhà Ðường (618-907) gọi là An Nam đô hộ phủ

Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp lọan 12 sứ quân, xưng đế lên ngôi lấy hiệu là Ðinh Tiên Hòang, đóng đô ở Hoa Lư (Tràng An, Ninh Bình ngày nay). Ðất nước lúc bấy giờ hùng mạnh, được tự chủ, nhà Vua đặt quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (968-980).

Ðến đời nhà Lý, vua Lý Thánh Tông, đặt tên nước là Ðại Việt, một nước Việt lớn mạnh, độc lập tự chủ chớ không phải nước Việt Thường ở biên cương của Trung Hoa

Ðến đời vua Gia Long, sau khi thống nhất sơn hà, đặt quốc hiệu là Việt Nam. người dân Việt hùng mạnh độc lập tự chủ ở phương Nam.

Ở vào thời đại Hồ Chí Minh, đất nước văn minh tiến bộ, nhưng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm Pháp, Nhựt rồi Mỹ cho đến ngày 30.04.1975 mang lại hòa bình, thống nhất đất nước. Ðây là lần thống nhất trọn vẹn lãnh thổ, cương giới lục địa, bờ biển, biển khơi rõ ràng, đặt tên nước là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Theo các nhà nhân chủng học người Pháp, khi đến Việt Nam nghiên cứu từng giống dân trên địa cầu thì người Việt Nam và người Thái là những di dân tìm cuộc sống xuất xứ từ cao nguyên Tây Tạng. Người Việt Nam thì men theo đồng bằng sông Hồng Hà ra biển khơi, xuống phía Ðông Nam, lập ra đất nước Việt Nam. còn người Thái thì đi sâu vào đại lục lập ra các nước Siam, Campuchia, Laos, Phù Nam…

Người Việt nam xưa có 2 ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên những cư dân ở phương Bắc gọi cư dân ở phương Nam (nước ta) là người Giao chỉ (người có hai bàn chân bẹt ra và hai ngón chân cái giao chập vào nhau).

Từ nay chúng ta biết được người Việt Nam không phải là giống dân Tam miêu theo quan niệm người Tàu. Như sách Việt Nam sử yếu của Trần Trọng Kim đã dẫn, người Việt Nam là giống người có nguồn gốc đạo đức thiêng liêng cổ kính và huyền bí, tức là có đạo đức thoát trần, thông minh siêu phóng, ham thích thoát ly thế gian vững vàng từ trên nóc nhà thế giới (dòng giống Tibet).

Năm 1960, Ðức Tôn sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước, cứ mỗi lần giảng đạo, thì thường cân nhắc về dòng giống Lạc Hồng, dòng giống Tiên Rồng, giống nòi Bàn cổ. Thật vậy, chúng tôi được tận mắt nhìn Ông Năm Gò Thâm, tức cụ Trưởng lão Thích Từ Quang, Ông Tư Hùng Dũng, một ít vị ở Tân trụ, Long an, người Phật Giáo Tứ Ấn và một số vị nữa tu tại đỉnh thiêng Non Bồng có hai ngón chân cái “bẹt công vào” và giao nhau. Khi bước đi lúc nào cũng gần như đụng vào nhau, đi rất vững vàng, xem như là họ có võ nghệ cao cường lắm, mà that ra thì họ không có võ nghệ chi cả.

Ðức Tôn sư thường gọi những người nầy là thuộc dòng giống Lạc Hồng còn sót lại (như chim Lạc luôn bay xa về phương Nam tìm môi sinh, và định cư tại đồng bằng sông Hồng, tức là người xưa của Việt Nam ta là như vậy). Dòng giống con Rồng con Tiên, Tiên thì lên núi, Rồng thì xuống biển là thủy tổ của người Việt Nam và đó là điểm đặc thù của Việt Nam, có một không hai trên hành tinh trái đất. Từ đó mà chúng ta biết người Việt Nam không phải là dòng dõi xuất phát từ Trung Hoa, cái gen của Người Việt Nam, đã muôn đời không phải bị đồng hóa bởi người Trung Hoa, dù đã nhiều lần bị các dân tộc lớn của Trung Hoa, như Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh đô hộ suốt 1000 năm lịch sử, mà cái gen của người Việt Nam là gen truyền thống Phật giáo, gem của vấn đề tâm linh, thật phù hợp với đạo tự giác tự ngộ của Ðức Phật Thích Ca.
Người Việt Nam luôn có đạo đức riêng của người Việt Nam, chỉ trừ sự tiếp cận tiếp thu nền văn minh của đại lục Hoa Ấn thì lúc bấy giờ có tiếp thu nền đạo đức của Tây trước hay Thiên trước, tức là Ðạo Phật. Do đó mà các sử gia Phật giáo như: ngài Mật Thể, Mãn Giác, Nguyễn Lang, Vân Thanh, Duy Lực đều nói “Phật giáo du nhập Việt Nam tại Trung Tâm Luy Lâu vừa là kinh đô tự chủ, vừa là kinh đô Phật giáo. Phật giáo từ Tây trước mà trực tuyến truyền sang Luy Lâu, chớ không phải truyền sang Trung hoa rồi mới đến Việt Nam là vậy…”

Việc của ngài Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Ðà La đưa Ðạo Phật vào Việt Nam chỉ là thời gian sau công nguyên (năm 188). Sách Tôn giáo và Lịch sử văn minh nhân lọai (trang 12) nhận định thật phóng khóang “Ðạo Phật du nhập Việt Nam năm 240 trước công nguyên, hoặc có thể Ðạo Phật du nhập Việt Nam vào đời vua Hùng Vương thứ 3 (trước công nguyên 2879-258). Câu chuyện Ðồng Tử, Tiên Dung con gái thứ 3 của vua Hùng gặp Nhà Sư và biết đến việc quy y Ðạo Phật, đã làm cho chúng ta suy niệm đến sự có mặt của Phật Giáo thời bay giờ là tiền đề Phật giáo đồng hành cùng dân tộc Việt Nam thời tiền sử.

Sách “Tôn giáo và văn minh nhân lọai” có nhắc đến việc các nhà truyền giáo Phật giáo, các vị được sự tín ngưỡng của những nhà làm thương buôn, cóc vị hộ trì, độ hộ cho họ được tai qua nạn khỏi theo tâm nguyện, để được:

Băng đồng giao lưu mua bán từ đông bán cầu sang Tây trước và xa hơn nữa, mua bán tơ lụa, hàng hóa nhu yếu, sư giao lưu mua bán rất phồn thịnh. Một con đường khác nữa là đường Hồ tiêu (đường biển, ngày xưa thương buôn tải hồ tiêu bằng đường biển). Biển sâu, sóng to, mưa bão, mà đường thì xa xôi nguy hiểm, nên các vị thường xuyên thỉnh Sư đi theo tổ chức lễ cầu nguyện đi đường xa tai qua nạn khỏi, mua mai bán đắc, không gặp trộn cướp…nay là phương tiện hành đạo của các Sư ở Tây trước truyền giáo về phương Ðông, rồi Ðông Nam, trên đồng bằng sông Hồng của Việt Nam.

Cho thấy ngay từ đầu về tình cảm tín ngưỡng của con người Việt nam đến với Phật giáo luôn đầy thiện cảm, sự giao lưu của người Phật giáo đến với mọi người là điềm lành, điều thánh thiện, họ biết nghe lời các Sư lánh xa đường ác, không tưởng ác, không nghi ác, không làm điều ác, giúp cho mọi người sở cầu như ý nguyện, chính là tiền đề tạo nên một môi trường an lạc an sinh, tạo cho mọi người được an cư lạc nghiệp.

Sự giao lưu của Phật giáo, giáo lý Phật giáo, con người Phật giáo trải suốt trên hai nghìn năm mà bản sắc thoát tục, siêu thoát những khổ đau phiền não, siêu phóng niết bàn, Cực lạc Tây phương không hề thay đổi.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

75. NGÀY THỨ BẢY MƯƠI LĂM:

Khơi nguồn Phật giáo Việt nam

Vấn: - Xin Sư giảng tiếp tục về khởi nguyên của Phật giáo Việt nam, Phật giáo đến với người Việt nam, sự tín ngưỡng của người Việt nam với Phật giáo?

Ðáp: - Vâng, sự truyền giáo của Phật giáo Việt nam thật phong phú và đa dạng trong nhiều tư cách hành đạo; cho đến hôm nay các Nhà làm công tác Phật Học, các nhà nghiên cứu sử học Phật Giáo Việt Nam chưa tìm ra đâu là lý lẻ thật sự chính xác về khởi nguyên tổ chức Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam.

Phật Giáo Việt Nam là một thực thể được du nhập từ đất nước Aán Ðộ vĩ đại và huyền bí linh thiêng. Chư Tăng sống trong các Tu Viện, cũng như trì bình khất thực, du tăng hành đạo từ ngàn xưa cho đến hôm nay đều có một ý thức độc lập, tiêu cực với đời sống tổ chức theo nguyên tắc, đi ngược lại với tổ chức tín điều xơ cứng của từng thế hệ, hơn là chịu khó sống trong sự quản lý của Tăng Ðoàn.

Nhìn lại một số ít bản văn thuộc sử liệu Phật Giáo, về cách thức truyền Ðạo của Tổ tông tiền bối ta vào năm 240 (trước tây lịch), tức là khoãng trên 2 thế kỷ trước của các Ngài Mahola, Khưu Ðà La, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Chi Câu La Sấm…đến Huệ Thắng Ðại sư…Các Ngài có bao giờ truyền giáo bằng tổ chức giáo đoàn đâu?. Một vài suy niệm như sau, ta có thể thấy là đúng:

* Kinh tế Văn hóa Xã hội lạc hậu

* Con người nghèo nàn, đời sống buổi sơ khai thật nghèo nàn, chỉ cần lo cái ăn chưa đủ no, cái mặc chưa đủ ấm, là đã hết ngày giờ!

* Sự truyền giáo bằng cách đi theo con đường làm ăm mua bán của các vị khách trú. Chư Tổ sư được các nhà thương buôn thỉnh mời đi theo bằng con đường biển hay, băng qua sa mạc từ đông sang tây hay ngược lại. Nhằm để đọc kinh cầu nguyện Phật Trời gia hộ cho việc mua bán của họ được suông sẻ, tai qua nạn khỏi, được làm giàu. Nhân đó mà có cơ sở truyền đạo; thì làm gì có việc rảng rang mà truyền bá sự nghiệp đạo pháp một cách rộng rãi. Cho nên nguyên tắc tổ chức rất là hiếm, gần như không có.

Thử ghi lại một vài địa điểm chứng nhân lịch sử buổi sơ nguyên của Phật giáo Việt Nam:

Theo Giáo sư Ngô Ðăng lợi, người cư trú Hải Phòng viết:

* …những dấu ấn của thành Nê Lê là chứng tích vào buổi hồng quang có Nhà sư hiệu là Mahola con Vua A Dục đưa Ðạo Phật vào Việt Nam vào khoãng năm 240 (trước tây lịch) bằng đường biển, lúc bấy giờ còn là Kinh đô Luy Lâu. Hiện nay Bảo Tháp Ngài Mahola vẫn còn tại Ðồ Sơn (Bắc Ninh).

Tuy nhiên, theo sách Thuyền Uyển Tập Anh ghi nhận cuộc đàm thoại giữa thiền sư Thông Biện và Bà ỷ Lan Thái Phi (Phù thánh Linh Nhân), thời nhà Ðinh. Bà hỏi về nguồn gốc Phật giáo Việt Nam nhân một buổi hội nghị tại chùa Khai Quốc (trấn Quốc), như sau: “Luy Lâu có 20 ngôi chùa, 40 Tăng Sĩ, dịch 15 quyển Kinh. Vào lúc ấy có Nhà sư Khưu Ðà La, Ma Ha Kỳ Vực (188), Mâu Tử (165-170), Nhà sư Khương Tăng Hội (200-247).

Ðạo Phật cũng được truyền bá vào Việt Nam bằng một ngã khác, lịch sử Phật Giáo gọi là “đường băng đồng, đường đồng cỏ” tức đi ngang qua các sa mạc, ốc đảo rộng mênh mông từ Ðông Bắc Aán đến các nước vùng Trung Á – con đường buôn bán tơ lụa, vàng bạc, trần hương, quế, tiêu, ngà voi… từ Lạc Dương đến Trung Á, Aâu Châu – từ Tây Tạng, thượng nguồn sông Mê Kông đến Sông Hồng, Sông Ðà (miền Bắc Việt Nam) – từ Aán Ðộ sang đất nước Lào vượt Trường Sơn đến Thanh Hóa, Nghệ An…

Trên đây chỉ là một chứng tích truyền đạo của các Nhà sư được các nhà thương buôn thỉnh mời đi theo cầu nguyện cho họ được “mua may bán đắc, tai qua nạn khỏi”. Nhưng cũng là cơ hội để Sư đem truyền bá tư tưởng giáo lý Ðạo Phật vào Việt Nam.

I. ÐỜI SỐNG TĂNG ÐOÀN PGVN Ở THỜI KỲ ÐẦU:

Vào đầu thế kỷ thứ hai, có các Nhà sư như: Khưu Ðà La, Ma Ha Kỳ, Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, theo sử liệu thì các Ngài từ các Vương quốc nằm ven biên thùy thuộc Ðông Bắc Ấn Ðộ, đem Ðạo Phật đến với Việt Nam vào được Kinh Ðô Luy Lâu. Thời bấy giờ trải trên một vùng bình nguyên rộng lớn từ vùng đất phương Bắc đến phương Nam, chiếm gần hết Châu Á, mà chỉ có Trung Tâm Luy Lâu của Việt Nam là có Phật Pháp, có tổ chức Tăng đoàn sớm nhất; còn lại là Kinh đô Lạc Dương và Bành Thành, thuộc đất đai nhà Hán thì chưa có ai mang Ðạo Phật đến với họ (Trung Quốc).

Trong các Nhà sư kể trên, thì Nhà sư Khang Tăng Hội có gốc tích tuy cha mẹ người nước Khương Cư, nhưng gần như là sinh trưởng tại Việt Nam và cha mẹ mất lúc Ông 10 tuổi, Ông đi tu xuất gia tại Giao Châu, Ngài rất thông minh trí tuệ tuyệt vời, có viết lời tựa trong quyển An Ban Thủ Ý, như sau:”tôi sinh ra như dấu tích cuối cùng, vừa mới đủ sức vác củi thì mẹ cha đều mất, bậc tam sư cũng viên tịch, nhìn lên mây trời buồn thấy mình thiếu người chỉ dạy…”.

Nhà sư Khang Tăng Hội, lúc đi tu thọ giới theo phép “Thập Nhân Thọ”, có đầy đủ tam sư, thất chứng. Cho thấy ở vào buổi bình minh của Phật Giáo Việt Nam đã có tổ chức Tăng Ðoàn nghiêm túc đến bậc nào

Trong sách Lý Hoặc Luận của Mâu Bác viết về những tệ trạng của Tăng sĩ Giao Châu vào hạ bán thế kỷ thứ hai:”Sa Môn ngày nay có kẻ lại thích uống rượu ngon, có khi có vợ con, biết cất giữ tiền bạc, của quý, lại chuyên môn lừa dối…”. Như vậy ta biết rằng tổ chức Tăng đoàn Giao Châu thời đó đã khá đông đảo, vì chỉ có khi nào quá đông đảo mới có tệ nạn phức tạp xảy ra (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang, trang 27)

Chư Tăng sống trong Tăng Ðoàn của Ðạo Phật dù sống bất cứ nơi đâu, hành đạo ở cương vị nào cũng dựa vào giới luật của Ðức Phật quy định mà tổ chức, sắp xếp thành các điều khoản quy chế, nội quy, hiến chế, hiến chương, những quy ước về hành chánh giấy tờ, quy định chức việc Tăng Cang, Tăng Lục, Tăng Thống.

Những hành trạng trên cho chúng ta thấy Phật Giáo Việt Nam ở thời kỳ đầu cũng đã có tổ chức Tăng Ðoàn và thật nghiêm minh, tu học hành đạo thống nhất cùng một chiều hướng theo giới luật Phật, lấy giới luật Phật làm cương lĩnh tổ chức Tăng Ðoàn.

Cho đến ngày nay, các hệ phái môn phong vẫn còn áp dụng triệt để giới luật Phật để làm quy tắc nếp sống tòng lâm, để thống lý đại chúng, quản chúng sống trong tổ chức Nhà Phật.

II. THỐNG NHẤT TỔ CHỨC TĂNG ÐOÀN:

Theo sách Thuyền Uyển Tập Anh, thì vào thế kỷ thứ 6 Thiền Sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi, nghe lời Tam tổ Tăng Xán xuống phương Nam hành đạo và do đó đã dịch các kinh Tượng Ðầu và Nghiệp Báo Sai Biệt tại Chùa Chế Chỉ ở quảng Châu và sau khi tới chùa Pháp Vân ở làng Cổ Châu, Long biên, mới bắt đầu dịch kinh Tổng Trì.

Thiền Sư đến chùa Pháp Vân vào tháng 3 năm Canh Tý (580) và ở lại đây giáo hóa đồ chúng cho đến năm Giáp Dần (594) thì viên tịch. Thời gian Thiền Sư hóa đạo tại Việt Nam là 14 năm.

Sự truyền thừa học phái thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi cũng chính là tổ chức Phật Giáo thời bấy giờ của Phật Giáo Việt Nam.

19 thế hệ của thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi:

1/ Thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi (tịch 594)

2/ Thiền sư Pháp Hiền (tịch năm 626)

3/ Thiền sư Huệ Nghiêm

4/ Thiền sư Thanh Biện (tịch năm 686)

5/ Thất truyền

6/ Thất truyền

7/ Thiền sư Long Tuyền, chùa Nam Dương

8/ Thiền sư Ðịnh Không (tịch năm 808)

9/ Thiền sư Thông Biện.

10/ Thiền sư La quý An (tịch năm 936) – Pháp thuận (tịch năm 991) – Mahamaya (tịch năm 1029) và thiền sư Vô Ngại.

11/ Thiền sư Thiền Ông (tịch năm 979) – Thiền sư Sùng Phạm (tịch năm 1087)

12/ Thiền sư Vạn Hạnh (tịch năm 1018) – Thiền sư Ðịnh Tuệ – Thiền sư Ðạo Hạnh (tịch năm 1112) – Thiền sư Trì Bát (tịch năm 1117) – Thiền sư Thuần Chân (tịch năm 1101).

13/ Thiền sư Huệ Sinh (tịch năm 1063) – Thiền sư Thiền Nham (tịch năm 1163) – Thiền sư Minh không (tịch năm 1141) – Thiền sư Bản Tịch (tịch năm 1140)

14/ Thiền sư Khánh Hỷ (tịch năm 1142)

15/ Thiền sư Giới Không – Thiền sư Pháp Dung (tịch năm 1174)

16/ Thiền sư Trí – thiền sư Chân Không (tịch năm 1100) – Thiền sư Ðạo Lâm (tịch năm 1203)

17/ Thiền sư Diệu Nhân (tịch năm 1113) – Thiền sư Viên Học (tịch năm 1136) – Thiền sư Tỉnh thiền (tịch năm 1193).

18/ Thiền sư Viên Thông (tịch năm 1151) – Thiền sư Ðịnh Hương

19/ Thiền sư Y Sơn (tịch năm 1213)  ngoài ra còn có những Thiền phái khác như:

Thiền phái Vô Ngôn Thông, chùa Kiến Sơ (Hà Bắc) vào năm 780, truyền thừa 17 thế hệ.

Thiền phái Thảo Ðường, chùa Khai Quốc – Thăng Long (năm 1069), truyền được 6 thế hệ.

Qua sự truyền thừa trên, cho chúng ta thấy tổ chức Tăng đoàn của chư vị Thiền sư, là một thực thể lãnh đạo PGVN chúng ta thời xa xưa rất có nguyên tắc và chặt chẽ. Học phái thiền Tổ sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi cũng chính là tổ chức Tăng đoàn, được thống nhất công việc tu học hành đạo trong tổ chức Tăng đoàn vào thế kỷ thứ VI (562-594).

Vào đầu thế kỷ thứ 13, các thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Ðường được thống nhất thành một tổ chức trong thiền phái Trúc Lâm, núi Yên Tử (1299). Do ảnh hưởng của Thiền sư Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, nên vào thời đại nầy có thể gọi là thời kỳ Phật Giáo được thống nhất trong một tổ chức, được thừa kế như sau:

1/ Thiền sư Hiện Quang

2/ Thiền sư Ðạo Viên – Trần Thái Tông

3/ Thiền sư Ðại Ðăng – Trần Thánh Tông

4/ Thiền sư Tiêu Diêu – Tuệ Trung Thượng Sĩ – Trúc Lâm (Nhân Tông)

5/ Thiền sư Huệ Tuệ

6/ Thiền sư Trúc Lâm (Trần Nhân Tông,1258-1368) – Bảo Phác

7/ Thiền sư Trúc Lâm (Trần Nhân Tông,1258-1368) – Thiền sư Bảo Phác - Thiền sư Pháp Loa

8/ Thiền sư Huyền Quang

9/ Thiền sư An Tâm

10/ Thiền sư Tĩnh Lự Phù Vân

11/ Thiền sư Vô trước

12/ Thiền sư Quốc Nhất

13/ Thiền sư Viên Minh

14/ Thiền sư Ðạo Ngộ

15/ Thiền sư Viên Tuệ

16/ Thiền sư Tổng Trì

17/ Thiền sư Khuê Tham

18/ Thiền sư Sơn Ðẳng

19/ Thiền sư Hương Sơn

20/ Thiền sư Trí Dung

21/ Thiền sư Tuệ Quang

22/ Thiền sư Chân Trú

23/ Thiền sư Vô Phiền

Theo sách Thuyền Uyển Tập Anh, Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm (tịch năm 1220), mở đường cho nền Phật giáo thống nhất đời Trần.

Thiền sư Thường Chiếu có thể được gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Ðường cũng là gạch nối giữa Phật Giáo đời Lý và Phật Giáo đời Trần thống nhất thành một tổ chức tu hành.

Công cuộc truyền thừa trong giới thiền gia, lúc bấy giờ được xem như là một tổ chức có quy củ. Danh từ truyền tâm ấn, hay tâm ấn tâm có nghĩa là cung cách làm việc với một đối tượng, cũng chính là sự trao truyền trực tiếp từ Thầy sang Trò.

Sự trao truyền bằng sự giác ngộ được thực hiện bằng tâm, được thực hiện giữa tâm với tâm, không cần đi qua bất cứ một không gian nào, đó gọi là tâm ấn.

Ấn còn có nghĩa là quyết định hay là khuôn dấu tượng trưng cho sự chân truyền và chính thống. (theo dẫn giải trong Quyển Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang)

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

76. NGÀY THỨ BẢY MƯƠI SÁU:

Thời điểm cực thịnh của Phật giáo

Vấn: Khi còn học ở nhà trường Phổ thông, chúng con được nghe Thầy giáo giảng về một thời Phật giáo cực thịnh của các triều đại nhà Ðinh, Tiền Lê, Lý, Trần trên cả 600 năm. Tuy nhiên lúc bấy giờ chỉ được học những nét đại cương trong sử học Việt nam. Nay trở thành những Phật tử thuần thành, chúng con muốn được nghe Sư giảng giải tỉ mỉ chi tiết về một thời cực thịnh của Phật giáo Việt nam?

Ðáp: Phật giáo Việt nam là đạo của dân tộc Việt nam, trên thế giới, người Việt nam vừa sinh ra đời là đã có tín ngưỡng, lớn lên trước nhất là biết tín ngưỡng, tín ngưỡng Thần Thánh, tín ngưỡng Ông Bà, tín ngưỡng Thần Phật, tín ngưỡng Trời Phật, tín ngưỡng đức Phật Thích ca, Phật A Di Ðà, Bồ tát Quan Aâm…Ơû Việt nam dù người không có Ðạo, hoặc theo Ðạo khác, nhưng họ vẫn biết Ðạo Phật có nguồn gốc sâu xa ngay từ thời kỳ đầu lập quốc Việt nam; nên dù không theo đạo Phật, nhưng họ cũng không dám xem thường Ðạo Phật, hay tin vào những chuyện xưa tích cũ theo Ðạo lý nhà Phật.

Nói đến nhà Phật là mọi người mọi giới liền nghĩ đến hình ảnh hoa sen; trong giáo lý nhà Phật hoa sen là biểu tượng giải thoát của chư Phật, của các bậc Bồ tát. Hoa sen là biểu tượng của nhà Phật, đạo lý nhà Phật, nơi tôn nghiêm, nơi thờ Phật, chùa chiền, Tu viện, Thiền viện…Hoa sen cũng là hình ảnh của nhà Phật tồn tại trải suốt trên 2555 năm nay trên đất nước Ấn độ, các nước theo Phật giáo Nam truyền, các nước theo Phật giáo Bắc truyền và các cộng đồng cư dân Phật tử trên thế giới.

Tại Việt nam nói đến Phật giáo là hình dung đến hoa sen, nhìn hoa sen người ta nghĩ ngay đến Phật giáo. Logo Air Việt nam là hình ảnh “cánh bằng, hạt bay qua ánh trăng” được chuyển đổi thành logo hoa sen, theo lời của vị lãnh đạo Cty Air VN thì đến Việt nam trước nhất người nước ngoài sẽ được các Cty du lịch hướng dẫn giới thiệu viếng Chùa lạy Phật; viếng Chùa lạy Phật là chương trình chính của người nước ngòai khi du lịch Việt nam, Việt nam là Phật giáo, Phật giáo là Việt nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam cũng yêu chuộng hình thái hoa sen, luôn dành những đóa sen cao quý dâng lên Bác Hồ vĩ đại, Bác Hồ Chí Minh đứng trên hoa sen, biểu hiện vị lãnh tụ lớn, một thiên tài, một vĩ nhân trên thế giới, hoa sen là Bác hồ, Bác Hồ là hoa sen. Mặt trận Tổ quốc Việt nam biểu hiện cho ý chí cao đẹp của các đoàn thể yêu nước cùng sống chung trong đại gia đình tổ quốc Việt nam lại có huy hiệu hoa sen nhiều cánh.

Phật giáo Việt nam có năm thời kỳ phát triển cực thịnh từ chất lẫn lượng: - thời kỳ thứ nhất thuộc triều nhà Ðinh - thời kỳ thứ hai thuộc triều đại nhà tiền Lê - thời kỳ thứ ba thuộc triều đại nhà Lý - thời kỳ thứ tư thuộc triều đại nhà Trần - thời kỳ thứ năm thuộc thời đại Hồ Chí Minh.
Quý Phật tử sẽ được nghe giảng về một thời cực thịnh của Phật giáo Việt nam vào triều đại nhà Lý. Nhưng trước nhất sẽ nói về sáng tổ đại nghiệp nhà Lý, triều đại phong kiến nhà Lý.

Nói đến cuộc đời của Lý Công Uẩn, sáng tổ nhà Lý, tức là chúng ta sẽ nhắc lại về một đế đô xa xưa đã được tạo dựng và vị thế đời đời bền vững với thời gian, ngày nay trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, trái tim của tổ quốc thân yêu hình cong chữ S trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Ðấy là những nét chấm phá thật hào hùng của cha ông đã dày công bồi đắp cho giang sơn gấm vóc Việt Nam và đi vào lịch sử, mà trong đó có những nét văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo, những lịch sử dã sử, chân phương, hiện thực, cụ thể hóa nền văn học Việt, trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều sử gia trong nước và thế giới.

1/ Thân thế:

Vào triều đại nhà Ðinh, trong hương Cổ pháp, làng Dương lôi (Tiên sơn, Bắc ninh) có bà Phạm Thị Ngà, hằng ngày đi làm công quả ở chùa Ứng Thiên. Mỗi ngày, Bà quét dọn chùa, gánh nước tưới cây, giữ vườn. Bà làm việc suốt ngày đến đêm khuya cho quên sự đời cô độc, nghèo khó của mình, mà không bao giờ dám cất lời than van với ai. Bà cũng rất siêng niệm Phật tự an ủi: “được làm công quả cho chùa, cho Phật Pháp là phước đức ba đời ông cha để lại, đây cũng là hạnh lành tu nhân tích đức. Lúc nào cũng gần Phật, khi tuổi già về ở chùa với Phật, lúc trăm tuổi cũng được thấy Phật, Bà nghĩ như thế!

Một đêm mùa hạ tối trời, bà Phạm Thị đun bếp xong, mệt quá, nằm ngủ luôn bên bếp. Thần báo mộng điềm lành chấp nhận ý nguyện của Bà, từ đó đến sau về nhà tự nhiên Bà thụ thai.

Một hôm trời đã tối sẩm, Bà không còm dám đến công quả chùa Ứng Thiên nữa, nên cố bách bộ đến chùa Qui Châu cùng làng xin ở nhờ qua đêm. Ðược nhà chùa cho phép, bà yên tâm, nghỉ ngơi ở phòng Ni cô. Ðêm khuya bà trở dạ, bổng trời nổi mưa to gió lớn, có ba bà mụ hiện đến ban thuốc thang và đỡ đẻ cho Bà. Bà sinh một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, lúc bấy giờ vào ngày 12 tháng 02 năm Giáp Tuất (974) (Nhân vật lịch sử Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 25 và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, NXB Tân Việt,1964, trang 95). Ðời sống quá vất vả, sinh con mà không có gì để ăn, phải đi xin từ hạt gạo chén cơm ăn cho đỡ đói qua ngày. Ðược bảy ngày sau, không còn gì để ăn, bà liền đem con trở lại chùa Cổ Pháp.

Sư Lý Khánh Vân Trụ trì hỏi sự tình, biết đứa trẻ vừa sinh ở chùa Qui Châu, bèn xin đứa trẻ làm con nuôi. Bà Phạm Thị Ngà nghĩ phận mình quá khó khăn, không thể nuôi con, lại gởi được con ở gần Phật, sẽ có ngày trở lại đón con về.

Một thuyết khác nói thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một thiếu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng bàng, mệt mỏi dừng lại nghỉ, chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, nhưng khi đi tìm đến nơi thì đất mối đùn lên thành ngôi mộ táng chồng lâu rồi. Sau đó đến xin ở nhờ vào chùa Ứng Tâm, cho đến ngày nở nhụy khai hoa.

Một đêm khu tam quan chùa bỗng có hào quang sáng choang, thấy người đàn bà hạ sinh một trai, hai bàn tay có bốn chữ “sơn hà xã tắc”. Sau khi sinh, mẹ cũng qua đời, nhà chùa đem chú bé vào nuôi cho đến tám tuổi, chín tuổi nhà sư chùa Ứng Tâm đem giao cho Nhà Sư Vạn Hạnh, được Sư đặt tên là Lý Công Uẩn.

2/ Tuổi trẻ ở Chùa:

Sư Lý Khánh Vân nuôi trẻ tận tình và đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Lý Công Uẩn lên 6 tuổi, Lý Khánh Vân đưa đến gởi Sư huynh là Sư Vạn Hạnh, Trụ trì chùa Lục Tổ để làm chú Tiểu học đạo, lúc bấy giờ Sư Vạn Hạnh đương kim Quốc Sư triều vua Lê Ðại Hành. 

Năm Lý Công Uẩn được 17 tuổi, được Sư Vạn Hạnh (có thuyết nói là cha ruột của Lý Công Uẩn, còn Lý Khánh Vân là chú) quan tâm nuôi dạy giáo lý Phật, nghề văn nghiệp võ kỹ lưỡng trở thành người Phật tử thuần thành, tinh thông Phật Pháp, luôn tỏ rõ là một người thông minh, có khí lượng, tài kiêm văn võ, Sư Vạn Hạnh vào cung Hoa Lư tiến cử với vua Lê Ðại Hành, nhờ có học nên được cử làm Tứ Sương Quân (chỉ huy lính coi bốn cửa thành) về sau thăng đến chức Tả Thân Vệ Tướng Quân Ðiện Tiền Chỉ Huy Sứ (Truyền thuyết Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, trang 196).

Ðiều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn là người con tinh thần của Phật Giáo được nuôi dưỡng vào đào tạo tại chùa Lục Tổ- Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh và Kiến Sơ, Phù Ðồng, Gia Lâm, Hà Nội). Thời bấy giờ giáo dục và thi cử chưa được triều đình tổ chức, nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hóa-tôn giáo địa phương mà còn là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của xã hội.

Từ đó chúng ta có thể thấy Lý Công Uẩn hoàn toàn được giáo dục bằng ý thức hệ Phật Giáo để lập lên một triều đại trị quốc chăn dân lâu dài nhất trong các triều đại vua chúa Việt Nam. Phật giáo lại trở thành Quốc giáo và đóng vai trò chính: “hộ quốc an dân”.

3/ Làm quan nhà Tiền Lê:

Lý Công Uẩn là một nhà Sư chuyển sang nghiệp làm quan nhà Tiền Lê (vào thời Lê Trung Tông tức Hoàng tử Lê Long Việt 1005). Lê Trung Tông làm vua mới 3 ngày bị em là Thái tử Lê Long Ðỉnh giết cướp ngôi. Các quan trong triều sợ bỏ chạy, riêng Lý Công Uẩn ôm xác Lê Long Việt đang đầm đìa máu chảy mà khóc. Lê Long Ðỉnh tức giận toan giết Lý Công Uẩn, có cận thần là Lê Nhân Nghĩa (bạn của Lý Công Uẩn) can gián, Long Ðỉnh nghe theo, sau khen Lý Công Uẩn là người nghĩa trung hiếu đạo. (Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 26)

Lê Long Ðỉnh, sinh năm 985, làm vua được 5 năm, tức là từ năm 1005 đến 1009, vua có bệnh trỉ nên khi lâm triều chỉ nằm mà nghe đình thần tâu rồi mà phán xét việc nước, nên gọi vua là Lê Ngọa Triều.

Sư Vạn Hạnh và thần dân nhận thấy nhà Tiền Lê tuy có công với nước, nhưng vua Lê Long Ðỉnh, lại quá bạo ngược, độc ác, vô đạo, lại hoang dâm vô độ, là điềm báo nhà Tiền Lê suy vi, đây là thời cơ có thể đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Lúc này triều thần là Ðào Cam Mộc (bạn thân của Lý Công Uẩn) cũng bàn bạc với Sư Vạn Hạnh, khuyên Lý Công Uẩn hãy sẵn sàng thay thế triều đại nhà Tiền Lê.

4/ Lập nên triều đại nhà Lý:

Ngày Tân Hợi, tháng Mười, năm Kỷ Dậu (1009) vua Lê Ngọa Triều băng hà, lúc nầy Lý Công Uẩn cùng với Hữu Thân Vệ Ðiện Tiền Chỉ huy Sứ Nguyễn Ðộ đem 500 quân lính vào kinh thành Hoa Lư trấn giữ. Có cận thần là Ðào Cam Mộc, và Lê Thái Hậu (mẹ của vua Lê Ngọa Triều) khuyên Lý Công Uẩn lên ngôi theo nguyện vọng của thần dân, cùng với sự ủng hộ của bạn bè, sự hộ trì của Phật giáo cụ thể là Quốc Sư Vạn Hạnh, ứng với lời sấm ký: “Nhà Lê sẽ mất, nhà Lý lên thay”.

Ngày Quý Sửu, tháng mười, năm Kỷ Dậu (1009) sau hai ngày Lê Ngọa Triều băng hà, các quan trong triều tung hô tôn Lý Công Uẩn lên ngôi thiên tử, với tôn hiệu:

“Phụng Thiên Chi Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiệu Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ. Thái Bình Khâm Minh Quang Thạch. Chương Minh Vạn Ban Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chân Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Ðạo Chính Hoàng Ðế”.

Ðây là vị Hoàng Ðế có danh hiệu dài nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn ba mươi lăm tuổi

(Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 27)

5/ Những năm ở ngôi báu:

Lý Công Uẩn lên ngôi lấy niên hiệu là Thuận Thiên, sắc chỉ mời Thiền sư Vạn Hạnh làm Quốc Sư trực tiếp tham gia chính sự giúp ý kiến cho Vua. Vào tháng 7 năm 1010, nhận thấy kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc nhưng quá chật hẹp, có ngõ vào mà không lối ra, đất đai ẩm thấp, thường hay lụt lội, núi đá chiếm hết đồng bằng, nhân dân đói khổ, kinh tế không phát triển, nhà vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra thành Ðại La.

Việc dời đô, nhà Vua có tham kiến với Quốc Sư Vạn Hạnh để làm bài Chiếu Ðời Ðô, một áng văn chương xuất sắc, có tầm nhìn địa hình kinh tế, chính trị, văn hóa, địa hình quân sự xứng đáng để lại cho con cháu muôn đời sau nghiên cứu về đất Thăng Long:

CHIẾU DỜI ÐÔ: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Ðinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Huống gì thành Ðại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Ðã đúng ngôi Nam Bắc Ðông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Ðịa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi nầy là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”

(Trích Văn Thơ Lý Trần, NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội năm 1977, trang 229, 230 - Nguyễn Ðức Vân phiên dịch)

Cuộc dời đô của Lý Thái Tổ được thực hiện vào thời gian tốt nhất, tức là vào tháng 7 âm lịch, đầu mùa thu năm Canh Tuất (1010). Tháng 7 là tháng nước dâng, lên cao thuận tiện cho việc chuyên chở bằng thuyền. Ðể vận chuyển nhiều cung điện nguy nga, nhiều đồ vật quý hiếm, cùng các quan lại, cung tần, mỹ nữ, người hầu hạ phải dùng thuyền để đi bằng đường thủy là chắc chắn. Ðoàn thuyền của nhà Vua Lý Thái Tổ khi dời đô có nhiều loại khác nhau và đi lại trên 6 tuyến sông: sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Ðáy, sông Châu, sông Nhuệ, sô Tô Lịch, những sông nầy ngày nay vẫn còn, riêng sông Tô Lịch và sông Nhuệ một số đoạn đã bị san lấp.

Khi dời đô, đoàn thuyền của nhà Vua tới ngã ba sông Tô Lịch - Nhị Thủy, dưới chân thành, rồng vàng hiện lên rẽ sóng tới gần thuyền Vua, rồi bay vút lên trời xanh, từ đó thành Ðại La đổi tên là Thăng Long, tức thủ đô Hà Nội ngày nay. Ðất nước ta lúc bấy giờ có tên là Ðại Việt (Cố đô Hoa Lư của Lã Ðăng Bật, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 25, 26).

Việc Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long là một công trình thuyên chuyển vĩ đại được các thần dân, nhân sĩ Phật giáo, nho sĩ đương thời và các thời đại sau nầy, kể cả chúng ta ngày nay đánh giá đúng là một thiên tài thao lược, quyết định đúng đắn, hoàn toàn vì lợi ích chung của dân tộc, là sáng kiến độc đáo nhất vào thời quân chủ phong kiến.

Ngoài việc dời đô, Lý Thái Tổ còn chỉnh đốn việc cai trị và hành chánh, như chia nước ra làm 24 bộ, đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An, làng Cổ Pháp quê hương của Ngài thành phủ Thiên Ðức, cho xây dựng kinh thành Thăng Long, lập cung điện quy mô, phong Mẹ là Phạm Thị Ngà là Minh Ðức Thái Hậu, thân sinh Ngài được tôn phong là Hiển Khánh Vương, cho xứng với tầm vóc đất nước.

Vốn sinh ra và lớn lên từ nhà chùa, được các nhà sư lừng danh dạy dỗ, nên Lý Thái Tổ là vị vua trọng đãi tăng sĩ và sư sãi, chú trọng việc đắp tượng Phật, đúc chuông, cho xây nhiều chùa, đưa đạo Phật lên thành Quốc giáo, dựng chùa Hưng Thiên Tự nội Thành, chùa Vạn Tuế ngoại thành, chùa Thắng Nghiêm, chùa Thiên Vương, chùa Cẩm Y, chùa Long Hưng, chùa Thành Thọ, chùa Thiên Quang, chùa Thiên Ðức. Ngài sắc chỉ khắp nơi trong nước nơi nào có chùa hư phải tu bổ lại. Năm 1019 Lý Thái Tổ sai sứ giả Phạm Hạc, Nguyễn Ðạo Thành sang Trung Hoa thỉnh Ðại Tạng Kinh. Cũng trong năm nầy nhà vua sắc chỉ Thiền sư Phi Trí sang Quảng Tây thỉnh thật nhiều kinh sách đem về tàng trữ tại kinh thành.

Năm 1020, nhà vua sắc chỉ lập đại giảng đường thuyết giảng Phật pháp, cho phép Tăng sĩ đi khắp nơi trong nước giảng đạo truyền bá chánh pháp, sắc chỉ đúc chuông to để tại chùa Hưng Thiên, chùa Ðại Giáo, chùa Thắng Nghiêm.

Năm 1024 lập chùa Chân Giáo trong nội thành, sắc phong các Tăng già, Pháp Sư để giảng Phật pháp cho vua nghe. Riêng Quốc Sư Vạn Hạnh trở thành một vị Thầy của hai vua Lê và vua Lý. Ðến khi vua Lý Thái Tổ ở ngôi được 9 năm thì Quốc Sư Vạn Hạnh viên tịch tức là vào năm 1018 (Lược Khảo Phật giáo Sử Việt Nam, của Vân Thanh, XB tháng 3 - năm 1975, trang 93, 94, 95)

Về sau nhà Vua Lý Nhân Tông có bài truy tán Quốc Sư như sau:

Vạn Hạnh dung Tam thế

Châu phù hữu sấm thi

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trần Vương Kỳ

Dịch:

Vạn Hạnh thông ba học

Rành rành có sấm thi

Quê nhà tên Cổ Pháp

Gậy Phật, đất Vương Kỳ

(Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 65)

Lý Thái Tổ là vị vua có nhiều chiến công hiển hách, nhà Vua từng thân chinh đánh dẹp nhiều nơi như ở Tuyên Quang, Nghệ An. Tài ngoại giao của nhà vua cũng xuất sắc, vua nhà Tống rất nể vì, tôn trọng phong Vương. Các nước phía Nam như Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp đều thần phục và triều cống. Nhà vua giảm sưu cao, thuế nặng cho dân tình, nên đất nước Ðại Việt lúc bấy giờ thật cường thịnh.

Phương ngôn có câu:

Ðời vua Thái Tổ, Thái Tông

Ngô, lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.

Ngày 2 tháng 3 năm Mậu Thìn (31.3.1028), nhà vua băng hà ở điện Long An, hưởng thọ 54 tuổi, ở ngôi 19 năm. (Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 30).

Hiện nay công trình nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ được Ủy ban Nhân dân Tp.Hà Nội và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng ở khu di tích cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Ngày 29 tháng 9 năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm vua Lý thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010-2000) Nhà bia được khánh thành.

Trong Nhà bia, giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu có làm đôi liễn ca ngợi sự nghiệp của Lý Thái Tổ như sau:

“Xây Thăng Long Văn hiến, với tinh thần Âu Lạc Văn Lang

“Dựng Ðại Việt cơ đồ, với khí thế Sơn Tinh, Phù Ðổng

(Cố đô hoa Lư, tác giả Lã Ðăng Bật, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 37, 38)

6/ Nhận định về nhà vua Lý Thái Tổ:

Nhà vua Lý Thái Tổ từ khi sinh ra được ở chùa gần Phật, nhỏ tuổi mà đã có khi tiết, khẳng khái, biết thân phận, đến khi làm quan nhà Tiền Lê cũng gần Quốc Sư, đến khi làm vua cũng tạo điều kiện cho mình gần Tam Bảo cho xây nhiều chùa. Vua Lý Thái Tổ lên ngôi vào năm 1009 đến 1028 thì băng hà. Nhà Vua là một Phật tử thuần thành trong đạo Phật thời phong kiến, có đầy đủ đạo đức, có hiếu với mẹ, nghĩa với bạn, trung với nước, là con nuôi của nhà chùa thành Vua thiên hạ.

Chịu khó học đạo, học đời, biết theo Thầy lành (Sư Vạn Hạnh) bạn sáng (Ðào Cam Mộc, Nguyễn Ðệ, Lê Nhân Nghĩa); được tiến cử làm quan triều Lê Trung Tôn. Tin Thầy, tin Bạn lập nên sự nghiệp nhà Lý nối truyền nhau trị quốc chăn dân gần 300 năm.

Gìn giữ giang sơn gấm vóc biết phát huy vị thế, dời đô, biết cách làm cho phát triển giang sơn, đưa đất nước đến chỗ hùng mạnh cho con cháu muôn đời sau.

Ngoại giao giỏi, Vua nhà Tống nể phục, phong vương cho Vua. Các lân bang Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp không dám quấy nhiễu, phủ phục triều cống.

Tin Phật trọn vẹn, nương vào vị thế đưa Ðạo Phật thành Quốc giáo để hộ quốc an dân và hưng thịnh. Cho phép các Thiền sư tham gia quốc chính, khiến cho thiên hạ thái bình thịnh trị suốt 19 năm nhà vua cai trị và báo hiệu cả một triều đại sẽ kéo dài gần 300 năm hưng quốc.

Lý Thái Tổ là một ông vua yêu nước, thương dân, một lòng vì đại nghĩa, là một công dân ưu tú trong suốt 2000 năm dựng xây đất nước. Vua là một Phật tử tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam trong quá trình đồng hành cùng dân tộc; nên chính Phật giáo ở vào một thời điểm vừa là phát triển cực thịnh, vừa nắm thế chủ động ủng hộ triều đình giữ vẹn giang sơn gấm vóc tổ quốc Việt Nam.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

77. NGÀY THỨ BẢY MƯƠI BẢY:

Thời kỳ chấn hưng Phật giáo

Vấn: Chúng con xin được học về thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt nam; những tông môn pháp phái như: Thiền tông, Tịnh độ tông, Thiên thai tông, Nam tông, các hiệp hội lớn nhỏ góp phần công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt nam; các đạo giáo dân tộc mang đậm ý tưởng Phật giáo?

Ðáp: Sau triều đại nhà Trần, đến triều đại nhà hậu Lê Phật giáo phải chịu nhiều ảnh hưởng chiến tranh, tương tàn tương sát, người trong nước chia giang sơn thiên hạ, dành quyền trị quốc chăn dân, sát phạt lẫn nhau, làm ảnh hưởng đến sinh họat tôn giáo, trong đó nhất là Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo cũng từ đây mà phân hóa. Thêm vào đó người Tây dương đến lấn chiếm đất đai đòi khai hóa dân Việt, đem đạo Kitô vào đất Việt, truyền giáo bằng con đường chiến tranh, hủy diệt Phật giáo và các Tôn giáo dân tộc yêu nước. Phật giáo Việt nam phải bị lu mờ trải trên một thế kỷ.

Ðến đầu thế kỷ 20, từ những năm 1920 – 1930 các bậc tôn túc, trưởng lão, các nhà trí thức Phật giáo, những nhà Phật học cao cấp, các bậc tu hành có đẳng cấp, các cư sĩ có học thức, các bậc siêu nhân kiệt xuất mới bắt đầu gầy dựng lại các tổ chức Phật giáo trong nước theo chiều hướng phát triển của Phật giáo các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Myanmar và Tích Lan.

Nương theo tinh thần nầy, Phật Giáo Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, đến những nơi rừng núi, thâm sơn cùng cốc các tổ chức phong trào chấn hưng, báo chí Phật, chùa chiền lớn, các tổ chức giáo hội, tổ chức môn phong pháp phái được thành lập.

1/ Tại miền Bắc:

Năm 1934 thành lập “Bắc kỳ Phật giáo Tổng hội”, tại Hà Nội - Trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ – Hội xuất bản Báo Phật Giáo cổ xúy phong trào chấn hưng, phát hành Tạp chí Ðuốc Tuệ (10.12.1935), Báo Bồ Ðề Tân Thanh và Tiếng Chuông Sớm để hoằng dương chánh pháp. Hội mở Trường Phật Học tiếp nhận chư Tăng tham vấn học đạo tại chùa Quán Sứ, Trường Phật Học dành cho Ni tại chùa Bồ Ðề và chùa Bút Tháp.

Hội “Bắc Kỳ Phật Giáo Tổng Hội” do Tổ Vĩnh Nghiêm được suy tôn làm Pháp Chủ.

Tổ Tuệ Tạng được cử làm Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc nhiệm kỳ thứ nhất.

Ðại lão Hòa Thượng Mật Ứng, được suy tôn làm Pháp Chủ Phật Giáo Bắc Việt.

Những vị hữu công trong thời kỳ chấn hưng, thống nhất một số các tập đoàn Phật Giáo tại miền Bắc lúc bấy giờ là:

Hòa Thượng Thanh Ất, Trụ trì chùa Trung Hậu, Phúc Yên – HT Trung Thứ, Trụ trì chùa Bằng Sở, Hà Ðông – HT Doãn Hà, Trụ trì chùa Tế Cát, Hà Nam – HT Trụ trì chùa Hương Tích, Hà Ðông – HT Quang Nghiêm, Trụ trì chùa Phú Ninh, Nam Ðịnh – HT Trụ trì chùa Quế Phương, Nam Ðịnh – HT Trụ trì chùa Bộ La, Thái Bình – HT Thanh Thiệu, Trụ trì chùa Ðồng Ðắc, Ninh Bình – TT Tố Liên, Chủ tịch Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt – TT Trí Hải – TT Giải Ngạn – TT Tuệ Chiếu.
Những vị Cư sĩ trí thức Phật Giáo:

Cụ Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Năng Quốc, Thiều Chửu, Cụ Bùi Kỹ, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Văn Quang Thùy, tức Tuệ Nhuận làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo Tạp Chí Bồ Ðề.

2/ Tại miền Trung:

Cũng trong năm 1932, quý Cụ Tổ thành lập Hội An Nam Phật học, Trụ sở đặt tại Chùa Từ Ðàm (do Tổ Minh Hoằng – Tử Dung sáng lập năm 1683, vào đời nhà Lê, năm Quí Vì) – xuất bản Tạp chí Viên Âm (1934), do Tổ Giác Tiên, Viện chủ chùa Trúc Lâm và Cụ Bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút.

Hậu thân của Hội An Nam Phật Học, cũng chính là Hội Phật Học Trung Việt

Hội còn khai mở Phật Học Ðường Báo Quốc (1935), năm 1945 dời về Tòng Lâm Tu Viện Kim Sơn, chính nơi đây đào tạo những vị lãnh tụ Phật Giáo như: HT Thiện Minh, HT Trí Quang, HT Thiện Siêu, HT Trí Tịnh, TT Trí Thành…

Hội An Nam Phật Học thành lập thêm Gia Ðình Phật Hóa Phổ, chính là tiền thân của Gia Ðình Phật tử ngày nay, Ðoàn Thanh Niên Phật học Ðức Dục, Ðồng Ấu Phật Tử, nơi đây đào tạo những vị sau nầy lãnh đạo Phật Giáo như: HT Thích Minh Châu, Giáo sư Võ Ðình Cường… Trường Bồ Ðề đầu tiên cũng do Hội sáng lập tại Huế.

Phật Học Ðường Trúc Lâm, Tây Thiên: Tổ Phước Huệ, Tổ Phổ Huệ hằng năm được quý Sư cụ vào chùa Thập Tháp – Bình Ðịnh thỉnh ra Huế giảng Phật Pháp, Tổ Phước Huệ thường vào Hoàng cung giảng Phật Pháp cho vua Thành Thái, vua Bảo Ðại nên được suy tôn là Quốc sư (quý Cụ HT Thiện Hoa, HT Thiện Hòa, Cụ Lê Ðình Thám, Pháp Sư Trí Ðộ đều là học trò Tổ Phước Huệ).

Nhờ những công đức cao cả trên mà quý Sư Cụ ở Huế hợp nhau mở Trường Trung học Phật Giáo tại Chùa Trúc Lâm, sau dời về chùa Tây Thiên. Còn Trường của Ni thì mở tại chùa Diệu Ðức.
Những vị có công chấn hưng Phật Giáo Miền Trung, tập hợp thành một tổ chức duy nhất như Quốc sư Phước Huệ, Pháp sư Phổ Huệ, HT Thích Tịnh Khiết, HT Thiền Tôn, Trúc Lâm, Tây Thiên, Từ Hiếu, Tra Am. Quý HT Mật Khế, Quy Thiện, Ðôn Hậu, Mật Nguyện, Mật Hiển, Trí Thủ, Mật Thể.

Phật giáo Bình Ðịnh và Ðà Nẵng: Tại tỉnh Bình Ðịnh có Hội Phật Học Tỉnh Bình Ðịnh (1932-1945), có Quốc sư Phước Huệ (1920-1945) Pháp sư Phổ Huệ (1920-1935) Pháp sư Bích Liên, Liên Tôn, Trí Ðộ (1930-1950).

Tại Ðà Nẳng có Hội Phật Học Ðà Thành, xuất bản Tạp chí Tam Bảo do HT Bích Liên làm Chủ nhiệm.
3/ Tại miền Nam:

Năm 1920, quý cụ Tổ Khánh Hòa, Tổ Chí Thiền vận động thành lập Hội Lục Hòa, xuất bản tờ báo Phật Giáo hiệu “Pháp Âm” – Sư Thiện Chiếu cho xuất bản Tờ “Phật Hóa Tân Thanh Niên”, “Phật Học Tòng Thơ”.

Ông Comis Chấn thành lập Hội Linh Sơn Nghiên Cứu Phật Học, Trụ sở đặt tại Chùa Linh Sơn, đường Cô Bắc – Cô Giang, Quận I, Saigon – Xuất bản Tờ Tạp Chí “Từ Bi Âm”, rất có giá trị trong làng Phật học.

Năm 1931, Tổ Huệ Ðăng thành lập Thiên Thai Giáo Quán Tông – Chủ xướng thành lập và xuất bản tờ “Bát Nhã Âm”.

Năm 1933, Liên Ðoàn Học Xã ra đời, do Tổ Khánh Hòa, Tổ Huệ Quang, Tổ Khánh Anh (là vị Tổ có những đệ tử vào năm 1960 có về tại Tổ Ðình Linh Sơn nơi HT Thiện Phước khai Ðạo, truyền bá pháp môn Niệm Phật, giảng dạy giáo lý Phật Học tại Phật Học Ðường Tây Phương Bồng Ðảo, nơi xuất thân của HT Giác Quang), Tổ Pháp Hải giảng dạy.

Năm 1934, Quý cụ Tổ Khánh Hòa, Tổ Huệ Quang, Tổ Khánh Anh kết hợp quý Cụ Giác Hãi, Liên Trì, Viên Giác, Kim Huê, Vạn An, Bửu Chung thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật Học, những vị xuất thân từ trường nầy hiện nay như: HT Thiện Hòa, HT Thiện Hoa, HT Huyền Quang, HT Hành Trụ, HT Quảng Liên…

Cũng trong thời gian nầy tại Saigon, có nhà trí thức Phật Giáo Sư Cụ Hồng Tại Ðoàn Trung Còn, thành lập Phật Học Tòng Thơ, chủ trương phiên dịch kinh sách Phật, thành lập Phật Học Thơ Xã xuất bản sách Tịnh Ðộ, sách Lão giáo và Khổng giáo, có khoảng trên 100 đầu sách được Sư Cụ phiên dịch cho chư Tăng Ni, Phật tử nghiên cứu tu học. (Trang 42, sách 50 chấn hưng Phật giáo của HT Thích Thiện Hoa)

Năm 1951 thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, gồm có 6 tập đoàn: 03 Tập đoàn Tăng Già và 03 Tập đoàn Cư sĩ do HT Thích Tịnh Khiết làm Hội Chủ – chủ trương xuất bản tờ “Phật giáo Việt Nam”.

4/ Tổ chức hội Phật giáo Tịnh độ tông:

Năm 1955, Hội Phật Giáo Tịnh Ðộ Tông thành lập do Sư Cụ Hồng Tại Ðoàn Trung Còn làm Hội Trưởng – Trụ sở đặt tại Liên Tông Tự, đường Ðề Thám, quận Nhất, Saigon.

Hội Phật Giáo Tịnh Ðộ Tông Việt Nam, mới đầu nghe ai cũng suy nghĩ là một Hội hữu tu hành của giới Cư sĩ. Tuy nhiên Hội Phật Giáo Tịnh Ðộ Tông Việt Nam của Sư Cụ Hồng Tại Ðoàn Trung Còn, (không phải Hội Tịnh Ðộ Cư Sĩ của Ngài Minh Trí) là một Giáo Hội có quy chế tổ chức nhân sự Ban Chấp Sự Trung Ương, có quy chế lãnh đạo hai giới Xuất gia và Cư sĩ. Tại mỗi Tỉnh, Quận, Thị xã, Phường Xã đều có tổ chức nhân sự Ban Chấp hành Giáo hội của từng cấp lãnh đạo Tăng Ni, Phật Tử tại địa phương.

Năm 1957, môn phái Liên Tông Tịnh Ðộ Non Bồng của Hòa Thượng Thích Thiện Phước hoạt động trong tổ chức nầy. Hòa Thượng Thích Thiện Phước khai sơn môn phái Liên Tông Tịnh Ðộ Non Bồng, thành lập Phật Giáo Từ Thiện miền Ðông Cô nhi viện Phước Lộc Thọ, Cô nhi viện Từ Ái, Phật học Ðường Tây Phương Bồng Ðảo, Trường Gia giáo Phật học tại Long Sơn cổ tự, Trường Trung Tiểu Học núi Dinh và Lâm Tỳ Ni, Bửu hòa.

Hiện nay nói riêng cho hệ phái Tịnh Ðộ Tông tại tỉnh Ðồng Nai (Liên tông Tịnh độ Non bồng) có 33 cơ sở Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Niệm Phật Ðường… sinh hoạt trong Giáo hội Phật giáo Việt nam; cơ sở chính đặt tại Quan Âm Tu Viện và một Ban Quản trị để điều hành hệ phái thuộc khu phố 3, đường Nguyễn Ái Quốc, Phường Bửu Hòa, Thành phố Biên Hòa.

5/ Tổ chức Phật giáo Nam tông:

Phật Giáo Nam Tông Việt Nam có hai phái:

1/ Một phái người Việt gốc Miên. Phái nầy đã có từ lâu đời, nhưng không rõ du nhập Việt Nam vào năm nào? Và bắt nguồn từ đâu? Có lẽ đồng thời với Phật Giáo Việt Nam và bắt nguồn từ Camboge. Phái nầy gọi là Theravada, ngày nay gọi là Phật Giáo Nam Tông Khmer. (Trích 50 năm chấn hưng Phật Giáo của HT Thiện Hoa)

Phật Giáo Nam Tông Khmer có Tăng Tín đồ rất đông, không có Nữ giới xuất gia. Chư Tăng có 17.661 vị, gồm Tỳ kheo 11.964, Sa di 5.697 vị. Tín đồ Phật Giáo chiếm 99%, toàn là người Miên (Việt gốc Miên). Chùa rất nhiều và chỉ ở miền Nam, nhất là miền lục tỉnh, như ở các tỉnh Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Bình…

Theo thống kê trước ngày hòa bình thì dân số người Việt gốc Miên là 2 triệu người, đều theo Phật Giáo. Chư Tăng được 20 ngàn vị, 500 ngôi chùa có mặt ở khắp 12 Tỉnh, Thành ở miền Nam.
Phật Giáo Nam Tông Khmer hành đạo rất ít tại Tỉnh Ðồng Nai, chỉ có 01 ngôi Chùa hiệu là Hoa Sơn do giới Cư sĩ người Việt gốc Miên hoạt động tín ngưỡng tại Thị xã Long Khánh.

2/ Một phái nữa thuộc về người Việt Nam, do Ðức Tăng Thống Thiện Luật và Ðức Tăng Thống Hộ Tông sáng lập.

Ðức Tăng Thống Thiện Luật và Hộ Tông du học giáo lý Nam tông Phật giáo tại Camboge. Sau thời gian tu học đạo ở xứ người, quý Ngài trở về Việt Nam vào khoảng năm 1940 thành lập Giáo Hội, với danh xưng Giáo Hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam, niên khóa đầu tiên do Ðại Ðức Bửu Chơn làm Tăng Thống, Trụ sở đặt tại Chùa Kỳ Viên, Bàn Cờ, Saigon – Riêng về Phật Học Viện đặt tại chùa Pháp Quang, cầu Băng Ky, Gia Ðịnh (1958) do Ðại Ðức Hộ Giác làm Giám Ðốc.

Giáo Hội nầy có công đức kiến thiết Thích Ca Phật Ðài ở Thành phố Vũng Tàu vào năm 1962.

Về bên cư sĩ hữu công với Giáo Hội nầy có các Ông Nguyễn Văn Hiếu, Ông Hồ Ðắc Thắng, Bà Lưu Giang Hà.

Pháp nạn năm 1963, Phật giáo Việt Nam bị chế độ gia đình trị Ngô Ðình Diệm bắt bớ tù đày, dự định hủy diệt Phật Giáo, đưa Thiên Chúa giáo trở thành Tôn giáo của Nhà Nước, nên gọi danh xưng là Công giáo. Ðồng thời Ông Diệm còn liên lạc với Vatican đề nghị tôn vinh Ông (Ðức Cha) Nguyễn Ðình Thục làm Ðức Hồng Y Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, để có cơ sở hủy diệt Phật giáo.

Trong khoảng thời gian nầy, Phật giáo Nam Tông Việt Nam rất tích cực đấu tranh chống áp bức của gia đình Ông Ngô Ðình Diệm, Ông Ngô Ðình Nhu và Bà Trần Lệ Xuân… Chư Tăng cùng đứng lên đòi trả tự do cho các Nhà Sư bị bắt, yêu cầu cho tự do hoạt động Phật Giáo, được treo cờ Phật giáo Quốc tế trong các ngày lễ Phật Giáo…

6/ Các giáo phái khác tại Ðồng nai:

1/ THIỀN TÔNG:

Do HT Thiền sư Thích Thanh Từ sáng lập, hiện nay xiển dương pháp phái thiền Trúc Lâm Yên Tử của Tổ Sư Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôn.

Thiền tông tại Ðồng Nai rất phát triển tại Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu; hiện nay có đến 33 ngôi Thiền Viện, Thiền Tự, Thiền Thất trực thuộc Thiền Viện Thường Chiếu dành cho các Thiền Sinh thực tập tu hành. Tông phái Thiền Trúc Lâm có mặt khắp 3 miền Bắc Trung Nam.

2/ TỊNH ÐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI:

Người sáng lập là thiền sư Minh Trí, thế danh Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1885 tại ấp Mương Ðiều, xã Tân Mỹ, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Ðéc (Ðồng Tháp ngày nay).

Năm 33 tuổi vân du tìm thuốc cứu dân độ thế; đến năm 48 tuổi (1933) thành lập Hội Tịnh Ðộ Cư Sĩ, Trụ sở đặt tại Tân Hưng Long Tự, Phú định, Chợ Lớn.

Hội nầy có xuất bản tạp chí “Pháp Âm”, ra khoảng 14 số rồi đình bản. Hiện nay Hội được phép họat động trên diện rộng tòan quốc, mỗi tỉnh đều có Tỉnh hội, có huyện hội, chi hội.

3/ PHẬT GIÁO HÒA HẢO:

Phật giáo Hòa Hảo do Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ sáng lập, chủ trương tu tại gia, phụng thờ tứ trọng ân, yêu nước.

Ðức Huỳnh Phú Sổ, sinh năm 1919, tại thôn Hòa Hảo (gần Vàm Nao), quận Tân Châu, tỉnh Châu Ðốc. Con của Cụ Huỳnh Công Bộ và Bà Lê Thị Nhậm. Trong cuộc đời hành đạo của Ðức Huỳnh Phú Sổ có thuyết giảng 6 tác phẩm chủ yếu khuyên người đời tu hành, không tranh danh đoạt lợi, kêu gọi tín đồ phải có lòng yêu nước, yêu dân tộc, bảo vệ tổ quốc và dân tộc.

Người tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh Ðức Thầy của mình lên ngôi Giáo Chủ. Ở các Tỉnh miền Tây Nam Bộ thường gọi là Huỳnh Giáo Chủ, không gọi tên tộc ngoài đời của Người.

Phật Giáo Hòa Hảo tôn thờ ngôi Tam Bảo bằng tấm vải sắc “màu nâu”; biểu hiện cho việc “không chạy theo hình thức thờ phượng, thờ tượng cốt”.

Hiện nay tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 2.000.000 người có mặt trên khắp các Tỉnh miền Tây Nam Bộ và một ít ở miền Ðông. Tại tỉnh Ðồng Nai mới vừa được UBND Tỉnh Ðồng Nai cho phép thành lập Ban Trị sự Tỉnh Hội PG Hòa Hảo, đã tổ chức Ðại hội lần thứ nhất, làm lễ ra mắt Ban Trị sự Tỉnh Hội tại một căn nhà tạm mượn của 01 tín đồ ở Thị trấn Ðịnh Quán.

4/ HỘI PHẬT HỌC NAM VIỆT:

 Hội Phật Học Nam Việt có trụ sở chính tại chùa Xá Lợi, đường Bà huyện Thanh Quan, Sư Thiện Chiếu. Hội là một hệ phái trong chín hệ phái thành lập Giáo hội Phật giáo Việt nam.

5/ PHẬT GIÁO BỬU SƠN KỲ HƯƠNG: của Ðức Phật Thầy Tây an, Tổ đình Trung ương chùa Tây An, núi Sam, Châu đốc. Các chùa của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương không thờ Phật mà thờ tấm trần điều. Các tín đồ đều là cư sĩ học Phật tu nhơn. Trong đạo, có ý hướng tôn vinh Ðức Phật Thầy Tây An là hậu thân của Phật Hòang Trần Nhân Tông.

6/ PHẬT GIÁO TỨ ÂN HIẾU NGHĨA: Là một tôn giáo dân tộc yêu nước, phát triển mạnh hiện có khõang trên 2.000.000 tín đồ, được Nhà nước cấp phép họat động, có trụ sở Trung ương, đặt tại chùa lớn Tam Bảo Phi Lai, địa chỉ thị trấn Ba chúc, huyện Tri tôn, tỉnh An giang.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.