Ðọc báo và tạp chí có thể cho chúng
ta nhiều cái đáng suy ngẫm. Bên cạnh những cáo phó, có những chuyện ác liệt
nhắc tới khổ đau trên khắp thế giới, dẫu cho chúng ta có thể chết lặng đi vì
nó. Có những vụ giết người, trộm cướp, hiếp dâm và chiến tranh, những vụ xung
đột tôn giáo, sắc tộc, xã hội và chính trị, ô nhiễm, bệnh tật, chết đói, nghèo
túng, tra tấn, áp bức, khủng bố, tai nạn, tự tử và những thiên tai như động
đất, hỏa hoạn, lụt lội và bão tố. Quả là một bản liệt kê dài và đáng buồn cứ
tiếp tục.
Ðồng thời bên cạnh những tin tức có
những bức tranh và quảng cáo trình bày những người hạnh phúc đang hưởng thụ
cuộc sống như thể không quan tâm gì đến thế giới. Họ cười và chụp hình đằng sau
các xe sang trọng, những lâu đài đồ xộ, những căn phòng khách sạn lộng lẫy,
những chai rượu, thuốc lá, nước hoa, mỹ phẩm, đồ trang phục trình bày quyến rũ,
và đồ trang sức lộng lẫy. Họ đắm mình trong những tiệc tùng, cuộc thi sắc đẹp
và biểu diễn thời trang với những người kiểu mẫu đẹp và sành điệu diễu hành
trên lối đi của bục trình diễn. Sự tương phản đặc biệt thật mỉa mai, khi bạn
nhìn thấy một cuộc biểu diễn thời trang lớn bên cạnh một bức tranh não lòng của
những trẻ em Phi Châu đáng thương chỉ còn da bọc xương gần chết đói.
Người ta nói chúng ta là người văn
minh ghê tởm bạo lực và sự gây đau đớn điên rồ cho người khác. Tuy nhiên chúng
ta có những trận đấu tranh tài vô địch quyền Anh của hai võ sĩ khỏe mạnh, vì
món tiền lớn, cố hết sức giã vào đầu nhau giữa những tiếng la hét tán thưởng
rầm rộ của người xem, không phải là không giống thời dã mãn của người La Mã khi
những đấu sĩ đánh nhau với sư tử hay với nhau để giải trí cho những khán giả
khát máu. Chúng ta có những người đấu bò, điên lên, hành hạ và giết con bò chỉ
để mua vui. Và mọi người, hay ít nhất những khán giả đông nghẹt tại đấu trường,
dường như nghĩ rằng đó cũng là trò vui.
Hút thuốc và uống rượu đã gây thiệt
hại rất lớn cho sức khỏe của con người, tuy nhiên các hãng thuốc lá và làm rượu
vẫn cứ cung cấp bằng mọi cách, thậm chí thông qua các võ đài thể thao, những
sản phẩm chết người của họ. Hút thuốc được mô tả một cách lố bịch là "gặp
gỡ sự dịu hiền" và uống rượu ngang bằng với thành công và uy tín giữa
nhiều việc khác! Cái gọi là các nước phát triển bán hạ giá thuốc lá và những
sản phẩm có hại khác cho các nước Thế Giới thứ ba, trong khi kiềm chế sự tiêu
thụ các sản phẩm ấy trong dân chúng của họ. Trong sự tham lam quá quắt của cải
của họ, các hãng xưởng sẵn sàng làm bất cứ cái gì, dường như không có một chút
băn khoăn nào về tất cả những gì họ nói hay làm trong việc cung cấp các sản
phẩm như vậy. Các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí và tạp chí,
chấp nhận và phát hành quảng cáo vì tham lam số tiền lớn mà họ mang đến, không
thể tự tha trách nhiệm của mình. Họ có nhân quyền cơ bản để thi hành lương tâm
xã hội bằng cách từ chối những quảng cáo có hại nhưng họ chọn cách không làm
thế.
Nhìn vào một tạp chí hàng không
bóng loáng, bức ảnh ông chủ tịch già một hãng bia ở Thái Lan đã khiến tôi lưu
ý. Mặc com lê và với mớ tóc hoa râm, ông ta hãnh diện trình bày, trong phòng
họp sang trọng của ông, một dẫy chai bia sản xuất bởi hãng của ông. Ngay đàng
sau ông là một cái bàn thờ với hình ảnh Ðức Phật chiếu sáng lấp lánh. Ta có thể
nhìn thấy bàn thờ đã được bầy ở giữa phòng một cách rất ấn tượng. Vì chúng ta
đều biết Ðức Phật dạy về sự cấm rượu, giới thứ năm mà tất cả người Phật tử tán
thành nói rằng: "Tôi nguyện giữ giới không uống rượu hay dùng ma túy, vì
nó là nguyên nhân làm mất sự lưu tâm". Cho nên người giữ giới khó có thể
thỏa hiệp với sự sản xuất và phân phối rượu hàng loạt, được coi như một cách
sống sai lầm trong Ðạo Phật, với hình ảnh của Ðức Phật, được trình bày một cách
trang trọng trong phòng.
Sulak Sivaraksa, một nhà hoạt động
và phê bình xã hội Thái, viết trong cuốn sách của ông, "Những hạt giống
của Hòa Bình": "Sự thật đáng buồn là Thái Lan có khoảng 250,000 nhà
sư nhưng gái mãi dâm nhiều gấp đôi. Ðiều này phát ngôn cho một hệ thống không
hữu hiệu và phải thẩm xét lại từ cội nguồn. Nếu chúng ta có thể quay về nguồn
gốc tốt đẹp của truyền thống Á Châu, chúng ta có thể tạo ra một kiểu sống lành
mạnh và hữu hiệu". Kể ra hai thí dụ sau cùng, chúng tôi không có ý chỉ
trích Thái Lan, mà chỉ là nhấn mạnh vào cái dị thường. Thật ra, dị thường hiện
hữu ở khắp nơi. Giống như ở Thai Lan, những việc đó cũng thấy ở Phật Giáo Miến
Ðiện, Phật Giáo Sri Lankha, xứ sở của chúng tôi và ở bất kỳ một xứ nào khác.
Không ai có độc quyền.
Vâng, chúng ta có thể tiếp tục dài
dài với bản liệt kê những mâu thuẫn trên thế giới mà chúng ta sống, chúng ta
tin chỉ điều này cũng đủ để thấy vấn đề. Vâng, phải chăng hồ như chúng ta không
phải là một xã hội có một trạng thái tâm lý bị chia rẽ hay loạn tinh thần?
giống như một Bác Sĩ Jekyll và ông Hyde. Chúng ta biết cái gì là bất thiện, tuy
nhiên chúng ta tha thứ và thậm chí còn khuyến khích sự tăng trưởng của nó. Rõ
ràng, dù muốn dù không chúng ta bị vương mắc vào đấy, và chúng ta lao vào theo
ngọn thủy triều. Ðược lập trình và bị tác động bởi những người có thế lực trong
phương diện truyền thông quảng cáo đại chúng, chúng ta đáp ứng điều khiển và
thông điệp của họ. Mua cái này, mua cái kia. Ăn cái này, ăn cái nọ. Mặc cái này,
mặc cái kia. Làm cái này, đừng làm cái đó. Cái này thô kệch và cái đó có tính
chất đàn bà. Cái này đúng mốt và cái kia không. Ðây là lối sống tuyệt vời; đó
là xã hội giàu sang đi đây đi đó bằng máy bay phản lực, một thế giới vui nhộn
và tiêu khiển tuyệt vời.
Xin thứ lỗi cho tôi nếu tôi có vẻ
giống một người chỉ trích, một trò thể thao xấu, một nhà sư giận dữ đứng trên
bục diễn giả ngoài trời cao giọng tuyên bố rằng ngày tận thế gần kề và đe dọa
một xã hội suy đồi bằng lửa địa ngục. Nhưng bạn có thể đồng ý với tôi rằng có
lẽ đó không phải là một ý kiến xấu, nếu thỉnh thoảng, chúng ta lùi lại một phút
và nhìn vào tình hình thế giới, trạng thái tâm chúng ta và tình trạng cuộc đời
chúng ta. Một số trí tuệ có thể nẩy sinh từ sự suy ngẫm đó. Chúng ta có thể đánh
giá lại lập trường của chúng ta và hướng đi mà chúng ta muốn theo. Chúng ta
theo đám đông hay chúng ta bỏ hàng ngũ? Và giả dụ tôi xin mượn một vần thơ của
Robert Frost: Hai con đường rẽ ra hai ngả trong rừng rậm và tôi – tôi đi con
đường ít người qua lại. Và việc đó đã làm cho sự thể thay đổi hoàn toàn. Vâng,
khi hai con đường rẽ hai ngả trong đường đời, bạn đi con đường nào? Con đường
ít người đi – con đường của chánh niệm và trí tuệ, con đường của tình thương và
từ bi? Xin hãy nghĩ về việc này, vì nó có thể làm sự thể hoàn toàn thay đổi.
Nơi đất và nước
Lửa và gió không tìm được duyên hợp,
Dòng thủy triều đang tắt dần
Vòng luân hồi không còn xoáy tít nữa
Tâm và vật sẽ ngừng không còn gì lại nữa
Ðức Phật