Thể loại sách khác
Chết Trong An Bình
Thích Tâm Quang
29/03/2555 12:37 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Khi cái chết đến, vì nó phải đến, bạn làm thế nào để đối đầu với nó? Bạn có thể cười, nụ cười ngọt ngào nhất lúc đó: "Chào mi - Thần Chết, Tạm biệt cuộc đời"?

Vâng, bạn có thể gặp thần chết không chút sợ hãi mà còn can đảm và hiểu biết không? Bạn có thể chào nó như bạn gặp lại một người bạn xa nhau từ lâu, như thể một người nào đó gọi bạn đã lâu rồi và bây giờ bạn nhìn thấy, từ nơi xa đến? Rốt cuộc, chết không xa lạ gì với chúng ta; chúng ta đã sống và chết nhiều lần không kể siết, gặp hết tái sinh này đến tái sinh khác, sống đi sống lại trong luân hồi, cái vòng bất tận của tử và sinh. Vâng, cái chết, chúng ta có thể nói, chỉ là sự thay đổi của sự tốn tại, chỉ là tiếp tục chuyển động một lần nữa.

Cuốn sách này nhìn vào sống và chết từ khung cảnh Phật giáo - làm sao chúng ta có thể sống đẹp và chết đẹp, làm sao chúng ta có thể làm đẹp đời sống bằng những giá trị đẹp của tình yêu thương, trí tuệ và từ bi, những thứ đó dẫn ta đến một chung cuộc đẹp, một cái chết đẹp.

Tác giả, một nhà sư Phật giáo Mã Lai, đưa ra cách giải quyết và thái độ Phật Giáo với giá trị chung và phổ quát trước những câu hỏi muôn thuở về đời sống. Ông hy vọng những lời của ông có thể cho quý vị một số gợi ý về sự sống, tình thương yêu và cái chết.

"Nơi nào Phật Pháp đã thăng hoa

dù ở thành thị hay thôn quê,

người ta sẽ có những lợi ích phi thường,

Ðất đai và con người được bao trùm trong hòa bình.

Mặt trời và mặt trăng trong sáng và rực rỡ.

Gió và mưa sẽ đến thuận hòa,

và không có thiên tai

Các quốc gia sẽ phồn thịnh và

không cần dùng đến binh sĩ và khí giới.Con người sẽ tuân theo đạo đức và hòa hợp với qui luật.

Họ sẽ lịch sự và khiêm nhường,

Và mọi người đều thỏa mãn vì không có bất công.

Không có kẻ trộm cướp hay bạo lực.

Người mạnh không bắt nạt người yếu

và ai ai cũng có được phần của mình"

Ðức Phật nói trong kinh Vô Lượng Thọ về

sự trang nghiêm, thanh tịnh, bình đẳng và sự giác ngộ,

theo tông phái Ðại Thừa.