Hạnh Phúc Trong Tầm Tay
22/10/2554 13:16 (GMT+7)
Hạnh phúc là phản ứng phóng thích những cảm giác bực dọc, những cảm giác khó chịu từ thân thể mình ra bên ngoài. Những trạng thái khó chịu có thể xuất hiện dưới hai cơ quan chính yếu của con người, thứ nhất là thân, thứ hai là tâm. Thân không thoải mái, dĩ nhiên con người có những phản ứng như: Nhăn nhó, co rút tay chân, hoặc tìm ai đó để tâm sự, chia sẻ.
Vì sao tôi khổ?
21/10/2554 02:37 (GMT+7)
Trong cuộc sống, có những vấn đề mà chúng ta không thể giải quyết đơn thuần chỉ bằng tri thức. Nói cách khác, chúng ta thường phải trải qua những bước khá dài từ lúc hiểu rõ một vấn đề cho đến khi có thể biến những hiểu biết đó trở thành kinh nghiệm sống thực sự và đủ bản lĩnh để vượt qua được vấn đề ấy

Chết Đi Về Đâu
20/10/2554 04:01 (GMT+7)
“Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn.
Về mái chùa xưa
13/10/2554 08:23 (GMT+7)
Tập sách này như một lời tâm sự với những người bạn trẻ, những người đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời nhưng có thể là chưa xác định được một hướng đi vững chắc, và quan trọng hơn nữa là đang phải đối mặt với những yếu tố độc hại như một hệ quả tất yếu của nền văn minh công nghiệp hiện đại, nhưng lại không có được tấm áo giáp tinh thần để phòng hộ một cách chắc chắn như thế hệ cha anh mình trước đây.

Sống thiền
09/10/2554 07:19 (GMT+7)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
Chuyển Hóa Sân Hận
25/09/2554 05:30 (GMT+7)
Khái niệm “giận dữ” được định nghĩa như dòng chảy cảm xúc, đối tượng là con người được thể hiện qua lời nói khó nghe, lời qua tiếng lại trong giao tiếp cũng như việc làm… mang lại sự bực dọc, không ưa thích. 

Đạo Học - Con Đường An Vui Hạnh Phúc
20/09/2554 10:36 (GMT+7)
Đạo Học là Đạo Sống toàn thiện, toàn chân, toàn mỹ, là con đường an vui trọn vẹn, con đường hạnh phúc viên mãn, do các hiền giả giác ngộ cổ kim, đông tây đã tâm chứng, diễn đạt, khai thị. Theo Đạo Học, cuộc sống của mọi người đều mê lầm, sai trái, mâu thuẫn, khó chịu, bất an, bất hạnh, phiền não, đau khổ….
San sẻ yêu thương
16/09/2554 03:55 (GMT+7)
Bạn đọc thân mến! Tôi vẫn biết là cuộc sống của mỗi chúng ta còn rất nhiều điều để lo toan, bận rộn, và việc dành thời gian để suy ngẫm về những giá trị tinh thần phía sau lớp vỏ vật chất không phải là thói quen của nhiều người. Dù vậy, tôi vẫn luôn cho rằng bài học về yêu thương là bài học lớn nhất của đời người – và chúng ta không thể tìm thấy bất cứ người thầy dạy nào khác tốt hơn là chính những điều ta trải nghiệm được trong cuộc sống. Vì thế, những gì được ghi lại trong tập sách này chỉ là những ý tưởng rất chủ quan, những nhận xét rất phiến diện... Nếu bạn nhận thấy có chút giá trị nhỏ nhoi nào trong ấy, thì đó sẽ là những điều đang chờ đợi sự thể nghiệm và kiểm chứng của chính bản thân các bạn ngay trong cuộc sống này.

Chìa khóa sống hướng thiện
03/09/2554 22:57 (GMT+7)
Cuộc sống của nhiều người quanh ta và cả bản thân ta có thể có những lúc không tránh khỏi bị đè nặng bởi những đau khổ do tội lỗi và những điều xấu mà người khác hoặc bản thân mình gây ra. Chúng ta không tránh khỏi có những quãng thời gian sống thiếu niềm tin vào con người và cuộc đời, bi quan về tương lai, buông xuôi theo số phận...
Hạnh Phúc Giữa Đời Thường
03/09/2554 22:57 (GMT+7)
Trong mưu cầu kế sinh nhai, những phương tiện thường lại đánh đồng với hạnh phúc, nhiều người đã vi phạm luật pháp, bỏ rơi đời sống đạo đức. Đó không được gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo phải gắn liền với đời sống đạo đức và sự chuyển hóa tâm linh. Bản chất của hạnh phúc liên hệ đến con đường trung đạo chứ không phải trải qua những nỗi khổ niềm đau để có được nó. Thời gian để đạt hạnh phúc lệ thuộc vào phương pháp và sự hành trì. Nếu đi đúng thì thời gian có thể rất ngắn, bằng ngược lại, có thể phải mất vài chục năm nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Phương pháp hạnh phúc phải gắn liền việc thực hành bát chánh đạo, có lòng tin, sức khỏe, sự trung thực, siêng bỏ ác làm lành, và trí tuệ về sinh diệt của sự vật hiện tượng thì chúng ta mới có được giá trị an lạc trong đời sống hiện tại này.

Chìa khóa sống giản dị
01/09/2554 12:02 (GMT+7)
Giữa muôn vàn phức tạp của cuộc đời, chúng ta phải sống như thế nào? Chắc hẳn trong đời, bạn đã từng có lúc tự hỏi mình câu hỏi đó? Đây là một câu hỏi không ngừng day dứt những tâm hồn đang khao khát kiếm tìm một lẽ sống cao cả hơn cho riêng mình. Sống sao cho phải lẽ, không phải là một điều dễ dàng trả lời! Ngày nào còn sống, chắc chắn chúng ta vẫn còn băn khoăn về cách sống, về ý nghĩa cuộc sống của mình. Phải chăng, càng đối diện với những phức tạp, phiền toái, đau khổ và bề trái cuộc sống, con người càng khát khao được sống một cuộc sống giản dị, thanh thản hơn, có ý nghĩa hơn?
Chìa khóa sống thanh thản
01/09/2554 12:01 (GMT+7)
Ngày nay, sự thanh thản trong cõi lòng, tưởng chừng như là một điều mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng rất dễ đạt được, nhưng kỳ thực, đó lại là một vấn đề khó khăn vô cùng, vì cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta có biết bao nỗi buồn sầu, lo lắng đang bủa vây, những công việc chồng chất. Với nếp sống hối hả hôm nay, chúng ta ít có thời gian để lắng đọng lại những suy tư có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Trong một khoảnh khắc bất chợt nào đó, bạn có thể kịp suy nghĩ về nó, hoặc cũng có thể không, và bạn ngỡ như mình đã để cho những nỗi thao thức, băn khoăn ấy trôi qua theo những năm tháng dài của cuộc đời mình. Rất nhiều khi chúng ta sống mà không rõ mình sống vì điều gì? Hạnh phúc của cuộc sống là gì? Và cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Thế nhưng, dù muốn dù không, những câu hỏi này vẫn thường trực trong tiềm thức của bạn.

Chìa khóa sống lạc quan
26/08/2554 23:50 (GMT+7)
Trong cuộc sống, những sự việc xảy ra hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến thái độ sống của chúng ta. Những lúc cuộc sống gặp thuận lợi, may mắn hoặc ít nhất là trong những hoàn cảnh bình thường, ổn định, chúng ta có thể dễ dàng duy trì được thái độ sống lạc quan. Thế nhưng, khi cuộc sống chẳng may gặp phải những âu lo bất trắc, khi phải đối mặt với những thất bại triền miên, những mặt trái phũ phàng của cuộc đời hoặc khi bản thân tưởng như phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bế tắc, mấy ai trong chúng ta còn duy trì được thái độ sống lạc quan?
Giảng Giải 38 Pháp Hạnh Phúc
22/08/2554 23:20 (GMT+7)
Trước kia là những bài thuyết pháp của tôi về an lành có in bằng ronéo, Đại đức Hộ Giác nhận thấy hữu ích cho người tu Phật, nên ngài hỏi ý kiến tôi để ấn tống. Lúc ấy, tôi chưa làm hoàn toàn những bài pháp an lành cuối cùng, từ pháp thứ XXXIII đến pháp thứ XXXVIII, nên Đại đức Hộ Giác vui lòng soạn giúp những pháp an lành còn dở dang ấy.

Chết Trong An Bình
16/08/2554 09:25 (GMT+7)
Chính Ðức Phật đã nói tốt hơn là phải xem xét cẩn thận, điều tra nghiên cứu và kiểm tra cho chính chúng ta trước khi chấp nhận một điều gì. Ngay cả đến những lời của Ðức Phật cũng phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Rốt cuộc, Ðức Phật không ngoại trừ điều nào cả. Ngài không bao giờ tin trong niềm tin mù quáng. Ngài không bao giờ bảo chúng ta chỉ tin vào điều Ngài nói hay chỉ bác bỏ điều người khác nói. Mà Ngài bảo chúng ta hãy điều tra nghiên cứu, thực hành và minh định cho chính chúng ta.
Hạnh phúc và con đường tu học
05/08/2554 04:46 (GMT+7)
Con đường tu học là một con đường hạnh phúc. Một buổi sáng mai, mặt trời hồng sẽ thật ấm trong một ngày thu trên cao, dọi xuống con đường nhỏ ta đi, được lót bằng những tờ lá chín cây muôn màu thật đẹp.Có người nghĩ rằng tu là tại tâm, ở lòng mình, Tam bảo cũng ở trong tâm ta mà thôi. Và vì vậy mà họ thấy không cần thiết phải đi chùa hoặc tham dự những khóa tu học. Nhưng tâm ta là gì, nằm ở đâu Thầy nhỉ? Những gì mà chúng ta cho là tâm đó, có thật là chân tâm của mình không?

Chuyển hóa tâm
05/08/2554 04:45 (GMT+7)
Nói chung tất cả những điều chúng ta biết tới có thể được chia làm ba loại: Thế giới vật chất bất động, thế giới không vật chất bất động, và thế giới tri thức. Vì tất cả những hạnh phúc lẫn  đau khổ mà chúng sanh kinh nghiệm, đều liên quan đến tri thức nên đây là điều chúng ta quan tâm tới nhất.
Những bài học bình dị
21/07/2554 02:45 (GMT+7)
Cuộc sống là một quá trình học tập, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Chúng ta không chỉ học ở trong nhà trường, chúng ta còn học những bài học từ trong thực tế của cuộc sống, chúng ta học qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, và chúng ta học qua sự trải nghiệm của chính bản thân mình nữa. Ở mỗi độ tuổi khác nhau lại có những cách học khác nhau.

Chú tiểu ngắm sen
18/07/2554 12:00 (GMT+7)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả. Có lẽ vì thế một vị thiền sư đã viết “mướt mướt hoa vàng phơi bày bát-nhã, xanh xanh cành trúc hiển lộ chân như”. Trong lặng lẽ, hoa nở rồi tàn, không nói với ai điều gì. Vậy mà trong cõi lặng yên kia lại như thì thầm cùng ta, nên người tìm thấy ở hoa rất nhiều ngôn ngữ. Có người từ phố nhớ quê quay quắt trở về chỉ để ngắm sen trong hồ, cúc trong vườn nhà mùa thu, nghe lòng thanh thản bình yên trở lại rồi tiếp tục ra đi. Ngay đến hoa dâm bụt nở dọc theo bờ giậu, hoa mướp vàng bò trên giàn nhà hàng xóm, cũng có tác dụng thanh lọc tâm hồn!
Những bước chân nhẹ nhàng 
trở về sự im lặng
13/07/2554 22:55 (GMT+7)
Cái "tôi" ở trên đã trở thành một cái gì khác. Không biết là cái gì ? Cũng chẳng bận tâm biết đến làm gì; chỉ biết ở đây và ở đó vẫn còn động đậy nhẹ nhàng những bước chân thầm kín, những bước chân lặng lẽ thong dong bình thản trở về sự Im Lặng...

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 [2] 3 4 5  
Bao Hiem BSH
» Âm lịch