MỤC LỤC
[00] Lời Nói Đầu
Nguyên nhân pháp có hạnh phúc.
[01] * KỆ
NGÔN I
Hạnh Phúc I - Không thân cận với kẻ
ác.
Hạnh Phúc II - Thân cận với bậc thiện Trí thức.
Hạnh Phúc III - Cúng dường đến bậc đáng cúng dường.
[02] * KỆ
NGÔN II
Hạnh Phúc IV - Ở trong xư nên ở.
Hạnh Phúc V - Tánh các người có việc lành để dành khi trước.
Hạnh Phúc VI - Giữ mình theo lẽ chánh.
[03] * KỆ
NGÔN III
Hạnh Phúc VII - Học nhiều hiểu rộng.
Hạnh Phúc VIII - Có nghề.
Hạnh Phúc IX - Học thông được luật.
Hạnh Phúc X - Người nói lời ngay thật (chân thật).
[04] * KỆ
NGÔN IV
Hạnh Phúc XI - Nết hạnh phụng dưỡng Mẹ
Cha.
Hạnh Phúc XII - Nết hạnh tiếp độ con.
Hạnh Phúc XIII - Nết hạnh tiếp độ vợ.
Hạnh Phúc XIV - Làm xong việc của mình.
[05] * KỆ
NGÔN V
Hạnh Phúc - Nết hạnh bố thí.
Hạnh Phúc XVI - Hành theo pháp.
Hạnh Phúc XVII - Giúp đở quyến thuộc.
Hạnh Phúc XVIII - Nết hạnh làm những việc vô tội.
[06] * KỆ
NGÔN VI
Hạnh Phúc XIX - Nết hạnh ghê gớm và
tránh xa tội lỗi.
Hạnh Phúc XX - Thu thúc sự uống rượu.
Hạnh Phúc XXI - Sự không dễ duôi trong các Pháp.
[07] * KỆ
NGÔN VII
Hạnh Phúc XXII - Sự tôn kính các bậc
đáng tôn kính.
Hạnh Phúc XXIII - Nết hạnh khiêm nhượng.
Hạnh Phúc XXIV - Tri túc vui thích trong của đã có.
Hạnh Phúc XXV - Nết hạnh biết ơn người.
Hạnh Phúc XXVI - Nết hạnh tùy thời nghe pháp.
[08] * KỆ
NGÔN VIII
Hạnh Phúc - Nhẫn nại.
Hạnh Phúc XXVIII - Nết hạnh người dễ dạy.
Hạnh Phúc XXIX - Nết hạnh được thấy, được gặp các vị Sa môn.
Hạnh Phúc XXX - Tánh cách biện luận Phật Pháp theo thời.
[09] * KỆ
NGÔN IX
Hạnh Phúc XXXI - Sự cố đoạn tuyệt điều
ác.
Hạnh Phúc XXXII - Nết hạnh thấy các Pháp Diệu Đế.
Hạnh Phúc XXXIII - Nết Hạnh Thấy Các Pháp Diệu Ðế
Hạnh Phúc XXXIV - Nết hạnh làm cho thấy rõ Niết Bàn.
[10] * KỆ
NGÔN X
Hạnh Phúc XXXV - Tâm không xao động vì
pháp thế gian
Hạnh Phúc XXXVI - Không có sự uất ức
Hạnh Phúc XXXVII - Dứt khỏi sự phiền não
Hạnh Phúc XXXVIII - Lòng tự tại
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi có
phát nguyện từ lâu là phải sửa chữa quyển "38 Pháp An Lành" và ấn
tống năm 1961 vì nhiều nguyên nhân.
1. Trước kia là những bài thuyết
pháp của tôi về an lành có in bằng ronéo, Đại đức Hộ Giác nhận thấy hữu ích cho
người tu Phật, nên ngài hỏi ý kiến tôi để ấn tống. Lúc ấy, tôi chưa làm hoàn
toàn những bài pháp an lành cuối cùng, từ pháp thứ XXXIII đến pháp thứ XXXVIII,
nên Đại đức Hộ Giác vui lòng soạn giúp những pháp an lành còn dở dang ấy.
Khi tôi có thời giờ nhàn rỗi xem
lại, tôi thấy những bài pháp tôi đã soạn không được rõ ràng và thiếu sót rất
nhiều, chẳng hạn như không nói rõ quả báo của mỗi pháp an lành.
2. Nhiều vị Phật tử có nhã ý
muốn tôi làm sao viết lại thành một quyển sách hơn là những thời pháp, trình
bày pháp an lành của Đức Thế Tôn, vì trước kia tôi thuyết để hồi hướng cho một,
hai vị thiện tín tùy theo nhân duyên của mỗi vị.
3. Hơn nữa, tôi cũng có ý định
tự ấn tống để làm lễ pháp thí, để hồi hướng đến các bậc hữu ân của chúng tôi,
mà cũng là một nhân để ấn tống lại quyển An Lành và cũng là nhân giúp quí vị
cần tham cứu Phật giáo trong muôn một.
4. Và nhân tiện đây, tôi cũng
xin đổi tên quyển "38 Pháp An Lành" thành "38 Pháp Hạnh
Phúc", vì tôi đã sửa chữa toàn bộ.
5. Sở dĩ mà quyển "38 Pháp
Hạnh Phúc" được ấn tống và bố thí là do nơi một nhóm thiện nam, tín nữ
phát tâm muốn ấn tống một quyển sách để bố thí vào ngày Rằm tháng Bảy, Phật
Lịch 2513 (1969). Quí vị này yêu cầu tôi xin cho ấn tống một quyển nào tùy tôi
định. Tôi có hai bản, nhưng quí vị ấy muốn được một quyển dày ít lắm cũng 300
trang, tôi không thể làm sao viết cho kịp, chỉ vỏn vẹn thời gian một tuần. Tôi
thấy tấm lòng trong sạch của quí vị nên tôi phải cố hết sức mình để sửa chữa
cho xong quyển "38 Pháp Hạnh Phúc" này để quí vị được toại nguyện.
6. Do nhờ phước báu của sự cố
gắng sưu tầm quyển sách này, tôi xin hồi hướng phước báu này đến các bậc hữu ân
của chúng tôi, quí ông bà có tâm trong sạch xin ấn tống quyển kinh này và tất
cả chư thiên, Phạm thiên, chư thiện tín cùng chúng sanh trong thế giới này được
đắc kỳ sở nguyện.
7. Xin hồi hướng phước báu này
đến Giáo sư Thuần Phong vì ông không nài cực nhọc, hy sinh thì giờ quí báu của
ông, sửa chữa lỗi chính tả cũng như văn phạm. Tôi nguyện cầu cho ông được vạn
sự như ý.
Mahā
Thongkham Medhivongs
Viết xong mùa Đông năm 1967 (PL. 2510)
tại Vạn Tượng.
NGUYÊN NHÂN CÓ PHÁP HẠNH PHÚC
Hai mươi
sáu thế kỷ trước đây, nghĩa là trước khi Đức Thế Tôn thành đạo, có phong trào
tìm hiểu chân lý chung quanh con người và kiếp sống của con người. Các nhà hiền
triết ra sức giải đáp những câu hỏi sau đây:
- Người từ đâu sanh đến?
- Tại sao lại chết?
- Chết rồi sanh đi đâu?
- Tại sao người giàu sang, nghèo
hèn khác nhau?
- Làm sao tìm được hạnh phúc?
Do cách giải đáp những câu hỏi
đó mà sanh ra nhiều Tôn giáo, tùy theo kiến thức và quan điểm của các vị giáo
chủ dẫn giải hấp dẫn tín đồ.
Phong trào ấy phổ biến rất mau
và rất sâu rộng tại Trung phần Ấn Độ. Người ta thường tụ tập dưới cội cây to
nơi ngã ba đường, hay ngã tư đường, hay ở các cửa thành cùng các nhà công cộng
dọc theo vệ đường, để bàn cãi và giảng giải những vấn đề kể trên.
Vấn đề quan trọng nhất trong
thời kỳ ấy là con người muốn hạnh phúc. Câu thường hỏi nêu ra là: "Cái gì
đem hạnh phúc đến cho nhân loại?"
Có vị giáo chủ đáp: "Tôi
biết nguyên nhân đem hạnh phúc đến cho con người. Phàm trong thân thể con
người, mắt là quan trọng nhất, vì mắt đem lại ánh sáng cho con người, là nguồn
tươi sáng của con người. Người mà không có mắt, thì không còn phân biệt vạn vật
chung quanh". Vì vậy, giáo chủ cho rằng: Mắt là nơi đem lại hạnh phúc đến
cho con người. Mắt là nguồn hạnh phúc.
Khi ấy có người hỏi: "Theo
lời ngài chỉ giáo thì mắt là nhân đem lại hạnh phúc đến cho con người phải
chăng?"
Người ấy đáp: "Như tôi đã
nói, mắt là chủ nhân của thân này và cả đời sống của con người nữa. Mắt đem lại
tất cả hạnh phúc đến cho con người. Vì vậy nên tôi cũng nhận rằng mọi vật mà
mắt trông thấy đều đem lại hạnh phúc đến cho con người".
Người nọ mới hỏi: "Ngài dạy
thật đúng, tôi rất hoan nghênh, nhưng tôi còn nghi ngờ, không tin rằng tất cả
sự vật mà mắt trông thấy đều là tốt đẹp hết. Bởi vì có những sự kiện bất hạnh,
như những người bất hạnh, cùi, phong, có những việc nhơ nhớp hay việc làm cho
mình bất bình, nếu ngài cho rằng những gì mắt thấy toàn là hạnh phúc, vậy những
vật ấy có hạnh phúc hay không?"
Vì bị người chỉ trích như thế,
không còn gì được nữa, ông giáo chủ hạnh phúc cụt hứng. Nhưng không vì vậy mà
ông ta bỏ, ông vẫn tiếp tục truyền bá chủ trương hạnh phúc của ông và cũng còn
có một nhóm người tin theo ông, nên lý thuyết ấy cũng còn tồn tại một thời
gian, gọi là Dittha-mangala, tức là chủ nghĩa nói: Thấy là hạnh phúc.
Lại có vị giáo chủ khác chủ
trương nghe là hạnh phúc, Phạn ngữ gọi là Sutamangala. Ông nói:
"Nếu nói thấy là hạnh phúc, thì thật là lầm, vì mắt không quan trọng, như
người ta nói chính là tai mới là quan trọng. Mắt là một giác quan lười biếng
nhất trong thân này, nó còn phải nghỉ, hơn nữa mắt chỉ thấy vật gì trước nó và
có ánh sáng nó mới trông thấy được, nếu thiếu ánh sáng và không phải ở trước
nó, no không hề trông thấy được. Thế là mắt không quan trọng bằng tai, vì tai
nghe không cần ban ngày hoặc ban đêm, ở phía nào đưa tới đều nghe cũng được. Vì
vậy nên tôi công nhận rằng tai mới là vật đem hạnh phúc lại cho người".
Có người hỏi: "Thưa ngài,
vậy những tiếng gì đã nghe do nơi tai đều là hạnh phúc và an lành hết
chăng?"
Vị giáo chủ ấy đáp: "Chắc
chắn vậy".
Người nọ hỏi: "Nếu vậy, khi
nghe tiếng chửi bới nguyền rủa có phải là hạnh phúc chăng?"
Vị giáo chủ chủ trương nghe là
hạnh phúc không giải thích cho thông, nên lại bị đả đảo như giáo chủ chủ trương
thấy là hạnh phúc.
Khi ấy lại có vị giáo chủ chủ
trương sự suy nghĩ là hạnh phúc, Phạn ngữ là Cintamangala. Vị ấy nói
rằng: "Sự thật là trong thân người, bộ phận quan trọng nhất là tâm. Người
nhờ có tâm mới biết được mọi việc, và có tâm mới biết mà hành động và phân biệt
được mọi lẽ, người biết suy nghĩ cũng do nơi tâm, bởi vậy tâm mới là nhân đem
hạnh phúc lại cho nhân loại. Vạn vật trên vũ trụ này đều do tâm tạo, nên tâm
mới là nhân đem lại hạnh phúc cho ta".
Có người đứng lên hỏi: "Lời
ngài dạy thật là chí lý, nhưng lũ cướp vừa bị xử trảm tại pháp trường đây, có
phải là do sự suy nghĩ của họ đem sự tai hại cho họ hay không?"
Thế là thêm một vị giáo chủ bị
loại trừ. Nhưng thiên hạ bấy giờ vẫn còn tìm biết chuyện nhân của hạnh phúc.
Người ta thường đem ba lý thuyết
trên kia ra tranh luận với nhau, sự tranh biện như thế kéo dài đến 12 năm cũng
chẳng ngã ngủ vào đâu. Về sau này, Đức Thế Tôn đắc quả Vô thượng Chánh đẳng
Chánh giác, Ngài truyền bá chân lý sâu rộng trong cõi Diêm Phù. Lúc ấy, có một
vị Trời đến bạch hỏi Phật về hạnh phúc, Đức Phật mới dạy về 38 Pháp Hạnh phúc.
Ba mươi tám Pháp Hạnh phúc ấy,
có thể chia ra làm hai loại là:
1. Những sự hạnh phúc của các
bậc học giả uyên thâm tự mình tìm thấy, một nguyên do nào đem hạnh phúc lại cho
mình, rồi tưởng nguyên do ấy cũng đem được hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
Hạnh phúc ấy là trừu tượng, không phải là tuyệt đối, đó là thứ hạnh phúc của ba
vị giáo chủ vừa đề cập trên đây.
2. Hạnh phúc của đấng Giác ngộ
thuyết ra. Ngài không thuyết theo sự hiểu riêng của cá nhân ngài, mà Ngài
thuyết theo Chánh pháp Ngài đã đắc dưới cội cây bồ đề do nhờ công đức Ba la mật
của ngài.
Phàm người muốn được hạnh phúc
thì phải thực hành 38 pháp, phân làm 3 giai cấp là:
1. Từ pháp hạnh phúc thứ nhất
tới pháp thứ 18, để tạo nên một đời sống hạnh phúc giữa xã hội.
2. Từ pháp thứ 19 tới pháp thứ
30 để dạy tâm cho thanh tịnh, không để cho tâm bị tiền tài danh lợi lung lay.
3. Từ pháp 31 tới pháp 38 để dứt
phiền não, nhập Niết Bàn, là nơi an vui tuyệt đối.
Các bậc tại gia cư sĩ và các
hàng xuất gia tu sĩ hành trì các pháp hạnh phúc ấy tùy theo trình độ tinh tấn
của mỗi hạng, từ các bậc căn cơ thấp cho tới bậc phước duyên tròn đầy. Nói một
cách khác, 38 Pháp Hạnh phúc dạy phương pháp giải thoát hoàn toàn cho người
Phật tử chân chính có lòng muốn tu giải thoát.
38 Pháp Hạnh phúc được thuyết
giảng trong mười câu kệ ngôn trình bày theo thứ tự sau đây.