Chương
10. Phật giáo suy tàn và phục hưng
Jean Francois: Không
thể chối cãi được là sự truyền bá Phật giáo sang Tây phương đã gặp thuận lợi.
Tuy thế, điều này chưa đủ để giải thích sự quan tâm hiện nay của châu Âu đối
với Phật giáo. Mặt khác Phật giáo đã chứng minh một khả năng thích nghi tuyệt
vời vì lẽ nó đã bị bắt buộc sống trong cảnh ly tán từ cuối thế kỷ thứ 12. Nên
nhớ rằng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên vào thời vua A Dục, vào khoảng 150
năm sau Đức Phật, Phật giáo đã truyền đi khắp Ấn Độ và các nước lân cận. Cùng
với Ấn Độ giáo, Phật giáo là một trong hai tôn giáo chính của Ấn Độ, vào thế kỷ
thứ 6 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 12 và 13, thời kỳ mà Phật giáo bị
đàn áp do sự du nhập Hồi giáo vào Ấn Độ. Sự xuất hiện đột ngột của Hồi giáo ở
Ấn Độ đã gây một xúc động lớn cho mọi người và từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ
13, một phần Ấn Độ phải chịu sự thống trị của Hồi giáo. Dù sao Ấn Độ giáo vẫn
còn là tôn giáo chính của xứ này trong khi đó Phật giáo bị quét sạch. Vì sao
thế?
Matthieu: Nói
chung Phật giáo đã trải qua một đoạn đường dài khó khăn suốt lịch sử của nó.
Thoạt tiên các tu sĩ Phật giáo là những người lang thang. Đức Phật di chuyển
rất nhiều và chỉ dừng chân ba tháng hè để nhập hạ. Trong thời gian ấy các tu sĩ
ở trong các lều tạm làm bằng tre lá, và sau đó họ tiếp tục cuộc hành trình.
Theo dòng thời gian, nhiều tín đồ đã mong muốn có một nơi cố định để Đức Phật
và chư tăng hàng năm về nhập hạ. Những thí chủ bắt đầu dựng lên những nhà kiên
cố mà hình dáng giống như các lều tre thuở trước. Dần dần một vài tu sĩ bắt đầu
ở luôn trong các ngôi nhà ấy, rồi nhiều cộng đồng được thiết lập và như vậy là
những tu viện đầu tiên ra đời. Ban đầu, Phật giáo chỉ giới hạn trong tỉnh
Ma-kiệt-đà tức bang Bihar Ấn Độ ngày nay. Sau
đó nó lan truyền nhanh chóng khắp Ấn Độ cho đến A Phú Hãn (Afghanistan).
Có những sự trao đổi với Hy Lạp, bằng cớ là bản văn sưu tập triết lý nổi tiếng
dưới dạng đối thoại của Na Tiên tỳ kheo và vua My-lan-đà đã thống trị vùng
Bactriane vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Jean Francois: Để cho
độc giả hiểu rõ hơn, thời đại vua My-lan-đà nằm giữa thế kỷ thứ 4 trước Công
nguyên và thời kỳ toàn thịnh đế chế La Mã thế kỷ thứ l trước Công nguyên.
Matthieu: Việc đi
lại của các đoàn lữ hành buôn bán đã cho Phật giáo có cơ hội tiếp xúc với văn
minh Hy Lạp thời đó rất cởi mở với các luồng tư tưởng ngoại lại.
Jean Francois: Và các
cuộc chinh phạt của Alexandre đại đế đã tăng thêm các cuộc tiếp xúc đó và vì
thế đã khai sinh ra nghệ thuật Hy Lạp - Phật giáo.
Matthieu: Khoảng
thế kỷ thứ 6 và nhất là thế kỷ thứ 9, Phật giáo đã du nhập vào Tây Tạng do Liên
hoa Sanh (Padmasambhava) được vua Trisong Detsen mời đến. Vị vua này trước đó
đã có một vị thầy Phật giáo và theo lời khuyên của vị thầy này là nên xây dựng
một ngôi tu viện lớn đầu tiên ở Tây Tạng. Vua bèn mời Liên Hoa Sanh một vị đại
hiền thời bấy giờ. Liên Hoa Sanh được người Tây Tạng xem như vị Phật thứ hai vì
chính nhờ Ngài mà Phật giáo mới phát triển ở Tây Tạng. Như vậy là Liên hoa Sanh
đã trông nom việc xây dựng Samyé, ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng. Cũng
chính Ngài đã dịch Giáo quy Phật giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Ngài
đã mời hàng trăm học giả Phật giáo Ấn Độ, và gửi sang đấy những thanh niên Tây
Tạng để học tiếng Phạn. Sau đó, một hội đoàn gồm có các dịch giả Tây Tạng và
học giả Ấn Độ tụ họp tại Samyé trong vòng 50 năm để dịch l03 quyển "Lời
dạy của Đức Phật'' và 213 quyển ''Bình giải về các lời dạy này'' của các học
giả Ấn Độ. Trong vòng 2 hay 3 thế kỷ kế tiếp, nhiều bực đạo sư Tây Tạng đã đến
Ấn và ở đấy hàng l0 hay 20 năm. Sau đó họ trở về Tây Tạng mang theo các bản văn
còn chưa được dịch trước đó.
Jean Francois: Trong
thời gian đó cái gì đã xảy ra ở Ấn Độ?
Matthieu: Ở Ấn Độ
vào cuối thế kỷ thứ 12, sự đàn áp của Hồi giáo nhắm vào Phật giáo đã đến điểm
đỉnh. Phật giáo đang trên đà suy vi và là cái đích ngắm dễ dàng, vì các đại học
Phật giáo rất dễ nhận diện. Đại học Nalanda và Vikramathila có hàng ngàn sinh
viên theo học dưới sự bảo trợ của các vị thầy nổi danh nhất thời bấy giờ. Những
đại học ấy cũng có những thư viện mênh mông với một sự phong phú có thể sánh
với thư viện thời danh ở Alexandrie. Tất cả những tòa nhà ấy đều bị phá hủy,
sách vở bị đốt sạch và các tu sĩ bị tàn sát.
Jean Francois: Và cũng
vì sự dễ nhận dạng của các Đại học Phật giáo, các thư viện, các ngôi chùa mà Phật
giáo đã bị quét sạch dễ dàng hơn là đối với Ấn Độ giáo đã chống đỡ hữu hiệu
hơn.
Matthieu: Không
hẳn là thế. Phật giáo đã bắt đầu suy tàn ở Ấn Độ vì nhiều lý do không rõ ràng.
Từ thế kỷ thứ 6 sự phục hồi các truyền thống Bà la môn và sự đồng hóa vài quan
niệm Phật giáo vào kinh Vệ đà là một trong những kinh siêu hình chính của Ấn
giáo, đã mài mòn ảnh hưởng Phật giáo. Sau khi lan rộng khắp Ấn Độ, Phật giáo
lại co về tập hợp tại vùng Ma-kiệt-đà tức ban Bihar ngày nay và về nước Bangladesh.
Kinh Vệ đà nhấn mạnh về thuyết bất nhị đã sáp nhập những điểm quan trọng trong
kinh điển Phật giáo, tuy nhiên vẫn công kích Phật giáo. Cái ảnh hường đó đã lấp
dần hố ngăn cách về học thuyết Ấn giáo và Phật giáo. Hơn nữa, Ấn Độ rất chú
trọng về hệ thống giai cấp mà Phật giáo không màng tới. Lại còn những trung tâm
Phật học quan trọng và những tu viện lớn đã làm cho các bộ lạc Hồi lầm tưởng 1à
những pháo đài và đã hủy diệt không thương tiếc.
Jean Francois: Một vài
tư tưởng Phật giáo có tồn tại trong Ấn giáo hay không?
Matthieu: Có thể
nói chúng đã được đồng hóa, dù rằng các triết gia Ấn giáo vẫn tiếp tục công
kích học thuyết Phật giáo.
Jean Francois: Vậy Phật
giáo là một trong các ví dụ hiếm thấy về một tôn giáo bị quét sạch khỏi vùng
đất nơi nó được khai sinh và phát triển trong suốt một thiên niên kỷ. Người ta
cũng có thể cho một ví dụ khác: đó là sự bóp nghẹt, sự dập tắt, sự bứng gốc một
phần các tôn giáo trước Christophe Colomb do sự chinh phục châu Mỹ La Tinh bởi
Tây Ban Nha và châu Âu.
Matthieu: Phật
giáo cũng đã di chuyển về hướng nam đến Srilanka, sau đó về hướng đông qua Thái
Lan, Miến Điện, Lào dưới hình thức Phật giáo Nguyên thủy (Theravađã) nó cũng
được truyền lên miền bắc sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 dưới hình thức Đại
thừa và sang Nhật Bản nơi nó phát triển thành Phật giáo Thiền tông (Zen) hiện
nay chủ trương quan sát bản thể của tâm.
Jean Francois: Sau thế
chiến thứ hai và cho đến 1970, thiền tông rất phổ biến và được xem là thời
thượng ở Tây phương. Những học trò của Berkeley
trong những năm 60 khi có phong trào chỉ trích Tây phương đã rất say mê thiền
tông. Vài người đã thử hành trì và cho đó là một sự hòa hợp giữa một học thuyết
chính trị và Phật giáo. Họ đã sáng chế ra cái mà họ gọi là Thiền tông Mác- xít,
tuy nhiên đã không tồn tại lâu.
Matthieu: Phật
giáo thiền tông hiện nở rộ ở phương Tây. Tuy nhiên ở Tây Tạng ba thừa Phật giáo
được gìn giữ và được tiếp nối rất trung thực, điều này giúp cho Phật tử tiếp
thu các lời dạy kinh điển trong hành trình tâm linh của mình.
Việc hành trì Tiểu thừa- đúng
hơn là Phật giáo nguyên thủy Theravada- đặt nền tảng trên đạo đức, trên kỷ luật
tu viện và nhất là trên thiền quán về sự bất toàn của thế gian và tính phù du
của mọi nỗi bận tâm của chúng ta trong cuộc đời. Những suy tư đó khiến hành giả
muốn thoát ly đau khổ và cái vòng lẩn quẩn của cuộc sống tức ra khỏi luân hồi.
Phật giáo nguyên thủy không thiếu tình thương với đồng loại cũng như lòng bi
mẫn với những người đau khổ, nhưng đại thừa ở Tây Tạng, ở Trung Hoa, ở Nhật đã
nhấn mạnh đến tình yêu và lòng bác ái đối với chúng sinh. Theo lời dạy của đại
thừa ta khó thoát ra đau khổ nếu tất cả chúng sinh quanh ta tiếp tục đau khổ.
Mục đích của đại thừa là chuyển hóa tâm thức vì lợi ích chúng sinh. Ở Ấn Độ
nhất là ở Tây Tạng đã phát triển thêm thừa thứ ba: Kim cang thừa hay Mật tông.
Thừa này thêm vào hai thừa trên những kỹ thuật tâm linh nhằm giúp thể hiện nhanh
chóng hơn Phật tính ở chúng ta và chỉ ra sự nhất nguyên của vạn vật. Cái nhận
thức ấy thay vì bóp chết lòng từ bi lại tăng cường và củng cố nó. Như vậy là
nhờ vào sự hội tụ của hoàn cảnh địa lý và chánh trị mà Tây Tạng có thể tổng hợp
cả ba thừa Phật giáo.
Jean Francois: Do những
gian nan trong việc truyền đạo Phật giáo có chiều hướng phát triển ra ngoài
quốc gia và nhờ vậy đã thâm nhập vào Tây phương. Nó đã không liên kết với một
nền văn hóa nhất định nào, dù rằng trong lịch sử của nó, Phật giáo đã từng giao
thoa chặt chẽ với nhiều nền văn hóa khác. Cho dù như Tây Tạng, giống như một
pháo đài tâm linh đã gìn giữ được các thừa Phật giáo suốt hơn một thiên niên
kỷ, những lời dạy của Đức Phật cũng đã lan truyền sang những nền văn minh khác
hẳn như Srilanka và Nhật Bản. Phật giáo có đượm màu sắc của quốc gia mà nó đang
phát triển ở đấy không?
Matthieu: Ở Tây
Tạng cũng có một mối đạo riêng của địa phương gọi là đạo Bôn có dáng vẻ một đạo
thờ ma quỷ, nhưng cũng có riêng một thuyết siêu hình phức tạp còn tồn tại đến
ngày nay. Vào thế kỷ thứ 9, những cuộc tranh luận siêu hình đã nổ ra giữa đạo
Bôn và Phật giáo. Một vài tập tục của đạo Bôn đã được sáp nhập vào Phật giáo.
Những hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở Thái Lan, Nhật Bản v.v... và chắc chắn
sẽ xảy ra ở Tây phương. Nhưng cốt tủy Phật giáo thì không hề thay đổi.
Jean Francois: Như vậy
là sự truyền bá cũng như sự hành trì Phật giáo có chiều hướng toàn cầu hóa.
Nhưng nhiều đạo khác cũng tự cho có tầm cỡ thế giới ví đụ như Cơ đốc giáo, đúng
hơn là Công giáo vì chữ Công giáo đến từ chữ Hy lạp có nghĩa là hoàn vũ. Và vì
hiểu như thế nên Công giáo tự cho có quyền bắt mọi người cải đạo bằng võ lực.
Hồi giáo cũng có khuynh hướng tương tự bằng súng và đao. Vì lẽ trong những đạo
này để trở thành tín đồ bắt buộc phải có niềm tin tuyệt đối vào vài giáo điều.
Nhưng trường hợp này không có trong Phật giáo. Sự giao lưu với các nền văn hóa
khác, không hề ngụ ý một sự tuân phục hoàn toàn, nói gì đến một sự ép buộc.
Matthieu: Đức Phật
đã nói: "Đừng tin những gì ta nói. Tự các ngươi xem xét chứng nghiệm và
tìm ra ra chân lý. Ta chỉ ra con đường, các người tự thắp đuốc mà đi.” Lời dạy
của Đức Phật giống như một cuốn sổ ghi nhớ, diễn tả và chỉ dẫn con đường đi đến
sự tỉnh thức, con đường mà ngài đã đi qua. Để trở thành Phật tử, người ta nương
tựa vào Đức Phật không phải như một thần linh mà như một người chỉ đường tượng
trưng cho sự giác ngộ. Người ta cũng nương tựa vào Pháp, không phải như một
giáo điều mà như một con đường sau cùng người ta nương tựa vào Tăng đoàn như
những bạn đồng hành đi trên con đường đạo. Nhưng Phật giáo không bao giờ cố
gắng đưa người ta vào đạo hay cải đạo cho họ, điều này hoàn toàn vô nghĩa với Phật
giáo.
Jean Francois: Đúng
vậy, chỉ vì Phật giáo không bao giờ bắt buộc một ai vào đạo, hoặc cải đạo người
khác, sự thâm nhập của Phật giáo vào một nền văn hóa khác biệt xứng đáng để
được giải thích và học hỏi.
Matthieu: Phật
giáo không bao giờ có thái độ chinh phục, nó chỉ biểu hiện như một cuộc phát
huy tinh thần. Những ai muốn tìm hiểu nó phải có can đảm đi bước đầu tiên và
khám phá nó qua sự chứng nghiệm bản thân. Thật rất thú vị khi nhìn thấy Phật
giáo trổ hoa ở Tây Tạng và ở Trung Quốc. Nhiều bậc đại hiền đã đến đó và ánh
sáng tâm linh nơi họ đã thu hút rất nhiều đệ tử như mật hoa lôi kéo đàn ong
vậy.
Jean Francois: Qua
những cuộc trao đổi giữa chúng ta, Ba nhận thấy sự phong phú của ẩn dụ trong
ngôn ngữ Phật giáo. Điều này cũng không làm phiền lòng Ba. Platon cũng thường
dùng những hình ảnh, những huyền thoại cùng những so sánh. Ba luôn luôn thích
việc đem thơ vào triết lý nhưng Ba không chắc rằng việc này có thể đem đến câu
trả lời cho tất cả các câu hỏi mà ta có thể đặt ra.
Matthieu: Thế thì con cho Ba thêm một hình ảnh, khi
nói rằng ẩn dụ như là ngón tay chỉ mặt trăng. Phải nhìn mặt trăng chớ không
nhìn ngón tay. Một hình ảnh đôi khi nói nhiều hơn là một sự diễn tả dài dòng.
Jean Francois: Vấn đề
quan yếu với văn minh phương Tây, là tự hỏi xem những nhu cầu tâm linh nào nó
cần đến mà không thể tự mình thỏa mãn được, và câu trả lời khả dĩ Phật giáo có
thể mang đến. Tuy nhiên ý niệm một học thuyết có thể thích nghi để đáp ứng các
nhu cầu tâm linh của Tây phương cũng có thể là một cái bẫy. Rất nhiều người Tây
phương gia nhập vào các giáo phái lừa bịp, và đôi khi lại có hành động sát nhân
nữa. Vấn đề đặt ra là tính xác thực của Phật giáo như là một khoa học tâm linh.
Matthieu: Mục tiêu
chính của Phật giáo là sự khám phá ra bản thể của tâm linh và nó đã có 2500 năm
kinh nghiệm trong lãnh vực này. Đó là nó và tính xác thực còn nói về chân lý,
thì chính chân lý là sức mạnh của Phật giáo. Nó hiển lộ qua những sự kiện và
những con người bất chấp thời gian và hoàn cảnh, khác hẳn với các giáo phái
ngụy tạo chỉ chờ cơ hội là sụp đổ. Cái tính cách dối trá của một số giáo phái
đôi khi cũng có một số đông tín đồ luôn luôn bộc lộ bởi những mâu thuẫn nội bộ,
những tai tiếng, đôi khi những hành động rùng rợn như các bản tin thời sự
thường đăng tải. Ngược lại, sự gia tăng chú ý về Phật giáo đối với phương Tây
thì kín đáo hơn nhiều. Những trung tâm Phật giáo là nơi gặp gỡ của những người
bạn có cùng chung một khát vọng và muốn kết hợp với nhau để học hỏi, hành trì,
dịch thuật các bản văn và bình luận sang ngôn ngữ Tây phương. Mục đích của họ
là để phổ biến một truyền thống tâm linh đích thực và sống động. Những người
này luôn luôn được cảm tình của dân chúng địa phương.
Jean Francois: Ba tuyệt
đối không hề có ý so sánh một nền minh triết đã có hơn hai thiên niên kỷ với
các giáo phái quái gỡ hư hỏng đang hoành hành hiện nay mà đa số chỉ là những
cuộc kinh doanh lừa đảo. Nhưng vì Ba luôn luôn đề phòng về những kích động nhất
thời của tâm tính con người, Ba chỉ muốn lưu ý về sự say mê của một số người
đối với một lý thuyết mới, hay đối với những vị thầy mà họ cho là khả kính
nhưng thật ra chỉ là những kẻ lưu manh. Sự say mê nhất thời của số người đó
không chứng minh được là giáo thuyết mà họ đang hướng về thật sự là đáng thuyết
phục. Cần phải có một sự chứng minh rõ ràng hơn.
Matthieu: Một sự
chứng minh như vậy chỉ có thể có được với kết quả dài hạn qua cuộc hành trình
tâm linh. Kết quả của sự học hỏi là tự làm chủ được bản thân, và kết quả của
việc hành trì là sự giảm thiểu các tình cảm tiêu cực. Một sự say mê nhất thời
không có giá trị gì.
Jean Francois: Đó là
tất cả điều Ba muốn nói. Rõ ràng nếu căn cứ vào sự quan sát thuần túy các sự
kiện thì không thể so sánh Phật giáo với các giáo phái được. Nhưng nên nhớ rằng
đôi khi một vài nhà trí thức có tiếng tăm cũng bị kẹt vào những việc nhảm nhí.
Ba có biết một vài bác sĩ thời danh đã gia nhập vào những trò đùa dai kiểu đó
hàng năm ròng và gánh chịu những sự ràng buộc của các giáo phái đó. Như vậy khi
muốn tìm chân lý, không nên chỉ bằng lòng với khát vọng của con người với một
truyền thống tâm linh có thể là giả hiệu vì lẽ con người có nhiều khát vọng về
đủ mọi thứ. Nói thế là để chỉ ra trách nhiệm của người đề ra giáo thuyết.
Matthieu: Một con đường tâm linh đích thực bắt buộc phải
khắt khe với chính mình và bao dung với kẻ khác. Trái với các giáo phái trong
đó người ta rất khó khăn với người khác lại quá dễ dãi với chính mình đối với
những lý tưởng mà người ta đề ra. Chỉ cần một người có ít nhiều tính toán quyết
định lợi dụng ảnh hưởng của mình với kẻ khác, để những kẻ yếu lòng không biết
nương tựa vào ai sẵn sàng làm nô lệ cả linh hồn lẫn thể xác cho họ. Nhưng điểm
khác biệt căn bản, là các giáo phái thường khi là sự pha tạp các yếu tố rải
rác, các mảnh gọi là truyền thống không bắt nguồn tìm một sự truyền thừa tâm
linh đích thực nào, và cũng không dựa trên một nguyên tắc siêu hình nào cả. Do
vậy các giáo phái đó không đưa đến một sự tiến bộ tâm linh bền vững nào mà chỉ
đem đến sự bấn loạn và thất vọng.