I-
LUẬN VỀ TRÍ
GHI CHÚ DẪN NHẬP
Chương I - Làm quen với tác
phẩm
Các phần i đến v: Các ý niệm
và ý nghĩa của chúng
Đề mục ‘Mười đề nghị’ ở đầu
đoạn 3 bao gồm các đề nghị từ 1 đến 10 phù hợp với các phần i đến
v theo nghĩa tổng quát. Đoạn 4 ‘Tất Cả’ là phần tóm lược ngắn gọn
để rồi được khai triển ra dưới hình thức đơn giản ở đoạn 5 thành 201 ý
niệm <Nhóm A>. Nhóm này tạo thành danh sách căn bản đầu tiên xuất hiện
khắp quyển sách này. Sau đó là sự khai triển tương tự nhưng theo khuôn
mẫu bốn sự thực, nghĩa là đề cập tới sự sanh khởi, đoạn diệt và
con đường dẫn đến đoạn diệt (đoạn 6-7). Rồi đến năm sự khai triển tương
tự được phần mở đầu của mỗi đoạn quy định theo khuôn mẫu riêng.
Đoạn 18 kê ra mười lăm đặc tính
căn bản của tái sanh <Nhóm E>. Chúng tạo thành 5 đặc tính chính và 10
đặc tính phụ của luân hồi. Trạng thái phủ định của chúng là nibbana. Các
đoạn tiếp sau nêu lên sự tương phản giữa hai đối cực: yếu tố tạo thành
và yếu tố chấm dứt luân hồi này (18-22).
Các đoạn 23-25 đưa ra danh mục
‘các ý nghĩa’ (đó là thay bằng các chữ đồng nghĩa), lập thành nhóm khác
nhau. Trong danh mục này, ở đoạn 26 liệt kê chi tiết: năm năng lực gây
ảnh hưởng, năm lực, bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, đạo tám ngành và một
danh mục tổng quát <Nhóm B>. Danh mục ấy, xuất hiện rải rác khắp tác
phẩm này, được lập lại ở đoạn 41 (có bàn lấn sang một phần nào về
bodhipakkhiya dhammas). <đoạn 42 Tĩnh Lặng và Quán Thực Tánh>
Còn bốn đạo lộ được bàn tới ở
đoạn 40 <so với nhóm H>
Các đoạn 36-40 liệt ra một danh
mục các ý niệm (xuất ly, ...) đối nghịch với các chướng ngại, bốn
jhanas, bốn thành tựu cõi vô sắc, mười tám tuệ quán thực tánh chính, bốn
đạo lộ và bốn quả <Nhóm C>. Danh mục này chỉ cho thấy định, tuệ quán,
đạo lộ, quả cũng thường tái xuất hiện. <Phần i-v coi các ý niệm
này là (i) cần được chứng biết trực tiếp (tất cả các ý niệm và ý nghĩa),
(ii) cần được hiểu biết trọn vẹn (tất cả các hành vi tạo tác), (iii) cần
được từ bỏ (các trạng thái bất thiện), (iv) cần được tu tập (bốn đạo
lộ), (v) cần được chứng nghiệm (sự đoạn diệt)>. <đoạn 43 Đạo lộ: Nhóm I>
Các phần vi đến ix: Tiến
triển <các cõi thiền, chứng đắc>
Các phần x đến xii: Ba đặc
tính
Các phần xiii đến xvi: Bốn
sự thực <đề cập trọn vẹn>
Chương II - Giới <đoạn 265
tu tập tăng thượng: Nhóm G>
Chương III - Định <so với
Nhóm F>
Chương IV đến X - Tuệ quán
Sau phần nói về Giới (chương
II), Định (chương III) là phần nói đến Tuệ Quán qua 7 giai đoạn (Chương
IV đến X). Đại khái, các chương ấy là:
1)
Lấy các ý niệm được định nghĩa ở Chương I
và sự khám phá ra tương quan nhân quả giữa các ý niệm ấy (Chương IV),
thoạt tiên bắt đầu từ một kiếp đời kéo dài sang các kiếp quá khứ và
tương lai. Đây được gọi là phân biệt rõ các điều kiện, sự phân
biệt ấy được thực hiện bằng cách suy diễn các điều kiện và các
trạng thái sanh khởi có điều kiện thành bốn trường hợp diễn dịch: <a>
các điều kiện quá khứ làm nhân cho <b> các điều kiện hay trạng thái hiện
tại <c> điều kiện hiện tại làm nhân cho <d> các điều kiện hay trạng thái
tương lai (đoạn 275: đưa ra khuôn mẫu căn bản cho tiến trình biến đổi vô
cùng tận).
2)
Sau khi suy diễn các điều kiện và các trạng
thái sanh khởi có điều kiện theo cách này, tất cả đều được hiểu biết
đầy đủ dưới ‘mười một tiêu đề kể từ quá khứ’ và dưới các tiêu đề
này, tất cả những gì được tìm thấy chẳng qua chỉ là vô thường, không
thỏa mãn và không phải là ngã (V).
3)
Các điều kiện và các trạng thái ấy vô
thường như thế nào nhờ xem xét sự sanh và diệt của bất kỳ trạng thái nào
có thể nhận biết được (VI).
4)
Bước tới là nhìn nhận rằng không những tất
cả các trạng thái có thể nhận biết được khởi lên và diệt đi (không từ
đâu đến và không biến vào đâu), mà cả thức nhận biết về các trạng
thái ấy cũng khởi lên và diệt đi theo cách ấy. Đây là bước đầu quan
trọng vì giờ đây, [có] sự thực chứng về luật sanh khởi và hủy diệt ứng
dụng vào từng trạng thái có thể nhận biết được, kể luôn thức biết về
trạng thái và sự kiện đó cũng sanh diệt như thế. Rồi lòng ham muốn đối
tượng bắt đầu phai nhạt đi, không phải biết bằng trí năng mà bằng chứng
nghiệm thâm sâu hơn, vì sự vô dụng của bám níu đến cái gì khởi lên để
rồi diệt đi trong thức biến diệt này giờ đây thực sự được thể nghiệm. Tu
tập ở đây có yếu tính đặc biệt trong việc phát triển khả năng ghi nhớ
điều đã được học hỏi trong mọi trường hợp (VII). <Chú dẫn của
Ñāṇamoli bị gián đoạn ở đây, nhưng ở phần cuối của Giới Thiệu Dẫn
Nhập Luận III, chúng tôi tìm thấy các ‘giai đoạn’ còn lại của tuệ quán
thực tánh, (5) trí về hiểm nguy, (6) bình thản, (7) chuyển tánh (VIII-X)
dẫn đến sự ‘ngoi lên’ của Đạo Lộ Giải Thoát. Chúng tôi tìm thấy một mảnh
giấy khác ghi chú tiếp khái lược của Ñāṇamoli về các chương của
Luận Thuyết I như sau:>
Chương XI - Đạo lộ
Chương XII - Quả vị
Chương XIII - Tiêu Dao
Chương XIV - Duyệt xét
Chương XV đến XIX - Khác
biệt: phân biệt
Chương XX đến XXIV - Trí
trực chứng đến thực chứng
Chương XXV đến XXVIII - Bốn
Vô Ngại Giải
Chương XXIX đến XXXI - An
trú và Chứng Đắc
Chương XXXII đến XXXVII -
Những giai đoạn cuối của đoạn diệt
Chương XXXVIII đến XLIII -
Các loại trí
Chương XLIV đến XLIX - Quay
đi
Chương L đến LV - Sáu
abhiññās <Trí trực chứng>
Chương LVI đến LIX - Bốn Sự
Thực <Bốn chức năng>
Chương LX đến LXVII - Bốn Sự
Thực và Bốn Vô Ngại Giải
Chương LXVIII đến LXXIII -
Sáu Trí Các Đệ Tử Không Có
Namo tassa bhagavato
arahato sammāsambuddhassa
ĐẠO VÔ NGẠI GIẢI
PHẦN THỨ NHẤT
LUẬN I - TRÍ
BẢNG LIỆT KÊ
TRÍ CÁC ĐỆ TỬ CÓ:
Chương |
|
Đoạn số |
I |
Tuệ lắng nghe
là trí biết về điều đã nghe (học hỏi) |
1 |
II |
Tuệ về chế ngự sau khi nghe
(học hỏi) là trí về giới |
251 |
III |
Tuệ về định sau khi chế ngự
là trí về tu tập định |
267 |
IV |
Tuệ phân biệt rõ các điều
kiện là trí biết về liên hệ nhân quả (hiện hữu) giữa các hiện tượng |
271 |
V |
Tuệ định rõ các hiện tượng
quá khứ, hiện tại, tương lai sau khi diễn dịch là trí hiểu biết toàn
diện |
277 |
VI |
Tuệ quán sự biến đổi của
các hiện tượng đang hiện khởi là trí quán sanh diệt |
283 |
VII |
Tuệ quán sự diệt [của tâm]
sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh |
295 |
VIII |
Tuệ về biểu hiện hãi hùng
là trí quán nguy hiểm |
299 |
IX |
Tuệ muốn giải thoát, tư duy
và điềm tĩnh, là trí bình thản trước các hành vi tạo quả |
306 |
X |
Tuệ trồi lên và quay đi từ
bên ngoài là trí chuyển tánh |
331 |
XI |
Tuệ trồi lên và quay đi từ
[bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ |
341 |
XII |
Tuệ về làm lắng dịu nỗ lực
là trí về quả |
348 |
XIII |
Tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ
là trí về giải thoát |
354 |
XIV |
Tuệ quán thực tánh các hiện
tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét |
359 |
XV |
Tuệ xác định các giác quan
là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể |
369 |
XVI |
Tuệ xác định đối tượng bên
ngoài là trí về khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể] |
378 |
XVII |
Tuệ xác định hành xử là trí
về sự khác biệt trong hành xử |
387 |
XVIII |
Tuệ xác định bốn cõi là trí
về sự khác biệt trong cảnh giới |
396 |
XIX |
Tuệ xác định chín ý niệm là
trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm |
404 |
XX |
Tuệ vốn là trí trực chứng
là trí về điều được biết tới |
413 |
XXI |
Tuệ vốn là hiểu biết trọn
vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ) |
413 |
XXII |
Từ bỏ là trí theo nghĩa dứt
bỏ |
413 |
XXIII |
Tuệ vốn là tu tập là trí
theo nghĩa tác dụng duy nhất |
413 |
XXIV |
Tuệ vốn là thực chứng là
trí theo nghĩa thể nghiệm |
413 |
XXV |
Tuệ biết khác biệt về nghĩa
là vô ngại giải về nghĩa |
416 |
XXVI |
Tuệ biết khác biệt về ý
niệm là vô ngại giải về ý niệm |
416 |
XXVII |
Tuệ biết khác biệt về ngôn
ngữ là vô ngại giải về ngữ pháp |
416 |
XXVIII |
Tuệ biết khác biệt về biện
tài là vô ngại giải về biện tài |
416 |
XXIX |
Tuệ biết khác biệt về trú
là trí về nghĩa của trú |
434 |
XXX |
Tuệ biết khác biệt về chứng
đạt là trí về chứng đạt |
434 |
XXXI |
Tuệ biết khác biệt về trú
và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt |
434 |
XXXII |
Tuệ cắt đứt phiền não nhờ
sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời |
441 |
XXXIII |
Tuệ tức là thấy rõ có phần
ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú, tức là quyết tâm về mục
tiêu tối thượng là trí về trú không xung đột |
444 |
XXXIV |
Tuệ làm chủ do có hai lực,
do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập của trí, và
do chín loại tu tập của định, là trí về chứng đoạn diệt |
451 |
XXXV |
Tuệ chấm dứt sự tiếp tục
tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn
dập tắt |
461 |
XXXVI |
Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất
cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện
của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh |
464 |
XXXVII |
Tuệ về cách biệt, về khác
biệt và đồng nhất, về dập tắt lửa, là trí về tẩy trừ |
472 |
XXXVIII |
Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở
người cần mẫn và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn. |
478 |
XXXIX |
Tuệ giải thích các ý niệm
khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa |
482 |
XL |
Tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm
tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và đồng nhất, là
trí về cái thấy trong sạch |
487 |
XLI |
Tuệ nhờ điều được nhìn nhận
là trí kể như là chọn |
494 |
XLII |
Tuệ nhờ điều được nhận chân
là trí thâm hiểu |
497 |
XLIII |
Tuệ về tổng hợp là trí về
trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần |
500 |
XLIV |
Tuệ do trạng thái được ưu
thắng là trí quay đi bằng nhận thức |
505 |
XLV |
Tuệ về khác biệt là trí
quay đi bằng ý (tâm) |
508 |
XLVI |
Tuệ về củng cố là trí quay
đi của tâm |
511 |
XLVII |
Tuệ về tánh không là trí
quay đi của trí |
514 |
XLVIII |
Tuệ về buông bỏ là trí quay
đi bằng giải thoát |
517 |
XLIX |
Tuệ về nghĩa của chân như
(như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật |
520 |
L |
Tuệ về nghĩa của thành tựu
do xác định thân và tâm là một và nhờ giữ vững nhận thức an lạc và
nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu
nhiên) |
524 |
LI |
Tuệ thấu rõ sự khác biệt và
đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là
trí về thanh tịnh của tai |
529 |
LII |
Tuệ thấu rõ hành xử của
thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin
[và không tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng
lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu
rõ ý (tâm). |
534 |
LIII |
Tuệ thấu rõ các trạng thái
sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất
[tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá
khứ |
539 |
LIV |
Tuệ bằng ánh sáng nhìn
tượng biết ý thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn |
544 |
LV |
Tuệ làm chủ ba năng lực gây
ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ của phiền não |
550 |
LVI |
Tuệ về nghĩa của hiểu biết
trọn vẹn là trí về khổ đau |
564 |
LVII |
Tuệ về nghĩa của từ bỏ là
trí về nguồn gốc |
564 |
LVIII |
Tuệ về nghĩa của thực chứng
là trí về đoạn diệt |
564 |
LIX |
Tuệ về nghĩa của tu tập là
trí về đạo lộ |
564 |
LX |
Trí về khổ đau |
567 |
LXI |
Trí về nguồn gốc của khổ |
567 |
LXII |
Trí về diệt khổ |
567 |
LXIII |
Trí về con đường dẫn đến
diệt khổ |
567 |
LXIV |
Trí về vô ngại giải về
nghĩa |
570 |
LXV |
Trí về vô ngại giải về ý
niệm |
570 |
LXVI |
Trí về vô ngại giải về ngữ
pháp |
570 |
LXVII |
Trí về vô ngại giải về biện
tài |
570 |
[TRÍ CÁC ĐỆ TỬ KHÔNG CÓ:] |
LXVIII |
Trí biết rõ tâm ý người
khác |
573 |
LXIX |
Trí biết rõ thành kiến và
khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh |
584 |
LXX |
Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ
diệu) |
592 |
LXXI |
Trí về lòng Đại Bi |
596 |
LXXII |
Trí toàn giác |
598 |
LXXIII |
Trí biết không ngăn ngại |
598 |
Đây là 73 loại trí. Trong số 73
trí ấy, các đệ tử có 67 trí, 6 loại trí cuối cùng, các đệ tử không có.
CHẤM DỨT BẢNG LIỆT KÊ.
[I- LUẬN VỀ TRÍ]
«Ñāṇakathā»
CHƯƠNG I - HỌC HỎI
1. [4] Thế nào là tuệ nhờ lắng
nghe[1]
là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)? (so với Vbh 324f.)
[Toát yếu]
i.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần
được chứng biết trực tiếp. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về
điều đã lắng nghe (học hỏi). (cf. Dasuttara D iii 272ff).
ii.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần
được hiểu biết trọn vẹn. Tuệ...
«lập
lại như ở đoạn i ở trên»
iii.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần
được từ bỏ. Tuệ...
iv.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần
được phát triển. Tuệ...
v.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần
được thực chứng. Tuệ...
vi.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có
đặc tính suy giảm. Tuệ...
vii.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có
đặc tính ổn định. Tuệ...
viii.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có
đặc tính ưu việt. Tuệ...
ix.
Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có
đặc tính thể nhập. Tuệ...
x.
Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi
tạo quả là vô thường. Tuệ...
xi.
Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi
tạo quả là khổ. Tuệ...
xii.
Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi
tạo quả không phải là ngã. Tuệ...
xiii.
Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao
cả về khổ. Tuệ...
xiv.
Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao
cả về nguồn gốc của khổ. Tuệ...
xv.
Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao
cả về diệt khổ. Tuệ...
xvi.
Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao
cả về con đường đưa đến diệt khổ. [5] Tuệ là hành vi hiểu biết tức là
trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi).
[Phần i]
2. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe
như vầy ‘Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp’ là trí biết về
điều đã lắng nghe (học hỏi)?[2]
[Mười đề nghị] (từ kinh
Dasuttarasuttanta)
3. Một ý niệm cần được chứng
biết trực tiếp: Tất cả các sanh linh được bảo tồn nhờ vật thực (D iii
211 và 273).
Hai ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Hai yếu tố [được tạo thành và không được tạo thành] (D iii
274, M iii 63).
Ba ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Ba cõi [cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới] (D iii 275, M
iii 63).
Bốn ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Bốn sự thực cao cả (D iii 277).
Năm ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Năm nền tảng cho giải thoát (D iii 279, cf. Saṅgīti, D
iii 241, A iii 21).
Sáu ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Sáu vô thượng (D iii 250, 281).
Bẩy ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Bẩy nền tảng để ca ngợi* (D iii 252, 283).
*
niddasa vatthūni
Tám ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Tám nền tảng của nhiếp phục (D iii 263, 287; D ii 110).
Chín ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Chín cõi thiền để an trú (D iii 265, 290; D ii 156).
Mười ý niệm cần được chứng biết
trực tiếp: Mười nền tảng cho đoạn tận* (D iii 291).
*
nijjara vatthūni
[Tất cả]
4. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần
được chứng biết trực tiếp. Và gì là tất cả cần được chứng biết trực
tiếp? Mắt cần được chứng biết trực tiếp, các đối tượng hữu hình cần được
chứng biết trực tiếp, nhận biết từ mắt cần được chứng biết trực tiếp,
xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp, với xúc chạm ở mắt làm
điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay
không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được chứng biết trực tiếp...
Tai cần được chứng biết trực tiếp, âm thanh... Mũi cần được chứng biết
trực tiếp, mùi... Lưỡi cần được chứng biết trực tiếp, vị... Thân cần
được chứng biết trực tiếp, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được chứng
biết trực tiếp, đối tượng tâm ý cần được chứng biết trực tiếp, nhận biết
từ ý cần được chứng biết trực tiếp, xúc chạm ở ý cần được chứng biết
trực tiếp, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi
lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng
cần được chứng biết trực tiếp... (So với S iv 15ff., 29).
[201 ý niệm]
5.
1-5. Vật thể cần được chứng
biết trực tiếp. Cảm nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức cần
được chứng biết trực tiếp.
6-11. Mắt cần được chứng biết
trực tiếp. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần được chứng biết trực
tiếp.
12-17. Vật hữu hình cần được
chứng biết trực tiếp. Âm thanh... Mùi... Vị... Vật xúc chạm được... Đối
tượng tâm ý...
18-23. Nhận biết từ mắt cần
được chứng biết trực tiếp. Nhận biết từ tai... Nhận biết từ mũi... Nhận
biết từ lưỡi... Nhận biết từ thân... Nhận biết từ ý... [6]
24-29. Xúc chạm ở mắt cần được
chứng biết trực tiếp. Xúc chạm ở tai... Xúc chạm ở mũi... Xúc chạm ở
lưỡi... Xúc chạm ở thân... Xúc chạm ở ý...
30-35. Cảm nghiệm sanh do xúc
chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp. Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở
tai... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở mũi... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm
ở lưỡi... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở thân... Cảm nghiệm sanh do xúc
chạm ở ý...
36-41. Nhận thức về đối tượng
hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Nhận thức về âm thanh... Nhận
thức về mùi... Nhận thức về vị... Nhận thức về đối tượng xúc chạm
được... Nhận thức về đối tượng tâm ý...
42-47. Chủ ý về đối tượng hữu
hình cần được chứng biết trực tiếp. Chủ ý về âm thanh... Chủ ý về mùi...
Chủ ý về vị... Chủ ý về đối tượng xúc chạm được... Chủ ý về đối tượng
tâm ý...
48-53. Khao khát đối tượng hữu
hình cần được chứng biết trực tiếp. Khao khát âm thanh... Khao khát
mùi... Khao khát vị... Khao khát đối tượng xúc chạm được... Khao khát
đối tượng tâm ý...
54-59. Hướng tâm về đối tượng
hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Hướng tâm về âm thanh... Hướng
tâm về mùi... Hướng tâm về vị... Hướng tâm về đối tượng xúc chạm được...
Hướng tâm về đối tượng tâm ý...
60-65. Suy xét đối tượng hữu
hình cần được chứng biết trực tiếp. Suy xét âm thanh... Suy xét mùi...
Suy xét vị... Suy xét đối tượng xúc chạm được... Suy xét đối tượng tâm
ý...
66-71. Yếu tố đất cần được
chứng biết trực tiếp. Yếu tố nước... Yếu tố nhiệt... Yếu tố gió... Yếu
tố khoảng không... Yếu tố thức...
72-81. Đề mục* đất cần được
chứng biết trực tiếp. Đề mục nước... Đề mục lửa... Đề mục gió... Đề mục
mầu xanh lơ... Đề mục mầu vàng... Đề mục mầu đỏ... Đề mục mầu trắng...
Đề mục khoảng không... Đề mục thức...
*
nói cho đầy đủ là: Đề mục thiền (kasiṇa)
82-113. Tóc cần được chứng biết
trực tiếp. Lông... Răng... Móng tay móng chân... Da... Thịt... Gân...
Xương... Tủy... Thận... Tim... Gan... Mạng mỡ... Lá lách... Phổi... Ruột
già... [7] Ruột non... Họng... Phân... Mật... Đờm... Mủ... Máu... Mồ
hôi... Mỡ... Nước mắt... Huyết thanh... Nước dãi... Nước mũi... Chất
lỏng ở khớp xương... Nước tiểu... Óc...
114-125. Nền tảng* của mắt cần
được chứng biết trực tiếp. Nền tảng của đối tượng hữu hình2*...
Nền tảng của tai... Nền tảng của âm thanh... Nền tảng của mũi... Nền
tảng của mùi... Nền tảng của lưỡi... Nền tảng của vị ... Nền tảng của
thân... Nền tảng của vật xúc chạm được... Nền tảng của ý3*...
Nền tảng của đối tượng tâm ý4*...
*
Nền tảng của năm giác quan
(mắt...) là tế bào thụ cảm (āyatana = pasāda) cần thiết để tiếp
nhận đối tượng của nó. Nếu tế bào này bị hư, giác quan sẽ không làm việc
được. Ví dụ: tế bào thụ cảm của mắt là con ngươi. Xin đọc Bác sĩ W. F.
Jayasuriya, The Psychology & Philosophy of Buddhism (An
Introduction to the Abhidhamma), Buddhist Missionary Society [Kuala
Lumpur, 1988], trang 82, 173ff. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary,
trang 28.
2*
Theo Vibhaṅga (Phân Tích), đối tượng hữu hình ở đây do bốn yếu tố
chính tạo thành và hiển hiện thành mầu sắc, ánh sáng... chứ không phải
là vật nhìn theo không gian 3 chiều. Đọc Nyanatiloka, Buddhist
Dictionary, trang 28.
3*
manāyatana: một tên chung cho thức. Đọc Nyanatiloka, Buddhist
Dictionary, trang 28.
4*
Dhammāyatana, giống như yếu tố đối tượng tâm ý (dhamma-dhātu),
đối tượng tâm ý (dhammārammaṇa). Đọc Nyanatiloka, Buddhist
Dictionary , trang 28.
126-143. Yếu tố mắt* cần được
chứng biết trực tiếp. Yếu tố đối tượng hữu hình... Yếu tố nhận biết từ
mắt... Yếu tố tai*... Yếu tố âm thanh... Yếu tố nhận biết từ tai... Yếu
tố mũi*... Yếu tố mùi... Yếu tố nhận biết từ mũi... Yếu tố lưỡi*... Yếu
tố vị... Yếu tố nhận biết từ lưỡi... Yếu tố thân*... Yếu tố đối tượng
xúc chạm được... Yếu tố nhận biết từ thân... Yếu tố ý2*...
Yếu tố đối tượng tâm ý... Yếu tố nhận biết từ ý...
*
Đây chính là năm giác quan.
Được gọi là yếu tố vì đây là 18 phần tử căn bản của tiến trình nhận
biết.
2*
đọc 3* ở trên.
144-165. Năng lực gây ảnh hưởng
của mắt cần được chứng biết trực tiếp. Năng lực gây ảnh hưởng của tai...
Năng lực gây ảnh hưởng của mũi... Năng lực gây ảnh hưởng của lưỡi...
Năng lực gây ảnh hưởng của thân... Năng lực gây ảnh hưởng của ý... Năng
lực gây ảnh hưởng của sinh khí... Năng lực gây ảnh hưởng của nữ tính...
Năng lực gây ảnh hưởng của nam tính... Năng lực gây ảnh hưởng dễ chịu
của [thân]... Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của [thân]... Năng lực gây
ảnh hưởng khoan khoái của [tâm]... Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của
[tâm]... Năng lực gây ảnh hưởng của bình thản... Năng lực gây ảnh hưởng
của tín... Năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Năng lực gây ảnh hưởng
của quán niệm... Năng lực gây ảnh hưởng của định... Năng lực gây ảnh
hưởng của tuệ... Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ chứng biết cái chưa
biết’... Năng lực gây ảnh hưởng của chứng biết... Năng lực gây ảnh hưởng
của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn...
166-168. Yếu tố dục giới cần
được chứng biết trực tiếp. Yếu tố sắc giới... Yếu tố vô sắc giới...
169-177. Cõi dục giới cần được
chứng biết trực tiếp. [8] Cõi sắc giới... Cõi vô sắc giới... Cõi có nhận
thức... Cõi không có nhận thức... Cõi không có nhận thức không phải
không có nhận thức... Cõi có một tập hợp... Cõi có bốn tập hợp... Cõi có
năm tập hợp...
178-181. Cõi sơ thiền cần được
chứng biết trực tiếp. Cõi nhị thiền... Cõi tam thiền... Cõi tứ thiền...
182-185. Tâm giải thoát của
lòng từ cần được chứng biết trực tiếp. Tâm giải thoát của lòng bi mẫn...
Tâm giải thoát của hoan hỉ... Tâm giải thoát của bình thản...
186-189. Sự chứng đạt cõi không
gian vô biên cần được chứng biết trực tiếp. Sự chứng đạt cõi thức vô
biên... Sự chứng đạt cõi không có gì hết... Sự chứng đạt cõi không có
nhận thức cũng không phải không có nhận thức...
190-201. Vô minh cần được chứng
biết trực tiếp. Hành vi tạo quả... Thức... Tâm thức-Vật thể... Sáu giác
quan... Xúc... Cảm nghiệm... Khao khát... Bám níu... Trở thành...
Sanh... Già và Chết cần được chứng biết trực tiếp.
[Bốn Sự Thực]
6. Khổ cần được chứng biết trực
tiếp. Nguồn gốc của khổ... Sự diệt khổ... Con đường dẫn đến diệt khổ cần
được chứng biết trực tiếp.[3]
7.
1. a-d. Vật thể cần được chứng
biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt của vật thể... Con
đường dẫn đến đoạn diệt vật thể... [và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý
niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...
201. a-d. Già và chết cần được
chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự chấm dứt già và
chết... Con đường dẫn đến chấm dứt già và chết...
8. Ý nghĩa của việc hiểu trọn
vẹn khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc
của khổ... Ý nghĩa của thực chứng sự diệt khổ... Ý nghĩa của tu tập con
đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.
9.
1. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu
trọn vẹn vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn
gốc của vật thể... Ý nghĩa của thực chứng đoạn diệt của vật thể... Ý
nghĩa của tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể...[và cứ tiếp tục
từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho
đến]...
[9] 201. a-d. Ý nghĩa của việc
hiểu trọn vẹn già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ
bỏ nguồn gốc của già và chết... Ý nghĩa của thực chứng đoạn diệt già và
chết... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt già và chết cần
được chứng biết trực tiếp.
10. Ý nghĩa của hiểu rõ tức là
hiểu trọn vẹn khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của hiểu rõ
tức là từ bỏ nguồn gốc của khổ đau... Ý nghĩa của hiểu rõ tức là thực
chứng sự diệt khổ... Ý nghĩa của hiểu rõ tức là tu tập con đường dẫn đến
diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.
11.
1. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu
rõ như hiểu trọn vẹn vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của
việc hiểu rõ như từ bỏ nguồn gốc của vật thể... Ý nghĩa của việc hiểu rõ
như việc thực chứng đoạn diệt của vật thể... Ý nghĩa của việc hiểu rõ
như tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể [và cứ tiếp tục từ a đến
d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...
201. a-d. Ý nghĩa của hiểu rõ
như hiểu trọn vẹn già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của
hiểu rõ như từ bỏ nguồn gốc của già và chết... Ý nghĩa của hiểu rõ [như]
thực chứng đoạn diệt già và chết... Ý nghĩa của hiểu rõ [như] tu tập con
đường dẫn đến đoạn diệt già và chết cần được chứng biết trực tiếp.
12. Khổ đau cần được chứng biết
trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... Sự diệt khổ... Sự đoạn diệt nguồn gốc
của khổ... Sự đoạn diệt ham muốn tạo khổ đau... Vị của khổ đau...* Sự
nguy hiểm trong khổ đau... Sự thoát ly khỏi khổ đau cần được chứng biết
trực tiếp.[4]
*
dukkhassa assādo
abhiññeyyo: vị
của khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.
13.
1. a-h. Vật thể cần được chứng
biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt của vật thể... Sự
đoạn diệt nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt ham muốn vật thể tạo khổ
đau... Vị của vật thể... Sự nguy hiểm trong vật thể... Sự thoát ly khỏi
vật thể... [và cứ tiếp tục tám ví dụ đan cử từ a đến h cho các ý niệm
còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...
201. a-h. Già và chết cần được
chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự đoạn diệt già và
chết... Sự đoạn diệt nguồn gốc của già và chết... Sự đoạn diệt ham muốn
già và chết... Vị của già và chết... Sự nguy hiểm trong già và chết...
Sự thoát ly khỏi già và chết cần được chứng biết trực tiếp.
14. Khổ đau cần được chứng biết
trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... [10] Sự diệt khổ... Con đường dẫn đến
diệt khổ... Vị của khổ đau... Sự nguy hiểm trong khổ đau... Sự thoát ly
khỏi khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.
15.
1. a-g. Vật thể cần được chứng
biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự diệt tận của vật thể... Con
đường dẫn đến diệt tận của vật thể... Vị của vật thể*... Sự nguy hiểm
trong vật thể... Sự thoát ly khỏi vật thể... [và cứ tiếp tục bẩy ví dụ
đan cử từ a đến g cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở
đ. 5 cho đến]...
*
rūpassa assādo
201. a-g. Già và chết cần được
chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự chấm dứt già và
chết... Con đường dẫn đến chấm dứt già và chết... Vị của già và chết*...
Sự nguy hiểm trong già và chết... Sự thoát ly khỏi già và chết cần được
chứng biết trực tiếp.
*
jarāmaraṇassa assādo
[Bảy Quán Tưởng]
16. Quán vô thường cần được
chứng biết trực tiếp. Quán khổ... Quán không phải là ngã... Quán nhàm
chán... Quán hết ham muốn... Quán đoạn diệt... Quán buông bỏ cần được
chứng biết trực tiếp.[5]
17.
1. a-g. Quán vô thường trong
vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ trong vật thể... Quán
không phải là ngã trong vật thể... Quán nhàm chán trong vật thể... Quán
hết ham muốn trong vật thể... Quán đoạn diệt trong vật thể... Quán buông
bỏ trong hợp vật thể... [và cứ tiếp tục bẩy ví dụ đan cử từ a đến g cho
các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...
201. a-g. Quán vô thường trong
già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ trong già và chết...
Quán không phải là ngã trong già và chết... Quán nhàm chán trong già và
chết... Quán hết ham muốn trong già và chết... Quán đoạn diệt trong già
và chết... Quán tưởng về từ bỏ trong già và chết cần được chứng biết
trực tiếp.
[15 đặc tính tất yếu của
hiện hữu]
18.
1. Nguồn sanh khởi cần
được chứng biết trực tiếp.*
*
uppādo abhiññeyyo
2. Tiếp tục tái diễn hiện
hữu cần được chứng biết trực tiếp.*
*
pavattaṁ abhiññeyyaṁ
3. Điều kiện để còn sanh tử
cần được chứng biết trực tiếp.*
*
nimittaṁ abhiññeyyaṁ.
Nghĩa đen của nimitta là biểu tượng (tướng) [của hành vi
tạo quả]. Ngài Nyāṇatiloka nói rằng khi chữ nimitta đi
cùng với uppādo (nguồn sanh khởi của hiện hữu) và pavattaṁ
(tiếp tục tái diễn hiện hữu) trong một văn mạch
«như
ở các tiểu đoạn 18.1; 18.2 và 18.3 của các đđ. 18-22»,
ta có thể hiểu nimitta là những điều kiện để còn sanh tử.
Đọc Nyanatiloka Thera, The Buddha’s Path to Deliverance, BPS
[Kandy, Sri Lanka, 2000] đ. 194, đ. 199 trang 197 và 201. Đọc
Nyanatiloka Thera, Buddhist Dictionary, nghĩa thứ năm của
nimitta, trang 108. Ở các đoạn 18-22 và ở bất cứ chỗ nào hội đủ tinh
thần như đã nói, hay chỗ nào thích hợp, tôi sẽ dịch nimitta và
pavattaṁ theo đề nghị của Ngài Nyāṇatiloka. Đọc thêm chú
thích ở Luận V nói về Giải Thoát, đ. 1 về sự giải thoát khỏi nimitta
này.
4. Tích lũy [kamma: nghiệp] cần
được chứng biết trực tiếp.
5. Kết sanh cần được chứng biết
trực tiếp.
6. Cảnh giới [tái sanh] tới cần
được chứng biết trực tiếp.
7. Sanh sản [các tập hợp] cần
được chứng biết trực tiếp.
8. Tái sanh khởi cần được chứng
biết trực tiếp.
9. Sanh cần được chứng biết
trực tiếp.
10. Già cần được chứng biết
trực tiếp.
11. Bệnh cần được chứng biết
trực tiếp.
12. Chết cần được chứng biết
trực tiếp.
13. Khổ não cần được chứng biết
trực tiếp.
14. Ta thán cần được chứng biết
trực tiếp.
15. Tuyệt vọng cần được chứng
biết trực tiếp.[6]
1. Không còn nguồn sanh khởi
của hiện hữu...*
*
anuppādo abhiññeyyo
2. Không tiếp tục tái diễn hiện
hữu...*
*
appavattaṁ abhiññeyyaṁ
3. Không có điều kiện để còn
sanh tử...*
*
animittaṁ abhiññeyyaṁ
4. Không tích lũy...
5. Không kết sanh...
6. Không có cảnh giới [tái
sanh] tới ...
7. Không sanh sản...
8. Không tái sanh khởi...
9. Không sanh...
10. Không già...
11. Không bệnh...
12. Không chết...
13. Không khổ não...
14. Không ta thán...
15. Không tuyệt vọng...
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
cần được chứng biết trực tiếp. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu
cần được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện
hữu... Không tiếp tục tái diễn...
3. Điều kiện để còn... Không có
điều kiện để còn...
4. Tích lũy... Không tích
lũy...
5. Kết sanh... Không kết
sanh...
6. Cảnh giới [tái sanh] tới...
Không có cảnh giới...
7. Sanh sản... Không sanh
sản...
8. Tái sanh khởi... Không tái
sanh khởi...
9. Sanh... Không sanh...
10. Già... Không già...
11. Bệnh... Không bệnh...
12. Chết... Không chết...
13. Khổ não... Không khổ não...
14. Ta thán... Không ta thán...
15. Tuyệt vọng... Không tuyệt
vọng...
19.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là khổ cần được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là khổ...
3. -14. ...
15. Tuyệt vọng là khổ cần được
chứng biết trực tiếp.
1. Không còn nguồn sanh khởi
của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo* cần được chứng biết trực tiếp.
*
sukha:
hạnh phúc toàn hảo
2. Không tiếp tục tái diễn hiện
hữu là hạnh phúc toàn hảo...
3. -14...
15. Không tuyệt vọng là hạnh
phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là khổ và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo
cần được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là khổ và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo...
3. -14...
[12] 15. Tuyệt vọng là khổ và
không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.
20.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là hãi hùng cần được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là hãi hùng...
3. -14. ...
15. Tuyệt vọng là hãi hùng cần
được chứng biết trực tiếp.
1. Không còn nguồn sanh khởi
của hiện hữu là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.
2. Không tiếp tục tái diễn hiện
hữu là an ổn...
3. -14. ...
[13] 15. Không tuyệt vọng là an
ổn cần được chứng biết trực tiếp.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là hãi hùng và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn cần được
chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là hãi hùng và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn...
3. -14. ...
15. Tuyệt vọng là hãi hùng và
không thất vọng là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.
21.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là thế tục cần được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là thế tục...
3. -14. ...
15. Tuyệt vọng là thế tục cần
được chứng biết trực tiếp.
1. Không còn nguồn sanh khởi
của hiện hữu là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.
2. Không tiếp tục tái diễn hiện
hữu là phi thế tục...
3. -14. ...
15. Không tuyệt vọng là phi thế
tục cần được chứng biết trực tiếp.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là thế tục và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục cần
được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là thế tục và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là phi thế tục...
3. -14. ...
15. Tuyệt vọng là thế tục và
không tuyệt vọng là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.
22.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là những hành vi tạo quả cần được chứng biết trực tiếp.*
*
uppādo saṅkhārāti abhiññeyyaṁ
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là hành vi tạo quả...*
*
pavattaṁ saṅkhārāti abhiññeyyaṁ
3. -14. ...*
*
nimittaṁ saṅkhārāti abhiññeyyaṁ
15. Tuyệt vọng là hành vi tạo
quả cần được chứng biết trực tiếp.
1. Không còn nguồn sanh khởi
của hiện hữu là nibbana cần được chứng biết trực tiếp*.
*
anuppādo nibbānanti abhiññeyyaṁ
2. Không tiếp tục tái diễn hiện
hữu là nibbana*...
*
appavattaṁ nibbānanti abhiññeyyaṁ
3. -14. ...*
*
animittaṁ nibbānanti abhiññeyyaṁ
15. Không tuyệt vọng là nibbana
cần được chứng biết trực tiếp.
1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu
là những hành vi tạo quả và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là
nibbana cần được chứng biết trực tiếp.
2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu
là những hành vi tạo quả và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là
nibbana...
3. -14. ...
15. Tuyệt vọng là hành vi tạo
quả và không tuyệt vọng là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.
HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ NHẤT
[Các ý nghĩa liên kết với
Thánh Đạo]
23. Giữ gìn lời nói * là
ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, trang bị tâm thức (đọc M ii 206)
là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, chu toàn là ý nghĩa... hợp
nhất là ý nghĩa... không phân tâm là ý nghĩa... nỗ lực... không phân tán2*...
không khuấy rối... bất động... tâm vững do trụ nhất điểm... đối tượng
[để dựa vào]... lãnh vực... từ bỏ... dứt bỏ... trồi lên... quay đi... an
tịnh... [mục tiêu] cao thượng... giải thoát... không nhiễm lậu... vượt
qua... không dấu hiệu... không ước nguyện... chân không... tác dụng
(hương vị) duy nhất [của tĩnh lặng và quán thực tánh]... [16] không vượt
quá [tĩnh lặng và quán thực tánh]... sóng đôi giữa [tĩnh lặng và quán
thực tánh]... lối thoát ra khỏi [cái được tạo thành]... nguyên nhân
[khiến cho chứng nhập nibbana]... thấy rõ [nibbana] là ý
nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, ưu thắng là ý nghĩa cần được chứng
biết trực tiếp. (Với những đoạn 23-43 cf. Ch. XIII đđ. 23-43).[7]
*
pariggaha
có nhiều nghĩa: (1) bao gồm; (2) giữ gìn lời nói: nđ là vì niềm nở chấp
nhận ý nghĩa (attha) của chánh ngữ (sammā vācā) nên từ bỏ,
không nói dối, không nói độc ác, không nói lời tàn nhẫn và không nói
nhăng cuội (M iii 252); (3) vật sở hữu; (4) thêm sức mạnh; (5) phân biệt
rõ (giai đoạn của quán thực tánh [AbhS Ch. 9 đ. 29ff.]). Khi liên kết
với tám chánh đạo, pariggaha ở đây mang nghĩa thứ hai. Đọc
Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical Terms
[BPS, 1994] trang 69.
2*
avisāra:
không phân tán, không dàn trải ra.
[Ý nghĩa của tĩnh lặng*
và quán thực tánh
2*]
24. Không phân tâm là ý nghĩa
của tĩnh lặng* cần được chứng biết trực tiếp. Quán tưởng là ý nghĩa của
quán thực tánh2*...
Tác dụng (hương vị) duy nhất là ý nghĩa của tĩnh lặng* và quán thực tánh2*...
Không vượt quá là ý nghĩa của sóng đôi giữa [tĩnh lặng* và quán thực
tánh2*]
cần được chứng biết trực tiếp..
*
samatha:
tĩnh lặng, chỉ cho jhāna, đồng nghĩa với (=) ‘định’. Định nghĩa
này tìm thấy ở Dhs. đ. 54 và 11: Tĩnh lặng [samatha = cittass’
ekaggatā (nhất tâm) = samādhi (định)].
2*
vipassanā: quán thực tánh. Samatha-vipassanā là hai hình thức
thiền đi sóng đôi (yuganaddha) với nhau để đưa đến đạo lộ giải
thoát. Ở đây, có thể dịch samatha-vipassanā là Định-Tuệ.
Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical
Terms [BPS, 1994] trang 109-110.
[Ý nghĩa của các Ý niệm Liên
Quan tới chặng Đầu, chặng Giữa và chặng Cuối của Thánh Đạo]
25. Hành trì là ý nghĩa của
huân tập cần được chứng biết trực tiếp. Lãnh vực là ý nghĩa của đối
tượng... Nỗ lực là ý nghĩa của tâm lười biếng... Chế ngự là ý nghĩa của
tâm bị dao động... Nhìn với lòng bình thản[8]
là ý nghĩa của tâm được thanh lọc theo hai cách cần được chứng biết trực
tiếp. Thành tựu ưu việt là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Hiểu
cao hơn là ý nghĩa... Chứng ngộ đồng thời Sự Thực* là ý nghĩa... Củng cố
vào đoạn diệt
8
là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.
*
Luận XXIII nói đến sự
chứng ngộ đồng thời các Sự Thực.
[Ý nghĩa của Năm Năng Lực]
26. Cả quyết là ý nghĩa của
năng lực gây ảnh hưởng của tín cần được chứng biết trực tiếp. Nỗ lực là
ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Thiết lập là ý nghĩa
của năng lực gây ảnh hưởng của niệm... Không phân tâm là ý nghĩa của
năng lực gây ảnh hưởng của định... Thấy rõ là ý nghĩa của năng lực gây
ảnh hưởng của tuệ cần được chứng biết trực tiếp.
Không lay chuyển vì không tin
là ý nghĩa của tín lực cần được chứng biết trực tiếp. Không lay chuyển
vì lười biếng là ý nghĩa của tấn lực... Không lay chuyển vì xao lãng là
ý nghĩa của niệm lực... Không lay chuyển vì dao động là ý nghĩa của định
lực... Không lay chuyển vì vô minh là ý nghĩa của tuệ lực cần được chứng
biết trực tiếp.
Thiết lập là ý nghĩa của yếu tố
tạo thành giác ngộ của quán niệm cần được chứng biết trực tiếp. Tìm hiểu
là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Nỗ lực là
ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Chan hòa là ý
nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... An tịnh là ý nghĩa của yếu
tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Không phân tâm là ý nghĩa của yếu
tố tạo thành giác ngộ của định... Tư duy là ý nghĩa của yếu tố tạo thành
giác ngộ của bình thản cần được chứng biết trực tiếp.
Thấy rõ là ý nghĩa của chánh
kiến cần được chứng biết trực tiếp. Hướng tâm trụ vào là ý nghĩa của
chánh tư duy... Giữ gìn lời nói là ý nghĩa của chánh ngữ... Nguồn sanh
khởi là ý nghĩa của chánh hành... Giữ trong sạch là ý nghĩa của chánh
mạng... [17] Nỗ lực là ý nghĩa của chánh tinh tấn... Thiết lập là ý
nghĩa của chánh niệm... Không phân tâm là ý nghĩa của chánh định cần
được chứng biết trực tiếp.[9]
Ưu thắng là ý nghĩa của các
năng lực gây ảnh hưởng cần được chứng biết trực tiếp. Không lay chuyển
là ý nghĩa của các lực... Lối thoát là ý nghĩa của các yếu tố tạo thành
giác ngộ... Nguyên nhân là ý nghĩa của Thánh đạo... Thiết lập là ý nghĩa
của các nền tảng của quán niệm... Cố gắng là ý nghĩa của chánh tinh
tấn... Thành tựu là ý nghĩa của các nền tảng của thần thông... Chân như
(như thực) theo nghĩa các sự thực cần được chứng biết trực tiếp.[10]
27. Làm lắng dịu là ý nghĩa của
[bốn] nỗ lực cần được chứng biết trực tiếp.[11]
Thực chứng là ý nghĩa của [bốn] quả vị cần được chứng biết trực tiếp.
[Ý nghĩa của Năm Yếu Tố Cõi
Thiền]
28. Hướng tâm là ý nghĩa của
hướng tâm vào đối tượng cần được chứng biết trực tiếp. Tiếp tục hướng
tâm là ý nghĩa của suy xét đối tượng... Chan hòa là ý nghĩa của hỉ...
Thấm ướt là ý nghĩa của hạnh phúc toàn hảo... Hợp nhất là ý nghĩa của
tâm [định] cần được chứng biết trực tiếp.[12]
[Các Ý Nghĩa Khác]
29. Hướng sự chú ý đến
là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết là ý nghĩa...
Hành vi hiểu biết là ý nghĩa... Nhận thức là ý
nghĩa... Tính đơn chiếc là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.
Điều được biết đến
là ý nghĩa của trí trực chứng cần được chứng biết trực tiếp.* Phán đoán
(tìm hiểu) là ý nghĩa của hiểu trọn vẹn... Dứt bỏ là ý nghĩa của từ
bỏ... Tác dụng duy nhất là ý nghĩa của tu tập... Thể nghiệm là ý nghĩa
của thực chứng... Nhóm là ý nghĩa của các tập hợp... Yếu tố là ý nghĩa
của các phần tử... Nền tảng là ý nghĩa của các nền tảng... Được tạo
thành là ý nghĩa của [các hiện tượng] được tạo thành... Không được tạo
thành là ý nghĩa của cái không được tạo thành cần được chứng biết trực
tiếp.
*
nói ’chứng biết trực tiếp’
[abhijānaṁ] là để chỉ rõ sự hiểu biết trọn vẹn [parijānaṁ]
về điều đã được biết tới [ñātapariññā]. Đọc Bhikkhu Bodhi, The
Connected Discourses of the Buddha I, Wisdom Publications [Boston,
2000] chú thích 42, trang 1052. Đọc thêm chú thích ở đoạn 45.
[Ý nghĩa liên kết đến Tâm]
30. Tâm là ý nghĩa cần được
chứng biết trực tiếp. Sự kế vị
«nhau»
ngay lập tức của tâm là ý nghĩa... Sự trồi lên của tâm là ý nghĩa... Sự
quay đi của tâm là ý nghĩa... Các nguyên nhân của tâm là ý nghĩa... Các
điều kiện của tâm là ý nghĩa... Các nền tảng vật thể của tâm là ý
nghĩa... Cảnh giới của tâm là ý nghĩa... Đối tượng hỗ trợ của tâm là ý
nghĩa... Lãnh vực của tâm là ý nghĩa... <Sự hành xử của tâm...> Sự luân
chuyển của tâm là ý nghĩa... Sự hướng dẫn tâm là ý nghĩa... Lối thoát
của tâm là ý nghĩa... Sự thoát ly của tâm là ý nghĩa cần được chứng biết
trực tiếp.[13]
[Ý nghĩa Liên Kết Đến Nhất
Điểm]
31.
[14] Hướng tâm để ý
trong nhất điểm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết [18]
trong nhất điểm là ý nghĩa... Hành vi hiểu biết trong nhất điểm là ý
nghĩa... Nhận thức trong nhất điểm là ý nghĩa... Tính đơn chiếc trong
nhất điểm là ý nghĩa... Buộc tâm lại trong nhất điểm là ý nghĩa... Đi
vào (lao vào) trong nhất điểm [với sơ thiền] là ý nghĩa... Có lòng tin
trong nhất điểm [với nhị thiền] là ý nghĩa... Điềm tĩnh trong nhất điểm
[với tam thiền] là ý nghĩa... Được giải thoát trong nhất điểm [với tứ
thiền] là ý nghĩa... Thấy rõ rằng ‘Đây là an lạc’ trong nhất điểm là ý
nghĩa... Thuần thục* trong nhất điểm là ý nghĩa... Tạo thành căn bản là
ý nghĩa... Tạo thành nền tảng trong nhất điểm là ý nghĩa... Kết hợp
thành một với nhất điểm là ý nghĩa... Hành trì thích hợp (đem lại đồng
nhất thể) trong nhất điểm là ý nghĩa... Nắm giữ
2*
trong nhất điểm là ý nghĩa... Tài nguyên tâm thức trong nhất điểm là ý
nghĩa... Chu toàn trong nhất điểm là ý nghĩa... Tổng hợp với nhất điểm
là ý nghĩa... Vững vàng trong nhất điểm là ý nghĩa... Lập lại (trau
giồi) trong nhất điểm là ý nghĩa... Tu tập trong nhất điểm là ý nghĩa...
Làm phong phú trong nhất điểm là ý nghĩa... Hoàn toàn trưởng thành (hoàn
toàn trưởng thành tới cùng nhất thể) trong nhất điểm là ý nghĩa... Hoàn
toàn giải thoát trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết
3*
[nhờ đạo lộ thứ nhất] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết thêm
[nhờ đạo lộ thứ hai] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết thêm
nữa [nhờ đạo lộ thứ ba] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết
trọn vẹn [nhờ đạo lộ thứ tư] trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt
4*
trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt thêm trong nhất điểm là ý
nghĩa... Sáng suốt thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt trọn
vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ
5*
trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ thêm trong nhất điểm
là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ thêm nữa trong nhất điểm là ý
nghĩa... Tham dự vào giác ngộ trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa...
Chiếu sáng trong nhất điểm là ý nghĩa... <Ý nghĩa của thắp sáng lên
trong nhất điểm...> Chiếu sáng thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu
sáng thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng trọn vẹn trong
nhất điểm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.
*
thuần thục: yānīkata,
nđ. làm thành cỗ xe.
2*
đọc chú thích giữa
trang ở Luận I đ. 23.
3*
bujjhanaṭṭho:
được hiểu biết.
4*
bodhanaṭṭho:
sáng suốt.
5*
bodhipakkhiyaṭṭho:
tham dự vào, có đặc tính giác ngộ.
[Ý nghĩa liên kết với Thánh
Đạo]
32.
[15]Giải thích là ý
nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Thắp sáng lên là ý nghĩa... Thiêu
đốt nhiễm lậu là ý nghĩa... Không có tỳ vết là ý nghĩa... Không bị vấy
bẩn là ý nghĩa... Không vấy bẩn là ý nghĩa... Nhất như (tịch lặng) là ý
nghĩa... Giải thoát giai đoạn* là ý nghĩa... Sống cách ly là ý nghĩa...
Hành xử dưới ảnh hưởng của sống cách ly2*
là ý nghĩa... Hết ham muốn là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của hết
ham muốn3*
là ý nghĩa... [19] Đoạn diệt là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của
đoạn diệt 4*
là ý nghĩa... Buông bỏ là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của buông bỏ
5*
là ý nghĩa... Giải thoát là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của giải
thoát 6*
là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.
*
samaya:
giải thoát giai đoạn, đọc Luận V đ. 25.
2*
vivekacariyaṭṭho
3*
virāgacariyaṭṭho
4*
nirodhacariyaṭṭho
5*
vosaggacariyaṭṭho
6*
vimutticariyaṭṭho
[Ý nghĩa của Bốn Nền Tảng
Của Thành Tựu]
33.
[16] Ý muốn làm là ý
nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc là ý nghĩa của ý muốn làm
cần được chứng biết trực tiếp. Nền tảng là ý nghĩa của ý muốn làm... Nỗ
lực là ý nghĩa của ý muốn làm... Thành tựu là ý nghĩa của ý muốn làm...
Cả quyết là ý nghĩa của ý muốn làm... Cố gắng là ý nghĩa của ý muốn
làm... Thiết lập (làm nền tảng) là ý nghĩa của ý muốn làm... Không tán
loạn là ý nghĩa của ý muốn làm... Thấy rõ là ý nghĩa của ý muốn làm cần
được chứng biết trực tiếp.
Tinh tấn là ý nghĩa cần được
chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc là ý nghĩa của tinh tấn... [và cứ thế
như với ý muốn làm ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ là ý nghĩa
của tinh tấn cần được chứng biết trực tiếp. Sự [thanh tịnh tự nhiên
của]* tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc [thanh
tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa... [và cứ thế như với ước muốn
ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ sự [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý
nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.
*
Dịch theo Ñāṇamoli ở Vism. XXII 36 để rõ nghĩa.
Tìm hiểu là ý nghĩa cần được
chứng biết trực tiếp. nguồn gốc là ý nghĩa của tìm hiểu... [và cứ thế
như với ước muốn ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ là ý nghĩa của
tìm hiểu cần được chứng biết trực tiếp.
[Ý nghĩa của Bốn Sự Thực]
34. Khổ là ý nghĩa cần được
chứng biết trực tiếp. Bức bách là ý nghĩa của khổ cần được chứng biết
trực tiếp... Được tạo thành là ý nghĩa của khổ[17]...
Sự thiêu đốt (thống khổ) là ý nghĩa của khổ... Biến đổi là ý nghĩa của
khổ cần được chứng biết trực tiếp.
Nguồn gốc là ý nghĩa cần được
chứng biết trực tiếp. Tích lũy [kamma] là ý nghĩa của nguồn gốc... Căn
nguyên là ý nghĩa của nguồn gốc... Trói buộc là ý nghĩa của nguồn gốc...
Chướng ngại là ý nghĩa của nguồn gốc cần được chứng biết trực tiếp.
Đoạn diệt là ý nghĩa cần được
chứng biết trực tiếp. [20] Thoát ly là ý nghĩa của đoạn diệt... Sống
cách ly là ý nghĩa của đoạn diệt... Không còn được tạo thành là ý nghĩa
của đoạn diệt... Không còn chết nữa là ý nghĩa của đoạn diệt cần được
chứng biết trực tiếp.
Con Đường Giải Thoát là ý nghĩa
cần được chứng biết trực tiếp. Lối thoát là ý nghĩa của Con Đường Giải
Thoát... Nguyên nhân là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Thấy rõ là ý
nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Ưu thắng là ý nghĩa của Con Đường Giải
Thoát cần được chứng biết trực tiếp.
[Ý nghĩa của Hành Trì Chung]
(so với đ. 489, XII 17)
35. Chân như (như thực) là ý
nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Không phải là ngã là ý nghĩa... Sự
thực là ý nghĩa... Hiểu rõ là ý nghĩa... Chứng biết trực tiếp là ý
nghĩa... Hiểu biết trọn vẹn là ý nghĩa... Ý niệm là ý nghĩa... Yếu tố là
ý nghĩa... Điều được biết tới là ý nghĩa... Thực chứng là ý nghĩa... Thể
nghiệm là ý nghĩa... Chứng ngộ đồng thời là ý nghĩa cần được chứng biết
trực tiếp.
[[18]Đối
Nghịch với các Chướng Ngại, Bốn Cõi Thiền, Bốn Chứng Đạt cõi vô sắc giới,
Mười Tám Quán Thực Tánh Chính, Bốn Đạo Lộ và Quả Vị] (Nhóm C; so
với Luận XXX).
36. Xuất ly cần được chứng biết
trực tiếp. Không sân hận... Nghĩ đến ánh sáng... Không phân tâm... Tìm
hiểu rõ hiện tượng... Trí... Hỉ cần được chứng biết trực tiếp.
37. Sơ thiền cần được chứng
biết trực tiếp. Nhị thiền... Tâm thiền... Tứ thiền cần được chứng biết
trực tiếp.
38. Cõi không gian vô biên cần
được chứng biết trực tiếp. Cõi thức vô biên... Cõi không có gì hết...
Cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức cần được chứng
biết trực tiếp.
[Mười Tám Tuệ Quán Thực Tánh
Chính]
39. Quán vô thường* cần được
chứng biết trực tiếp. Quán khổ2*...
Quán không phải là ngã3*...
Quán nhàm chán2*...
Quán hết ham muốn2*...
Quán đoạn diệt*... Quán buông bỏ3*...
Quán hủy diệt*... Quán hoại diệt*... Quán biến đổi*... Quán không dấu
hiệu*... Quán không ước nguyện2*...
Quán tánh không3*...
Quán thực tánh vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng*... Trí thấy biết
đúng như thật3*...
Quán hiểm nguy2*...
Quán tư duy3*...
Quán quay đi cần được chứng biết trực tiếp.3*
*
quán đặc tính vô thường
2*
quán đặc tính khổ não
3*
quán đặc tính
không phải là ngã
40. Đạo lộ nhập giòng cần được
chứng biết trực tiếp. Quả vị nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần... Quả
vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại... Quả vị không trở lại...
Đạo lộ arahant... Quả vị arahant cần được chứng biết trực tiếp. [21]
[Năng lực gây ảnh hưởng...
qua Ý nghĩa của chúng - đọc đ. 26][19]
41. Qua ý nghĩa của cả quyết,
năng lực gây ảnh hưởng của tín cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý
nghĩa của nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Qua ý nghĩa của
thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Qua ý nghĩa của không
phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định... Qua ý nghĩa của thấy rõ,
năng lực gây ảnh hưởng của tuệ cần được chứng biết trực tiếp.
Qua ý nghĩa của không lay
chuyển vì không tin, tín lực cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa
của không lay chuyển vì lười biếng, tấn lực... Qua ý nghĩa của không lay
chuyển vì sao lãng, niệm lực... Qua ý nghĩa của dao động, định lực...
Không lay chuyển vì vô minh, tuệ lực cần được chứng biết trực tiếp.
Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt
nền tảng), yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm cần được chứng biết trực
tiếp. Qua ý nghĩa của tìm hiểu, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự
thật... Qua ý nghĩa của nỗ lực, yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh
tấn... Qua ý nghĩa của thấm nhập (chan hòa), yếu tố tạo thành giác ngộ
của hỉ... Qua ý nghĩa của an tịnh, yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh
lặng... Qua ý nghĩa của không phân tâm, yếu tố tạo thành giác ngộ của
định... Qua ý nghĩa của tư duy theo nghĩa yếu tố tạo thành giác ngộ của
bình thản cần được chứng biết trực tiếp.
Qua ý nghĩa của thấy rõ, chánh
kiến cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của hướng tâm, chánh tư
duy... Qua ý nghĩa của giữ gìn lời nói, chánh ngữ... Qua ý nghĩa của
nguồn sanh khởi, chánh hành... Qua ý nghĩa của giữ cho sạch, chánh
mạng... Qua ý nghĩa của nỗ lực, chánh tinh tấn... Qua ý nghĩa của thiết
lập (đặt nền tảng), chánh niệm... Qua ý nghĩa của không phân tâm, chánh
định cần được chứng biết trực tiếp.
Qua ý nghĩa của ưu thắng, các
năng lực gây ảnh hưởng cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của
không lay chuyển, các lực... Qua ý nghĩa của lối thoát, yếu tố tạo thành
giác ngộ... Qua ý nghĩa của nguyên nhân, Thánh đạo... Qua ý nghĩa của
thiết lập (đặt nền tảng), nền tảng của quán niệm... Qua ý nghĩa của cố
gắng chân chánh, chánh tinh tấn... Qua ý nghĩa của thành tựu, nền tảng
của thần thông... Qua ý nghĩa của chân như (như thực), các Sự thực cần
được chứng biết trực tiếp.
42. Qua ý nghĩa của không phân
tâm, tĩnh lặng* cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của quán
tưởng, quán thực tánh*... Qua ý nghĩa của tác dụng (hương vị) duy nhất,
tĩnh lặng* và quán thực tánh*... Qua ý nghĩa của không vượt quá [của bất
cứ trạng thái nào], sự sóng đôi giữa [tĩnh lặng và quán thực tánh*] cần
được chứng biết trực tiếp.
*
Xin đọc chú thích giữa
trang về hai chữ này ở Luận I đ. 24.
Qua ý nghĩa của chế ngự, thanh
lọc giới cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không phân tâm,
thanh lọc tâm... Qua ý nghĩa của thấy rõ, [22] thanh lọc quan điểm sai
lạc... Qua ý nghĩa của tự tại, giải thoát... Qua ý nghĩa của hiểu rõ
ràng, minh trí... Qua ý nghĩa của dứt bỏ, tiêu dao... Qua ý nghĩa của
cắt đứt, trí về hủy diệt... Qua ý nghĩa của làm lắng dịu, trí về không
sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.
[Qua ý nghĩa của chặng Đầu,
chặng Giữa và chặng Cuối của Thánh Đạo][20]
(Nhóm I)
43. Ý muốn làm, qua nghĩa nguồn
gốc của nó, cần được chứng biết trực tiếp. Chú tâm suy xét, qua nghĩa
nguồn sanh khởi của nó... Xúc, qua nghĩa tổng hợp [các giác quan bên
trong và đối tượng bên ngoài cho xúc chạm]... Cảm giác, qua nghĩa nơi
gặp gỡ [cho khao khát]... Định, qua nghĩa đi đầu [thống lĩnh các tâm phụ
tùy]... Quán niệm, qua nghĩa ưu thắng [trong việc an trú trong đối
tượng]... Tuệ, qua nghĩa cao hơn tất cả... Tiêu dao, qua nghĩa cốt lõi
của nó, cần được chứng biết trực tiếp. Nibbāna hiển lộ lên từ bất
tử, qua nghĩa kết thúc của nó, cần được chứng biết trực tiếp.
44. Bất cứ ý niệm nào được
chứng biết trực tiếp đều được biết [đến]. Trí theo nghĩa điều được biết
tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Vì vậy nên nói rằng:
‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp.
Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã nghe (học hỏi)’.
HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ HAI
[1]
Chữ avadhāna (lắng nghe, lóng tai) không có trong tự điển PTS.
So với ohitasoto (M i 480, iii 201...) và sotaṁ odahanta
(lắng tai, M iii 221).
[2]
‘Chứng biết trực tiếp’ (abhiññā) ở đây có nghĩa là biết bằng
kinh nghiệm bản thân. ‘Hiểu biết đầy đủ ‘pariññā’ dành riêng
cho sự thật thứ nhất (khổ đế). ‘Tuệ’ (paññā) để chỉ cho sự hiểu
biết về bốn sự thật với sự thể nghiệm Nibbāna được thực chứng.
[3]
Trong mỗi trường hợp, chữ ‘nguồn gốc’ là điều kiện chính để sanh khởi
tất cả các hiện tượng. Trong mỗi trường hợp ‘sự đoạn diệt’ là
nibbāna, vốn là sự vắng mặt của tất cả hành vi tạo quả, và ‘con
đường đưa đến diệt khổ’ là Tám Chánh Đạo.
[4]
Đọc M i 89f, ... nói về 3 khía cạnh ‘ngọt ngào, nguy hiểm, thoát ly’
này.
[5]
‘Bẩy Quán Tưởng’ này là 7 quán thực tánh đầu tiên của 18 quán thực
tánh chính, đọc đ. 39 sắp tới. Nibbidā (hết tha thiết, thay cho
nibbāna) có nghĩa nhàm chán, ngao ngán, ngán ngẩm và ghê tởm.
Virāga (hết ham muốn, nghĩa đen: nhạt mầu), ngụ ý đến sự phai
nhạt của lòng ham muốn (rāga) vốn nhuộm mầu (rajjati)
tâm thức.
[6]
(đ. 18). Mười lăm đặc tính này được giải thích đầy đủ trong Con
Đường Thanh Lọc (Visuddhimagga), chương XXI
«đoạn
38»:
‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là sự xuất hiện ở đây (trong kiếp
sống này) có hành vi tạo quả (kamma) làm điều kiện. Tiếp tục tái
diễn hiện hữu là (tiếp tục) xảy ra cái đã sanh khởi theo cách ấy.
Điều kiện để còn sanh tử là dấu hiệu của tất cả các hành vi tạo
quả. Tích lũy là kamma tức là dấu hiệu của kết sanh trong tương
lai. Kết sanh là sự tái xuất hiện ở tương lai. Cảnh giới
[tái sanh] tới là cảnh giới trong đó kết sanh xảy ra. Sự sanh
sản là sanh sản các tập hợp. Tái sanh khởi là kamma trổ quả
diễn ra. Sanh là sanh ra có trở thành làm điều kiện, tự
nó là điều kiện cho già, bệnh... vân vân.
[7]
(đ. 23). 31 danh từ trong đoạn này đề cập đến những khía cạnh khác
nhau của tám thánh đạo và 8 chi ngành của nó. Chữ ‘giữ gìn lời nói
’ đứng trước sự ‘sanh khởi’ của chúng và chúng được ‘sắp xếp’ với
nhau, ‘được chu toàn’... ‘Đối tượng để dựa vào’: chữ ārammaṇa
trong kinh có nghĩa là ‘cái gì để dựa vào’ và liên kết với ālambati
(dựa vào). Sau này, nó được coi là thuật ngữ dùng cho vật thể hữu
hình, nếu thiếu nó, thức sẽ không xảy ra. ‘Lãnh vực’ là phạm vi
của đối tượng hữu hình tức là ‘lãnh vực’ nhận biết từ mắt.
Trồi lên: thuật ngữ chỉ cho sự biểu hiện của tám thánh đạo tức là
thấy nibbana (đọc đ. 333, đặc biệt từ đđ. 341ff. kể sau này). ‘Quay
đi’ là sự quay đi của tâm, bỏ lại những điều kiện để còn tái diễn
sanh tử (hay dấu hiệu của mọi hành vi tạo quả) bên ngoài và khỏi những
nhiễm lậu bên trong như tham... tức là thấy nibbana. ‘Tác
dụng duy nhất’: thuật ngữ chỉ cho ‘tác dụng duy nhất của
giải thoát’ được hoàn thành nhờ định (định tương đương
với tĩnh lặng) và tuệ quán thực tánh được cân bằng và
phát triển đồng đều (đó là ‘sóng đôi’ ). Về attha, đọc
đđ. 418, 430.
[8]
Chữ ajjhupekkhanā (nhìn khách quan) được kết hợp với upekkhā
(thản nhiên): thản nhiên nhìn không can thiệp. Đây là cái nhìn ‘củng
cố vững vàng trong đoạn diệt’ để chỉ cho sự thành tựu quả vị.
[9]
Nghĩa của đạo tám ngành được giải thích ở Vism. chương XVI.
[10]
‘Nguyên nhân’ như ở đ. 33. ‘Cố gắng chân chánh’ (sammappadhāna)
giống như ‘chánh tinh tấn’ (sammā-vāyāma) trong tám
thánh đạo. Tathāta (như thực hay chân như) được giải thích ở
đđ. 520ff., hay là ‘cái gì không lừa phỉnh’.
[11]
‘Nỗ lực (payoga, nđ công việc) là 4 giai đoạn thực chứng ‘4 đạo
lộ’ làm lắng dịu các nhiễm lậu (so với đđ. 349 và XXX 6).
[12]
Đây là 5 yếu tố của sơ thiền. ‘Thấm ướt’ (abhisandana) được
giải nghĩa bằng chữ temana (làm cho ẩm ướt), do vậy, tự điển
PTS không đúng trong trường hợp này.
[13]
(đ. 30). ‘Tâm kế vị nhau’ là sự liên tục không gián đoạn. ‘Cảnh giới
của tâm’ là cảnh giới của sanh linh ba cõi dục giới, sắc giới và vô
sắc giới. Abhinīhāra: với nghĩa ‘hướng đến’ (không có trong tự
điển của PTS), đọc Vism Chương XI đđ. 93,
«chú
thích 37 trang 797 sđd»,
117; XIII đ. 16, đ. 95. Chú giải cắt nghĩa là hình thái của tâm tự vận
chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Tâm Đạo cung cấp ‘lối
thoát’ ra khỏi luân hồi. Tâm có sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục trong
xuất ly và cứ thế với các chướng ngại khác (đọc đ. 36).
[14]
(đ. 31) ‘Nhất điểm’, theo chú giải, là hợp nhất của đối tượng duy
nhất. Đọc thêm Luận III đđ. 4 và 15-8. Về bốn từ ngữ pakkhandhati
(đi vào), pasīdati (tin tưởng), santiṭṭhati (thản nhiên,
điềm đạm) và vimuccati (được giải thoát) đọc M iii 105, 112. Về
5 từ ngữ bắt đầu bằng yānakata (thuần thục) đọc A iv 309. Về
chữ adhiṭṭhāna là ‘quyết tâm’ đọc đ. 269 và PsA 161 Se.
<Chú giải tán thành cả 5 từ ngữ jotana, ... và tuần tự kết hợp
2-5 hay 1-4 với bốn đạo lộ, thêm lời giải khả dĩ chấp nhận được cho
chữ còn lại, trang 100 PTS edn.> <cf. Luận XIII>.
[15]
(đ. 32) Đoạn này tả các khía cạnh của con đường giải thoát.
[16]
(đ. 33) Đoạn này bàn tới bốn Nền Tảng của Thần Thông (Con Đường Đưa
Đến Năng Lực): «ý
muốn làm, tinh tấn, nhất tâm, tìm hiểu. Đọc Vbh trang 216. M i 103)».
[17]
Trong sách của PTS thiếu đoạn dukkhassa saṅkhataṭṭho abhiññeyyo.
[18]
Bảy chướng ngại là ước muốn tình dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, dao
động, hoài nghi, vô minh và tẻ nhạt (đọc đ. 135).
[19]
Trong đoạn 26, chú giải nói ‘ý nghĩa được các trạng thái diễn tả,
nhưng ở đây, các trạng thái được miêu tả bằng ý nghĩa’.
[20]
Ý nghĩa đưa ra trong đoạn này để chỉ đạo lộ giải thoát, chú giải cắt
nghĩa như sau (PTS edn. trang 106-8): ‘Ý muốn làm kể như
là mong muốn làm điều thiện là nguồn gốc cho phương cách hành
trì và từ đó tạo kết quả. Chính sự suy xét sáng suốt phát sanh
ra các trạng thái thiện. Cảm giác là lý do chính yếu để khao khát; khi
khao khát bị từ bỏ, sự từ bỏ này được thành tựu đặc biệt nhờ có hiểu
rõ cảm giác đi kèm. Lại nữa, xúc là nguyên nhân chính để có cảm giác
và khi xúc được hiểu trọn vẹn thì cảm giác được hiểu trọn vẹn. Đó là
lý do tại sao trong bẩy ý niệm cần được chứng biết trực tiếp còn lại,
xúc được đề cập trước hết. Giờ đây, xúc được định nghĩa bằng hành
vi của nó là ‘sự gặp gỡ của cả ba’ (đó là mắt, vật hữu hình, nhận biết
từ mắt, đọc M i 111), và vì nó là biểu hiện cho sự gặp gỡ của cả ba,
xúc có nghĩa là hợp lại. Lại nữa, khi tâm và tâm phụ tùy rơi
vào ảnh hưởng của nó, cảm giác gặp gỡ chúng và đi vào diễn
trình tâm thức. Đó là lý do tại sao cảm giác có nghĩa là nơi gặp gỡ.
Rồi, như chóp mái nhà giữ chặt tất cả các khớp đà gỗ lại với nhau,
định là trạng thái đi đầu, cao nhất trong các trạng thái thiện
trong việc tập trung các tâm và tâm phụ tùy, đó là lý do tại sao định
có nghĩa đi đầu. Quán niệm có ý nghĩa của ưu thắng
khi hành giả phát triển tĩnh lặng và quán thực tánh, nó giữ ưu thắng
trong việc an trú vào đối tượng, và khi quán niệm được thiết lập thì
tất cả các trạng thái thiện thi hành chức năng khác biệt về đối tượng
này. Tuệ thuộc về Thánh Đạo có nghĩa là cao hơn cả, đi
đầu và vượt hẳn tất cả các trạng thái thiện. Sự giải thoát của
đạo quả là vững chắc vì nó không chịu mất mát nào và do đó nó có nghĩa
là cốt lõi (lõi cây). Bất tử được nói ra vì ở đó không
có chết chóc, và vì nó không chịu nhiễm độc do đối nghịch với nhiễm
lậu. Nó là điều kiện căn bản vì nó cung cấp nền tảng cho sanh
linh bằng chứng ngộ. Nó được gọi là nibbāna vì có được an lạc
từ khổ đau của vòng luân hồi. Nó cũng được gọi là nibbāna vì ở
đó không có khao khát được gọi là vāna
«ham
muốn».
Vì là cứu cánh của Tăng Đoàn, nó có nghĩa là chấm dứt ’.
-ooOoo-