[Phần
ii]
45. Thế nào
là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn
vẹn’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?
[Mười đề nghị] (kinh Dasuttara, D iii
272ff.)
46.
Một ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn*: Xúc chịu ảnh
hưởng của phiền não và tạo ra bám níu (D iii 272).
Hai ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Tâm thức và
vật thể (D iii 273).
Ba ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Ba loại cảm
nghiệm (D iii 275).
Bốn ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Bốn vật thực
(D iii 276).
Năm ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Năm tập hợp
[làm đối tượng cho] bám níu (D iii 233, 278).
Sáu ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Sáu giác quan
bên trong [bắt đầu bằng mắt] (D iii 243, 280).
Bảy ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Bẩy cõi, nơi
tái sanh thức xảy ra (D iii 282).
Tám ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Tám chuyện
thế gian (D iii 286).
Chín ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Chín cõi của
sanh linh (D iii 288).
Mười ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Mười căn cứ
[đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đối tượng hữu hình, âm thanh, mùi,
hương, vật xúc chạm được] (D iii 290).
*
’hiểu biết trọn vẹn’ [parijānaṁ] theo 3 loại: (1) nhờ hiểu biết
trọn vẹn điều đã được biết tới [ñātapariññā], người học Phật hiểu
rõ 5 tập hợp theo đặc tính của chúng...; (2) nhờ hiểu biết trọn vẹn do
xem xét tỉ mỉ kỹ lưỡng [tīraṇapariññā] các tập hợp ấy dưới hình
thức vô thường, khổ đau... qua 42 hình thái. (3) nhờ hiểu biết trọn vẹn
như từ bỏ [pahānapariññā] ham muốn năm tập hợp bằng đạo lộ siêu
thế. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha I,
[Wisdom Publications, Boston, 2000] chú thích 36 trang 354.
Trong kinh, khác biệt giữa ‘chứng biết trực tiếp’ [abhijānaṁ]
(đọc chú thích ở đ. 29) và ’hiểu biết trọn vẹn’ được chú giải nêu ra rõ
rệt hơn, sắc nét hơn. Trong kinh, abhijānāti (và các chữ cùng gốc
với nó) chỉ rõ trí trực chứng về các hiện tượng phù hợp với khuôn mẫu do
bốn Chân Lý Cao Cả tạo dựng. Các sekha (bậc hữu học) và Arahant đều có
loại trí này. Ngược lại, parijānāti (và các chữ cùng gốc với nó)
thường được dùng để nói tới Arahant, và có nghĩa trí cuối cùng do
abhijānāti phát khởi ra. Chẳng hạn, kinh Mūlapariyāya (M i
4, đ. 7-34) nhấn mạnh rằng sekha ‘đã trực tiếp chứng biết’ từng nền tảng
một trong 24 nền tảng của ngã mạn (maññanā, maññitā), nhưng cần
phải tu tập thêm để hiểu biết chúng trọn vẹn (pariññeyyaṁ tassa).
Câu ‘vị ấy đã hiểu biết trọn vẹn’ (pariññātaṁ tassa) chỉ được
dùng khi nói về bậc Arahant. Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 42 trang
1052-53.
[Tất cả]
47. ‘Này các
tỳ kheo, tất cả cần được hiểu biết trọn vẹn. Và gì là tất cả cần được
hiểu biết trọn vẹn? Mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, các đối tượng hữu
hình cần được hiểu biết trọn vẹn, nhận biết từ mắt cần được hiểu biết
trọn vẹn, xúc chạm ở mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, với xúc chạm ở mắt
làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu
[23] hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được hiểu biết trọn
vẹn... Tai cần được hiểu biết trọn vẹn, âm thanh... Mũi cần được hiểu
biết trọn vẹn, mùi... Lưỡi cần được hiểu biết trọn vẹn, vị... Thân cần
được hiểu biết trọn vẹn, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được hiểu biết
trọn vẹn, đối tượng tâm ý cần được hiểu biết trọn vẹn, nhận biết từ ý
cần được hiểu biết trọn vẹn, xúc chạm ở ý cần được hiểu biết trọn vẹn,
với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ
chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được hiểu
biết trọn vẹn... (Cf. S iv 16ff. và đ. 4).
[201 ý niệm]
48. Vật thể
cần được hiểu biết trọn vẹn.[1]
Cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đoạn 5 cho đến]... Già và chết cần được
hiểu biết trọn vẹn.
49-85. Khổ cần
được hiểu biết trọn vẹn. Nguồn gốc của khổ... [và cứ thế như ở các đoạn
6-43 cho đến]... Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử, qua nghĩa kết
thúc, cần được hiểu biết trọn vẹn.
86. Khi hành
giả tạo nỗ lực chứng được bất cứ trạng thái nào, các trạng thái ấy được
hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.
Khi hành giả
tạo nỗ lực chứng được sự từ bỏ, sự từ bỏ ấy được hiểu biết trọn vẹn và
phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.
Khi không sân
hận... Khi nghĩ về ánh sáng... Khi không phân tâm... Khi tìm hiểu rõ
hiện tượng... Khi trí... Khi hỉ... [24] Khi cõi sơ thiền... Khi cõi nhị
thiền... Khi cõi tam thiền... Khi cõi tứ thiền...
Khi cõi không
gian vô biên... Khi cõi thức vô biên... Khi cõi không có gì... Khi cõi
không có nhận thức không phải không có nhận thức... Khi quán vô
thường... Khi quán khổ... Khi quán không phải là ngã... Khi quán nhàm
chán... Khi quán hết ham muốn... Khi quán diệt tận... Khi quán buông
bỏ... Khi quán hủy hoại... Khi quán diệt mất... Khi [25] quán biến
đổi... Khi quán không dấu hiệu... Khi quán không ước nguyện... Khi quán
tánh không... Khi quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng
thượng... Khi thấy biết như thật... Khi quán nguy hiểm... Khi quán tư
duy... Khi quán quay đi...
Khi đạo lộ
nhập giòng... [26] Khi đạo lộ trở lại một lần... Khi đạo lộ không trở
lại... Khi đạo lộ arahant mà hành giả tạo nỗ lực chứng đạt được, đạo lộ
arahant ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.
87. Khi hành
giả tạo nỗ lực chứng đạt được bất cứ trạng thái nào, các trạng thái ấy
được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng. Trí theo
nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó.
Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được
hiểu biết trọn vẹn. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng
nghe (học hỏi)’
[Phần iii]
88. Thế nào là
tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được từ bỏ’ là trí biết về
điều đã lắng nghe (học hỏi)?
[Mười đề nghị] (kinh Dasuttara, D iii
273ff.)
89. Một ý niệm
cần được từ bỏ: Ngã mạn ‘Tôi là’ (D iii 273).
Hai ý niệm cần được từ bỏ: Vô minh và khao khát trở
thành «hay:
khao khát hiện hữu
»
(D iii 274).
Ba ý niệm cần được từ bỏ: Ba loại khao khát (ái dục,
trở thành, không trở thành
«hay:
khao khát diệt tận»)
(D iii 275).
Bốn ý niệm cần được từ bỏ: Bốn dòng nước lũ (D iii
276).
Năm ý niệm cần được từ bỏ: Năm chướng ngại (D iii
278).
Sáu ý niệm cần được từ bỏ: Sáu loại khao khát (D iii
280).
Bảy ý niệm cần được từ bỏ: Bẩy khuynh hướng ngủ ngầm
(D iii 282).
Tám ý niệm cần được từ bỏ: Tám sai lạc (đối nghịch
với tám chánh đạo) (D iii 286).
Chín ý niệm cần được từ bỏ: Chín ý niệm bắt nguồn từ
khao khát (D iii 288, dẫn nguồn từ kinh Mahānidāna được PsA in
lại trang 118-9, ấn bản của PTS).
Mười ý niệm cần được từ bỏ: Mười sai lạc (tám sai lạc
ở trên cộng với cái biết sai lạc và giải thoát sai lạc) (D iii 290).
90. Hai loại
từ bỏ: Từ bỏ bằng cách cắt đứt và từ bỏ bằng cách làm lắng dịu. Từ bỏ
bằng cách cắt đứt xảy ra trong vị hành giả tu tập đạo lộ siêu thế dẫn
đến hủy diệt (nhiễm lậu), và từ bỏ bằng cách làm lắng dịu xảy ra vào
khoảnh khắc
«đắc»
quả.
Ba loại từ bỏ:
thoát ly ái dục, dưới hình thức này, đó là xuất ly; thoát ly bất cứ loại
vật thể nào, dưới hình thức này, đó là phi vật thể; thoát ly bất cứ cái
gì hiện hữu, bất cứ cái gì được tạo thành, bất cứ cái gì sanh khởi do
tùy thuộc, dưới hình thức này, đó là đoạn diệt. Ái dục bị từ bỏ và dứt
bỏ trong người đã đạt được xuất ly. Bất cứ loại vật thể bị từ bỏ và dứt
bỏ trong người đã chứng được
«trạng
thái»
phi vật thể. Các hành vi tạo quả bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã đạt
được đoạn diệt.
Bốn loại từ
bỏ: khi sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn thấu triệt được sự
thực về khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi [27] sự hiểu rõ dưới hình
thức từ bỏ thấu triệt được sự thực về nguồn gốc của khổ đau, thì sự hiểu
rõ ấy từ bỏ; khi sự hiểu rõ dưới hình thức thực chứng thấu triệt được sự
thực về chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi sự hiểu rõ dưới
hình thức tu tập thấu triệt được sự thực về con đường dẫn đến chấm dứt
khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ.
Năm loại từ
bỏ: từ bỏ bằng cách đè nén, từ bỏ bằng cách thay thế đức tính đối lập,
từ bỏ bằng cách cắt đứt, từ bỏ bằng cách làm cho lắng dịu, từ bỏ bằng
cách thoát ly. Có sự từ bỏ các chướng ngại bằng cách đè nén trong người
tu tập sơ thiền; từ bỏ quan điểm (sai lạc) bằng cách thay thế quan điểm
đối lập trong người tu tập định đưa đến thể nhập*; từ bỏ (nhiễm lậu)
bằng cách cắt đứt trong người tu tập đạo lộ siêu thế đưa đến hủy diệt
(nhiễm lậu); từ bỏ (nỗ lực tu tập) bằng cách làm lắng dịu ở khoảnh khắc
«đắc»
quả; từ bỏ bằng cách thoát ly là sự đoạn diệt, nibbana.
*
đưa đến thể nhập: nibbedhabhāgiyaṁ.
[Tất cả]
91. ‘Này các
tỳ kheo, tất cả cần được từ bỏ. Và gì là tất cả cần được từ bỏ? Mắt cần
được từ bỏ, các đối tượng hữu hình cần được từ bỏ, nhận biết từ mắt cần
được từ bỏ, xúc chạm ở mắt cần được từ bỏ, với xúc chạm ở mắt làm điều
kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không
dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được từ bỏ... Tai cần được từ bỏ,
âm thanh... Mũi cần được từ bỏ, mùi... Lưỡi cần được từ bỏ, vị... Thân
cần được từ bỏ, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được từ bỏ, đối tượng
tâm ý cần được từ bỏ, nhận biết từ ý cần được từ bỏ, xúc chạm ở ý cần
được từ bỏ, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi
lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng
cần được từ bỏ... (so với S iv 16).
[201 ý niệm]
92. Khi tỳ
kheo thấy vật thể, vị ấy từ bỏ. Khi tỳ kheo thấy cảm nghiệm... [và cứ
thế như ở đoạn 5 cho đến]... Khi tỳ kheo thấy già và chết, vị ấy từ bỏ.
93-129. Khi tỳ
kheo thấy khổ vị ấy từ bỏ. Khi tỳ kheo thấy nguồn gốc của khổ... [và cứ
thế như ở các đoạn 6-43 cho đến]... Khi thấy nibbana nhập vào bất
tử theo nghĩa kết thúc, vị ấy từ bỏ.
130. Bất cứ ý
niệm nào được từ bỏ thì bị dứt bỏ. Trí theo nghĩa điều được biết tới và
tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai
lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được từ bỏ. Tuệ là hành vi hiểu
biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.
HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ BA
[Phần iv]
131. [28] Thế
nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được tu tập’ là trí
biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?
[Mười đề nghị]
132. Một ý
niệm cần được phát triển: quán về thân có khả ý đi kèm[2]
(D iii 272).
Hai ý niệm cần được phát triển: tĩnh lặng và quán
thực tánh (D iii 273).
Ba ý niệm cần được phát triển: Ba loại định (D iii
274).
Bốn ý niệm cần được phát triển: Bốn nền tảng của quán
niệm (D iii 276).
Năm ý niệm cần được phát triển: Năm yếu tố của chánh
định
(D iii 277).
Sáu ý niệm cần được phát triển: Sáu lãnh vực quán
niệm (D iii 280).
Bẩy ý niệm cần được phát triển: Bẩy yếu tố tạo thành
giác ngộ (D iii 282).
Tám ý niệm cần được phát triển: Tám chánh đạo (D iii
286).
Chín ý niệm cần được phát triển: Chín yếu tố trong nỗ
lực thanh lọc (D iii 288).
Mười ý niệm cần được phát triển: Mười đề mục tham
thiền (D iii 290).
133. Hai loại
phát triển: phát triển thế tục và phát triển siêu thế.
Ba loại phát
triển: phát triển trạng thái thiện cõi sắc giới, phát triển trạng thái
thiện cõi vô sắc giới, phát triển trạng thái thiện không được kể đến.*
Về phát triển trạng thái thiện cõi sắc giới, có 3 loại: thấp, trung và
cao. Về phát triển trạng thái thiện cõi vô sắc giới có loại thấp, trung
và cao. Còn về phát triển trạng thái thiện không được kể đến (thì chỉ)
có loại cao.
*
không được kể đến
(đứng riêng ngoài): đó là Đạo lộ . Đọc Vism. III đ. 23.
Bốn loại phát
triển: khi sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn thấu triệt được
sự thực về khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới
hình thức từ bỏ thấu triệt được sự thực về nguồn gốc của khổ đau, thì sự
hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức thực chứng thấu
triệt được sự thực về chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển;
khi sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập thấu triệt được sự thực về con
đường dẫn đến chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển.
134. Bốn loại
phát triển nữa: phát triển bằng cách tìm tòi, phát triển bằng cách thu
đạt được, phát triển bằng tác dụng duy nhất, phát triển bằng cách lập
lại.[3]
Phát triển
bằng cách tìm tòi là gì? Khi bất cứ ai đi
vào định, các trạng thái được tạo ra trong vị ấy có một tác dụng duy
nhất (đó là giải thoát): đây là phát triển bằng cách tìm tòi (nhập
định).
Phát triển
bằng cách thu đạt được là gì? Khi bất cứ
ai đã đi vào định, các trạng thái được tạo ra trong vị ấy không vượt quá
nhau: đây là phát triển bằng cách thu đạt được (nhập định).
Phát triển
bằng tác dụng duy nhất là gì? Khi
tỳ kheo phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết và
bốn năng lực gây ảnh hưởng (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua
năng lực gây ảnh hưởng của tín, đấy là sự tu tập theo nghĩa tác dụng duy
nhất trong các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy phát triển năng lực gây
ảnh hưởng [29] của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua năng lực gây ảnh
hưởng của tinh tấn... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của
quán niệm theo nghĩa thiết lập... qua năng lực gây ảnh hưởng của quán
niệm... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa
không phân tâm... qua năng lực gây ảnh hưởng của định... Khi vị ấy phát
triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ và bốn năng lực
gây ảnh hưởng (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây
ảnh hưởng của tuệ, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất
trong các năng lực gây ảnh hưởng.
Khi tỳ kheo
phát triển tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin và bốn lực
(kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua tín lực, đấy là sự phát triển
theo nghĩa tác dụng duy nhất của các lực. Khi vị ấy phát triển tấn lực
theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng... qua tấn lực... Khi vị ấy
phát triển niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng... qua niệm
lực... Khi vị ấy phát triển định lực theo nghĩa không lay chuyển vì phân
tâm... qua định lực... Khi vị ấy phát triển tuệ lực theo nghĩa không lay
chuyển vì vô minh và bốn lực (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua
năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng
duy nhất của các lực.
Khi tỳ kheo
phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm theo nghĩa thiết lập và
sáu yếu tố tạo thành giác ngộ (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua
yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác
dụng duy nhất của các yếu tố tạo thành giác ngộ. Khi vị ấy phát triển
yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật theo nghĩa tìm hiểu... qua
yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Khi vị ấy phát triển yếu
tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua yếu tố tạo
thành giác ngộ của tinh tấn... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành
giác ngộ của hỉ theo nghĩa chan hòa... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của
hỉ... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo
nghĩa an lạc... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Khi vị ấy
phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không phân
tâm... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của định... [30] Khi vị ấy phát
triển yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy và sáu
yếu tố tạo thành giác ngộ (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua yếu
tố tạo thành giác ngộ của bình thản, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác
dụng duy nhất của các yếu tố tạo thành giác ngộ.
Khi vị ấy phát
triển chánh kiến theo nghĩa thấy rõ và bẩy chi ngành (kia) của chánh đạo
có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua chánh kiến, đấy là sự phát triển
theo nghĩa tác dụng duy nhất của các chi ngành chánh đạo. Khi vị ấy phát
triển chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào... qua chánh kiến... Khi
vị ấy phát triển chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói... qua chánh
ngữ... Khi vị ấy phát triển chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi... qua
chánh hành... Khi vị ấy phát triển chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch...
qua chánh mạng... Khi vị ấy phát triển chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ
lực... qua chánh tinh tấn... Khi vị ấy phát triển chánh niệm theo nghĩa
an trú... qua chánh niệm... Khi vị ấy phát triển chánh định theo nghĩa
không phân tâm và bẩy chi ngành (kia) của chánh đạo có tác dụng duy nhất
trong vị ấy qua chánh định, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy
nhất của các chi ngành chánh đạo.
Đây là sự phát
triển theo nghĩa tác dụng duy nhất.
Phát triển
bằng cách lập lại là gì? Ở đây vị tỳ kheo
lập lại vào buổi sáng, lập lại vào buổi trưa, lập lại vào buổi chiều
tối, lập lại trước khi ăn, lập lại sau khi ăn,[4]
lập lại vào canh đầu, canh giữa, canh cuối, lập lại vào ban đêm, lập lại
vào ban ngày, lập lại vào ban đêm và ban ngày, lập lại lúc trăng mờ một
nửa, lập lại vào lúc trăng thanh một nửa, lập lại vào mùa mưa, lập lại
vào mùa lạnh, lập lại vào mùa nóng, lập lại vào thời thanh xuân, lập lại
vào thời trung niên, lập lại vào thời cao niên cuối đời. Đây là phát
triển bằng cách lập lại.
Đây là bốn
loại phát triển.
135. Bốn loại
phát triển khác: [31] Phát triển theo nghĩa các trạng thái khởi lên
không vượt quá nhau trong hành giả, phát triển theo nghĩa tác dụng duy
nhất của năng lực gây ảnh hưởng, phát triển theo nghĩa tinh tấn thích
đáng có hiệu quả, phát triển theo nghĩa lập lại.
Thế nào là
phát triển theo nghĩa trạng thái khởi lên không vượt quá nhau trong hành
giả ?
Khi vị ấy từ
bỏ ham muốn ái dục và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt
quá nhau nhờ xuất ly, thì phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt
quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ sân hận... nhờ không
sân hận... Khi vị ấy từ bỏ dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... Khi
vị ấy từ bỏ dao động... nhờ không phân tâm... Khi vị ấy từ bỏ nghi hoặc
nhờ tìm hiểu rõ hiện tượng... Khi vị ấy từ bỏ vô minh... nhờ trí... Khi
vị ấy từ bỏ tẻ nhạt và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không
vượt quá nhau nhờ hoan hỉ, thì phát triển theo nghĩa các trạng thái
không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.
Khi vị ấy từ
bỏ chướng ngại và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá
nhau nhờ sơ thiền, thì phát triển theo nghĩa không vượt quá trạng thái
được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ hướng tâm về đối tượng và suy
xét đối tượng... nhờ nhị thiền... Khi vị ấy từ bỏ hỉ... bằng tam
thiền... Khi vị ấy từ bỏ lạc và các trạng thái khởi lên trong vị ấy
không vượt quá nhau nhờ tứ thiền, thì phát triển theo nghĩa trạng thái
không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.
Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về vật thể, các ý tưởng về chống đối và các ý tưởng về sai
biệt [32] và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau
nhờ nhập định cõi không gian vô biên thì sự phát triển theo nghĩa trạng
thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ ý
tưởng về nhập định cõi không gian vô biên... nhờ nhập định cõi thức vô
biên... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về nhập định cõi thức vô biên nhờ nhập
định cõi không có gì... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về cõi không có gì và
các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ nhập định
cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức thì sự phát
triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong
vị ấy.
Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về trường tồn và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không
vượt quá nhau nhờ quán vô thường, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng
thái không vượt quá được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về
vui sướng... nhờ quán khổ... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về ngã... nhờ quán
không phải là ngã... Khi vị ấy từ bỏ ưa thích... nhờ quán nhàm chán ...
Khi vị ấy từ bỏ tham... nhờ quán (lòng tham) phai nhạt... Khi vị ấy từ
bỏ sanh khởi... nhờ quán diệt tận... Khi vị ấy từ bỏ nắm giữ... nhờ quán
buông bỏ... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về hợp thể chung nhờ quán hủy
diệt... Khi vị ấy từ bỏ tích lũy nhờ cách quán diệt mất... Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về trường tồn nhờ quán biến đổi... Khi vị ấy từ bỏ dấu
hiệu... nhờ quán không dấu hiệu... [33] Khi vị ấy từ bỏ mong ước nhờ
quán không còn ước nguyện... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc nhờ quán
tính không... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì nắm giữ tại lõi nhờ
quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... Khi vị ấy
từ bỏ diễn giải sai lạc vì si mê nhờ thấy biết như thật... Khi vị ấy từ
bỏ diễn giải sai lạc vì dựa vào (hành vi tạo quả) nhờ quán nguy hiểm...
Khi vị ấy từ bỏ không tư duy nhờ quán tư duy... Khi vị ấy từ bỏ diễn
giải sai lạc vì trói buộc và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy
không vượt quá nhau nhờ quán quay đi, thì sự phát triển theo nghĩa các
trạng thái không vượt quá nhau sanh khởi trong vị ấy.
Khi vị ấy từ
bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc[5]
và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ đạo lộ
nhập giòng, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá
nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu thô... nhờ đạo
lộ trở lại một lần... Khi vị ấy từ bỏ tàn dư nhiễm lậu... nhờ đạo lộ
không trở lại... Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu và các trạng thái khởi
lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ đạo lộ arahant, thì sự phát
triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong
vị ấy.
Sự phát triển
theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy
là như thế.
Thế nào là
phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng
?
Khi vị ấy từ
bỏ ham muốn ái dục và năm năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng duy nhất
trong vị ấy bằng xuất ly, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất
của các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy từ bỏ sân hận... [và cứ thế
với các chướng ngại còn lại]. [34]
Khi vị ấy từ
bỏ các chướng ngại và năm năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng duy nhất
trong vị ấy bằng sơ thiền, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy
nhất của các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy từ bỏ hướng tâm về đối
tượng và suy xét đối tượng... [và cứ thế với các cõi thiền còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ nhận thức về vật thể, nhận thức về đối kháng (hay: đối ngại) nhận
thức về khác biệt... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới
còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ nhận thức về trường tồn... [và cứ thế với các Tuệ Quán Thực
Tánh chính còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các
đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và các
trạng thái khởi lên trong vị ấy có tác dụng duy nhất bằng đạo lộ
arahant, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực
gây ảnh hưởng.
Đó là phát
triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng.
Thế nào là
phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả ? Khi vị ấy từ
bỏ ham muốn ái dục nhờ xuất ly, thì phát triển theo nghĩa tinh cần thích
hợp có hiệu quả. Khi... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ các chướng ngại và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy
nhờ cõi sơ thiền... [và cứ thế với các cõi thiền còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về vật thể... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới
còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về trường tồn... [và cứ thế với các Tuệ Quán Thực Tánh
chính còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các
đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và tinh
tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy có tác dụng duy nhất nhờ đạo lộ
arahant, thì sự phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả.
Đó là phát
triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả.
Thế nào là
phát triển theo nghĩa lập lại ? Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và
lập lại xuất ly, thì phát triển theo nghĩa lập lại. Khi... [và cứ
thế với các chướng ngại còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ các chướng ngại và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy
bằng cõi sơ thiền... [và cứ thế với các cõi thiền còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về vật thể... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới
còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ ý tưởng về trường tồn... [và cứ thế với các Tuệ Quán Thực Tánh
chính còn lại].
Khi vị ấy từ
bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các
đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và lập
lại đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa lập lại.
Đó là phát
triển theo nghĩa lập lại.
Đây là bốn
loại phát triển.
[201 ý niệm]
136. Khi thấy
rõ vật thể, vị ấy phát triển. Khi thấy rõ cảm nghiệm, vị ấy... [và cứ
thế như ở đ. 5 cho đến]... Khi thấy rõ già chết, vị ấy phát triển.
137-173. Khi
thấy rõ khổ đau... [và cứ thế như ở đđ. 6-43 cho đến]... Thấy rõ nibbana
nhập vào bất tử qua ý nghĩa kết thúc, vị ấy phát triển.
174- Bất cứ
trạng thái nào được phát triển đều có tác dụng (hương vị) duy nhất. Trí
theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết
đó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Những ý niệm này cần được
phát triển’. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe
(học hỏi)’.
HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ TƯ
[Phần v]
175. Thế
nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được thực chứng’ là
trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?
[Mười đề nghị]
176. Một ý
niệm cần được thực chứng: Tâm giải thoát bất động (D iii 273).
Hai ý niệm cần được thực chứng: Minh trí và giải
thoát (D iii 274).
Ba ý niệm cần được thực chứng: Ba loại minh (D iii
275).
Bốn ý niệm cần được thực chứng: Bốn quả vị sa môn (D
iii 277).
Năm ý niệm cần được thực chứng: Năm nhóm chánh pháp
(đó là: giới, định, tuệ, giải thoát và tri
kiến giải thoát (D iii 279).
Sáu ý niệm cần được thực chứng: [35] Sáu loại trí
trực chứng (D iii 281).
Bẩy ý niệm cần được thực chứng: Bẩy lực của người
phiền não đã bị tuyệt diệt (D iii 283).
Tám ý niệm cần được thực chứng: Tám giải thoát (D iii
288; cf. Mahānidāna, D ii 70-1).
Chín ý niệm cần được thực chứng: Chín đoạn diệt liên
tiếp (D iii 290).
Mười ý niệm cần được thực chứng: Mười ý niệm cho
người không còn phải học (D iii 292).
[Tất cả]
177. ‘Này các
tỳ kheo, tất cả cần được thực chứng. Và gì là tất cả cần được thực
chứng? Mắt cần được thực chứng, các đối tượng hữu hình cần được thực
chứng, nhận biết từ mắt cần được thực chứng, xúc chạm ở mắt cần được
thực chứng, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi
lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng
cần được thực chứng... Tai cần được thực chứng, âm thanh... Mũi cần được
thực chứng, mùi... Lưỡi cần được thực chứng, vị cần được thực chứng...
Thân cần được thực chứng, đối tượng xúc chạm cần được thực chứng... Ý
cần được thực chứng, đối tượng tâm ý cần được thực chứng, nhận biết từ ý
cần được thực chứng, xúc chạm ở ý cần được thực chứng, với xúc chạm ở ý
làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu
hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được thực chứng.
[201 ý niệm]
178. Khi tỳ
kheo thấy vật thể, vị ấy thực chứng. Khi tỳ kheo thấy cảm nghiệm... [và
cứ thế như ở đ. 5 cho đến]... Khi tỳ kheo thấy già và chết, vị ấy thực
chứng.
179-215. Khi
tỳ kheo thấy khổ vị ấy thực chứng... [và cứ thế như ở đđ. 6-43 cho
đến]... Khi thấy rõ Nibbāna nhập vào bất tử theo nghĩa kết thúc,
vị ấy thực chứng.
216. Bất cứ
trạng thái nào được thực chứng đều được thể nghiệm. Trí theo nghĩa điều
được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên
nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Những ý niệm này cần được thực chứng. Tuệ
là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.
[Phần vi - ix]
217. Thế
nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các trạng thái này đưa
đến suy giảm, các trạng thái này đưa đến ổn định, các trạng thái
này đưa đến ưu việt, các trạng thái này đưa đến thể
nhập là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi) ? (cf. D iii 277)
218. Khi nhận
thức và chú tâm suy xét có ái dục đi kèm xảy ra với người chứng sơ
thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với
cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận
thức và chú tâm suy xét không có hướng tâm vào đối tượng đi kèm xảy ra
với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm
suy xét có nhàm chán đi kèm [36] và liên kết với hết ham muốn xảy ra với
người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.*
*
nibbedhabhāgiyo dhammo: trạng thái đưa đến thể nhập.
Khi nhận thức
và chú tâm suy xét có hướng tâm vào đối tượng đi kèm xảy ra với người
chứng nhị thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương
thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn
định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của bình
thản và [thân] an lạc * đi kèm xảy ra với người ấy, đó
là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm
chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là
trạng thái đưa đến thể nhập.
*
upekkhāsukha:
hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc (xả lạc). Những
chữ trong dấu [] do Ñāṇamoli thêm vào.
Khi nhận thức
và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của hỉ và [thân]
an lạc * đi kèm xảy ra với người chứng tam thiền, đó là trạng thái
đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi tam [thiền] đó trở
nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm
suy xét có không khổ không lạc đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng
thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi
kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái
đưa đến thể nhập.
*
pītisukha: hạnh
phúc toàn hảo của hỉ và [thân] an lạc (hỉ lạc).
Khi nhận thức
và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc
đi kèm xảy ra với người chứng tứ thiền, đó là trạng thái đưa đến suy
giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là
trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi
không gian vô biên đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến
ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên
kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể
nhập.
Khi nhận thức
và chú tâm suy xét có sắc thể đi kèm xảy ra với người chứng cõi không
gian vô biên, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương
thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn
định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm
xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và
chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra
với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.
Khi nhận thức
và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người
chứng cõi thức vô biên, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm
tương thuận với [sự chứng đắc] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa
đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không có gì đi kèm
xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và
chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra
với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.
Khi nhận thức
và chú tâm suy xét có cõi thức vô biên đi kèm xảy ra với người chứng cõi
không có gì, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương
thuận với [sự chứng đắc] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn
định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không có nhận thức cũng
không phải không có nhận thức đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng
thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi
kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái
đưa đến thể nhập.
219. [37] Trí
theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết
đó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Các trạng thái này đưa đến
suy giảm, các trạng thái này đưa đến ổn định, các trạng thái này đưa đến
ưu việt, các trạng thái này đưa đến thể nhập. Tuệ là hành vi hiểu biết
tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.
[Phần x - xii]
220. Thế
nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy: ‘Tất cả các hành vi tạo quả đều vô
thường, tất cả các hành vi tạo quả đều khổ đau, tất cả các hiện tượng
đều không phải là ngã’ là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)
? (Dh 277-9).
221. Tai lắng
nghe như vầy: Vật thể là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ theo nghĩa
hãi hùng,[6]
không phải là ngã theo nghĩa không có lõi. Trí về cái được nghe
tới (học hỏi) là tuệ như là hành vi hiểu biết điều học hỏi đó.
Tai lắng nghe như vầy: Cảm nghiệm... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại
như trong đ. 5 cho đến]... Tai lắng nghe như vầy: Già và chết là vô
thường theo nghĩa hủy diệt, khổ theo nghĩa hãi hùng,
không phải là ngã theo nghĩa không có lõi. Trí biết về điều đã lắng nghe
(học hỏi) là tuệ như là hành vi hiểu biết về điều đó.
222. Như vậy
nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả đều
vô thường, tất cả các hành vi tạo quả đều khổ đau, tất cả các hiện tượng
đều không phải là ngã’. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều
đã lắng nghe (học hỏi).
[Phần xiii -
xvi]
223. Thế
nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy: ‘Đây là sự thực cao cả về khổ, đây là
sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ, đây là sự thực cao cả về diệt khổ,
đây là sự thực cao cả về con đường diệt khổ, là trí biết về điều đã lắng
nghe (học hỏi) ?
224. Trong đó,
sự thực cao cả về khổ là gì? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, khổ
não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng là khổ, không thích mà gặp
là khổ, thích mà phải lìa là khổ, cầu không được là khổ, nói tóm lại,
năm tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu là khổ.[7]
225. Trong đó,
sanh là gì? Sự sanh vào các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, sự
sanh ra của chúng, hạ sanh (vào tử cung), sự sanh đẻ, sự biểu hiện các
tập hợp, sự hình thành các nền tảng [cho thức], đây được gọi là sanh (S
ii 3).
226. Trong đó,
già là gì? Sự già nua của các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh,
tuổi già của chúng, răng rụng, tóc bạc da nhăn, sinh khí giảm suy và
năng lực gây ảnh hưởng yếu đuối đi, đây được gọi là già (S ii 2).
227. [38]
Trong đó, chết là gì? Sự chết của các đẳng loại khác nhau của các chúng
sanh, sự qua đời của họ, tan rã, tiêu mất, chết, hết tuổi thọ, các tập
hợp rã ra, thây nằm xuống, năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí bị gián
đoạn, đây được gọi là chết (S ii 2).
228. Trong đó,
khổ não là gì? Khổ não, phiền não, áo não, khổ não trong tâm, khổ não
lớn lao trong tâm,* đốt cháy tâm can, khổ sở, mũi tên sầu ở người mất
thân quyến hay mất của hay mất sức khỏe hay mất thói quen hay mất
«chánh»
kiến hay người bị ảnh hưởng bởi khổ đau này hay khổ đau khác, như vậy
gọi là khổ não (M iii 249,
«
D iii 235»).[8]
*
Tiếng Pāḷi là: soko, socanā, socitattaṁ,
antosoko, antoparisoko. Tiếng Anh dịch là: sorrow, sorrowing,
sorrowfulness, inner sorrow, inner sorriness. Giữ phong thái ấy tôi dịch
là: khổ não, phiền não, áo não, khổ não trong tâm, khổ não lớn lao trong
tâm.
229. Trong đó,
ta thán là gì?Ai oán và than thở, than van và thương tiếc, phàn nàn và
rên rỉ, nói nhảm, la hét, om sòm, kêu la ở người mất thân quyến hay mất
của hay mất sức khỏe hay mất thói quen hay mất
«chánh»
kiến* hay người bị ảnh hưởng bởi phiền muộn này hay phiền muộn khác, như
vậy gọi là ta thán (M iii 249).
230. Trong đó,
đau đớn là gì? Khó chịu thân xác, khổ thân xác, cái gì cảm thấy khó chịu
và đau đớn sanh do xúc chạm với thân, cảm giác khó chịu và đau đớn sanh
do xúc chạm với thân, như vậy gọi là đau đớn (M iii 250).
231. Trong đó,
khổ sở là gì? Tâm khó chịu, khổ tâm, cái gì cảm thấy khó chịu và đau đớn
sanh do xúc chạm với tâm, cảm thọ khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm
với tâm, như vậy gọi là khổ sở (M iii 250).
232. Trong đó,
tuyệt vọng là gì? Ưu phiền và thất vọng, sầu não và tuyệt vọng, não ruột
và vô vọng ở người mất thân quyến, mất của, mất sức khỏe, mất thói quen,[9]
mất «chánh»
kiến* hay người bị ảnh hưởng bởi phiền muộn này hay phiền muộn khác, như
vậy gọi là tuyệt vọng (so với M iii 250).
*
diṭṭhivyasanena:
mất
«chánh»
kiến, dịch theo Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha,
Wisdom Publications [Boston, 1995] D iii 235.
233. Trong đó,
không thích mà gặp là gì? Ở đây [39] sự gặp gỡ, chung đụng, trùng phùng,
kinh nghiệm các vật hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được không
ưa thích, không mong mỏi, không mừng đón, hay với [những ai] muốn gây
tổn hại đến người khác, muốn tán bại người khác, cái gì không phải là
duyên hệ khắng khít, như vậy gọi là không thích mà gặp là khổ.
234. Trong đó,
thích mà phải lìa là gì? Ở đây không gặp gỡ, không chung đụng, không
trùng phùng, không kinh nghiệm các vật hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật
xúc chạm được vốn được ưa thích, mong mỏi, mừng đón, hay với [những ai]
muốn tốt lành đến với người khác, muốn cho an lành, muốn cho thoải mái,
cái gì là duyên hệ khắng khít, hay là mẹ hay cha hay anh em trai gái hay
bạn hữu hay bạn đồng hành hay thân quyến hay bà con, là cái được gọi là
thích mà phải lìa là khổ.
235. Trong đó,
cầu không được là khổ là gì? Với người phải chịu sanh có ao ước này: —
mong rằng mình không phải chịu sanh chi phối và mong rằng sanh không đến
với mình. Nhưng [chỉ] ao ước không thôi, làm sao thành tựu ao ước đó
được. Đây là cầu không được là khổ. Với người phải chịu già có ao ước
này:... Với người phải chịu bệnh có ao ước này:... Với người phải chịu
chết có ao ước này:... Với người phải chịu khổ não và ta thán, đau đớn,
khổ sở và tuyệt vọng có ao ước này: — mong rằng mình không phải chịu khổ
não và ta thán, đau đớn, khổ sở và thất vọng chi phối và mong rằng khổ
não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng đó không đến với mình.
Nhưng [chỉ] ao ước không thôi, làm sao thành tựu ao ước đó được. Đây là
cầu không được là khổ (M iii 250).
236. Trong đó,
nói tóm lại, năm tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu là khổ là gì? Đó là
tập hợp vật thể [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp cảm nghiệm [làm đối
tượng] cho bám níu, tập hợp nhận thức [làm đối tượng] cho bám níu, tập
hợp tạo lập tâm trạng [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp thức [làm đối
tượng] cho bám níu. Các tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu này là khổ.
Đây là sự thực cao cả về khổ (M iii 250).
237. Trong đó,
sự thực cao cả về nguyên nhân của khổ là gì? Đó là khao khát vốn tạo
thêm hiện hữu trở thành, có ưa thích và tham đi kèm, ưa thích cái này
cái kia, đó là khao khát ái dục, khao khát hiện hữu, khao khát diệt tận
(M iii 250).
238. [40]
Nhưng khao khát sanh khởi ở đâu, trú ở chỗ nào? Trong thế gian này, khao
khát sanh khởi nơi khả ái và khả ý, và trú ở nơi đó. Và trong thế gian
này, cái gì khả ái và khả ý? Mắt là khả ái và khả ý: khao khát sanh khởi
ở nơi nào, nó trú ở nơi đó. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý... Đối tượng
hữu hình... Âm thanh... Mùi... Vị... Vật xúc chạm được... Nhận biết từ
mắt... Nhận biết từ tai... Nhận biết từ mũi... Nhận biết từ lưỡi... Nhận biết từ
thân... Nhận biết từ ý... Đối tượng tâm ý... Xúc chạm ở mắt... Xúc chạm
ở tai... Xúc chạm ở mũi... Xúc chạm ở lưỡi... Xúc chạm ở thân... Xúc
chạm ở ý... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với mắt... Cảm nghiệm sanh do
tiếp xúc với tai... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với mũi... Cảm nghiệm
sanh do tiếp xúc với lưỡi... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với thân... Cảm
nghiệm sanh do tiếp xúc với ý... Nhận thức về đối tượng hữu hình... Nhận
thức về âm thanh... Nhận thức về mùi... Nhận thức về vị... Nhận thức về
vật xúc chạm được... Nhận thức về đối tượng tâm ý... Chủ ý về đối tượng
hữu hình... Chủ ý về âm thanh... Chủ ý về mùi... Chủ ý về vị... Chủ ý về
vật xúc chạm được... Chủ ý về đối tượng tâm ý... Khao khát đối tượng hữu
hình... Khao khát âm thanh... Khao khát mùi... Khao khát vị... Khao khát
vật xúc chạm được... Khao khát đối tượng tâm ý... Hướng tâm về đối tượng
hữu hình... Hướng tâm về âm thanh... Hướng tâm về mùi... Hướng tâm về
vị... Hướng tâm về vật xúc chạm được... Hướng tâm về đối tượng tâm ý...
Suy xét về đối tượng hữu hình... Suy xét về âm thanh... Suy xét về
mùi... Suy xét về vị... Suy xét về vật xúc chạm được... Suy xét về đối
tượng tâm ý khả ái và khả ý: khao khát sanh khởi ở nơi nào, nó trú ở nơi
đó.
Đây là sự thực
cao cả về nguồn gốc của khổ đau (M iii 250).
239. Trong đó,
sự thực cao cả về diệt khổ là gì? Là sự phai nhạt và ngưng hẳn, khước
từ, từ bỏ, buông bỏ và bác bỏ không còn dư tàn của chính lòng khao khát
đó (M iii 251).
240. Nhưng
khao khát bị từ bỏ ở đâu, nó diệt ở chỗ nào? Trong thế gian này, khao
khát bị từ bỏ nơi khả ái và khả ý, và nó diệt ở nơi đó. Và trong thế
gian này, cái gì khả ái và khả ý? Mắt là khả ái và khả ý... [và cứ thế
như ở đ. 237]... Suy xét về đối tượng tâm ý khả ái và khả ý: khao khát
bị từ bỏ ở nơi nào, nó diệt ở nơi đó. Đây được gọi là sự thực cao cả về
diệt khổ.
241. Trong đó,
sự thực cao cả về con đường diệt khổ là gì? Chính là thánh đạo tám
ngành, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, [41] chánh hành,
chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
242. Trong đó,
chánh kiến là gì? Là trí biết về khổ, trí biết về nguyên nhân của khổ,
trí biết về diệt khổ, trí biết về con đường diệt khổ. Đây được gọi là
chánh kiến.
243. Trong đó,
chánh tư duy là gì? Là nghĩ về xuất ly, nghĩ về không sân hận, nghĩ về
không tàn hại. Đây được gọi là chánh tư duy.
244. Trong đó,
chánh ngữ là gì? Tránh không nói dối, tránh không nói lời gây thù oán,
tránh không nói lời thô ác, tránh không nói nhăng cuội.* Đây được gọi là
chánh ngữ.
*
nói nhăng cuội: nói mách lẻo, nói nhảm nhí, nói tào lao...
245. Trong đó,
chánh hành là gì? Tránh không sát hại sinh linh, tránh không lấy của
không cho, tránh không tà dâm. Đây được gọi là chánh hành.
246. Trong đó,
chánh mạng là gì? Ở đây người thánh đệ tử sau khi đã từ bỏ nghề bất
chính, sống bằng nghề chân chính. Đây được gọi là chánh mạng.
247. Trong đó,
chánh tinh tấn là gì? Ở đây một tỳ kheo khởi lên ý muốn không để cho
sanh khởi các ý tưởng bất thiện chưa sanh, và vị ấy cố gắng, tâm nỗ lực
mãnh liệt và ráng hết sức. Vị ấy khởi lên ý muốn từ bỏ các ý tưởng bất
thiện đã sanh khởi, và vị ấy cố gắng... Vị ấy khởi lên ý muốn cho sanh
khởi các ý tưởng thiện chưa sanh, và vị ấy cố gắng... Vị ấy khởi lên ý
muốn duy trì, không để diệt mất, củng cố, gia tăng, phát triển và hoàn
thiện các ý tưởng thiện đã sanh khởi, và vị ấy cố gắng, tâm nỗ lực mãnh
liệt và ráng hết sức. Đây được gọi là chánh tinh tấn.
248. Trong đó,
chánh niệm là gì? Ở đây một tỳ kheo sống quán thân đúng như thân, nhiệt
tâm, hiểu biết tường tận và có quán niệm, sau khi từ bỏ tham lam và buồn
đau ở đời. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác, nhiệt tâm... sống
quán tâm đúng như tâm, nhiệt tâm... sống quán thân đúng như thân, nhiệt
tâm... Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý, nhiệt
tâm, hiểu biết tường tận và có quán niệm, sau khi từ bỏ tham lam và buồn
đau ở đời. Đây được gọi là chánh niệm.
249. Trong đó,
chánh định là gì? Ở đây hoàn toàn sống cách ly khỏi ái dục, sống cách ly
khỏi những ý tưởng bất thiện, vị tỳ kheo chứng và trú sơ thiền có hỉ và
lạc [của thân] do cách ly sanh, có hướng tâm và suy xét đối tượng đi
kèm. Với sự an tĩnh của hướng tâm và suy xét đối tượng, vị tỳ kheo chứng
và trú nhị thiền, vốn có [42] tín và nhất tâm, có hỉ và lạc [của thân]
do định sanh, không có hướng tâm vào đối tượng, không có suy xét đối
tượng. Từ bỏ hỉ, vị ấy trú trong bình thản, có quán niệm và hiểu biết
tường tận, cảm thấy thân lạc, vị ấy chứng và trú tam thiền như các bậc
Thánh đã tuyên bố: ‘Người thản nhiên và có quán niệm sống trong an lạc’.
Từ bỏ khổ đau và lạc [của thân] và với sự diệt mất hỉ và khổ sở từ
trước, vị ấy chứng và trú từ thiền, vốn không khổ không lạc và có sự
thanh tịnh của quán niệm do bình thản. Đây được gọi là chánh định.
Đây được gọi
là sự thực cao cả về con đường diệt khổ.
250. Trí theo
nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó.
Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thực cao cả về khổ,
đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ, đây là sự thực cao cả về
diệt khổ, đây là sự thực cao cả về con đường diệt khổ. Tuệ là hành vi
hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.
[CHƯƠNG II - GIỚI]
251. Thế
nào là tuệ về chế ngự sau khi nghe (học hỏi) là trí về giới ?
252. Năm loại
giới: giới dưới hình thức thanh lọc có hạn, giới dưới hình thức thanh
lọc vô hạn, giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn, giới dưới hình thức
thanh lọc không bị diễn giải sai lạc,[10]
giới dưới hình thức thanh lọc đã lắng dịu.
253. Trong đó,
giới dưới hình thức thanh lọc có hạn là gì? Là các học giới dành
cho những người chưa hoàn toàn gia nhập Tăng Đoàn: như vậy là giới dưới
hình thức thanh lọc có hạn.
254. Giới
dưới hình thức thanh lọc vô hạn là gì? Là những học giới dành cho
những người đã hoàn toàn gia nhập Tăng Đoàn: như vậy là giới dưới hình
thức thanh lọc vô hạn.
255. Giới
dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn là gì? Là các học giới của những
người thế tục rộng lượng, những người đang hoàn thiện [khóa học] đưa đến
quả vị hữu học (còn tu tập), bất chấp thân thể mạng sống, sau khi từ bỏ
hẳn [bám níu] vào cuộc sống: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc
trọn vẹn.
256. Giới
dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc là gì? Là giới
cho bẩy loại hữu học (còn tu tập):
[11] như vậy là giới
dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc. [43]
257. Giới
dưới hình thức thanh lọc đã được lắng dịu
[12] là gì? Là của
các đệ tử phiền não đã hết, của bậc Toàn Giác, của Phật Độc Giác
(Pacceka), của các bậc Toàn Giác đã thành tựu và giác ngộ toàn triệt:
như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc đã được lắng dịu.
258. Có
giới có hạn độ và có giới vô hạn độ. Trong đó, giới có hạn độ
là gì? Có giới lấy lợi lộc làm hạn độ, có giới lấy danh làm hạn độ, có
giới lấy thân quyến làm hạn độ, có giới lấy tay chân làm hạn độ, có giới
lấy mạng sống làm hạn độ.
Giới lấy lợi
lộc làm hạn độ là gì? Ở đây với lợi lộc làm nhân, với lợi lộc làm điều
kiện, với lợi lộc làm nguyên nhân có người vi phạm học giới đã thọ: giới
như thế lấy lợi lộc làm hạn độ.
Giới lấy danh
làm hạn độ là gì? Ở đây với danh làm nhân... có người vi phạm học giới
đã thọ: giới như thế lấy danh làm hạn độ.
Giới lấy thân
quyến làm hạn độ là gì? Ở đây với thân quyến làm nhân... có người vi
phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy thân quyến làm hạn độ.
Giới lấy tay
chân làm hạn độ là gì? Ở đây với tay chân làm nhân... có người vi phạm
học giới đã thọ: giới như thế lấy tay chân làm hạn độ.
Giới lấy mạng
sống làm hạn độ là gì? Ở đây với mạng sống làm nhân, với mạng sống làm
điều kiện, với mạng sống làm nguyên nhân có người vi phạm học giới đã
thọ: giới như thế lấy mạng sống làm hạn độ.
Những loại
giới như thế bị rách toang, bị lủng, vấy bẩn, loang lỗ, các giới ấy
không đem lại giải thoát, không được bậc trí giới thiệu, các giới ấy bị
hiểu sai lạc, không đưa đến định, không là nền tảng cho bất hối, không
là nền tảng cho hân hoan, không là nền tảng cho tĩnh lặng, không là nền
tảng cho hạnh phúc, không là nền tảng cho định, không là nền tảng cho
thấy biết như thật; các giới ấy không đưa đến nhàm chán hoàn toàn, đến
hết ham muốn, đến diệt tận, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác
ngộ, đến nibbana: giới như thế có hạn độ.[13]
259. Giới
vô hạn độ là gì? Có giới [44] không lấy lợi lộc làm hạn độ, có giới
không lấy danh làm hạn độ, có giới không lấy thân quyến làm hạn độ, có
giới không lấy tay chân làm hạn độ, có giới không lấy mạng sống làm hạn
độ.
Giới không lấy
lợi lộc làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với lợi lộc làm nhân, với lợi
lộc làm điều kiện, với lợi lộc làm nguyên nhân, không gợi lên ngay cả ý
tưởng phạm giới, thì làm sao người ấy sẽ thực sự vi phạm học giới đã
thọ? Giới như thế không lấy lợi lộc làm hạn độ.
Giới không lấy
danh làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với danh làm nhân... Giới như thế
không lấy danh làm hạn độ.
Giới không lấy
thân quyến làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với thân quyến làm nhân...
Giới như thế không lấy thân quyến làm hạn độ.
Giới không lấy
tay chân làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với tay chân làm nhân... Giới
như thế lấy tay chân làm hạn độ.
Giới không lấy
mạng sống làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với mạng sống làm nhân, với
mạng sống làm điều kiện, với mạng sống làm nguyên nhân, không gợi lên
ngay cả ý tưởng phạm giới, thì làm sao người ấy sẽ thực sự vi phạm học
giới đã thọ? Giới như thế không lấy mạng sống làm hạn độ.
Những loại
giới như thế không bị rách toang, không bị lủng, không bị vấy bẩn, không
bị loang lỗ, các giới ấy đem lại giải thoát, được bậc trí giới thiệu,
các giới ấy không bị hiểu sai lạc, đưa đến định, là nền tảng cho bất
hối, là nền tảng cho hân hoan, là nền tảng cho tĩnh lặng, là nền tảng
cho hạnh phúc, là nền tảng cho định, là nền tảng cho thấy biết như thật;
các giới ấy đưa đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến diệt tận,
đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: giới như thế
không có hạn độ.
260. Giới là
gì? Có bao nhiêu loại giới? Giới bắt nguồn từ đâu? Giới phối hợp với bao
nhiêu ý niệm?
261. Giới
là gì ? Có giới là chủ ý, giới là tâm phụ tùy, giới là chế ngự, giới
là không xâm phạm.
262. Có bao
nhiêu loại giới ? Có ba loại giới (thói quen); giới (thói quen)
thiện, giới (thói quen) bất thiện, giới (thói quen) bất định tính.
263. Giới
bắt nguồn từ đâu ? Giới (thói quen) thiện bắt nguồn từ tâm thiện,
[45] giới (thói quen) bất thiện bắt nguồn từ tâm bất thiện, giới (thói
quen) bất định tính bắt nguồn từ tâm bất định.
264. Giới
phối hợp với bao nhiêu ý niệm ?
Giới phối hợp
với chế ngự, giới phối hợp với không vi phạm, giới phối hợp với ý chí
tạo ra trạng thái [như chế ngự và không vi phạm chẳng
hạn].
Về sát hại
sanh linh, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về
lấy của không cho... dâm dục... nói dối... nói lời độc ác... nói lời thô
bạo... nói nhăng cuội... tham lam... sân hận... Về quan điểm sai lạc,
giới có là nghĩa chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.
Về ham muốn ái
dục, nhờ xuất ly, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi
phạm. Về sân hận, nhờ không sân hận, giới có nghĩa... Về dã dượi buồn
ngủ, nhờ nghĩ đến ánh sáng, giới có nghĩa... Về dao động, nhờ không tán
loạn... Về hồ nghi, nhờ tìm hiểu kỹ hiện tượng... Về vô minh, nhờ trí...
Về tẻ nhạt, nhờ hân hoan, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là
không vi phạm.
Về chướng
ngại, nhờ sơ thiền, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi
phạm. Về hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng, nhờ nhị thiền...
Về hỉ, nhờ tam thiền... Về lạc và khổ, nhờ tứ thiền, giới có nghĩa là
chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.
Trong trường
hợp nhận thức về sắc thể, nhận thức về chống đối và nhận thức về khác
biệt, nhờ chứng cõi không gian vô biên, giới có nghĩa chế ngự, giới
có nghĩa không vi phạm. Trong trường hợp nhận thức về cõi không gian vô
biên, nhờ chứng cõi thức vô biên... Trong trường hợp nhận thức về cõi
thức vô biên, nhờ chứng cõi không có gì... Trong trường hợp nhận thức về
cõi không có gì, nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không
có nhận thức, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.
Trong trường
hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán vô thường, giới có nghĩa là chế
ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Trong trường hợp nhận thức về vui
sướng, nhờ quán khổ... Trong trường hợp nhận thức về ngã, nhờ quán không
phải là ngã... Trong trường hợp nhận thức về thích thú, nhờ quán nhàm
chán... Trong trường hợp ý tưởng về tham lam, nhờ quán sự phai nhạt của
ham muốn... Trong trường hợp ý tưởng về sanh khởi, nhờ quán diệt...
Trong trường hợp nhận thức về bám níu, nhờ quán từ bỏ... Trong trường
hợp nhận thức về hợp thể chung, nhờ quán hủy diệt... Trong trường hợp
nhận thức về tích lũy, nhờ quán diệt mất... trong trường hợp nhận thức
về trường tồn, nhờ quán thay đổi... Trong trường hợp dấu hiệu [của hành
vi tạo quả], nhờ quán không dấu hiệu... Trong trường hợp ước nguyện, nhờ
quán không còn ước nguyện... Trong trường hợp giải thích sai lạc, nhờ
quán tánh không... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì tham, nhờ quán
thực tánh các hiện tượng vốn là tuệ tăng thượng... Trong trường hợp giải
thích sai lạc vì mơ hồ lẫn lộn, nhờ thấy biết như thật... Trong trường
hợp giải thích sai lạc vì dựa vào [hành vi tạo quả], nhờ quán hiểm
nguy... Trong trường hợp không tư duy, nhờ quán tư duy... [46] Trong
trường hợp giải thích sai lạc vì trói buộc, nhờ quán quay đi, giới có
nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.
Trong trường
hợp các nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc, nhờ đạo lộ nhập giòng,
giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm. Trong trường hợp các
nhiễm lậu thô, nhờ đạo lộ trở lại một lần... Trong trường hợp các nhiễm
lậu còn xót lại, nhờ đạo lộ không trở lại... Trong trường hợp tất cả các
nhiễm lậu, nhờ đạo lộ arahant, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa
không vi phạm.
265. Năm loại
giới.
Trong trường
hợp sát sanh, từ bỏ là giới, kiêng tránh là giới, chủ ý là giới, chế ngự
là giới, không vi phạm là giới. Những giới như thế dẫn tâm đến bất hối,
đến hân hoan, đến hỉ, đến lắng dịu, đến vui vẻ, đến lập lại, đến phát
triển, đến phong phú, đến thiện mỹ, đến điều kiện cần thiết [cho định],
đến trang bị [cho định], đến toàn thiện, đến nhàm chán hoàn toàn, đến
hết ham muốn, đến đoạn diệt, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác
ngộ, đến nibbana: sự thanh lọc dưới hình thức chế ngự trong những giới
như thế là giới tăng thượng. Trong tiến trình thanh lọc dưới hình thức
chế ngự, tâm được định không trở nên tán loạn: sự thanh lọc dưới hình
thức không tán loạn trong những giới như thế là tâm tăng thượng. Vị ấy
thấy đúng như thật tiến trình thanh lọc dưới hình thức chế ngự, và vị ấy
thấy đúng như thật tiến trình thanh lọc dưới hình thức không tán loạn:
sự thanh lọc dưới hình thức thấy rõ là tuệ tăng thượng. Ở đây, ý
nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng; ở đây, ý nghĩa
của không tán loạn là huân tập trong tâm tăng thượng; ở đây, ý nghĩa
của thấy rõ là huân tập trong giới tăng thượng.[14]
Vị ấy tu tập bằng cách hướng đến ba loại huân tập này, vị ấy huân tập
bằng cách biết rõ chúng, bằng cách thấy rõ chúng, bằng cách duyệt xét
chúng, bằng cách củng cố [tâm] vững vàng trên chúng, bằng cách cả quyết
bằng lòng tin về chúng, bằng cách nỗ lực thực hiện, bằng cách thiết lập
quán niệm, bằng cách định tâm, bằng cách hiểu với trí tuệ, bằng cách
chứng biết trực tiếp điều cần được chứng biết trực tiếp, bằng cách hiểu
biết trọn vẹn điều cần phải hiểu biết trọn vẹn, bằng cách từ bỏ điều cần
phải từ bỏ, bằng cách thực chứng điều cần phải thực chứng, vị ấy huân
tập bằng cách tu tập điều cần phải tu tập.
Trong trường
hợp lấy của không cho... [và cứ thế với 10 tiến trình <tạo nghiệp> bất
thiện như ở đ. 264, lập lại từng trường hợp còn lại như ở đ. 265 nói
trên]...
Trong trường
hợp ham muốn ái dục, nhờ xuất ly... [lập lại từng chướng ngại còn lại
của đ. 264 như ở đ. 265 nói trên]... [47]
Trong trường
hợp các chướng ngại, nhờ sơ thiền...
Trong trường
hợp ý tưởng về sắc thể, ý tưởng về chống đối và ý tưởng về khác biệt,
nhờ chứng cõi không gian vô biên...
Trong trường
hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán vô thường...
Trong trường
hợp các nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc, nhờ đạo lộ nhập
giòng... Trong trường hợp các nhiễm lậu thô, nhờ đạo lộ trở lại một
lần... Trong trường hợp các nhiễm lậu còn xót lại, nhờ đạo lộ không trở
lại... Trong trường hợp tất cả các nhiễm lậu, nhờ đạo lộ arahant, từ bỏ
là giới, kiêng tránh là giới, chủ ý là giới, chế ngự là giới, không vi
phạm là giới, những giới như thế dẫn đến tâm không ăn năn, vị ấy huân
tập bằng cách tu tập điều cần phải tu tập. [48]
266. Trí theo
nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó.
Như vậy nên nói: ‘Tuệ về chế ngự sau khi lắng nghe (học hỏi) là trí về
giới’.
[CHƯƠNG III - ĐỊNH]
267. Thế
nào là tuệ về định sau khi chế ngự là trí về tu tập định?
268. Một loại
định: Sự hợp nhất của tâm.
Hai loại định:
Định thế gian và định siêu thế.
Ba loại định:
Định có hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng, định không có hướng
tâm về đối tượng và chỉ có suy xét đối tượng, định không có cả hướng tâm
về đối tượng và suy xét đối tượng.
Bốn loại định:
Định có đặc tính suy giảm, định có đặc tính ổn định, định có đặc tính ưu
việt, định có đặc tính thể nhập. (D iii 277)
Năm loại định:
Chan hòa (thấm vào) hạnh phúc toàn hảo của hỉ, chan hòa (thấm vào) lạc,
chan hòa (thấm vào) bình thản, chan hòa (thấm vào) ánh sáng, dấu hiệu
của duyệt xét.
Sáu loại định:
Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi tưởng niệm đức Phật,
định... khi tưởng niệm Giáo Pháp, định... khi tưởng niệm Tăng Đoàn,
định... khi tưởng niệm giới... định... khi tưởng niệm đến bố thí rộng
rãi, định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến
chư thiên.
Bẩy loại định:
Thiện xảo trong định, thiện xảo trong đắc định, thiện xảo duy trì định,
thiện xảo khi xuất định, [49] thiện xảo trong sự lành mạnh của định,
thiện xảo trong lãnh vực của định, thiện xảo trong việc hướng dẫn định.
Tám loại định:
Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán đề mục đất...
định... khi quán đề mục nước... khi quán đề mục lửa... khi quán đề mục
đất... khi quán đề mục gió... khi quán tưởng đề mục mầu xanh... khi quán
đề mục mầu vàng... khi quán đề mục mầu đỏ... định là sự hợp nhất tâm
thức và không xao lãng khi quán tưởng đề mục mầu trắng.
Chín loại
định: Có loại định cõi sắc giới hạ trung thượng; có loại định cõi vô sắc
giới hạ trung thượng; có loại định tánh không; có loại định không dấu
hiệu; có loại định không ước nguyện.
Mười loại
định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến
«tử
thi»
phình trương, định... đến xanh đen, định... đến máu mủ, định... đến nứt
nẻ (đứt lìa), định... đến thú xé ăn... định... đến phân lìa, định... rã
rục, định... chảy máu, định... bị sâu khoét, định là sự hợp nhất tâm
thức và không xao lãng khi quán tưởng đến bộ xương.
Có năm mươi
lăm loại định.
269. Hơn nữa,
định có hai mươi lăm nghĩa: Định có nghĩa là giữ vững, định có nghĩa là
trang bị... định có nghĩa là hoàn thành... có nghĩa là hợp nhất... không
phân tâm... không phân tán... không huyên náo... không dao động... định
có nghĩa là giải thoát, định vì sự ổn cố của tâm trong việc thiết lập
nhất điểm, định (samādhi) vì gắng thành tựu nhất như (samaṁ),
định vì không thành tựu khác biệt, định vì gắng thành tựu nhất như, định
vì không thành tựu bất nhất, định vì nhập vào nhất như, định vì không
nhập vào bất nhất, định vì nhất như được nhập vào, định vì không nhập
vào bất nhất, định vì nhất như được thắp sáng lên (jhāyati), định
vì nó thiêu đốt (jhāpeti) bất nhất, định vì nhất như được thắp
sáng lên, định vì bất nhất bị thiêu đốt, định vì nó là nhất như, phúc
lạc. Đây là hai mươi lăm nghĩa của định.[15]
270. Trí theo
nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó.
Như vậy nên nói: ‘Định sau khi chế ngự là trí về tu tập định’. [50]
[CHƯƠNG IV - SANH KHỞI DO
TÙY THUỘC]
271. Thế
nào là tuệ phân biệt rõ* các điều kiện là trí biết về liên hệ nhân quả
(hiện hữu) giữa các hiện tượng?
*
pariggaha: xin
đọc chú thích về chữ này ở đoạn 23, Luận I này.
Vô minh có
liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự sanh khởi của các hành vi tạo quả, có
liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự tiếp tục tái diễn của chúng, có liên
hệ nhân quả (hiện hữu) với điều kiện để còn hành vi tạo quả, có liên hệ
nhân quả (hiện hữu) với sự tích lũy của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện
hữu) với trói buộc của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với chướng
ngại của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nguồn gốc của chúng,
có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nhân của chúng, có liên hệ nhân quả
(hiện hữu) với nguyên nhân của chúng. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như
vầy ‘Vô minh là một điều kiện, các hành vi tạo quả được sanh khởi có
điều kiện, và cả hai trạng thái này đều được sanh khởi có điều kiện’
theo chín khía cạnh là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Vô
minh trong quá khứ cũng như trong tương lai có liên hệ nhân quả với sự
sanh khởi của các hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả với sự xảy ra của
chúng,... có liên hệ nhân quả với nguyên nhân của chúng. Tuệ phân biệt
rõ các điều kiện như vầy... [như trên]... theo chín khía cạnh là trí về
liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.
Các hành vi
tạo quả có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của thức...
Thức có liên
hệ nhân quả với sự sanh khởi của tâm thức-vật thể...
Tâm thức-vật
thể có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của sáu giác quan...
Sáu giác quan
có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của xúc...
Xúc có liên hệ
nhân quả với sự sanh khởi của cảm nghiệm...
Cảm nghiệm có
liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của khao khát...
Khao khát có
liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của bám níu...
Bám níu có
liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của trở thành...
Trở thành có
liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của sanh...
Sanh có liên
hệ nhân quả với sự sanh khởi của già chết, ... liên hệ nhân quả với sự
tái diễn của nó, liên hệ nhân quả với dấu hiệu của nó, liên hệ nhân quả
với sự tích lũy của nó, liên hệ nhân quả với trói buộc của nó, liên hệ
nhân quả với chướng ngại của nó, liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của
nó, liên hệ nhân quả với nguyên nhân của nó, liên hệ nhân quả với điều
kiện của nó. Tuệ phân biệt... là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng
thái.
272. Tuệ phân
biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là nguyên nhân, các hành vi tạo
quả được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được khởi
lên có nguyên nhân’ là [51] trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.
Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong
tương lai vô minh là nguyên nhân, các hành vi tạo quả được sanh khởi có
nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’ là
trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều
kiện như vầy: ‘Các hành vi tạo quả là nguyên nhân, thức được sanh khởi
có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên
nhân’... ‘Thức là nguyên nhân, tâm thức và vật thể được sanh khởi có
nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’...
‘Tâm thức và vật thể là nguyên nhân, sáu giác quan được sanh khởi có
nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’...
‘Sáu giác quan là nguyên nhân, xúc được sanh khởi có nguyên nhân, và cả
hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Xúc là nguyên
nhân, cảm nghiệm được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này
được sanh khởi có nguyên nhân’... Cảm nghiệm là nguyên nhân, khao khát
được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi
có nguyên nhân’... Khao khát là nguyên nhân, bám níu được sanh khởi có
nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’...
‘Bám níu là nguyên nhân, trở thành được sanh khởi có nguyên nhân, và cả
hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Trở thành là
nguyên nhân, sanh được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái
này được sanh khởi có nguyên nhân’... Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như
vầy: ‘Sanh là nguyên nhân, già và chết được sanh khởi có nguyên nhân, và
cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân,’ là trí về liên hệ
nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy:
‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai sanh là nguyên nhân, già và chết
được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi
có nguyên nhân,’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.
273. Tuệ phân
biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là tùy thuộc, các hành vi tạo
quả được sanh khởi do tùy thuộc, và cả hai trạng thái này được sanh khởi
do tùy thuộc’ là trí biết về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ
phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương
lai vô minh là tùy thuộc, các hành vi tạo quả được sanh khởi do tùy
thuộc, và cả hai trạng thái này được sanh khởi do tùy thuộc’ là trí...
[cứ thế hoàn tất đoạn này như ở đ. 272 nhưng thay chữ ‘nguyên nhân’ bằng
chữ ‘tùy thuộc’].
274. Tuệ phân
biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là một điều kiện, [52] các hành
vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này được
sanh khởi có điều kiện’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.
Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong
tương lai vô minh là một điều kiện, các hành vi tạo quả được sanh khởi
có điều kiện, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có điều kiện,’ là
trí... [cứ thế hoàn tất đoạn này như ở đ. 272 nhưng thay chữ ‘nguyên
nhân’ bằng chữ ‘điều kiện’].
275.
[16] Trong hiện hữu
với tiến trình tạo nghiệp có từ trước* [kiếp sống này] có si mê, tức là
vô minh; có tích lũy, tức là hành vi tạo quả, có quyến
luyến, tức là khao khát; có nắm giữ,2*
tức là bám níu; có chủ ý, tức là trở thành; như vậy trong
tiến trình tạo nghiệp, năm thành tố đó hiện hữu từ trước [kiếp sống này]
là những điều kiện cho kết sanh ở đây [trong kiếp hiện tiền này].
*
kamma-bhava,
dịch theo sửa đổi của Ñāṇamoli ở Vism. ch. XVII đ.292 vì ý rõ
hơn. Đọc thêm Vism. XVII 250f. PED của PTS trang 499 nói là: ‘Trong
nghiệp dẫn đến trở thành có từ trước’.
2* dịch theo Vism. XIX đ. 13.
Ở đây [trong
kiếp hiện tiền này] có kết sanh, tức là thức, có nhập [vào tử
cung], tức là tâm thức và vật thể; có cảm tính giác quan, tức là
căn cứ [cho xúc chạm]; có vật được xúc chạm, tức là xúc;
có cái cảm nhận được, tức là cảm nghiệm; như vậy trong tiến trình
luân hồi ở đây, năm thành tố này có những điều kiện trong hành vi tạo
quả đã làm ở quá khứ.
Ở đây [trong
kiếp hiện tiền này] với sự chín mùi các căn cứ có si mê, tức là vô
minh; có tích lũy, tức là hành vi tạo quả; có quyến luyến,
tức là khao khát; có nắm giữ, tức là bám níu; có chủ ý,
tức là trở thành; như vậy trong tiến trình tạo nghiệp, năm thành
tố này là những điều kiện cho kết sanh ở tương lai.
Trong tương
lai có kết sanh, tức là thức, có nhập [vào tử cung] tức là tâm
thức và vật thể; có cảm tính giác quan, tức là căn cứ [cho
xúc chạm]; có vật được xúc chạm, tức là xúc; có cái cảm nhận
được, tức là cảm nghiệm; như vậy trong tiến trình luân hồi, năm
thành tố này có điều kiện trong hành vi tạo quả làm ở đây [trong kiếp
hiện tiền này].
Nên vị ấy
biết, thấy, nhận chân, hiểu rõ bốn trường hợp diễn dịch như thế [nguyên
nhân quá khứ, kết quả hiện tiền, nguyên nhân hiện tại, kết quả ở tương
lai], ba thời, và sự phát sanh do tùy thuộc với ba kết nối, theo hai
mươi hình thái này [năm hình thái cho mỗi trường hợp diễn dịch].
276. Trí theo
nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó.
Như vậy nên nói: ‘Tuệ phân biệt rõ các điều kiện là trí về liên hệ nhân
quả giữa các trạng thái.’
[CHƯƠNG V - HIỂU BIẾT TOÀN
DIỆN]
(đọc S ii
107ff.)
277. [53]
Thế nào là tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai sau
khi diễn dịch
[17]
là trí hiểu biết toàn diện?
278. Bất cứ
vật thể nào, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, trong hay ngoài, thô
hay tế, thấp kém hay cao sang, xa hay gần - vị ấy định rõ rằng tất cả
vật thể là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy
định rõ nó là khổ đau: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy
định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện.
Bất cứ cảm nghiệm nào... Bất cứ nhận thức nào... Bất cứ tạo lập tâm
trạng nào... Bất cứ thức nào, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại,
trong hay ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao sang, xa hay gần - vị ấy
định rõ tất cả thức là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn
diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại hiểu biết toàn diện.
Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn
diện.
Mắt, dù là quá
khứ, tương lai hay hiện tại,... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt
kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện
tại, vị ấy định rõ là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn
diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại trí hiểu biết toàn
diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết
toàn diện.
279.
Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Vật thể, dù là quá khứ, tương
lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa
hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí
hiểu biết toàn diện. Sau khi tóm lược lại, tuệ định rõ như vầy: ‘Cảm
nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức dù là quá khứ, tương
lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa
hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí
hiểu biết toàn diện.
Sau khi diễn
dịch, tuệ định rõ như vầy: Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện
tại,... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già
và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa
hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa
không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện.
280. Sau khi
diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: Vật thể, dù là quá khứ, tương lai hay
hiện tại, là vô thường, được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải
chịu hủy diệt, phải chịu diệt mất, phải chịu hết ham muốn, phải chịu
diệt tận’ là trí hiểu biết toàn diện.
Sau khi diễn
dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại,
... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và
chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường được tạo
thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu hủy diệt, phải chịu diệt mất,
phải chịu hết ham muốn, phải chịu diệt tận’ là trí hiểu biết toàn diện.
[54]
281. Sau khi
diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với sanh làm điều kiện nên có già và
chết; nếu không có sanh làm điều kiện sẽ không có già và chết’ là trí
hiểu biết toàn diện. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Trong quá
khứ và cả vị lai cũng thế, với sanh làm điều kiện nên có già và chết;
nếu không có sanh làm điều kiện sẽ không có già và chết’ là trí hiểu
biết toàn diện.
Sau khi diễn
dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với trở thành làm điều kiện nên có sanh; nếu
không có trở thành làm điều kiện sẽ không có sanh... [và cứ thế với các
yếu tố còn lại của Sanh Khởi Do Tùy Thuộc cho đến]... Sau khi diễn dịch,
tuệ định rõ như vầy: ‘Với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả,
nếu không có vô minh làm điều kiện sẽ không có hành vi tạo quả là trí
hiểu biết toàn diện. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Trong quá
khứ và cả vị lai cũng thế, với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo
quả, nếu không có vô minh làm điều kiện sẽ không có hành vi tạo quả’ là
trí hiểu biết toàn diện.
282. Trí theo
nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó.
Như vậy nên nói: ‘Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ,
hiện tại, tương lai là trí hiểu biết toàn diện.’
[1]
Câu ‘cần được hiểu biết trọn vẹn’ được thay cho ‘cần được chứng biết
trực tiếp’ của phần i.
[2]
Câu ‘có khả ý đi kèm’ được giả định là muốn đề cập tới Vin iii (Pā.
i). Nhóm năm là: chan hòa lạc, hỉ, tâm (ceto), ánh sáng, biểu
tượng tư duy. Nhóm chín là: thanh tịnh của giới hạnh, tâm, quan điểm,
nghi hoặc, biết và thấy cái gì là đạo và cái gì không phải là đạo,
biết và thấy đạo lộ, biết và thấy (đọc Majjhimanikāya, kinh số
24), tuệ và giải thoát.
[3]
esanā không phải chỉ cho danh từ ‘mong ngóng’ ... như tự điển
PTS đã nêu ra, nhưng là hành vi kiếm tìm: ở đây hành vi kiếm tìm nhập
định. Āsevanā có nghĩa ‘trau giồi’ như ‘lập đi lập lại’ theo
thuật ngữ Abhidhamma.
[4]
thiếu chữ Pacchābhattaṁ āsevati trong bản của PTS.
[5]
Diṭṭhekaṭṭhā ‘đi kèm với quan điểm sai lạc’ = các trạng thái đi
kèm với quan điểm sai lạc. Chú giải phân biệt 3 loại đi kèm <loại thứ
nhất là ‘đi kèm với quan điểm sai lạc’ vừa nói. Còn hai loại kia là:>
(2) ‘cùng bị từ bỏ’ (pahānekaṭṭhā) = đó là các trạng thái đi
kèm với quan điểm sai lạc và bị từ bỏ cùng với quan điểm sai lạc ấy
bằng đạo lộ nhập giòng; (3) ’cùng sanh khởi’ (sahajekaṭṭhā) =
đó là các trạng thái cùng sanh khởi với quan điểm sai lạc trong một
tâm duy nhất (Chú giải trang 94, ấn bản Tích Lan; đọc Vbh 366 và chú
giải của nó).
[6]
viết là dukkhaṁ bhayaṭṭhena trong cả hai trường hợp.
[7]
Xin tham khảo thêm ở D ii 305, bản Miến Điện ở India Office Library và
bản Thái Lan; S v 241về đoạn nói về Bốn Sự Thực này.
[8]
Tôi (Ñāṇamoli) đã cố nghĩ nhiều về một chữ: đó là soko
(khổ não), socanā (phiền não), socitattaṁ (áo não),
antosoko (nội tâm khổ não), antoparisoko (nội tâm ưu
não)... khi đổi sang chữ chuyển hóa từ các danh từ khác, động từ
khác..., thì đứt sự liên hệ <PsA (trang 155 PTS edn.) và PsGp (trang
97) nói dhamma ở đây có nghĩa là hetu (đó là nhân của khổ đau.>
[9]
Sīla cũng còn có nghĩa rộng hơn giới đức theo nghĩa thói quen
hay tập quán có tính thiện hay bất thiện. Ở đây muốn nói đến nghĩa
rộng này. Đọc Vism Ch. 1.
[10]
Đọc Vism I đ. 35 và XXII đ. 58 để biết về chữ chuyển hóa từ
parāmāsa (dính mắc).
[11]
Bảy loại ‘hữu học’ (sekha) là các vị đã chứng 4 đạo lộ và 3 quả
vị đầu. Còn vị đã chứng quả vị Arahant đã tốt nghiệp, ‘không còn học
nữa’ (asekha).
[12]
Chữ đã được lắng dịu (passaddha) dùng ở đây hay ở chỗ khác có
nghĩa là chấm dứt, ngưng nỗ lực khi đã đạt được mục
đích. <chữ ‘cầm chắc’ chính xác hơn ‘đạt được’>.
[13]
Về các giới bị rách toang... xin đọc A iv 55,
«D ii
80; A iii 322; S iv 272».
[14]
Có lẽ người ta nên dịch là: ‘ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức
chế ngự là huân tập thuộc giới tăng thượng, ở đây, bất cứ mục đích nào
dưới hình thức không tán loạn là huân tập thuộc tâm tăng thượng, ở
đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức thấy rõ là huân tập thuộc tuệ
tăng thượng’.
[15]
So với các đoạn 23, 31, 265. Chú giải cắt nghĩa là định được
năm năng lực gây ảnh hưởng kể từ tín quyện lấy, vì định
là một trong năm năng lực ấy. Mỗi năng lực được trang bị bằng
bốn năng lực kia (trang 166, ấn bản Sinhalese, tiếng Tích Lan).
[16]
<về bốn ‘trường hợp diễn dịch’, đọc phần ghi chú giới thiệu về Luận 1>
[17]
sau khi diễn dịch (saṅkhipitvā) muốn đề cập tới bốn trường hợp
diễn dịch (catusaṅkhepā) ở đ. 275.
-ooOoo-