Luận tạng Nam truyền
Đạo Vô Ngại Giải Paṭisambhidāmagga
Bhikkhu Ñāṇamoli dịch từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh: THE PATH OF DISCRIMINATION Nguyễn Văn Ngân dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt
26/07/2554 23:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

[XVI - LUẬN VỀ VÔ NGẠI GIẢI]
«Paṭisambhidākathā»

 1. [147] ‘Như vầy tôi nghe. Có một thời Thế Tôn cư trú ở Bārāṇasi trong Vườn Nai ở Isipatana. Ở đấy, Ngài nói với nhóm năm tu sĩ như vầy:*

* Đây là bài pháp đầu tiên của đức Phật, ghi lại sự hoằng dương  giáo pháp của Ngài ở Vin I 10-12. Kinh này được phân tích ở kinh Trung Bộ số 141và ở Vibhaṅga trang 99-105; chú giải ở VbhA trang 93-122 và ở Vis. 498-510. Về giải thích chi tiết theo phương pháp trong chú giải, đọc Rewata Dhamma, The First Discourse of the Buddha. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha II, Wisdom [Boston, 2000], chú thích 380, trang 1962.

‘Này các tỳ kheo, có hai loại cực đoan không nên được những người xuất gia trau giồi. Hai loại nào? Loại theo đuổi khoái lạc thấp hèn,  đê tiện, của người trần tục, không cao cả, tai hại; và loại theo đuổi lối tu hành xác gây đau đớn, không cao cả, tai hại. Tránh cả hai cực đoan này, Như Lai tìm ra trung đạo làm sanh khởi kiến giải, làm sanh khởi trí, dẫn đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ toàn triệt, đến nibbana. Trung đạo do Như Lai tìm ra đó là gì? Đó là Thánh Đạo Tám Ngành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là trung đạo do Như Lai tìm ra làm sanh khởi kiến giải, làm sanh khởi trí, dẫn đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ toàn triệt, đến nibbana.

‘Đây là sự thực cao cả về khổ đau: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, không thích mà gặp là khổ, muốn mà không được là khổ - nói tóm lại, năm tập hợp làm đối tượng cho bám níu là khổ.

‘Đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ đau: chính khao khát dẫn đến tái sanh, được thích thú và ham muốn đi kèm, tìm kiếm thích thú ở chỗ này chỗ kia; đó là khao khát khoái lạc giác quan, khao khát trở thành, và khao khát đoạn diệt. [148]

‘Đây là sự thực cao cả về chấm dứt khổ đau: đó là sự phôi pha và hết hẳn không còn tàn dư của chính khao khát đó, bác bỏ, buông bỏ, từ bỏ, gạt bỏ nó.

‘Đây là sự thực cao cả về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau: đó là Thánh Đạo Tám Ngành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

‘Có sự thực cao cả này về khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về khổ đau này cần được hiểu biết trọn vẹn: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về khổ đau này đã được hiểu biết trọn vẹn: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về nguồn gốc khổ đau này phải bị từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về nguồn gốc khổ đau đã bị từ bỏ: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau phải được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau này đã được thực chứng: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau này phải được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau này đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Này các tỳ kheo, một khi tri kiến đúng như thật của Ta về bốn Chân Lý Cao Cả qua ba giai đoạn và mười hai hình thái* không được thanh lọc kỹ lưỡng theo cách này, [149] Ta sẽ không tuyên bố là đã tìm thấy giác ngộ vô thượng, toàn triệt trong thế giới này có chư thiên, MarāsBrahmā, trong quần chúng sa môn và các brahmins, chư thiên và loài người. Nhưng một khi tri kiến đúng như thật của Ta về bốn Chân Lý Cao Cả qua ba giai đoạn và mười hai hình thái đã được thanh lọc kỹ lưỡng theo cách này, thì Ta tuyên bố là đã tìm thấy giác ngộ toàn triệt vốn vô thượng trong thế giới này có chư thiên, MarāsBrahmā, trong quần chúng sa môn và các brahmins, chư thiên và loài người.

Tri kiến này khởi lên trong Ta: ‘Sự giải thoát của tâm thức Ta là bất động. Đây là lần sanh cuối cùng của Ta. Từ giờ sẽ không còn tái sanh nào nữa.’

* Ba giai đoạn (tiparivaṭṭa) này là: (1) trí biết về từng Chân Lý (saccañāṇa), chẳng hạn: ‘Đây là Chân Lý Cao Cả về khổ đau’; (2) trí biết về công việc phải làm với từng Chân Lý (kiccañāṇa), chẳng hạn: ‘Chân Lý Cao Cả về khổ đau cần được hiểu biết trọn vẹn’; (3) trí biết về sự thành tựu từng Chân Lý (katañāṇa), chẳng hạn: ‘Chân Lý Cao Cả về khổ đau đã được hiểu biết trọn vẹn’. Lấy ba giai đoạn ấy nhân cho bốn Chân Lý ta có mười hai hình thái (dvādasākāra). Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 382.

Thế Tôn đã tuyên bố như thế. Rất phấn khởi, các tỳ kheo của nhóm năm người lấy làm hoan hỉ lời dạy của Thế Tôn.

‘Trong lúc bài kinh đang giảng, kiến giải về Dhamma trong sạch không vấy bụi và không nhiễm lậu trong tôn giả Koṇḍañña khởi lên như sau: ‘Bất cứ cái gì khởi lên phải bị diệt đi’.

‘Và khi Thế Tôn chuyển bánh xe Giáo Pháp,* chư Thiên cõi đất này nói lớn: ‘Ở Bārāṇasi trong Vườn Nai ở Isipatana, bánh xe Giáo Pháp vô thượng đã được Thế Tôn vận chuyển, sẽ không bị một sa môn nào, brahmin nào, chư thiên nào, Māra nào, Brahmā nào hay bất cứ ai trong thế giới này chận đứng nó được.’ Sau khi nghe chư thiên cõi đất này nói lớn như thế, chư thiên ở cõi Cātumahārājika «Tứ Đại Thiên Vương» nói lớn: ‘Ở Bārāṇasi... bánh xe Giáo Pháp vô thượng đã được Thế Tôn vận chuyển, sẽ không bị... bất cứ ai trong thế giới này chận đứng nó được.’ Sau khi nghe chư thiên cõi Cātumahārājika, chư thiên cõi Tāvatiṁsa... chư thiên cõi Tusita... chư thiên cõi Yāma... chư thiên cõi Nimmānarati... chư thiên cõi Paranimmitavasavatti... chư thiên ở Brahmā nói lớn: ‘Ở Bārāṇasi...’ Như thế, vào sát na đó, tích tắc đó, giây khắc đó, tiếng nói ấy truyền đến cõi trời Phạm Thiên, và hệ thống mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, rúng động và một hào quang vô lượng rực rỡ phát ra trong thế giới này vượt hẳn uy lực thần diệu của chư thiên. Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng này: ‘Koṇḍañña đã thực sự hiểu! Koṇḍañña đã thực sự hiểu! Từ đó Koṇḍañña có tên Aññātar Koṇḍañña - Koṇḍañña người đã thực sự hiểu! (Vin i 9; S v 420).

* Spk giải thích dhammacakka theo trí thấu triệt (paṭivedhañāṇa) bắt nguồn từ trí tuệ và đã làm cho Thế Tôn thành đạt các quả vị Thánh. Trí thấu triệt thuộc về siêu thế (lokuttara); và trí về thuyết giảng (desanāñāṇa) phát sanh từ lòng từ bi của Ngài để có thể dạy các đệ tử theo phương cách mà họ có thể chứng các quả vị ấy. Trí thuyết giảng thuộc về thế tục (lokiya). Chỉ có chư Phật mới có hai loại trí này, người khác không có được. Bánh Xe Giáo Pháp vẫn được Thế Tôn khởi sự vận chuyển (pavatteti nāma) cho đến khi Koṇḍañña và mười tám koṭis (1 koṭi = 10 triệu) chư thiên củng cố được quả vị nhập giòng. Đến khi họ an trú trong quả vị đó rồi, thì Bánh Xe ấy mới bắt đầu quay (pavattitaṁ nāma). Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, quyển I chú thích 57 trang 743; quyển II chú thích 383 trang 1962.

2. ‘Có sự thực cao cả này về khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. [150]

3. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?Trí khởi lên: theo nghĩa nào? Tuệ khởi lên: theo nghĩa nào? Minh trí khởi lên: theo nghĩa nào? Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ. Trí khởi lên theo nghĩa điều được biết tới. Tuệ khởi lên theo nghĩa hành vi hiểu biết. Minh trí khởi lên theo nghĩa thấu rõ. Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

4. Kiến giải là một ý niệm. Trí là một ý niệm. Tuệ là một ý niệm. Minh trí là một ý niệm. Ánh sáng là một ý niệm. Năm ý niệm này là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về ý niệm. Ý niệm nào là đối tượng hỗ trợ của vô ngại giải, ý niệm ấy là lãnh vực của nó. Ý niệm nào là lãnh vực của vô ngại giải, ý niệm ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về ý niệm là vô ngại giải về các ý niệm.[1]

Nghĩa như là thấy rõ là một nghĩa, nghĩa như là điều được biết tới là một nghĩa, nghĩa như là hành vi hiểu biết là một nghĩa, nghĩa như là hiểu rõ là một nghĩa, nghĩa như là hào quang là một nghĩa. Năm nghĩa này là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về nghĩa. Nghĩa nào là đối tượng hỗ trợ, nghĩa ấy là lãnh vực của nó. Nghĩa nào là lãnh vực của nó, nghĩa ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về nghĩa là vô ngại giải về nghĩa.

Có sự truyền đạt ngôn ngữ để chỉ ra năm loại ý niệm và có sự truyền đạt ngôn ngữ để chỉ ra năm loại nghĩa. Mười loại này về ngôn ngữ là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về ngữ pháp. Loại nào là đối tượng hỗ trợ của ngôn ngữ, loại ấy là lãnh vực của nó. Loại nào là lãnh vực của nó, loại ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại ngôn ngữ là vô ngại giải về ngữ pháp.

Có [những trường hợp] trí biết về năm loại ý niệm và [những trường hợp của] trí về năm loại nghĩa và [những trường hợp về] mười loại ngữ pháp. Hai mươi [trường hợp] này [về] trí là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về biện tài.* Loại nào là đối tượng hỗ trợ của vô ngại giải, loại ấy là lãnh vực của nó. Loại nào là lãnh vực của vô ngại giải, loại ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại biện tài là vô ngại giải về biện tài.

* Biện tài (paṭibhāṇa) ở đây được hiểu là trí tuệ siêu việt (Benjamin Clough) có khả năng biết được nguồn gốc và đặc tính của mọi hiện tượng (R. Spence Hardy). Đọc R. C. Childers, A Dictionary of The Pali Language, trang 366. Trí tuệ siêu việt này còn làm sáng tỏ, làm rõ, xác định rõ ba loại vô ngại giải kia. Đọc Ñāṇamoli, The Dispeller of Delusion II, đđ. 1942, 1951, 1973-74 trang 126, 133.

5. ‘Sự thực cao cả này về khổ đau cần được hiểu biết trọn vẹn’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

6-7. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?... [lập lại đ. 3].

8. ‘Sự thực cao cả này về khổ đau đã được hiểu biết trọn vẹn’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

9-10 Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại đ. 3]. [151]

... Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại biện tài là vô ngại giải về biện tài.

11. Trong trường hợp sự thực cao cả về khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

12. ‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

13. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...

14. Kiến giải là một ý niệm,...

15.‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau cần được từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

16-17. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

18. ‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau đã bị từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

19-20. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [152]

21. Trong trường hợp sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

22. ‘Có sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

23-24. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...

25.‘Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau này cần được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

26-27. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

28. ‘Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau đã được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

29-30. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

31. Trong trường hợp sự thực cao cả về sự chấm dứt khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

32. ‘Có sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

33-34. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...

35.‘Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau cần được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

36-37. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

38. ‘Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau đã được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

39-40. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

41. Trong trường hợp sự thực cao cả về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

42. Trong trường hợp bốn sự thực cao cả hợp lại có 60 ý niệm, 60 nghĩa, 120 [trường hợp về] ngữ pháp và 240 [trường hợp về] trí.

43. Có sự quán tưởng này về thân: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự quán tưởng này về thân đúng như thân cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự quán tưởng thân đúng như thân này đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác: này các tỳ kheo,...

‘Có sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm: này các tỳ kheo,...

‘Có sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. (S v 178).

44. Có sự quán tưởng này về thân đúng như thân: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. [153]

45. [2] Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [như ở đoạn 3]

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ... Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

46. Kiến giải là một ý niệm. ... [và cứ thế như ở đoạn 4] ... Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại biện tài là vô ngại giải về biện tài.

47. Sự quán tưởng này về thân đúng như thân cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

48-49. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

50. Sự quán tưởng này về thân đúng như thân đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

51-52. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

53. Trong trường hợp quán thân đúng như thân có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

54. Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

55-56. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

57. Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

58-59. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

60. Sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

61-62. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

63. Trong trường hợp quán cảm giác đúng như cảm giác có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

64. Có sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

65-66. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

67. Sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

68-69. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

70. Sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

71-72. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

73. Trong trường hợp quán tâm đúng như tâm có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí. [154]

74. Có sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

75-76. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

77. Sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

78-79. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

80. Sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

81-82. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

83. Trong trường hợp quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

84. Trong trường hợp bốn nền tảng của quán niệm hợp lại có 60 ý niệm, 60 nghĩa, 120 [trường hợp về] ngữ pháp và 240 [trường hợp về] trí.



85. ‘Có nền tảng này của thần thông (đường đến uy lực) vốn có định do ý muốn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Có nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. Có nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có nền tảng này của thần thông có định do tinh tấn và hành là nỗ lực...

‘Có nền tảng này của thần thông có định do tâm và hành là nỗ lực...

‘Có nền tảng này của thần thông có định do suy tư và hành là nỗ lực...’ (S v 258)

86. ‘Có nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

87-88. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

89. Nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

90-91. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

92. Nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

93-94. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [155]

95. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

96-104. Có nền tảng này của thần thông có định do tinh tấn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

... [hoàn tất như trên]...

105. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do tinh tấn và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

106-114. Có nền tảng này của thần thông có định do tâm và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

... [hoàn tất như trên]...

115. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do tâm và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

116-124. Có nền tảng này của thần thông có định do suy tư và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

... [hoàn tất như trên]... [156]

125. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do suy tư và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

126. Trong trường hợp bốn nền tảng của thần thông hợp lại có 60 ý niệm, 60 nghĩa, 120 [trường hợp về] ngữ pháp và 240 [trường hợp về] trí.



127. Sanh khởi, sanh khởi: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Vipassin (S ii 7).

‘Đoạn diệt, đoạn diệt: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Vipassin (S ii 9).

128. Trong lời tuyên bố của bồ tát Vipassin có 10 ý niệm, 10 nghĩa, 20 [trường hợp về] ngữ pháp và 40 [trường hợp về] trí.

129-130. Sanh khởi, sanh khởi: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe... ánh sáng khởi lên trong bồ tát Sikhin (S ii 9).

131-132. ... trong bồ tát Vessabhū (S ii 9).

133-134. ... trong bồ tát Kakusandha (S ii 9).

135-136 ... trong bồ tát Koṇāgamana (S ii 9).

137-138 ... trong bồ tát Kassapa (S ii 9).

139*. Sanh khởi, sanh khởi: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Gotama (đọc S ii 10 và 105).

‘Đoạn diệt, đoạn diệt: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe  như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Gotama (đọc S ii 10 và 105).

* Trong POD không có đoạn 139, thay vào đó là 140. Cho đến hết phần Luận này, tất cả các đoạn sau đó sẽ là 140-171thay vì 141-172 như ở trong POD.

140. Trong lời tuyên bố của bồ tát Gotama có 10 ý niệm, 10 nghĩa, 20 [trường hợp về] ngữ pháp và 40 [trường hợp về] trí.

141. Trong lời tuyên bố của bẩy Bồ tát có 70 ý niệm, 70 nghĩa, 140 [trường hợp về] ngữ pháp và 280 [trường hợp về] trí.



142. Cho tới khi nghĩa trực chứng của trí trực chứng [3] được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân, được thực chứng và được thể nghiệm bằng tuệ, và cho tới mức không có nghĩa của trí trực chứng mà không được thể nghiệm bằng tuệ, thì kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa trí trực chứng của trí trực chứng có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

143. Cho tới khi nghĩa hiểu biết trọn vẹn của hiểu biết trọn vẹn được chứng biết,...

144. ... nghĩa từ bỏ của từ bỏ...

145. ... nghĩa tu tập của tu tập...

146. ... nghĩa thực chứng của thực chứng... [157]... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp thực chứng có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

147. Trong trường hợp nghĩa thực chứng của trí thực chứng, nghĩa hiểu biết trọn vẹn của hiểu biết trọn vẹn, nghĩa từ bỏ của từ bỏ, nghĩa tu tập của tu tập, nghĩa thực chứng của thực chứng có 125 ý niệm, 125 nghĩa, 250 [trường hợp về] ngữ pháp và 500 [trường hợp về] trí.

148. Cho tới khi nghĩa tập hợp của tập hợp [4] được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa tập hợp của tập hợp có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

149. Cho tới khi nghĩa yếu tố của yếu tố được chứng biết,...

150. ... nghĩa xuất xứ của các căn cứ...

151. ... nghĩa được tạo thành trong các trường hợp được tạo thành...

152. ... nghĩa không được tạo thành của không được tạo thành... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa không được tạo thành của không được tạo thành có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

153. Trong trường hợp nghĩa tập hợp của tập hợp, nghĩa yếu tố của yếu tố, nghĩa xuất xứ của xuất xứ, nghĩa được tạo thành của được tạo thành, nghĩa không được tạo thành của không được tạo thành có 125 ý niệm, 125 nghĩa, 250 [trường hợp về] ngữ pháp và 500 [trường hợp về] trí.

154. Cho tới khi nghĩa khổ đau của khổ đau được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa khổ đau của khổ đau có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

155. Cho tới khi nghĩa nguồn gốc của nguồn gốc «khổ đau» được chứng biết,...

156. ... nghĩa chấm dứt của chấm dứt «khổ đau»...

157. ... nghĩa con đường của con đường «dẫn đến chấm dứt khổ đau»...

Trong trường hợp nghĩa con đường của con đường «dẫn đến chấm dứt khổ đau» có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

158. Trong trường hợp bốn chân lý cao cả hợp lại có 100 ý niệm, 100 nghĩa, 200 [trường hợp về] ngữ pháp và 400 [trường hợp về] trí.

159. Cho tới khi nghĩa vô ngại giải về nghĩa của vô ngại giải về nghĩa được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa vô ngại giải về nghĩa của vô ngại giải về nghĩa có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

160. ... nghĩa vô ngại giải về ý niệm của vô ngại giải về ý niệm...

161. ... nghĩa vô ngại giải về ngữ pháp của vô ngại giải về ngữ pháp...

162. ... nghĩa vô ngại giải về biện tài của vô ngại giải về biện tài... ánh sáng khởi lên. [158]

Trong trường hợp ý nghĩa của biện tài vô ngại giải của vô ngại giải về biện tài có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

163. Trong trường hợp bốn biện giải hợp lại có 100 ý niệm, 100 nghĩa, 200 [trường hợp về] ngữ pháp và 400 [trường hợp về] trí.

164. Cho tới khi trí biết rõ tâm ý người khác được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân, ... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp trí biết rõ tâm ý người khác có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

165. ... trí biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm...

166. ... trí biết về Cặp Biến Hóa...

167. ... trí biết về lòng Đại Bi...

168. ... trí biết về Toàn Giác...

169. ... Cho tới khi Trí Biết Không Ngăn Ngại được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân, ... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp Trí Biết Không Ngăn Ngại có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

170. Trong trường hợp sáu Giáo Pháp Của Phật có 150 ý niệm, 150 nghĩa, 300 [trường hợp về] ngữ pháp và 600 [trường hợp về] trí.

171. Trong vấn đề biện giải có 850 ý niệm, 850 nghĩa, 1700 [trường hợp về] ngữ pháp và 3400 [trường hợp về] trí.

LUẬN VỀ VÔ NGẠI GIẢI.


[1] Đọc Vbh. 293.

[2] Không phải dễ mà đơn giản hóa những chỗ cắt bỏ đi vì trùng lắp (peyyāla) trong bản của PTS, nơi mà câu cuối cùng được ghi đầy đủ ở đây. Tuy nhiên, trong bản dịch này, câu đầu tiên đã được ghi đầy đủ để ý nghĩa rõ ràng, những chỗ còn lại được thu ngắn đi.

[3] So với Luận I đ. 29.

[4] So với Luận I đ. 29.

-ooOoo-