[X- LUẬN VỀ TINH HOA ĐỂ UỐNG]
«Maṇḍapeyyakathā
»
1. [86] Này các tỳ kheo, đời
sống phạm hạnh này là phần tinh hoa để uống khi có mặt Đạo Sư. (S ii 29)
2. Có ba loại tinh hoa để uống
khi có mặt Đạo Sư: tinh hoa của thuyết giảng, tinh hoa của người thu
nhận và tinh hoa của đời phạm hạnh.
3. Tinh hoa của thuyết giảng*
là gì?
Là lời tuyên bố, lời giảng,
tuyên thuyết, thiết lập, khai mở, giải thích, diễn giải bốn sự thực cao
cả; lời tuyên bố, lời giảng, tuyên thuyết, thiết lập, khai mở, giải
thích, diễn giải bốn nền tảng của quán niệm; ... bốn chánh tinh tấn, ...
bốn nền tảng của thần thông, ... năm năng lực gây ảnh hưởng, ... năm
lực, ... bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ; tám thánh đạo. Đây là tinh hoa
của thuyết giảng.
*
desanāmaṇḍa
4. Tinh hoa của người thu
nhận *
là gì?
Là các tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư
sĩ nam, cư sĩ nữ, chư thiên, loài người, và bất kỳ ai khác hiểu [về sự
thực]. Đây là tinh hoa của người thu nhận.
* (paṭiggahamaṇḍa):
là các đệ tử có khả năng hiểu được lời giảng. Đọc Bhikkhu Bodhi, The
Connected Discourses of the Buddha I, Wisdom Publications [Boston,
2000], chú thích số 64, trang 745.
5. Tinh hoa của đời Phạm
Hạnh là gì?
Là tám thánh đạo này, đó là:
chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh
tấn, chánh niệm và chánh định. Đây là tinh hoa của đời Phạm Hạnh.
*
brahmacariyamaṇḍa.
6. Cả quyết là tinh hoa của
năng lực gây ảnh hưởng của tín, không tin là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn
bã của không tin, vị ấy uống tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của
tín, như vậy là phần tinh hoa để uống. Nỗ lực là tinh hoa của năng lực
gây ảnh hưởng của tấn, lười biếng là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của
lười biếng, vị ấy uống tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tấn, như
vậy là phần tinh hoa để uống. Thiết lập là tinh hoa của năng lực gây ảnh
hưởng của niệm, xao lãng là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của xao lãng,
vị ấy uống tinh hoa của thiết lập trong năng lực gây ảnh hưởng của niệm,
như vậy là phần tinh hoa để uống. Không phân tâm là tinh hoa của năng
lực gây ảnh hưởng của định, dao động là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã
của dao động, vị ấy uống tinh hoa của không phân tâm trong năng lực gây
ảnh hưởng của định, như vậy là phần tinh hoa để uống. Thấy rõ là tinh
hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, vô minh là cặn bã; sau khi gạn
bỏ cặn bã của vô minh, vị ấy uống tinh hoa của thấy rõ trong năng lực
gây ảnh hưởng của tuệ, như vậy là phần tinh hoa để uống.
Tính không lay chuyển vì không
tin là tinh hoa của tín lực, không tin là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã
của không tin, vị ấy uống tinh hoa của tính không lay chuyển vì không
tin, như vậy là phần tinh hoa để uống. Tính không lay chuyển vì lười
biếng là tinh hoa của tấn lực, lười biếng là cặn bã... Tính không lay
chuyển vì xao lãng là tinh hoa của niệm lực, xao lãng là cặn bã... Tính
không lay chuyển vì dao động là tinh hoa của định lực, dao động là cặn
bã... Tính không lay chuyển vì vô minh là tinh hoa của tuệ lực, vô minh
là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của vô minh, vị ấy uống tinh hoa của
tính không lay chuyển vì vô minh trong tuệ lực, như vậy là phần tinh hoa
để uống.
Thiết lập là tinh hoa của yếu
tố tạo thành giác ngộ của niệm, xao lãng là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn
bã của xao lãng, vị ấy uống tinh hoa của thiết lập trong yếu tố tạo
thành giác ngộ của niệm, như vậy là phần tinh hoa để uống. Tìm hiểu sự
thật là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật, vô
minh là cặn bã;... Nỗ lực là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của
tấn, lười biếng là cặn bã... Chan hòa là tinh hoa của yếu tố tạo thành
giác ngộ của hỉ, cơn sốt nhiễm lậu*
là cặn bã... An tịnh là tinh hoa [88] của yếu tố tạo thành giác ngộ của
tĩnh lặng, kích động của đòi hỏi sinh lý
2*
là cặn bã... Không phân tâm là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ
của định, dao động là cặn bã... Tư duy là tinh hoa của yếu tố tạo thành
giác ngộ của bình thản, không tư duy là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã
của không tư duy, vị ấy uống tinh hoa của tư duy trong yếu tố tạo thành
giác ngộ của bình thản, như vậy là phần tinh hoa để uống.
*
pariḷāha [=
kilesa]: cơn sốt
nhiễm lậu. Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist
Technical Terms, BPS, [Kandy, 1994] trang 7. Theo chú giải MA :
pariḷāha là cơn sốt của các nhiễm lậu và hậu quả do chúng tạo nên.
Đọc Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length
Discourses of the Buddha, Wisdom [Boston, 1995], chú thích 44, trang
1172.
2*
duṭṭhulla.
Thấy rõ là tinh hoa của chánh
kiến, nhận thức sai lạc là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của nhận thức
sai lạc, vị ấy uống tinh hoa của thấy rõ trong chánh kiến, như vậy là
phần tinh hoa để uống. Hướng tâm trụ vào là tinh hoa của chánh tư duy,
tư duy sai lạc là cặn bã; ... Giữ gìn lời nói là tinh hoa của chánh ngữ,
nói sai lạc là cặn bã; ... Nguồn sanh khởi là tinh hoa của chánh hành,
hành sai lạc là cặn bã; ... Giữ trong sạch là tinh hoa của chánh mạng,
kiếm sống bất chánh là cặn bã; ... Nỗ lực là tinh hoa của chánh tinh
tấn, nỗ lực sai lạc là cặn bã;... Thiết lập là tinh hoa của chánh niệm,
quán niệm sai lạc là cặn bã;... Không phân tâm là tinh hoa của chánh
định, định tâm sai lạc là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của định tâm sai
lạc, vị ấy uống tinh hoa của không phân tâm trong chánh định, như vậy là
phần tinh hoa để uống.
7. Có tinh hoa, có thức để
uống, có cặn bã.
Cả quyết là tinh hoa của năng
lực gây ảnh hưởng của tín, không tin là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương
vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất
cứ tinh túy
[1]
nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Nỗ lực là tinh hoa của năng
lực gây ảnh hưởng của tinh tấn, lười biếng là cặn bã; bất cứ [89] tinh
túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm
trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống.
Thiết lập là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm, xao lãng là
cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh
túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó
là thức để uống. Không phân tâm là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng
của định, dao động là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa
trong đó, bất cứ tinh túy của ý niệm nào trong đó, bất cứ tinh túy nào
của tiêu dao trong đó là thức để uống. Thấy rõ là tinh hoa của năng lực
gây ảnh hưởng của tuệ, vô minh là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào
của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm nào trong đó, bất cứ
tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống.
Tính không lay chuyển vì không
tin là tinh hoa của tín lực, không tin là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương
vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất
cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Tính không lay
chuyển vì lười biếng là tinh hoa của tấn lực, lười biếng là cặn bã...
Tính không lay chuyển vì xao lãng là tinh hoa của niệm lực, xao lãng là
cặn bã... Tính không lay chuyển vì dao động là tinh hoa của định lực,
dao động là cặn bã... Tính không lay chuyển vì vô minh là tinh hoa của
tuệ lực, vô minh là cặn bã, bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa
trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào
của tiêu dao trong đó là thức để uống.
Thiết lập là tinh hoa của yếu
tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, xao lãng là cặn bã; ... [và cứ thế
với bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ và các yếu tố đối nghịch của chúng cho
đến] ... Tư duy là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản,
không tư duy là cặn bã, bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong
đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của
tiêu dao trong đó là thức để uống.
Thấy rõ là tinh hoa của chánh
kiến, nhận thức sai lạc là cặn bã; ... [và cứ thế với tám chi ngành
thánh đạo cho đến] ... [90] Không phân tâm là tinh hoa của chánh định,
định tâm sai lạc là cặn bã, bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa
trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào
của tiêu dao trong đó là thức để uống.
8. Thấy rõ là tinh hoa của
chánh kiến, hướng tâm trụ vào là tinh hoa của chánh tư duy, giữ gìn lời
nói là tinh hoa của chánh ngữ, nguồn sanh khởi là tinh hoa của chánh
hành, làm cho sạch là tinh hoa của chánh mạng, nỗ lực là tinh hoa của
chánh tinh tấn, thiết lập là tinh hoa của chánh niệm, không phân tâm là
tinh hoa của chánh định.
Thiết lập là tinh hoa của yếu
tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, tìm hiểu là tinh hoa của yếu tố tạo
thành giác ngộ của đi tìm sự thật; chan hòa là tinh hoa của yếu tố tạo
thành giác ngộ của hỉ, an tịnh là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ
của tĩnh lặng, không phân tâm là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ
của định, tư duy là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình
thản.
Tính không lay chuyển vì không
tin là tinh hoa của tín lực, tính không lay chuyển vì lười biếng là tinh
hoa của tấn lực, tính không lay chuyển vì xao lãng là tinh hoa của niệm
lực, tính không lay chuyển vì dao động là tinh hoa của định lực, tính
không lay chuyển vì vô minh là tinh hoa của tuệ lực.
Cả quyết là tinh hoa của năng
lực gây ảnh hưởng của tín; nỗ lực là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng
của tấn; thiết lập là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm,
không phân tâm là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của định, thấy rõ
là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
Theo nghĩa ưu thắng, các năng
lực gây ảnh hưởng là tinh hoa; theo tính không lay chuyển, các lực là
tinh hoa; theo nghĩa lối thoát, các yếu tố tạo thành giác ngộ là tinh
hoa; theo nghĩa nguyên nhân, đạo lộ là tinh hoa; theo nghĩa thiết lập,
các nền tảng của quán niệm là tinh hoa, theo nghĩa nỗ lực, các chánh
tinh tấn là tinh hoa; theo nghĩa thành công, nền tảng của thành tựu là
tinh hoa; theo nghĩa chân như (thực tại), các Sự Thực là tinh hoa.
[2]
Theo nghĩa không phân tâm, tĩnh
lặng là tinh hoa, theo nghĩa quán tưởng, quán thực tánh là tinh hoa.
Theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, tĩnh lặng và quán thực tánh là
tinh hoa. Theo nghĩa không vượt quá nhau, sóng đôi là tinh hoa.
Theo nghĩa thu thúc, thanh lọc
giới là tinh hoa, theo nghĩa không tán loạn, thanh lọc tâm là tinh hoa;
theo nghĩa thấy rõ, thanh lọc quan điểm là tinh hoa; [91] theo nghĩa tự
tại, giải thoát là tinh hoa; theo nghĩa hiểu rõ, trí sáng suốt là tinh
hoa; theo nghĩa dứt bỏ, tiêu dao là tinh hoa; theo nghĩa cắt đứt, trí về
hoại diệt là tinh hoa.
Theo nghĩa lấy nguồn gốc làm
nền tảng, ước muốn là tinh hoa; theo nghĩa nguồn sanh khởi, chú ý suy
xét là tinh hoa; theo nghĩa phối hợp, xúc là tinh hoa; theo nghĩa nơi
gặp gỡ, cảm nghiệm là tinh hoa; theo nghĩa trước tiên, định là tinh hoa;
theo nghĩa ưu thắng, quán niệm là tinh hoa; theo nghĩa cao cả nhất, tuệ
là tinh hoa; theo nghĩa cốt lõi, tiêu dao là tinh hoa; theo nghĩa chấm
dứt, nibbana xuất khởi từ không còn sanh tử là tinh hoa.
LUẬN VỀ TINH HOA ĐỂ UỐNG.
PHẦN THUẬT KỂ
CHẤM DỨT PHẦN THỨ NHẤT
Đây là mục lục của phần thứ
nhất:
Trí, quan điểm, hơi thở và năng lực gây ảnh hưởng,
Rồi đến giải thoát là thứ năm,
Kế là cảnh giới tái sanh tới, hành vi và các điên đảo,
Các Đạo lộ, ‘tinh hoa để uống’: là mười.
[1]
<đọc Phần Giới Thiệu nói đến rasa và vimuttirasa>
[2]
Viết là iddhipādā maṇḍo, tathaṭṭhena saccā maṇḍo, avikkhepaṭṭhena.
-ooOoo-