[CHƯƠNG
VI - SANH VÀ DIỆT]
283. Thế nào là tuệ quán sự
biến đổi của các hiện tượng đang hiện khởi là trí quán sanh diệt?
284. Vật thể đang hiện khởi là
[vật thể] đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc
tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí. Cảm nghiệm đang
hiện khởi... Nhận thức đang hiện khởi... Tạo lập tâm trạng đang hiện
khởi... Thức đang hiện khởi đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh
này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí.
Mắt đang hiện khởi... [và cứ
thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Trở thành đang
hiện khởi là hiện hữu đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là
sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí.
285. Người thấy sự sanh của năm
tập hợp thì thấy được bao nhiêu đặc tính của chúng? Người thấy sự diệt
của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu đặc tính của chúng? Người thấy
sự sanh diệt của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu bao nhiêu đặc tính
của chúng?
Người thấy sự sanh của năm tập
hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự diệt của năm tập
hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự sanh diệt của năm
tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. [55]
286. Người thấy sự sanh của tập
hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt của tập
hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh diệt
của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh
của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được bao nhiêu đặc tính?... của tập hợp
nhận thức...? ... của tập hợp tạo lập tâm trạng...? Người thấy được sự
sanh của tập hợp thức thì thấy bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt
của tập hợp thức thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh
diệt của tập hợp thức thì thấy được bao nhiêu đặc tính?
Người thấy sự sanh của tập hợp
vật thể thì thấy được năm đặc tính, người thấy sự diệt của nó thì thấy
năm đặc tính, người thấy sự sanh diệt của nó thì thấy được mười đặc
tính. Người thấy được sự sanh của tập hợp cảm nghiệm... của tập hợp nhận
thức... của tập hợp tạo lập tâm trạng... Người thấy sự sanh của tập hợp
thức thì thấy được năm đặc tính, người thấy sự diệt của nó thì thấy được
năm đặc tính, người thấy được sự sanh diệt của nó thì thấy mười đặc
tính.
287. Người thấy sự sanh của tập
hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy sự sanh của tập hợp
vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của
vô minh nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập
hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi
của khao khát nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh
của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự
sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma) nên có sanh khởi của
vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có
điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của dưỡng tố nên có sanh khởi
của vật thể. Người thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được
sự sanh của tập hợp vật thể.
Người thấy sự sanh của tập hợp
vật thể thì thấy được năm đặc tính này.
Người thấy sự diệt của tập hợp
vật thể thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy sự diệt của tập hợp
vật thể theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của
vô minh nên có sự đoạn diệt của vật thể. Người thấy sự diệt của
tập hợp vật thể theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn
diệt của khao khát ... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo
quả (kamma)... Với sự đoạn diệt của dưỡng tố nên có sự đoạn
diệt của vật thể. Người thấy [56] đặc tính biến đổi thì thấy được
sự diệt của tập hợp vật thể.
Người thấy sự diệt của tập hợp
vật thể thì thấy được năm đặc tính này.
Người thấy sanh diệt thì thấy
được mười đặc tính này.
288. Người thấy sự sanh của tập
hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy sự sanh của tập hợp
cảm nghiệm theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi
của vô minh nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Người thấy sự
sanh của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy:
Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của hành vi
tạo quả (kamma)... Với sự sanh khởi của xúc chạm nên có sự
sanh khởi của cảm nghiệm. Người thấy đặc tính của sự phát sanh
thì thấy được sự sanh của tập hợp cảm nghiệm.
Người thấy sự sanh của tập hợp
cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính này.
Người thấy sự diệt của tập hợp
cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy sự diệt của tập hợp
cảm nghiệm theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt
của vô minh... Với sự đoạn diệt của khao khát... Với sự
đoạn diệt của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự đoạn diệt
của xúc chạm nên có đoạn diệt của cảm nghiệm. Người thấy đặc tính
biến đổi thì thấy được sự diệt của tập hợp cảm nghiệm.
Người thấy sự diệt của tập hợp
cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính này.
Người thấy sanh diệt thì thấy
được mười đặc tính này.
289. Người thấy sự sanh của tập
hợp nhận thức thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy sự sanh của tập hợp
nhận thức... [hoàn tất như ở đ. 288].
Người thấy sanh diệt thì thấy
được mười đặc tính này.
290. Người thấy sự sanh của tập
hợp tạo lập tâm trạng thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy sự sanh của tập hợp
tạo lập tâm trạng... [hoàn tất như ở đ. 288].
Người thấy sanh diệt thì thấy
được mười đặc tính này.
291. Người thấy sự sanh của tập
hợp thức thì thấy được năm đặc tính nào?
Người thấy được sự sanh của tập
hợp thức theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi
của vô minh... Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự
sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự sanh khởi
của tâm thức-vật thể nên có sự sanh khởi của thức. Người [57]
thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp
thức.
Người thấy sự sanh của tập hợp
thức thì thấy năm đặc tính này.
Người thấy sự diệt của tập hợp
thức thì thấy năm đặc tính nào?
Người thấy sự diệt của tập hợp
thức theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của
vô minh... Với sự đoạn diệt của khao khát... Với sự đoạn diệt
của hành vi tạo quả... Với sự đoạn diệt của tâm
thức-vật thể nên có sự đoạn diệt của thức. Người thấy đặc tính của
biến đổi thấy được sự đoạn diệt của tập hợp thức.
Người thấy sanh diệt thì thấy
được mười đặc tính này.
292. Người thấy sự sanh của năm
tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính này; người thấy sự diệt của
năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính này; người thấy sự sanh
diệt của chúng thì thấy được năm mươi đặc tính này.
293. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện hữu là trí quán sanh
diệt.’
294. Tập hợp vật thể có bốn yếu
tố chính* làm căn nguyên; ba tập hợp tâm kia là cảm nghiệm, nhận thức và
tạo lập tâm trạng có xúc làm căn nguyên; còn tập hợp thức có tâm
thức-vật thể làm căn nguyên của nó (đọc M iii 17)
*
bốn yếu tố chính là: đất, nước, gió, lửa. Dịch theo M iii 17.
[CHƯƠNG VII - DIỆT]
295. Thế nào là tuệ quán sự
diệt [của tâm] sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực
tánh?
296. Tâm có vật thể làm đối
tượng khởi lên và diệt đi. Sau khi quán tưởng điều ấy xong, tỳ kheo quán
sự diệt của tâm đó.
Vị ấy quán: người ấy quán ra
sao? Người ấy quán vô thường, chứ không quán trường tồn; vị ấy quán khổ
đau [58] chứ không quán vui sướng, vị ấy quán không phải là ngã chứ
không quán là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không lấy làm ưa thích; làm
cho lòng tham phai nhạt đi, vị ấy không khêu gợi nó; vị ấy làm cho diệt
tận, chứ không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, chứ không nắm giữ. Khi quán vô
thường vị ấy từ bỏ nhận thức về trường tồn; khi quán khổ vị ấy từ bỏ
nhận thức về vui sướng; khi quán không phải là ngã vị ấy từ bỏ nhận thức
về ngã; khi vị ấy trở nên nhàm chán vị ấy từ bỏ ưa thích; khi lòng tham
của vị ấy phai nhạt đi, vị ấy từ bỏ tham; khi vị ấy làm cho diệt tận, vị
ấy từ bỏ sanh khởi; khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.
Tâm có cảm nghiệm làm đối tượng
khởi lên... [hoàn tất như trên]...
Tâm có nhận thức làm đối tượng
khởi lên...
Tâm có tạo lập tâm trạng khởi
lên...
Tâm có thức làm đối tượng khởi
lên... [hoàn tất như trên]... khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.
Tâm có mắt làm đối tượng khởi
lên... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]...
Tâm có già và chết làm đối
tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]... khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không
nắm giữ.
297. Sự thay thế đối tượng
Sự thuyên chuyển tuệ tri
Năng lực tạo chú ý - Đây là
Quán thực tánh theo sau tư duy.
Thấy cả hai giống nhau
Do suy luận từ một đối tượng,
Chú tâm vào diệt - đây là
Quán thực tánh trong tướng diệt.
Sau khi suy tưởng về đối tượng
Vị ấy quán hoại diệt,
từ đó biểu lộ rỗng không - đây
là quán thực tánh tăng thượng
Thuần thục về ba quán tưởng,
Và cả về quán thực tánh bốn phần,
Thuần thục ba biểu hiện
Các quan điểm sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.
298. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ quán sự diệt [của tâm] sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán
thực tánh.’
[59]
[CHƯƠNG VIII - BIỂU HIỆN HÃI HÙNG]
299. Thế nào là tuệ về biểu
hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm?
300. (1. a) Tuệ về biểu hiện
hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng’ là
trí quán nguy hiểm. Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tiếp tục tái
diễn hiện hữu là hãi hùng’... ‘Điều kiện để còn sanh tử là
hãi hùng’... ‘Tích lũy là hãi hùng’... ‘Kết sanh là hãi
hùng’... ‘Cảnh giới sẽ tái sanh vào là hãi hùng’... ‘Sanh sản
là hãi hùng’... ‘Tái sanh khởi là hãi hùng’... ‘Sanh là
hãi hùng’... ‘Già là hãi hùng’... ‘Bệnh là hãi hùng’... ‘Chết
là hãi hùng’... ‘Khổ não là hãi hùng’... ‘Ta thán là hãi
hùng’... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy ‘Tuyệt vọng là
hãi hùng’ là trí quán nguy hiểm.
(1. b) Trí về trạng thái an
lạc (santipada) là điều này: ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện
hữu là an ổn’. Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘không tiếp tục tái
diễn hiện hữu là an ổn’ ... [và cứ thế với 15 ý niệm còn lại liệt kê ở
đ. 18]... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Không tuyệt vọng là an
ổn’.
(1. c) Trí về trạng thái an
lạc là điều này: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng, không sanh
khởi là an ổn’... [và cứ thế như ở đ. 18]... Trí về trạng thái an lạc là
điều này: ‘Tuyệt vọng là hãi hùng và không tuyệt vọng là an ổn’.
301. (2.a) Tuệ về biểu hiện hãi
hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau’ là trí quán nguy
hiểm... [và cứ thế như ở đ. 19]... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy
‘Tuyệt vọng là khổ đau’ là trí quán nguy hiểm.
(2.b) Trí về trạng thái an lạc
là điều này ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn
hảo’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không tuyệt vọng là hạnh
phúc toàn hảo’.
(2.c) Trí về trạng thái an lạc
là điều này: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau, không còn nguồn
sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo’... Trí về trạng thái an
lạc là điều này: ‘Tuyệt vọng là khổ đau, Không tuyệt vọng là hạnh phúc
toàn hảo’.
302. (3.a) Tuệ về biểu hiện hãi
hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục’ là trí quán nguy
hiểm... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tuyệt vọng là thế tục’ là
trí quán nguy hiểm. [60]
(3.b) Trí về trạng thái an lạc
là điều này ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục’...
Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không tuyệt vọng là phi thế tục’.
(3.c) Trí về trạng thái an lạc
là điều này ‘Tuyệt vọng là thế tục, không tuyệt vọng là phi thế tục’.
303. (4.a) Tuệ về biểu hiện hãi
hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hành vi tạo quả’ là trí
quán nguy hiểm... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tuyệt vọng là hành
vi tạo quả’ là trí quán nguy hiểm.
(4.b) Trí về trạng thái an lạc
là điều này ‘Không còn nguồn sanh khởi là nibbana, không tuyệt vọng là
nibbana’.
(4.c) Trí về trạng thái an lạc
là điều này ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả, không
còn sanh khởi của hiện hữu là nibbana’... Trí về trạng thái an lạc là
điều này ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả, không tuyệt vọng là nibbana.’
304. Vị ấy quán khổ đau
Nguồn sanh khởi của hiện hữu,
tiếp tục tái diễn hiện hữu, và điều kiện để còn sanh tử,
Tích lũy, kết sanh -
Và đây là trí quán về nguy
hiểm của vị ấy.
Vị ấy quán là hạnh phúc toàn
hảo:
Không còn nguồn sanh khởi của
hiện hữu, không tiếp tục tái diễn hiện hữu, không có điều kiện để còn
sanh tử,
không tích lũy, không kết sanh
-
Và đây là trí quán về an lạc
của vị ấy.
Trí quán về nguy hiểm có
Năm nguồn cội;
Trí quán về an lạc cũng có năm
-
Vị ấy hiểu rõ cả mười trí ấy.
Thuần thục hai loại trí này
Các quan điểm sai lạc khác sẽ
không lay chuyển vị ấy.
305. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm.’
[CHƯƠNG IX - BÌNH THẢN TRƯỚC HÀNH VI TẠO QUẢ]
306. Thế nào là tuệ muốn
giải thoát, tư duy và điềm tĩnh,* là trí bình thản trước các hành vi tạo
quả? (cf. Thag 270 và ThagA).
*
santiṭṭhanā: điềm tĩnh.
307. Tuệ muốn giải thoát, tư
duy và điềm tĩnh, [bận bịu với] nguồn sanh khởi của hiện hữu là
trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ muốn giải thoát, tư duy, và
điềm tĩnh, [bận bịu với] tiếp tục tái diễn hiện hữu... [và
cứ thế với 15 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 18]... Tuệ muốn giải thoát, tư
duy và điềm tĩnh, [bận bịu với] tuyệt vọng là trí bình thản trước
hành vi tạo quả.
308. Tuệ muốn giải thoát, tư
duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau’ là
trí bình thản trước hành vi tạo quả [61]... Tuệ muốn giải thoát, tư duy
và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là khổ đau’ là trí bình thản trước
hành vi tạo quả.
309. Tuệ muốn giải thoát, tư
duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng’ là
trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và
điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là hãi hùng’ là trí bình thản trước hành
vi tạo quả.
310. Tuệ muốn giải thoát, tư
duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục’ là
trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và
điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là thế tục’ là trí bình thản trước hành
vi tạo quả.
311. Tuệ muốn giải thoát, tư
duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi
tạo quả’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát,
tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả’ là trí bình
thản trước hành vi tạo quả.
312. Nguồn sanh khởi
của hiện hữu là các hành vi tạo quả; vị ấy vô can nhìn các hành vi
tạo quả với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả.
Cả hai hành vi tạo quả và lòng bình thản đều là hành vi tạo tác; vị ấy
vô can nhìn các hành vi tạo tác ấy với lòng bình thản: như vậy là bình
thản trước hành vi tạo quả. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là
hành vi tạo quả... Tuyệt vọng là hành vi tạo quả, vị ấy vô can
nhìn các hành vi tạo quả với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước
hành vi tạo quả. Cả hai hành vi tạo quả và lòng bình thản đều là hành vi
tạo tác; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo tác ấy với lòng bình thản:
như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả.
313. Với người thế tục, có bao
nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả?
Với người thế tục, có tám cách
điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.
314. Với người hữu học (còn tu
tập), có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi
tạo quả? Với người không còn tham, có bao nhiêu cách điều hướng tâm để
được bình thản trước hành vi tạo quả? [62] Với người thế tục, có hai
cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả. Với người
hữu học (còn tu tập), có ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước
hành vi tạo quả. Với người không còn tham, có ba cách điều hướng tâm để
được bình thản trước hành vi tạo quả.
315. Với người thế tục, hai
cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?
Người thế tục hoặc thích thú
bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh. Với
người thế tục, đây là hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước
hành vi tạo quả.
316. Với người hữu học (còn tu
tập), ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là
gì?
Với người hữu học, hoặc ưa
thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực
tánh, hay sau khi quán tưởng, vị ấy trú vào thành quả đắc được [của đạo
lộ]. Với người hữu học, đây là ba cách điều hướng tâm để được bình thản
trước hành vi tạo quả.
317. Với người không còn tham,
ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?
Với người không còn tham nhìn
bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh, hay sau khi quán
tưởng, trú vào thành quả đắc được
«của
đạo lộ»
hay bằng cách vô can nhìn với lòng bình thản, vị ấy sống trú trong trống
không hay sống trú trong không dấu hiệu hay sống trú trong không ước
nguyện. Với người không còn tham, đây là ba cách điều hướng tâm để được
bình thản trước hành vi tạo quả.
318. Thế nào là sự tương đồng
giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục và của người hữu học?
Khi ưa thích bình thản trước
hành vi tạo quả, người thế tục làm ô nhiễm tâm của mình, và đấy là
chướng ngại cho tu tập, trở ngại cho sự thấu suốt liễu tri, một điều
kiện cho kết sanh trong tương lai. Khi ưa thích bình thản trước hành vi
tạo quả, người hữu học làm ô nhiễm tâm của mình, và đấy là chướng ngại
cho tu tập, trở ngại cho sự thấu suốt liễu tri, một điều kiện cho kết
sanh trong tương lai. Đây là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để
được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục và người hữu học
(còn tu tập).
319. Thế nào là sự tương đồng
giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?
Người thế tục thấy bình thản
trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không
phải là ngã. Người hữu học thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng
quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. Người không
còn tham thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô
thường, khổ đau và không phải là ngã. [63] Đây là sự tương đồng giữa
cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người
thế tục, người hữu học và người không còn tham.
320. Thế nào là sự khác biệt
giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?
Với người thế tục, bình thản
trước hành vi tạo quả là thiện. Với người hữu học, bình thản trước hành
vi tạo quả là thiện. Với người không còn tham, bình thản trước hành vi
tạo quả là bất định. Đây là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để
được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu
học và của người không còn tham theo nghĩa thiện và bất thiện.
321. Thế nào là sự khác biệt
giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?
Với người thế tục, bình thản
trước hành vi tạo quả đôi khi được nhận ra rõ ràng, đôi khi không được
nhận ra rõ ràng. Với người hữu học, đôi khi được nhận ra rõ ràng, đôi
khi không được nhận ra rõ ràng. Với người không còn tham, bình thản
trước hành vi tạo quả luôn luôn được nhận ra rõ ràng. Đây là sự khác
biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo
quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa
điều được nhận ra và không được nhận ra.
322. Thế nào là sự khác biệt
giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?
Người thế tục thấy bình thản
trước hành vi tạo quả với quán thực tánh còn non xanh. Người hữu học
thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh còn non xanh.
Người không còn tham thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực
tánh đã chín mùi. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để
được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và
người không còn tham theo nghĩa chín mùi và không chín mùi.
323. Thế nào là sự khác biệt
giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?
Người thế tục thấy rõ bình thản
trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh để chứng đạo lộ nhập giòng do
từ bỏ ba kết buộc. Người hữu học thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả
bằng quán thực tánh để chứng [đạo lộ] cao hơn, sau khi ba kết buộc đã bị
từ bỏ. Người không còn tham thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả với
quán thực tánh để sống trú trong hạnh phúc toàn hảo ở ngay đây và ngay
bây giờ, sau khi tất cả các nhiễm lậu đã bị đoạn diệt. Đây là sự khác
biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo
quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa
cái gì bị từ bỏ và không bị từ bỏ. [64]
324. Thế nào là sự khác biệt
giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của
người thế tục, người hữu học và người không còn tham?
Người thế tục hoặc ưa thích
bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh. Với
người hữu học, hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ
nó bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, vị ấy chứng trú vào
thành quả đắc được [của đạo lộ]. Với người không còn tham nhìn bình thản
trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, chứng
trú vào thành quả đắc được
«của
đạo lộ»
hay bằng cách vô can nhìn với lòng bình thản, vị ấy sống trú trong trống
không hay sống trong không biểu tượng hay sống trong không ước nguyện.
Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước
hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không
còn tham theo nghĩa sống trú và thành đạt.
325. Có bao nhiêu loại bình
thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng? Có bao nhiêu loại bình thản
trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh?
Tám loại bình thản trước hành
vi tạo quả nhờ tĩnh lặng. Mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ
quán thực tánh.
326. Tám loại bình thản trước
hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng là gì?
Tuệ tư duy đến chướng ngại với
mục đích chứng đạt sơ thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành
vi tạo quả. Tuệ tư duy đến hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng
với mục đích chứng đạt nhị thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước
hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về hỉ với mục đích chứng đạt tam thiền và
điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về lạc
và khổ với mục đích chứng đạt tứ thiền và điềm tĩnh, là trí bình thản
trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về sắc thể, nhận thức về
chống đối và nhận thức về sai biệt với mục đích chứng đạt cõi không gian
vô biên và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư
duy đến nhận thức về cõi không gian vô biên với mục đích chứng đạt cõi
thức vô biên và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ
tư duy đến nhận thức về cõi thức vô biên với mục đích chứng đạt cõi
không có gì và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ
tư duy đến nhận thức về cõi không có gì với mục đích chứng đạt cõi không
có nhận thức cũng không phải không có nhận thức và điềm tĩnh, là trí
bình thản trước hành vi tạo quả.
Đây là tám loại bình thản trước
hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng.
327. Mười loại bình thản trước
hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh là gì? [65]
Tuệ tư duy về nguồn sanh
khởi của hiện hữu, tiếp tục tái diễn của hiện hữu, điều
kiện để còn sanh tử, tích lũy, kết sanh, cảnh giới sẽ tái sanh, tái
xuất hiện, sanh, già, bệnh, chết, sầu não, ta thán, tuyệt vọng, và về
điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt đạo lộ nhập giòng là trí về bình thản
trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu,...
tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt quả vị nhập giòng là
trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ... đạo lộ trở lại một lần...
quả vị trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... quả vị không trở
lại... đạo lộ arahant... <quả vị arahant... sống trú trong trống
không...> Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu,... tuyệt vọng, và
về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt an trú trong không dấu hiệu>, và về
điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả.
Đây là mười loại bình thản
trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.
328. Có bao nhiêu loại bình
thản trước hành vi tạo quả là thiện? Có bao nhiêu bất thiện? Có bao
nhiêu bất định tính?
Có mười lăm loại bình thản
trước hành vi tạo quả là thiện. Có ba loại bình thản trước hành vi tạo
quả là bất định tính. Không có loại bình thản trước hành vi tạo quả bất
thiện.
329. [Bây giờ] tuệ về tư duy
Và điềm tĩnh [như sau]:
Tám lãnh vực của tâm
Là: hai cho người thế tục
Và ba cho người hữu học
Và ba cho người đã hết tham, qua đó
Tâm của vị đó đã quay đi.
Với định, có tám điều kiện,
Và có mười lãnh vực cho trí, nữa
Chúng tạo thành mười tám loại
Bình thản trước hành vi tạo quả,
Tự chúng làm điều kiện cho
[Cả] ba loại giải thoát.
[Nên] người đã có tuệ
Khiến cho [tất cả] 18 hình thái này xảy ra
Thuần thục về bình thản
Trước hành vi tạo quả, và vì thế
Các nhận thức sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.
330. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, là trí về các loại bình thản
trước hành vi tạo quả.’
[CHƯƠNG X - CHUYỂN TÁNH]
331. Thế nào là tuệ trồi lên
và quay đi từ bên ngoài là trí chuyển tánh?
332. Nó vượt qua nguồn
sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó vượt qua
tiếp tục tái diễn hiện hữu... điều kiện để còn sanh tử...
tích lũy... kết sanh... cảnh giới sẽ tái sanh vào... sanh sản... tái
sanh khởi... sanh... già... bệnh... chết... sầu não... ta thán... nó
vượt qua tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó vượt qua biểu tượng
của hành vi tạo quả bên ngoài,* như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào2*
không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó
nhập vào vô sanh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy là chuyển
tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.
*
vượt qua biểu tượng của
hành vi tạo quả bên ngoài là trồi lên khỏi giới vực của hành vi tạo quả,
được gọi là ‘bên ngoài’ vì nibbana không do điều kiện tạo thành
nằm ở bên ngoài (Pm. 866).
2*pakkhandati
có nghĩa là anupavisati: nhập vào, đi vào (Pm. 866).
Sau khi vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó
nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển
tánh. Sau khi vượt qua sanh, nó nhập vào vô sanh... Sau khi vượt qua
tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy là chuyển tánh. Sau
khi vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn
diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.
333. Nó trồi lên từ nguồn sanh
khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó trồi lên từ tuyệt
vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó trồi lên từ biểu tượng của hành vi
tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.
Nó nhập vào không còn nguồn
sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó nhập vào không
tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana,
như vậy nó là chuyển tánh.
Sau khi trồi lên từ nguồn sanh
khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu,
như vậy nó là chuyển tánh... [67] Sau khi trồi lên từ tuyệt vọng, nó
nhập vào không tuyệt vọng... như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi trồi lên
từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt,
nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.
334. Nó quay đi từ nguồn sanh
khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó quay đi từ tuyệt vọng,
như vậy nó là chuyển tánh. Nó quay đi từ biểu tượng của hành vi tạo quả
bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.
Nó nhập vào không còn nguồn
sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó nhập vào không
tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana,
như vậy nó là chuyển tánh.
Sau khi quay đi từ nguồn sanh
khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn sanh khởi của hiện hữu, như vậy
nó là chuyển tánh... Sau khi quay đi từ tuyệt vọng, nó nhập vào không
tuyệt vọng... như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi quay đi từ biểu tượng
của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy
nó là chuyển tánh.
335. Có bao nhiêu ý niệm về
chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng? Có bao nhiêu ý niệm về chuyển tánh
khởi lên nhờ quán thực tánh?
Có tám ý niệm về chuyển tánh
khởi lên nhờ tĩnh lặng. Có mười ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán
thực tánh.
336. Tám ý niệm về chuyển tánh
khởi lên nhờ tĩnh lặng là gì? Để chứng sơ thiền, nó vượt qua chướng
ngại, như vậy là chuyển tánh. Để chứng nhị thiền... [và cứ thế như ở đ.
326 cho đến]... [68] Để chứng cõi không có nhận thức cũng không phải
không có nhận thức, nó vượt qua nhận thức về cõi không có gì, như vậy nó
là chuyển tánh.
Đây là tám ý niệm về chuyển
tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng.
337. Mười ý niệm về chuyển tánh
khởi lên nhờ quán thực tánh là gì? Để chứng đạo lộ nhập giòng, nó vượt
qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... [và cứ
thế như ở đ. 327 cho đến]... tuyệt vọng, biểu tượng của hành vi tạo quả
bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh. Để chứng quả vị nhập giòng, nó
vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy là chuyển tánh. Để chứng
đạo lộ trở lại một lần... quả vị trở lại một lần... đạo lộ không trở
lại... quả vị không trở lại... đạo lộ arahant... <quả vị arahant... sống
trú trong trống không...> Để chứng <không biểu tượng> nó vượt qua
nguồn sanh khởi của hiện hữu, tuyệt vọng, biểu tượng của hành vi tạo quả
bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.
Đây là mười loại bình thản
trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.
338. Có bao nhiêu ý niệm chuyển
tánh thiện? Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất thiện? Có bao nhiêu ý
niệm chuyển tánh bất định tính?
Có mười lăm ý niệm chuyển tánh
thiện. Ba ý niệm chuyển tánh bất định tính. Không có bao nhiêu ý niệm
chuyển tánh bất thiện.
339. Vật thể và phi vật thể,
Ước nguyện và không ước nguyện,
Bị kết buộc và không kết buộc,
trồi lên và không trồi lên.
Với định, có tám điều kiện,
Và có mười lãnh vực cho trí, nữa
Tạo thành mười tám loại của
Trạng thái chuyển tánh
Tự chúng làm điều kiện cho
[Cả] ba loại giải thoát.
[Nên] người có tuệ đã
Khiến cho [tất cả] 18 hình thái này xảy ra
Thuần thục về quay đi
như thuần thục về trồi lên, và vì thế
Các quan điểm sai khác kia sẽ không lay chuyển vị ấy.
340. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là chuyển tánh.’ [69]
[CHƯƠNG XI - ĐẠO LỘ]
341. Thế nào là tuệ trồi lên
và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ?
342. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
nhập giòng:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ
(a) trồi lên từ quan điểm sai lạc, và nó trồi lên từ nhiễm lậu và từ các
tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả
các biểu tượng; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay
đi khỏi cả hai bên’.
Chánh tư duy theo nghĩa hướng
tâm trụ vào (a) trồi lên...
Chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn
lời nói (a) trồi lên...
Chánh hành theo nghĩa nguồn
sanh khởi (a) trồi lên...
Chánh mạng theo nghĩa giữ cho
sạch (a) trồi lên...
Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ
lực (a) trồi lên...
Chánh niệm theo nghĩa thiết lập
(a) trồi lên...
Chánh định theo nghĩa không
phân tâm (a) trồi lên từ định sai lạc và nó trồi lên từ các nhiễm lậu và
từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ
tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và
quay đi khỏi cả hai bên’.
343. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
trở lại một lần:
Chánh kiến theo nghĩa thấy
[70]... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ những kết
buộc thô của ham muốn ái dục và của sự đối kháng lại, từ những
khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại,
trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b)
từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu*; như vậy nên nói: ‘Trí
về đạo lộ là tuệ về trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.
*
dấu hiệu là biểu tượng của năm tập hợp. Đọc Vism. XXIII đ. 13.
344. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
không trở lại:
Chánh kiến theo nghĩa thấy...
chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ những kết buộc còn
xót lại của ham muốn ái dục và của sự chống đối, từ những khuynh hướng
ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự đối kháng lại, xuất
khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ
bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về
đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.
345. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
Arahant:
Chánh kiến theo nghĩa thấy...
chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ ham muốn hiện hữu
cõi sắc giới, từ ham muốn hiện hữu cõi vô sắc giới, từ ngã mạn, từ dao
động, từ vô minh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu
hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ về trồi lên và quay đi từ
cả hai bên’.
346. Vị ấy thiêu đốt (đọc từ
PsA là jhāpeti) cái không sanh bằng cái sanh,
Từ đó jhāna có tên như thế
Nhờ thuần thục về giải thoát jhana
Các quan điểm sai khác sẽ không lay chuyển vị ấy
Nếu sau khi định, vị ấy thấy bằng trí trực quán
và cũng thế, sau trí trực quán, vị ấy tập trung
Thì quán thực tánh và tĩnh lặng tăng cấp
Và buộc đều vào nhau
Thấy hành vi tạo quả là khổ
và đoạn diệt là lạc
Tuệ từ hai trồi lên này
Chạm trạng thái Vô sanh
vị ấy biết rõ con đường giải thoát
Thuần thục trong khác biệt và nhất điểm
Khi thuần thục trong hai loại trí ấy
Các quan điểm sai khác sẽ không lay chuyển vị ấy.
347. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ’.
[71]
[CHƯƠNG XII - QUẢ VỊ]
348. Thế nào là tuệ về làm
lắng dịu nỗ lực* là trí về quả?
*
Đọc chú thích ở đ. 27 Luận I về nỗ lực.
349. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
nhập giòng:
Chánh kiến theo nghĩa thấy trồi
lên từ quan điểm sai lạc, và nó trồi lên từ nhiễm lậu và từ các tập hợp
do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu.
Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.
Chánh tư duy theo nghĩa hướng
tâm trụ vào trồi lên...
Chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn
lời nói trồi lên...
Chánh hành theo nghĩa nguồn
sanh khởi trồi lên...
Chánh mạng theo nghĩa giữ cho
sạch trồi lên...
Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ
lực trồi lên...
Chánh niệm theo nghĩa thiết lập
trồi lên...
Chánh định theo nghĩa không tán
loạn trồi lên từ định sai lạc và nó trồi lên từ các nhiễm lậu và từ các
tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các
dấu hiệu. Chánh định [72] khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả
của đạo lộ.
350. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
trở lại một lần:
Chánh kiến theo nghĩa thấy...
chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ những kết buộc thô của
ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm
thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, trồi lên từ những nhiễm
lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ
tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây
là quả của đạo lộ.
351. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
không trở lại:
Chánh kiến theo nghĩa thấy...
chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ những kết buộc còn xót
lại ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, từ những khuynh hướng ngủ
ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, nó trồi
lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên
ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự
lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.
352. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ
Arahant:
Chánh kiến theo nghĩa thấy...
chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ khao khát hiện hữu cõi
sắc giới, từ khao khát hiện hữu cõi vô sắc giới, từ ngã mạn, từ dao
động, từ vô minh, từ khao khát hiện hữu trở thành, và từ vô minh, và nó
trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ
bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự
lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.
353. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ về lắng dịu nỗ lực là trí về quả’.
[CHƯƠNG XIII - GIẢI THOÁT]
354. Thế nào là tuệ quán bất
toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát?
355. Đến giai đoạn đạo lộ nhập
giòng, các bất toàn sau đây bị cắt bỏ hẳn trong tâm người tu tập:
1.
quan điểm [sai lạc] cho ngã* trường tồn
*sakkāyadiṭṭhi
2.
hoài nghi,
3.
diễn giải sai về giới và nghi lễ,
i.
khuynh hướng tiềm ẩn đến quan điểm [sai
lạc]
ii.
khuynh hướng tiềm ẩn đến hoài nghi
Tâm đã được giải thoát, hoàn
toàn giải thoát khỏi năm bất toàn này với các hình thái ám ảnh của
chúng. [73]
Trí theo nghĩa giải thoát khỏi
các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.
356. Đến giai đoạn đạo lộ trở
lại một lần, các bất toàn sau đây hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu
tập:
4.
kết buộc thô của ham muốn ái dục,
5.
kết buộc thô của sự chống đối lại,
iii.
khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái
dục và
iv.
khuynh hướng ngủ ngầm thô của sự chống đối
lại,
Tâm đã được giải thoát, hoàn
toàn giải thoát khỏi bốn bất toàn này với các hình thái ám ảnh của
chúng.
Trí theo nghĩa giải thoát khỏi
các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.
357. Đến giai đoạn đạo lộ không
trở lại, các bất toàn sau hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:
4.
kết buộc còn xót lại của ham muốn ái dục,
5.
kết buộc còn xót lại của sự chống đối lại,
iii.
khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham
muốn ái dục
iv.
khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của sự
chống đối lại,
Tâm đã được giải thoát, hoàn
toàn giải thoát khỏi bốn bất toàn này với các hình thái ám ảnh của
chúng.
Trí theo nghĩa giải thoát khỏi
các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.
358. Đến giai đoạn đạo lộ
arahant, các bất toàn sau đây hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu
tập:
6.
khao khát [hiện hữu] cõi sắc giới,
7.
khao khát [hiện hữu] cõi vô sắc giới,
8.
ngã mạn,
9.
dao động,
10.
vô minh,
v.
khuynh hướng ngã mạn ngủ ngầm
vi.
khuynh hướng khao khát hiện hữu ngủ ngầm
vii.
khuynh hướng vô minh ngủ ngầm
Tâm đã được giải thoát, hoàn
toàn giải thoát khỏi tám bất toàn này với các hình thái ám ảnh của
chúng.
Trí theo nghĩa điều được biết
tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ
quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.
[CHƯƠNG XIV - DUYỆT XÉT]
359. Thế nào là tuệ quán
thực tánh các hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét?
360. Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập
giòng:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ
đạt được lúc đó, chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào đạt được lúc
đó, chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói..., chánh hành theo nghĩa nguồn
sanh khởi..., [74] chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch..., chánh tinh tấn
theo nghĩa nỗ lực..., chánh niệm theo nghĩa thiết lập..., chánh định
theo nghĩa không phân tâm đạt được lúc đó; yếu tố tạo thành giác ngộ của
niệm theo nghĩa thiết lập đạt được lúc đó, yếu tố tạo thành giác ngộ của
đi tìm sự thực theo nghĩa tìm hiểu..., yếu tố tạo thành giác ngộ của
tinh tấn theo nghĩa nỗ lực..., yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ theo
nghĩa chan hòa..., yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo nghĩa an
tịnh..., yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không phân
tâm..., yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy đạt
được lúc đó;
tín lực theo nghĩa không lay
chuyển vì không tin đạt được lúc đó; tấn lực theo nghĩa không lay chuyển
vì lười biếng..., niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng...,
định lực theo nghĩa không lay chuyển vì dao động..., tuệ lực theo nghĩa
không lay chuyển vì vô minh đạt được lúc đó;
năng lực gây ảnh hưởng của tín
theo nghĩa cả quyết đạt được lúc đó; năng lực gây ảnh hưởng của tinh
tấn..., năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập..., năng
lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm..., năng lực gây
ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa đạt được lúc đó;
các năng lực gây ảnh hưởng theo
nghĩa ưu thắng đạt được lúc đó; các lực theo nghĩa không lay chuyển...,
các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa lối thoát..., đạo lộ theo nghĩa
nguyên nhân..., nền tảng của quán niệm theo nghĩa thiết lập..., nỗ lực
chân chánh theo nghĩa tinh tấn..., nền tảng của thần thông theo nghĩa
thành tựu..., các Sự thực theo nghĩa như thực (chân thực) đạt được lúc
đó;
tĩnh lặng theo nghĩa không phân
tâm đạt được lúc đó; quán thực tánh theo nghĩa quán tưởng..., tĩnh lặng
và quán thực tánh theo nghĩa tác dụng duy nhất..., sóng đôi theo nghĩa
không vượt quá nhau đạt được lúc đó;
thanh lọc giới theo nghĩa chế
ngự đạt được lúc đó; thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm..., thanh
lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ..., giải thoát theo nghĩa được tự
do..., minh trí theo nghĩa hiểu rõ..., tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ...,
trí hoại diệt theo nghĩa cắt đứt đạt được lúc đó; [75]
theo nghĩa nguồn gốc, hăng hái
đạt được lúc đó; theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét...; theo nghĩa phối
hợp lại, xúc..., theo nghĩa gặp gỡ, cảm nghiệm..., theo nghĩa đi trước,
định...; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm...; theo nghĩa cao cả nhất,
tuệ... theo nghĩa cốt lõi (hương vị), tiêu dao...; theo nghĩa kết thúc,
nibbana trồi lên từ bất tử đạt được lúc đó.
Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt
xét. Các trạng thái này đạt được lúc đó.
361. Ở khoảnh khắc quả vị nhập
giòng:
Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ
đạt được lúc đó, chánh tư duy... [và cứ thế như ở đ. 360 cho đến]...,
tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ..., trí về không sanh khởi theo nghĩa lắng
dịu đạt được lúc đó; ước muốn theo nghĩa nguồn gốc đạt được lúc đó; suy
xét... [và cứ thế như ở đ. 360 cho đến]..., nibbana, trồi lên từ bất tử
theo nghĩa kết thúc, đạt được lúc đó.
Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt
xét. Các trạng thái này lúc đó khởi lên.
362. Ở khoảnh khắc đạo lộ trở
lại một lần:
... [như ở đ. 360 cho đến]...
363. Ở khoảnh khắc quả vị trở
lại một lần:
... [như ở đ. 361 cho đến]...,
364. Ở khoảnh khắc đạo lộ không
trở lại:
... [như ở đ. 360 cho đến]...
365. Ở khoảnh khắc quả vị không
trở lại:
... [như ở đ. 361 cho đến]...,
366. Ở khoảnh khắc đạo lộ
arahant:
... [như ở đ. 360 cho đến]...
367. Ở khoảnh khắc quả vị
arahant:
Chánh kiến... [và cứ thế như ở
đ. 361 cho đến]..., [76] nibbana trồi lên từ bất tử theo nghĩa chấm dứt,
đạt được lúc đó.
Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt
xét. Các trạng thái này đạt được lúc đó.
368. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ quán thực tánh của hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét’.
[CHƯƠNG XV - XÁC ĐỊNH CÁC GIÁC QUAN]
369. Thế nào là tuệ xác định
các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể?
370. Hành giả xác định các giác
quan như thế nào?
Vị ấy xác định mắt, vị ấy xác
định tai,... mũi... lưỡi... thân... vị ấy xác định ý.
371. Hành giả xác định mắt như
thế nào? (Cf. đ 287).
Vị ấy xác định như vầy: Mắt do
vô minh tạo ra. Mắt do thèm khát tạo ra... Mắt do hành động tạo ra...
Mắt do dưỡng tố tạo ra... Mắt được tạo ra do [bám níu] từ bốn yếu tố
chính... Mắt được khởi lên... Vị ấy xác định như vầy: Mắt đã được tạo
ra. Vị ấy xác định như vầy: Mắt, trước không có, đã được tạo ra, sẽ
không hiện hữu. Vị ấy xác định mắt có không gian hữu hạn. Vị ấy xác định
như vầy: Mắt là vô thường, do điều kiện tạo nên, sanh khởi do tùy thuộc,
chịu hủy diệt, chịu diệt mất, chịu tàn tạ, chịu diệt tận. Vị ấy xác định
mắt vô thường, chứ không tồn tại lâu dài; vị ấy xác định mắt là khổ đau,
chứ không phải vui sướng; vị ấy xác định nó không phải là ngã, chứ không
xác định là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không lấy làm ưa thích; làm
cho lòng tham phai nhạt đi, [77] vị ấy không khêu gợi nó; vị ấy làm cho
diệt tận, chứ không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, chứ không nắm giữ. Xác
định là vô thường, vị ấy từ bỏ quan niệm về trường tồn; xác định là khổ
đau, vị ấy từ bỏ quan niệm về vui sướng; xác định không phải là ngã, vị
ấy từ bỏ quan niệm về ngã; trở nên nhàm chán, vị ấy từ bỏ thích thú; tạo
nên phai nhạt, vị ấy từ bỏ ham muốn; tạo nên diệt tận, vị ấy từ bỏ nguồn
sanh khởi; buông bỏ, vị ấy từ bỏ bám giữ. Hành giả xác định mắt như thế
đấy.
372. Hành giả xác định tai như
thế nào?
... [như ở đ. 371]...
373. Hành giả xác định mũi như
thế nào?
... [như ở đ. 371]...
374. Hành giả xác định lưỡi như
thế nào?
... [như ở đ. 371]...
375. Hành giả xác định thân như
thế nào?
... [như ở đ. 371]...
376. Hành giả xác định ý như
thế nào?
... [như ở đ. 371]... Hành giả
xác định ý như thế đấy.
377. Vị đó xác định các ý niệm
như thế ấy. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi
hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định các giác quan là trí
về khác biệt trong căn cứ vật thể’.
[CHƯƠNG XVI - XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BÊN NGOÀI]
378. Thế nào là tuệ xác định
«
đối tượng»
bên ngoài là trí về sự khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]?
379. Hành giả xác định các
«đối
tượng»
bên ngoài như thế nào?
Vị ấy xác định vật hữu hình bên
ngoài, vị ấy xác định âm thanh... mùi... vị... vật xúc chạm được bên
ngoài.
380. Hành giả xác định vật hữu
hình bên ngoài như thế nào?
Vị ấy xác định như vầy: Vật hữu
hình do vô minh tạo ra. Vị ấy ... [và cứ thế như ở đ. 371 cho đến]...
[78] ... buông bỏ, vị ấy từ bỏ bám giữ. Hành giả xác định vật hữu
hình bên ngoài như thế đấy.
381-385. Hành giả xác định âm
thanh bên ngoài... [và cứ thế như ở đ. 372-376 cho đến]... Hành giả xác
định các đối tượng bên ngoài như thế đấy.
386. [Hành giả xác định các đối
tượng bên ngoài như thế đấy]. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ
theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định
đối tượng bên ngoài là trí về sự khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật
thể]’. [79]
[CHƯƠNG XVII - HÀNH XỬ]
387. Thế nào là tuệ xác định
hành xử là trí biết sự khác biệt trong hành xử?
388. Hành xử có ba loại: hành
xử của tâm, hành xử của si mê, hành xử của trí.
389. Hành xử của tâm là gì?
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm để thấy các đối tượng hữu hình là hành xử của
tâm. Nghĩa của nhận biết từ mắt thấy đối tượng hữu hình là hành xử của
tâm. Từ đó hệ quả là yếu tố ý [xảy ra] là hành vi hướng đến [đối tượng]
vì các đối tượng hữu hình đã được nhìn thấy là hành xử của tâm. Từ đó hệ
quả là yếu tố nhận biết từ ý [xảy ra] vì hướng đến đối tượng hữu hình là
hành xử của tâm.
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm để nghe âm thanh là hành xử của tâm. Nghĩa của
nhận biết từ tai nghe âm thanh là hành xử của tâm... [và cứ thế như
trên]...
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm để ngửi mùi...
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm để nếm vị...
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm để xúc chạm vật sờ mó được...
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm để nhận biết các đối tượng tâm ý là hành xử của
tâm. Nghĩa của nhận biết về các đối tượng tâm ý như là nhận biết từ ý là
hành xử của tâm. Kết quả từ đó là yếu tố ý [xảy ra] như là hành vi hướng
đến [đối tượng] vì các đối tượng tâm ý đã được nhận biêt là hành xử của
tâm. Kết quả từ đó là yếu tố nhận biết từ ý [xảy ra] vì hướng đến đối
tượng là hành xử của tâm. [80]
390. Hành xử của tâm: theo
nghĩa nào?
Tâm hành xử không có tham: đây
là hành xử của tâm. Tâm hành xử không có sân: đây là hành xử của tâm.
Tâm hành xử không có si:... Tâm hành xử không có ngã mạn (tự hào):...
Tâm hành xử không có quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không có dao
động:... Tâm hành xử không có nghi hoặc:... Tâm hành xử không có khuynh
hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với tham:... Tâm hành xử
không liên kết với sân:... Tâm hành xử không liên kết với si:... Tâm
hành xử không liên kết với ngã mạn (tự hào):... Tâm hành xử không liên
kết với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không liên kết với dao động:
... Tâm hành xử không liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử không liên
kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi
thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành
xử không liên kết với hành vi có thể khiển trách được:... Tâm hành xử
không liên kết với hành vi không thể khiển trách được:... Tâm hành xử
không liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử không liên kết với
hành vi minh bạch:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo an
vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành
xử không liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử không
liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì được
nhận biết [đối tượng]: Đây là hành xử của tâm. Hành xử của tâm ấy là như
thế: đây là một loại hành xử của tâm. Tâm này trong sạch tự bản chất
theo nghĩa không có nhiễm lậu: đây là một loại hành xử của tâm.
Đấy là hành xử của tâm.
391. Hành xử si mê là gì?
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm đến các đối tượng hữu
hình khả ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi
của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự
thúc đẩy của sân đến các đối tượng hữu hình bất khả ý là hành xử của
tâm: hành vi thúc đẩy ấy của sân là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự
chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của si đến các đối
tượng không hẳn tạo [tham hay sân] là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy
ấy của si là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo
chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của ngã mạn như là trói buộc là hành xử
của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của ngã mạn là hành vi của si mê. Hành vi
hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của quan
điểm [sai lạc] như diễn giải sai lạc [81] là hành xử của tâm: hành vi
thúc đẩy ấy của quan điểm [sai lạc] là hành vi của si mê. Hành vi hướng
sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của dao động như
tán loạn là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của dao động là hành vi
của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự
thúc đẩy của nghi hoặc như không kết luận dứt khoát là hành xử của tâm:
hành vi thúc đẩy ấy của nghi hoặc là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự
chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của khuynh hướng
ngủ ngầm như thói quen lâu đời khó thay đổi là hành xử của tâm: hành vi
thúc đẩy ấy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành vi của si mê.
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm các âm thanh là hành
xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành
vi... [và cứ thế như trên]... tham đắm mùi...
... tham đắm vị...
... tham đắm vật xúc chạm
được...
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm các đối tượng tâm ý
là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê.
Hành vi... [và cứ thế như trên]... Hành vi hướng sự chú ý bất định theo
chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành xử
của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành vi của si
mê.
392. Hành xử của si mê: hành xử
của si mê theo nghĩa nào?
Tâm hành xử với tham: Đây là
hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với sân: Đây là hành xử si mê của
tâm. Tâm hành xử với si: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với
ngã mạn: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với quan điểm [sai
lạc]:... Tâm hành xử với dao động... Tâm hành xử với nghi hoặc... Tâm
hành xử với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử liên kết với tham:...
Tâm hành xử liên kết với sân:... Tâm hành xử liên kết với si:... Tâm
hành xử liên kết với ngã mạn:... Tâm hành xử liên kết với quan điểm [sai
lạc]:... [82] Tâm hành xử liên kết với dao động:... Tâm hành xử liên kết
với nghi hoặc:... Tâm hành xử liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm
hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử liên kết với
hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi không thể
khiển trách được: ... Tâm hành xử liên kết với hành vi đen tối:... Tâm
hành xử không liên kết với hành vi minh bạch:...
Tâm hành xử không liên kết với
hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử liên kết với hành vi tạo khổ đau:...
Tâm hành xử không liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử
liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì chưa
biết: đây là hành xử si mê. Hành xử si mê ấy là như thế: đây là một loại
hành xử si mê.
Đây là hành xử si mê.
393. Hành xử của trí là gì?
Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm với mục đích quán vô thường là hành xử của tâm:
sự quán vô thường ấy là hành xử của trí. Hành vi hướng sự chú ý bất định
theo chức năng của tâm với mục đích quán khổ đau... với mục đích quán
không phải là ngã... với mục đích quán nhàm chán... với mục đích quán
hết ham muốn... với mục đích quán đoạn diệt... với mục đích quán buông
bỏ... với mục đích quán hủy diệt... với mục đích quán diệt... với mục
đích quán biến đổi... với mục đích quán không dấu hiệu... với mục đích
quán không ước nguyện... với mục đích quán trống không... với mục đích
quán thực tánh chiếu rọi vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... với
mục đích thấy biết đúng như thật... với mục đích quán hiểm nguy... với
mục đích quán tư duy là hành xử của tâm: hành vi quán tư duy ấy là hành
xử của trí. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với
mục đích quán quay đi là hành xử của tâm: sự quán quay đi ấy là hành xử
của trí. Đạo lộ nhập giòng là hành xử của trí. Quả vị nhập giòng... Đạo
lộ trở lại một lần là hành xử của trí. Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ
không trở lại là hành xử của trí. Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant
là hành xử của trí. Quả vị arahant là hành xử của trí.
394. Hành xử của trí: hành xử
của trí theo nghĩa nào?
Tâm hành xử không có tham: đây
là hành xử của trí. Tâm hành xử không có sân:... Tâm hành xử không có
si:... Tâm hành xử không có ngã mạn:... [83] Tâm hành xử không có quan
điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không có dao động:... Tâm hành xử không
có nghi hoặc:... Tâm hành xử không có khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành
xử không liên kết với tham:... Tâm hành xử không liên kết với sân:...
Tâm hành xử không liên kết với si:... Tâm hành xử không liên kết với ngã
mạn:... Tâm hành xử không liên kết với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành
xử không liên kết với dao động:... Tâm hành xử không liên kết với nghi
hoặc:... Tâm hành xử không liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm
hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử không liên kết
với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi có thể
khiển trách được:... Tâm hành xử liên kết với hành vi không thể khiển
trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi đen tối:... Tâm
hành xử liên kết với hành vi minh bạch:... Tâm hành xử liên kết với hành
vi tạo an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo khổ đau:...
Tâm hành xử liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử không
liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì được
nhận biết: Đây là hành xử của trí. Hành xử si mê ấy là như thế: đây là
một loại hành xử của trí.
Đây là hành xử của trí.
395. Hành xử của tâm là một,
hành xử của si mê là một điều khác, hành xử của trí là một điều khác
nữa.
Trí theo nghĩa điều được biết
tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ
xác định hành xử là trí về sự khác biệt trong hành xử’.
[CHƯƠNG XVIII - CẢNH GIỚI]
396. Thế nào là tuệ xác định
bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới?
397. Có bốn cảnh giới: dục
giới, sắc giới, vô sắc giới và cõi không được kể đến.
398. Cõi dục giới là gì? (đọc
Dhs 1280)
Kể từ địa ngục Avīci
phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên Paranimmitavasavatti phía
trên, các tập hợp, các yếu tố, các nền tảng, vật thể, cảm nghiệm, nhận
thức, tạo lập tâm trạng và thức hiện hữu trong khoảng cách này, có giới
vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi dục giới.
399. Cõi sắc giới là gì? [84]
(đọc Dhs 1282)
Kể từ Thế giới Brahmā
phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên Akaniṭṭha phía trên, các
trạng thái tâm và tâm phụ tùy trong người đã chứng [cảnh giới đó nhờ
thiền định] hay người đã được tái sanh [ở đó] hay vị [như arahant] đang
trú [ở đó] trong an lạc ở ngay đây và ngay bây giờ, thuộc các trạng thái
có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi sắc giới.
400. Cõi vô sắc giới là gì?
(đọc Dhs 1284)
Kể từ chư thiên cõi không gian
vô biên phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên cõi không có nhận thức
cũng không phải không có nhận thức phía trên, các trạng thái tâm và tâm
phụ tùy trong người đã chứng hay đã được tái sanh hay đang trú trong an
lạc ở ngay đây và ngay bây giờ, thuộc các trạng thái có giới vức của
chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi vô sắc giới.
401. Cõi không được tính kể đến
là gì? (đọc Dhs 1291)
Các đạo lộ và quả vị của các
đạo lộ không được tính kể đến và các trạng thái không được tạo thành:
đây là cảnh giới không được tính kể đến.*
Đây là bốn cảnh giới.
*
apariyāpannā
(không được tính kể đến, đứng riêng ngoài), đó là: 4 đạo lộ, 4 quả vị và
niết bàn. Đọc Dhs. đoạn 583, 992, 1287ff.
402. Bốn cảnh giới khác: bốn
nền tảng của quán niệm, bốn chánh tinh tấn, bốn nền tảng của thần thông
(con đường đưa đến năng lực), bốn jhānas, bốn trạng thái vô
lượng, bốn chứng đạt cõi vô sắc giới, bốn vô ngại giải, bốn loại tiến
triển (D iii 228), bốn đối tượng phụ trợ (Vbh 332), bốn truyền thống của
Bậc Thánh (D iii 224)*, bốn giềng mối gìn giữ (D iii 232)2*,
bốn điềm lành (A ii 32)3*,
bốn bước của Giáo Pháp chân chánh (A ii 29)4*.
Đây là [mỗi một cho] bốn cảnh
giới.
*
ariyavaṁsā
(thánh chủng):·hài
lòng với bất cứ tấm y cũ nào,
·hài
lòng với bất cứ thực phẩm cúng dường nào,
·hài
lòng với bất cứ chỗ ở nào,
·thích
và hoan hỉ trong việc từ bỏ & trong tu tập. Đọc thêm A ii 27.
2*
saṅgaha-vatthūni:
·bố
thí,
·nói
lời hòa nhã,
·làm
điều ích lợi,
·không
thiên vị. Đọc thêm A ii 32, D iii 152.
3*
là:
·sống
nơi thích hợp,
·giao
kết với bậc Thánh,
·
tự biết mình (đọc D iii 254),
·đã
làm phước từ trước.
4*
là:
·không
tham,
·không
sân,
·chánh
niệm,
·chánh
định.
403. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới’.
[CHƯƠNG XIX - CÁC Ý NIỆM]
404. Thế nào là tuệ xác định
chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm?
405. Hành giả xác định các ý
niệm như thế nào?
Vị ấy xác định các ý niệm cõi
dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị
ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định. Vị ấy xác định các ý niệm
cõi sắc giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm đó bất định. Vị ấy xác
định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm vô
sắc giới ấy bất định. Vị ấy xác định các ý niệm không được kể đến là
thiện, vị ấy xác định các ý niệm không được kể đến ấy bất định. [85]
406. Vị ấy xác định các ý niệm
cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện,
vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định như thế nào?
Vị ấy xác định mười lộ trình
của nghiệp là thiện, vị ấy xác định mười lộ trình của nghiệp là bất
thiện. Vị ấy xác định [tâm] cõi sắc thể và [tâm] quả của hành động và
[tâm] duy tác là bất định. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi dục
giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy
xác định các ý niệm cõi dục giới bất định.
Vị ấy xác định các ý niệm cõi
sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi sắc giới bất định như thế
nào?
Vị ấy xác định bốn jhānas
là thiện cho các vị ‘an cư lập nghiệp’ ở đây [nhờ tái sanh trong cõi dục
giới], vị ấy xác định bốn jhānas là bất định cho các vị tái sanh
ở đấy [trong cõi vô sắc giới]. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi
sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi sắc giới bất định.
Vị ấy xác định các ý niệm cõi
vô sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là bất định
như thế nào?
Vị ấy xác định bốn thành tựu ở
cõi vô sắc giới là thiện cho các vị ‘an cư lập nghiệp’ ở đây, vị ấy xác
định bốn thành tựu ở cõi vô sắc giới là bất định cho các vị tái sanh ở
đấy. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, xác
định các ý niệm cõi vô sắc giới là bất định.
Vị ấy xác định các ý niệm không
được tính kể đến là thiện, xác định các ý niệm không được tính kể đến là
bất định như thế nào?
Vị ấy xác định bốn đạo lộ là
thiện. Vị ấy xác định bốn quả vị sa môn và nibbana là bất định. Đây là
cách vị ấy xác định các ý niệm không được tính kể đến là thiện, xác định
các ý niệm không được tính kể đến bất định.
Đây là cách vị ấy xác định các
ý niệm.
407. Chín trạng thái bắt nguồn
từ hân hoan: Khi hành giả chú ý [đến đối tượng] là vô thường, hân hoan
khởi lên trong vị ấy; khi vị ấy hân hoan, hỉ lạc khởi lên trong vị ấy;
khi tâm hỉ lạc, thân* của vị ấy trở nên thư thái; khi thân thư thái
«tâm
của»
vị ấy cảm thấy dễ chịu; khi cảm thấy dễ chịu, tâm của vị ấy được định;
khi tâm định, vị ấy thấy và biết đúng như thật; khi thấy và biết đúng
như thật vị ấy trở nên nhàm chán; khi trở nên nhàm chán, lòng tham của
vị ấy phai nhạt. Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát. Khi vị
ấy chú ý [đến đối tượng] là khổ... Khi vị ấy chú ý [đối tượng] là không
phải là ngã ... với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.
*
kāya:
theo Rhys Davids, thân ở đây là nāma-kāya, thân tâm thức. Đọc M.
Walshe, The Long Discourses of the Buddha, chú thích 1079, 1155
trang 618, 619, 624.
408. Khi vị ấy thấy vật thể là
vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy thấy cảm nghiệm...
nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là vô thường... là khổ... là
không phải là ngã, hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... Với lòng tham phai
nhạt, vị ấy được giải thoát.
Khi vị ấy thấy mắt là vô
thường, hân hoan... [và cứ thế lập lại như ở đ. 407 cho các ý niệm còn
lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Khi vị ấy thấy già và
chết là [86] vô thường, hân hoan ... Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được
giải thoát.
Đây là chín trạng thái bắt
nguồn từ hân hoan.
409. Chín trạng thái bắt nguồn
từ suy xét kỹ lưỡng* [đối tượng] là vô thường, hân hoan khởi lên trong
vị ấy; khi vị ấy hân hoan, hỉ khởi lên trong vị ấy; khi cảm nhận hỉ,
thân của vị ấy trở nên thư thái; khi thân thư thái, vị ấy cảm thấy dễ
chịu; khi cảm thấy dễ chịu, tâm của vị ấy được định; khi tâm định, vị ấy
hiểu đúng như thật: ‘Đây là khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là
nguồn gốc của khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là sự diệt khổ’, vị
ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Khi vị ấy
suy xét kỹ lưỡng [đối tượng] là khổ... Khi vị ấy suy xét kỹ lưỡng [đối
tượng] là không phải là ngã ... hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... vị ấy
hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’.
*
yoniso manasikāra:
suy xét kỹ lưỡng theo nghĩa suy nghĩ hợp với sự thực, theo tinh thần
phát sanh do tùy thuộc (paṭiccasamuppāda) nói ở M iii 142; S ii
105. Nó là cội nguồn của giải thoát. Đọc Ñāṇamoli, The Guide,
PTS [Oxford, 1977], chú thích 46/2 trang 17.
Trái
lại là ayoniso manasikāra, suy xét không đúng với sự thực. MA nói
nó là cội nguồn của điên đảo, dẫn đến quan điểm sai lạc, khổ đau như ở M
i 7. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 33, trang
1169.
410. Khi vị ấy thấy vật thể là
vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy thấy cảm nghiệm...
nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là vô thường... là khổ... là
không phải là ngã, hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... vị ấy hiểu đúng
như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’.
Khi vị ấy thấy mắt là vô
thường, hân hoan... [và cứ thế lập lại như ở đ. 409 cho các ý niệm còn
lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Khi vị ấy thấy già và
chết là vô thường, hân hoan ... vị ấy hiểu đúng như thật ‘Đây là con
đường [87] đưa đến diệt khổ’.
Đây là chín trạng thái bắt
nguồn suy xét kỹ lưỡng.
411. Chín loại khác biệt. (D
iii 289; cf. đ. 89)
Vì có khác biệt về yếu tố*, nên
khác biệt về xúc khởi lên. Vì có khác biệt về xúc, nên khác biệt về cảm
giác khởi lên. Vì có khác biệt về cảm giác, nên khác biệt về nhận thức
khởi lên. Vì có khác biệt về nhận thức, nên khác biệt về tư duy khởi
lên. Vì có khác biệt về tư duy, nên khác biệt về ước muốn khởi lên. Vì
có khác biệt về ước muốn, nên khác biệt về ám ảnh2*
khởi lên. Vì có khác biệt về ám ảnh, nên khác biệt về tìm cầu khởi lên.
Vì có khác biệt về tìm cầu, nên khác biệt về lợi lộc khởi lên.
*
khác biệt về yếu tố là
khác biệt về bản
chất nội tại [bản chất ‘trống không’ và ‘không phải là sanh linh’] của
các hiện tượng. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the
Buddha, Vol. I, [Wisdom Publications, Boston, 2000], chú thích 223,
trang 788. Đọc thêm Dhātusaṁyutta S. ii 140 ff.
2*
ám ảnh [pariḷāha]
dịch theo Maurice Walshe, sđd, trang 521. Nđ. cơn sốt nhiễm lậu.
Đây là chín loại khác biệt.
412. Trí theo nghĩa điều được
biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói:
‘Tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm’.
-ooOoo-