[VI-
LUẬN VỀ CÕI TÁI SANH TỚI]
«Gatikathā
»
1. [72] (i) Trong trường hợp
sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao
nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện
[1]
của nó liên kết với trí ?
(ii) Trong trường hợp
khattiyas*
giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở
khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều
kiện của nó liên kết với trí?
*
Tất cả vua chúa, tù
trưởng bộ lạc đều là khattiyas, những người thuộc giai cấp cao nhất của
Ấn Độ thời bấy giờ. Đọc Như Nhiên, Phân Tích, chú thích số 68,
chương 17, trang 531.
(iii) Trong trường hợp chư
thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu
nhân, tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?
(iv) Trong trường hợp chư thiên
cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu
nhân, tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?
(i) Trong trường hợp sanh vào
cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.
(ii) Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của
nó trong tám nhân liên kết với trí.
(iii) Trong trường hợp chư
thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.
(iv) Trong trường hợp chư thiên
cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.
2. Trong trường hợp sanh vào
cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân nào
tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?
Vào khoảnh khắc thúc đẩy*
[2]
của việc làm thiện [của kiếp trước], ba nhân thiện là những điều kiện
cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với
những nhân thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra.
[3]
Vào khoảnh khắc quyến luyến [ngay trước khi chết],
[4]
hai nhân [đó là tham và si] bất thiện, là những điều kiện cùng hiện hữu
để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với những nhân bất
thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra. Vào khoảnh khắc
kết sanh thức [trong kiếp đời mới] ba nhân bất định tính
[5]
là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó;
vì thế câu ‘với tâm thức-vật thể làm điều kiện nên có thức và vì có thức
làm điều kiện nên có tâm thức-vật thể’ được nói ra.2*
*
thúc đẩy (javana):
nđ ‘tốc hành’. Là một chức năng của tâm, nó thích hợp với giai đoạn của
tiến trình nhận thức theo sau ngay tức thì giai đoạn xác định [đó
là trong tiến trình ngũ môn. Trong tiến trình ý môn, giai đoạn javana
theo sau tâm hướng về ý môn] và gồm có một loạt (thường là 7 tâm cùng
loại) diễn ra thật nhanh
«tốc
hành»
trên đối tượng để tìm hiểu nó. Về mặt đạo đức, giai đoạn javana quan
trọng vì ở giai đoạn này, các tâm thiện hay bất thiện phát sanh ở những
ai không phải là Arahant (với Arahant, giai đoạn javana này có tính bất
định). Cũng như C. A. F. Rhys Davids, Bhikkhu Bodhi đề nghị để nguyên
chữ javana không dịch. Đọc Bhikkhu Bodhi, A Comprehensive
Manual of Abhidhamma, BPS, [Kandy 1993] đoạn (12) trang 124, chú
thích 8, 9 trang 372, trang 389. Chữ ‘tiến trình’ (vīthi: nđ ‘lộ
trình’) được dịch theo Bhikkhu Bodhi, sđd, đ. 4 trang 151.
2*tena
vuccati - nāmarūpapaccayā pi viññāṇaṁ viññāṇapaccayā pi nāmarūpaṁ.
Đọc chú thích số 6 ở đoạn 17 sắp tới.
3. Vào lúc tiếp nối tái sanh,
năm tập hợp là những điều kiện cùng hiện hữu, [73] điều kiện hỗ tương,
điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối
tái sanh, bốn yếu tố chính
là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ
tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. Vào khoảnh khắc
tiếp nối tái sanh, ba yếu tố tạo mạng sống [một kiếp đời, nhiệt, thức
5a] là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương,
điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối
tái sanh, tâm thức và vật thể là những điều kiện cùng hiện hữu, điều
kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.
Vào khoảnh khắc tiếp nối tái
sanh, mười bốn điều kiện này*
là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ
thuộc và điều kiện không kết hợp.2*
*
mười bốn điều kiện (cuddasa
dhammā) này là: 5 tập hợp + 4 yếu tố chính + 3 yếu tố tạo mạng sống
+ (1) tâm thức + (1) vật thể = 14.
2*
điều kiện không kết hợp (vippayuttapaccayā)
4. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái
sanh, bốn tập hợp tâm là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ
tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp
nối tái sanh, năm năng lực gây ảnh hưởng [của tín, tấn...] là những điều
kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện
kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, ba nhân là những điều kiện
cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết
hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, tâm*
và thức là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện
phụ thuộc và điều kiện kết hợp.
*
tâm [nāma]:
dịch theo Nyanatiloka Thera, Buddhist Dictionary, trang 103.
Vào khoảnh khắc tiếp nối tái
sanh, mười bốn điều kiện*
này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ
thuộc và điều kiện kết hợp.2*
*
mười bốn điều kiện (cuddasa
dhammā) này là: 4 tập hợp tâm + 5 năng lực gây ảnh hưởng + 3 nhân +
(1) tâm thức + (1) vật thể = 14.
2*
điều kiện kết hợp (sampayuttapaccayā)
5. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái
sanh, hai mươi tám điều kiện này*
là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ
thuộc và điều kiện không kết hợp.2*
*
14 điều kiện ở đ. 3
+ 14 điều kiện ở đ. 4 = 28.
2*
Khi cộng thành 28
điều kiện (aṭṭhavīsati dhammā), 14 điều kiện kết hợp (sampayuttapaccayā)
nói ở đ. 4 + 14 điều kiện không kết hợp (vippayuttapaccayā)
ở đ. 3 = 28 điều kiện không kết hợp.
6. Trong trường hợp sanh vào
cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó liên kết với trí trong tám nhân này.
7-10. (ii) Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân nào tái sanh
có điều kiện của nó liên kết với trí?
Vào khoảnh khắc thúc đẩy...
[lập lại các đoạn 2-5]. [74]
11. Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của
nó liên kết với trí trong tám nhân này.
12-15. (iii) Trong trường hợp
chư thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám
nhân nào... [lập lại các đoạn 2-5].
16. Trong trường hợp chư thiên
cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện
của nó liên kết với trí trong tám nhân này.
17. (iv) Trong trường hợp chư
thiên cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân
nào tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí? [75]
Vào khoảnh khắc thúc đẩy...
[lập lại đ. 2 cho đến]... vì thế câu ‘với tâm làm điều kiện nên có thức
và vì có thức làm điều kiện nên có tâm’ được nói ra.[6]
18. Vào khoảnh khắc tiếp nối
tái sanh, bốn tập hợp tâm ... [lập lại đoạn 4 cho đến]... điều kiện kết
hợp.
19. Vào khoảnh khắc tiếp nối
tái sanh, mười bốn điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều
kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp.6
20. Trong trường hợp chư thiên
cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.
21. (i) Trong trường hợp sanh
vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao
nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí ?
(ii) Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái
sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí?
(i) Trong trường hợp sanh vào
cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó trong sáu nhân không liên kết với trí.
(ii) Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của
nó trong sáu nhân [76] không liên kết với trí.[7]
22. (i) Trong trường hợp sanh
vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong sáu nhân
nào, tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí ?
Vào khoảnh khắc thúc đẩy của
việc làm thiện [của kiếp trước], hai nhân thiện là những điều kiện cùng
hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với những
nhân thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra. Vào khoảnh
khắc quyến luyến [ngay trước khi chết], hai nhân [đó là tham và si] bất
thiện, là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh
khắc đó; vì thế câu‘với những nhân bất thiện làm điều kiện nên có hành
vi tạo quả’ được nói ra. Vào khoảnh khắc kết sanh thức [trong kiếp đời
mới] hai nhân bất định tính là những điều kiện cùng hiện hữu cho để chủ
được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với tâm thức-vật thể làm điều
kiện nên có thức và vì có thức làm điều kiện nên có tâm thức-vật thể’
mới được nói ra.
23. Vào lúc tiếp nối tái sanh,
năm tập hợp... [lập lại đ. 3]
Vào khoảnh khắc tiếp nối tái
sanh, mười bốn điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện
hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.
[8]
24. Vào khoảnh khắc tiếp nối
tái sanh, bốn tập hợp
[9]
là những điều kiện cùng hiện hữu, ... Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh,
bốn năng lực gây ảnh hưởng [bỏ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ] là những
điều kiện cùng hiện hữu, ... Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, hai nhân
[đó là không tham, không sân] là những điều kiện cùng hiện hữu,... Vào
khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, tâm*
và thức là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện
phụ thuộc và điều kiện kết hợp.
Vào khoảnh khắc tiếp nối tái
sanh, mười hai điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện
hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp. [77]
25. Vào khoảnh khắc kết sanh,
hai mươi sáu*
điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều
kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.
*
14 (ở đ. 23) + 12 (ở
đ. 24) = 26.
26. Trong trường hợp sanh vào
cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều
kiện của nó không liên kết với trí trong sáu nhân này.
27-30. (ii) Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong sáu nhân nào, tái
sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí?
Vào khoảnh khắc thúc đẩy...
[lập lại các đoạn 22-25].
31. Trong trường hợp
khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi
dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của
nó không liên kết với trí trong sáu nhân này.
CHẤM DỨT PHẦN LUẬN THUYẾT VỀ CÕI TÁI SANH TỚI
[1]
Về cấu trúc văn phạm của ‘katīnaṁ hetūnaṁ paccaya upapatti hoti
’ so sánh với Ps i 52. ‘Cảnh giới may mắn’ có nghĩa là được tái sanh
làm người hay chư thiên. <Đọc PsA 639 bản của PTS>
[2]
Về chữ ‘thúc đẩy’, đọc The Path of Purification (Con Đường
Thanh Lọc), trang 23 «chương
I đ. 58»
và so với Luận I đ. 391.
[3]
Ba nhân thiện là không tham, không sân, không si. ‘Với những nhân
thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói theo phương thức
của Duyên Khởi trong một sát na tâm duy nhất (đọc Vbh 142). Hành vi
tạo quả ở hình thức số nhiều [thay vì số ít như trong Vibhaṅga]
vì tất cả các tâm phụ tùy [kể cả nhận thức và cảm nghiệm] đều được bao
gồm trong tập hợp tạo lập tâm trạng (PsA 403 Se).
[4]
‘Khoảnh khắc quyến luyến’ là khi nghiệp sắp sửa chín mùi bằng cách cho
kiết sanh thức trong kiếp tới xuất hiện hoặc tạo ra hay làm cho hình
tượng của cõi sanh tới xuất hiện (đọc Vism XVII đ. 136f. 278) và khiến
[tâm] quyến luyến. ‘Quyến luyến’ là ham muốn, khát vọng. Vì lúc gần
chết, người ấy còn quyến luyến đến ngọn lửa của địa ngục Avīci
vì bị si mê làm cho tâm không ổn định, nên cần phải nói gì đến các cõi
sanh tới khác? (đọc PsA 403 Se)
[5]
Ba nhân bất định tính là không tham, không sân, không si. <5a
- Mahānāma>
[6]
Chư Thiên ở cõi này không có sắc tính (cõi vô sắc) nên trong ấn bản
của PTS trang 75, 11. 8 và 9 nên viết là: ‘tena vuccati -
nāmapaccayā pi viññāṇaṁ viññāṇapaccayā pi nāmaṁ’ (đọc PsA 405 Se).
«Bản
của Be cũng nên sửa cho đúng như thế».
Cũng vì thế, đoạn kết luận này chỉ có 14 điều kiện thay vì 28.
[7]
Vì tái sanh ở cõi sắc giới và vô sắc giới chỉ xảy ra với kết sanh ba
nhân, nên các cõi này không được đề cập ở đây (PsA 405 Se).
Hệ quả từ đó là đoạn 11.23-5 và 32-34 (Rūpāvacarānaṁ...) trang
75 ấn bản của PTS phải bị bỏ đi (như bản Miến Điện đã làm) và điều này
phù hợp với đoạn kết của Luận thuyết này. Tương tự như thế, bỏ luôn
đoạn 11 1-3 (Rūpāvacarānaṁ...) trang 76 bản của PTS.
[8]
‘Nissayapaccayā honti’ đã bị bỏ đi ở 1. 25 trang 76 ấn bản của
PTS.
[9]
Đoạn 1. 26 trang 76, bản PTS viết khandhā thay cho
dhammā.
-ooOoo-