Phật
Ðộ
Những
Người
Có
Căn
Duyên
Giả
tỉ
như
mình
bị
bịnh
tả
mấy
ngày
rồi,
vợ
rước
một
ông
thầy
quen
ở
gần
đến
coi
mạch
doán
rằng:
bịnh
bị
tiện
bế,
bón
đã
vài
ngày
không
đi
đại,
phải
xổ
cho
mau
kẻo
chết.
Mình
lấy
làm
lạ
bảo
vợ
rước
một
ông
thầy
quen
khác
chẩn
mach
cũng
nói
như
vậy.
Lần
lần
rước
tới
5
thầy
đều
đoán
quyết
bịnh
bón
phải
xổ
mới
sống.
Mình
khai
thiệt:
tả
hết
ruột;
mấy
thầy
thuốc
cãi
rằng:
không
phải
tả,
mạch
bón
rõ
ràng.
Vợ
dốt
nói
mình
đau
nói
mê,
sao
bằng
5
thầy
coi
mach
nói
hiệp
nhau
là
chắc.
Lật
đật
đem
tiền
đi
lấy
thuốc
xổ.
Ở
nhà
thời
may
có
lương
y
lạ
du
phương
ghé
xin
nước.
Mình
hỏi
ra
mới
biết
thầy
thuốc,
cậy
chẩn
mach
thử.
Lương
y
coi
mach
nói:
bịnh
kiết
tả
cả
ngày
rồi,
tì
vị
liệt
gần
ngay
ruột,
phải
uống
thuốc
chỉ
tả
mà
cầm
cho
mau
kẻo
khốn,
liền
biên
toa
cho
mình
rồi
kiếu
đi.
Thế
khi
cũng
chẳng
tin
toa
ấy
nên
không
uống.
Vì
ông
thầy
lạ
mới
đến
nói
một
cách
khác
hơn
mấy
ông
thầy
mình
tin
cậy
lâu
nay
đã
khắng
vào
tim
rồi,
đợi
vợ
đem
thuốc
xổ
về
sắc
mà
uống
đó
chăng?
Vô
duyên
như
vậy
Phật
độ
cũng
không
đặng.
Phật
độ
những
người
có
duyên
có
phước
biết
nghe
mà
tỉnh
hồi
mới
đắc
ngộ
tu
mau
thành
Phật.
Kinh
Phật
dạy
tới
84.000
cách
tu
khác
nhau
mà
rút
một
phép
tu
Tịnh
Ðộ
là
tu
tắt.
Dễ
mà
mau
thành,
quí
báu
như
mình
rồng
có
một
hột
châu,
non
con
có
ngọc
thượng
hạng,
như
thái
tử
quí
hơn
quần
thần.
Vì
dạy
nhiều
nên
kinh
chất
cả
đống
như
núi;
ai
vô
duyên
xấu
phước
thời
khiến
làm
biếng
mà
không
xem;
kẻ
ít
phước
không
duyên
phần
xem
cả
trăm
cuốn
thấy
dạy
tham
thiền
khó
lắm,
tụng
niệm
nhiều
quá
cũng
đã
thèm,
nhắm
mắt
không
tu
nổi,
có
ráng
xem
trọn
bộ
cho
thất
công
mấy
chục
năm
cũng
vô
ích.
Vì
vậy
mà
bỏ
qua,
coi
chưa
gặp
cuốn
Tịnh
Ðộ
mà
học
rủi
biết
chừng
nào?
Còn
kẻ
thiện
căn
có
phước
duyên
phần,
mới
xem
một
hai
cuốn
may
gặp
Tịnh
Ðộ
pháp
môn
tin
và
mừng,
vì
tu
dễ
mà
mau
thành
Phật
rõ
ràng,
thiệt
là
tu
tắt
không
tới
hai
năm
mà
đặng
ngồi
tòa
sen
thành
Phật.
Dầu
trăm
sợi
dây
cột
kéo
lại
bảo
hốt
mấy
muôn
cân
vàng
mà
cất
rồi
tu
Tịnh
Ðộ
cũng
không
thèm.
Vì
tu
tại
gia
làm
cư
sĩ
dễ
lắm.
Ai
có
duyên
phần
thiện
căn
phước
đức
không
tu
kẻo
trễ
ngày
giờ
uổng
lắm,
vì
tử
thần
đến,
làm
việc
gì
cũng
phải
ngưng,
trẻ
cũng
không
tha.
Con
Tằm
Ở
Ổ
Kén
Con
tằm
kéo
tơ
làm
kén,
vấn
tả
vấn
hữu,
bao
dưới
bao
trên,
kéo
hết
tơ
chỉ
trong
ruột
ra,
quyết
làm
nên
ổ
mà
ở
trong
cho
an
phận;
nào
hay
kéo
hết
ruột
cực
hết
sức
lộn
ra
nhộng,
trói
mình
cho
chặt
đặng
chúng
ươm
trong
nước
sôi
mà
lấy
tơ.
Ý
nó
tưởng
ráng
sức
giữ
mình,
nào
hay
người
ta
vì
sự
ráng
sức
của
nó
mà
hại
nó.
Mấy
muôn
muôn
triệu
triệu
tằm
khờ
lộn
nhộng,
con
nào
mà
khỏi
trụng
nước
sôi,
làm
cho
người
đặng
lấy
tơ
và
ăn
gỏi
nhộng
thảm
biết
chừng
nào.
Vậy
mà
con
cháu
nối
dòng
cũng
noi
theo
nghề
đó,
buộc
mình
cho
lợi
chúng
mới
là
thảm
thay!
Người
ráng
lo
cho
nên
sự
nghiệp
của
tiền
có
khác
chi
đâu.
Rang
hết
sức
bình
sanh
quyết
để
sự
nghiệp
cho
vợ
con
giữ
đời
nên
mới
gây
oán
thù
nhiều
chỗ.
Gầy
vừa
xong
cơ
nghiệp
thời
đà
lộn
nhộng
bỏ
mình
rồi.
Coi
lại
muôn
muôn
ngàn
ngàn
người
có
ai
khỏi
trả
nợ
đời,
khỏi
bị
báo
oán
mà
con
cháu
cũng
noi
theo
kiểu
ấy
luôn
luôn,
thiệt
cũng
lạ
lắm!
Trong
Kinh
Tứ
Thập
Nhị
Chương
nói:
người
vì
vợ
chồng
con
cái
buộc
trói
quá
hơn
xiềng
tỏa
trong
đề
lao,
nhưng
mà
tội
tù
cầm
cọng
còn
ân
xá,
vợ
chồng
con
cái
trói
buộc
chẳng
buông
tha.
Cái
Ðăng
Có
Ðặt
Lờ
Người
bắt
cá
ví
đăng
(nò)
ngoài
vàm
rạch
khôngcho
cá
nhảy
ra.
Trong
lại
thả
cỏ
rong
rêu
nổi
đầy
như
cặm
chà,
cho
cá
ngỡ
có
chỗ
núp.
Ngoài
miệng
đăng
lại
đặt
cái
lờ
dưới
nước.
Trong
miệng
lờ
có
cái
hom;
chun
vô
thời
ra
xuôi
ngược
không
đặng
mắc
kẹt.
Bầy
cá
đua
nhau
chun
vô
lờ
tưởng
là
chỗ
kín
đáo
như
ở
hang,
giống
tôm
vô
cái
rộng.
Sông
Mê
cũng
có
nò
đặt
lờ
như
vậy.
Lúc
lành
mạnh
vô
sự
thời
ở
yên,
vợ
hiền
con
thảo
cũng
như
lúc
chưa
chun
vô
cái
lờ.
Mảng
vui
này
không
lo
tu
Tịnh
Ðộ,
càng
ngày
chun
vô
riết
lờ
Ái
Hà.
Nhằm
lúc
vua
Minh
Vương
đương
giở
lờ
lên,
dù
vợ
thương
con
mến
cũng
không
biết
làm
sao
mà
kéo
ra
cho
đặng;
Chẳng
bao
lâu
vợ
con
cũng
chun
vô
cái
lờ
Minh
Vương
nữa.
Muốn
cho
khỏi
vô
lờ
Minh
Vương
thời
lôi
lên
cho
khỏi
Ái
Hà
là
Sông
Mê,
mau
mau
niệm
Di
Ðà
tu
theo
phép
Tịnh
Ðộ
thời
sau
đặng
vãng
sanh
Cực
Lạc
cả
nhà.
Bốn
Hạng
Ngựa
Ngựa
có
bốn
hạng;
hạng
thứ
nhứt
thấy
bóng
roi
thì
chạy
không
đợi
đánh
vô
mình.
Hạng
nhì
đánh
một
roi
thời
chạy
luôn
luôn
không
đợi
đánh
nữa.
Hạng
ba
đánh
ít
không
chạy,
đánh
nhiều
mới
chịu
chạy.
Hạng
chót
đánh
bao
nhiêu
cũng
không
chịu
chạy,
đợi
dùi
đâm
vô
thịt
chảy
máu
mới
chịu
chạy.
Con
người
cũng
có
nhiều
hạng:
Trí
tuệ
hạng
nhứt
mau
tỉnh
ngộ.
Nghe
có
người
ở
xa
trăm
dặm
mãn
phần
thời
giựt
mình
lo
rằng
‘người
ở
xa
trăm
dặm
thác
rồi
mình
cũng
loài
người
sao
cho
khỏi
thác.
Mau
tu
Tịnh
Ðộ
cho
kịp
24
tháng
mới
chắc
vãng
sanh
ngồi
liên
đài.
Cũng
như
ngựa
ký
thấy
bóng
roi
thời
chạy
trước.
thứ
nhì
nghe
bà
con
thác
thời
giựt
mình
lo
tu.
Thứ
ba
thấy
người
trong
xóm
thác
thời
giựt
mình
đắc
ngộ.
Hạng
chót
đợi
người
trong
nhà
thác
hoặc
mình
già
bịnh
mới
giựt
mình
tỉnh
ngộ
mà
tu
Tịnh
Ðộ
ngày
đêm.
Cũng
như
ngựa
bị
dùi
đâm
thấy
máu
mới
chạy.
Nếu
già
bịnh
còn
chưa
tỉnh
ngộ
mà
tu
thời
hết
bực
rồi;
khác
nào
con
ngựa
bị
dùi
đâm
mấy
vết
máu
chảy
dầm
dề
cũng
không
chịu
chạy;
chủ
phải
làm
hàng
mà
bán
như
heo
lấy
tiền
mua
con
ngựa
khác
mà
dùng.
Con
người
tới
già
bịnh
mà
chưa
bươn
bả
tu
Tịnh
Ðộ
hết
lòng
cho
Phật
rước
thời
còn
đợi
cho
cặp
quỉ
vô
thường
tiếp
dẫn.
Chồn
Cáo
Ăn
Vụng
Chồn
cáo
cộc
tối
lén
vô
bếp
ăn
vụng
no
quá
ngủ
mê.
Rạng
đông
chủ
tớ
xuống
nhà
bếp.
Chồn
tỉnh
giấc
mở
mắt
thấy
đông
người
sợ
ví
bắt
nên
không
dám
chạy,
giả
chết
đợi
chúng
xách
mà
ném
sẽ
dông
êm.
Ðứa
đầy
tớ
nói
chồn
ăn
vụng
phát
ách
mà
chết
để
tôi
xách
bỏ
đi
kẻo
thúi.
Thằng
con
lớn
chủ
nhà
nói
để
tôi
chặt
đuôi
phơi
làm
chổi
rồi
chú
sẽ
xách
đi.
Nói
rồi
lấy
mác
chặt
đuôi,
chồn
cắn
răng
không
dám
động
đậy.
Thằng
em
nó
nói
chú
khoan
xách
đợi
tôi
cắt
hai
cái
tai
nó
để
chơi;
chồn
nằm
nghĩ
thầm
rằng
‘ráng
ráng
chịu
đau
cho
thằng
yêu
nhỏ
cắt
hai
tai
không
tới
nổi
chết’.
Thằng
nhỏ
lấy
dao
lại
cắt
hai
tai
rồi
bà
chủ
nhà
nghe
rõ
bước
xuống
cản
rằng
khoan
xách
đã,
bởi
cái
áo
da
dê
của
ông
rách
khó
kiếm
da
mà
vá,
may
lắm
mới
gặp
da
chồn
cáo
cộc
lớn
thiệt
quí,
để
lột
da
phơi
mướn
thuộc
mà
vá
áo
dương
cầu.
Chồn
nghe
hoảng
hồn
nghĩ
rằng
‘nếu
lột
da
thời
trước
phải
chặt
đầu
cứa
cổ
chết
đi
còn
gì,
thà
vùng
chạy
cầu
may,
chẳng
hơn
giả
chết
nằm
lì
cho
chúng
giết.’
Nghĩ
vậy
vùng
dậy
nhảy
nai
chạy
đại
mà
khỏi,
vì
ai
cũng
không
ngờ
nó
giả
chết
mà
đề
phòng,
ơ
hờ
nó
chạy
khan
nhảy
đi,
theo
rượt
bắt
không
kịp
.
May
thay
cho
chồn
cáo
cộc.
Con
người
ở
cõi
thế
gian
như
chồn
vô
nhà
bếp.
Ai
cho
khỏi
thác
một
lần.
Trừ
ra
tu
Tịnh
Ðộ
mới
đặng
vãng
sanh
cũng
như
giựt
mình
chạy
liều
mạng
mà
thoát
khỏi.
Hết
lúc
xuân
xanh
mạnh
khỏe
ví
như
chồn
bị
chặt
đuôi,
mới
già
như
chồn
bị
cắt
thêm
tai.
Già
quá
bịnh
nặng
như
chồn
bị
hăm
lột
da
mà
chưa
chịu
nhảy
nai
cho
khỏi
chết
như
người
già
bịnh
mà
chưa
chịu
phát
nguyện
tu
Tịnh
Ðộ
mau
mau;
ngày
đêm
tụng
niệm
cho
kịp
lâm
chung
mà
vãng
sanh
mới
khỏi
quỉ
vô
thường
tiếp
dẫn.
Cứ
lôi
thôi
đợi
chết
sẽ
ra
mắt
Minh
Vương
mà
thử
kinh
nói
địa
ngục
thiệt
có
hay
không
cho
biết;
kẻo
vội
tin
tu
theo
Tịnh
Ðộ
mà
uổng
công.
Thời
khác
nào
chồn
nằm
lì,
coi
thiệt
quả
lột
da
vá
áo
hay
là
nói
nộ;
như
vậy
cũng
đáng
khen
hồ
ly
đa
nghi
quá
quắt,
can
đảm
lạ
thường.
Ðổ
Thừa
Tại
Lỗi
Vua
U
Minh
Lão
kia
mãn
số
hồn
xuống
âm
ty,
Minh
Vương
xử
án
định
tội.
Hồn
lão
tâu
rằng:
Phải
hay
sớm
thiệt
có
địa
ngục
chắc
chắn
như
vầy,
thời
tôi
đã
tin
kinh
Phật,
tu
Tịnh
Ðộ
vãng
sanh,
khỏi
nhọc
công
đại
vương
xử
đoán.
Phải
chi
đại
vương
mở
lòng
quảng
đại
nhắn
tin
cho
tôi
biết
trước
mà
tôi
không
lo
sớm
đến
nay
hành
tội
mới
ưng.
Té
ra
chẳng
dạy
mà
giết,
ức
biết
ngần
nào.
Xin
châm
chế
tội
lỗi
lần
thứ
nhứt’.
Minh
Vương
phán
rằng:
trẫm
thông
tin
nhiều
lần
lắm;
tóc
ngươi
muốn
trổ
hoa
râm
là
tin
thứ
nhất.
Răng
ngươi
lung
lay
là
tin
thứ
nhì.
Sức
ngươi
suy
yếu
là
tin
thứ
ba.
Mắt
ngươi
lờ
quá
là
tin
thứ
tư.
Lỗ
tai
ngươi
muốn
điếc
là
tin
thứ
năm.
Bịnh
nhiều
là
tin
thứ
sáu.
Sao
trách
trẫm
chưa
cho
biết
trước?
Có
hồn
đứa
trai
nghe
rồi
quì
lạy
khóc
mà
tâu
rằng
‘ông
già
ấy
đặng
tin
sáu
lần
mà
không
lo
trước
đã
ưng.
Còn
tôi
chưa
đặng
tin
nào
xin
đại
vương
xét
mà
thứ
tội’.
Minh
Vương
phán
rằng:
tên
nọ
một
tuổi
với
ngươi
bị
thời
khí
mà
chết
ấy
là
một
tin.
Tên
trẻ
kia
một
cỡ
với
ngươi
năm
nọ
bị
thắt
họng
là
hai
tin.
Tên
trẻ
khác
bị
chết
trôi
là
ba
tin.
Tên
trẻ
ở
gần
bị
rắn
cắn
chết
là
bốn
tin.
Bạn
hữu
ngươi
chết
yểu
là
năm
tin.
Thấy
một
cỡ
với
ngươi
chết
yểu
giựt
mình
mà
lo
tu
đều
là
hay
tin
trước,
đợi
trẫm
kêu
tên
mà
nói
với
ngươi
sao?
Dầu
ngươi
sức
mạnh
vỡ
núi
trùm
đời,
tài
cao
nâng
trời
vạch
đất,
cũng
không
khỏi
ra
mắt
trẫm
sau
lúc
lâm
chung
tắt
hơi.
Trừ
ra
tu
Tịnh
Ðộ
có
Ðức
Phật
Di
Ðà
rước
hồn
mới
khỏi
quyền
trẫm
xử.
Sau
thành
Phật
dạo
đến
đây,
trẫm
phải
cung
kính
tiếp
nghinh
theo
lễ
khách.
Bươm
Bướm
Ngã
Vô
Ðèn
Bươm
bướm
nhào
vô
đèn
mà
chết
không
phải
vì
đèn
mà
chết,
chết
tại
chỗ
thấy
của
nó;
gọi
là
sáng
trưng
vui
vẻ.
Nó
thấy
chắc
rõ
ràng
không
lầm,
người
tu
thương
mà
đuổi
đi
vì
biết
chỗ
thấy
của
nó
còn
sái;
song
nó
chẳng
biết
ơn
lại
còn
giận
rằng:
‘
Tức
vì
thấy
chỗ
sáng
muốn
đáp
vô
mà
chơi
cho
vui,
bị
họ
cà
nanh
ngăn
trở.’
Nên
rình
hở
mà
nhào
vô
cho
đặng.
Bởi
chắc
ý
chỗ
thấy
của
nó
là
phải
không
lầm
nên
hăm
hở
đua
nhau
vô
chết
cả
lũ.
Người
vì
tiếng
dâm
sắc
đẹp,
rượu
ngọt
khói
thơm,
sự
lợi
bài
bạc
mau
làm
giàu,
cậy
mình
học
giỏi,
chỗ
thấy
không
lầm,
hưởng
khoái
lạc
một
đời
cho
chí
tử
thì
hết
chuyện.
Không
tin
còn
hồn
ma,
sợ
luân
hồi
quả
báo.
Dầu
ai
giảng
chánh
lý
thế
nào
cũng
chê
mãi
không
tin.
Ðều
tại
chỗ
thấy
trước
của
mình
là
chắc
ý
hơn
hết
nên
sấn
tới
cho
đến
chết
mới
thôi;
gọi
là
hưởng
phong
lưu
một
đời
đã
thích
chí.
Con
người
ăn
học
còn
thế
này,
trách
chi
bươm
bướm
đáp
đèn
là
vật
mọn.
nếu
thấy
gương
ấy
biết
ăn
năn
đắc
ngộ
mới
mau
thành.
Ruồi
Bay
Vào
Cửa
Song
Có
loài
ruồi
kia
khờ
quá,
sẵn
trớn
bay
lọt
vô
cửa
song.
Cứ
ngó
tới
bay
riết
vào
vách
tường,
tìm
lỗ
mà
ra
không
đặng.
Ráng
sức
bay
qua
tả,
bay
lại
hữu
cả
ngày
mệt
quá
mà
không
đường
ra.
Tức
mình
kêu
la
lào
xào
cả
lũ.
Tại
ngó
tới
không
chịu
ngó
lui,
coi
trước
mặt
còn
rộng
chắc
chỗ
thấy
nó
không
lầm,
ráng
sức
mà
bay
hoài
phải
ra
khỏi
vì
ỷ
tài
ỷ
tận,
tấn
tới
không
chịu
thối
lui
mới
gọi
là
ruồi
khờ.
Chớ
chi
biết
nhắm
trước
xem
sau,
biết
mình
thấy
lầm
mà
bay
vào
nhầm
chỗ
hẹp
hòi
tù
túng.
Nay
ăn
năn
ngó
lại,
quay
lùi
ra
khỏi
chỗ
lầm
trước,
thời
trời
cao
đất
rộng
mênh
mông.
Cõi
trần
như
nhà
vách
kín
bịt
bung,
đóng
kín
cửa
mở
song
cho
sang,
dễ
gạt
bầy
ruồi
lằn
khờ
ngỡ
rộng
mà
bay
vào
tù
túng
biết
bao
nhiêu.
Nếu
chui
ra
bay
về
hướng
Tây,
thiệt
là
mau
mà
rộng
thinh,
khoái
lạc
hết
tù
túng
nữa.
Bốn
Phép
Trị
Ngựa
Trong
lúc
Phật
Thích
Ca
đang
thuyết
pháp
gặp
người
Mã
Sư
tập
ngựa
rất
thiện
nghệ.
Phật
hỏi:
‘ngươi
dùng
mấy
phép
mà
tập
ngựa
đặng
hay
nên
danh
như
vậy’.
Mã
Sư
đáp
rằng
‘có
bốn
phép:
thứ
nhứt
ơn,
thứ
nhì
oai,
thứ
ba
trước
oai
sau
ơn,
thứ
tư
trước
ơn
sau
oai’.
Phật
hỏi:
‘Nếu
dùng
bốn
phép
ấy
mà
tập
con
ngựa
nào
không
đặng
thời
phải
làm
sao?’
Mã
sư
nói:
‘Không
đặng
thời
làm
hàng
bán
thịt
lấy
tiền
mua
con
khác,
vì
để
cũng
vô
dụng.
Còn
Phật
dạy
chúng
sanh
mấy
phép?’
Phật
nói:
‘cũng
dùng
bốn
phép
như
ngươi:
thứ
nhứt
ân
là
giảng
dạy
tu
hành,
về
cõi
Cực
Lạc.
Thứ
nhì
oai,
nói
người
làm
dữ
sẽ
sa
tam
đồ;
nước
lửa,
gươm,
đao
và
bị
luân
hồi
lục
đạo.
Thứ
ba
ân
trước
oai
sau;
giảng
việc
tu
Tịnh
Ðộ
vãng
sanh
Cực
Lạc,
rồi
giảng
lành
dữ
độ
luân
hồi
khổ
sở.
Thứ
tư
trước
oai
sau
ân;
trước
giảng
sự
làm
dữ
bị
hành
tội
cho
mà
nghe,
sau
giảng
phép
tu
Tịnh
Ðộ
để
vãng
sanh
Cực
Lạc
cho
mà
độ.’
Mã
sư
nói:
‘Bạch
Phật
nếu
bốn
phép
ấy
chúng
sanh
nghe
mà
không
chịu
tu,
Ðức
Phật
mới
độ
cách
nào?
Phật
nói:
‘Ta
cũng
giết
đi!’
Mã
sư
thất
sắc
hỏi
rằng:
‘Như
Lai
hiền
lành
thương
mọi
chúng
sanh,
sao
lại
giết
người?
Phật
Thích
Ca
nói:
‘Dạy
đủ
bốn
phép
mà
không
nghe
là
người
không
duyên
phần,
có
giảng
hoài
độ
cũng
không
nổi,
nói
dai
vô
ích
nên
không
nói
nữa.
Không
nói
nữa
thời
để
cho
quỉ
vô
thường
bắt
hồn
hành
tội,
thời
cũng
như
giết.
Thánh
Phàm
Hai
Thể
Khác
Nhau
Phật
Tiên
Thần
Thánh
đều
có
ăn,
song
ăn
thời
biết
mùi
ngon
ngọt
thơm
tho,
ăn
rồi
đồ
quí
tiêu
hóa
ra
hơi
thơm
tan
hết,
không
tiêu
tiểu
nhơ
uế
như
cõi
phàm.
Giáp
cữ
mới
ăn
nữa,
như
các
vị
ở
cõi
thiên
đường
ăn
nhiều
món
ngon
như
Thiên
tu
đà.
Ba
cõi
trên
thế
gian
chia
ra
như
sau
đây:
Một
là
dục
giới
thiên,
hai
là
sắc
giới
thiên,
ba
là
vô
sắc
giới
thiên.
Dục
Giới
Thiên:
tại
đây
chúng
sanh
hữu
tình,
còn
dâm
dục.
Cõi
này
có
cả
thảy
sáu
cảnh
giới
gọi
là
Lục
Dục
Thiên.
Sắc
Giới
Thiên:
không
còn
dâm
dục,
ăn
uống.
Song
còn
màu
sắc,
thân
hình
nên
gọi
là
sắc
giới.
Tại
cõi
này
có
hai
mươi
từng.
Từ
Phạm
thiên
đến
Ðại
Tự
thiên.
Vô
Sắc
Giới
Thiên:
tại
cõi
này
chư
Thiên
không
có
thân
thể
và
hình
sắc
nên
gọi
là
vô
sắc.
chỉ
còn
cái
tâm
thức
ở
trong
thiền
định
mà
thôi.
Về
hạng
thần
(A
Tu
La
Ðao)
có
hai
hạng.
Hạng
ác
thần
hưởng
huyết
nhục,
hạng
kiết
thần
hưởng
chay
lạt.
Nhưng
dù
hạng
nào
đi
nữa,
hưởng
hết
phước
đức
thì
phải
luân
hồi.
(Như
ông
cả
Trước
ở
Trảng
Bàng
Tây
Ninh
lúc
còn
linh
hiển,
bắt
bối
vác
lái
chèo
đứng
hoài
nơi
cửa
miếu
chờ
chủ
lấy
lại
mới
đi
đặng.
Vùng
đó
thấy
linh
hiển
nên
cữ
tên
kêu
bằng
đi
‘trác’.
Sau
hưởng
mấy
chục
năm;
mãn
phước
đã
luân
hồi
nên
hết
linh
nữa).
A
Tu
La
ác
đạo
là
ăn
mặn
nhờ
ngay
thẳng
mà
thành
hung
thần
hưởng
huyết
thực,
mau
luân
hồi.
Nếu
ăn
chay
thành
kiết
thần
gọi
A
Tu
La
thiên
đạo
thời
lâu
đọa
làm
thần
ít
trăm
năm,
không
tu
thêm
về
Cực
Lạc
cũng
phải
bị
luân
hồi
xuống
thế
mà
hưởng
giàu
sang.
Trừ
ra
thiên
đạo
tiên
chậm
luân
hồi
hơn,
hưởng
phước
mấy
ngàn
năm.
Nếu
tu
theo
Phật
về
Tây
Phương
thời
khỏi
luân
hồi
.
Dù
giàu
sang
cho
mấy
cũng
phải
luân
hồi
mang
xác
phàm.
Muốn
đặng
liên
hoa
hóa
thân
mà
sống
đời
thời
phải
tu
theo
phép
Tịnh
Ðộ.
---o0o---