Thế
Giới
Cực
Lạc
Kinh
Ðại
Bổn
và
Tiểu
Bổn
Di
Ðà
nói:
Ðức
Phật
Thích
Ca
nói
với
ông
Xá
Lợi
Phất
rằng:
‘
Từ
đây
đi
qua
phương
Tây
cách
mười
muôn
ức
cõi
Phật,
có
nước
Cực
lạc,
Ðức
Phật
nước
ấy
hiệu
là
A-Di-Ðà
đương
giảng
dạy
cho
chư
Bồ
Tát,
Duyên
Giác
và
Thinh
Văn
tu
theo
tịnh
độ.
Tại
nước
Cực
lạc,
những
nhà
cửa
đều
dùng
bảy
món
báu
làm
ra,
tốt
hơn
chỗ
ở
của
Thiên
Ðế
cõi
trời
gấp
trăm
lần.
Dân
nơi
đây
muốn
một
món
chi
thì
có
món
ấy
hiện
tới.
Suốt
ngày
nghe
âm
nhạc
vang
rền
khắp
đó
đây.
Duy
khác
một
điều,
ai
gắng
công
tu
nhiều
thì
được
lâu
đài
cao
lớn,
ai
tu
ít
thì
nhà
cửa
không
được
cao
lớn
nhưng
không
thiếu
tiện
nghi.
Khắp
nơi
nơi
có
ao
suối
và
có
một
hai
món
báu
nơi
ấy.
Vàng
thì
nhiều
như
cát,
còn
bạc
thì
ở
dưới
đáy
nước
lấp
lánh
trông
rất
đẹp.
Ao
thủy
tinh
thì
quanh
ao
là
cát
báu,
dưới
đáy
ao
có
lưu
ly
phản
chiếu.
Nước
trong
ao
thì
quí
báu
vô
cùng;
uống
vào
được
hưởng
tám
điều
quí
(bát
công
đức)
1.-
Trong
sạch.
2.-
Mát.
3.-
Ngon
ngọt.
4.-
Thơm
nhẹ.
5.-
Thông
trơn
cổ.
6.-
Khỏe.
7.-
Hết
khát
khỏi
đói.
8.-
Giúp
cho
lục
căn
được
thanh
khiết.
Nước
này
tánh
chất
cao
quí
chẳng
khác
chi
nước
Cam
lộ
vậy.
Lại
có
hàng
trăm
thứ
kỳ
hoa
dị
thảo,
mỗi
nhành
có
muôn
ngàn
hoa
lá
đủ
sắc
thắm
tươi
xen
nhau
trổ
tỏa
mùi
hương
thơm
làm
cho
lòng
người
lâng
lâng
khỏe
khoắn.
Ðường
đi
dựa
mé
sông,
hồ
ao
đều
có
cây
Chiên
đàn
thơm
ngát.
Bông
và
trái
kiết
tường
thơm
ngào
ngạt.
Trong
hồ
ao
có
bông
sen
năm
sắc
khoe
màu.
Lại
có
cây
có
bảy
thứ
báu,
mỗi
cây
đều
có
một
hay
hai
món
báu.
Cây
nào
toàn
một
món
báu
thời
rễ
gốc,
nhành
lá,
bông
và
trái
đều
một
màu.
Cây
nào
hai
món
báu
hiệp
lại
thì
có
hai
sắc
bông
trái.
Những
cây
ấy
mọc
ngay
hàng
và
giao
cành
cùng
nhau,
bông
trái
cùng
đối
diện
nhau.
Khắp
cùng
cả
nước
đều
một
cảnh
ấy
xem
đẹp
vô
ngần.
Dưới
đất
nơi
nào
cũng
có
vàng,
ngày
đêm
giờ
nào
cũng
có
bông
Thiên
mạn,
bông
Ðà
la
rơi
xuống
như
mưa,
mùi
thơm
không
thể
tả
mỗi
lần
mưa
hoa,
ngập
đầy
cả
mặt
đất,
chân
đi
êm
như
nệm
gấm.
Tuần
tự
trước
sau
hoa
ấy
héo
dần
rồi
biến
mất,
mặt
đất
trở
lại
sạch
sẽ.
Ngày
đêm
có
sáu
lần
cảnh
tượng
ấy.
Người
trong
nước
sáng
ra
lượm
hai
thứ
bông
đó
(Thiên
mạn
và
Ðà
la)
đem
cho
dân
nghèo
đói
ở
các
nước
khác
ăn
thay
cơm
vì
mùi
thơm
ngon
và
có
hiệu
lực
làm
cho
hết
đói.
Sau
khi
đi
thí
hoa
rồi,
về
nước
Cực
lạc
độ
cơm
giờ
ngọ.
Tới
giờ
ăn
cơm
ai
cũng
dùng
chén
bát
thường
bằng
đồ
thất
bảo.
Muốn
ăn
món
chi
đều
hiện
đủ
cả.
Sau
khi
dùng
xong
chén
bát
tự
nhiên
biến
mất
khỏi
rửa.
Tới
bữa
khác
muốn
dùng
món
chi
cũng
có
y
như
hôm
trước.
Cảnh
sắc
của
nước
Cực
lạc
thực
là
thoát
tục.
Nơi
đây
mỗi
khi
có
gió
thì
bảy
vòng
cây
rào
ngoài
(cây
báu
lưới
báu)
đều
khua
nhau
nghe
như
muôn
ngàn
tiếng
nhạc
hòa
lẫn
rất
êm
tai.
Vì
thế
mà
khởi
sanh
tánh
thiện
thường
vui
hay
nghĩ
đến
niệm
Phật,
ham
nghe
pháp.
Ở
Cực
lạc
có
riêng
ao
báu
lớn
để
tắm.
Ai
xuống
tắm
muốn
nước
sâu,
cạn,
nóng,
lạnh
độ
nào
tùy
theo
ý
muốn.
Tắm
xong
trên
mình
tỏa
ra
hương
thơm,
nghe
tiếng
nhạc
trỗi
du
dương,
xem
hoa
khoe
màu
trước
gió.
Nếu
ai
không
muốn
nghe,
tiếng
nhạc
tự
nhiên
không
vào
tai.
Tóm
lại,
ai
muốn
điều
gì
cũng
được
toại
nguyện
cả.
Nước
Cực
lạc
có
nhiều
thứ
chim
sắc
khác
nhau;
Hạc
trắng,
chim
công,
Anh
võ,
Xá
lợI,
Ca
lăng,
Tăng
già,
Cọng
mang.
Bảy
thứ
ấy
thứ
ấy
nhiều
vô
kể.
Ngày
đêm
kêu
hót
tiếng
giống
như
ngâm
kệ,
giảng
kinh.
Tiếng
thanh
lảnh
lót,
ai
nghe
cũng
nhớ
mà
niệm
Phật.
Các
chim
ấy
do
Phật
A
Di
Ðà
dùng
thần
thông
hóa
hiện
để
nhắc
nhở
người
nước
ấy
tinh
tấn,
phát
tâm
tu
niệm
chớ
không
phải
là
chim
thật.
Trong
nước
mọi
người
đều
hiền
lành.
Sống
đời
đời,
kiếp
kiếp
ở
xa
bao
nhiêu
cũng
thấy,
nói
chuyện
đều
nghe.
Mỗi
người
đều
không
đau
ốm
bệnh
hoạn.
Có
sắc
diện
xinh
đẹp,
không
xấu
như
hồi
còn
xác
phàm.
Người
thì
khỏe
mạnh
thông
thái,
cả
nước
không
ai
ngu
dốt.
Trong
lòng
thường
tưởng
việc
đạo
đức,
nói
ra
những
điều
chánh
lý
nên
dễ
yêu
thương
nhau,
không
ai
ganh
ghét,
đều
biết
tiền
căn
muôn
kiếp,
lại
biết
việc
quá
khứ,
hiện
tại
và
vị
lai
ở
thế
gian.
Trong
lòng
người
nào
tính
chuyện
chi
ta
đều
biết
trước.
lại
biết
kẻ
bị
đọa
chừng
nào
đầu
thai
làm
người.
Người
chừng
nào
đắc
quả
vị
Phật.
Sở
dĩ
biết
trước
được
như
vậy
là
vì
người
nước
Cực
lạc
đều
có
lục
thông
---o0o---