I. TỔNG KẾT NGÃ PHÁP
Ngã và pháp mà ngoại
đạo và Tiểu thừa quan niệm như là ngoài thức như vậy thảy đều không phải là
thực hữu. Do đó, Tâm, tâm sở không lấy các pháp ngoại tại như sắc v.v. làm điều
kiện như là đối tượng.[1] Vì hoạt dụng của đối tượng tất phải y trên thể thực
hữu.[2]
Hiện tại tụ tâm và tâm sở pháp kia[3] không phải là tụ điều kiện làm đối tượng
trực tiếp ẩy thức này,[4] như phi đối tượng,[5] vì thuộc về tụ khác.[6]
Đồng tụ[7] tâm sở
cũng không phải là đối tượng trực tiếp,[8] vì tự thể dị biệt, như các phi sở
thủ khác.
Do vậy, nên biết,
thực không tồn tại ngoại cảnh; duy chỉ nội thức phát sinh tợ như là ngoại cảnh.
Cho nên, già-tha trong Kinh[9] nói, “Như được phân biệt bởi kẻ ngu, ngoại cảnh
thực không tồn tại. Tâm bị tập khí vẩn đục, do đó chuyến biến tợ như kia.”
II. Ý NGHĨA GIẢ
THUYẾT
1. Nạn vấn
Nạn vấn[10] sau đây
được nêu lên: Nếu không tồn tại thực ngã, thực pháp bên ngoài thức, cái giả[11]
cũng không tồn tại. Vì cái giả được khái niệm phải y trên cái chân, trên sự
tương tợ và trên tính chất chung.[12] Như giả thuyết “Người này là lửa,”[13]
tất phải có lửa chân thực, có người tương tợ lửa, có tính chất nóng và đỏ.[14]
Giả thuyết bò v.v. cũng vậy.
Ngã và pháp nếu không
tồn tại, y trên cái gì mà giả thuyết? Không có cái giả thuyết, cái tương tợ
cũng bất thành. Làm sao có thể nói tâm chuyển hiện tương tợ như ngoại cảnh?
2. Giải thích
Nạn vấn ấy phi
lý.
Như trên kia đã bác
bỏ ngã pháp tồn tại ngoài thức.[15]
Vã, y trên chủng
loại, y trên thực vật, để giả thuyết lửa v.v., cả hai đều bất thành.[16]
a. Y loại để giả
thuyết, lý bất thành. Vì các phẩm chất nóng và đỏ không có cùng chủng loại.[17]
Nếu không có phầm tính cộng thông[18] mà giả thuyết cái kia, thế thì đối với
nước v.v. cũng có thể giả thuyết tên gọi là lửa.
Nếu cho rằng tính
nhạy bén v.v. tuy không phải là phẩm tính của loại nhưng vì không tách rời nhau
nên có thể giả thuyết; điều này cũng phi lý. Tính nhạy bén v.v. nơi chủng loại
người được kinh nghiệm thấy là cũng có sự tách rời nhau.[19] Nơi loại đã không
tồn tại phẩm tính, lại tách rời nhau; nhưng có khi đối với người mà giả thuyết
là lửa v.v., như vậy nên biết rằng sự giả thuyết không y trên loại mà thành.
b. Y thực để giả
thuyết, lý cũng bất thành. Vì các phảm tính nhạy bén, đỏ, v.v., không phải là
cộng hữu.[20] Nghĩa là, tính nhạy bén, đỏ, v.v., nơi lửa và nơi người, tự thể
của chúng khác biệt nhau, vì sở y dị biệt.
Không có tính cộng
thông mà giả thuyết, sai lầm như đã nói trên.
Nếu nói, vì phẩm tính
của lửa và của người tương tợ nên có thể giả thuyết, điều này cũng không hợp
lý. Vỉ nói lửa nơi người chứ không nói ở nơi phẩm tính.[21] Do vậy, giả thuyết
này không y trên thực mà thành.
3. Vã, giả tất y trên
chân sự[22] mà lập, điều này cũng không hợp lý. Chân, chỉ cho tự tướng; nó
không phải là đối tượng của giả trí và biểu đạt.[23] Nghĩa là, giả trí[24] và
sự biểu đạt không đạt được tự tướng, mà chỉ hoạt động trên cộng tướng[25] của
các pháp. Nhưng cũng không tách rời khỏi những cái này (giả trí và ngôn thuyết)
để có khái niệm về tự tướng, làm sở y cho giả.[26]
Tuy nhiên, giả trí và
biểu đạt tất y nơi âm thanh mà phát khởi. Nơi nào mà thanh không đến được,
chúng cũng không hoạt động. Cái biểu đạt và cái được biểu đạt[27] đều không
phải là tự tướng.
Do đó biết rằng giả thuyết không y trên chân sự. Theo đó, chúng chỉ y trên tợ
sự mà chuyển hiện.
Tợ, nghĩa là sự thêm thắt[28] chứ không phải là đặc tướng thực hữu. Thanh y
trên đặc tướng tương tợ được thêm thắt mà hoạt động,[29] cho nên không thể nói
giả tất y chân. Vì vậy, không thể nói giả tất phải y chân. Cho nên, nạn vấn kia
không phù hợp chính lý.
4. Nhưng, y trên biến thái của thức, để đối trị loại trừ quan
niệm sai lầm về ngã pháp chân thật, nên nói giả tợ.
Do đây, già-tha trong
Kinh[30] nói, “Vì để dối trị loại trừ ngã pháp mà kẻ phàm ngu cho là chân thật
cho nên nơi sự biến thái của thức mà giả thuyết tên gọi ngã và pháp.”
III. THỨC BIẾN
1. Hình thái biến
thái của thức[31] tuy vô lượng, nhưng loại biệt của thức năng biến chỉ có ba:
1. Dị thục,[32] tức thức thứ tám, vì phần lớn tự tính của nó là dị thục.[33] 2.
Tư lương, tức thức thứ bảy, vì thường xuyên thẩm sát và tư lương.[34] 3. Liễu
cảnh,[35] tức sáu thức đầu,
vì nhận biết đối
tượng với hình thái thô phù.[36]
Từ “và”[37] nêu rõ
sáu thức hợp thành một nhóm.
2. Ba loại này đều
được gọi là thức năng biến. Năng biến có hai loại:
1. Năng biến bởi
nhân[38]: đó là đẳng lưu và dị thục, hai tập khí như là nhân ở trong thức thứ
tám. Tập khí đẳng lưu[39] sinh trưởng do sự huân tập thiện, ác, vô ký trong
thức thứ bảy. Tập khí dị thục[40] sinh trưởng do sự huân tập thiện, ác, hữu lậu
trong thức thứ sáu.
2. Năng biến bởi
quả[41]: do ảnh hưởng của hai loại tập khí nói trên, thức thứ tám sinh khởi,
xuất hiện thành nhiều hình thái khác nhau.[42]
Do tập khí của đẳng
lưu làm điều kiện như là nhân, thức thứ tám sinh khởi với thể và tướng sai
biệt, được gọi là quả đẳng lưu. Vì quả tương tợ nhân.
Tập khí của dị thục
làm điều kiện như là tăng thượng để chiêu cảm thức thứ tám, do đáp ứng thế lực
của nghiệp dắc dẫn[43] và do thưòng hằng tương tục, nên được gọi là dị
thục.[44] Nếu chiêu cảm sáu thức trước để đáp ứng nghiệp được thành mãn,[45]
xuất hiện từ dị thục, được gọi là dị thục sinh[46] chứ không gọi là dị thục. Vì
có gián đoạn.
Tức là, dị thục và dị
thục sinh[47] được nói trước đó gọi là quả dị thục. Vì quả dị biệt nhân. Trong
đó chỉ nói cái được chấp tàng cho ngã ái, duy trì chủng tử tạp nhiễm, cái đó
biến thái thành quả là thức, nên gọi là dị thục, chứ không nói là tất cả
(thức).[48]
[1] Sở duyên duyên;
Skt. ālambana-pratyaya.
[2] Nghĩa đăng 2
(tr.15a29): “Pháp ngoài thức trong quan điểm của Tiểu thừa, giả hay thật đều
không tồn tại nên không thể làm điều kiện sở duyên. Sở duyên theo quan điểm Đại
thừa là cái không ngoài thức, vì giản trừ biến kế, do đó đều có thể nói là
thực, và có thể làm điều kiện sở duyên.”
[3] Tụ tâm, tâm sở
làm đối tượng cho tha tâm trí.
[4] Xem cht. 361
trên. Đối tượng của tha tâm trí là bất thực.
[5] Phi sở duyên. Như
âm thanh là phi sở duyên đối với con mắt.
[6] Thuật ký (tr.
294b1): “Tha tụ, chỉ tha thân. Hoặc tám thức trong tự thân đối nhau cũng được
gọi là thức của tha tụ.”
[7] Đồng tụ, pháp
tương ưng tâm cùng một tụ. Các luận sư Câu-xá: tương ưng, tức tương ưng với tụ
của tâm khởi lên đồng thời. Tâm sát-na trước và tâm sát-na sau không đồng thời
nên nói là không tương ưng. Cf. Nghĩa đăng 2 (tr. 715c6).
[8] Tì-bà-sa 9 (tr.
42c12): “Đại chúng bộ nói, vì bản chất của trí là nhận thức nên nhận thức được
chính nó và cái khác, như ánh đèn tự chiếu đồng thời chiếu sáng cái
khác....Pháp mật bộ nói, tuệ v.v. có thể nhận thức được thọ tương ưng... Hoá
địa bộ chủ trương tâm, tâm sở pháp có thể nhận thức pháp câu hữu...”
[9] Thuật ký
(tr.294c8): kinh Hậu nghiêm. Thuật ký tập thành 12 (tr.254b28): “Hậu nghiêm
kinh, tức Mật nghiêm kinh. Dẫn trong bản dịch của Huyền Trang cùng với kinh Mật
nghiêm hiện hành (T16n681, 682) không đồng bản.”
[10] Thuật ký (tr.
294c13): nạn vấn của Phệ-thế-sư (Vaiśeṣika). Diễn bí (tr.854c7): Cũng có thể kể
luôn Độc tử bộ và các thuyết chấp ngã. Sthiramati: anyasvāha. asaty ātmani
mukhye dharmeṣu copacāro na yujyate. “Có vị khác nói, nếu tự ngã không tồn tại,
sự giả thác trong các pháp hiện tiền không thể có.”
[11] Skt. upacāra: giả
thuyết hay giả thác, giả thi thiết. Xem cht. 15 trên.
[12] Ba yếu tố để thành giả thác: chân sự (mukhyapadārtha), tợ sự
(tatsadṛśa-viṣaya), và cộng pháp (sādhāraṇa-dharma).
[13] Sthiramati:
agnir māṇavaka ity upacāraḥ kṛyate, giả thác rằng “Thiếu niên này là lửa.”
[14] Hán: mãnh xích 猛赤. Sthiramati:
kapilatve tīkṣṇatve vā, tính chất vàng (màu da) hay nóng.
[15] Bác bỏ chân sự.
[16] Bác bỏ tợ sự và
cộng pháp. Sthiramati: ubhayathāpy (jātir dravyam) upacārābhāvaḥ, không tồn tại
sự giả thác như là chủng loại và thực vật. Thuật ký (tr. 295b9): “Loại (Skt.
jāti), tức tính, tức chỉ đồng dị (=dị cú nghĩa: viśeṣa-padārtha, Thắng luận),
chứ không phải cú nghĩa đại hữu (tức đồng cú nghĩa: sāmānypadārtha, Thắng
luận)... Thực, tức thực cú nghĩa (dravya-padārtha) như đất, nước,v.v.” Xem cht.
98 trên.
[17] Hán: loại hữu,
Skt. jāteḥ sādhāraṇa: đồng hữu, hay tính chất cộng thông, cộng hữu, của chủng
loại Sthiramati: na jāteḥ sādhāraṇaṃ kapilatvaṃ tīkṣṇatvaṃ vā, “tính chất vàng
và nhạy bén không phải là tính chất chung của chủng loại.” Hán: mãnh (Skt.
tīkṣṇa: nhạy bén hay hay mãnh lợi) tức hành và xích (Skt. kapilatva: màu vàng)
tức sắc, 2 trong 24 cú nghĩa đức (guṇa-padārtha) của Thắng luận. Thuật ký
(295b19): mãnh xích là đức (guṇa) của thực (dravya) hỏa, không phải đức của
đồng dị (viśeṣa). Xem đoạn phê bình Thắng luận trên.
[18] Cộng đức: tính mãnh xích có chung nơi cả hai. Nhưng trong thí dụ: “Người
này như lửa;” phẩm tính đỏ và nóng của lửa không có nơi người, như nước.
[19] Người khi giận
thì đỏ mặt và nóng nảy như lửa; nhưng khi vui thì những phẩm tính này không có
nơi người.
[20] Sthiramati: nāpi
dravyopacāraḥ sāmānyadharmābhāvāt, sự giả thác y trên thực cũng không có, vì
không tồn tại pháp đồng hữu (= đồng cú nghĩa, Thắng luận; xem đoạn phê bình
Thắng luận ở trên).
21] Thuật ký
(tr.296a17): Người đời nói, “người như lửa,” chứ không nói “đỏ như đỏ.” Nóng,
đỏ, là phẩm tính (đức) của lửa.
[22] Skt.
mukhya-padārtha, cú nghĩa cố hữu (=bản nhiên).
[23] Sthiramati:
tatsvarūpasya sarvajñānābhidhānaviṣayāti- krāntatvāt, tự thân của chân sự
ấy vốn siêu việt cảnh vực của hết thảy nhận thức và ngôn thuyết.
[24] Thuật ký tập
thành 12 (tr. 257c26): tỉ lượng hữu lậu gọi là giả trí; chỉ nhận thức được cộng
tướng.
[25] Cộng tướng (Skt.
sādhāraṇa), nhưng Sthiramati: pradhāna: thắng nhân, bản thể hay tự tính;
pradhāne hi guṇarūpeṇaiva jñānābhidhāne pravartate tatsvarūpāsaṃsparśāt, do sắc
thái phẩm tính mà nhận thức và ngôn ngữ vận hành trong bản thể chứ không xúc
chạm đến tự thân của bản thể.
[26] Sthiramati: na
hi jñānābhidhānavyatirikto’ nyapadārtha -svarūpaparicchitty upāyo’ sti,
“nếu không có nhận thức và ngôn ngữ, không có phương tiện nào để phán định bản
chất của hiện thực nơi các khác.”
[27] Năng thuyên và
sở thuyên. Sthiramati: evaṃ yāvac chabde sambandhābhāvāj jñānādhānābhāva evaṃ
cābhidhānā-
bhidheyābhāvān naiva
mukhyaḥ padārtho’ sti, cũng như không có chuỗi liên tục nơi âm thanh thì không
có nhận thức và ngôn ngữ, cũng vậy, năng thuyên và sở thuyên không tồn tại nên
cú nghĩa hiện thực của bản nhiên cũng không tồn tại. Thuật ký (297a15): Như khi
nghe một tên gọi nào đó bèn duyên vào đó mà khởi lên nhận thức, hoặc khởi lên
ngôn thuyết.
[28] Hán: tăng ích.
Thuật ký (297c04): “Cộng tướng được thêm vào (tăng ích) trên tự tướng, là hữu
pháp có tính y tha. Nghĩa là, một đặc tướng của sắc được gắn lên chung cho các
sắc, gọi là tăng ích.”
[29] Sthiramati:
sarvaś ca śabdaḥ pradhāne’ vidyamāne-
naiva guṇarūpeṇa
pravartate, hết thảy âm thanh không được tìm thấy trong tự tính (=bản thể)
nhưng hoạt động với hình thái phẩm tính. Nghĩa là âm thanh được nhận thức với
cộng tướng chứ không với tự tướng; nhận thức trong chuỗi liên tục của nó.
[30] Thuật ký (298a1), kinh Hậu nghiêm. Xem cht. 381 trên.
[31] Thức sở biến
tướng; Thuật ký (tr.298a8): “Tướng trạng của kiến phần và tướng phần mỗi mối có
đến vô lượng.” Xu yếu (tr. 629b18): “Biến hai có nghĩa: chuyển biến và biến
hiện.” Xem cht. 16 trên.
[32] Dị thục; Thuật
ký (298a19): tiếng Phạn là tì-bá-ca 毘播迦 (Skt. vipāka); tì
nghĩa là đổi khác (dị); bá-ca nghĩa là chín (thục). Câu-xá 2 (tr.9a25): “Nghiệp
được tạo tác khi đưa đến kết quả thì biến thái để chín, nên nói là dị thục.”
Bhāṣya: vipacyata iti vipāka, “nó được nấu chín muồi, gọi là cái chín muồi.” Do
động từ căn pac: nấu chín. Sthiramati: tatra
kuśalākluśalakarmavāsanāparipākavaśād yathākṣepaṃ phalābhinivṛttir vipākaḥ, “Ở
đây, do thế lực của tập khí đã chín muồi của nghiệp thiện và bất thiện, theo đó
mà dẫn đến sự hình thành kết quả, đó là dị thục.”
[33] Đa dị thục tính;
ibid., trong 5 giai vị, từ phàm phu cho đến Như lai vị, danh từ dị thục tồn tại
suốt cả 4 giai vị; trong 13 giai vị, nó cũng tồn tại suốt trong 12 vị. Vì vậy,
nói là “phần nhiều.”
[34] Xu yếu (629a13): “Tư lương... vì thường xuyên duyên đến đối tượng nên
tương tục thường xuyên hiện khởi. Hành tướng của nó với xa nên nói là thẩm.” Sthiramati:
kliśṣṭaṃ mano nityaṃ mannātmakatvāt mananākhyaṃ, ý ô nhiễm, do tự thể của nó là
thường xuyên tư duy quán sát nên nói là tư duy.
[35] Liễu cảnh, tức
liễu biệt cảnh; Skt. vijñaptir viṣayasya: sự biểu thị của cảnh; sự thông tri về
tồn tại của đối tượng. Do vi-jñapayati, thông tri cá biệt; thể sai khiến của
động từ căn jñā: biết. Sthiramati: rūpādiviṣayapratyavabhāsatvāt
cakṣurādivijñānaṃ ṣaṭprakāram api viṣayavijñaptiḥ, do làm hiển hiện các đối
tượng như sắc v.v. sáu hình thái nhận thức như mắt v.v. được nói là sự thông
tri (khu biệt) đối tượng (liễu biệt cảnh).
[36] Đối tượng của
sáu thức đầu được nói là thô, Thuật ký (298b16): 1. vì đa phần; 2. vì dễ nhận
biết; 3. chung cho nhận thức của các hữu tình; 5. nội và ngoại đạo đều quan
niệm là tồn tại; 6. đối tượng bất cộng (cá biệt).
[37] Hán: cập 及, trong bài tụng Skt.
ca.
[38] Skt.
hetu-pariṇāma: sự biến thái bởi sự tồn tại của nhân (hetubhavena). Sthiramati:
tatra hetupariṇāmo yā’ layavijñāne vipākaniṣyandavāsanāparipuṣṭiḥ, “Sự biến
thái bởi nhân, đó là sự trưởng dưỡng của hai tập khí dị thục và đẳng lưu trong
thức A-lại-da.” Thuật ký (298c04): “Nhân tức nguyên nhân, chỉ cho chủng tử...
Biến, nghĩa là chuyển biến... Nguyên nhân trực tiếp có cùng bản chất, gọi là
đẳng lưu. Đưa đến kết quả không cùng bản chất, gọi là dị thục” ibid., (298c14):
“Nhân biến thái thành hiện hành đồng loại với chủng loại của nó và qủa dị
thục.”
[39] Thuật ký
(298c20): “Đẳng là tương tợ; lưu là lưu loại. Tức chủng tử đồng tính chất với
quả của nó...Tập klhí được huân tập bởi danh ngôn gọi là tập khí của đẳng lưu.”
Skt. niṣyanda (động từ căn ni-syand: tuôn xuống).
[40] Thuật ký
(298c29): “Dị thục nhân là chủng tử của tăng thượng duyên. Tức là chủng tử được
huân tập bởi hữu phần (hữu chi tập khí).”
[41] Skt.
phalapariṇāma. Sthiramati: phalapariṇāmaḥ punar vipākavāsanāvṛttilābhād
ālayavijñānasya purvakarmāk- ṣepa-parisamāptau yā nikāyasabhāgāntareṣv abhinir-
vṛttiḥ, niṣyandavāsanāvṛttilābhāc ca yā pravṛttijñānāṃ kliṣṭasya ca manasa
ālayavijñānād abhinirvṛttiḥ, “biến thái bởi quả, đó là sự hiện thành của thức
A-lại-da trong các chúng đồng phần được thành mãn do sự chiêu cảm của nghiệp
quá khứ, khi tập khí của dị thục đạt đến trạng thái hoạt động. Đó cũng là sự
hiện thành từ thức A-lại-da của các chuyển thức và ý nhiễm ô (thức thứ bảy) do
tập khí của đẳng lưu đạt đến trạng thái hoạt động.”
[42] Thuật ký
(299b02): “Ở đây tự chứng phần biến hiện thành quả là kiến phần và tướng
phần...Biến, có nghĩa là biến hiện.”
[43] Hán: dẫn nghiệp
lực; Skt. karmākṣepavaśa. Tạp tập luận 7 (T31n1606, tr.728b16): “Nghiệp thiện
và bất thiện khi cảm sinh dị thục trong các cõi thiện hay ác có hai loại khác
nhau là nghiệp chiêu dẫn và nghiệp viên mãn. Nghiệp chiêu dẫn, do nghiệp này mà
lôi kéo đến quả dị thục. Nghiệp viên mãn, do nghiệp này, sau khi sinh lãnh thọ
quả đáng ưa hay không đáng ưa.”
[44] Sthiramati:
tatra pravṛttivijñānaṃ kuśalākuśalam ālayavijñāne vipākavāsanāṃ niṣyandavāsanāṃ
cādhatte/ avyākṛtaṃ kliṣṭaṃ ca mano niṣyandavāsanām eva, “chuyển thức thiện và
bất thiện trầm tích trong A-lại-da thành tập khí dị thục và tập khí đẳng lưu.
Duy chỉ ý nhiễm ô (mạt-na) thuộc tính vô ký thành tập khí đẳng lưu.”
[45] Hán: mãn nghiệp;
xem cht. 415 trên.[46] Tạp tập luận 5 (T31n1606, tr.716c3): “Duy chỉ A-lại-da
và các pháp tương ưng là dị thục. Ngoài ra, là dị thục sinh... Vì xuất sinh từ
dị thục.” Cf. Câu-xá 2: “Đước sản sinh do bởi nhân là dị thục nên gọi là dị
thục sinh...Hoặc nghiệp đã được tạo tác khi đạt đến kết quả thì biến thái để
chín muồi nên gọi là dị thục. Quả được sản sinh từ đó nên gọi là dị thục sinh.”
Bhāṣya: tatra vipākahetor jātāḥ vipākajāḥ... phalakālaprāptaṃ vā karma vipāka
ity ucyate vipacyata iti kṛtvā tasmāj jātā vipākajāḥ.
[47] Thuật ký
(299c24): “Nếu pháp là dị thục, sinh khởi từ dị thục, không gián đoạn, phổ
biến, được gọi là dị thục, và dị thục sinh; ... gián đoạn, không phổ biến, được
gọi là dị thục sinh mà không gọi là dị thục; Nếu pháp không phải là dị thục, có
gián đoạn, không phổ biến, tuy sinh khởi từ dị thục nhưng không gọi là dị thục,
cũng không gọi là dị thục sinh.”
[48] Thuật ký (tr.
300a11): “Mặc dù cả bảy thức đều có quả dị thục, nhưng chỉ năng biến thứ nhất
là chân dị thục, vì nó được tích luỹ thành tự ngã, và vì nó duy trì chủng tử
tạp nhiễm. Không phải tất cả nhứng gì được chiêu cảm bởi nghiệp đều là năng
biến thứ nhất (a-lại-da).”
THƯ MỤC CHÚ THÍCH
Thành duy thức luận,
10 quyển, Huyền Trang dịch. T 31 No 1585.
Thành duy thức luận
thuật ký, 20 quyển, Khuy Cơ. Dẫn: Thuật ký, T43n 1830 (tr.229-607).
Thành duy thức luận
chưởng trung xu yếu, 4 quyển, Khuy Cơ. Dẫn: Xu yếu, T43n1831 (tr.607-659).
Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng, 13 quyển, Huệ Chiểu. Dẫn: Nghĩa đăng,
T43n1832 (tr.659-811).
Thành duy thức luận diễn bí, 14 quyển, Trí Châu. Dẫn: Diễn bí, T43n1833
(tr.811-978).
Thành duy thức luận thuật ký tập thành biên, 45 quyển, Trạm Nhiên (Nhật bản).
Dẫn: Thuật ký tập thành, T67n2266.
Du-già sư địa luận, 100, Huyền Trang dịch. Dẫn: Du-già, T30n1579 (tr.79883).
Nhiếp Đại thừa luận
thích (Thế Thân Nhiếp luận), 10 quyển, Huyền Trang dịch. Dẫn: Nhiếp luận,
T31n1597 (tr.321-380).
Đại thừa a-tì-đạt-ma
tạp tập luận, 16 quyển, Huyền Trang dịch. Dẫn: Tạp tập luận, T31n1606
(tr.694-774).
A-tì-đạt-ma đại tì-bà-sa luận, 200 quyển, Huyền Trang dịch. Dẫn: Tì-bà-sa,
T27n1545.
A-tì-đạt-ma câu-xá luận, 30 quyển, Huyền Trang dịch. Dẫn: Câu-xá, T29n1558
(tr.1-161).
Abhidharamakośabhāṣyam
of Vasubandhu, General Editor Anantalal Thakur, Patna 1975. Ấn bản Devanagari. Dẫn: Bhāsya.
Abhidharmakośa &
Bhāṣya of Acharya Vasubandhu ưith Sphutartha Commentary of Acarya Sthiramati,
Critically edited by Swami Dwarikadas Shastri, Varanasi 1970. Dẫn: Sphut.
Triṃśikā (La
Trentaine) avec le Commentaire de Sthiramati, par Sylvain Lévi, Paris 1925. (Duy thức tam
thập tụng, sớ giải của An Huệ, ấn bản Devanagari). Dẫn: Sthiramati.
Sthiramati’s
Triṃśikā-bhāṣyaṃ (Sum-cu-paḥi ḥgrel-pa), by Enga Teramo; Otani Daigaku, Tokyo Japan
1933. (Tam thập tụng sớ giải của An Huệ, bản dịch Tây tạng).
Duy thức tan thập
tụng luận sớ của An Huệ, bản dịch Nhật ngữ của Enga Teramoto, Otani Daigaku, Kyoto Japan
1933.
Duy thức tam thập tụng thích
luận của An Huệ, bản dịch Nhật ngữ của Junjiro Takakusu. Không rõ nhà xuất bản.
Bản photocopy.