1. Định nghĩa
Cần phân biệt rõ thêm
đặc tướng nhất thiết chủng.
Trong đây, pháp gì
được gọi là chủng tử?[1] Trong bản thức, công năng sai biệt[2] trực tiếpsản
sinh kết qủa của chính nó.
Nó (chủng tử) cùng
với bản thức và quả được sản sinh không phải đồng nhất cũng không phải dị
biệt.[3] Lý tính của thể dụng, nhân quả, là như vậy.
Tuy không phải nhất,
không phải dị, nhưng là thực hữu. Vì pháp giả hữu, như cái không tồn tại,[4]
không phải là nhân duyên.[5]
Nó cùng với các pháp
đã không phải là nhất, không phải dị, hẵn phải như bình các thứ, là giả chứ
không phải thực.[6]
Nếu vậy, chân như
cũng là giả hữu.[7] Thừa nhận như vậy, sẽ không có chân thắng nghĩa đế.[8]
Nhưng, các chủng tử chỉ y trên ngôn thuyết thế tục mà nói là thực hữu, không
đồng với chân như.
Chủng tử tuy y trên thể của thức thứ tám, nhưng đó chính là tướng phần của thức
này chứ không là gì khác. Vì kiến phần thường nắm bắt nó như là đối tượng.[9]
Các chủng tử hữu lậu
không khác biệt với thể của dị thục thức, do đó nó thuộc tính vô ký.
Nhân và quả đếu có tính thiện, bất thiện và vô ký nên nó cũng được gọi là
thiện, bất thiện và vô ký.
Các chủng tử vô lậu
duy chỉ được gọi là thiện, vì không được bao hàm trong dị thục thức, do vì nhân
và quả đều chỉ có tinh thiện.
Nếu vậy, tại sao
Quyết trạch phần nói, trong 22 căn,[10] tất cả đều có chủng tử của dị thục, đều
là dị thục sinh?[11] Tuy nó được gọi là dị thục nhưng không phải là vô ký. Y
tựa trên dị thục[12] nên gọi là chủng tử dị thục. Cái gì dị tính thì y tựa lẫn
nhau được, như thức con mắt v.v.[13]
Hoặc chủng tử vô lậu, do ảnh hưởng của huân tập, chuyển biến mà thanh thục,
được đặt tên là dị thục.
2. Tân huân và bản
hữu
a. Thuyết bản hữu: Hộ
Nguyệt[14]
Trong đây, có quan
điểm cho rằng hết thảy chủng tử đều là bản hữu, không do bởi huân tập[15] mới
phát sinh. Nhưng do ảnh hưởng của sự huân tập mà nó phát triển.
Như Khế kinh[16] nói,
“Hết thảy hữu tình, từ vô thủy đến nay, có đa dạng giới, như đống ác-xoa,[17]
tồn tại một cách tự nhiên như vậy.” Giới là tên gọi khác của chủng tử.
Lại nữa, Khế kinh
nói, “Giới, từ vô thủy đến nay, là sở y của hết thảy pháp.”[18]
Giới đây có nghĩa là
nhân.
Du-già[19] cũng nói,
“Tự tính của các chủng tử, từ vô thủy đến nay, tuy là bản hữu, nhưng do cái mới
được huân tập như là nhiễm hay tịnh mà phát khởi.”
Các loại hữu tình, từ
vô thủy đến nay, nếu thuộc pháp bát-niết-bàn, tất cả đều thảy đều đầy đủ. Nếu
không thuộc pháp bát-niết-bàn, khuyết chủng tử của ba loại bồ-đề.[20]
Văn như vậy để chứng
minh, không phải là ít.
Lại nữa, các hữu tình
đã được nói là bản lai có năm chủng tính khác nhau do đó cần phải xác định có
chủng tử pháp nhĩ, không phát sinh do bởi huân tập.[21]
Lại nữa, Du-già nói,
địa ngục thành tựu ba vô lậu căn.[22] Đó là chủng tử chứ không phải hiện hành.
Lại nữa, chủng tính bản tính trụ,[23] đạt được một cách tự nhiên, từ vô thủy
lần lượt truyền đến nay.
Do các dẫn chứng như vậy chứng minh rằng chủng tử vô lậu vốn là pháo nhĩ bản
hữu, chứ không do huân tập mà phát sinh.
Chủng tử haư lậu tất
nhiên cũng tồn tại một cách tự nhiên (pháp nhĩ hữu), do huân tập mà phát triển,
không phải do huân tập riêng biệt mà phát sinh.
Như vậy, nhân quả được
thiết lập không tạp loạn.
b. Thuyết tân huân:
Thắng Quân & Nan-đà[24]
Quan điểm khác nói,
chủng tử phát sinh đều do huân tập.
Cái được huân tập và
cái huân tập đều tồn tại từ vô thủy; do đó, các chủng tử được thành tựu từ vô
thủy?[25]
Chủng tử là tên gọi
khác của tập khí. Tập khí tất phải do huân tập mà có, như mùi thơm (khí) của
vừng (mè) phát sinh do bởi xông ướp (huân tập) hoa.[26] Như Khế kinh[27] nói,
“Tâm của các hữu tình do được huân tập bởi nhiễm và tịnh mà vô lượng chủng tử
được tích tập.
Luận nói,[28] chủng
tử nội tại nhất định có sự huân tập. Chủng tử ngoại tại, hoặc có, hoặc không.
Lại nữa, ba loại tập khí, danh ngôn v.v.,[29] bao gồm chủng tử của hết thảy
pháp hữu lậu. Ba loại tập khí đó đã do huân tập mà có, do đó chủng tử hữu lậu
tất do huân tập mà sản sinh.
Chủng tử vô lậu cũng
do huân tập. Nói rằng,[30] sự huân tập bởi nghe mà sinh khởi là do được huân
tập bởi sự nghe Chánh pháp lưu xuất trực tiếp[31] từ pháp giới thanh tịnh.[32]
Đó là chủng tử tính của tâm xuất thế.
Sự sai biệt của chủng
tính[33] bản lai của hữu tình không do chủng tử vô lậu tồn tại hay không tồn
tại. Nhưng chủng tính ấy chỉ y trên trường hợp có chướng[34] hay không chướng
mà thiết lập.
Như Du-già nói,[35]
nếu ở nơi cảnh vực chân như mà hoàn toàn có chủng tử của hai chướng, ở đó lập
chủng tính của pháp không bát-niết-bàn. Nếu hoàn toàn có chủng tử của sở tri
chướng chứ không phải phiền não chướng, ở đây một phần lập chủng tính Thanh
văn, một phần lập chủng tính Độc giác. Nếu hoàn toàn không có chủng tử của cả
hai chướng, tức lập nó làm chủng tính Như lai.
Do đó biết rằng sự
sai biệt của chủng tính bản lai y trên chướng mà thiết lập chứ không phải do
chủng tử vô lậu.
c. Quan điểm của Hộ
Pháp
Quan điểm khác nói,
mỗi chủng tử (hữu lậu và vô lậu) đề có hai loại:
a. Bản hữu. Đó là
công năng sai biệt sản sinh uẩn, xứ giới; nó tồn tại một cách tự nhiên (pháp
nhĩ) trong thức A-lại-da kể từ vô thủy. Thế Tôn y trên đây mà nói, giới đa
dạng[36] mà các hữu tình sở hữu từ vô thủy đến nay giống như đống hạt ác-xoa,
tồn tại một cách tự nhiên (pháp nhĩ). Ngoài ra, các dẫn chứng được nói chi tiết
như trên kia.[37]
Đây gọi là chủng tính của bản tính trụ.[38]
b. Thủy khởi. Nó hiện
hữu do được thường xuyên huân tạp bởi hiện hành. Thế Tôn y trên đây mà nói, tâm
của các hữu tình do được huân tập bởi các pháp nhiễm, tịnh; nó là cái được tích
tập bởi vô lượng chủng tử. Các luận cũng nói, chủng tử nhiễm, tịnh phát sinh do
bởi sự huân tập của các pháp nhiễm, tịnh.
Đây gọi là chủng tử
được tập thành.[39]
(1) Phê bình thuyết
bản hữu
Nếu duy chỉ là bản hữu,
chuyển thức không thể là duyên tính như là nhân[40] cho A-lại-da.
Như Khế kinh nói,
“Các pháp được chứa trong thức; thức trong các pháp cũng vậy, hỗ tương làm quả
tính cho nhau, và cũng thường làm nhân tính.”[41] Đại ý bài tụng nói, thức
A-lại-da và các chuyển thức trong tất cả mọi thời lần lượt hỗ tương sinh khởi,
hỗ tương làm nhân quả.
Luận Nhiếp Đại thừa
nói,[42] thức A-lại-da hỗ cùng với các pháp tạp nhiễm tương làm nhân duyên. Như
bấc đèn và ngọn lửa lần lượt phát sinh sự cháy. Lại cũng như cọng lau bó lại,
chúng tựa nhau mà đứng. Duy chỉ y trên hai điều kiện này[43] mà thiết lập nhân
duyên. Các trường hợp nhân duyên khác không thể có được.
Nếu chủng tử được sản
sinh mà không do huân tập, làm thế nào chuyển thức cùng với A-lại-da có ý nghĩa
là nhân duyên ?[44] Không phải do huân tập khiến cho tăng trưởng mà gọi là nhân
duyên. Không thể cho rằng nghiệp thiện ác làm nhân duyên cho quả dị thục.[45]
Lại nữa, quan điểm ấy
trái với các Thánh giáo, theo đó, có chủng tử được sản sinh do huân tập. Cho
nên, cho rằng duy chỉ có chủng tử bản hữu là trái với lý và giáo.
(2) Phê bình thuyết
tân huân
Nếu sự sinh khởi của
chủng tử có khởi thủy, vô lậu hữu vi không thể sinh vì không có nhân duyên.[46]
Hữu lậu không thể là chủng tử của vô lậu.[47] Vì không thể nên nói rằng chủng
tử vô lậu sản sinh hữu lậu. Nếu chấp nhận điều này, hữu lậu có thể sinh trở lại
nơi chư Phật; thiện v.v. không thể là chủng tử của bất thiện các thứ.
(3) Phê bình phân
biệt luận
Các nhà phân biệt
luận[48] tuy nói rằng, tính của tâm vốn tịnh, nhưng do bị ô nhiễm bới phiền não
khách trần nên trở thành tạp nhiễm. Khi dứt sạch phiền não, bấy giờ nó chuyển
thành vô lậu. Như vậy, pháp vô lậu phát sinh không do nhân.
Nhưng, nói là tính
của tâm, các vị ấy nói theo nghĩa nào? Nếu nói đó là Không lý;[49] nhưng Không
không phải là nhân của tâm. Pháp thường hằng chắc chắn không phải là chủng tử
của các pháp. Vì tự thể trước sau không có chuyển biến.
Nếu nói đó là tâm,
thế thì cũng đồng với Số luận.[50] Tướng tuy chuyển biến, nhưng thể thường nhất
tính.
Vã lại, như thế tâm
ác, vô ký cũng có thể là thiện.[51] Nếu thừa nhận,[52] nó hẵn phải tương ưng
với tín v.v.;[53] nếu không thừa nhận, nó có thể không phải là thể của tâm
thiện. Từ thiện còn không được nói đến, huống nữa là vô lậu.
Tâm thiện hữu lậu đã
được nói là tạp nhiễm, như tính của ác tâm vốn không phải là vô lậu, do đó
không thể là nhân cho vô lậu. Khổng thể nói rằng thiện ác v.v. hỗ tương làm
nhân cho nhau.
Nếu tính của tâm hữu lậu mà là vô lậu, thế thì tính của tâm vô lậu hẵn cũng có
thể là hữu lậu. Vì không thể có khái niệm về nhân duyên sai biệt.[54]
Lại nữa, tâm của dị
sinh nếu là vô lậu; thế thì vô lậu hiện hành trong trạng thái dị sinh, và (dị
sinh) được gọi là Thánh giả. Nếu tự tính của tâm dị sinh tuy là vô lậu nhưng
tướng của nó có ô nhiễm nên không gọi là vô lậu, cho nên không có sai lầm như
vậy; thế thì chủng tử của tâm cũng không phải là vô lậu, tại sao Luận của ngài
nói có hạng dị sinh duy chỉ thành tựu chủng tử vô lậu?[55] Vì tính và tướng của
chủng tử và hiện hành là đồng nhất.
Nhưng, Khế kinh
nói,[56] tính của tâm vốn tịnh, ấy là nói chân như được hiển thị bởi lý Không
của tâm.[57] Vì chân như là tính chân thật của tâm.
Hoặc nói, thể của tâm
không phải là phiền não, do đó nói là bản tịnh; chứ không phải vì tự tính của
tâm hữu lậu là vô lậu mà nói là bản tịnh.[58]
Do vậy, nên xác tín
rằng có hạng hữu tính có chủng tử vô lậu từ vô thủy đến nay, thành tựu một cách
tự nhiên (pháp nhĩ) chứ không phải bởi huân tập. Về sau, trong giai đoạn thắng
tiến,[59] nó được huân tập để phát triển. Do nguyên nhân này, pháp vô lậu sinh
khởi. Khi vô lậu sinh khởi, nó lại huân tập thành chủng tử. Về chủng tử hữu
lậu, lọai suy theo đó mà biết.
(4) Giải thích nan đề
Huân tập nội
chủng
Tuy được nói trong
các Thánh giáo rằng chủng tử nội tại một cách xác định có huân tập, nhưng không
xác quyết nói hết thảy chủng tử sản sinh đều do huân tập. Vậy, đâu có thể thể
hoàn toàn bác bỏ không tồn tại chủng tử bản hữu. Tuy nhiên, chủng tử bản hữu
cũng phải do huân tập mới có thể phát triển để dẫn đến thành quả. Do đó nói,
chủng tử nội tại xác đinh có huân tập.[60]
Huân tập bởi
nghe
Sự huân tập do bởi
nghe không phải duy chỉ là hữu lậu. Khi nghe Chánh pháp, chủng tử vô lậu bản
hữu cũng được huân tập để phát triển thêm lên, lần lượt cho đến tâm xuất
thế.[61] Do đó chủng tử này cũng được gọi là huân tập bởi nghe. Trong cái huân
tập bởi nghe, những gì là tính hữu lậu thì thuộc tu sở đoạn.[62] Nó chịu ảnh
hưởng của dị thục đặc sắc để làm tăng thượng duyên cho chủng tử của tâm xuất
thế. Những gì là tính vô lậu thì thuộc phi sở đoạn,[63] làm nhân duyên trực
tiếp cho pháp xuất thế. Nhân duyên trực tiếp này vi tế, ẩn mật, khó nhận thức
được, nhưng dựa trên loại tăng thượng duyên đặc sắc thô hiển, phương tiện nói
là chủng tử của tâm xuất thế.
Chủng tính và chủng
tử
Nói y trên sự chướng
ngại[64] mà thiết lập sự sai biệt về chủng tính, ý muốn nói rõ chủng tử vô lậu
tồn tại hay không tồn tại. Nếu hoàn toàn không tồn tại chủng tử vô lậu, chủng
tử của hai chướng kia vĩnh viễn không thể bị trừ hại, y theo đó là lập pháp phi
niết-bàn. Nếu chỉ tồn tại chủng tử vô lậu của hai thừa, sở tri chướng kia vĩnh
viễn không thể bị trừ hại, theo đó một phần lập chủng tính Thanh văn, một phần
lập chủng tính Độc giác. Nếu cũng tồn tại cả chủng tử vô lậu của Phật, chủng tử
của hai chướng kia đều có thể vĩnh viễn bị trừ hại, theo đó lập chủng tính Như
lai.
Như vậy, do bởi chủng
tử vô lậu tồn tại hay không tồn tại mà có ý nghĩa chướng có thể bị đoạn trừ hay
không bị đoạn trừ. Nhưng chủng tử vô lậu vốn vi tế, ẩn mật, khó nhận thức được,
do đó chuẩn theo hai chướng kia để nêu rõ sự sai biệt về chủng tính. Nếu không
thế, hai chướng kia có nguyên nhân cá biệt nào để có thể bị hay không bị trừ
hại? Nếu do pháp nhĩ tự nhiên mà có sự sai biệt về chướng này, sao không thừa
nhận chủng tử vô lậu cũng vậy?
Nếu bản lai hoàn toàn
không tồn tại chủng tử của pháp vô lậu, các Thánh đạo sẽ vĩnh viễn không thể
sinh khởi. Vậy, cái gìi sẽ có thể trừ hại chủng tử của hai chướng để nói y
chướng mà lập nên sự sai biệt về chủng tính? Sự sinh khởi của Thánh đạo kia đã
không có ý nghĩa, nói răng sẽ sinh khởi thì nhất định là phi lý.
Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, các Tánh giáo nói có chủng tử bản hữu; thảy đều mâu thuẫn với
ý nghĩa kia. Cho nên, cho rằng chỉ có thủy khởi, điều đó trái với cả lý và
giáo.
Do vậy, nên biết, mỗi
chủng tử của các pháp đều có hai loại, bản hữu và thủy khởi.
[1] Du-già 52 (tr.
588c10): “Không phải phân chẻ các hành để có một thật vật (dravya) gọi là chủng
tử (hạt giống). Cũng không phải tìm nơi nào khác (ngoài các hành)... Cũng như
thóc lúa các thứ có chứa chủng tử (hạt giống) của cành lá. Đập, giã, nghiền nát
(thóc lúa) vẫn không tìm thấy chủng tử; nhưng cũng phait tìm thấy nó ở đâu khác
(ngoài các hạt thóc lúa ấy).” Nhiếp luận thích (TTh) 2 (tr. 328b02): “Như hạt
đại mạch có công năng nảy mầm nên có tnhs chủng tử. Nểu vì lâu ngày hay do ảnh
hưởng lửa mà công năng ấy bị hỏng; bấy giò hình tướng của hạt đại mạch tuy vẫn
như cũ nhưng nó không có tinhs chủng tử nữa.”
[2] Nhiếp luận thích
(VT) 2 (tr. 388a14): “Chủng tử của hết thảy pháp là công năng sai biệt của
A-lại-da thức.”
[3] Nhiếp luận thích
(TTh) 2 (tr. 328a15): “Chủng tử của các pháp tạp nhiễm trong A-lại-da thức tồn
tại như làdị hay không biêt dị? Chủng tử không phải là thật vật (dravya) riêng
biệt. Chúng tồn tại trong (A-lạida) đó mà không phải đồng nhất cũng không phải
dị biệt (với A-lạida).”
[4] Như lông rùa, sừng thỏ.
[5] Thuật ký: Vì
chủng tử là điều kiện như là nhân (nhân duyên) của các pháp nên nó là thực
hữu.”
[6] Thuật ký: nạn vấn của An Huệ.
[7] Chân như đối với
pháp không phải nhất, không phải dị, do đó được làn đồng dụ.
[8] Phản vấn Thanh
Biện và An Huệ. Cf. Tập thành biên 13 (tr. 276a): Theo Thanh Biện, trên thắng
nghĩa, tất cả đều không. Chủng tử y trên tục đế nên giả hữu. Với An Huê, nó là
tướng phần, nên giả hữu.
[9] Thuật ký: giải
thích của Hộ Pháp.
[10] Cf. Câu xá, phẩm
II: Phân biệt căn.
[11] Du-già 57
(T30n1579, tr.615a1). - Dị thục sinh, xem cht, 418 tâp
I.
[12] Tức y trên thức
dị thục
[13] Thức y nơi căn
con mắt nên gọi là thức con mắt.
[14] Skt. Candrapāla.
[15] Skt. vāsanā, tập
khí, huân tập, tàn khí, tập quán dư tàn. Do đọng từ căn, hoăc 1. vās
(vāsayati): xông ướp, xông hương. 2. vas (vasati): ở, cư trú. Thắng man theo
nghĩa sau, dịch là trụ địa.
[16] Chủng chủng
giới. Dẫn bởi Đại thừa trang nghiêm 1 (T31n1604, tr. 594b9) với tên kình là Đa
giới tu-đa-la (Bahudhātuka-sūtra). Thuật ký, đoạn trích dẫn từ kinh Vô tận ý,
tức “Phẩm 12. Vô Tận Ý Bồ-tát,” Đại tập kinh 27-30, T12n397(12); biệt dịch,
A-sai-mạt Bồ-tát (Akṣayamati-Bodhisattva) kinh, T12n430. Thuật ký cũng nói,
phần đầu đoạn dẫn cũng được dẫn bởi Tì-bà-sa. Cf. Pháp uẩn 10 (T26n1537, tr.
501b24), phẩm Đa giới. Tham chiếu Pali, Bahudhātuka-suttaṃ, M. iii. 61ff.
[17] Ác-xoa tụ, Skt.
akṣa, hoặc rudrākṣa, Hán dịch: diên quán châu, kim cang tử; tên khoa học:
Eleocarpus ganitrus. Thuật ký: ác-xoa, có hình dạng như hat vô thực tử 無食子. Khi rụng, chúng tự
nhóm lại thành đống.”
[18] Cf. Kinh Đại
thừa A-tì-đạt-ma (chưa có Hán dịch), dẫn bới Nhiếp luân thích (TTh) 1
(T31n1597, tr. 324a18): vô thủy thời lai giới, nhất thiết pháp đẳng y. Do thử
hữu chư thú, cập niết-bàn chứng đắc 無始時來界, 一切法等依, 由此有諸趣, 及涅槃證得.
[19] Cf. Du-già 3
(T30n1579, tr. 284b19): “Thể của chủng tử, từ vô thủy đến nay, tương tục không
đứt tuyệt; tính tuy tồn tại từ vô thủy, nhưng do sự huân tập sai biệt bởi
nghiếp tịnh và bất tịnh mói phát sinh. Do quan hệ với quả dị thục được tiếp
nhận thường xuyên, nó được nói là mới.”
[20] Ibid., tr.
284a29.
[21] Các dẫn chứng,
theo Thuật ký: 1. Nhập Lăng-già 2 (T16n671, tr. 526c8), về chủng tính của năm
thừa. Cf. Skt. Laṅkā p. 63: punar mahānate pañcābhisamayagotrāṇi. katamāni
pañca? yaduta śrāvakayānābhi-samayagotraṃ, pratyekabuddhayāna-, tathāgatayāna-,
aniyataikataragotraṃ, agotraṃ, “Này Đại Hệ, có năm chủng tính được hiện chngws.
Đó là, chủng tính hiện chứng Thanh văn thừa, chủng tính hiện chứng Độc giác
thừa, chủng tính hiện chứng Như lai thừa, chủng tính bất định, và không chủng
tính. 2. Vô thượng y kinh 1 (T16n669, tr. ?). 3. Thiện dũng mãnh bát-nhã 1 =
Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, quyển 593, hội thứ 16 (T7n220, tr. 1066a29);
Skt. Suvikrāntavikrāmaparipṛcchā.
[22]Du-già 57 (tr.
615a27): “Sinh nại-lạc-ca, thành tựu bao nhieu căn? ... Ba căn (vô lậu), ước
hiện hành thì không thành tựu; ước chủng tử thì thành tựu.”
[23] Du-già 35
(T30n1579, tr. 478c12): “Có hai loại chủng tính, chủng tính bản tính trụ
(prakṛtistha-gotra), và chủng tính tập sở thành (samudānīta-gotra). ... Bản
tính trụ, sáu xứ của Bồ tát, với hình thái đặc biệt như thế, kể từ vô thủy lần
lượt truyền đến nay, sở đắc bởi tự nhiên (dharmatā: pháp nhĩ). Tập sở thành,
thiện căn đạt được do tập quán từ trước.”
[24] Skt. Nanda và
Śrīsena.
[25] Thuật ký, Nan-đà
tự giả thiết nghi vấn, lặp lại quan điểm nêu trên về chủng tử hữu lậu. Nghĩa
đăng (tr. 859c17): “Trong địa vị phàm phu, vô lậu chưa phát sinh nên nó không
thể là cái huân tập, cũng không phải tồn tại từ vô thủy.”
[26] Nhiếp luận thích
(TTh) 2 (T31n1597, tr. 328a1): “Thế nào là huân tập? ... Như trong cừ thắng (=
hồ-ma, vừng) có sự huân tập (sự xông ướp) của hoa. Cừ thắng và hoa cùng sinh
cùng diệt.” Thuật ký (tr. 305b2): “Ở phương Tây, khi muốn chế dầu thơm để bôi
thân, trước hết đem hoa thơm trọn với cự thắng (vừng hay mè), làm thành một
đống, để cho đến khi rã; sau đó đem ép dầu. Báy giờ dầu mè có mang mùi thơm.”
[27] Ibid., dẫn kinh
Đa giới. Xem cht. 28 trên.
[28] Dẫn Nhiếp luận bản
1 (T31n1594, tr. 135b5). Cf. Nhiếp luận thích (TTh) 2 (T31n1597, tr. 329b21):
“Ngoại tại, chỉ thóc lúa các thứ. Nội, chỉ A-lại-da thức... Chủng tử ngoại tại,
chỉ do quy ước thế tục mà gọi là chủng tử (hạt giống). Vì chúng chỉ là những
biến thái của A-lại-da.”
[29] Xem đoạn sau.
[30] Chỉ Nhiếp luận
(xem cht. 43 dưới) và Du-già (xem cht. 44).
[31] Đẳng lưu Chánh
pháp; Skt. niṣyanda-dharma, Thuật ký (tr. 305b26): “Chánh pháp lưu xuất một
cách bình đẳng từ tịnh pháp giới.” Chánh pháp được tuyên thuyết có cùng căn
nguyên tự tính với pháp giới thanh tịnh. Cf. Nhiếp luận thích (TTh) 3
(T31n1597, tr. 333c17): “Giáo pháp, như kinh điển v.v., tuôn chảy ra từ nguồn
pháp giới tối thanh tịnh, gòi là đẳng lưu của pháp giới tối thanh tịnh. Huân
tập phát khởi do sự nghe trực tiếp này được gọi là sự huân tập (do nghe). Chính
cái được huân tập này tồn tại trong thức A-lại-da làm nguyên nhân phát khởi tâm
xuất thế (vô lậu).”
[32] Du-già 52 (tr.
589a14): “Các pháp xuất thế gian phát sinh từ chủng tử nào? ... Các pháp xuất
thế gian phát sinh từ sở duyên duyên là chân như, chứ không phải do chủng tử
tích tập của tập khí.” Giải thích của Thắng Quân: “Trước kiến đạo, lấy giáo
pháp, vốn là đẳng lưu của Chánh pháp, làm đối tượng. Chân như khi ấy là sở
duyên duyên...” (Cf. Đồng học sao 17, tr. 158a)
[33] Năm chủng tính, xem cht. 33.
[34] Hai chướng:
phiền não chướng (kleśa-āvaraṇa ) và sở tri chướng (jñeya-āvaraṇa).
[35] Du-già 52 (tr.
589a21).
36] Như dẫn chứng bởi
Hộ Nguyệt; xem trên.
[37] Dẫn chứng như Hộ
Nguyệt.
[38] Xem cht. 35 trên.
[39] Xem cht. 35
trên.
[40] Nhân duyên tính,
Skt. hetu-pratyayatā. Cf. Câu-xá 7 (tr. 36b16): “Nhân duyên tính ... Trong đây,
tính là chủng loại của duyên.” (Bhāṣya: prayayajātiḥ pratyayatā). Cf. Du-già 51
(tr. 580b09): “Thức A-lại-da làm hai duyên tính (pratyayatā) cho các chuyển
thức (pravṛtti-vijñāna); 1. là chủng tử của chúng (nhân duyên tính), và 2. là
sở y của chúng (tăng thượng duyên tính)... Các chuyển thức cũng làm hai duyên
tính cho A-lại-da; 1. trong đời hiện tại, chúng nuôi lớn chủng tử của A-lại-da
(nhân duyên); 2. trong đời sau, chúng làm sinh sôi chủng tử dẫn đến tái sinh
(tăng thượng duyên).”
[41] Nhân tính
(hetu-bhūta, tồn tại như là nhân); quả tính (phala-bhūta, tồn tại như là quả):
Cf. Câu-xá 22 (114a22). Thuật ký: đây dẫn kinh A-tì-đạt-ma (không có Hán dịch),
dẫn bởi Nhiếp luận bản (HT) 1 (T31n1594, tr. 135b15): 諸法於識藏 識於法亦爾 更互為果性 亦常為因性; Cf. Nhiếp luận
thích (TTh) 2 (T31n1597; tr.330b11): “... Khi A-lại-da là nhân của các pháp,
bấy giờ các pháp là quả; khi A-lại-da là quả của các pháp, bấy giờ các pháp là
nhân.” Cf. Du-già 51 (tr. 580b09), cht. 52 trên.
[42] Nhiếp luận bản
(HT) 1 (T31n1594, tr.134c15). Nhiêp luận thích (TTh) 2 (T31n1597, tr.328b17):
“...Trong một sát-na, bấc đèn làm sở y phát sinh ngọn lửa đèn; khi ấy bấc đèn
là ngyên nhân phát sinh ngọn lửa. Ngay trong sát-na ấy ngọn lửa lại đốt cháy sở
y của nó là bấc đèn; khi ấy ngọn lửa đèn là nguyên nhân cho sự bốc cháy của bấc
đèn.”
[43] Tức chủng tử
(thức thứ tám) và hiện hành (bảy chuyển thức).
[44] Nạn vấn về quân
điểm chủng tử duy bản hữu.
[45] Nhân duyên
(hetu-pratyaya), điều kiện như là nguyên nhân. Câu-xá 7 (tr. 36b16), trong 6
nhân, từ năng tác nhân (kāraṇa-hetu) là có tính tăng thượng duyên
(adhipati-pratyayatā), 5 nhân còn lại đều có tính nhân duyên (hetu-pratyayatā);
cf. Tì-bà-sa 16 (tr. 79a29). Quan điểm của Đại thừa, trong 6 nhân chỉ đồng lọai
nhân (sabhāga-hetu) là có tính nhân duyên; 5 nhân còn lại là tăng thượng duyên.
Đồng loại nhần là nguyên nhân dẫn sinh đẳng lưu quả (niṣyanda-phala). Tức như
thiện pháp quá khứ là nguyên nhân trực tiếp sinh thiện pháp hiện tại. Nghiệp
nhân có tính thiện ác, nhưng quả dị thục chỉ có tính vô ký, nên không có quan
hệ nhân duyên trực tiếp. Cf. Du-già 3 (tr. 292a1), 5 (tr. 301b12), 38 (tr.
501b12).
[46] Vô lậu hữu vi
tức kiến đạo. Xem thêm cht. dưới.
[47] Trước kiến đạo,
chỉ có hiện hành hữu lậu, nếu không có chủng tử vô lậu bản hữu, không có điều
kiện làm nhân nên vô lậu hữu vi không thể phát sinh.
[48] Phân biệt luận,
Thuật ký (tr. 307a13): Các tà phân bệt đều được gọi là tỳ-bà-xà-bà-đề 毘婆闍婆提(vibhajyavādin), bao
gồm 4 bộ: Đại chúng (Mahāsaṅghika), Nhất thuyết (Ekavyavahārika), Thuyết xuất
thế (Lokottaravāda), Kê dận (Kaukkuṭika). Cf. Dị bộ tông luân (T49n2031, tr.
15b26, 15c27): “(Bốn bộ này) bản tông đồng nghĩa: …. tâm tính bản tịnh…” Xu yếu
(tr. 630c06): Đại chúng bộ không có quan niệm về chủng tử. Do đó, ở đây phê
bình phân biệt thuyết mà đặc biệt phê bình một số Luận sư Đại thừa. Tì-bà-sa 27
(tr. 140b25; các sớ giải Trung hoa và Nhật bản nói Du-già 27, có lẽ nhầm):
“Phân biệt luận giả nói, bant tính của tâm là thanh tịnh nhưng do bị ô nhiễm
bởi phiền não vốn như khách trần nên tướng của nó không thanh tịnh.”
[49] Đây chỉ Chân
như. Xem cht. x dưới.
[50] Thuật ký (tr.
307b8): “ Nếu nói tâm tính (citta-prakṛti) tức tâm thể (citta-svabhāva); thể
duyên đến pháp; thế thì, tâm được nói đến đó cũng đồng với Số luân (Saṃkhyā);
theo đó, tướng của đại (mahat) các thứ tuy chuyển biến, nhưng thể của chúng
thường hằng nhất tính.”
[51] Bởi vì tự tính
của tâm vốn tịnh.
[52] Thừa nhận thể
tính của tâm bất thiện hữu lậu là thiện.
[53] Vì cho là thiện,
nên nó phải tương ưng với các tâm sở thiện, như tín, v.v.
[54] Thuật ký (tr.
307c20): “Nếu duy chỉ tính của tâm hữu lậu là vô lậu, trái lại tính của tâm vô
lậu không là vô lậu; vậy làm sao phân biệt được lý do sai biệt này?”
[55] Nơi hàng dị sinh
(pṛthagjana, phàm phu) chỉ tồn tại chủng tử vô lậu, chứ không tồn tại hiện hành
vô lậu.
[56] Thuật ký, đây
chỉ kinh Thắng man. Cf. Thắng man (T12n353, tr. 222b22): “Như lai tạng, đó là
Pháp giới tạng, Phâp thân tạng, Xuất thế gian thượng thượng tạng, tự tính thanh
tịnh tạng. Như lai tạng vốn tự tính thanh tịnh ấy bộ ô nhiễm bới phiền não
khachs trầ, tùy phiền não.”
[57] Cf. Thắng man
(T12n353, tr. 221c13): “Trí (nhận thức) về Như lai tạng là trí (nhận thức) về
Không của Như lai tạng.”
[58] Cf. Du-già 54
tr. (595c06): “Lại nẵ, tự tính của các thức không phải là ô nhiễm, vì Thế Tôn
nói rằng tính của tất cả tâm vốn thanh tịnh…”
[59] Thắng tiến đạo勝進道, giai đoạn tiến
thangử về trước, đoạn trừ những phiền não còn sót lại mà giải thoát đạo trước
đó chưa diệt trừ. Cf. Du-già 69 (tr. 683a8): “Tu trí này (thế tục trí), tóm tắt
có 4 đạo: 1. phương tiện đạo (upāya-mārga); 2. vô gián đạo (ānantarya-mārga);
3. giải thoát đạo (adhimukti-mārga); 4. thắng tiến đạo (viśeṣa-mārga)…”
[60] Cf. Nhiếp luận
bản 1 (tr. 136c01): “Lại nữa, tâm xuất thế trước kia chưa hề được tu tập cho
nên sự huân tập của nhó hoàn toàn không có. Nếu không có huân tập, tâm ấy xuất
hiện từ hạt giống nào? Ở đây nên trả lời, tâm ấy xuất hiện từ chủng tử được
huân tập bởi do nghe trực tiếp nguồn nước pháp giới tối thanh tịnh.” Xem cht.
43 trên
[61] Ibid., tr.
136c11 : “Trong đây, y huân tập hạ phẩm thành huân tập trung phẩm; y huân tập
trung phẩm thành huân tập thượng phẩm. Y trên văn, tư tu thường xuyên tu tập mà
được tương ưng.”
[62] Tạp tập luận 4
(T31n1606, tr.711a21): “Tu sở đoạn (bhāvanā-prahātavya) là gì?.. Sau kiến đạo,
các pháp hữu lậu không thuộc kiến sở đoạn (darśana-prahātavya). Tức các pháp
hữu lậu còn lại, trừ kiến cháp ô nhiễm khởi lên do tà phân biệt. Pháp hữu lậu
owr đây gồm cả thiện tùy thuận quyết trạch phần (nirvedha-bhāgīya).”
[63] Ibid., “Phi sở
đoạn là gì? Các pháp vô lậu, trừ thiện quyết trạch phần.”
[64] Tức y trên phiền não
chướng và sở tri chướng.