Tuy đã nói một cách
tổng quát về ba sự biến thái của thức, nhưng chưa thảo luận chi tiết về các đặc
tướng của chúng. Vậy, đặc tướng của sự biến thái thứ nhất là thế nào?
Tụng nói:
初阿賴耶識 異熟一切種 2
不 可知執受 處了常與觸
作 意受想思 相應唯捨受 3
是 無覆無記 觸等亦如是
恒 轉如瀑流 阿羅漢位捨 4[1]
Thứ nhất là
A-lại-da,
cũng gọi là dị thục,
nhất thiết chủng.
Không thể biết sự
chấp thọ,
Xứ sở và biểu hiện
nhận thức của nó.
Luôn luôn, nó tương
ưng với xúc,
ác ý, thọ tưởng và
tư.
Nó chỉ tương ưng với
xả thọ.
Nó là vô phú vô ký.
Xúc v.v. cũng vậy.
Nó thường hằng lưu
chuyển như dòng thác.
Đến địa vi A-la-hán
nó mới bị loại bỏ.
I. ĐỊNH DANH
1. A-lại-da
Luận nói, thức năng
biến thứ nhất, trong giáo nghĩa của Tiểu thừa và Đai thừa, đều được gọi là
A-lại-da. Vì nó hàm ngụ các nghĩa năng tàng, sở tàng[2] và chấp tàng. Vì nó hỗ
tương làm điều kiện (duyên) cho các pháp tạp nhiễm.[3] Vì hữu tình chấp nó như
là tự ngã nội tại.
Bài tụng này nêu rõ
các đặc tướng mà thức năng biến thứ nhất có. Vì đặc tướng riêng biệt của nó là
sự nhiếp trì trên hai phương diện nhân và quả.
Phần vị của các đặc
tướng riêng biệt của thức này tuy nhiều,[4] nhưng thức như là kho tàng được chú
trong hơn hết, do đó dành riêng cho nó tên này.
2. Dị thục
Thức này được gọi là
dị thục, vì nó đưa đến kết quả đã chín (dị thục) của nghiệp thiện và bất thiện
trong các cõi, các định hướng và các sinh loại.[5] Nếu loại bỏ nó, không thể
hiểu rõ kết quả dị thục đặc biệt[6] vốn thường hằng tiếp nối liên tục của mạng
căn, chúng đồng phần, các thứ.[7] Bài tụng này hiển thị đắc tướng trên phương
diện quả của thức năng biến thứ nhất.
Đặc tướng trên phương
diện quả của thức này tuy có nhiều trạng thái,[8] nhiều chủng loại,[9] nhưng ý
nghĩa dị thục vừa rộng, vừa đặc hữu, do đó đặc biệt chỉ được định.
3. Nhất thiết chủng
Thức này chấp trì hạt
giống của các pháp không để cho thất tán, do đó, được gọi là nhất thiết
chủng.[10] Ngoài thức này ra, khkong thể có cái gì chấp trì một cách phổ biến
hạt giống của các pháp.
Bài tụng này hiển thị
đặc tướng trên phương diện nhân của thức năng biến thứ hai.
Đặc tướng về phương
diện nhân của thức này tuy có nhiều chủng loại,[11] nhưng do sự duy trì chủng
tử và do đăc hữu, do đó được đặc biệt chỉ định.
Thể tướng của thức
năng biến thứ nhất tuy nhiều, nhưng tổng quát duy chỉ có ba đặc tướng này mà
thôi.[12]
[1] tatrālayākhyāṃ
vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam//2/ asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ ca tat/
sadā sparśamanaskāravitsaṃjñācetanānvitam//3/ upekṣā vedanā tatrānivṛtāvyākṛtaṃ
ca tat/ tathā sparśādayas tac ca vartate srotasaughavat//4/
[2] Về ý nghĩa năng
tàng và sở tàng, Sthiramati: atha vālīyante upanibadhyante’ smin sarvadharmmāḥ
kāryabhāvena/ tad vālīyate upanibadhyate kāraṇabhāvena sarvadharme ity ālayaḥ,
“hoặc trong trạng thái như là kết quả, các pháp được cất giấu, được an trí
trong đó. Hoặc trong trong thái như là nguyên nhân, nó được cất giấu, được an
trí trong tất cả các pháp.”
[3] Sthiramati: tatra sarvasāṃkleśikadharmabījasthānatvād ālayaḥ/ ālayaḥ
sthānam iti paryāyau/ ở dây, vì nó là trú xứ của hạt giống của tất cả pháp tạp
nhiêm, nên được gọi là A-lại-da. A-lại-da đồng nghĩa với trú xứ. Nguyên nghĩa,
ālaya chỉ cho cai nhà, chỗ trú ẩn, do đó Hán cũng có khi dịch là quật trạch
(hang ổ). Về tạp nhiểm, Khuy Cơ: tiếng Phạn là tăng-cát-lệ-thước (sāṃkleśika).
[4] Thuật ký (tr.
301b10): “Tự tướng (svalakṣaṇa) của thức này tuy có ba trạng thái (tam vị),
nhưng ý nghĩa “tàng” đựoc hàm ngụ trong trạng thái thứ nhất.” Ba trạng thái hay
ba giai đoạn phát triên của thức này: 1. Trạng thái hiện hành với sự chấp tàng
ngã ái, nơi Bồ tát từ thất điịa trở xuống. 2. Trạng thái như là kết quả của
nghiệp thiện và ác, từ vô thủy cho đến Bồ tát đắc kim cang tâm; đặc trưng với
tên gọi dị thục. 3. Trạng thái chấp trì dòng tương tục; đặc trưng với tên gọi
a-đà-na (chấp trì thức).
[5] Sthiramati:
sarvadhātugatiyonijātiṣu kuślākuślakarmavipākatvād vipākaḥ, “Vì là trạng thái
đã chín muồi của nghiệp thiện và bất thiên trong các giới , các thú (định
hướng), các sinh loại và các chủng loại, nó được gọi là dị thục.”
[6] Thuật ký: Thắng
dị thục chỉ chân dị thục, ýưc bản thân của dị thục chư không phải dị sinh tức
cái được sinh bởi dị thục.
[7] Hán: đẳng. Thuật
ký: đẳng hàm ngụ cùng sinh tử uẩn của Hoá địa bộ; căn bản thức của Đại chúng
bộ; Hữu phần thức của Thượng bộ phan biệt luận giả; v.v.
[8] Hán: đa vị. Thuật
ký: hoăc chỉ ba vị, hoặc năm vị. Ba vị, xem cht. 5 trên. Năm vị: 1. dị sinh vị
(giai đoạn phàm ohu); 2.nhị thừa hữu học vị; 3. nhị thừa vô học vị; 4. thập địa
bồ tát vị; 5. Như lai vị.
[9] Hán: đa chủng.
Thuật ký: chỉ 5 loại quả, dị thục, đẳng lưu, sĩ dụng, tăng thượng, và ly hệ
quả.
[10] Sthiramati:
sarvadharmabījāśrayatvāt sarvabījakaṃ, “Nhất thiết chủng, vì là sở y của hạt
giống của tất cả các pháp.”.”
[11] Hán: nhấn tướng
đa chủng: chỉ 6 nhân hay 10 nhân.
[12] Cf. Nhiếp luận bản 1
(T31n1594, tr. 134b23): “An lập ba đặc tương (của A-lại-da); 1. tự tướng; 2.
nhân tướng; 3. quả tướng.