13/12/2558 23:02 (GMT+7)
Tốt và xấu là 2 mặt trái phải của cuộc đời nầy. Đứng bên nầy thì mình thấy ban ngày, mà đứng bên kia thì mình thấy ban đêm. Sự tốt xấu ấy nó không phải là một định luật, lại càng không phải là một định đề. Vì lẽ nếu đem áp dụng vào chỗ nầy thì đúng mà chỗ khác lại không đúng. Chúng ta nên có một cái nhìn và sự đánh giá không phải ở điểm khởi đầu của sự kiện, mà nên đứng ở trung tâm của sự việc để nhìn. Nếu cao cả hơn thì nên vượt lên trên sự đối đãi để nhìn thì chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn. |
30/08/2558 15:37 (GMT+7)
Tập sách PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI này ra đời xuất phát từ tâm lành của toàn thể quý thầy bổn tự chúng tôi sau khi thông qua sự kiểm tra và thẩm duyệt kỹ. Kính thưa lên Thầy và nhận được sự hoan hỷ đồng ý, chúng tôi trân trọng chuyển thể bốn bài giảng của Thầy từ văn nói sang văn viết, gồm Phật pháp cứu đời tôi, Ngu si sinh tử, Giả và Vui buồn mùa xuân như một công việc mang đầy ý nghĩa diễm phúc. Tập sách vỏn vẹn chỉ có hơn 140 trang nhưng nội dung lại chứa đựng những lời khuyến tấn tu hành, những lời ân cần nhắc nhở mọi người tựa như những cảnh ngôn có tác dụng chuyển hóa thiết thực mọi vướng bận, buồn đau cho tất cả. Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ. Và thực trạng hiển nhiên của những lần tiếp xúc, đối diện ấy đã giúp Thầy rút ra được nhiều bài học bổ ích, những giá trị sống hữu hiệu cũng như nhiều kinh nghiệm đối nhân xử thế sâu sắc cho bản thân. Tập sách còn là một thanh âm giản dị, từ hòa xuất phát tự đáy lòng của một con người cũng rất giản dị, từ hòa như Thầy, cả cuộc đời dường như chỉ biết quên mình để sống vì người, vì an vui và lợi lạc cho hết thảy. |
22/06/2558 23:21 (GMT+7)
Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí “làm tiền” du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết Sơn. |
21/08/2557 10:08 (GMT+7)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. |
06/06/2557 00:18 (GMT+7)
Bạn đọc thân mến! Giữa muôn vàn phức tạp của cuộc đời, chúng ta phải sống như thế nào? Chắc hẳn trong đời, bạn đã từng có lúc tự hỏi mình câu hỏi đó? Đây là một câu hỏi không ngừng day dứt những tâm hồn đang khao khát kiếm tìm một lẽ sống cao cả hơn cho riêng mình. Sống sao cho phải lẽ, không phải là một điều dễ dàng trả lời! Ngày nào còn sống, chắc chắn chúng ta vẫn còn băn khoăn về cách sống, về ý nghĩa cuộc sống của mình. Phải chăng, càng đối diện với những phức tạp, phiền toái, đau khổ và bề trái cuộc sống, con người càng khát khao được sống một cuộc sống giản dị, thanh thản hơn, có ý nghĩa hơn? |
28/05/2557 09:18 (GMT+7)
Trong cuộc sống, những sự việc xảy ra hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến thái độ sống của chúng ta. Những lúc cuộc sống gặp thuận lợi, may mắn hoặc ít nhất là trong những hoàn cảnh bình thường, ổn định, chúng ta có thể dễ dàng duy trì được thái độ sống lạc quan. Thế nhưng, khi cuộc sống chẳng may gặp phải những âu lo bất trắc, khi phải đối mặt với những thất bại triền miên, những mặt trái phũ phàng của cuộc đời hoặc khi bản thân tưởng như phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bế tắc, mấy ai trong chúng ta còn duy trì được thái độ sống lạc quan? |
16/04/2557 17:16 (GMT+7)
Hãy nôn ra sự căm hờn độc ác tận trong tim bạn. Sự hờn ghen đang đầu độc và làm tắc nghẹn mọi điều tốt đẹp ở bạn. Tại sao bạn muốn có mọi thứ để đối đãi con quái vật gớm ghiếc này vậy? Hãy nôn nó ra, hãy tống tất cả ra, không chừa một tí gì cả. Tống nó ra sẽ tốt cho bạn. |
15/02/2557 19:09 (GMT+7)
Chúng ta hiện diện trong cõi đời này không biết từ đâu đến và tương lai cũng không biết sẽ đi về đâu. Có một điều xác thực là chúng ta đang có mặt trên cuộc đời này. Sự có mặt của chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hoặc dưới đất chui lên, mà do cha mẹ sinh thành và dưỡng dục. Cuộc đời mỗi người đều trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lứa tuổi khác nhau và không ai thoát ra khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sinh đến tử ấy có rất nhiều vấn đề đáng phải suy ngẫm. Ở đây chúng ta sẽ cùng nhau suy nghiệm về “Đời người”. |
25/09/2556 18:03 (GMT+7)
Quyển Tự Truyện của Sư Gunaratana, dĩ nhiên không phải là một tác phẩm văn chương. Nhưng đó là một câu chuyện đời rất thật của một người rất bình thường như chúng ta. Có những lúc tôi phải gập sách lại cười khan một mình. Mà cũng lắm khi lại thấy nghẹn ngào, tức tưởi. Không phải là cách kể chuyện, mà là những câu chuyện khiến người đọc thêm vững lòng tin vào Phật Pháp. |
30/06/2556 23:48 (GMT+7)
Về phương diện tư tưởng và hành trì tu tập giải thoát, tập sách KHAI THỊ nầy sẽ đưa các hành giả đến môi trường sống thoáng mát, viên dung–cõi Tịnh độ, có năng lực chuyển hóa những cố chấp, phiền não, khổ đau. |
28/06/2556 22:39 (GMT+7)
Kim chỉ nam của cuộc sống, giúp bạn tìm được niềm vui, sự bình yên và hạnh phúc. |
11/06/2556 23:47 (GMT+7)
Hiện nay số người ăn chay trên thế giới càng ngày càng đông. Đối với người Việt Nam chúng ta, nói đến ăn chay thì thường nghĩ ngay đến đạo Phật hay những người phát tâm tu hành theo Phật Giáo. Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe.Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy ? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất d đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIệM CỦA M'I TH-I Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay. |
30/04/2556 11:48 (GMT+7)
Khi những người Tây phương nghiên cứu về Phật học, nhờ vào các khoa khảo cổ và ngữ học, họ đã khai quật, khám phá nhiều sử liệu quan trọng. Nhưng những khám phá ấy chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề thì vô số mây mù lại kéo thêm. Một thời trước đây, người ta nghi ngờ cả đến Đức Phật, không biết Ngài là một nhân vật lịch sử hay chỉ là một nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là giữa những cực kỳ sai biệt của các khuynh hướng tư tưởng Phật giáo là gì. Đây là vấn đề cấp thiết nhất cho những ai muốn nghiên cứu Phật học. |
30/04/2556 11:45 (GMT+7)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
Nguồn suối
phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế),
vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một
kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và
giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm
trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những
tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời. |
17/03/2556 22:07 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo trí tuệ, nên
ngay trong thời Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đức Phật đã khẳng định không nên chỉ
tin mà không tìm hiểu và thể nghiệm để chứng ngộ sự thật. Về sau, một vài
tông phái Phật Giáo, vì lợi ích chuyển hoá quần chúng mê tín nên đã vận dụng
hình thức tín ngưỡng hơi nhiều cho hợp với căn cơ trình độ của họ, từ đó một số
Phật tử xao lãng trọng tâm trí tuệ và thực nghiệm của Đạo Phật. |
17/03/2556 22:05 (GMT+7)
Chúng tôi đã từng được yêu cầu để thuyết trình về đề tài
này: cuộc sống hàng ngày và sự thực hành của Phật giáo ở phương Tây. Chúng tôi
nghĩ về câu hỏi đầu tiên nẩy lên là, có bất cứ sự đặc biệt nào về sự thực hành
Phật giáo ở phương Tây khác biệt với sự thực hành Phật giáo ở bất cứ không
gian, bất cứ thời gian nào trong lịch sử hay không? Có bất cứ điều đặc biệt nào
về chúng ta hay không? Và, tại sao chúng ta quan tâm để biết có điều gì đấy đặc
biệt về chúng ta, ở phương Tây, bây giờ hay không? |
12/12/2555 08:25 (GMT+7)
Kinh nghiệm sống của
tôi cũng chẳng có gì là phi thường cả mà trái lại rất bình dị,
thấm đượm tình người, và thực sự thì đơn giản chỉ có thế thôi.
Chính là nhờ Phật Giáo mà tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi,
đem lại hơi ấm cho tim tôi, và sự tu tập ấy đã tỏ ra khá hữu ích cho
tôi trong cuộc sống thường nhận. |
10/06/2555 06:56 (GMT+7)
Phương thức sống thành công có nghĩa là, sự
vận hành luôn luôn suôn sẻ trong lãnh vực của Tình yêu và Công việc (hay còn
gọi là Tình yêu và Sự nghiệp), Sigmund Freud đã từng công bố như vậy. Nhưng phần lớn những phương thức dạy Thiền đều
bắt nguồn và tuân thủ theo những truyền thống và lề lối sinh hoạt của những tu
viện. Lối sinh hoạt này hoàn toàn khác
biệt hẳn so với cuộc sống thế tục — thế giới của lãng mạn, đam mê, trữ tình,
hôn nhân, gia đình, công ăn việc làm, và tương lai. Có những thiền sinh phương Tây, đã từng tu
tập sống theo nề nếp của tu viện trong một thời gian (theo khóa tu học hay ẩn
cư ngắn hạn); thế nhưng phần nhiều trong những người này, sau khi trở về đời
sống thế gian, họ vẫn để tâm lơ đãng trong những sự việc hàng ngày giống như
trước kia, hay những người khác; chẵng hạn như là: khi giao tiếp, thay tả cho
em bé, buôn bán nhà cửa, tìm một việc làm khá hơn. Bởi vì sao? Vì bởi, những thiền viện nơi đã
từng huấn luyện những thiền sinh như trên, luôn luôn muốn bảo tồn đường lối của
tông phái mình một nét huyền bí và một sắc thái riêng biệt. |
05/06/2555 13:47 (GMT+7)
Tôi vô
cùng xúc động trước lời khuyên ấy của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và kể từ hôm
ấy, không một ngày nào mà tôi lại không cố gắng mang lời khuyên của Ngài
để tự nhắc nhở chính mình ít nhất là một lần. Ngày nay, không cần cố
gắng nữa thế nhưng lời khuyên ấy luôn văng vẳng trong tâm trí tôi.
Tôi
luôn giữ trong lòng một niềm tin và mong sao quyển sách nhỏ ghi chép
lại những lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma này sẽ góp phần mang lại hạnh
phúc cho tất cả chúng sinh. |
29/03/2555 12:42 (GMT+7)
Thực hành Giáo Pháp là công trình vô cùng quan trọng. Nếu không có pháp hành tất cả hiểu biết của chúng ta chỉ là hiểu biết trên bề mặt, chỉ hiểu biết cái vỏ bề ngoài. Cũng giống như ta đã có một loại trái cây nhưng chưa bao giờ ăn đến. Mặc dầu trái cây sẵn có trong tay, nhưng ta không hưởng lợi ích của nó. Chỉ bằng cách thực sự có ăn, ta mới cảm nhận được mùi vị của trái. |
|