Phần Một
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Bao
Sư
Hiền
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Bộc
Đại
Phàm
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Cừu
Bội
Khanh
(1-2)
Cư
Sĩ
Cao
Thiệu
Lân
(1-2)
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Châu
Trí
Mậu
(1-3)
|
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Bao
Sư
Hiền
Hỏa
hoạn
ở
Ôn
Châu
nghe
qua
thê
thảm!
Tai
trời
nạn
nước
thật
không
biết
đâu
là
cùng!
Cảnh
khổ
ấy
đủ
làm
bằng
chứng
cho
lời
kệ:
'Ba
cõi
không
an,
dường
như
nhà
lửa'
trong
Kinh
Pháp
Hoa,
và
cũng
là
một
duyên
nhắc
nhở
rất
thiết
cho
sự
tín,
nguyện,
niệm
Phật
cầu
sanh
về
Cực
Lạc.
Niệm
Phật
chẳng
quy
nhất,
do
bởi
không
tha
thiết
đối
với
việc
sống
chết
luân
hồi.
Nếu
tưởng
mình
bị
nước
cuốn
lửa
thiêu
không
ai
cứu
vớt,
hoặc
đang
ở
vào
giờ
phút
lâm
chung
sắp
đọa
địa
ngục,
thì
tâm
tự
quy
nhất,
chẳng
cần
phải
tìm
phương
pháp
chi
nhiệm
mầu.
Vì
thế,
trong
kinh
thường
nói:
'Nên
nghĩ
sự
khổ
nơi
địa
ngục,
phát
lòng
Bồ
Đề.'
Đây
là
lời
chỉ
dạy
rất
thiết
yếu
của
đấng
đại
giác
Thế
Tôn,
tiếc
vì
người
đời
không
chịu
thật
tâm
tưởng
nghĩ
đến.
Sự
khổ
nơi
địa
ngục
sánh
với
thảm
họa
nước
lửa,
còn
gấp
không
lường,
không
ngằn
lần
đau
đớn
hơn!
Tưởng
đến
lửa
thiêu
nước
cuốn
thì
sợ
hãi,
nghĩ
đến
địa
ngục
lại
thờ
ơ
đó
là
người
trí
lực
kém
tối
không
thể
quan
sát
rõ
ràng
sự
khổ.
Giả
sử
được
một
phen
tận
mắt
trông
thấy
cảnh
ấy,
chắc
bất
giác
lông
tóc
dựng
đứng,
xương
lóng
đều
rung,
không
tự
kiềm
chế
được.
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Bộc
Đại
Phàm
Từ
xa
đón
bức
văn
chương,
riêng
lòng
không
khỏi
hổ
thẹn!
Ấn
Quang
từ
nhỏ
thiếu
học,
nên
kiến
thức
mù
mờ,
bấy
lâu
nổi
trôi
đất
khách,
chỉ
ăn
gởi
ở
Phổ
Đà.
Hôm
nay
không
ngờ
được
các
hạ,
một
bậc
hiểu
sâu
tâm
tông
Nho,
Phật,
từng
tham
vấn
các
phương
tri
thức,
học
hạnh
siêu
quần
chẳng
xem
là
quê
mùa
để
lời
hỏi
đến,
lại
quá
vì
khen
ngợi,
khiến
cho
người
bối
rối
không
an.
Thầm
nghĩ
các
hạ
học
vấn
rộng
rãi,
thấy
hiểu
cao
xa,
đâu
có
lẽ
còn
hoài
nghi
với
mấy
điều
tầm
thường
như
thế,
chắc
là
không
ngoài
bản
ý
muốn
làm
gương
mẫu
để
dẫn
phát
cho
kẻ
đồng
tu
đó
thôi.
Tuy
nhiên
các
hạ
đã
lấy
biết
làm
không
biết,
tôi
cũng
chẳng
ngại
gì
lấy
không
biết
làm
biết,
xin
tùy
lời
giải
đáp,
đâu
dám
bắt
chước
ông
quan
già
phê
án,
mà
chính
là
học
trò
dâng
nạp
vở
thi.
Vậy
những
lời
bày
tỏ
sau
đây,
nếu
có
sai
lầm,
xin
nhờ
phủ
chính.
1.
Niệm
Phật
tuy
quí
tâm
niệm,
nhưng
cũng
không
nên
bỏ
sự
đọc
tụng
ra
tiếng,
vì
thân,
miệng,
ý
giúp
đỡ
lẫn
nhau.
Dù
rằng
tâm
có
thể
nhớ
nghĩ,
song
nếu
thân
không
lễ
kính,
miệng
chẳng
trì
tụng,
thì
cũng
khó
được
lợi
ích.
Như
người
đời
khi
khiêng
đồ
vật
nặng
còn
phải
dùng
tiếng
giúp
sức,
huống
là
việc
muốn
nhiếp
tâm
để
chứng
Tam
Muội
hay
sao?
Cho
nên
Kinh
Đại
Tập
nói:
'Niệm
lớn
thấy
Phật
lớn,
niệm
nhỏ
thấy
Phật
nhỏ.'
Cổ
đức
cũng
bảo:
'Niệm
lớn
tiếng
thì
thấy
thân
Phật
cao
lớn,
niệm
nhỏ
tiếng
thì
thấy
thân
Phật
bé
nhỏ.'
Với
hạng
phàm
phu,
tâm
thường
hôn
trầm,
tán
loạn,
nếu
không
nhờ
sức
thân
lễ
miệng
tụng,
tất
khó
được
nhứt
tâm.
2.
Chỗ
chân
lý
thực
tế
mới
không
còn
sanh
diệt,
ngoài
ra,
trong
Phật
sự
có
pháp
nào
chẳng
phải
là
sanh
diệt?
Bậc
Đẳng
Giác
Bồ
Tát
phá
bốn
mươi
mốt
phẩm
vô
minh,
chứng
bốn
mươi
mốt
phần
bí
tạng
cũng
không
ngoài
sự
lấy,
bỏ,
sanh,
diệt,
huống
nữa
là
việc
niệm
Phật
đối
với
phàm
phu
ư?
Nhưng
sanh
diệt
tuy
là
cội
sanh
tử,
mà
cũng
là
gốc
Bồ
Đề,
có
sanh
diệt
hay
không,
chỉ
do
nơi
người
mà
thôi.
Nhiếp
cả
sáu
căn,
nối
liền
tịnh
niệm,
chính
là
đem
sự
sanh
diệt
bỏ
giác
hiệp
trần,
đổi
thành
sự
sanh
diệt
bỏ
trần
hiệp
giác,
để
kỳ
chứng
được
Phật
tánh
chơn
như
không
sanh
diệt
vậy.
3.
'Niệm
niệm
*
Tịnh
Độ
mới
được
vãng
sanh'
là
thuộc
về
thân
phận
của
bậc
vãng
sanh
thượng
phẩm.
Nếu
chấp
định
nghĩa
này
tự
cầu
thượng
phẩm
thì
còn
chi
hay
hơn,
bằng
chấp
định
để
dạy
hạng
căn
cơ
trung,
hạ,
tất
cả
sẽ
làm
trở
ngại
sự
thăng
tấn
của
người
chẳng
ít.
Tại
sao
thế?
Vì
lẽ
họ
cho
pháp
này
quá
cao,
rồi
cam
phận
thấp
kém,
không
chịu
tu
trì.
Lại,
phép
niệm
Phật
tuy
thuộc
ý
thức,
nhưng
cũng
đủ
cả
các
thức,
trong
kinh
văn
há
chẳng
nói:
'nhiếp
cả
sáu
căn'
đó
ư?
Sáu
căn
đã
nhiếp
thì
sáu
thức
để
làm
gì?
Tức
như
chuyển
câu
niệm
Phật
vào
hàm
tàng
thức
cũng
không
ngoài
công
dụng
của
sáu
thức.
4.
Đoạn
luận
vấn
về
mục
'Niệm
Phật
tương
tục,
dao
chém
chẳng
đứt'
vẫn
không
còn
ngờ;
nhưng
vì
các
hạ
chưa
phân
biệt
giới
hạn
của
Thiền
Tông,
Tịnh
Độ,
và
tự
lực,
tha
lực,
nên
thành
một
khối
hoài
nghi.
Pháp
môn
Niệm
Phật
là
nương
nhờ
sức
Phật
ra
ba
cõi,
sanh
về
Tịnh
Độ,
nay
đã
chẳng
phát
nguyện
tất
cũng
không
có
lòng
tin.
Nếu
không
tín
nguyện,
chỉ
niệm
danh
hiệu
Phật,
vẫn
thuộc
về
tự
lực,
và
b*i
thiếu
tín
nguyện
nên
không
thể
thông
cảm
với
sức
hoằng
thệ
của
đức
A
Di
Đà.
Thảng
như
trừ
được
phiền
não
kiến,
tư,
còn
có
thể
vãng
sanh,
nếu
chưa
trừ,
hoặc
trừ
chưa
hết,
thì
gốc
nghiệp
vẫn
còn
và
phải
bị
luân
hồi.
Về
điều
này
ông
Ngũ
Tổ
Giới,
Thảo
Đường
Thanh
là
những
bằng
chứng
xác
thật.
Phải
biết,
nếu
bỏ
tín
nguyện
mà
niệm
Phật,
thì
có
khác
nào
sự
tham
cứu
của
nhà
tu
thiền.
Và
nếu
được
vãng
sanh,
chẳng
hóa
ra
nhân
quả
không
phù
hợp
hay
sao?
Ngài
Ngẫu
Ích
bảo:
'Được
sanh
cùng
chăng,
toàn
do
nơi
lòng
tín
nguyện
có,
không;
phẩm
vị
cao
thấp,
đều
b*i
công
trì
danh
sâu,
cạn'
là
một
luận
án
chắc
chắn
không
thay
đổi.
Trong
Kinh
A
Di
Đà,
câu:
'Một
lòng
không
loạn'
là
nương
theo
đoạn
công
đức
y,
chánh,
*
văn
trước
khuyên
sanh
lòng
tin,
và
nối
theo
đoạn:
'Nếu
có
chúng
sanh
nào
nghe
kinh
này,
phải
nên
phát
nguyện
cầu
sanh
về
nước
kia'
chính
là
bảo
phải
phát
nguyện.
Hơn
nữa,
về
điểm
tín
nguyện,
trong
mấy
đoạn
văn
sau
cũng
lập
lại
nhiều
lần.
Các
hạ
cắt
đứt
mấy
đoạn
văn
ấy,
chỉ
nhìn
vào
câu
'một
lòng
không
loạn'
xem
sự
nhất
tâm
có
tín
nguyện
cùng
không
tín
nguyện
đồng
như
nhau,
nên
mới
thắc
mắc
về
chỗ:
'Niệm
Phật
đến
trình
độ
dao
chém
chẳng
đứt
tức
là
thuần
nhứt
rồi,
tại
sao
lại
không
được
vãng
sanh?'
5.
Ngoài
câu
niệm
Phật,
nếu
có
niệm
khác
tức
là
xen
tạp.
Những
niệm
ấy
rất
nhiều
khó
kể
hết
được,
chỉ
nêu
phần
chánh
như:
niệm
cầu
đại
triệt,
đại
ngộ,
niệm
mong
được
đại
tổng
trì,
v.v...
chớ
không
phải
chỉ
cho
sự
phát
nguyện
là
xen
tạp.
Nên
biết
pháp
môn
Tịnh
Độ
lấy
Tín
Nguyện,
Hạnh
làm
tông
chỉ.
Hạnh
như
cỗ
xe,
Nguyện
như
người
phu
xe,
Tín
như
kẻ
dẫn
đường,
đủ
cả
ba
mới
thành
tựu
sự
tấn
thú
của
xe.
Vì
thế
người
tu
Tịnh
Độ
hôm
sớm
phải
phát
nguyện.
Lại
chớ
nên
chấp
nê
rằng
những
lúc
không
niệm
Phật,
hoặc
khi
phát
nguyện
là
cắt
đứt,
xen
tạp,
tịnh
niệm
không
thành.
Thử
hỏi:
tâm
niệm
ấy
có
từng
trải
qua
những
cảnh
thấy,
nghe,
mặc
áo,
ăn
cơm,
cùng
các
sự
cử
động
khác
hay
không?
Nếu
có,
với
mấy
điều
này
đã
không
thấy
cắt
đứt,
xen
tạp,
sao
lại
cho
những
việc
kia
là
tạp
loạn?
Cho
nên,
dù
niệm
Phật
đến
cảnh
cảnh
giới
'một
niệm
muôn
năm'
cũng
không
ngại
gì
tới
sự
kh*i
cư
hằng
ngày.
Bằng
tuyệt
nhiên
không
cả,
hoặc
ra
chỉ
có
pháp
thân
Bồ
Tát
mới
đảm
đương
nổi.
Nhưng
các
bậc
Đại
Sĩ
tuy
*
yên
một
chỗ
mà
hiện
vô
số
thân
trong
cõi
vi
trần,
làm
vô
lượng
Phật
sự,
nếu
quả
có
xen
h*
tạp
loạn,
thì
chắc
không
biết
là
bao
nhiêu?
chư
Phật,
Bồ
Tát
có
thể
đồng
thời
khắp
đến
mười
phương,
song
đây
chỉ
là
một
việc,
thật
ra
tâm
ta
vẫn
đủ
các
lý,
ứng
muôn
sự,
không
phải
như
thế
mà
thôi
đâu!
6.
Ước
theo
nghi
thức
xưa
nay,
sự
phát
nguyện
thường
*
vào
khoảng
sớm
mai
và
tối.
Nhưng
cũng
có
người
khi
niệm
Phật
xong
thời
nào,
liền
hồi
hướng
phát
nguyện
ngay
lúc
ấy.
Các
hạ
đã
hiểu
sâu
tánh,
tướng
mà
còn
cho
rằng:
'niệm
Phật
và
niệm
cầu
sanh
không
thể
đi
đôi',
thì
dường
như
đối
với
viên
lý
sự
vô
ngại,
chưa
được
tin
chắc.
Lại
bảo:
'Nếu
có
thể
đi
đôi
tất
tâm
niệm
sẽ
chia
làm
hai:
một
nửa
về
Phật,
nửa
về
nguyện,
thế
thì
một
người
ưng
thành
hai
vị
Phật.'
Xin
hỏi,
cơn
bình
thường,
có
lúc
nào
các
hạ
đương
lúc
mắt
thấy
sắc
mà
tai
vẫn
nghe
tiếng
cho
đến
ý
vẫn
suy
nghĩ
hay
không?
Nếu
quả
có
thế,
tại
sao
riêng
với
việc
này
các
hạ
hãy
còn
ngờ?
Vậy
nên
biết,
tâm
niệm
công
dụng
không
lường;
tám
thức
há
chẳng
phải
là
thể
dụng
của
một
tâm
ư?
Kia
đã
không
thành
tám
vị
Phật,
tại
sao
đây
lại
thành
hai
vị
Phật?
7.
Bình
sanh
tuyệt
không
tín
nguyện,
khi
lâm
chung
khó
được
nhờ
sức
Phật.
Đã
nói:
'Lúc
nghiệp
lành
dữ
đồng
thời
đều
hiện',
thì
chẳng
những
câu
niệm
Phật
không
hiện
không
được
vãng
sanh,
dù
có
hiện
cũng
không
được
vãng
sanh.
Tại
sao
thế?
Vì
không
phát
nguyện
vãng
sanh,
vì
không
cần
Phật
tiếp
dẫn.
Kinh
Hoa
Nghiêm
nói:
'Giả
sử
nghiệp
ác
có
hình
tướng,
mười
phương
hư
không
chẳng
thể
dung
chứa.'
Cổ
đức
bảo:
'Tâm
nghiệp
rất
nhiều,
ngã
về
mối
nặng
như
người
mắc
nợ,
chủ
mạnh
kéo
đi.'
Nay
nghiệp
lành
dữ
đều
hiện,
b*i
không
tín
nguyện,
tất
phải
bị
nghiệp
lực
lôi
cuốn
mất
sự
chủ
trương.
Thế
thì
biết,
nương
cậy
sức
mình,
dù
hoặc
nghiệp
còn
một
mảy
tơ
cũng
không
thoát
khỏi
sanh
tử,
lựa
là
nhiều
ư?
Niệm
Phật
đến
nhứt
tâm
mà
không
tín
nguyện,
trong
vô
số
người,
hoặc
may
có
được
một
vài
kẻ
vãng
sanh.
Rất
không
nên
đem
điều
ấy
giáo
hóa
làm
mất
căn
lành
Tịnh
Độ
của
tất
cả
chúng
sanh
đời
sau.
Vì
nếu
chỉ
nương
tự
lực
niệm
cho
đến
nghiệp
dứt
tình
không,
chứng
Vô
Sanh
Nhẫn
thì
khắp
thế
gian
khó
được
một
đôi
người.
Thảng
như
ai
nấy
đều
y
theo
thuyết
này
mà
tu
trì,
không
chú
trọng
đến
tín
nguyện,
tất
vô
lượng
chúng
sanh
sẽ
nổi
chìm
trong
biển
khổ,
bặt
nẻo
thoát
ly,
ấy
cũng
vì
một
lời
nói
gây
nên
tổn
hại.
Mà
người
chủ
trương
thuyết
trên
kia
lại
còn
nghênh
ngang
tự
đắc
cho
rằng
lời
mình
rất
cao;
đâu
biết
đó
là
cuồng
ngôn
làm
dứt
mất
huệ
mạng
Phật,
khiến
chúng
sanh
lầm
lạc
nghi
ngờ!
Thương
thay!
Pháp
môn
Tịnh
Độ
phải
xem
là
đặc
biệt,
không
nên
đem
sánh
với
giáo
nghĩa
thông
thường.
Ví
như
đức
Phật
chẳng
mở
môn
này,
chắc
trong
đời
mạt
pháp
không
có
ai
thoát
khỏi
đường
sanh
tử!
Bộ
Di
Đà
Yếu
Giải
của
ngài
Ngẫu
Ích,
lý
sự
đều
đến
chỗ
cực
điểm,
nếu
các
hạ
y
theo
đó
hành
trì,
thì
ngày
kia
trên
phẩm
vị
vãng
sanh
không
ai
sánh
kịp.
Người
xưa
tu
hành
đều
có
thể
chứng
đạo,
trái
lại
người
đời
nay
ít
kẻ
minh
tâm.
„y
b*i
căn
cơ
có
thấp
kém
ư?
Hay
là
do
lòng
cung
kính,
khinh
mạn
khiến
nên
như
thế?
Tôi
xem
nhiều
truyện
ký,
thấy
những
bậc
cao
nhân
đều
trọng
kinh
tượng
như
Phật
sống,
sự
kính
sợ
của
các
Ngài
dù
cho
tôi
trung,
con
thảo,
cũng
không
thể
phư*ng
phất
được
một
đôi
phần.
Vì
lòng
thành
kính
cùng
cực,
nên
các
vị
ấy
có
thể
dứt
hoặc
chứng
chơn,
vượt
thẳng
lên
cõi
thánh.
Thử
xem
một
việc
Nhị
Tổ
Thần
Quang
đứng
hầu
dưới
tuyết,
chặt
cánh
tay
cầu
pháp
*
Thiếu
Lâm,
cũng
đủ
thấy
lòng
thành
kính
của
Ngài
dường
nào!
Người
đời
nay
xem
tượng
Phật
như
gỗ
đất,
kinh
Phật
như
giấy
cũ,
dù
có
lòng
tin
thọ
trì,
chẳng
qua
là
đọc
tụng
làu
thông
nơi
đầu
mồm
mà
thôi,
có
điều
thật
ích
gì
đáng
bàn
luận!
Tuy
rằng
như
thế
cũng
gieo
được
viễn
nhân,
nhưng
tội
khinh
lờn
thật
không
thể
tư*ng
nghĩ!
Các
hạ
là
bậc
luận
giỏi
học
nhiều,
khi
đề
xướng
Phật
Pháp,
xin
nhắc
nhở
điều
này,
để
mọi
người
cùng
được
lợi
ích.
Như
thế,
pháp
môn
và
chúng
sanh
sẽ
hân
hạnh
biết
bao!
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Cừu
Bội
Khanh
(1 - 2)
- 1 -
Sự
nóng
giận
như
thế
là
do
tập
tánh
từ
kiếp
trước.
Nay
các
hạ
đã
biết
nó
chỉ
vô
ích,
lại
thêm
có
hại,
thì
đối
với
tất
cả
việc
trái
ý
đều
nên
dùng
độ
lượng
rộng
rãi
như
trời
biển
mà
bao
dung.
Đó
là
phương
pháp
dùng
lòng
quảng
đại
để
chuyển
biến
tánh
hẹp
hòi.
Nếu
không
đối
trị
thì
tập
tánh
giận
hờn
càng
ngày
càng
tăng
thêm,
sự
tai
hại
không
phải
ít.
Đến
như
niệm
Phật,
phải
tùy
nơi
tinh
thần
sức
khỏe
của
mình
mà
niệm
ra
tiếng
lớn,
nhỏ,
niệm
thầm,
hoặc
niệm
theo
lối
Kim
Cang
(chỉ
sẽ
động
môi,
niệm
có
tiếng
nhưng
người
ngoài
không
nghe
được),
sao
lại
quá
dùng
sức
để
cho
mang
bệnh
ư?
Tâm
quá
mãnh
liệt
ấy
cũng
còn
lỗi
dục
tốc
đó!
Nay
đã
không
niệm
ra
tiếng
được,
cũng
có
thể
niệm
thầm
trong
tâm,
sao
lại
chỉ
hạn
có
mười
niệm?
Vả
lại,
khi
bệnh
nằm
nơi
giường,
tấm
lòng
đâu
thể
vắng
lặng
như
hư
không,
nếu
tưởng
nghĩ
việc
khác,
thôi
thà
tốt
hơn
là
chí
tâm
niệm
Phật!
Nên
đem
việc
cần
yếu
giao
phó
cho
người
nhà,
thường
tưởng
rằng
mình
sắp
chết,
sắp
đọa
địa
ngục,
trong
lòng
tuyệt
không
vướng
vít
một
điều
gì.
Rồi
dùng
tâm
thanh
tịnh
ấy
tưởng
nhớ
tượng
Phật,
thầm
niệm
danh
hiệu,
và
kiêm
tưởng
niệm
thánh
tượng
cùng
danh
hiệu
đức
Quán
Âm.
Quả
được
như
thế,
quyết
định
nghiệp
chướng
sẽ
tiêu
trừ,
căn
lành
thêm
lớn,
tật
bệnh
mau
thuyên
và
thân
tâm
yên
ổn.
Căn
bệnh
của
các
hạ
vẫn
thuộc
về
túc
nghiệp,
bởi
duyên
niệm
Phật
mãnh
liệt
nên
phát
hiện,
không
phải
hoàn
toàn
do
quá
dùng
sức
mà
có
ra.
Giả
sử
không
gặp
nhân
duyên
niệm
Phật
quá
sức
ấy,
nó
cũng
sẽ
phát
hiện
bằng
một
nhân
duyên
khác.
Giữa
đời,
người
không
niệm
Phật
rất
nhiều,
đâu
phải
tất
cả
đều
không
đau
yếu,
suốt
đời
mạnh
khỏe
đó
ư?
Hiểu
rõ
điều
nầy,
sẽ
chẳng
còn
nhận
lầm
cho
rằng
niệm
Phật
thành
bệnh,
kết
cuộc
chỉ
có
tổn
hại
không
được
lợi
ích.
„n
Quang
cùng
các
hạ
chưa
gặp
mặt
nhau
lần
nào
mà
có
những
lời
thành
thật
chí
thiết
hôm
nay
vì
xem
các
hạ
như
người
thân
thuộc.
Bởi
kẻ
tu
hành
vẫn
thể
theo
lòng
từ
bi
của
Phật,
muốn
cho
người
hữu
duyên
đều
được
vãng
sanh
ngay
trong
hiện
đời.
Pháp
môn
niệm
Phật,
nếu
các
hạ
chưa
tường
tất,
mỗi
ngày
nên
xem
qua
vài
thiên
Văn
sao
để
làm
sự
dẫn
đạo
cho
đường
tu.
Thế
mới
không
uổng
một
phen
tri
ngộ
nhau
trong
thơ
từ
qua
lại.
- 2 -
Các
hạ
đã
tin
nơi
tôi,
nên
làm
y
theo
lời
tôi
mới
có
thật
ích.
Chẳng
thế
thì
tuy
có
tín
tâm,
chỉ
gieo
nhân
lành
về
sau
mà
thôi.
Chúng
ta
ở
trong
vòng
sống
chết
luân
hồi
trải
qua
nhiều
kiếp,
gây
nên
nghiệp
ác
vô
lượng
vô
biên.
Nếu
chỉ
nương
sức
tu
trì
của
mình,
mong
dứt
hết
phiền
não,
hoặc
nghiệp
để
thoát
nẻo
luân
hồi,
việc
ấy
còn
khó
hơn
lên
trời.
Như
có
thể
tin
pháp
môn
Tịnh
Độ
của
đức
Phật
chỉ
dạy,
dùng
lòng
tín
nguyện
chơn
thiết
niệm
danh
hiệu
Phật
A
Di
Đà
cầu
sanh
Tây
Phương,
thì
không
luận
nghiệp
lực
lớn,
nhỏ,
đều
được
nương
nhờ
từ
lực
vãng
sanh
Cực
Lạc.
Ví
như
một
hột
cát
nhỏ
để
vào
nước
liền
chìm,
trái
lại,
tảng
đá
dù
nặng
ngàn
muôn
cân,
được
chở
trên
chiếc
thuyền
to,
cũng
có
thể
đem
đi
nơi
khác.
Tảng
đá
là
dụ
cho
nghiệp
lực
sâu
nặng
của
chúng
sanh,
thuyền
to
là
dụ
cho
từ
lực
rộng
lớn
của
đức
A
Di
Đà.
Nếu
không
niệm
Phật,
chỉ
nương
sức
tu
trì
của
mình
để
thoát
sanh
tử,
phải
đợi
đến
địa
vị
nghiệp
dứt
tình
không
mới
được.
Chẳng
thế
thì
dù
có
dứt
được
phiền
hoặc
chỉ
còn
như
một
sợi
tơ,
cũng
không
thể
giải
thoát.
Đó
là
dụ
cho
hột
cát
tuy
rất
nhỏ,
nếu
không
có
vật
gì
chở,
khi
để
vào
nước
tất
phải
bị
chìm.
Các
hạ
nên
sanh
lòng
tin,
niệm
Phật
cầu
sanh
về
Tây
Phương
đừng
khởi
những
tư
tưởng
gì
khác.
Quả
được
như
thế,
thì
tuổi
thọ
chưa
hết
bệnh
sẽ
mau
lành,
vì
công
đức
chí
thành
niệm
Phật,
có
thể
dứt
trừ
ác
nghiệp
đời
trước,
như
vầng
hồng
đã
hiện,
sương
tuyết
liền
tan.
Nếu
số
phần
đã
mãn,
tất
được
vãng
sanh,
vì
do
tâm
niệm
chuyên
nhất
nên
đạo
cảm
ứng
giao
thông,
nhờ
Phật
xót
thương
tiếp
dẫn.
Như
các
hạ
tin
hiểu
thấu
đáo
những
lời
trên
đây,
thì
sống
cũng
được
nhiều
an
vui,
chết
cũng
được
lợi
ích
hơn.
Lòng
nóng
giận
là
tập
tánh
từ
kiếp
trước,
muốn
đối
trị,
nên
tưởng
như
mình
đã
chết.
Thế
thì
mặc
ai
bôi
hương
thoa
lọ,
nơi
ta
nào
có
can
gì?
Dù
gặp
những
cảnh
trái
lòng
đến
đâu
nữa,
cũng
cứ
tưởng
rằng
mình
đã
chết,
tự
nhiên
tánh
giận
hờn
không
thể
nổi
lên.
Đây
là
món
'cam
lồ
pháp
thủy'
của
đức
Như
Lai
truyền
dạy,
để
rửa
hết
kết
nghiệp
của
tất
cả
chúng
sanh.
Nay
tôi
vì
các
hạ
thuật
lại,
không
phải
tự
tôi
đặt
điều
ức
thuyết.
Nếu
không
niệm
Phật
cầu
về
Tây
Phương,
tuy
sanh
lên
chỗ
cực
tôn
quí
như
trời
Phi
Phi
Tưởng,
khi
phước
báo
đã
hết,
vẫn
bị
luân
chuyển
trong
sáu
đường.
Như
dùng
hết
lòng
thành
khẩn
niệm
Phật,
dù
sắp
đọa
vào
địa
ngục
A
Tỳ,
cũng
có
thể
nhờ
Phật
tiếp
dẫn.
Vậy
muôn
lần
xin
chớ
tự
coi
là
thấp
kém,
cho
rằng
mình
nghiệp
nặng
e
không
được
vãng
sanh.
Nếu
cố
giữ
quan
niệm
ấy
thì
quyết
định
chẳng
được
sanh
Tây
Phương,
vì
bởi
thiếu
sự
tín
nguyện
chơn
thiết
nên
không
do
đâu
để
cảm
đến
Phật.
Quán
Thế
Âm
Bồ
Tát
thành
Phật
đã
từ
lâu,
chỉ
vì
lòng
từ
bi
sâu
thiết
nên
hiện
thân
trong
chín
pháp
giới,
dùng
đủ
phương
tiện
để
độ
thoát
chúng
sanh.
(Chín
pháp
giới:
Bồ
Tát,
Duyên
Giác,
Thanh
Văn,
trời,
người,
A
Tu
La,
súc
sanh,
ngạ
quỉ,
địa
ngục).
Riêng
về
pháp
giới
cõi
người,
Bồ
Tát
lại
hiện
nhiều
thân
sai
khác,
hoặc
làm
vua,
quan,
hoặc
làm
thường
dân
ẩn
dật,
hoặc
làm
phụ
nữ,
hoặc
làm
kẻ
ăn
xin...
không
nhất
định.
Vị
chân
tượng
của
Bồ
Tát
tốt
đẹp
nhiệm
mầu,
người
đời
không
thể
hình
dung
được,
nên
khi
vẽ
ra
phần
nhiều
giống
với
người
nữ,
chớ
chẳng
phải
Bồ
Tát
nguyên
là
nữ
thân.
Nếu
muốn
cúng
dường,
nên
đến
đường
Bắc
Kinh,
xóm
Trường
Khang,
chỗ
lưu
thông
Kinh
Phật,
thỉnh
bức
tượng
Tây
Phương
Tam
Thánh
thứ
bản
đá,
mua
khung
kính
đem
lồng
vào.
Như
thế
là
vẹn
toàn,
vì
có
đủ
đức
Phật
A
Di
Đà,
Quán
Âm
và
Thế
Chí.
Nơi
phòng
ngủ
nếu
không
được
tinh
khiết,
nên
đem
tượng
Phật
thờ
ở
tịnh
thất,
mỗi
ngày
qua
lạy
và
chiêm
ngưỡng
một
đôi
lần,
thì
trong
tâm
có
thể
ghi
nhớ!
Niệm
Phật
tuy
quí
ở
sự
thanh
khiết,
nhưng
với
người
bệnh
có
nhiều
điều
không
thuận
tiện,
chỉ
đem
hết
lòng
thành
niệm
thầm
hoặc
ra
tiếng,
công
đức
cũng
đồng
nhau.
Vì
đức
Phật
vẫn
rộng
lòng
thương
xót,
như
cha
mẹ
đối
với
con.
Khi
con
có
bệnh
không
đem
những
nghi
thức
bình
thường
quở
trách,
mà
còn
xoa
rờ
thân
thể
gội
rửa
chỗ
hôi
nhơ.
Nếu
khi
con
bệnh
đã
mạnh,
mà
còn
bắt
cha
mẹ
hầu
hạ
như
khi
đau
yếu,
đó
là
trái
phép,
trời
đất
sẽ
không
dung.
Vậy
các
hạ
không
nên
cho
rằng
nằm
nơi
giường
bệnh
niệm
Phật
thầm
là
có
tội
lỗi.
Người
mạnh
khỏe
khi
nằm
nghỉ
còn
nên
niệm
thầm,
huống
chi
là
người
bệnh
ư?
Cư
Sĩ
Cao
Thiệu
Lân (1 - 2)
- 1 -
Trong
bức
thơ
gửi
đến,
thấy
nói
cư
sĩ
đang
nhiếp
tâm
niệm
Phật,
lạy
Kinh
Pháp
Hoa,
và
gắng
trừ
lỗi
mà
chưa
được
như
ý,
nghĩ
muốn
y
theo
phép
công
quá
cách
để
tự
kiểm
điểm
mỗi
ngày.
Bao
nhiêu
điều
ấy,
đủ
chứng
sự
tu
hành
của
cư
sĩ
gần
đây
là
thiết
thật
vì
mình,
không
như
những
kẻ
tự
khi
dối
người,
phô
trương
bề
ngoài
để
cầu
danh
dự.
Như
thế
còn
gì
hay
hơn,
tôi
xin
tùy
hỷ.
Phép
lễ
tụng
trì
niệm,
phải
lấy
lòng
thành
kính
làm
chủ.
Nếu
thành
kính
cùng
cực,
dù
ở
địa
vị
phàm
phu
công
đức
chưa
được
viên
mãn,
nhưng
kết
quả
cũng
khó
nghĩ
bàn!
Trái
lại
thì,
tuy
lễ
tụng,
xét
ra
khác
gì
múa
hát,
dù
có
bày
nét
khổ,
vui,
thương
cảm,
đều
là
giả
trang
vì
chẳng
phải
tự
nơi
đáy
lòng
phát
lộ.
Nếu
có
công
đức,
chẳng
qua
là
si
phước
ở
cõi
trời,
người,
mà
chính
đó
là
chỗ
y
cứ
để
gây
nghiệp
ác,
gieo
nên
quả
khổ
vô
lượng
về
sau.
Nên
đem
điều
nầy
tỏ
khắp
với
đồng
bạn,
khuyên
nhau
chơn
thật
tu
hành
để
sự
lợi
ích
được
lan
rộng.
Cách
thức
lạy
kinh
của
cư
sĩ
lập
ra,
về
lý
vẫn
không
ngại,
nhưng
về
sự,
nếu
lạy
suông,
phải
niệm:
'Nam
Mô
Đại
Thừa
Diệu
Pháp
Liên
Hoa
Kinh,
Pháp
Hoa
Hội
Thượng
Phật,
Bồ
Tát.'
Niệm
xong
cúi
xuống
lạy,
vừa
tưởng
bài
kệ
lễ
kinh:
Pháp
tánh
chơn
không
tợ
hư
không,
Pháp
Bảo
thường
trụ
khó
nghĩ
bàn!
Nơi
Như
pháp
một
lòng
nương
kính
lạy.
trước
Pháp
Bảo
hiện
bóng
con,
Lại
tưởng
toàn
bộ
kinh
và
chư
Phật,
Bồ
Tát
ở
trong
kinh
đều
phóng
ánh
sáng
soi
đến
thân
mình
cùng
các
loài
hữu
tình
trong
pháp
giới.
Nếu
lạy
từng
chữ,
phải
niệm:
'Nam
Mô
Đại
Thừa
Diệu
Pháp
Liên
Hoa
Kinh
(...)
tự
Pháp
Bảo.'
Cứ
lạy
chữ
nào
thì
niệm
chữ
ấy,
từ
chữ:
'Như,
thị,
ngã,
văn...'
cho
đến
hết
bộ
kinh
đều
niệm
như
thế.
Nhưng
phép
quán
tưởng
chẳng
phải
dễ,
nếu
hiểu
lý
không
rành
hoặc
tâm
thức
rối
loạn,
sợ
e
bị
những
việc
ma.
Điều
cần
yếu
phải
lấy
sự
chí
thành
cung
kính
làm
chủ,
nếu
quán
tưởng
được
thì
quán,
bằng
không,
nên
đem
hết
lòng
thành
mà
lạy,
công
đức
cũng
vô
lượng.
Theo
chương
trình
của
cư
sĩ
đã
lập:
đối
trước
kinh
mà
lạy,
khi
lạy
xuống
tưởng
kệ,
lúc
đứng
lên
niệm
Phật,
quán
Phật...,
tốt
hơn
là
nên
để
kinh
trước
bàn
Phật
cúng
dường
rồi
chuyên
nhất
lễ
Phật
A
Di
Đà.
Chớ
cho
rằng
công
đức
duyên
tưởng
một
vị
Phật
không
rộng
lớn
bằng
duyên
tưởng
nhiều
vị
Phật.
Nên
biết
Phật
A
Di
Đà
là
pháp
giới
tạng
thân,
bao
nhiêu
công
đức
của
chư
Phật
trong
mười
phương
pháp
giới,
nơi
một
đức
Phật
A
Di
Đà
đều
đầy
đủ
cả.
Ví
như
lưới
châu
của
trời
Đế
Thích,
ngàn
châu
hiện
đủ
trong
một
hột
châu,
một
hột
châu
in
bóng
khắp
ngàn
châu,
mỗi
châu
đều
dung
nhiếp
lẫn
nhau,
không
dư
không
thiếu.
Nếu
bậc
Đại
Sĩ
tu
hành
đã
lâu,
không
ngại
gì
duyên
cảnh
rộng
nhiều,
cảnh
càng
nhiều
tâm
càng
chuyên
nhất.
Trái
lại
kẻ
mới
học
đạo,
nếu
duyên
cảnh
nhiều
tâm
thức
sẽ
rối
loạn,
và
người
chướng
sâu
huệ
cạn
có
khi
còn
bị
những
việc
ma.
Vì
lẽ
ấy,
Thế
Tôn
ta
và
chư
Tổ
đều
bảo
phải
một
lòng
chuyên
niệm
Phật
A
Di
Đà,
đợi
khi
nào
chứng
được
Tam
Muội
thì
trăm
ngàn
pháp
môn,
không
lường
diệu
nghĩa
thảy
đều
đầy
đủ.
Người
xưa
nói:
'Tắm
được
biển
cả,
tức
là
dùng
nước
trăm
sông;
đến
điện
Hàm
Ngươn
còn
hỏi
Trường
An
chi
nữa?'
Lời
này
có
thể
gọi
là
một
tượng
trưng
rất
đúng
cho
lẽ
trên
đây
vậy.
Đến
như
sự
dứt
dữ
làm
lành,
thành
thật
kiểm
điểm
lấy
mình,
tuy
không
chi
hay
hơn
phép
công
quá
cách;
nhưng
nếu
tâm
không
chuyên
chú
nơi
sự
thành
kính,
dù
mỗi
ngày
có
ghi
công
chép
lỗi
cũng
là
việc
suông.
Sổ
công
quá
cách
ở
vùng
này
chưa
thấy
có.
Cứ
theo
chỗ
hiểu
của
tôi,
chỉ
nên
giữ
lòng
thành
kính
trong
tất
cả
thời,
đừng
để
một
niệm
không
tốt
nổi
lên,
khi
đối
đãi
với
người
phải
luôn
luôn
gìn
lòng
trung
thứ.
Được
như
thế,
dù
vọng
niệm
có
thoạt
khởi
cũng
liền
tự
biết,
biết
rồi
liền
trừ,
tất
ba
nghiệp
không
bị
lôi
cuốn
vào
đường
lầm
lạc.
Những
kẻ
tiểu
nhơn
bề
ngoài
hiền
lành,
trong
lòng
ác
độc,
cho
rằng
không
ai
biết
mình;
đâu
ngờ
người
phàm
dù
không
biết,
song
bậc
tu
hành
đắc
đạo,
thấy
hiểu
rõ
ràng.
Lại,
chư
thiên,
quỉ
thần
tuy
chưa
đắc
đạo,
nhưng
nhờ
quả
báo
có
tha
tâm
thông,
nên
cũng
hiểu
biết
được.
Nói
gì
là
các
bậc
Thanh
Văn,
Duyên
Giác,
Bồ
Tát
và
chư
Phật,
tha
tâm
đạo
nhãn
thấy
suốt
ba
đời
như
xem
nơi
lòng
bàn
tay
đó
ư?
Muốn
không
biết,
chỉ
có
mình
không
biết
thì
được,
nếu
mình
biết
thì
trời
đất,
quỉ
thần,
Phật,
Bồ
Tát
tất
rõ
biết.
Hiểu
nghĩa
này,
tuy
ở
nơi
nhà
tối,
chỗ
vắng
cũng
không
dám
móng
niệm
ác.
Kẻ
ngoan
cố
nếu
được
biết
lý
trên
đây
cũng
tự
hổ
thẹn,
lựa
người
chơn
tu
hay
sao?
Như
muốn
bớt
lỗi
phải
ghi
nhớ
điểm
này,
hằng
đem
lòng
kính
sợ.
Nhưng
đây
là
ước
theo
chỗ
hiểu
biết
cạn
cợt
của
tình
đời
mà
nói,
thật
ra
tâm
ta
cùng
mười
phương
pháp
giới
đồng
thể
dung
hợp,
vì
ta
mê
nên
sự
thấy
biết
chỉ
cuộc
ở
riêng
mình.
Mười
phương
chư
Phật
chứng
suốt
tạng
tâm,
tất
cả
chúng
sanh
trong
pháp
giới
khởi
lòng
động
niệm,
các
Ngài
đều
thấy
biết
rõ
rệt
như
hình
tượng
in
bóng
trong
gương.
Đó
là
vì
chư
Phật
đã
vào
bản
thể
bình
đẳng
chân
như,
mình
và
người
không
khác.
Nếu
cư
sĩ
rõ
suốt
nghĩa
này,
có
thể
tự
dè
dặt
sợ
hãi,
giữ
lòng
kính
thành,
trước
tiên
còn
gắng
sức
trừ
vọng,
lâu
ngày
vọng
niệm
sẽ
tiêu
mòn
không
khởi
nữa.
- 2 -
Được
thơ,
biết
gần
đây
cư
sĩ
tu
trì
thân
thiết,
xét
mình
sửa
lỗi
noi
dấu
thánh
hiền,
chẳng
phải
cầu
lấy
hư
danh,
tôi
lấy
làm
vui
đẹp!
Muốn
học
Phật,
Tổ,
thoát
sanh
tử,
những
điểm
đầu
tiên
là:
hổ
thẹn,
sám
hối,
dứt
dữ,
làm
lành,
giữ
trai
giới
và
thường
tự
răn
nhắc.
Lại
cần
phải
đạt
đến
chỗ
thật,
hết
sức
mà
làm,
bằng
không
thì
thành
sự
dối
ở
trong
giả
dối.
Cho
nên,
biết
không
khó,
làm
mới
chính
là
khó!
Nhiều
bậc
thông
minh
giữa
đời,
vì
nói
có
làm
không,
thành
thử
luống
qua
một
kiếp,
uổng
chơi
non
báu
đi
về
tay
không,
thật
rất
đáng
đau
tiếc!
Vọng
niệm
lẫy
lừng
là
do
bởi
chưa
chơn
thiết
giữ
gìn
chánh
niệm,
nếu
cứ
chuyên
chú
một
cảnh
thì
vọng
tưởng
sẽ
đổi
thành
chánh
trí.
Cho
nên,
trị
đắc
sách
thì
giặc
cướp
đều
là
con
đỏ,
trị
thất
sách
tuy
kẻ
tâm
phúc
cũng
hóa
oan
gia.
—
địa
vị
phàm
phu,
ai
lại
không
có
nghiệp
hoặc?
Nhưng
khi
bình
thường
nếu
đề
phòng
trước,
lúc
gặp
cảnh
duyên,
phiền
não
mới
không
bạo
phát;
dù
phát
khởi
cũng
có
thể
liền
tự
biết
mà
dứt
trừ.
Những
cảnh
làm
duyên
để
khởi
phiền
não
rất
nhiều.
Nhưng
mạnh
nhứt
là
tiền
của,
sắc
đẹp
và
chuyện
ngang
trái
bất
thường.
Nên
biết
của
tiền
phi
nghĩa
hại
hơn
rắn
độc,
thì
không
còn
lòng
tham
muốn
khi
thấy
của.
Giúp
đỡ
người
chính
là
xây
đắp
nền
phước
đức
cho
mình
về
sau,
biết
như
thế,
khi
có
ai
hoạn
nạn
cầu
cứu,
không
vì
tiếc
của
không
cho,
mà
khởi
lòng
phiền
não.
Về
sắc
đẹp,
lúc
đối
trước
người
xinh
tốt
như
hoa,
tợ
ngọc,
cho
đến
kẻ
kỹ
nữ,
nên
tưởng
đó
là
chị,
hoặc
em
ruột,
sanh
lòng
cứu
độ
xót
thương,
tất
không
bị
sắc
làm
động
niềm
ái
dục.
—
gia
đình,
chồng
vợ
phải
kính
nhau
như
khách,
nên
xem
thê
thiếp
là
người
ơn
giúp
đỡ
lẫn
nhau
và
vì
sự
nối
dõi
dòng
họ,
mới
không
bị
sắc
dục
hại
mình.
Đến
như
gặp
việc
ngang
trái
nên
sanh
lòng
xót
thương
dung
thứ
cho
kẻ
không
biết
lỗi
lầm,
chớ
tranh
chấp
hơn
thua.
Lại
tưởng
rằng:
kiếp
trước
mình
đã
từng
làm
khổ
hại
người,
hôm
nay
bị
việc
này
là
trả
nợ
tiền
khiên;
nghĩ
như
thế
tự
nhiên
vui
vẻ,
không
sanh
lòng
nóng
giận
muốn
báo
cừu.
Song,
những
phương
pháp
trên
đây
là
để
áp
dụng
với
kẻ
sơ
cơ,
nếu
bậc
Đại
Sĩ
tu
hành
đã
lâu,
bao
nhiêu
phiền
não
đổi
thành
tạng
tâm
sáng
suốt,
muôn
cảnh
vẫn
không
thật
tánh,
những
việc
tổn
hại
lợi
ích
đều
tự
nơi
người
mà
thôi.
Đến
như
luận
về
pháp
môn
Niệm
Phật
thì
Tín,
Nguyện,
Hạnh
là
tông
yếu.
Ba
món
nầy
đầy
đủ,
quyết
định
được
vãng
sanh.
Về
phần
Tín,
Nguyện,
nên
để
tâm
chú
trọng,
phải
một
lòng
cầu
về
Tây
Phương,
chớ
mong
kiếp
sau
trở
lại
làm
người
hưởng
sự
giàu
sang.
Chẳng
những
không
muốn
thọ
thân
vua
ở
cõi
trời,
người,
dù
cho
thân
một
vị
cao
tăng
nghe
một
hiểu
ngàn,
được
đại
tổng
trì,
mở
rộng
pháp
hóa
làm
lợi
ích
chúng
sanh,
cũng
xem
như
gốc
tội
không
khởi
niệm
ưa
thích
(vì
đó
là
ngộ
chớ
chưa
phải
chứng,
vẫn
còn
bị
luân
hồi
và
có
thể
đọa
lạc).
Được
như
thế
thì
tín
nguyện
của
ta
mới
cảm
đến
Phật,
và
thệ
nguyện
của
Phật
mới
có
thể
nhiếp
thọ
ta.
Nên
biết
cõi
Cực
Lạc
chẳng
những
sức
phàm
phu
không
thể
đến,
mà
chính
bậc
thánh
Tiểu
Thừa
cũng
không
đến
được,
vì
nơi
ấy
là
cảnh
bất
tư
nghì
của
Đại
Thừa.
Bậc
tiểu
thánh
hồi
tâm
về
Đại
Thừa
mới
có
thể
đến,
còn
phàm
phu
nếu
không
tín
nguyện
cảm
Phật,
dù
cho
có
tu
tất
cả
thắng
hạnh
và
hạnh
mầu
trì
danh
cũng
không
thể
vãng
sanh.
Cho
nên,
tín
nguyện
rất
là
cần
yếu.
Ngài
Ngẫu
Ích
nói:
'Được
sanh
cùng
chăng,
toàn
do
tín
nguyện
có
hay
không;
phẩm
sen
cao
thấp,
đều
bởi
trì
danh
sâu
hoặc
cạn.'
Đây
là
một
luận
án
sắt,
dù
ngàn
Phật
ra
đời
cũng
không
thay
đổi.
Với
lẽ
này,
nếu
cư
sĩ
nhận
chắc,
mới
có
phần
nơi
cõi
Tây
Phương.
Như
niệm
Phật
khó
quy
nhất,
phải
nhiếp
tâm
niệm
kỹ.
Phép
nhiếp
tâm
không
gì
hơn
chí
thành,
tha
thiết,
nếu
không
chí
thành
mà
muốn
quy
nhứt
ấy
là
điều
rất
khó.
Đã
chí
thành
niệm
còn
chưa
thuần,
phải
lắng
tai
nghe.
Không
luận
niệm
thầm
hay
ra
tiếng,
đều
phải
niệm
khởi
từ
nơi
tâm,
tiếng
ra
từ
nơi
miệng
rồi
lại
vào
tai
(dù
niệm
thầm
nơi
ý
vẫn
có
tướng
miệng
niệm).
Tâm
và
miệng
rành
rẽ,
tai
nghe
rõ
ràng
nhiếp
tâm
như
thế,
vọng
niệm
tự
dứt.
Nếu
làn
sóng
vọng
tưởng
nổi
trào
quá
mạnh,
nên
dùng
phép
Thập
Niệm
Ký
Số
đem
hết
tâm
lực
chuyên
vào
câu
niệm
Phật,
thì
vọng
tưởng
bị
đàn
áp
không
có
chỗ
xen
hở
để
nổi
lên.
Phép
này
nhiếp
tâm
rất
tuyệt
diệu,
thuở
xưa
những
vị
hoằng
dương
tông
Tịnh
Độ
chưa
nói
đến
là
vì
căn
cơ
người
thời
ấy
còn
sáng
lẹ,
không
cần
dùng
cách
này
vẫn
có
thể
niệm
Phật
được
quy
nhứt.
„n
Quang
tôi
vì
tâm
khó
điều
phục,
nhiều
phen
dùng
thử
mới
biết
là
hay,
nguyện
cùng
những
người
độn
căn
đời
sau
y
theo
tu
tập
để
được
đồng
sanh
về
Cực
Lạc.
Thập
Niệm
Ký
Số
là
khi
niệm
Phật
phải
ghi
nhớ
rành
rẽ
từ
một
đến
mười
câu,
hết
mười
câu
liền
trở
lại
một,
cứ
như
thế
xoay
vần
mãi.
Nhưng
phải
niệm
trong
vòng
mười
câu
mà
thôi,
không
được
hai
hoặc
ba
mươi
câu,
lại
không
nên
lần
chuỗi,
chỉ
dùng
tâm
ghi
nhớ.
Nếu
nhớ
niệm
luôn
một
mạch
mười
câu
thấy
khó,
thì
phân
làm
hai
đoạn,
từ
một
đến
năm,
từ
sáu
đến
mười.
Nếu
hoặc
còn
thấy
kém
sức
lại
chia
làm
ba
hơi,
từ
một
đến
ba,
bốn
đến
sáu,
bảy
đến
mười.
Cần
để
ý:
Niệm,
nhớ
và
nghe
phải
rõ
ràng,
vọng
niệm
mới
không
xen
vào
được.
Dùng
phép
này
lâu,
sẽ
được
nhất
tâm.
Nên
biết
phép
Thập
Niệm
Ký
Số
cùng
phép
Thập
Niệm
của
ngài
Từ
Vân,
về
phần
nhiếp
vọng
thì
đồng,
phần
dụng
công
lại
rất
khác.
Phép
Thập
Niệm
tùy
theo
hơi
người
dài
ngắn,
không
luận
được
bao
nhiêu
câu
Phật,
cứ
một
hơi
kể
là
một
niệm.
Về
phép
này
mỗi
buổi
sớm
mai,
chỉ
dùng
trong
mười
niệm
mà
thôi,
nếu
quá
số
ấy
lâu
ngày
sẽ
thành
bị
lao
hơi.
Phép
Thập
Niệm
Ký
Số
thì
niệm
một
câu
biết
một
câu,
mười
câu
biết
mười
câu,
từ
một
đến
mười
rồi
trở
lại,
dù
cho
mỗi
ngày
niệm
cho
đến
mấy
muôn
câu
cũng
ghi
nhớ
như
thế.
Niệm
như
vậy
không
những
trừ
được
vọng,
lại
có
thể
dưỡng
thần,
vì
tùy
sức
tùy
ý,
hoặc
chậm
hoặc
mau,
không
chi
trở
ngại.
Lại,
so
với
cách
niệm
lần
chuỗi
ghi
số,
phép
Thập
Niệm
Ký
Số
lợi
ích
hơn
nhiều
vì
lần
chuỗi
thân
mõi
nhọc,
tinh
thần
xao
động,
còn
cách
này
thì
thân
nhàn
mà
tâm
an.
Chỉ
những
khi
nào
làm
việc,
hoặc
khó
ký
số,
nên
khẩn
thiết
niệm
suông,
đợi
lúc
xong
việc
lại
nhiếp
tâm
ký
số.
Như
thế
thì
vọng
tưởng
không
còn
tung
hoành,
tâm
cảnh
an
trụ
vào
câu
niệm
Phật.
Đức
Đại
Thế
Chí
Bồ
Tát
nói:
'Nhiếp
cả
sáu
căn,
tịnh
niệm
nối
luôn,
được
Tam
Ma
Địa,
đây
là
bậc
nhứt.'
Lời
này
với
hạng
lợi
căn
thì
không
cần
luận,
nếu
kẻ
độn
căn
như
chúng
ta,
bỏ
phép
Thập
Niệm
Ký
Số
mà
muốn
nhiếp
sáu
căn,
nối
tịnh
niệm,
thật
khó
vô
cùng!
Cách
niệm
Phật
lần
chuỗi
chỉ
nên
dùng
trong
những
khi
đi
đứng,
còn
lúc
tịnh
dưỡng
thần,
nếu
lần
chuỗi
thì
do
tay
động,
thần
cũng
không
an,
lâu
ngày
có
thể
sanh
bịnh.
Khác
hơn
thế,
phép
Thập
Niệm
Ký
Số
lúc
đi,
đứng,
nằm,
ngồi
đều
dùng
được,
nhưng
khi
nằm
chỉ
nên
niệm
thầm,
nếu
ra
tiếng
đã
không
cung
kính
lại
bị
lao
hơi,
nên
nhớ
kỹ.
Cư
sĩ
tuổi
đã
năm
mươi,
nếu
muốn
được
giải
thoát
trong
hiện
đời,
phải
chuyên
chú
nơi
môn
Tịnh
Độ.
Kinh
Kim
Cang,
Pháp
Hoa
nên
tạm
gác
một
bên,
đợi
khi
nào
lý
Tịnh
Độ
thông
suốt,
niệm
Phật
được
nhứt
tâm
rồi
sẽ
hay.
Nếu
bây
giờ
vừa
nghiên
cứu
vừa
tu
hành,
e
cho
thời
gian
có
hạn,
trí
lực
không
kham,
bên
nào
chẳng
thành
bên
nào,
hai
sự
lợi
ích
cùng
bị
mất
cả.
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Châu
Trí
Mậu (1 - 3)
(^)
- 1 -
Được
thơ,
biết
ngươi
sanh
lòng
tin,
muốn
quy
y
Phật
Pháp.
Song,
quy
y
Tam
Bảo
phải
dứt
điều
ác,
làm
việc
lành,
gắng
giữ
trọn
luân
thường,
phát
lòng
tín
nguyện
cầu
sanh
về
Tây
Phương.
Lại
phải
có
lòng
thương
xót
hộ
sanh,
đừng
giết
hại,
và
trì
lục
trai
hoặc
thập
trai.
Nếu
chưa
có
thể
dùng
thanh
đạm
trọn
đời,
cũng
chớ
nên
quá
tham
trong
sự
ăn
uống.
Như
thế
mới
không
trái
với
tâm
từ
bi
của
Phật.
Ngươi
tên
Châu
Mộc,
vậy
nay
ta
đặt
cho
pháp
danh
là
Trí
Mậu.
Bởi
tâm
tánh
ví
như
cây,
do
lửa
phiền
não
thiêu
đốt
nên
cây
ấy
héo
khô.
Nếu
có
trí
huệ
thì
phiền
não
không
sanh,
và
cây
tâm
tánh
tự
nhiên
tốt
tươi
thạnh
mậu.
Muốn
thọ
năm
giới,
trước
nên
xét
lại
tâm
mình,
như
có
thể
giữ
được
mà
không
phạm,
thì
hỏi
cư
sĩ
Hóa
Tam
về
cách
tự
thọ
giới
trước
bàn
Phật,
y
sẽ
chỉ
lại
cho.
Đã
quy
hướng
Phật
Pháp,
phải
xem
kỹ
Văn
Sao
của
ta,
y
theo
thực
hành,
mới
không
bị
kẻ
dung
thường
làm
mê
hoặc,
khiến
cho
sanh
tâm
cầu
phước
báo
đời
sau,
hoặc
mong
thành
Tiên
rồi
tu
phép
luyện
đơn
vận
khí.
Nếu
có
thể
lãnh
hội
ý
nghĩa
trong
bộ
Văn
Sao,
thì
dù
có
trăm
ngàn
ngoại
đạo
cũng
không
thể
lay
chuyển
được
tâm
ngươi.
Chớ
cho
rằng
bộ
ấy
không
đủ
y
cứ,
phải
biết
những
lời
trong
đó
đều
do
theo
ý
nghĩa
Kinh
Phật,
hoặc
thành
ngôn
của
các
bậc
Tổ
Sư,
thiện
tri
thức
mà
thuật
lại,
không
phải
tự
ta
bịa
đặt
viết
ra.
Nên
nhận
xét
kỹ,
sự
lợi
ích
sẽ
được
nhiều.
- 2 -
Ngươi
ý
chí
rất
kém,
tâm
lại
quá
cao,
tuy
nói
vâng
lời
ta,
thật
ra
toàn
là
y
theo
thiên
kiến
của
mình.
Trong
môn
Tịnh
Độ,
lòng
tin
là
cội
gốc.
Tin
được
chắc,
kẻ
phạm
tội
ngũ
nghịch
thập
ác
đều
có
thể
vãng
sanh;
tin
chưa
vững,
bậc
thông
tông
thông
giáo
còn
hoặc
nghiệp
cũng
không
duyên
phận.
Ngươi
đã
chẳng
phải
là
bậc
thông
tông
giáo,
có
thể
nương
sức
mình
trừ
hoặc
nghiệp
để
khỏi
sanh
tử,
lại
không
tin
nơi
sức
Phật
và
công
đức
của
tự
tánh
đều
không
thể
nghĩ
bàn,
thì
làm
sao
để
giải
thoát?
Phải
biết,
nếu
đủ
tín
nguyện
sâu
thiết
cầu
về
Tây
Phương,
không
người
nào
chẳng
được
vãng
sanh.
Niệm
Phật
là
pháp
tròn
tắt
mau
lẹ
để
thoát
nẻo
luân
hồi;
với
sự
hướng
thượng
của
môn
nầy,
người
còn
chưa
biết,
lại
sanh
lòng
háo
thắng
đi
nghiên
cứu
Khởi
Tín
Luận!
Luận
Khởi
Tín
tuy
là
cương
yếu
của
Phật
Pháp,
nhưng
khó
đem
sự
lợi
ích
cho
người
căn
tánh
kém
và
kẻ
sơ
cơ.
Dù
cho
nghiên
cứu
Luận
Khởi
Tín
được
thông
suốt
không
còn
nghi,
đến
khi
dụng
công
lại
phải
y
theo
phép
niệm
Phật
cầu
sanh
mới
là
ổn
thỏa.
Nếu
nói
về
lý
giải,
lại
còn
có
những
nghĩa
của
pháp
tướng,
thiền,
giáo
rất
nhiệm
mầu,
ngươi
làm
sao
thông
suốt
cho
hết
được?
Tâm
ngươi
cao
như
thế,
mà
không
biết
hạn
lượng
sự
cao
theo
sức
mình!
Ngươi
tự
cho
rằng
'căn
tánh
hèn
kém,
khó
mong
sanh
về
Tây
Phương,
chỉ
cầu
không
đọa
tam
đồ
cũng
vui
lòng',
đâu
biết
nếu
chẳng
được
vãng
sanh,
tương
lai
sẽ
bị
đọa
vào
ác
đạo?
Quan
niệm
ấy
đã
không
hợp
với
giáo
huấn
của
Phật,
lại
trái
lời
khuyên
bảo
của
ta,
mà
gọi:
'vâng
theo
thực
hành,
một
lòng
niệm
Phật',
là
thế
nào?
Nay
ngươi
chức
nghiệp
tầm
thường,
tư
cách
chưa
phải
là
bậc
cao
thượng,
sự
lập
chí
như
thế,
thật
khiến
cho
người
đáng
than
thở
và
buồn
cười?
Nên
dứt
hẳn
mối
cao
vọng
cầu
làm
bậc
đại
thông
gia
ấy
đi,
rồi
chuyên
tâm
nghiên
cứu
các
kinh
sách
Tịnh
Độ
và
xem
lại
mấy
bức
thơ
ta
gửi
cho
Cao
Thiệu
Lân,
Từ
Nữ
Sĩ
trong
Văn
Sao,
y
theo
đó
thực
hành.
Chớ
nên
vì
mình
căn
tánh
hèn
kém
mà
nâng
cao
sự
vãng
sanh,
để
việc
ấy
ra
vòng
ngoài.
Phải
dùng
câu
niệm
Phật
làm
bổn
mạng
ngươn
thần,
tùy
lúc
động
tịnh
đều
nắm
chắc
đừng
buông
bỏ.
Lại,
những
tâm
niệm,
hành
vi
phải
giữ
sao
cho
hợp
với
tông
chỉ:
dứt
các
điều
ác,
làm
những
việc
lành.
Ngoài
ra,
nếu
có
sức
dư,
không
ngại
gì
tụng
trì
kinh
chú,
nên
lấy
sự
chí
thành
làm
cội
gốc,
đừng
gấp
muốn
suốt
thông
nghĩa
lý.
Nếu
trước
vội
muốn
thấu
hiểu,
chẳng
chuyên
nơi
sự
tụng
niệm
chí
thành,
dù
có
thấu
hiểu
cũng
không
thật
ích,
huống
chi
khó
thấu
hiểu
ư?
Đến
như
các
môn
pháp
tướng,
thiền,
giáo,
nghiên
cứu
trọn
đời
cũng
khó
nắm
được
chỗ
quy
thú,
dù
được,
còn
phải
dứt
sạch
hết
hoặc
nghiệp
mới
thoát
khỏi
luân
hồi.
Nói
đến
việc
nầy,
e
rằng
mộng
không
thành
mộng
đó
thôi!
Bộ
Văn
Sao
của
ta,
ngươi
xem
chưa
kỹ,
nên
lời
nói
ra,
cao
thì
tới
mây
xanh,
thấp
lại
tận
đáy
biển
thẳm.
Trong
ấy,
luôn
luôn
nhắc
đến
những
kinh
sách
nên
xem,
cách
thức
xem
như
thế
nào,
và
sự
khó
được
lợi
ích
của
các
môn
pháp
tướng,
thiền,
giáo.
Sở
dĩ
có
sự
khó
dễ
vì
pháp
môn
Tịnh
Độ
nương
nhờ
sức
từ
của
Phật,
các
pháp
môn
khác
chỉ
dùng
sức
mình.
Những
môn
kia
đều
là
giáo
lý
thông
thường,
như
sĩ
phu
trong
đời
do
tài
đức
mà
làm
quan
cao
thấp.
Môn
Tịnh
Độ
là
giáo
lý
đặc
biệt,
như
thái
tử
mới
sanh
đã
tôn
quí
hơn
quần
thần.
Vì
thế,
hai
bên
không
thể
sánh
nhau,
mà
phàm
phu
nghiệp
chướng
vẫn
nhiều,
há
chẳng
dè
dặt
trong
sự
lựa
chọn
pháp
môn
để
tu
hành
ư?
Ngươi
đã
tự
nhận
năng
lực
kém
hèn,
kiếp
người
có
hạn,
sao
còn
mãi
theo
cao
vọng
của
mình?
Việc
ấy
ta
không
ép,
nếu
ngươi
làm
được
bậc
đại
thông
gia
thì
cũng
hân
hạnh
cho
Phật
giáo,
sợ
e
khi
làm
chẳng
xong,
môn
Tịnh
Độ
lại
chưa
tin
chắc,
rồi
ra
hỏng
mất
cả
đôi.
Giả
sử
đời
nay
có
tu
được
chút
ít
công
đức,
kiếp
sau
nhất
định
sẽ
lạc
vào
vòng
phước
báo
của
thế
gian.
Ngươi
thử
nghĩ:
người
giàu
sang
đã
mấy
ai
không
tạo
nghiệp?
Như
ngày
nay
vận
nước
nguy
biến,
dân
chúng
lầm
than,
đều
do
bởi
ảnh
hưởng
phước
báo
của
những
người
đời
trước
tu
hành
không
trí
huệ.
Khi
đã
lạc
vào
kiếp
sau,
ngươi
làm
thế
nào
bảo
đảm
được
mình
khỏi
mê
lầm,
không
đọa
ác
đạo?
Nếu
chẳng
sanh
về
Tây
Phương,
một
đời
không
đọa
còn
có
thể,
hai
đời
không
đọa
rất
ít
lắm
đó!
- 3 -
Phật
nói
kinh
chú
rất
nhiều,
đâu
có
ai
thọ
trì
cho
hết
được.
Nên
người
xưa
chỉ
lựa
những
thứ
cần
yếu
để
làm
nhật
khóa.
Sớm
thì
tụng
Lăng
Nghiêm,
Đại
Bi,
Thập
Chú,
Tâm
Kinh,
xong
lại
niệm
Phật
hồi
hướng
Tây
Phương.
Tối
đến
tụng
Kinh
Di
Đà,
văn
Đại
Sám
Hối,
Mông
Sơn,
rồi
niệm
Phật
hồi
hướng.
Hiện
nay
các
chùa
đều
bớt
công
phu,
thời
mai
chỉ
tụng
Lăng
Nghiêm,
Tâm
Kinh;
thời
hôm
tụng
Kinh
Di
Đà,
văn
Mông
Sơn,
cách
ngày
lại
tụng
Kinh
Đại
Sám
Hối,
Mông
Sơn.
Ngươi
nói
nghi
nhật
tụng
trong
tòng
lâm
kinh
chú
rất
nhiều,
đó
là
những
thứ
phụ
lục
ngoài
hai
thời
khóa.
Người
cư
sĩ
tại
gia
có
thể
y
theo
thời
khóa
của
nhà
thiền,
hoặc
tùy
ý
mình
lập
riêng.
Như
sớm
tối
đều
tụng
Kinh
Di
Đà,
chú
Vãng
Sanh,
niệm
Phật;
hoặc
sớm
tụng
chú
Đại
Bi,
niệm
Phật,
tối
tụng
Kinh
Di
Đà,
chú
Vãng
Sanh,
niệm
Phật,
hay
trì
Kinh
Kim
Cang
cũng
được.
Nhưng
không
luận
tụng
niệm
kinh
chú
chi,
đều
phải
niệm
Phật
hồi
hướng,
mới
hợp
với
tông
chỉ
tu
Tịnh
Nghiệp.
Những
điều
ngươi
bày
tỏ,
tuy
cũng
là
ý
tốt,
song
thật
ra
không
có
chủ
định,
chỉ
theo
hoàn
cảnh
đổi
dời.
Kinh
nào,
chú
nào,
lại
chẳng
ngợi
khen
công
đức
thù
thắng?
Theo
quan
niệm
của
ngươi,
tụng
kinh
nầy
sẽ
mất
kinh
kia,
trì
chú
này
tất
buông
chú
nọ,
bỏ
hết
nghĩ
tiếc
uổng,
tụng
trì
cả
sức
lại
không
kham.
Như
thế
có
được
gọi
là
người
chơn
tu
hiểu
lý
hay
chăng?
Suy
rộng
ra,
nếu
ngươi
gặp
nhà
tu
Thiền
khen
pháp
Thiền,
bác
Tịnh
Độ,
cũng
bắt
chước
họ
tham
thiền;
cho
đến
các
môn
khác
như:
Thiên
Thai,
Mật
Tông,
Pháp
Tướng,
Hiền
Thủ,
mỗi
khi
gặp
bậc
tri
thức
đề
xướng,
tất
ngươi
sẽ
mất
chủ
định
bỏ
đây
theo
kia.
Chẳng
biết
ngươi
căn
tánh
bậc
nào,
mà
muốn
thông
suốt
hết
các
pháp
như
thế?
Ta
chỉ
e
cho
ngươi
nghiệp
sâu
trí
cạn,
khi
làm
nhà
đại
thông
gia
không
được,
lại
bỏ
luôn
cả
pháp
nương
sức
Phật
vãng
sanh
của
môn
Tịnh
Độ,
để
lúc
lâm
chung
nếu
chẳng
đi
đến
vạc
dầu
lò
lửa,
quyết
lạc
vào
bụng
ngựa
thai
lừa!
Giả
sử
may
mắn
không
mất
thân
người
chăng
nữa,
lại
do
đời
nay
tuy
có
công
tu
song
thiếu
chánh
trí,
nên
nhân
đó
hưởng
được
si
phước,
rồi
tạo
nghiệp
ác,
khi
vô
thường
đến,
cũng
đi
thẳng
vào
tam
đồ.
Chừng
ấy
muốn
nghe
tên
trời,
đất,
cha,
mẹ
còn
không
được,
huống
nữa
là
biết
pháp
môn
Tịnh
Độ
ư?
Ngươi
xem
Văn
sao
của
ta
hiểu
như
thế
nào?
Phải
biết,
một
câu
A
Di
Đà
Phật,
nếu
trì
niệm
đến
chỗ
cùng
cực,
thành
Phật
còn
có
dư.
Ngươi
cho
rằng
tụng
Kinh
Di
Đà
và
niệm
Phật,
không
thể
diệt
được
định
nghiệp
hay
sao?
Phật
Pháp
cũng
như
tiền,
tại
người
khéo
dùng;
ngươi
có
tiền,
làm
việc
gì
lại
không
được?
Nếu
ngươi
có
thể
chuyên
tu
một
pháp,
cầu
sự
chi
lại
chẳng
thành?
Lựa
là
phải
khăng
khăng
trì
chú
này
tụng
kinh
kia
mới
được
công
đức
như
thế,
ngoài
ra
không
được
những
công
đức
khác
hay
sao?
Nếu
khéo
thể
theo
lời
ta,
tự
nhiên
hiểu
một
việc
rõ
trăm
việc;
bằng
chẳng
thế,
dù
nói
cho
nhiều,
tâm
ngươi
cũng
không
chủ
định,
nào
có
ích
gì?
Phàm
phu
ở
trong
mê,
lòng
tin
không
vững,
nên
thường
có
những
việc
khi
tu
hành
khi
tạo
nghiệp,
thoạt
tin
tưởng
thoạt
nghi
ngờ.
Đó
cũng
bởi
lúc
ban
sơ
người
dạy
không
biết
cách,
nếu
trước
tiên
đem
việc
nhân
quả
thiển
cận
chỉ
bảo
lần
lần,
thì
đâu
đến
đỗi
có
sự
mê
lầm
trái
ngược
như
thế!
Nhưng
tội
đã
qua
tuy
rất
nặng,
nếu
hết
lòng
sám
hối
sửa
đổi,
y
theo
sự
hiểu
biết
chơn
chánh,
chí
quyết
tu
tịnh
nghiệp,
lợi
mình
lợi
người,
thì
tội
chướng
tiêu
mòn,
tâm
tánh
sáng
tỏ.
Nên
kinh
nói:
'Trong
đời
có
hai
bậc
anh
dũng,
một
là
người
không
tạo
tội,
hai
là
kẻ
đã
tạo
mà
biết
sám
hối.'
Một
chữ
hối
phải
tự
đáy
lòng
phát
lộ,
nếu
không
thật
tâm
ăn
năn
chừa
cải,
dù
nói
lắm
cũng
là
thừa.
Ví
như
người
đọc
phương
thuốc
mà
không
chịu
uống,
làm
sao
bệnh
được
lành?
Nếu
có
thể
y
theo
cách
trị
dùng
thuốc,
chắc
chắn
bệnh
sẽ
tiêu
trừ,
thân
tâm
yên
ổn.
Chỉ
lo
cho
kẻ
lập
chí
chẳng
bền,
thành
ra
cảnh
một
ngày
phơi
nắng
mười
ngày
để
lạnh,
rồi
cũng
luống
có
danh
suông,
không
phần
thật
ích
mà
thôi!
---o0o---