Thơ gởi Cư Sĩ Vệ Cẩm Châu
Thơ đáp Cư Sĩ Trương Vân Lôi
Thơ gởi Nữ Sĩ Từ Phước Hiền.
|
Thơ gởi Cư Sĩ Vệ Cẩm Châu
(Cư sĩ nhân gặp hỏa tai, nhà cửa vật dụng
bị cháy sạch, vợ kinh hãi đau nặng, nên tâm thần mê muội
như điên cuồng, Ấn Quang Pháp Sư gởi bức thơ nầy khuyên dạy...)
Kinh Pháp Hoa nói: 'Ba cõi không an, dường như
nhà lửa, sự khổ dẫy đầy,
rất đáng sợ hãi.' Tuy nhiên, nhiều
khi cảnh ngộ cũng làm nên cho người bằng những giai đoạn:
họa, phước, nghịch,
thuận, khổ, vui... không nhất định. Với bậc có trí, biết
quyền biến, khéo an theo số phận, thì
cảnh họa, nghịch, khổ nào không hóa thành phước, thuận,
vui?
Cho nên người quân tử thường vui theo phần,
biết số mạng, không oán trời trách người, dù gặp cảnh
ngộ nào cũng vẫn an nhàn, bình thản! Người xưa có câu 'Cảnh
giàu sang an theo giàu sang, cảnh nghèo hèn an theo nghèo hèn, cảnh
man rợ an theo man rợ, cảnh hoạn nạn an theo hoạn nạn...' Cư
sĩ tuy có lòng ưa thích điều lành, nhưng chưa rõ chỗ
chí lý của đạo Nho và Phật, nên mới
một phen gặp cảnh nghịch đã bối rối kinh cuồng. Tôi xin
đưa những điều
sau đây để cư sĩ nhận rõ:
Trong đời, rất rộng dầy, cao sáng, không hơn
chi trời đất và hai vầng nhật, nguyệt. Nhưng mặt trời đứng
bóng rồi thì xế,
mặt trăng đầy rồi lại vơi, cho đến gò
cao thành vực thẳm, biển cả hóa nương dâu, cuộc đời
vẫn thế, thịnh suy thay đổi là lẽ thường. Xưa nay đạo
đức ai hơn Khổng Tử, mà Ngài còn
phải bị vây nơi đất
Khuôn, tuyệt lương * nước Trần, đi châu du liệt quốc kết
cuộc không được gì, chỉ có một người con được năm
mươi tuổi lại chết, may còn đứa cháu để nối tổ tông.
Thấp hơn một bậc, như thầy Nhan Uyên,
Nhiễm Bá Ngưu thì mạng vắn; thầy Tử Hạ, Tả Kỳ Minh lại
mù lòa; ông Khuất Nguyên chết chìm; thầy Tử Lộ bị bầm mắm.
Như các Ngài ấy là những bậc đại
thánh, đại hiền mà cũng không tránh được nghịch cảnh,
nhưng vì biết thuận theo số mạng,
nên vẫn tùy phận an vui. Mấy điều này đối
với thời ấy, tợ hồ như không phước, nhưng tấm gương đạo
đức của các Ngài trăm năm về sau, từ vua đến dân ai
không kính ngưỡng? Thế thì phước còn
chi hơn? Trong đời
sống, con người tính đủ điều, làm đủ việc, xét lại chẳng
qua vì vấn đề ăn mặc và để sự nghiệp cho con cháu mà
thôi. Nhưng ăn thì canh rau có thể qua
bữa, cần gì hải vị sơn hào; mặc thì bô
vải cũng đủ che thân, lựa là nhiều
hàng gấm vóc? Còn con cháu hoặc làm ruộng, hoặc bán buôn,
đều tự nuôi sống
được, hà tất phải giàu có trăm vạn?
Vả lại, xưa nay những kẻ vì con cháu mưu sinh cuộc vinh hiển
muôn đời, có ai bằng Tần Thủy Hoàng? Vị bạo chúa này dẹp
trừ sáu nước, đốt sách chôn học trò, thâu góp hết binh
khí trong thiên hạ để
đúc chuông, bản ý muốn cho dân ngu yếu đặng không thể
làm loạn. Đâu dè, khi Trần Thiệp đứng lên,
anh hùng đều nổi
dậy, cơ đồ nhất thống không đầy mười ba năm bỗng tiêu
tan, cho đến con cháu
cũng bị diệt tuyệt. „y là muốn
cho con cháu vinh hiển, tr* lại thành cảnh bại vong. Đời
Hiến Đế nhà Hán, Tào Tháo mượn chức
Thừa Tướng chuyên oai quyền lấn ép vua, muốn cho con cháu
mình làm chúa trong nước, không ngờ đến khi chết, thi hài
chưa kịp liệm, Tào Phi đã soán nghịch, bắt tần thiếp của
cha làm cung phi của mình. Tháo chết rồi đọa vào ác đạo,
trải hơn một ngàn bốn trăm
năm, đến đời Càn Long nhà Thanh, *
Tô Châu có người giết heo, khi mổ ra thấy trên lá phổi có
chữ 'Tào Tháo.' Một người láng giềng mục kích cảnh tượng
ấy, rất sợ hãi, liền xuất gia tu hành, pháp danh là Phật
An, chuyên tâm niệm Phật được sanh về Tây Phương. Việc này
có ghi trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục. Như Tào Tháo một đời
phí hết tâm cơ lo cho con cháu, tuy được làm
Hoàng Đế nhưng chỉ trong vòng bốn mươi lăm
năm thì mất nước. Vả lại khi còn
* ngôi, mỗi năm thường cùng các nước Đông
Ngô, Tây Thục đánh nhau, có mấy lúc được an nhàn? Từ đó
về sau trải qua các triều: Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy,
và Ngũ Đại:
Lương, Đường, Tấn, Hán, Châu đều không lâu dài. Tựu
trung duy có đời Đông Tấn là bền nhất, nhưng cũng chỉ
được một trăm lẻ ba năm, ngoài ra
thì hoặc hai ba năm,
tám chín năm, hoặc một đôi mươi năm, bốn năm mươi năm,
liền tiêu diệt. Đây là chỉ kể mấy đời chánh thống, nếu
nói đến những ngụy triều tiếm cướp, thời gian lại còn
ngắn hơn nữa. Bao nhiêu vua chúa của các triều ấy, buổi sơ
tâm đều muốn để
sự vinh hoa cho tông tộc, song tìm đến sự thật, trái lại
khiến cho con cháu mang họa cướp giết, mất tuyệt giống dòng.
Cư sĩ nên suy nghĩ: sang như thiên tử, giàu
có bốn biển, còn không thể bảo đảm cho tông tộc hư*ng
phước lâu dài, huống nữa là kẻ phàm thường, từ vô lượng
kiếp đến nay tạo
nghiệp ác dầy như đất liền, sâu như biển cả, mà
muốn cho nhà cửa thường hưng thạnh, có
phước không họa ư? Phải biết sự vật giữa đời đều giả
dối như mộng, huyễn, bóng, bọt, sương, chớp, như trăng đáy
nước, hoa trong gương, như ánh chập chờn lúc trời nắng và
như thành của thần Càn Thát Bà (nhạc thần của Thiên Đế,
thành quách đều là huyễn hiện), không có chi là chân thật.
Duy có một niệm tâm tánh của ta vẫn hằng còn, trùm suốt xưa
nay, không biến đổi, hư hoại. Tuy không biến hoại mà thường
tùy duyên: theo duyên ngộ tịnh thì làm Thanh Văn, Duyên Giác,
Bồ Tát, Phật, vì công đức sâu cạn, nên phẩm vị có cao,
thấp; theo duyên mê nhiễm thì lạc vào cõi trời, người, A
Tu La, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục, do tội phước nặng nhẹ,
nên sự khổ, vui, có ngắn, dài. Nếu người không biết Phật
Pháp thì đã đành, cư sĩ đã sùng tín đạo Phật, sao chẳng
nhân cảnh nghịch ấy mà nhìn rõ cuộc đời, bỏ mê theo ngộ,
một lòng niệm Phật cầu sanh về Tây Phương vượt nẻo luân
hồi, lên ngôi tứ thánh; đó có phải là nhân họa nhỏ mà hư*ng
phước to chăng?
Đường lối thoát ra là thế, cư sĩ
lại cứ bối rối mơ màng như ngây như dại; thảng hoặc
lo buồn quá độ đến mất thân mạng, thì
chẳng những chính mình nhiều kiếp bị trầm luân, mà vợ yếu
con côi cũng bơ vơ, làm sao tự lập? Như thế là cư sĩ muốn
hại mình và làm liên lụy cho người. Sao lại tối tăm
đến thế?
Kinh nói: 'Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.'
Vì tránh quả khổ nên Bồ Tát dứt trước những nhân ác, do
đó tội chướng tiêu trừ, công đức
đầy đủ, cho đến khi thành Phật mới
thôi. Chúng sanh thường gây nhân ác, lại muốn khỏi quả khổ,
có khác nào kẻ sợ bóng mình mà cứ chạy trốn dưới ánh mặt
trời? Nhiều người mới làm lành chút ít đã mong được
phước lớn, khi gặp cảnh nghịch liền cho rằng: 'làm lành mắc
họa, không có nhân quả', rồi từ đó lui sụt sơ tâm, tr* lại
chê bai Phật Pháp. Những kẻ ấy không hiểu 'lý nhân quả
thông cả ba đời' và 'tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh.'
Nhân quả thông cả ba đời là thế nào? Như đời này làm
lành hoặc dữ, đời này hư*ng phước hay mang họa, đó là hiện
báo. Đời này làm lành hoặc dữ, đời
sau được phước hay mang họa, là sanh báo. Đời này
làm lành hoặc dữ, đời thứ ba, thứ tư, hoặc
mười, trăm, ngàn, muôn đời, cho đến vô lượng vô biên kiếp
về sau mới được phước hay mang họa, gọi là
hậu báo. Hậu báo thì sớm chầy không định,
đã gây nhân tất có quả, đó là lẽ
tự nhiên. Tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh là thế nào?
Ví như có người gây
nghiệp ác sẽ phải vĩnh viễn bị đọa vào địa ngục, nhiều
kiếp chịu thống khổ; người ấy bỗng sanh tâm sợ hãi,
hổ thẹn, phát lòng Bồ Đề,
đổi dữ làm lành, tụng kinh niệm Phật,
tự tu và khuyên người, cầu sanh về Cực Lạc. Do sự hối cải
ấy, nghiệp địa ngục trước kia liền tiêu diệt, đổi thành
quả khổ nhẹ trong hiện đời như: hoặc bị người khinh chê,
hoặc đau bệnh, nghèo nàn, cùng gặp những việc không vừa
ý. Chịu những khinh báo như thế xong, người ấy có thể
thoát đường sanh tử, nhập thánh siêu phàm. Như Kinh Kim Cang
nói: 'Nếu có người thọ trì kinh này mà bị kẻ khác khinh
chê, người đó đời
trước gây tội nghiệp đáng đọa vào ác đạo, do đời này
bị sự khinh chê nên tội trước liền được tiêu diệt, sẽ
chứng quả Vô Thượng Bồ Đề.'
Đây chính là nghĩa: tâm mình có thể
cải tạo hoàn cảnh vậy.
Người đời khi gặp tai nạn, nếu không oán
trời, tất cũng trách người, ít ai nghĩ đến sự trả nghiệp
mà sanh lòng ăn
năn chừa cải. Phải biết: 'trồng dưa được dưa, trồng đậu
được đậu' là lẽ đương nhiên, đã gieo chông gai, đừng
mong đến mùa gặt được lúa nếp.
Làm dữ mà vẫn hư*ng phước, là đời
trước vun bồi cội phước đã dầy,
nếu không làm dữ thì phước còn lớn hơn. Ví như con nhà
giàu, ăn chơi bài bạc, xem tiền như rác, nhưng không liền bị
đói lạnh, là do vì của cải quá nhiều. Nếu mỗi ngày cứ
như thế, dù cho gia nghiệp trăm vạn, tất có lúc cũng gặp cảnh
người mất nhà tan. Làm lành mà hay bị tai nạn, là đời
trước trồng gốc tội đã sâu, nếu
không làm lành thì họa càng lớn hơn nữa. Ví như người phạm
tội nặng chưa kịp hành hình, lại lập được công nhỏ;
vì công nhỏ, chưa có thể hoàn toàn ân xá, nên cải án nặng
thành nhẹ. Nếu lập công mãi đến
khi công to, không những trừ hết tội trước lại được
phong hầu bái tướng, tập ấm đời đời.
Bậc trượng phu phải vượt hẳn thường tình,
đừng để cho ngoại
vật làm lụy đến thân. Giả sử có
vàng ngọc đầy
kho, khi giặc dữ đến cướp, phải bỏ nhà trốn chạy, đừng
nên ôm của mà đợi chết. B*i vì
vàng ngọc tuy quí, nhưng sánh với mạng người, hãy còn kém
hèn; đã không thể giữ được cả hai, thôi thà bỏ của mà
bảo toàn thân mạng. Như hiện thời, tài sản của cư sĩ đã
hóa ra đống tro tàn, lo buồn cho lắm cũng vô ích, chỉ nên
tùy duyên qua buổi, gắng sức niệm Phật cầu sanh Tây Phương,
để cùng tận kiếp vị lai lìa hẳn sự khổ, chỉ hưởng
điều vui. Thế là do họa tai mà thành đạo vô thượng, sao vẫn
còn mê muội đau buồn?
Mong cư sĩ xét kỹ lại những lời tôi nói, tất
sẽ c*i được mối u sầu, như vẹt mây mù
lộ vẻ trời trong, nơi tai ương tìm thấy hạnh phúc, đổi
cơn nóng bức thành mát mẻ, vui tươi. Bằng cứ chấp nê
không tỉnh, chắc khó tránh khỏi chứng bệnh kinh
cuồng. Nếu một khi bản tâm đã mất,
tà ma sẽ dựa vào; chừng ấy dù có ngàn Phật ra đời, cũng
không biết làm sao cứu vãn được!
Thơ đáp Cư Sĩ Trương Vân Lôi
Quyển Nhập Phật Vấn Đáp có thể dẫn dắt
kẻ sơ cơ khiến cho họ lần lần đi sâu vào giáo lý đạo
Phật phát lòng tin chơn chánh. Nếu in
ra đem biếu tặng
để kết pháp duyên, thì công đức còn
chi lớn hơn? Những quyển ấy luận rộng về sự lý trong Phật
giáo, tuy có nói đến
pháp môn Tịnh Độ, thật ra chưa tỏ bày hết ý nghĩa của tông
nầy. Nếu người đã có lòng tin,
nên tìm xem các kinh sách Tịnh Độ.
Như không đủ phương tiện để khảo duyệt nhiều, thì đọc
kỹ một quyển Kỉnh Trung Kỉnh Hựu Kỉnh cũng được. Quyển
này gom góp những yếu nghĩa của tông Tịnh Độ, chia thành
môn loại rõ ràng, rất lợi ích cho kẻ sơ cơ. Nếu được
xem, có thể đi thẳng
vào chỗ nhiệm mầu của môn Niệm Phật, đỡ tốn công
nghiên cứu các kinh sách Tịnh Độ khác.
Phật Pháp tùy người mà lập, quyết không
nên chấp theo quy củ thông thường, khiến cho trái với căn
cơ và mất sự lợi lớn: một đời
được liễu thoát. Vậy nên
lượng theo căn tánh mình, tự sắp đặt nghi thức tu trì.
Chú Vãng Sanh bằng Phạm Văn,
học được rất tốt, song chớ nên
sanh lòng phân biệt cho lối tụng xưa nay là không đúng. Nếu
có quan niệm ấy, sẽ vướng thêm mối nghi ngờ đối
với tất cả chú văn trong đại tạng,
rồi nhận lầm rằng những bài ấy không hợp ý Phật. Nên
biết thuở xưa các bậc tôn đức dịch kinh, chẳng phải là
làm việc luống suông, chớ thấy lối dịch mới khác hơn, vội
xem thường lối cũ. Hơn ngàn năm
trở lại đây, người tụng chú theo bản dịch cũ, được lợi
ích biết bao nhiêu, đâu
phải những người ấy đều không hiểu Phạm văn? Vậy học
vẫn nên học, nhưng đừng sanh quan niệm hơn kém thấp cao,
thì sự lợi ích tự nhiên không thể
nghĩ bàn!
Phép trì chú cũng giống như cách tham câu thoại
đầu. Tham câu thoại
đầu, vì không thể giải nghĩa, nên
dứt được tình phàm phân biệt, chứng vào tánh thiên chơn.
Trì chú bởi không biết nghĩa lý, chỉ hết lòng thành khẩn
tụng niệm, nên nghiệp chướng tiêu trừ, phước huệ to rộng.
Những sự lợi ích ấy, không thể đem tâm tư nghĩ ngợi suy
lường. Nghi thức lễ Phật không tiện lập riêng cho người
có việc cần kíp, chỉ nên hết lòng thành khẩn, miệng xưng
danh, thân cúi lạy, tưởng như Phật hiện ở trước là được.
Sống trong đời kiếp trược, chúng sanh tranh đua giết hại lẫn
nhau, nếu không có lá bùa hộ thân,
chắc khó khỏi tai họa. Lá bùa ấy, chính là chí thành lễ
niệm Phật A Di Đà. Lại, đức
Quán Thế Âm Đại Sĩ bi nguyện rộng sâu, tìm
tiếng cứu khổ, tùy cơ cảm liền ứng hiện, ngoài thời
hôm sớm lễ Phật, nên thêm lễ niệm Đại
Sĩ, tất sẽ được sự gia bị trong âm thầm, có thể đổi
họa làm phước, gặp rủi hóa may mà
chính mình không tự biết.
Trên đây là lời kẻ quê mùa ở phương ngoại
vì người tri kỷ lập phép cứu đời. Nếu nói rằng 'vì tất
cả thế gian', chẳng phải là không thể được,
chỉ e người đời không chịu y phương
pháp thực hành, thì biết làm sao?
Thơ gởi Nữ Sĩ Từ Phước Hiền
Tôi dừng gót ở Phổ Đà đã hơn hai mươi
năm, đối với hàng Phật tử tại gia, chưa từng tới lui
giao thiệp. Gần đây, nhân có thầy Phước Nghiêm
lên núi thăm, trong vòng không đầy tuần nhật, thầy nhiều
phen qua chỗ thất tôi ở nói về sự trinh tháo của nữ sĩ.
Mỗi khi gợi đến việc ấy, thầy lại tỏ vẻ bùi
ngùi cảm động. Lúc
đó tôi có tỏ bày ý kiến: Nữ sĩ tuy trinh liệt đáng khen,
nhưng tiếc vì không biết đường lối tu hành.
Nếu cơn nào rảnh tôi sẽ gửi lời khuyên nhắc, lược giải
về cương yếu của môn niệm Phật, để cho người tùy sức
phần bước vào con đường
Tịnh Độ. Nghiêm Sư nghe nói liền
tán thành và hết lời yêu cầu. Vì thế nên mới có bức thơ
gửi cho nữ sĩ hôm nay.
Phật Pháp là pháp sẵn đủ nơi tâm của tất
cả chúng sanh, người
xuất gia tại gia đều có thể thọ trì.
Nhưng thân nữ có nhiều chướng duyên nếu lìa quê đi xa, rất
dễ bị người lấn hiếp. Vậy nữ sĩ chỉ nên ở tại nhà
giữ giới niệm Phật, quyết chí cầu sanh Cực Lạc, không cần
phải lìa quê hương xuất gia làm Ni. Việc nghiên cứu khắp
kinh giáo, đi các nơi tham hỏi bậc minh sư là phần của người
nam, nữ giới bắt chước theo không tiện. Người nữ chỉ nên
gắng tu tịnh nghiệp, chuyên trì hiệu Phật, nếu có thể nhiếp
cả sáu căn, nối luôn tịnh niệm, tự nhiên hiện đời thân
chứng Tam Muội, khi lâm chung lo gì không chiếm phẩm cao? Dù
chưa chứng Tam Muội, cũng được dự vào hải hội, gần gũi
đức A Di Đà,
rồi lần lần trở về tánh bản chân, tự nhiên thông suốt
vô biên giáo hải như tấm gương lớn soi rõ muôn hình. Chừng
ấy mặc ý cỡi
thuyền
đại nguyện, không rời An Dưỡng, hiện thân ở cõi
Ta Bà, cùng vô số phương tiện độ thoát loài hữu tình, khiến
cho đều đến Liên
bang chứng Vô Sanh Nhẫn. „y mới khỏi phụ với chí quyết
liệt tu trì ngày hôm nay, mới đáng gọi là hoa sen sanh trong lửa,
người nữ mà trượng phu đó!
Tu tịnh nghiệp, điều căn bản là
phải quyết lòng cầu sanh Tây Phương. Cho nên pháp môn Tịnh
Độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông chỉ. Tín là phải tin
cõi Ta Bà có vô lượng nỗi khổ, cõi Cực Lạc sự an vui
không cùng! Nỗi khổ ở Ta Bà đại ước có tám thứ: sanh,
già, bệnh, chết, thương xa lìa, oán gặp gỡ, cầu không toại
ý, và năm ấm lẫy
lừng. (Năm ấm lẫy lừng là chúng sanh đối với sắc, thọ,
tưởng, hành, thức, khởi hoặc gây
nghiệp như lửa cháy hừng). Sự vui ở Cực Lạc, nói về
thân thì hóa sanh trong hoa sen, tuyệt không già, bệnh, chết,
thuần là người nam; cho đến
danh từ ác đạo hãy còn chẳng nghe,
huống chi có thật? Nếu về cảnh thì vàng ròng làm đất, bảy
báu làm ao, hàng cây cao ngất trời, lầu các giữa chừng
không, và sự ăn mặc thọ dụng, khi tưởng
đến đều được hóa hiện vừa ý, không phải như ở cõi
nầy do sức người tạo tác mà thành. - Cực Lạc, Phật A Di
Đà tướng đẹp vô biên, một khi trông thấy từ dung, liền
chứng Pháp Nhẫn, đức Quán Âm Thế Chí cùng Thanh Tịnh Hải
Hội phóng ánh sáng trong sạch, đồng nói pháp mầu. Thế
nên, tuy là hàng phàm phu dẫy đầy nghiệp lực, nếu phát
lòng tín nguyện tha thiết, sẽ được
nhờ Phật nhiếp thọ. Khi đã vãng
sanh về cõi kia, thì nghiệp ác phiền não đều tiêu tan, trí
huệ công đức đều
tròn đủ. Tin được như thế mới gọi là
lòng tin chân thật. Như muốn được biết rõ hơn, nên xem kỹ
kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. Những
kinh nầy chuyên nói về duyên khởi sự lý của Tông Tịnh Độ,
cũng gọi là Tịnh Độ Tam Kinh. Ngoài ra các Kinh Đại
Thừa phần nhiều đều có nói về Tịnh Độ. Như Kinh Hoa
Nghiêm là khi đức Như Lai mới thành
Chánh Giác, vì các bậc Pháp Thân Đại Sĩ ở bốn mươi mốt
vị, xứng tánh nói ngay pháp Nhất Thừa mầu nhiệm. Sau rốt,
lúc ngài Thiện Tài đi tham hỏi khắp các phương tri thức, chỗ
chứng bằng chư Phật, Phổ Hiền Bồ Tát lại vì nói mười
đại nguyện vương, khuyên ngài Thiện Tài và hải chúng trong
cõi Hoa Tạng hồi hướng cầu sanh về thế giới Cực Lạc,
để mau tròn đầy quả Phật. Trong Quán Kinh, chương Hạ Phẩm
Hạ Sanh có nói: 'Hạng người phạm tội ngũ nghịch thập
ác, làm đủ các
việc không lành, khi sắp chết tướng địa ngục hiện, được
bậc thiện tri thức khuyên bảo niệm Phật, kẻ ấy vâng lời
niệm chưa đầy mười câu, liền thấy Hóa Phật đưa tay tiếp
dẫn vãng sanh.' Kinh Đại Tập dạy: 'Đời mạt pháp ức ức
người tu hành nhưng ít có
kẻ
ngộ đạo, chỉ nương theo môn Niệm Phật mới được thoát
luân hồi.' Thế thì biết pháp niệm
Phật là con đường
đồng tu của thượng thánh hạ phàm. Với pháp nầy, kẻ ngu
người trí đều có thể làm theo,
cách hành trì dễ mà thành công cao, dùng sức ít song hiệu quả
mau lẹ. Bởi môn Tịnh
Độ chuyên nhờ Phật lực nên sự lợi
ích rất lớn, vượt hơn tất cả giáo pháp thông thường.
Người xưa nói: 'Tu các môn khác như con kiến bò lên núi cao,
niệm Phật vãng sanh như thuyền buồm xuôi theo gió nước.' Lời
này có thể gọi là sự so sánh
rất xác đáng, rõ ràng.
Nếu muốn nghiên cứu nên xem bộ Yếu Giải
Kinh A Di Đà của Ngẫu Ích Đại
Sư trứ thuật. Bộ nầy diễn tả sự lý đến chỗ cực điểm,
là lời chú giải rất hay rất xác, đứng vào bậc nhất từ
khi Phật nói kinh ấy đến giờ, dù
cho Cổ Phật tái hiện
ra đời chú giải lại cũng không hơn được. Vậy nữ sĩ chớ
nên khinh thường, phải triệt để tin theo. Về Kinh Vô Lượng
Thọ, có lời chú sớ của Huệ Viễn Pháp Sư đời Tùy, văn
nghĩa rất rõ ràng. Kinh Quán Vô Lượng
Thọ thì có bộ Tứ Thiệp Sớ của Thiện Đạo Hòa Thượng.
Ngài Thiện Đạo
muốn lợi khắp ba căn nên phần nhiều
phát huy về sự tướng. Sau chương Thượng Phẩm Thượng
Sanh, Ngài chỉ rõ sự hơn kém của hai lối tu chuyên và tạp,
lại bảo phải sanh lòng tin bền chắc, dù đức Thích Ca hoặc
chư Phật hiện thân dạy bỏ môn Tịnh
Độ tu theo các pháp khác, cũng không dời đổi chí nguyện. Lời
trên đây có thể gọi là cây kim chỉ nam của người tu tịnh
nghiệp. Đến như bộ Quán Kinh Sớ Diệu Tông Sao của bên
Thiên Thai Tông thì nghĩa quá viên dung mầu nhiệm, người căn
cơ trung, hạ khó được lợi ích, vẫn không bằng bộ Tứ
Thiệp Sớ lợi khắp ba căn. Đã biết
những nghĩa lý trên đây,
cần y theo đó tin chắc. Chỗ chính mình hiểu đến thì tin đã
đành, dù chỗ mình chưa hiểu đến
cũng vẫn tin. Phải biết pháp môn Tịnh Độ do nơi kim khẩu
của Phật nói ra, chớ nên đem
sự suy lường không thấu đáo của tình
phàm mà sanh lòng nghi hoặc. Tin như thế mới gọi là chân
tín.
Đã tin chắc rồi, cần
phải phát nguyện lìa cõi Ta Bà như tù nhân mong ra khỏi ngục,
nguyện sanh về Cực Lạc như viễn khách nhớ quê xưa. Nếu
chưa được sanh Tịnh
Độ, dù có ai đem ngôi báu của Thiên
Vương dâng cho, cũng xem là nhân duyên đọa
lạc, không móng một niệm ưa thích. Cho đến việc: đời sau
đổi thân nữ ra nam, tuổi trẻ xuất gia, nghe một hiểu
ngàn, được đại tổng trì, cũng nên
xem đó là đường lối tu hành quanh quẩn, không sanh lòng mong
ước, chỉ muốn khi lâm chung được Phật tiếp dẫn về Tây
Phương mà thôi. Khi được vãng sanh, tất sẽ thoát vòng sanh
tử, vượt cảnh phàm vào cõi thánh, ở hàng bất thoái, chứng
quả Vô Sanh. Chừng ấy nhìn lại mới biết ngôi vua ở cõi
trời, người, cho đến việc tái sanh xuất gia làm tăng, là sự
nhọc nhằn nhiều kiếp, không biết chừng nào mới được
giải thoát. Rồi so sánh lại, thấy những điều ấy đối với
phẩm sen của mình ngày nay, không
khác nào lửa đóm cùng vầng nhật rạng và con kiến bò lên
núi Thái Sơn! Cho nên, người tu Tịnh Độ quyết không nên cầu
phước báo ở cõi trời, người, và đời sau trở lại xuất
gia làm tăng. Nếu
có mảy may những niệm ấy, tức không phải tin sâu nguyện
thiết, ngăn cách với lời từ thệ của đức A Di Đà, không
được cảm ứng và nhờ Phật tiếp
dẫn. Thật đáng
thương lắm! Đáng tiếc lắm! Nỡ đem hạnh mầu không thể
nghĩ bàn, cầu lấy quả vui hữu lậu để khi hưởng hết
phước rồi lại bị sa đọa, theo giòng
hoặc nghiệp, chịu sự khổ vô cùng ư? Trong vị đề
hồ nếu để thuốc độc, chất ngon ngọt ấy sẽ giết người;
tu Tịnh Độ mà không khéo dụng tâm
thì sự tai hại cũng y như thế! Vậy phải dứt tuyệt những
niệm lỗi lầm như trên, mới có thể hoàn toàn thọ dụng sự
lợi ích của môn Tịnh Độ.
Đã tin sâu nguyện thiết,
lại cần phải chấp trì sáu chữ
hồng danh 'Nam Mô A Di Đà Phật.' Không luận lúc đi, đứng,
ngồi, nằm, nói, nín, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm, cho đến
khi đại tiểu tiện, đều giữ chắc sáu chữ ấy nơi tâm
(hoặc trì bốn chữ cũng được). Phải gắng làm sao cho mỗi
niệm đều hiện tiền, toàn Phật là
tâm, tâm Phật như
một, niệm cho đến chỗ chí cực quên
cả trần tình. Chừng ấy lòng không, Phật hiện, đương
đời có thể thân chứng Niệm Phật Tam Muội, đến khi lâm
chung sanh về Thượng Phẩm. Tu trì như
thế có thể gọi là dùng hết công năng
vậy. Đến như trong công việc hằng
ngày, có mảy may điều lành và các công đức
tụng kinh lễ Phật, đều đem hồi hướng vãng
sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của
Tịnh Độ, như gom cát bụi thành đất, họp sông ngòi thành
biển, sự sâu rộng sẽ vô cùng. Lại cần phải phát lòng Bồ
Đề, thề độ chúng
sanh, đem công tu hồi hướng bốn ân ba cõi
và loài hữu tình trong pháp giới. Đó là rộng kết pháp
duyên với tất cả chúng sanh, như lửa thêm dầu, mạ được
mưa, làm cho thắng hạnh Đại Thừa của mình sớm mau thành tựu.
Nếu không biết nghĩa nầy thì thành ra kiến chấp tự lợi của
phàm phu, Nhị Thừa, tuy tu hạnh mầu, cảm quả rất thấp
kém. Dù rằng trong sự niệm Phật, tất cả thời, tất cả
chỗ đều không ngại, nhưng cũng phải thường giữ lòng
kính sợ, lại phải trọng tượng Phật như Phật sống, xem
Kinh Phật lời Tổ
như Phật, Tổ đối trước mình thuyết
pháp, không dám có chút khinh mạn nghi ngờ. Lúc bình thường
niệm Phật hoặc thầm hay ra tiếng tùy ý, song những khi nằm
ngủ, đại tiểu tiện, tắm gội, rửa chân và đi ngang qua chỗ
không nghiêm sạch, đều phải niệm thầm, nếu ra tiếng tức
là không cung kính. Nên biết, niệm thầm công đức
cũng đồng như niệm ra tiếng. Tôi thường nói: muốn được
sự lợi ích thiết thật trong Phật Pháp, phải tìm
nơi lòng cung kính, có một phần cung kính thì tiêu một phần
tội nghiệp, thêm một phần phước huệ; có mười phần cung
kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phước
huệ. Nếu không cung kính, tuy cũng gieo viễn nhân, nhưng ác quả
của tội khinh lờn thật chẳng thể tưởng nghĩ! Người tại
gia đời nay trong
khi đọc Kinh Phật đều phạm bệnh này,
nên với kẻ hữu duyên, tôi thường nhắc đi nhắc lại mãi.
Niệm Phật cần phải nhiếp tâm niệm do tâm
khởi, tiếng từ miệng ra, mỗi câu mỗi chữ đều rành
rẽ, rõ ràng. Lại phải lắng tai nghe kỹ, in câu niệm Phật
vào tâm. Nếu nhiếp nhĩ căn thì các căn kia không còn buông
chạy theo bên ngoài, mới có thể mau được
nhất tâm bất loạn. Đại Thế Chí Bồ Tát bảo: 'Nhiếp cả
sáu căn, tịnh niệm nối luôn, được Tam Ma Địa, đây là
bậc nhất', chính là ý này. Đức
Văn Thù nói: 'Nghe vào, nghe tánh mình.
Tánh thành đạo vô thượng',
cũng đồng một nghĩa trên đây. Rất không nên
cho phép Trì Danh là cạn cợt, rồi tu theo các phép: Quán Tưởng,
Quán Tượng, Thật Tướng. Trong bốn phép niệm Phật chỉ có
môn Trì Danh là rất hợp cơ, nếu giữ đến một lòng không
loạn, thì lý mầu thật tướng toàn thể lộ bày, cảnh lạ
Tây Phương hiện ra rõ rệt. Cho nên tức nơi Trì Danh mà chứng
được thật tướng, không cần quán tưởng cũng thấy Tây Phương;
một pháp Trì Danh chính là cửa mầu vào đạo,
con đường thẳng tắt đến quả Bồ Đề. Người đời nay
phần nhiều không hiểu
về giáo lý của
phép Quán, nếu tu theo Quán Tưởng, Thật Tướng, hoặc có khi
bị ma dựa vào. Vậy tốt hơn là nên lựa hạnh dễ tu, cũng
cảm được quả
nhiệm mầu, đừng học khéo thành vụng,
cầu siêu trở lại bị đọa, thì đáng tiếc lắm!
Quyển Tịnh Độ Thập Yếu do Ngẫu Ích Đại
Sư dùng mắt Kim Cang, lựa lấy những đoạn hợp lý hợp cơ
trong các kinh sách Tịnh Độ mà làm
thành, đáng liệt vào bậc nhất. Tịnh Độ
Thánh Hiền Lục ghi chép những hạnh nguyện trong nhân, công
đức trên quả của Phật A Di Đà
cùng các vị Bồ Tát: Quán Âm, Thế
Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long
Thọ. Kế đó lại ghi việc tự tu dạy người của các bậc
Tổ Sư, thiện tri thức, như ngài Huệ Viễn, Trí Giả, cùng
những sự tích vãng sanh của bốn chúng và hàng vua, quan, sĩ,
thứ, phụ nữ, người tội ác, loại súc sanh. Trong ấy có phụ
vào những ngôn luận thiết yếu, khiến cho người xem có chỗ
nương tựa, không còn nghi ngờ. Đọc quyển này, có thể lấy
người xưa làm thầy, mà gắng tu tịnh nghiệp, so với sự
đi tham hỏi các bậc tri thức, lại càng thân thiết hơn. Bộ
Long Thơ Tịnh Độ Văn
phân loại về các môn tu trì, cạn lời
khuyên tỏ, khiến cho người dứt nghi sanh lòng tin, là một
pho sách rất hay để dẫn dắt kẻ sơ cơ. Ba thứ trên đây
và Vô Lượng Thọ Kinh Sớ, Quán Kinh Tứ Thiệp Sớ, cộng lại
là năm, trước kia
tôi đã nói với thầy Phước Nghiêm
thỉnh giùm gửi đến,
không biết nữ sĩ có được chăng? Nếu không, xin hồi âm,
tôi sẽ do nhà bưu cục gởi tặng. Được mấy thứ sách ấy,
có thể biết đủ các nghĩa tông Tịnh Độ, dù
không xem khắp các kinh cũng chẳng hại gì! Nếu không rõ
pháp môn Tịnh Độ, giả sử
có
hiểu sâu ba Tạng Kinh, ngộ suốt tự tâm chăng nữa, muốn
thoát vòng sanh tử, còn trải qua
không biết bao nhiêu đại kiếp mới làm tròn bổn nguyện. Niệm
Phật như thuốc A Dà Đà trị hết muôn bệnh, pháp môn kỳ
diệu như thế mà không biết, há chẳng đau tiếc lắm ư? Biết
mà không tu, và tu mà không chuyên tâm gắng chí, lại càng đáng
đau tiếc hơn nữa!
Người nữ ra khỏi nhà có nhiều chướng duyên,
huống chi thêm sự độ
dụng khó khăn, lại càng bất tiện.
Nếu là người nam xuất gia làm tăng, còn phải vào thiền
đường học nghi tắc cho biết quy củ nhà chùa, rồi đi du
phương mới không trở ngại. Chẳng thế thì cả mười
phương tòng lâm, không ở chỗ nào được.
Việc thọ giới đối với nữ nhơn, như người gia tư đầy
đủ có thể tự chủ, cũng nên đi đến chùa
xin thọ, bằng không dư giả, hà tất
phải
cố định như thế! Chỉ cần một lòng
tha thiết chí thành, đối trước bàn Phật sám hối bảy
ngày, tự thệ xin thọ giới. Sám hối đến ngày thứ bảy
xong, quì trước Phật xướng rằng: 'Đệ tử là Phước Hiền
thề thọ năm giới, làm mãn phần Ưu Bà Di. (Ưu Bà Di dịch
là Cận Sự Nữ, mãn phần là giữ trọn năm
giới). Thề suốt đời không giết hại, suốt đời không trộm
cắp, suốt đời không dâm dục, (nếu có gia đình
thì nói không tà dâm), suốt đời
không nói dối, suốt đời không uống rượu.' Nói như thế
ba lần, tức là đắc giới. Điều cần
yếu là phải hết lòng thọ trì, thì công đức
sánh với sự cầu chư tăng truyền giới cho vẫn không hơn kém.
Chớ nên nghi rằng thọ giới như thế không đúng pháp, phải
biết cách thức trên đây là do theo
thánh huấn của Như Lai trong Kinh Phạm Võng. - Phổ Đà, mùa
thu không có truyền giới, chỉ truyền vào khoảng thượng tuần
tháng giêng đến mười chín tháng hai thôi. Nhưng rất mong nữ
sĩ ở yên nơi nhà tu tịnh nghiệp đừng
bôn ba sương tuyết đến đây làm
chi. Nếu còn chấp trước không đổi ý, ấy là chẳng biết
điều hay dở, đã
hại sự thanh tu của chính mình, lại phụ lời thành thật của
lão tăng nầy nữa.
Tôi muốn cho nữ sĩ hiện đời thành tựu đạo nghiệp, quyết
không có ý chi làm ngăn trở pháp duyên,
xin nghĩ kỹ sẽ tự rõ. Đến
như việc không được xuất gia ý muốn quyên
sinh, xét ra chí nguyện tuy có mãnh liệt, nhưng tâm niệm ấy
thật là si cuồng. Giữa thời mạt pháp này, kẻ chơn tu rất
ít, mấy ai là bậc hạnh giải cao siêu kham làm thầy dẫn dắt
cho người? Nữ sĩ chỉ biết xuất gia làm ni là giải thoát,
nhưng chưa rõ nhiều nỗi chướng ngại
của
ni tăng. Và, cũng đừng tưởng rằng quyên
sinh là rảnh nợ đời
đâu? Một khi chết rồi, thần thức sẽ bị nghiệp lực dẫn
dắt đi đầu thai, còn e do tâm niệm phẫn uất ấy, bị sa đọa
vào loài bàng sanh, muốn trở lại
làm thân người nữ cũng là việc cầu may khó được. Dù cho
lại được làm thân người nữ, hoặc thân nam, hay là thân
vua chúa cõi người, cõi trời, đâu
có bảo đảm còn gặp Phật Pháp mà
tu hành? Và đâu chắc
rằng ở trong Phật Pháp lại hân hạnh gặp môn Tịnh Độ là
một pháp hiện đời vượt thoát vòng
sanh tử? Dù có gặp
được nữa, cũng đâu bằng bây giờ cứ nhẫn nại yên
sống mà tu trì, đợi
đến khi hết báo thân liền sanh về cõi Cực Lạc? Tôi đã
cạn lời khuyên nhắc, thử hỏi từ trước đến nay có ai
vì nữ sĩ chỉ rõ sự lợi hại ấy chăng? Nếu không y như lời
lão tăng, tức là phụ ơn dạy bảo, sự khổ về sau sẽ còn
gấp bội hơn ngày hôm nay nữa!
'Đường đạo tuy bằng song khó dắt. Phải do
nơi kẻ quyết lòng đi.' Vậy nghe cùng
không, nữ sĩ tự nên suy xét. Xin nhờ đem những lời trên đây
chuyển lại cho trinh nữ Phước Liên được biết.
---o0o---