Thơ đáp Cư Sĩ Châu Mạnh Do (1-10)
Cư Sĩ Đặng Bá Thành
(1-2)
Cư Sĩ Đặng Tân An
Thơ đáp Cư Sĩ Dương Đức Quan
Thơ đáp Cư Sĩ Hoàng
Hàm Chi
|
Thơ đáp Cư Sĩ Châu Mạnh Do (1-10)
- 1 -
Từ thân của ngươi tuổi đã cao, đối với
pháp môn Tịnh Độ chưa có thể nhận
chân mà tu trì. Nên thường đem nỗi khổ trong sáu nẻo luân
hồi, sự vui ở cõi Cực Lạc và những lẽ siêu thăng
khó, sa đọa rất dễ, giảng nói cho người nghe. Nếu chẳng
được về Tây Phương, đừng nói là
ở cõi người không đủ trông cậy, dù sanh lên cõi trời hưởng
sự vui vẻ lâu dài, một khi phước lực đã hết, vẫn trở
lại đọa xuống nhân gian và ba đường ác mà chịu khổ. Nếu
không biết Phật Pháp thì cũng đành vậy, nay đã được
hiểu Phật Pháp đâu nên đem sự lợi ích lớn lao ấy nhường
cho người? Và đâu nỡ tự mình cam
chịu chìm nổi mãi trong biển khổ luân hồi, không mong ngày
giải thoát ư? Ngươi nên thường giảng nói như thế, may ra có
thể khiến cho lệnh từ phát được
căn lành đời trước, tin chịu tu hành. Bồ Tát ra đời độ
sanh đều thuận theo cơ nghi, trước tùy
sở dục mà dắt dẫn, sau khiến cho vào trí Phật. Nếu ngươi
có thể gắng tu hiếu đạo và đem
pháp môn Tịnh Độ khuyên dẫn trong
hàng quyến thuộc cùng tất cả người hữu duyên, để
đồng làm bạn tốt nơi Liên Trì,
thì công đức lớn lắm?
- 2 -
Người đời khi có bệnh hoặc gặp những sự
nguy hiểm tai nạn, thường thường không
biết niệm Phật làm lành, lại lầm lạc muốn cầu cứu với
quỉ thần. Do đó nên giết hại sanh mạng gây thêm tội nghiệp,
thật rất đáng thương! Bệnh khổ cùng những tai họa, phần
nhiều đều do nghiệp
đời trước gây ra; nếu niệm
Phật,
sám hối, làm lành, thì tội chướng sẽ tiêu, bệnh được
mau mạnh. Loại quỉ thần kia chính họ hãy còn ở trong biển
nghiệp, đâu có thể khiến cho người tiêu nghiệp? Dù cho hạng
chánh thần có oai lực lớn chăng nữa, oai lực ấy so với thần
lực của Phật, Bồ Tát
chẳng khác chi lửa đom đóm sánh cùng ánh sáng mặt trời! Người
Phật tử không chịu nương tựa Phật, Bồ Tát, trở lại cầu
cứu với quỉ thần, đó là tà kiến.
Tất cả chúng sanh đều là cha mẹ đời quá
khứ và chư Phật đời vị lai, nên
thương xót hộ trì. Chớ noi theo
tập tục sai lầm, mặc ý giết hại, rồi bảo rằng: phải cần
có thức ngon bảo để phụng dưỡng song thân mới là đạo
hiếu. Người chưa hiểu Phật Pháp, không biết sự lý luân hồi,
nên mê mờ lầm lạc chẳng nói làm
chi. Nếu kẻ đã nghe Phật Pháp, mà còn giết hại cha mẹ
đời
trước để phụng dưỡng cha mẹ đời nầy và
dùng huyết nhục làm nhu cầu cho sự tang tế, chẳng những
không phải hiếu thuận, lại chính là ngỗ nghịch vậy. Cho
nên những bậc thông đạt,
khi nghe được nghĩa chân thật của đạo Phật, đều không
chịu làm theo quyền pháp
ở đời, bởi pháp quyền tạm ấy do chiều thuận theo mê
tình của thế gian mà lập, không phải là đạo
lý thông suốt nhân quả ba đời của Như Lai. Nếu các người
muốn nhận thức sâu hơn, hãy xem những
bài 'giới sát' trong quyển Văn Sao của ta sẽ tự rõ.
- 3 -
Người niệm Phật khi có bệnh, phải một
lòng đợi chết, nếu
thọ mạng chưa dứt, sẽ được an lành.
Vì khi buông cả toàn thân mà niệm Phật, thì nghiệp chướng
tiêu rất mau, nghiệp tiêu tất nhiên bệnh được lành mạnh.
Nếu chẳng buông bỏ muôn duyên, chỉ mong mau lành mạnh, thảng
như bệnh không hết, thì phần vãng sanh sẽ phải mất, bởi
vì không có tâm nguyện cầu sanh. Như không hiểu rõ đạo lý
này, đâu có thể
nhờ từ lực của Phật tiếp dẫn ư? Về bệnh căn của lệnh
từ, các ngươi nên khuyên người buông
bỏ tất cả để cầu vãng sanh. Như thọ mạng chưa dứt, thì
cầu vãng sanh trái lại mau bình phục, vì do dùng tâm chí
thành, nên được nhờ sức Phật gia bị. Ngươi nên đem lời
lẽ trên đây mà khuyên nhủ từ thân, đừng học theo thường
tình, nói những điều không lợi ích.
- 4 -
Tiếp được thơ, biết
lệnh từ chưa thật phát tâm cầu sanh Cực Lạc. Hiện thời
người còn đang trong cơn bệnh, thôi hãy tạm hoãn đừng
đề cập đến việc ấy. Chỉ nên
khuyên người chí thành niệm Phật, để
được nhờ từ lực gia bị, khiến cho thân tâm an vui. Đợi
đến khi lệnh từ khỏe lại rồi, sẽ
dùng lời lẽ khéo léo dẫn giải rành rẽ, làm cho người thật
phát tâm cầu sanh thì mới có lợi ích. Nhờ ngươi chuyển lời
cùng lệnh từ, nói ta thăm
người được an lành. Và nên nói lại
rằng: ta khuyên người buông cả muôn duyên một lòng niệm Phật,
đó là
điều cần
yếu để tự cứu độ. Ngoài ra việc chi khác, để phần con
cháu lo, nếu còn nghĩ tưởng đến, tức là
có hại cho công phu niệm Phật của mình vậy.
- 5 -
Châu Quần Tranh xem rõ:
Lệnh từ hiện đang có bệnh, quyết không
nên đi vắng trong lúc người chưa lành.
Nhưng ta xem tình trạng, e người chẳng hưởng thọ được lâu.
Vậy phải dùng Mạnh Do và Trí Chiêu mỗi ngày thay phiên nhau
ở bên giường bệnh mà niệm Phật, khiến cho người niệm
theo, nếu không thể niệm thì khuyên người yên lặng lắng
nghe cũng được. Làm như thế,
nếu lệnh từ thọ mạng đã hết, quyết định sẽ vãng
sanh, như số phần chưa mãn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng
thêm lớn căn lành.
Về phần ngươi, nên đổi
ý định lên núi Phổ Đà bằng cách
vâng theo lời ta mà thực hành là tốt hơn. Như thế mới lưỡng
toàn không hại. Hiện thời từ thân của ngươi bệnh chưa mạnh,
rất không nên phát tâm nguyện xuất gia, nếu phát thì đối
với đời và đạo đều thành trái nghịch. Người sắp mạng
chung, như được trợ niệm, chắc có phần vãng
sanh; nếu thiếu trợ niệm, hoặc dùng sự khóc lóc làm
phát
động những niệm tình ái giận hờn,
thì khó khỏi đọa
lạc. Điều này rất quan hệ, nguy hiểm,
nên nhớ kỹ. Nếu ngươi có thành tựu sự vãng sanh cho mẹ,
đó cũng là chánh nhân tịnh nghiệp của chư Phật trong ba đời.
Và đó chính là làm Phật sự giữa trần lao, công
đức ấy sánh với việc làm tầm thường,
muôn phần rộng lớn. Phải bàn tính với Mạnh Do, thực hành
phương pháp trợ niệm, và khuyên lệnh từ nên nghe theo những
lời của ta. Đến như việc vì mẹ giảng giải Phật Pháp, vẫn
là điều rất hay,
nhưng sự định tỉnh cùng an ủi cũng
nên nhiều phần để ý.
- 6 -
Lệnh từ phát nguyện gởi tiền cho ta để tùy
ý làm các việc công đức và giúp phần ấn loát bộ Văn
Sao. Theo ý ta, làm việc công đức phải lấy sự mở mang trí
thức của người làm điều cần yếu, nên ta định
đem số tiền ấy in quyển Quán Âm Tụng để phổ biến khắp
xa gần. Việc nầy có mục đích khiến cho mọi người được
biết đức Quán Âm Đại Sĩ là đấng nương tựa của chúng
sanh trong pháp giới. Đại Sĩ tùy loại
hiện thân, tìm tiếng cứu khổ, và phụ giúp đức
A Di Đà tiếp dẫn người niệm Phật
sanh về Cực Lạc.
Hiện nay nhân loại đang ở trong đường hoạn nạn, không biết
phương pháp chi phòng ngừa, nếu mọi người được xem quyển
sách ấy, sẽ cảm ân đức của Đại Sĩ, muốn nhờ oai lực
của Ngài để thoát khỏi tai họa. Và, một khi đã
phát tâm tín ngưỡng nương
tựa nơi Đại Sĩ, tất sẽ giữ lòng
từ thiện sửa lỗi làm lành, để
mong cho được cảm thông với Ngài
mà nhờ sự chở che giúp đỡ. Cõi đời chẳng yên, vì lòng
người hiểm ác, nếu mọi người đều
ngưỡng mộ đức từ bi của Đại Sĩ thì
thế giới lần lần chuyển ra cảnh vui vẻ thanh bình. Cho nên
quyển sách này nếu được lưu thông, sự lợi ích sẽ vô
cùng, sánh với các loại sách hữu ích tạm thời, thật cách
nhau rất xa. Hơn nữa lệnh từ cũng nương nhờ công đức ấy,
tiêu tội nghiệp, thêm phước huệ, khi sống được an vui, lúc
chết sanh
về Cực
Lạc. Đến như quyển Văn Sao, mọi người xem rồi phát tâm
làm lành niệm Phật rất nhiều, ở
đây không thể nói hết.
- 7 -
Lệnh từ vì sao bệnh không được lành? Âu
là do túc nghiệp gây ra, khiến đổi quả nặng thành nhẹ,
chuyển hậu báo làm hiện báo, để trả cho
xong tất cả đó chăng? Thuở xưa, Huyền Trang Pháp Sư khi lâm
chung cũng bị chút ít bệnh khổ, Ngài
nghi ngờ cho những kinh mình phiên dịch hoặc có chỗ sai lầm.
Đang khi suy nghĩ như thế, thoạt thấy một vị Bồ Tát an ủi
rằng: 'Do sự khổ nhỏ nầy, tội báo kiếp
trước của ông đều được tiêu diệt, chớ đem lòng
hoài nghi.' Vậy ngươi hãy đem duyên sự này an ủi lệnh từ,
khuyên người nên vui mừng, chớ sanh lòng buồn giận. Như thế,
quyết định có thể nhờ Phật gia bị, thọ mạng chưa dứt
sẽ mau an lành, số phần đã mãn được sanh về Cực Lạc.
Con người trong cơn bệnh khổ, nên tưởng thối lui một bước,
sẽ thấy an vui không cùng! Gần đây binh lửa liên miên,
chúng ta may mắn chưa gặp tai nạn ấy, dù bị bệnh khổ còn
có thể nhân đó tự
thức tỉnh để tìm đường giải thoát. Trong trường hợp
ấy chỉ nên cảm khích chuyên tu, tự nhiên sẽ được lợi
ích. Thế chẳng hơn là oán trời trách người để gây thêm
tội nghiệp cho mình ư? Nên khuyên thân mẫu ngươi đừng ôm
lòng oán trách, gắng định tâm niệm Phật thì nghiệp tiêu
mau như tuyết gặp nước sôi. Ta từ khi trở về núi, mỗi
ngày trong thời khóa tụng đều
có hồi hướng cầu nguyện Tam Bảo gia bị cho lệnh từ, nếu
thọ mạng chưa dứt, được mau an lành, như số phần đã
mãn, sớm sanh về Tịnh Độ.
- 8 -
Tiếp được thơ, biết lệnh từ đã
niệm Phật vãng sanh vào ngày mùng hai. Là đệ
tử Phật, các ngươi phải y theo Phật Pháp khiến cho thần thức
của từ thân được lợi lạc, chẳng nên
quá buồn thương, thành ra kẻ còn người mất đều
luống vô ích. Đến như việc tang tế phải dùng
toàn đồ chay, chớ nên tùy theo tập tục. Dù có những người
không hiểu Phật Pháp, bài xích nói là sai quấy, cũng mặc
cho họ chê cười. Trong đám táng không nên quá phô trương bày
vẽ, và làm Phật sự chỉ nên niệm Phật mà thôi. Anh em ngươi
phải đốc xuất người nhà đều khẩn thiết niệm Phật, thì
thần thức của lệnh từ,
cả trong gia quyến, cho đến bà con
bè bạn, sẽ được sự lợi ích, chân thật. Nếu tài lực
có dư, cũng nên làm các điều
công đức; như sự độ dụng vừa đủ, chỉ lo xong việc táng
là được. Chớ nên làm quá long trọng,
để rồi sau phải thiếu thốn là điều không hay.
- 9 -
Được thơ, thấy lệnh từ khi lâm chung rất
tốt. Đó âu cũng là sự hiệu nghiệm do căn lành
bản nguyện của người, và công trợ niệm của anh em ngươi
cùng trong quyến thuộc. Thuở bình sanh, con người có thể che
giấu các việc, duy lúc sắp chết quyết không thể
giả dối. Lệnh từ đã không lòng
ái luyến, có sắc vui tươi ngồi yên mà qua đời, nếu tịnh
nghiệp chẳng thành thục, đâu
được như thế ư? Mong anh em ngươi và
toàn gia quyến nên niệm Phật để
truy tiến. Như thế chẳng những thân mẫu các ngươi được
lợi ích, mà công
đức niệm Phật của chính mình lại
càng lớn thêm. Đức
Phật đã dạy: 'Khi tụng kinh, trì
chú, niệm Phật hoặc làm các công đức, nên hồi hướng cho
pháp giới chúng sanh.' Lúc bình thời còn vì chúng sanh không
can thiệp chi đến mình mà hồi hướng, huống chi mẹ
mất
đâu nỡ chẳng hết lòng niệm Phật
cầu nguyện cho người ư? Nếu có thể vì chúng sanh hồi hướng,
tức là hợp với thệ nguyện bồ đề
của chư Phật, như đem một giọt nước gieo vào
biển thì giọt nước ấy đồng
sự sâu rộng như biển cả. Như chưa được dung hợp cùng
biển, đừng nói một
giọt nước, dù cho sông dài hồ rộng,
đối với biển vẫn
cách biệt như đất với trời. Thế thì, khi đem công đức hồi
thí cho cha mẹ và tất cả chúng sanh,
chính là bồi cội phước cho mình. Biết được nghĩa này, người
hiếu thảo lòng hiếu càng tăng thêm, kẻ kém hiếu tâm cũng
phát lòng thảo thuận.
Thỉnh chúng tăng tụng niệm trong bảy tuần
thất, việc ấy rất tốt, nhưng khi đó anh em các ngươi cũng
phải có người đồng tụng niệm theo. Những phụ nữ trong
nhà bất tất phải theo thứ lớp đứng sau chư tăng mà
tụng niệm, vì e lâu ngày thân thiện nhau, sẽ gây mối hiềm
nghi cho người ngoài. Hàng phụ nữ nếu có tụng niệm, nên
ở sau màn hoặc lập riêng một chỗ khác, các cửa ra vào hai
bên đều không thấy
nhau. Đó là nêu khuôn phép và mở
thông nghi thức cho người trong hương ấp. Nếu thờ ơ không
phân giới hạn, kẻ khác sẽ bắt chước theo, về sau sanh mối
tệ. Cách lập pháp của người xưa, dù bậc thượng thượng
cũng lấy pháp thức của kẻ hạ hạ mà làm phạm vi, nên
không có sự tệ hại. Nếu các ngươi có thể y như thế vì
mẹ niệm Phật, lại kiêm ấn thí các quyển Quán Âm Tụng, Văn
Sao, thì chẳng những khiến cho từ thân phẩm sen thêm cao, mà
ông bà cho đến thân
phụ các ngươi cũng được đồng nhờ pháp lợi, siêu sanh Cực
Lạc. Mấy điều ta nói vẫn căn cứ đúng theo tình
lý, không phải là những lời
bông
lông cốt để vừa lòng đẹp ý các ngươi đâu!
- 10 -
Về phép hỏa táng, thuở đời Đường, Tống,
Phật Pháp còn thạnh, người tại gia
phần nhiều cũng có dùng. Nhưng hiện thời, nên theo thông tục
mà chôn cất, vì e có chấp nê sanh ra nhiều điều nghị luận.
Thật ra thì thiêu hóa thi hài mau tiêu tan hơn, và qua bốn mươi
chín ngày thiêu hóa lại càng ổn tiện. Còn chôn cất, hoặc
khi lâu năm hài cốt bị bộc lộ. Tang chế ba năm không làm lễ
nhạc, điều ấy vẫn nên tuân giữ. Đời
nay luân thường hiếu đạo bị gác bỏ một bên,
phép tắc giữ gìn trong kỳ tang chế còn đáng
chi để luận bàn?! Tuy nhiên, cũng nên
nương theo lễ giáo xưa châm chước mà làm, đừng
vội sửa đổi hoặc quá nê chấp.
Cách dò thăm hơi nóng
để nhận định thần thức thác sanh về cõi
nào, thật đáng y cứ. Nhưng ta sợ những kẻ không biết, cứ
mãi thăm dò, nên ý nói: 'người đủ tín nguyện, khi lâm
chung chánh niệm rõ ràng, thì có thể vãng sanh, chẳng cần phải
y theo một lệ, lấy sự lạnh nóng làm bằng cứ.' Điều này
cần nên để ý, vì nếu cứ rờ thăm
hơi nóng, e phát động đến tâm luyến
ái, giận hờn của người sắp chết, làm cho hỏng mất sự
vãng sanh.
Những thuyết 'thai sanh, nghi thành' trong Kinh Đại
Bảo Tích, nơi pháp hội của đức Vô Lượng Thọ Như Lai nói,
là chỉ cho người niệm Phật đọa vào lỗi hối hận, nghi
ngờ. Đây chính là ước theo
nghĩa bị ngăn che, cách ngại, mà lập
tên 'thai sanh, nghi thành', vì bị ở trong hoa sen năm
trăm năm không được thấy Phật nghe pháp, chớ đâu phải
có sự thật? Sao lại cứ chấp chặt theo chữ mà
giải nghĩa, cho rằng hạng người ấy không thuộc vào chín
phẩm sen? Nên biết ở Tây Phương không có thai sanh cũng không
thành quách, đó là ước theo nghĩa: không được liền ra khỏi
liên bào, bị cách ngăn
với Phật, để thí dụ cho thai và
thành thế thôi? Bởi ngươi chấp định danh từ nên mới cho
là ngoài chín phẩm, nếu quả vậy thì bậc hạ trung cùng hạ
hạ bị ngăn cách sáu kiếp và mười hai kiếp thai và thành lại
càng dầy đặc biết bao nhiêu? Mười hai kiếp kia còn thuộc
về chín phẩm, huống nữa là chỉ có năm
trăm năm đó ư? Sao ngươi không xem tiếp tám chữ: 'ở trong
hoa sen không được xuất hiện...' hoa
sen ấy không liệt vào sen chín phẩm hay sao?
Phật Pháp nghĩa rộng vô cùng, nếu chấp định
thì không việc sanh việc, thành ra phí hết bút mực thôi. Đó
đều bởi tự mình để chân vào
trong thành nghi, thành ấy còn dầy hơn ngục Thiết Vi nữa. Nếu
hiểu biết rõ ràng, tự nhiên cõi đất lặng chìm, ngục Thiết
Vi tiêu tan mất cả. Thầy Mạnh Tử nói: 'Dùng ý nghịch chí,
đó gọi là được';
chữ nghịch đây cũng là nghi thành. Nếu
biết nghịch tức là ý nghĩa nghinh hiệp, thì nghi thành sẽ
rã tan. Một hạng người vì cố chấp, nên tuy giảng nói, trọn
ngày vẫn ở trong vòng mâu thuẫn. Đó là bởi căn bệnh chấp
trước chưa tiêu, thành ra khó được sự lợi ích thiết thực.
Cư Sĩ Đặng Bá Thành
(1-2)
Từ buổi tương ngộ đến nay, thấm thoát đã
sáu năm, không những tuyết sương thay đổi, mà vận nước
cũng khác xưa. Cảnh đời vô thường, thật nên thương cảm!
Tiếp được thơ, biết cư sĩ không xao lãng
tịnh nghiệp, tôi rất vui mừng! Nhưng trong thơ thấy nói
thân tâm không an vì cảnh nhà thiếu thốn, hay đau yếu dây dưa
mà không an chăng...?
Nếu cảnh nhà thiếu kém, thiết tưởng cư
sĩ nên lui một bước. Phải nghĩ rằng: giữa đời,
người hơn ta vẫn nhiều, song kẻ thua ta cũng không ít; chỉ
cầu khỏi đói lạnh, mơ chi đến giàu
sang? Thảng như cư sĩ biết vui theo số phận, an với cảnh
duyên, hãy còn có thể chuyển phiền não thành Bồ Đề, lo gì
không đổi được
u buồn thành vui đẹp? Nếu đau yếu dây dưa, nên
thống niệm thân là cội khổ, sanh lòng chán lìa, gắng tu tịnh
nghiệp để cầu
quyết sanh về Cực Lạc. Các đức Như Lai đều lấy sự khổ
làm thầy mới thành đạo Phật,
chúng ta cũng phải lấy đau bệnh làm thuốc để cầu giải
thoát khỏi nẻo luân hồi. Nên biết
phàm phu đủ nghiệp hoặc ràng buộc, nếu không có những nỗi
khổ cơ cùng tật bệnh... tất sẽ theo đuổi theo trường sắc,
thinh, danh, lợi, khó mà buông bỏ. Trong lúc đắc
ý như thế, ai chịu quay đầu nhìn lại, tưởng đến sự chìm
đắm về sau ư? Thầy Mạnh Tử nói: 'Người nào
sắp lãnh một trọng trách thiêng liêng, trước tiên phải nhọc
thân, khổ trí, hoặc đói khát, khốn cùng, việc làm thất bại.
Có như thế, kẻ ấy mới rèn luyện được ý chí nhẫn nại,
vững bền, tài năng cao siêu xuất chúng.' Thế thì biết, con
người được thành lập, phần nhiều nhờ nghịch cảnh, và
trong trường hợp ấy, ta chỉ nên an lòng thuận chịu mà
thôi. Nhưng trọng trách của thầy Mạnh nói, chỉ là tước vị
ở đời, mà còn phải khổ nhọc như thế mới làm nên; huống
nữa kẻ phàm phu thấp thỏi như chúng ta, muốn gánh vác công
việc trên thành đạo
Phật, dưới độ chúng sanh đó ư! Nếu như không bị một
chút điên đảo vì nghèo bệnh, thì
tình trần lừng lẫy, tịnh nghiệp khó thành, gương lòng
sẽ bị tối mờ, nhiều kiếp trôi lăn trong ác đạo, sự giải
thoát buổi tương lai chưa biết đâu là
kỳ hạn!
Người xưa đã bảo:
'Ví chẳng một phen sương thấm lạnh. Hoa mai chi dễ thoảng mùi
hương!' Lời này là ý tứ trên đây vậy.
Cư sĩ nên bền chí niệm Phật để mau tiêu
túc nghiệp, chớ sanh lòng phiền não rồi oán trời trách người,
cho nhân quả là hoang đường, chê Phật Pháp không linh nghiệm.
Nên biết chúng ta từ vô thỉ đến nay, gây nghiệp ác vô lượng
vô biên, như Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Giả sử nghiệp ác có hình
tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa hết.' Thế
thì sự tu trì lơ là chút ít, đâu
dễ dứt trừ hoặc chướng hết được. Đức Thích Ca, A Di
Đà vì thương xót chúng sanh không đủ
sức dứt nghiệp, riêng mở pháp môn 'nương nhờ Phật lực,
đới nghiệp vãng sanh.' Ân
đức
ấy thật vô cùng rộng lớn, dù trời
đất cha mẹ cũng khó sánh trong muôn một. Vậy cư sĩ nên hết
lòng sám hối, tự có thể nhờ Phật gia bị khiến cho nghiệp
tiêu, thân tâm yên ổn. Như bệnh khổ bức bách không thể nhẫn
chịu, thì hôm sớm ngoài thời niệm Phật, cư sĩ nên chí
thành niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm. Vì với bổn nguyện
tầm thinh cứu khổ, Bồ Tát hiện thân khắp mười phương quốc
độ; chúng sanh trong lúc nguy biến nếu có thể trì tụng
kính lạy, Ngài sẽ tùy cơ cảm mà giúp đỡ,
khiến cho thoát khổ được vui.
Về môn
Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu
là phải chí thành tha thiết, thì đạo
cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi
ích chân thật. Nếu bê trễ biếng lười,
không chút chi kính sợ, tuy cũng gieo nhân giải thoát về sau,
nhưng quả báo của tội khinh lờn thật không thể tưởng
nghĩ! Dù có chút ít phước dư khỏi đọa vào ác đạo,
được sanh về cõi trời, người,
cũng quyết khó dự nơi Liên Trì hải hội.
Đến như tượng Phật, phải tôn kính như Phật
sống không nên xem là đất,
gỗ, giấy, đồng. Kinh điển là thầy
của chư Phật ba đời, là pháp thân xá lợi của Như Lai,
cũng phải kính như Phật, không nên xem là loại giấy mực.
Khi đối trước
kinh tượng, phải như tôi trung thờ chúa thánh, con thảo đọc
di ngôn. Được như thế tội nghiệp nào
không tiêu, phước huệ nào chẳng đủ? Hiện nay hàng sĩ phu
học Phật vẫn nhiều, song hầu hết đều
đọc văn giải nghĩa để cung cấp cho nguồn biện luận, tỏ
ra mình là một nhà thông hiểu giáo
lý; xét về chỗ chí thành cung kính, y giáo tu trì, thật là
ít có người! Tôi thường cho rằng: Muốn
được sự thật ích của Phật Pháp, phải tìm
nơi lòng cung kính. Có một phần cung kính thì tiêu một phần
tội nghiệp, thêm một phần phước huệ, hai ba phần cho đến
mười phần cung kính cũng như vậy. Trái lại, nếu càng khinh
thường thì tội chướng càng thêm, phước huệ càng suy giảm.
Như thế chẳng đáng
kinh sợ đau tiếc lắm ư? Khi gặp bè
bạn, cư sĩ nên đem ý này khuyên bảo nhau, đó là một món
pháp thí rất lớn. Pháp môn Tịnh Độ,
như thông hiểu được, vẫn là điều rất quí, bằng có chỗ
chưa rõ, cũng cứ tin chắc lời của
Phật, Tổ chớ nghi ngờ, nghi thì cùng với Phật cách xa, khi
lâm chung quyết khó được
tiếp dẫn. Cổ đức cho rằng: 'Pháp môn Tịnh Độ chỉ có
Phật với Phật mới rõ cùng tận, bậc
đăng địa Bồ Tát
cũng không thể thấu hiểu hết.' Như bậc đăng địa Đại
Sĩ còn không thể
thấu
hiểu hết, ta đâu nên đem tâm lượng phàm
phu mà ức đoán sai lầm ư? Nếu muốn nghiên cứu, nên xem Tịnh
Độ Thập Yếu; quyển này do ngài Ngẫu Ích Đại
Sư rút những tinh hoa trong các kinh sách Tịnh Độ soạn ra, rất
hợp thời cơ, đáng liệt vào bậc nhất. Mở đầu
quyển
là tập Di Đà Yếu Giải, từ trước đến
giờ về Kinh A Di Đà, chỉ có những
lời chú thích này là siêu tuyệt, phải tuân giữ không nên
khinh thường. Người thông minh đời nay, tuy học Phật Pháp
nhưng vì chưa gần gũi với bậc cụ nhãn tri thức, nên hầu
hết đều chuyên trọng lý tánh, bác bỏ sự tu và nhân quả.
Họ đâu biết, nếu
sự tu nhân quả đã mất, lý tánh cũng
không còn. Lại có những kẻ tài cao, văn
từ quỉ thần kinh động mà xét đến hành
vi thì không khác chi hạng vô trí thức, truy nguyên đều do bác
bỏ sự tu nhân quả mà ra. Mối tệ ấy khiến cho nhiều người
lầm lạc noi theo, đó là dùng thân báng pháp, tội lỗi không
ngằn! Bậc thượng trí thấy thế càng thêm xót thương đau
đớn! Bộ Pháp Uyển Châu Lâm nói rõ nhân quả, sự lý đều
đầy đủ, những tích báo ứng cũng tinh tường, có
thể khiến cho người xem kinh sợ, dù ở nơi nhà tối cũng
như đối trước Phật, trời, không dám khởi niệm ác. Với
bộ này, bậc thượng, trung, hạ đều
được lợi ích, chắc không đến nỗi lầm đường, chấp lý
bỏ sự mà theo thói tà vạy, ngông cuồng.
Ngài Mộng Đông đã
bảo: 'Người khéo nói tâm tánh, quyết không bỏ nhân quả; kẻ
tin sâu nhân quả tất rõ suốt tâm tánh, đó là lẽ đương
nhiên.' Lời của Ngài là một chí luận ngàn đời, cũng là mũi
kim đâm trên đỉnh
đầu những kẻ cuồng huệ.
Bộ Pháp Uyển, các nơi lưu thông Phật Pháp
đều có bán. Về sự lợi ích, khi đọc xong sẽ tự rõ,
cư sĩ nên khuyên tất cả bạn tri giao mua xem. Mùa thu rồi, lệnh
đệ lên viếng Phổ Đà, tôi có đem
những điều thành kỉnh để khuyên
nhau, nhưng không biết y có cho lời tôi là thiết thực chăng?
- 2 -
Được thơ, xem qua dễ khiến cho người vui đẹp!
Thuở xưa Cừ Bá Ngọc đến năm mươi tuổi, nhìn lại năm bốn
mươi chín, thấy mình còn sai lầm. Đức
Khổng Tử lúc gần bảy mươi, ước được sống thêm lâu để
học tinh tường bộ Kinh Dịch, cho khỏi điều lỗi lớn. Sự
học của thánh hiền thật đã đi cùng đến chỗ khởi tâm
động niệm! Học giả đời nay ưa theo từ chương, ít ai nghĩ
đến điểm chánh tâm, thành ý. Bởi
thế, tuy trọn ngày đọc sách mà không rõ ý chỉ của thánh
hiền, ngôn ngữ hành vi so với chỗ học trái rất xa, như sáng,
tối, vuông, tròn không thể cùng dung hợp. „y là chưa nói đến
lỗi lầm của tâm niệm, nếu kể ra được thì
biết bao nhiêu!
Kinh Phật dạy người thường tu phép sám hối,
để kỳ cho dứt hết vô minh, thành đạo Bồ Đề. Cho nên,
đức Di Lặc tuy đến ngôi đẳng giác, còn
phải ngày đêm sáu
thời lễ mười phương Phật, để cầu vô minh hết sạch,
tròn chứng pháp thân, huống nữa là
hạng phàm phu nghiệp lực sâu nặng ư? Nếu không biết hổ
thẹn, sám hối, tuy bản tánh đồng với chư Phật, nhưng bị
hoặc nghiệp che lấp, không thể hiển hiện, ví như tấm
gương báu lâu đời,
chẳng những không ánh sáng mà thể gương
cũng bị khuất mất. Nếu biết gương sẵn tánh sáng, gia
công lau chùi mãi, ánh sáng lần phát cho đến khi rực rỡ cùng
cực, thành ra một vật rất quí trong đời. Nên biết ánh
sáng ấy sẵn có, không phải lau chùi mà được,
nếu được thì lau đá gạch cũng ưng chói sáng. Lại phải
biết gương tuy sẵn đủ ánh sáng, nhưng nếu không lau chùi
thì cũng không thể chói sáng được.
Tâm tánh chúng sanh cũng thế, tuy đồng với Phật, nhưng nếu
chẳng đổi dữ làm lành, bỏ trần
hiệp giác, thì tánh đức
sẵn đủ không thể lộ bày. Đem tâm thức sẵn đủ tánh Phật
tạo nên nghiệp khổ nhiều kiếp đắm chìm,
cũng như nhà tối có chứa của báu, đã không dùng được
lại bị tổn thương, há chẳng đau tiếc lắm ư? Pháp môn Niệm
Phật chính là phép mầu bỏ trần hiệp
giác trở lại cội nguồn vậy. Người tại gia vì bị việc
đời ràng buộc, khó nỗi ở trong tịnh thất tham thiền tụng
kinh, với pháp môn này rất là tiện lợi. Mỗi người đều
có thể tùy sức tùy phần lễ tụng trì niệm để hồi hướng
vãng sanh. Ngoài giờ khóa tụng chánh
thức,
khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, ăn cơm, mặc
áo, tất cả thời, tất cả chỗ, đều nên
niệm Phật. Nhưng, ở nơi sạch sẽ, khi nghiêm kính, niệm thầm
hay ra tiếng đều
được. Nếu ở chỗ không sạch sẽ (như nơi đại tiểu tiện),
hoặc khi không nghiêm kính (như lúc ngủ
nghỉ, tắm gội), chỉ nên niệm thầm. Khi nằm nghỉ, nếu niệm
ra tiếng, đã không cung kính lại lao hơi, lâu ngày thành bịnh.
Niệm thầm công đức
đồng như niệm ra tiếng, nhưng cần phải rõ
ràng, tha thiết và đừng xao lãng.
Cư sĩ biết phát lộ sám
hối điều ấy rất hợp với pháp môn Tịnh Độ, vì
lẽ tâm tịnh thì cõi Phật mới thanh tịnh. Nhưng đã sám hối,
tất cả phải sửa lỗi làm lành, nếu không thì thành ra nói
suông chẳng được
thật ích. Đến như muốn không tham luyến cảnh ngoài,
chuyên niệm Phật, được nhất
tâm, cũng chẳng có pháp chi kỳ lạ, chỉ đem một chữ chết
dán nơi đầu, treo nơi lông mày, thường nghĩ rằng: 'Ta từ vô
thỉ đến nay, gây nghiệp ác không lường, không ngằn, giả
sử nghiệp ấy có hình tướng, mười
phương hư không, chẳng thể dung chứa. Duyên đâu
may mắn, nay được thân người lại nghe Phật Pháp, nếu
không một lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi hơi thở
dứt rồi, do nghiệp ác cũ chắc khó khỏi sa đọa vào địa
ngục. Chừng ấy phải chịu những sự khổ cùng
cực, như vạc dầu lò lửa, rừng kiếm non đao, không biết
trải bao nhiêu kiếp mới xong. Khi ra khỏi địa
ngục, bởi nghiệp chưa dứt, lại đọa vào
loài ngạ quỉ, bụng rất to lớn, cổ họng nhỏ như cây kim,
trong miệng thường tuôn ra lửa, nhiều kiếp đói
khát, không nghe được tên nước uống,
cùng không có lúc tạm no lòng. Hết kiếp ngạ quỉ, lại đọa
vào nẻo súc sanh, hoặc để cho người dùng cỡi chở, hoặc
bị bán vào lò thịt. Khi được làm người thì ngu si không
trí, dễ bề tạo nghiệp, khó nỗi làm lành, chẳng mấy lúc
lại bị đọa nữa.
Nghiệp cũ trả chưa xong đã tạo nghiệp
mới, cứ mãi luân hồi trong sáu đường trải qua kiếp số
nhiều như bụi nhỏ, mênh mang biển khổ không biết đâu là
bến bờ.' Nếu thường xét nghĩ như thế, sự tu hành sẽ
được chuyên nhất. Thuở xưa Thương Thiện Hòa, Trương Chung
Quì lúc sắp chết, tướng địa ngục hiện, niệm Phật vài
tiếng, liền thấy Phật đến tiếp dẫn vãng sanh. Sự lợi
ích như thế, trọn một đời
giáo hóa của Phật, trong trăm ngàn
muôn ức pháp môn, chỉ thấy ở môn Niệm Phật. Tôi thường
cho rằng: 'Chín cõi chúng sanh rời pháp nầy, trên khó nỗi
viên thành quả giác. Mười phương chư Phật bỏ pháp môn
này, dưới không thể độ khắp quần mê.' Nếu cư sĩ lòng
tin thấu đáo, tha thiết vì sự sanh tử không móng một niệm
nghi hoặc, thì tuy chưa ra khỏi đời
ác trược, đã chẳng phải là người
ở lâu trong cõi Ta Bà, tuy chưa đến Liên bang, nhưng sẽ là
khách mới của miền Cực Lạc. Từ đây, khi thấy người hiền
phải gắng làm cho bằng, gặp việc nhơn đừng nên thua nhượng,
đâu nỡ dần dà trễ nải để
lầm một lúc, lỡ muôn đời hay sao? Người có huyết tánh,
chắc không chịu sống làm thây đi thịt chạy, chết đồng mục
nát với cỏ cây. Vậy cư sĩ phải nên
cố gắng.
Lại, niệm Phật tuy quí ở chuyên nhất, nhưng
cư sĩ trên còn cha mẹ, dưới có vợ con, đành rằng không
nên quá vọng cầu sự giàu sang, song bổn phận trong gia đình
cũng lo sao cho tròn, không phải tu hành là bỏ tất cả. Nếu
bỏ tất cả mà cha mẹ vợ con không thiếu thốn thì được,
bằng chẳng thế, đã trái với đời lại trái với đạo,
điều ấy cũng nên biết qua. Phận
làm con, phải đem sự tu hành khuyên cha mẹ, nếu song thân biết
niệm Phật, được sanh về Tây Phương thoát nẻo luân hồi,
thì đạo hiếu ở
đời không sao sánh kịp. Như có kẻ nào đem pháp môn Tịnh
Độ khuyên nhiều người tu niệm thì
công đức giáo hóa sẽ về phần mình, sen vàng buổi tương
lai chắc ở nơi thượng phẩm.
Cư Sĩ Đặng Tân An
Lời thỉnh ích của cư sĩ,
tôi thật khó đối đáp! Tại sao thế? Vì chí hướng của
cư sĩ lớn, kiến thức của tôi nhỏ, lớn nhỏ không đồng,
cơ giáo tất khó hợp nhau. Tuy nhiên,
trong thật tướng Nhất Thừa, tìm tướng lớn nhỏ không thể
được. Nơi ấy, nói lớn thì lớn, nói nhỏ thì nhỏ, lớn
nhỏ
vẫn đầy đủ
tánh pháp giới. Cái nhỏ của tôi biết, lại bao trùm
tất cả pháp trong mười cõi pháp.
Ngài Thiện Đạo Hòa Thượng nói: 'Nếu muốn
học về Giải, tất cả pháp từ phàm phu đến
Phật địa đều nên học. Như muốn
học về Hạnh, nên lựa một pháp hợp lý hợp cơ, gắng sức
tinh chuyên mới mau được thật ích. Chẳng thế thì dù trải
qua nhiều kiếp cũng khó thoát ly.' Pháp hợp lý hợp cơ ấy
không chi hơn dùng lòng tín nguyện, trì danh hiệu Phật cầu
sanh Tây Phương. Muốn tìm học, nên y theo Kinh Di Đà Yếu Giải
và các sách Tịnh
Độ.
Phật giáo là một pháp công cộng trong mười
phương pháp giới, ai cũng nên tu và đều có thể tu. Bởi chưa
thấy rõ bản sắc của Phật giáo, một nhóm Nho sĩ lập luận
mù quáng rằng: Đạo Phật bỏ nhơn luân, hại chánh lý! Tại
sao mà biết họ sai lầm? Vì đức Phật
đối với kẻ làm cha nói lành, với
con nói thảo, với vua nói nhân, với tôi nói trung, cho đến
chồng vợ kính yêu, anh em hòa thuận; tất cả lời hay hạnh
tốt ở đời,
trong Kinh Phật đều nói rành rẽ. Thế
thì cùng với Nho giáo có khác chỗ nào? Hơn nữa, về điểm
chỉ rõ lý nhân quả ba đời,
trong đạo Nho không thấy nói. Đến như những việc: dứt hoặc
chứng chơn, đầy đủ Bồ Đề, về nơi vô đắc, thì
Nho giáo phải kém thua xa. Tiếc cho hàng Nho sĩ kia chưa thấy,
nếu họ được xem kỹ và hiểu sâu lý ấy, chắc sẽ đau
thương rơi lệ, tiếng
khóc động cõi đại thiên, hối hận
vì mình đã khinh báng Phật giáo! Nhưng dùng lời báng pháp tội
nhỏ, dùng thân báng pháp tội lớn vô cùng! Đời
nay có những người ưa nói Đại Thừa cho rằng mình đã ngộ
đạo, bảo: 'Ta chính là Phật, cần
gì phải niệm Phật? Phiền não tức Bồ Đề, cần gì dứt
phiền não? Dâm, giận, mê là giới, định, huệ, cần gì trừ
bỏ dâm, giận, mê?' Lời nói của họ thật cao trên chín từng
mây, việc làm xét lại ở dưới chín lớp đất! Những người
như thế, gọi là oan gia của nhà Phật, so với kẻ không biết
Phật Pháp mà khinh báng, tội còn nặng hơn muôn phần. Với hạng
sau này, luận về công họ nghiên cứu Phật Pháp chẳng phải
toàn là vô ích, nhưng chỉ làm cái nhân được
độ về sau. Còn tội dùng thân báng
pháp quyết phải chịu khổ trong đường
ác đạo không biết bao nhiêu kiếp số.
Cư sĩ nên nghiên cứu kinh luận Đại
Thừa cho chỗ hiểu biết được đầy đủ. Về phần tu, phải
lấy tín nguyện, trì danh làm chánh hạnh.
Đến như lúc cư xử bình thường, hoặc sợ làm tội không
hay, giảm phước không biết, nên đọc bộ An Sĩ Toàn Thơ và
Pháp Uyển Châu Lâm tất sẽ nắm được
khuôn phép để giữ gìn, tâm niệm
không dám buông lung nữa. Thảng hoặc còn sợ mình kiểm soát
không kịp, nên y theo phép công quá cách của đức Phù Hựu
Đế Quân mà thực hành, thì có thể vượt phàm lên thánh, dứt
hoặc chứng chơn. Như thế, ở nước Trung Hoa này, cư sĩ sẽ
là người ít ai hơn được.
Thơ đáp Cư Sĩ Dương Đức Quan
Về việc ông Hoàng Hậu Giác, hiện tượng
ấy rất có lợi ích cho người học Phật. Sự kết quả được
vãng sanh hay bị đọa lạc của ông, hãy tạm gác qua một
bên; nếu quả người
niệm Phật biết đến hiện tượng của ông lúc lâm chung,
quyết không dám hững hờ với con đường giải thoát.
Xem qua thành tích, dường như ông là người có
tâm chí thành. Nhưng nhìn vào cảnh tượng hiện ra lúc lâm
chung, ta xét thấy lúc bình thời ông chưa thật tâm dụng
công trong sự tu niệm. Hiện tượng ấy phần nhiều là do những
nghiệp bỏn sẻn tiền của hoặc lời nói lầm hại mạng người
xui khiến ra. (Bỏn sẻn lời nói lầm hại mạng người là như
mình biết chỗ kia có giặc và biết nơi khác có thể trốn
lánh được, mà vì không lòng từ bi, ưa thấy người mang họa,
nên không chịu nói ra. Tâm hạnh ấy làm xúc động sự hờn
giận của quỉ thần, nên khiến cho khi lâm chung hiện ra cảnh
tượng: nói không được và ghét nghe tiếng niệm Phật). Lại
nữa, sự hiện ra tướng trạng một đôi
giờ trăn trở không chịu chết, để đợi đến khi những
người trợ niệm đi rồi, chưa bao lâu liền chết, hoàn
toàn hợp với cảnh nghiệp của kẻ bỏn sẻn tiền của
cùng lời nói lầm hại mạng người. Trạng thái ấy chứng tỏ
dù không đọa vào loài ngạ quỉ, cũng là khí phần của ngạ
quỉ. Một vị nào đó
căn cứ nơi sức trợ niệm bằng chú lực của cư sĩ Diệc Tử
Tuấn bảo rằng ông Giác được vãng
sanh, song theo ý tôi: chú lực tuy không thể nghĩ bàn, nhưng nếu
nghiệp lực nặng cũng không dễ gì được
lợi ích. Nếu như ông Giác được vãng
sanh, tất phải có tướng trạng gì khác để chứng thật, vậy
cũng không nên ức đoán
sai lầm. Có vị lại quả quyết rằng, ông ấy đã đọa vào
đường ngạ quỉ. Theo như hiện tượng của ông Giác, thì
lời nói sau nầy tợ hồ có chỗ y cứ. Nhưng hoặc nhờ con
cháu thành khẩn và các cư sĩ trợ niệm, hoặc do chính ông
ấy sám hối trong tâm, có thể tội của ông được
giảm khinh, không đến nỗi đọa ngay vào đường ngạ quỉ.
Hiện thời, việc đáng làm
là con cái cùng quyến thuộc của người quá vãng phải nghĩ
đến sự khổ của vong nhân, phát lòng lợi mình lợi người
thay vì kẻ chết niệm Phật, cầu Phật thương xót tiếp dẫn
vãng sanh. Nếu lòng thành khẩn được
đến cùng thì sự vãng sanh có thể dự
đoán, bởi lẽ cha con thiên tánh quan hệ lẫn nhau, và tâm Phật
có cảm tất liền ứng. Như người trong quyến thuộc lơ lơ
láo láo làm cho xong việc thì vong nhân nghiệp chướng không
tiêu và khó mong được
tiếp dẫn. Điều nầy quan hệ phi thường vì sai một ly lạc
đi ngàn dặm.
Việc trên đây
nhắc nhở cho ta biết người niệm Phật đối với mình
phải thiết thật sửa trừ tâm tánh xấu xa, với người phải
dùng phương tiện giúp đỡ.
Những điều đáng nói, tuy kẻ cùng
ta có oán thù cũng phải vì họ nói, khiến cho kẻ ấy sanh phước
khỏi họa, lìa khổ được vui. Lúc bình thời phải khăng
khăng thiết thiết vì người nói việc
luân hồi nhân quả, niệm Phật vãng sanh. Lại nên dạy dỗ
con cái, vì nó lập nền tảng vững chắc an lành. Phải giữ
làm sao cho lời nói không mơ hồ, tâm như dây cung thẳng, việc
làm không trái lẽ trời, tấm lòng có thể phô trương cùng
thần quỉ. Được như thế thì khi lâm chung quyết
không có hiện tượng đáng thương xót kia. Và
như thế thì ông Hoàng Hậu Giác lại chính là bậc thầy
khuyên dẫn của các người niệm Phật; các vị nhờ ông mới
được sự lợi ích lớn về sau, mà ông cũng nhờ tâm lực của
các vị, được hết tội, sanh về Cực Lạc. „n Quang
tôi nói đây chẳng phải là lời
bông lông, chính là một định luật không hề sai suyển. Như
có ai chẳng cho là phải, thì xin chất chánh với bậc cao minh
Pháp Sư, hoặc thỉnh vấn nơi bậc thần thông đại thánh....
Thơ đáp Cư Sĩ Hoàng
Hàm Chi
Tiếp được thơ, không xiết vui mừng! Tôn
phu nhân kiếp trước có nhiều căn lành,
nên mới có cảm đến
các hạ giúp cho được vãng sanh, và
bảo con cháu trong nhà vì người niệm Phật lâu ngày để
truy tiến. Như thế chẳng những người chết được lợi
ích, mà bao nhiêu kẻ trợ duyên cũng
trồng sâu căn lành.
„y mới gọi là thật lòng thương xót, khác hơn tập quán
mê lầm của người đời,
khi thân nhân bất hạnh liền sát sanh để cúng tế, khiến
cho vong linh kẻ chết bị câu trệ nơi u đồ. Việc của Tôn
phu nhân như thế là vẹn toàn, nhưng
còn Thái phu nhân
tuổi đã tám mươi ba, các hạ nên
khuyên người sanh lòng tín nguyện niệm Phật. Song với người
tuổi đã cao, sự tu hành lại đang ở vào bước đầu,
năng lực của thân và tâm đều kém yếu, sợ e không thể niệm
được trọn ngày. Trước kia, tôi muốn đặt ra pháp thức để
trợ niệm trong lúc hiện tiền cho những người như thế,
nhưng nghĩ mãi chưa được.
Một hôm, nhân thấy quan Trấn Thủ Vương Duyệt Sơn đem mẹ
và quyến thuộc đông đảo lên núi để chiêm
bái, tôi bỗng tìm được
một cách trợ niệm rất hay. Phương pháp ấy tôi đã
lược thuật cho Vương Trấn Thủ, nay cũng xin vì các hạ tỏ
bày:
Quyến thuộc của các hạ, về phần nam đều
có chức nghiệp riêng, về phần nữ như dâu, con gái cho đến
kẻ nhũ mẫu thì không việc chi cần
yếu lắm. Các hạ nên bảo mấy người ấy thay nhau ở bên
Thái phu nhân, cao tiếng niệm Phật mỗi phiên độ nửa giờ.
Mỗi ngày cứ luân phiên như thế đừng cho tiếng niệm hở dứt.
Thái phu nhân có thể niệm theo vẫn tốt, bằng không chỉ
khuyên người nhiếp tâm nghe kỹ, thì cũng được thường không
rời Phật. Những người trợ niệm chẳng mấy gì phí sức,
bởi mỗi ngày bất quá chỉ một đôi phiên là nhiều, lại
gieo được nhân lành giải thoát nữa. Các hạ nên mượn
phương pháp ấy để làm tròn hiếu đạo, dù Thái phu nhân thọ
hơn trăm tuổi, cũng cứ giữ tiếp tục y như thế, thì lợi
ích không thể nghĩ bàn. Và, khi gặp những người có tín
tâm muốn thành tựu sự vãng sanh cho cha mẹ, đều nên đem cách
thức này chỉ bảo. Các hạ mắc rộn ràng vì việc quốc
chánh, không thể định thời niệm giúp, nhưng nếu có lúc
nào rỗi rảnh, cũng nên niệm một phiên để nêu gương, khiến
cho con cháu tinh tấn vui mừng.
Theo ý tôi, làm như thế có nhiều tiện lợi.
Nên đem phương pháp này viết thành một bài phụ vào đoạn
cuối của quyển Văn Sao, để cho những người có lòng báo
hiếu không đến đỗi luống than câu: 'Muốn trả ơn sâu, trời
cao không cùng!'
---o0o---