Thơ đáp Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Thơ đáp Cư Sĩ Phật Điển
Thơ đáp Cư Sĩ Tạ Thành
Minh
Thơ đáp Cư Sĩ Trạch Phạm
Thơ đáp Cư Sĩ Trần Huệ Siêu |
Thơ đáp Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Pháp môn Tịnh Độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh
làm tông; Tín, Nguyện có rất sâu thiết,
Hạnh mới được
tinh cần. Khi tai họa gấp rút, siêng năng thành
khẩn, lúc bình thường không việc, chậm trễ biếng lười,
là sự tu hành không chí quyết, và đó cũng là bệnh chung của
phàm phu. Nhưng sống trong tình thế hiện giờ, ví như người
nằm yên trên đống củi to,
ở dưới lửa đã phát cháy tuy chưa đốt đến thân, trong
giây phút khói lửa sẽ mịt mù,
không phương trốn tránh. Nếu còn lơ láo qua ngày, không
chuyên chí cầu cứu nơi câu niệm Phật, sự thấy hiểu cũng
là cạn cợt lắm!
Trong Phật Pháp, tu về các môn khác, tất phải
đến chỗ hạnh khởi giải tuyệt mới thật có ích, chẳng
riêng gì phép quán tưởng của Tịnh
Độ Tông. Người
tu thiền lấy một câu thoại đầu không nghĩa vị làm bổn mạng
ngươn thần, để tất cả tâm trí vào đó, thường thường
tham cứu chẳng kể ngày tháng, đợi đến khi
tiêu hết tình kiến đối với cảnh trong ngoài, mới gọi là
đại triệt đại
ngộ. Đó chẳng phải là hạnh khởi giải tuyệt ư? Đức Lục
Tổ bảo: 'chỉ xem Kinh Kim Cang cũng được tỏ lòng thấy
tánh.' Đó chẳng phải là hạnh khởi giải tuyệt ư? Chữ khởi
đây phải hiểu nghĩa
là cực. Duy
dùng sức cùng cực mới có thể quên cả thân tâm thế giới,
lặng suốt một màu. Nếu công chưa cùng cực, tuy quán niệm,
song vẫn còn có kia đây, toàn là việc của tình phàm, toàn
là sự thấy hiểu phân biệt, đâu
được chân thật lợi ích? Cho nên người
xưa khi tham thiền,
đầu não như cây khô, do đó đạo phong truyền rộng khắp
nơi, đời sau còn ngưỡng mộ. Sự lợi ích ấy đều do ở
nơi một chữ cực mà thôi.
Người đời nay ưa nói suông, ít hay thực hành.
Tu tịnh nghiệp phải gồm cả lý sự, mà sự lại càng nên
chuyên hơn. Tại sao thế? Vì người thông hiểu lý, toàn sự
đều lý, trọn ngày sự trì tức là lý trì. Kẻ chưa rõ lý,
khi nghe nói lý trì, cảm thấy nghĩa ấy mầu nhiệm, lại hợp
với ý biếng trễ không thích phiền nhọc của mình, liền chấp
lý bỏ sự. Đâu ngờ khi bỏ sự, lý cũng thành ra việc
suông! Mong các hạ đem việc tu hành kiêm cả sự lý khuyên bảo
mọi người, công đức sẽ lớn lắm!
Trung ấm tức là thần thức, chớ không phải
thần thức hóa làm trung ấm thân. Đây chính là linh hồn mà
người thế tục đã thường gọi. Cái thuyết trung ấm thân
bảy ngày sống chết một lần và qua bốn mươi chín ngày phải
đi đầu thai, không
nên nê chấp. Nói trung ấm thân sống
chết là chỉ cho trong tâm vô minh của kẻ kia hiện ra tướng
sanh diệt, đừng nên quá quê thật, luận theo trạng thái sống
chết của người đời.
Sự thọ sanh của thân trung ấm nơi sáu đường
ba cõi, mau thì chừng trong khoảng khảy
ngón tay, lâu hoặc bốn mươi chín ngày hay nhiều hơn không nhất
định. Những vong mới chết có thể hiện thân trước người
quen thuộc, hoặc cùng tiếp xúc nói chuyện trong ban ngày hay
ban đêm. Không phải chỉ riêng trung ấm thân mới được như
thế, mà người đã sanh về cõi dữ, lành, đôi khi cũng có
thể hiện hình cho bà con quen thuộc thấy. Đây tuy là ý niệm
của người ấy hiện ra, song kỳ thật cơ quyền biến do tạo
hóa thần kỳ sắp đặt,
để tỏ cho đời biết: người chết hồn chẳng tan mất và
quả báo lành dữ vẫn không sai. Nếu chẳng thế thì kẻ dương
gian không thể biết được
việc âm ty, rồi do đó những tà luận
mù quáng phụ họa nổi lên, bảo rằng chết là mất, không
có nhân quả, đời sau, khiến cho người lành không gắng
công tu đức, kẻ ác lại càng hung hiểm tung hoành. Thế thì
dù có lời Phật dạy, lấy đâu
để chứng minh, và ai chịu tin nhận?
Cho nên các sự hiện hình ấy đã chứng cho lời Phật không
sai, nhân quả có thật, người lành thấy thế càng làm lành,
mà kẻ dữ cũng bị tình lý đó
chiết phục, không đến nỗi mười phần quyết liệt. Trời
đất quỉ thần muốn cho người đời biết rõ
việc ấy; nên mới có những sự người chết hiện hình nơi
dương gian, kẻ dương gian xử đoán hình phạt dưới âm phủ,
để phụ dực Phật Pháp và giúp đạo trị an. Lúc nầy rất
nhiệm mầu và sự quan hệ cũng rất lớn. Những việc như thế,
xưa nay sách vở chép cũng nhiều, song đều chưa nói rõ cơ
quyền biến ấy do từ đâu, và có những gì quan hệ lợi
ích?
Linh hồn tuy lìa xác thân, nhưng vẫn còn có
tình chấp về xác
thân y như cũ. Đã có tình chấp ấy,
tất phải cần dùng đến
sự ăn mặc để tư dưỡng. Sở dĩ như thế, vì
phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, chẳng biết ngũ uẩn vốn
không, nên vẫn cùng người đời không khác. Nếu là bậc đại
trí huệ, thì liền thoát thể không còn nương tựa vào đâu,
các sự khổ tiêu diệt, ngũ uẩn rỗng không, muôn đức trọn
bày, chơn thân hiển lộ. Cảnh giới của thân trung ấm dị
đồng không nhất
định, nên sự thọ hưởng đều tùy
theo tình chấp của mỗi người. Như việc đốt
giấy áo, đối với người sống duy
có quan niệm cấp cho áo, còn sự rộng hẹp vắn dài, đâu
có thể mỗi mỗi đều phù hợp. Nhưng
do nơi tình chấp của người sống và kẻ chết, nên những
quần áo ấy vẫn vừa vặn như thường. Điều
nầy có thể chỉ cho ta biết đại nghĩa: 'Tất cả các pháp
đều do tâm chuyển biến.'
Người chết rồi, khi còn chưa thọ sanh trong
sáu đường gọi là trung ấm thân. Nếu thọ sanh thì chẳng
còn là trung ấm thân, và sự dựa vào người mà nói việc khổ
vui, đều là tác dụng của thần thức. Sự đầu thai tất do
thần thức cùng tinh huyết cha mẹ hòa hợp, nên lúc người
đàn bà có mang, thì thần thức đã có trong thai. Nhưng tại
sao đôi khi người
mẹ chuyển bụng, thấy có kẻ đi vào
nhà rồi mới sanh? Đây là trường hợp lúc cha mẹ giao cấu,
có linh hồn khác đến
thay thế để thọ thai, đến khi cái thai đã
thành, vong chánh mới
đến, vong thay thế liền đi. Trong bộ 'Dục Hải Hồi Cuồng'
quyển thứ ba, trang 8, 9, 10, 11, 12 cũng có nghi vấn nầy mà
nguyên đáp không
đúng lý; tôi xin vì cải chánh, sau
các hạ nên tìm tra lại sẽ rõ. Nguyên đáp
trong ấy đưa ra tỷ dụ như vầy: 'Ví
như trứng gà, có trứng có trống, có trứng không trống...'
Không khi nào thần thức vào thai mà giống như trứng gà
không trống. Bởi trứng không trống là trứng hư, không thể
nở ra con, còn trường hợp trên, người mẹ vẫn sanh con như
thường. Nay tôi lấy
lý để biện minh, không sợ mang lỗi tiếm việt, nên
vì các hạ trình bày. Thuở xưa, bà mẹ của ông Viên Trạch
mang thai ba năm, có lẽ cũng thuộc về tình trạng thay thế đã
nói trên. Nhưng đây là ước theo lối thông thường mà luận,
phải biết nghiệp lực của chúng sanh không thể nghĩ bàn! Như
người tu tịnh nghiệp đã thành, thân tuy chưa chết mà thần
thức đã hiện nơi Tịnh Độ. Và kẻ nghiệp ác nặng, thân
còn nằm trên giường bệnh mà linh hồn đã chịu hình phạt
dưới cõi u minh. Thế thì mạng tuy chưa dứt, thần thức đã
đầu thai, đợi đến
khi sắp sanh, toàn phần tâm thức mới
phụ vào thai thể, lý nầy chẳng phải là không có, nhưng thông
thường, sự thay thế thọ thai vẫn nhiều hơn.
Trong ba cõi, các pháp đều duy tâm hiện.
Chúng sanh tuy mê chẳng biết, nhưng chính chỗ nghiệp lực
không thể nghĩ bàn ấy, là chỗ tâm lực không thể nghĩ bàn,
mà cũng là chỗ thần thông đạo lực của chư Phật không thể
nghĩ bàn vậy. „n Quang tôi, hơn mười năm
gần đây, vì sức mắt yếu không xem nhiều được, nên
không thể rộng dẫn kinh luận để chứng minh. Tuy nhiên,
lý ấy vẫn chân thật, chẳng phải tôi dám đưa
ra điều ức kiến, để rước lấy sự tội khiên.
Sống chết là việc lớn của chúng sanh, nhân quả là đại
quyền trong cơ giáo hóa. Mong rằng các hạ không tiếc lời văn
quảng trường thiệt, một phen đem việc nhân quả báo ứng
giúp cho mọi người đều chuyển phiền não
sanh tử thành bồ đề niết bàn. Như thế pháp môn cùng
chúng sanh xiết bao hân hạnh!!
Thơ đáp Cư Sĩ Phật Điển
Tiếp được thơ, biết cư sĩ tụng niệm tinh
cần, lòng tôi rất vui đẹp!
Những bóng đen theo cư sĩ nói, chẳng
phải là bóng chư Phật, Bồ Tát, cũng chẳng phải hình ảnh
kẻ oan gia đối đầu.
Vì nếu Phật, Bồ Tát hiện thân, tất
phải tỏ rõ có thể trông thấy mặt mày; còn nếu là kẻ
oan gia thì nó sẽ hiện ra tướng ghê gớm đáng sợ. Mấy
bóng ấy có lẽ là những cô hồn hữu duyên từ kiếp trước,
muốn nhờ sức tụng kinh niệm Phật của cư sĩ để siêu
sanh về cõi an lành. Vậy sau thời khóa tụng hồi hướng, cư
sĩ nên cầu nguyện luôn cho các vong ấy được tiêu trừ ác
nghiệp, thêm lớn căn lành, nhờ sức từ của Phật vãng sanh
về Tây Phương.
Như
thế, các vong kia sẽ được lợi ích, không luống uổng một
phen khổ sở mong cầu.
Người tu hành tâm phải có chủ tể, khi thấy
cảnh giới xấu không nên sợ hãi, thấy cảnh giới tốt cũng
không nên vui mừng. Được như thế thì các cảnh giới trải
qua đều là những thắng duyên trợ đạo.
Nếu tâm không chủ định thì các cảnh đều là
chướng duyên. Lại, người tu hành phải lấy sự cung kính
chí thành làm gốc, lấy từ bi khiêm tốn làm lòng. Như thế
thì dù tâm hạnh chưa được hoàn toàn cùng Phật hợp nhau, cũng
không đến nỗi trái với tâm hạnh của Phật, có thể gọi
là người chơn tu, là đệ tử Phật.
Thơ đáp Cư Sĩ Tạ Thành
Minh
Được thơ, biết nơi quí địa còn có tâm
pháp của Nho, Phật, các hạ lại hết sức đảm đương, tôi
rất lấy làm vui đẹp! Đến như những lời khen tôi, thật
là đưa ngọn cỏ
khỏi lầu cao, khoe
mắt cá hơn châu ngọc, quá dùng theo lối khách sáo ngoài đời,
khiến cho người xiết bao hổ thẹn! „n Quang vẫn một kẻ
dung tăng, hằng đón lấy canh thừa cơm hẩm nơi nhà bậc phú
trưởng giả để tự nuôi sống, nếu có ai không chê
rằng nặng mùi, cũng
đem để chia sớt cho nhau. Nhưng cư sĩ Từ Huất Như bảo rằng
thức ăn ấy có ích cho người đói, nên mấy phen đem lời kẻ
quê mùa nầy in ra lưu bố, tuy về ý
có phần khả thủ, song văn
chương không đáng để nhìn. Chẳng
dè bộ Văn Sao của tôi lại làm lờn mắt xanh của các hạ,
thật nghĩ cảm thẹn không cùng! Trong ấy, những điểm: chánh
tâm, thành kính, dùng để
đối trị sự tìm cầu bên ngoài, sự
không biết kiêng sợ của người đời
nay, cũng có đôi phần ích lợi cho kẻ sơ học. Nhưng, nếu bậc
thông Tông hiểu Giáo được trông
thấy,
chắc không khỏi bắt nhợn ra. Tuy nhiên, nếu mửa hết những
thức ăn khó tiêu của Tông Giáo, thì canh thừa cơm hẩm ấy
cũng có thể bồi bổ ngươn khí, đợi
đến khi sức khỏe phục hồi, lại dùng thứ cao lương mỹ vị
mới được thật ích.
Về các pháp môn: Luật, Giáo, Thiền, Tịnh,
thứ nào hợp cơ, xin xem kỹ bài Tịnh Độ
Quyết Nghi Luận trong Văn Sao của tôi sẽ tự rõ. Bậc đại
thông gia tuy gồm tu Thiền, Tịnh, song tất lấy Tịnh Độ làm
chủ. Nếu như hạng người thường không cần phải nghiên cứu
khắp kinh luận sâu xa, chỉ nên làm lành dứt dữ, một lòng
niệm Phật cầu về Tây Phương mà thôi. Hạng người ấy vẫn
sinh sống theo đời mà gồm tu đạo xuất thế, tuy tợ hồ bình
thường không chi kỳ lạ, song được sự lợi ích chẳng thể
nghĩ bàn! Vì kẻ quê mùa dốt nát chỉ dùng lòng chơn thành
tin tưởng niệm Phật, nên có thể thầm hợp cùng đạo mầu,
cảm thông với trí Phật. Người thông hiểu giáo lý, nơi tâm
thường hay tính toán suy lường, nên trọn ngày thức thần
ở trong vòng phân biệt, so lại không bằng sự chơn thành của
hạng ngu tối kia. Cho nên, kẻ quê dốt niệm Phật rất dễ
được lợi ích. Bậc
đại thông gia như có thể buông bỏ tất cả cũng dễ được
lợi ích; trái lại nếu chỉ suy lường nghĩa lý, chẳng những
không đắc ích, e có khi trở thành bệnh, hoặc chưa được
cho là được, lạc vào phái ngông cuồng.
Phép tham thiền chẳng phải là cơ duyên của
người đời nay, dù có học cũng thành sự hiểu biết về văn
tự, quyết không thể tỏ suốt tâm tánh. Tại sao thế? Vì
thiếu bậc thiện tri thức dắt dìu chỉ định, lại người
học chẳng biết tham thiền là thế nào, phần nhiều tuy gọi
tham thiền, song thật ra là ngộ nhận. Trong bài luận 'Tông
cùng Giáo không nên lẫn lộn' và 'Tịnh Độ
Quyết Nghi', tôi đã chỉ phần đại khái về việc trên đây.
Người đời nay, không luận căn cơ thượng, trung, hạ, đều
phải gìn luân thường, giữ lòng
thành kính, tin chắc lý nhân quả, làm những điều lành và
chuyên niệm Phật cầu sanh về Tây Phương. Nhân quả là cái
lò lớn để nung phàm luyện thánh trong đạo pháp thế và xuất
thế gian. Nếu trước tiên không nghiên cứu về nhân quả,
sau khi thông hiểu Tông Giáo, e cho còn
sự lỗi lầm đối với vấn đề nầy, và đã lỗi lầm tất
có phần sa đọa. Vì thế, chớ cho
nhân quả là cạn cợt mà xem thường. Phàm phu vì tâm lượng
nhỏ hẹp nên không hiểu thấu những chỗ nói về nhân quả
trong kinh, thật ra, các đấng Như Lai thành Chánh Giác, chúng sanh
đọa tam đồ, đều chẳng ngoài đạo lý ấy. Nên lấy pháp
thiển cận ở đời để làm phương
tiện vào đạo mầu, như các thiên: Văn Xương Âm Chất, Thái
Thượng Cảm Ứng chẳng hạn. Mấy quyển ấy, nếu xem kỹ và
thực hành theo thì mỗi người đều có thể thoát nẻo luân
hồi, hoặc ít ra cũng làm được hạng dân lương thiện. Niệm
Phật tuy trọng ở sự vãng sanh, nhưng khi niệm đến cùng cực
cũng ngộ được
chân tâm, chẳng phải đối với đời hiện tại hoàn
toàn không lợi ích. Thuở xưa, Thiền Sư Minh Giáo Tung mỗi
ngày niệm thánh hiệu Quán
Âm mười muôn câu, về sau những kinh sách ở đời, Ngài
không đọc mà biết cả. Nên xem Tịnh
Độ Thập Yếu, Tịnh
Độ Thánh Hiền Lục, sẽ biết niệm Phật là nhiệm mầu. Về
điều này, trong Văn Sao của tôi cũng thường nói đến. Các
hạ bảo: 'Niệm Phật không được lợi ích ngay trong đời hiện
tại', đó là bởi chính mình chưa
nghiên cứu các kinh luận của Tịnh Tông. Cho đến
quyển Văn Sao của tôi, có lẽ các hạ cũng đọc qua như người
chạy ngựa xem đèn, không tế tâm
tìm hiểu.
Đến như giới luật, chẳng những chỉ riêng
về hình thức bên ngoài, mà nếu không giữ lòng thành kính cũng
là trái phạm. Nhân quả chính là trụ cốt của luật, nếu
không biết hoặc mù mờ đối
với đạo lý nầy, tức đã trái luật, lỗi lầm. Người niệm
Phật, như giữ được tâm niệm hợp với chánh lý, thì trong
một hạnh gồm đủ cả: Luật, Giáo,
Tịnh, Thiền. Nên biết, tu các pháp môn kia đều phải dứt hết
hoặc nghiệp không còn mảy tơ, mới được giải thoát.
Riêng môn Tịnh Độ, nếu người trừ sạch phiền não được
vãng sanh, tất mau chứng pháp thân, kẻ nghiệp chướng còn nặng,
khi về Cực Lạc,
cũng đã lên cõi thánh. So lại hai phương
diện, một bên toàn dùng sức mình, một bên nương nhờ sức
Phật, sự hơn kém cách xa như vực với trời. Có nhiều kẻ
thông minh, mỗi khi đọc sách về tông Thiền thấy có ý vị,
liền tự cho mình là thiền khách, muốn làm bậc cao nhân. Hạng
ấy không biết Thiền, Tịnh là thế nào, lầm chuốc lấy lỗi
tự tôn tự đại. Những kẻ có kiến giải như thế, quyết
không nên bắt chước. Nếu noi theo, thì với việc thoát sanh
tử, e cho trải qua kiếp số như bụi cũng khó mong cầu.
Xin xem kỹ lại quyển
Văn Sao của tôi sẽ tự rõ.
Thơ đáp Cư Sĩ Trạch Phạm
Hàng phụ nhân khi sanh sản, nên niệm Quán Thế
Âm Bồ Tát, vì đức Quán Âm tâm cứu khổ rất ân cần. Lúc
ấy phải ra tiếng niệm to lên, không nên niệm thầm, vì niệm
thầm năng lực đã
yếu, sự cảm thông cũng kém. Hơn nữa, trong khi dùng sức cho
đứa con ra, nếu niệm thầm tất phải tổn hơi mang bệnh. Chẳng
những sản phụ tự mình niệm lớn, mà những người giúp đỡ
trong phòng sanh cũng niệm to lên. Và hàng quyến thuộc tuy ở
nơi nhà, song cũng phải vì sản phụ niệm danh hiệu Bồ Tát
cầu nguyện giúp.
Rất không nên cho rằng: khi sanh sản lõa lồ
không sạch, niệm sợ có tội. Nên biết, lý tuy hữu định,
nhưng sự phải tùy cơ, chỉ căn cứ theo sự mà luận lý, chẳng
nên chấp riêng bên lý để luận bàn. Ví như khi con cái té
vào hầm phẩn hoặc nơi nước, lửa, kêu cha mẹ cầu cứu,
cha mẹ liền chạy tới kéo lên, không khi nào ngại rằng con
mình thân thể chẳng sạch, áo mũ không chỉnh tề, mà không
chịu cứu vớt để mặc cho nó chết. Lòng từ bi của Bồ
Tát còn thâm thiết hơn cha mẹ đối với con vô lượng muôn
ngàn lần. Đang lúc chúng sanh bị khổ, cầu cứu, Bồ Tát chỉ
có niệm cứu khổ, tuyệt không có niệm so chấp về thân
hình. Vả lại việc sanh sản dĩ nhiên phải như thế, là lúc
quan hệ đến mạng
căn, không thuộc vào trường hợp có
thể tỏ bày sự nghiêm kính sạch sẽ, thế thì còn chấp chi
sự nghiêm sạch cùng không? Nếu ở trường hợp làm được
mà không làm, thì thật là có tội. Trái lại, trong cảnh ngộ
không thể tỏ bày tướng cung kính, thì chỉ nên luận sự
quy hướng, chí thành nơi tâm, không nên chấp những lễ mạo
nghi thức trên hình tích. Bồ Tát không sự khổ nào chẳng cứu
vớt, không tai nạn nào chẳng giúp đỡ
xót thương, đâu có lý đối với hàng
sản phụ mà bỏ sót ư? Dù trong kinh không nói rõ về việc nầy,
ta cũng phải cứ theo lý suy hiểu tâm cứu khổ, để dứt sự
khổ nạn lớn cho nhân sanh, và làm thỏa mãn lòng từ bi của
Bồ Tát. Huống chi trong Kinh Dược Sư, Phật đã từng bảo người
nữ nên niệm danh hiệu đức
Dược Sư Như Lai trong khi sanh sản ư? Kinh văn ấy nói: 'Hoặc
có người nữ đang khi sanh sản chịu nhiều sự khổ, nếu có
thể chí tâm xưng danh lạy khen cung kính cúng dường đức
Như Lai kia, (xưng danh thì sản phụ
có thể làm được, còn lạy khen cung kính cúng dường là thuộc
về việc người thân quyến làm thay thế) thì các sự khổ
đều trừ. Đứa
con sanh ra thân phần đầy đủ, hình sắc đoan chính, lợi căn
thông minh, an ổn ít bệnh, người trông thấy đều vui mừng,
sản phụ không bị loài phi nhân cướp đoạt tinh khí...' Thế
thì biết, khi sanh sản niệm danh hiệu
Phật, Bồ Tát chẳng những không tội, mà mẹ con được an
toàn, đã gieo trồng căn lành, lại
có lợi ích lớn. Niệm Phật Dược Sư đã
như thế, thì niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng như vậy. Hàng
sản phụ niệm đã được lợi ích như trên, thì các người
khác suy ra có thể biết.
- tỉnh Hồ Nam, vợ chồng cư sĩ Mã Thuấn
Khanh và năm người
con đều là đệ tử quy y của tôi. Năm Dân Quốc thứ 18, Mã
có gởi thơ cho tôi thưa rằng: vợ y sanh năm đứa con gái,
khi sanh hai lần trước còn bình an, đến
lần thứ ba thì bị huyết băng;
lần thứ tư, thứ năm lại càng nhiều hơn nữa. Nay người vợ
lại sắp sanh, thảng như có huyết băng,
chắc
là khó sống, cầu xin tôi chỉ bày phương pháp cứu tế và
vì đứa trẻ còn trong thai dự đặt pháp danh. Tôi liền bảo
vợ chồng phải chí thành niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, dù khi
sanh sản lõa lồ không sạch cũng vẫn cứ niệm, lại phải
niệm ra tiếng không nên niệm
thầm.
Khi thơ tôi gởi đến, vợ chồng xem rồi vâng lời, người vợ
qua ngày sau thì sanh, khi sanh cũng vẫn
niệm, rốt cuộc mẹ con đều
được mạnh khỏe bình yên. Sau khi vợ
sanh, Mã liền hồi âm cho tôi biết; sự kết quả tốt đẹp
ngoài ý định, Bồ Tát thật là đấng
đại từ đại bi.
Lại, một đệ tử quy y của tôi, vài năm
trước ở tỉnh Tứ Xuyên, nhân đến thăm người bạn, nghe
trong nhà có đàn bà rên khóc bi thương,
liền hỏi duyên cớ. Người bạn tỏ thật vợ y chuyển bụng
muốn sanh đã hai ngày mà sanh không được, sợ e khó sống.
Đệ
tử tôi bảo: 'Nên khuyên chị mau niệm
thánh hiệu Quán Âm, còn anh phải lập bàn trước nhà, đốt
hương quì niệm cầu Bồ Tát cứu độ.'
Người bạn nhất nhất y theo lời. Kết quả, trong giây phút
vợ y sanh được, khi sanh cũng không tự biết, đến chừng
nghe tiếng đứa trẻ khóc mới hay
mình đã sanh. Sau khi ấy, sản phụ thuật lại rằng: 'Lúc
tôi muốn sanh, thấy có người dùng vải nịt chặt dưới hạ
thể nên sanh không được.
Đến khi niệm thánh hiệu Quán Âm thì thấy miếng vải sút
ra, đứa bé lọt lòng hồi nào không
tự biết.'
Thế thì biết, người nữ khi sanh sản niệm
Quán Thế Âm Bồ Tát thật có lợi ích vô cùng. Vì đang lúc
ấy, hoặc do trong mình đã đau
yếu sẵn, hoặc do oan gia đời trước theo ám hại, sản phụ
ở vào hoàn cảnh thập tử nhất
sanh; nếu không tha thiết chí thành cầu Bồ Tát
cứu độ, tất mẹ con khó được an toàn.
„n Quang tôi, từ mùa thu năm
Dân Quốc thứ 15 trở đi, khi bộ Tăng Quảng Văn Sao đã in rồi,
bất luận văn tự gì, đều không giữ bản thảo để khỏi
sự hao tốn về ấn phí. Gần đây, nhân biết rõ
cái tệ chấp nhất của phụ nhân trong khi sanh sản, nên tôi
thường đem việc
lợi hại ấy nói với tất cả mọi người, mong cho kia đây
truyền nhau, để dự cứu sự khổ sở cùng
tánh mạng của sản phụ và sanh nhi. Nếu có ai không lượng
xét, cho rằng tôi ưa nói việc đàn bà sanh sản, riêng tôi cũng
không lấy chi làm ngại, chỉ mong cho mọi người đều sanh lòng
chánh tín, bỏ sự cố chấp, được khỏi tai họa mà thôi.
Thơ
đáp
Cư
Sĩ
Trần
Huệ
Siêu
Được thơ, biết cư sĩ lòng mộ đạo thâm
thiết, tôi rất vui mừng! Nhưng vì
duyên sự quá nhiều, thêm phải gấp giảo định lại bộ An
Sĩ Toàn Thơ, nên sự phúc đáp có phần chậm trễ.
Tâm tham, giận, mê người người đều
có, song nếu biết đó là bịnh thì
thế lực của nó cũng không đến
đỗi lẫy lừng. Ví như kẻ trộm vào
nhà, nếu chủ nhân nhận lầm là người nhà, tất nhiên tài
vật đều bị nó
lấy hết. Như gia chủ biết đó là kẻ trộm, đuổi ngay liền
tức khắc, thì trong nhà yên ổn, của
cải mới được bảo toàn. Cổ đức nói: 'Không sợ niệm khởi
sớm, chỉ lo giác ngộ chậm.' Tham, giận, mê dù có nổi lên,
giác ngộ được, tâm ấy liền tiêu diệt. Trái lại, nếu an
nhiên xem nó như người trong nhà, thì có khác nào nhận giặc
làm con, bảo sao tiền của không bị hao mất?
Niệm Phật không thể khẩn thiết, vì chẳng
biết cõi Ta Bà khổ lụy, miền Cực Lạc an vui. Phải nghĩ rằng:
'Thân người khó được, trung quốc khó sanh, Pháp
Phật khó nghe, môn Tịnh Độ lại càng khó gặp. Hiện thời,
nếu ta không chí tâm niệm Phật, một khi vô thường đến,
nhất định sẽ theo nghiệp ác nặng nề trong đời này
hoặc kiếp trước mà đọa vào ba đường dữ, chịu sự khổ
lâu dài, biết chừng nào mới được thoát ly?' Thường nghĩ
như thế, sẽ tự tỉnh ngộ, tha thiết. Và phải tưởng đến
sự khổ nơi địa ngục mà phát tâm bồ đề. Bồ đề tâm
là lòng lợi mình lợi người. Khi phát
tâm này, như đồ
máy được gắn điện, có năng lực rất mạnh mẽ mau lẹ, sự
tiêu nghiệp chướng thêm phước
huệ, những căn lành công đức bình
thường không thể sánh kịp.
Bị cảnh xoay chuyển là do công tu hãy còn cạn
cợt, nên khi trong lòng có sự giận mừng, nét xấu, đẹp liền
hiện ra nơi mặt. Nếu chánh niệm nhiều, tự nhiên tất cả
phiền não đều giảm nhẹ. Cho nên, người chơn tu tuy ở cảnh
trần lao, hằng tinh chuyên rèn luyện, khiến cho nghiệp tập lần
lần tiêu diệt. „y mới là công phu thiết thật, và như thế
tâm sẽ được tự chủ, thoát khỏi sự chi phối do hoàn cảnh
bên ngoài.
Người tại gia không theo chúng, sự tụng niệm
đều
tùy mình, hoặc ngồi,
đứng,
quì,
đi
nhiễu quanh
đều
được,
không nên chấp
định
một lối nào. Nếu chấp
định,
người sẽ dễ nhọc, tâm khó tương ưng. Nếu châm chước
theo sức khỏe, công phu của mình, lựa
điều
thích hợp mà làm, mới có lợi ích. Cứ theo lệ thông thường,
thì trước nên
đi
nhiễu quanh, kế
đó
ngồi, rồi sau quì. Như
đi
nhiễu và quì thấy mỏi nhọc, nên ngồi niệm, ngồi lâu sanh
hôn trầm, thì
đi
nhiễu quanh bàn Phật hoặc
đứng
niệm,
đợi
khi hôn trầm tan mới trở lại ngồi. Khi niệm nên coi theo
đồng
hồ
định
thời,
đừng
lần chuỗi, vì lần
chuỗi
khó dưỡng tâm.
---o0o---