Thơ đáp Ly Tẩu
Thơ đáp Cư Sĩ Mã Khế
Tây (1-3)
Thơ đáp hai Cư Sĩ Ngạn Như, Dật Như
Thơ đáp Cư Sĩ Ngô Hi Chân
Thơ đáp Nhạc Tiên Kiề |
Thơ đáp Ly Tẩu
Vừa rồi Hải Thi Đạo Nhơn ở Gia Hưng có
chuyển đến cho tôi phong thơ của các hạ. Xem xong, biết các
hạ từ lâu đã gia công tu Tiên, chỗ
sở đắc rất thâm,
nay lại muốn hỏi môn Tịnh Độ là pháp cứu cánh trong đạo
Phật. „y có thể gọi là người từ kiếp trước đã trồng
sâu căn lành đối với Phật Pháp, nên
không chấp theo sự câu kiến của thần Hà Bá, mà biết nghĩ
tìm trong biển giáo, bến giải thoát hoàn toàn. Nhưng các hạ
đã quen biết với Hải Thi Đạo Nhơn, sao không hỏi người,
lại bỏ chỗ cao minh tìm nơi thấp kém, e rằng có phụ với
sở vọng chăng? Hải Thi vốn là bậc kiêm thông tông giáo, gồm
tu Thiền Tịnh, chính là
chiếc
thuyền đại nguyện trong biển sanh tử đó. Vì
người quá khiêm tốn, nên lấy chữ thi tự đặt tên, thật
ra nếu trong biển sanh tử mà gặp được cái tử thi ấy, quyết
sẽ mau lên bờ giác, yên ổn trở lại quê nhà. Như thế chẳng
hơn tìm hỏi „n Quang là kẻ dung tăng,
đối với pháp môn kém phần hiểu biết hay sao? Nhưng các hạ
đã tưởng lầm hỏi đến, tôi cũng xin tùy chỗ thiển kiến
đáp lại, hoặc may có thể vì người giải chút nghi ngờ chăng?
Thiết nghĩ trong thể đạo Phật, Tiên, vẫn
đồng nguồn, nhưng về chi phái thật ra cách nhau xa khác. Đạo
Phật dạy người trước tiên tu phép
quán Tứ Niệm Xứ, quán thân không sạch, thọ là khổ, tâm
vô thường và pháp vô ngã. Khi được biết thân, thọ, tâm,
pháp là không sạch, khổ, vô thường, vô ngã, đều giả dối
như mộng huyễn, thì tánh chơn như sẽ tự hiện bày. Đạo
Tiên ước về lúc chánh truyền ban đầu, cũng không chuyên chủ
nơi sự luyện đơn
vận khí để cầu trường sanh, nhưng người sau tu hành lại
lầm cho đó là tông chỉ chơn chánh. Đạo Phật bao trùm tất
cả pháp, chẳng những đối với vấn đề thân tâm
tánh
mạng, phát huy rõ ràng, mà các việc nhỏ của thế đế
như hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, cũng không bỏ
sót. Duy về việc luyện đơn vận khí, trong Phật Pháp tuyệt
không nói đến một chữ, lại còn răn cấm là
khác nữa. Vì lẽ bên Tiên thì khiến cho người giữ gìn
thân tâm làm chân thật, bên Phật lại chỉ rõ thân tâm vốn
giả dối, theo duyên sanh diệt, không phải là bản hữu chân
tâm. Phép luyện đơn chẳng phải không bổ ích, song chỉ có
thể làm cho người sống lâu, nhẫn đến thành Tiên sanh lên
trời, nếu nói về sự giải thoát luân hồi thì vẫn còn là
việc mộng. Các hạ đã biết Tiên có số kiếp, Phật thọ
không cùng, thì trong lúc tuổi cao nầy, phải chuyên tâm gắng
sức nơi pháp môn Tịnh Độ. Việc tham học thiền, giáo, nên
giản lược qua, bởi các pháp ấy rộng lớn sâu xa không dễ
gì nghiên cứu, dù tìm đến chỗ cùng cực, cũng phải trở về
môn Niệm Phật mới có thể trong hiện đời
giải quyết được sự sanh tử. Phàm những kinh luận về Tịnh
Độ, các hạ phải gấp gấp tìm xem, y theo đó thực hành,
tin chắc lời của Phật, Tổ, không nên vì chỗ mình chưa hiểu
đến vội đem lòng
nghi. Nếu có thể đầy đủ cả Tín Nguyện Hạnh, tự nhiên
sẽ được nhờ sức từ của Phật tiếp dẫn về Tây Phương.
Một khi đã vãng sanh thì gần đức
Di Đà, bạn cùng hải chúng, lần lần
chứng quả vô sanh, lên ngôi Bổ Xứ. Chừng ấy nhìn lại việc
thành Tiên làm kẻ tùy thuộc cho Thiên Đế,
sánh với địa vị hiện tại, thật cách nhau như vực thẳm
trời xa!
Quyển Mộng Đông Ngữ Lục và
các thuyết của Bành Thiệu Thăng mà các hạ nói, chắc là sự
trộm văn sửa đổi
của nhà luyện đơn, không phải chính
thật trong nguyên thơ. Bởi nhà luyện đơn cũng có kẻ cho ngồi
vận khí là tham thiền, nên mới nói 'niệm Phật cùng tham thiền
đồng, chỉ hơi khác
với đạo pháp.' Câu 'chỉ hơi khác với đạo pháp', chính
là bên đạo gia thêm vào. Trừ câu
này ra, toàn văn tuy nghĩa
lý không quá sai lầm, nhưng vẫn lủng củng mơ hồ. Trong Mộng
Đông Ngữ Lục tuyệt không có văn nầy, ấy là
do nhà luyện đơn
trộm lấy văn nghĩa biên chép ra, sự
thật chính họ cũng không hiểu nữa. Nhưng nay chẳng cần biện
rõ việc ấy làm chi, xin tìm xem quyển
Mộng Đông Ngữ Lục sẽ tự biết. Đến như chỗ họ dẫn
những lời của Bành Nhị Lâm cư sĩ cũng đồng với việc trên
đây, song sự sai lầm lại càng nhiều hơn. Đoạn nói: 'Bốn
chữ A Di Đà Phật dễ niệm, chỉ cần
mỗi niệm nối nhau một lòng không loạn, mới có thể nhất
khí tuần hoàn. Chừng ấy tinh khí thần gom lại một chỗ,
lâu ngày thành xá lợi tử, lâu nữa kết làm bồ đề châu
mà thành Phật.' Trên đây là đem phép niệm Phật làm phép
luyện đơn. Nhị Lâm
cư sĩ quyết không nói những lời ấy. Đó là
do hạng chánh nhãn chưa mở, nên lấy chánh làm tà. Mấy quyển
Huệ Mạng Kinh, Tiên Phật Hiệp Tông của họ viết ra, sự
sai lầm lại càng quá lắm. Hạng người tà ngụy ấy dẫn lời
của người, cải đầu
sửa đuôi để chứng minh cho lý thuyết mình.
Tội trạng khinh miệt chánh lý, vu khống bậc tiền hiền, mê
hoặc người đời
của họ thật không bút mực nào tả ra cho xiết! Những kẻ
đó chỉ cầu hư danh trong một thời, đâu dè
về sau phải chịu nhiều sự khốn khổ, nên đức Như Lai gọi
là hạng người đáng xót thương!
Đến như chỗ luận về phép 'hồi quang phản
chiếu', tuy không đến đỗi trở ngại, song câu 'hai mắt chăm
nhìn đầu ngón tay' chắc có lẽ dẫn lầm câu 'hai mắt chăm
nhìn nơi chót mũi.' Hoặc khi đó là cách thức của Nhị Lâm
cư sĩ lập ra, nhưng chắp tay lâu không khỏi mỏi nhọc, đâu
bằng quán ánh sáng trắng nơi chót mũi được tự tại an vui
hơn? Bởi người mới tập định, niệm khó quy nhất, nếu thường
quán nơi chót mũi thì tâm không còn
chạy theo cảnh bên ngoài. Đây là phép quán thiển cận của
kẻ sơ cơ vậy. Quyển Mộng Đông
Ngữ Lục do cư sĩ Tiền Y Am trích những đoạn chuyên
chỉ Tịnh Độ
trong bộ Mộng Đông Di Tập in ra, cho lưu thông ở phương nam,
để giúp sự đòi hỏi của những người
từ lâu mong mến bộ ấy mà không được gặp. Toàn tập ở
Bắc Kinh mới đủ, phương nam duy có quyển lược bản của
Tiền Y Am sao ra mà thôi. Quyển Ngữ Lục ấy lời lẽ tinh diệu,
là một tác phẩm đứng vào bậc nhất từ ngài Ngẫu Ích và
Tĩnh Am về sau. Với quyển này, nếu các hạ có thể đi
đến cùng, tin chắc không nghi, quyết sẽ cảm được sen vàng
nở trong ao báu, khi lâm chung thác chất nơi đó mà
làm khách mới ở cõi Tây Phương.
Quyển Di Đà Yếu Giải là cây kim chỉ
nam của người tu Tịnh Nghiệp, kinh này ở phần đầu
bộ Tịnh Độ Thập Yếu. Tịnh Độ Thập Yếu là
thành phần của những giáo pháp rất hợp lý hợp cơ do ngài
Ngẫu Ích sưu tập trong các kinh sách Tịnh Độ viết ra, gồm
có mười loại nên gọi là Thập Yếu. Đại
Sư để quyển Di Đà Yếu Giải ở trước
là tỏ ý tôn trọng kinh.
Xá Lợi, vốn tiếng Phạn, dịch nghĩa: thân cốt
hoặc linh cốt, là kết tinh của sức tu giới định huệ, không
phải do luyện khí thần mà thành. Đó cũng là biểu tướng của
người tu đến cảnh
tâm cùng Phật hiệp. Nhưng xá lợi chẳng
phải chỉ do thịt, xương, tóc biến thành trong lúc thiêu
thân, mà sự xuất hiện của nó có nhiều trường hợp khác
nhau. Như thuở xưa có vị cao tăng
đang khi tắm gội bỗng được xá lợi. Tuyết Nham Khâm Thiền
Sư lúc cạo đầu, tóc Ngài biến
thành một xâu xá lợi. Có kẻ chí tâm niệm Phật, xá lợi từ
trong miệng vọt ra. Một người thợ khắc văn
Long Thơ Tịnh Độ, xá lợi hiện trong bản cây. Có vị tín nữ
thêu Phật, thêu kinh, được
xá lợi dưới mũi kim. Lại có kẻ đi xa về, ngậm
ngùi
thương cảm tế lễ trước tượng, nơi tượng bỗng hiện ra
xá lợi. Thiền Sư Trường Khánh Nhàn, khi tịch rồi thiêu
hóa, nhằm lúc trời nổi gió lớn, khói bay xa ba bốn mươi dậm,
khói đến chỗ nào nơi ấy đều
có xá lợi, lượm gom lại được hơn bốn thạch. Thế thì
biết xá lợi do đạo
lực hóa hiện, nhà luyện đơn không rõ,
lầm tưởng là luyện tinh khí thần kết thành. Bởi họ thấy
những danh tướng trong Phật Pháp, không chịu tìm hiểu căn
nguyên, vội đem phụ hội một cách sai lạc vào sự luyện
đơn của mình. Chỉ nghe nói chứng
quả
bồ đề mới được thành Phật, chưa
từng có việc luyện tinh khí thần, trước thành xá lợi tử,
sau kết làm bồ đề châu mà thành Phật bao giờ! Tánh và mạng
của nhà luyện đơn
nói, đều là lối tu chấp trước trên
thần thức, sắc thân. Họ không hiểu lẽ ấy, trở lại chê
đạo Phật chỉ tu
tánh không biết tu mạng, đâu dè việc
làm của họ chính là chỗ phá trừ bên Phật giáo. Về việc
nầy, các hạ tìm xem đoạn quán Tứ Niệm Xứ trong Kinh Phật
sẽ tự rõ.
Bồ Tát Quán Thế Âm từ kiếp lâu xa về trước
đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp
Minh. Vì lòng từ bi sâu thiết, nên tuy ở cõi Thường Tịch,
Ngài hóa hình nơi ba cõi: Thực Báo, Phương Tiện, Đồng
Cư; tuy thường hầu cận đức A Di Đà,
mà vẫn khắp hiện thân Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác,
cho đến thân lục
đạo trong mười phương pháp giới.
Những việc lợi ích, Ngài đều làm, chúng sanh đáng dùng
thân nào được độ,
Ngài hiện thân ấy mà nói pháp. Non
Phổ Đà chính là nơi ứng tích của Bồ Tát. Vì muốn cho
chúng sanh có chỗ bày tỏ lòng thành, đức Quán Thế Âm mới
thị tịch tại núi này, đâu phải Bồ Tát
chỉ ở Phổ Đà mà không ở những nơi
khác ư? Như chỉ duy một vầng trăng trên trời mà bóng in khắp
ngàn muôn sông hồ, từ biển cả cho đến giọt sương, những
nơi có nước trong là có trăng
hiện. Song nếu nước đục, bóng trăng sẽ mờ khuất. Tâm
tánh ta ví như nước,
nếu chúng sanh
một lòng chuyên niệm đức Quán Thế Âm, Bồ Tát liền dùng
đủ cách thuận,
nghịch, ẩn, hiển, khiến cho được lợi ích. Trái lại, nếu
không chuyên nhất, tức là nước tâm
lờ đục, tất nhiên khó mong nhờ Ngài cứu độ.
Nghĩa nầy rất thâm, xin xem đoạn 'Phổ Đà Sơn Chí', trong bộ
Văn sao của tôi sẽ tự rõ. Bồ Tát
khi còn ở trong nhân, do quán tánh nghe mà chứng viên thông,
lúc ở trên quả, do quán tiếng chúng sanh xưng danh hiệu mà
tìm đến cứu độ,
nên gọi là Quán Thế Âm. Lại, Bồ
Tát đạo pháp rộng lớn không ngằn, tùy theo căn
tánh của tất cả chúng sanh, nói đủ pháp để giáo hóa,
không riêng lập một môn nào, nên
pháp môn của Ngài gọi là Phổ Môn.
Trên đây là việc thiển cận, vì các hạ chưa
nghiên cứu đến, nên không rõ. Tôi cũng tùy lời hỏi mà đáp,
thật ra đó không
phải là môn Tịnh
Độ, một giáo
pháp có thể đem lại cho các hạ sự ích lợi hoàn
toàn. Nhưng nếu nói rõ việc ấy ra đây, lại e lòng dòng
thêm phí giấy mực. Các hạ nên thỉnh Kinh Vô Lượng Thọ,
Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Tịnh Độ
Thập Yếu, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Triệt
Ngộ Ngữ Lục mà xem, sự lý tu chứng thế nào,
trong
ấy có nói đủ tất cả.
Thơ đáp Cư Sĩ Mã
Khế Tây (1 - 3)
- 1 -
Thời khóa niệm Phật nên tùy chỗ thích hợp
riêng của mỗi người mà lập. Theo nghi thức ở Niệm Phật
đường của các chùa hiện nay, đều trước tụng Kinh
A Di Đà, kế tụng ba biến chú Vãng
Sanh, xong lại đọc bài kệ khen Phật, đến cuối bài, tiếp
niệm 'Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại
Từ Đại Bi A Di Đà Phật', rồi đứng dậy đi quanh theo bàn
Phật mà niệm. Phép đi
nhiễu quanh phải từ đông qua nam, tây qua bắc, đó gọi là
thuận, là tùy hỷ và như thế mới có công đức.
- Tây Vức rất trọng phép đi nhiễu, nước ta cũng dùng
phép nầy, kiêm cả sự lễ bái để tỏ lòng kính thành. Nếu
đi từ đông qua bắc,
tây qua nam, tức là trái ngược, có tội lỗi, điều nầy cần
nên biết.
Đi nhiễu quanh niệm Phật được một lúc, rồi ngồi xuống
niệm thầm, ước một khắc lại niệm ra tiếng. Khi sắp
xong, quì niệm Phật mười câu, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh
Hải Chúng, mỗi thánh hiệu đều ba lần, kế đọc bài văn
phát nguyện, tụng Tam Tự Quy Y, rồi lễ Phật lui ra. Người
tại gia, nếu chỗ nơi chật hẹp khó đi vi nhiễu, thì
quì, đứng, hoặc
ngồi niệm cũng được. Tóm lại, phải tùy
tiện theo cảnh duyên, tinh thần, sức khỏe của cá nhân mà
định, nếu nhờ
người khác lập pháp thức cho, e không được hoàn
toàn.
'Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm',
là cảnh giới của người đã niệm đến trình độ
tâm Phật hợp nhau. Đến lúc ấy, tuy thường niệm Phật
nhưng không có tướng khởi lòng động niệm, tuy không khởi
lòng động niệm, mà vẫn hằng xưng niệm, hoặc ức niệm.
(Chưa đến lúc tương ứng, nếu chẳng khởi động tâm niệm
mà niệm, thì không niệm được).
Không niệm đây, đừng nhận lầm là
chẳng niệm Phật, vì đó là chỉ cho trạng thái tuyệt sự
khởi tâm động niệm, thật ra thì mỗi câu Phật hiệu vẫn
nối nhau không hở dứt. Cảnh giới ấy không dễ gì được,
chớ nên nhận lầm. Phép quán tưởng tuy tốt, nhưng cần phải
biết tượng Phật mình thấy, thuộc về duy tâm hiện; nếu
nhận lầm là cảnh ngoài, có khi ma dựa phát cuồng. Duy tâm
hiện là tượng Phật tuy rõ ràng, song không phải hình tướng
chất ngại, thật
có, nếu nhận định như thế thì
thành cảnh ma. Lúc niệm Phật mắt nhắm hay mở, cũng thuộc
về việc tùy nghi... Kiêm trì thánh hiệu Quán Âm, rất được
chỗ nương tựa, tất cả mọi người đều nên
tu như thế. Khi làm việc, không giữ được tịnh niệm, vì
chưa đến cảnh giới một lòng chẳng loạn. Như thế tất khó
khỏi sự ngăn cách, bởi một tâm không có hai dụng. Nên thường
định tâm soi vào trong.
Mỗi người đều phải giữ bổn phận, như
ngươi trên có bà nội, cha mẹ, dưới
có vợ cùng em dại, chức nghiệp lại nhàn nhã rất dễ tu
trì. - hoàn cảnh ấy chẳng thiết thật dụng công, còn muốn
xuất gia làm chi? Có chắc rằng ngươi xuất gia, lại được
cơ duyên tốt như thế để chuyên tâm tu hành chăng? Nên biết,
xuất gia có bổn phận của kẻ xuất gia, đâu
phải bỏ tất cả công việc? Như „n Quang đây xem ra như
người vô sự, nhưng cũng bị bận buộc hầu hết tháng năm,
không rỗi rảnh để chuyên tâm niệm
Phật, huống là kẻ khác ư? Vậy nên tùy sức tu trì, đừng
tưởng nghĩ việc chi ngoài bổn phận.
Đó là hạnh phúc cho
ngươi, mà cũng là điều ta mong ước.
- 2 -
Người tu hành rất cần yên tâm tịnh dưỡng.
Ngươi tên Tịnh Am, sao chẳng xét tên nhớ nghĩa, cứ sanh thêm
việc để cho mọi người lờn chán, chính mình lại vương lấy
các chứng: uất hơi, xây xẩm, đau
đầu? Nếu ngươi còn chẳng biết tự
trọng, tất rồi sẽ thổ huyết, nhẹ thì thành phế tật, nặng
hoặc đến thân mạng không toàn. Chừng đó
lại để cho người đời mai mỉa rằng ngươi học Phật tu hành,
chẳng những không lợi ích còn bị tổn thêm! Rồi cũng từ
nguyên nhân ấy, một hạng kém hiểu biết sanh lòng phỉ
báng, bảo: Đó là sự tai hại của Phật Pháp. Họ lại tìm
đủ cách ngăn trở
kẻ khác tu niệm, phá mất căn lành của
người, mấy ai tìm hiểu lỗi ấy do ngươi không thật hành
đúng theo Phật
giáo. Vậy ngươi phải biết điều hay dở, gắng giữ tròn
bổn phận người tu, làm sao cho được sự cảm thông
trong thầm lặng. Bệnh của ngươi đều do chính mình
chuốc lấy, không tự xét tỉnh, lại còn hỏi ai?
Vậy ngươi nên mau cải lỗi và nhiếp tâm niệm
Phật, kinh điển
cũng tạm đình lại đừng xem. Cứ y theo lời ta, độ một vài
tháng sẽ được bình phục. Nếu chẳng
thế, thì xin tuyệt nghĩa thầy trò, ngày khác có gặp nhau cũng
đồng như người
đi đường mà thôi!
- 3 -
Danh là bề ngoài của sự thật. Có thật có
danh vẫn không lấy làm vinh, vì đó
thuộc về bổn phận. Không thật có danh, đã
nhiều thẹn nhục, huống chi còn muốn đăng
lên báo để khêu động tai mắt của
khách bốn phương? Việc ấy nếu làm ra, mọi người sẽ nghi
ngờ bàn luận, tất trở thành cái thật án trộm danh khi đời.
Ngươi chỉ biết một, chẳng biết hai, nên ta phải đôi phen
giải bày chỉ rõ. Với Phật Pháp, ngươi tuy có lòng tin
sâu, nhưng lại ưa phô trương, kết giao, du ngoạn; đó là điều
chướng ngại lớn cho sự tu hành. Vả
lại ngươi tuổi mới hơn hai mươi, mà đã kết giao nhiều như
thế, sau này khi học Phật được tinh thông, chắc mỗi ngày
không có lúc nào rỗi rảnh. Nên yên tịnh trầm lặng, sự lợi
ích sẽ vô cùng!
Phải gắng dè dặt và tự kiểm thúc lấy!
Thơ đáp một Cư Sĩ ở Dõng
Giang
Sắc dục là chứng bệnh chung của người đời.
Chẳng những hạng người trung, hạ bị nó làm mê, mà bậc
thượng căn nếu không kiêng sợ giữ gìn, cũng khó khỏi mang
hại. Xưa nay biết bao trang tuấn kiệt có thiên tư làm thánh
hiền , chỉ vì phá không nổi lớp cửa ấy, trở thành kẻ
hèn ngu bất tiếu! Vô số loài hữu tình cũng vì đó mà sa đọa
vào tam đồ. Trong
Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật bảo ngài
A Nan: 'Nếu chúng sanh ở sáu
đường
trong các thế giới, dứt được lòng
dâm, thì không còn bị xoay vần theo vòng sống, chết. Ngươi
tu Tam Muội, vì cầu ra khỏi trần lao, nếu chẳng trừ lòng
dâm, tất không thể nào giải thoát.' Với người học đạo,
vấn đề trọng đại là sự sống chết,
nếu không mau thống
trừ căn bệnh kia, làm sao lìa nỗi khổ
luân hồi? Như pháp môn niệm Phật tuy là đới nghiệp vãng
sanh, song nếu đem lòng dâm cố kết, tất sẽ cách ngăn
với Phật, đạo cảm ứng khó giao thông. Muốn dứt mối họa
ấy, không chi hơn khi thấy tất cả người nữ, đều
tưởng là thân thuộc, oan gia và nhơ nhớp.
Tưởng như thân thuộc là thế nào? Khi thấy
người người nữ tuổi cao thì tưởng là mẹ, lớn hơn mình
tưởng là chị, nhỏ hơn tưởng là em, nhỏ hơn nữa, nên tưởng
là con. Người lòng dục dù mạnh, quyết không dám đối với
mẹ, chị, em và con, sanh niệm bất chánh. Đó là dùng luân
lý ngăn dục tâm khiến cho không phát khởi.
Tưởng như oan gia là thế nào? Người đời,
theo tình thường khi thấy sắc đẹp
liền động lòng luyến ái. Do tâm mê
nhiễm ấy, nên đọa vào ác đạo nhiều kiếp chịu
khổ
không được thoát ly. Thế thì vẻ kiều mị đẹp tươi, sánh
với cọp, sói, rắn rít cùng các thứ thuốc độc, còn hại
gấp trăm ngàn lần! Đối với mối oan gia rất lớn ấy, còn
quyến luyến ưa thích, há chẳng phải là ngu mê quá lắm ư?
Tưởng nhơ nhớp là thế nào? Sắc
đẹp chỉ là một lớp da mỏng bên
ngoài. Nếu banh lớp da ấy ra, thì dẫy đầy
những xương, thịt, máu, mủ, đờm, dãi,
phẩn uế, hôi tanh nhơ nhớp không ai muốn nhìn! Những thứ
không đáng ưa đó,
chỉ vì một làn da mỏng giấu che,
làm cho người lầm sanh lòng yêu mến. Như chiếc bình đẹp
đựng đồ hôi nhơ, không ai cầm lấy để ngắm, xem. Lớp da
của mỹ nhân chẳng khác chi chiếc bình đẹp kia, trong ấy
nhơ nhớp còn hơn phẩn, đâu nên chỉ
ưa thích bề ngoài, quên hẳn bề trong, lầm sanh vọng tưởng
ư? Nếu không răn dè sợ hãi, thống
trừ tập tánh ấy, tất bị vẻ đẹp mỏng manh phỉnh gạt,
mũi tên ấy sẽ ghim sâu vào xương tủy,
làm sao tự nhổ ra? Lúc bình thường đã như thế, mà muốn
sau khi chết chẳng đọa vào bào thai, việc ấy không thể
có. Nhưng vào bào thai người còn khá, vào thai loài súc thú mới
ra thế nào? Thử suy nghĩ kỹ điều nầy, tâm thần tự nhiên
kinh động sợ hãi! Song, muốn cho khi thấy cảnh không khởi
lòng nhiễm, trước phải thường tưởng ba điều trên, thì
lúc đối cảnh mới khỏi bị lay chuyển. Bằng chẳng thế, dù
không thấy cảnh, ý vẫn mơ tưởng triền miên, cũng vẫn bị
tập khí dâm dục ràng buộc. Cho nên, đối
với nữ sắc phải xét nhận thấu đáo, quét sạch tập quán
dục nhiễm, mới có phần tự do.
Mỗi ngày, ngoài chức phận của mình, cư sĩ
gắng chuyên tâm niệm Phật và đem hết lòng thành kính tha
thiết sám hối tội nghiệp từ vô thỉ đến nay. Như thế, lâu
ngày sẽ có sự lợi ích không thể
nghĩ bàn mà chính mình không tự biết. Kinh Pháp Hoa nói: 'Nếu
có chúng sanh nào nhiều dâm dục, thường niệm cung kính Quán
Thế Âm Bồ Tát, sẽ được lìa dục', cho đến nhiều giận
hờn, ngu si cũng như vậy. Thế thì biết, nếu chí thành niệm
thánh hiệu đức A
Di Đà, tất cũng được tiêu trừ ba
món hoặc: tham, giận, mê. Lại, hiện nay là thời buổi nhiều
hoạn nạn, ngoài giờ niệm Phật, nên niệm thêm thánh hiệu
đức Quán Âm. Như thế, sẽ
được sự chuyển biến rất mầu nhiệm trong âm thầm, mới
khỏi cảnh khi túc nghiệp hiện ra không phương trốn tránh.
Phải tìm xem những sách: giới dâm,
nhân quả, báo ứng, xa lìa bạn bè du đãng thì tâm hạnh mới
được chánh đáng,
vững vàng và tịnh nghiệp mới có thể
thành tựu.
Cố gắng! Cố gắng!
Thơ đáp hai Cư Sĩ Ngạn Như, Dật Như
Xem thơ, thấy nhị vị tỏ ý phiền muộn vì
việc đời buộc ràng, không biết làm sao được
giải thoát. Mọi người đều có bổn phận, duyên sự tuy nhiều
nhưng nếu tâm điềm nhiên không chuyển
theo cảnh, thì đương
lúc bận buộc cũng được giải thoát an nhàn. Cảnh trạng
ấy như đài gương soi hình, hình đến
không trở ngăn, hình đi chẳng lưu luyến. Nếu không hiểu
nghĩa này, dù cho bỏ hết việc đời,
nơi tâm cũng còn vương vấn, rộn ràng chẳng yên. Người học
Phật biết an theo phận mình, giữ tròn nhiệm vụ, thì dù có
tiếp xúc muôn duyên, mỗi ngày vẫn thung dung ngoài cảnh vật.
Đó chính là nghĩa 'một lòng không trụ, muôn cảnh đều nhàn'
vậy.
Đến như niệm Phật, rất cần ở sự thoát
ly vòng sống chết. Đã vì việc ấy
tất đối với nỗi
khổ luân hồi tự sanh chán nản, với sự vui Cực Lạc tự
sanh mến ưa. Thế là trong một niệm đủ cả hai điều tín
nguyện. Thêm vào đó lòng chí thành
khẩn thiết như con nhớ mẹ, thì sức Phật, sức Pháp và sức
công đức tín nguyện của tâm mình, ba pháp đều vẹn toàn.
Lực dụng ấy ví như vầng nhật giữa trời, dù có tuyết sương
dầy đặc, không mấy chốc cũng tự rã tan. Người mới niệm
Phật chưa đến lúc thân chứng Tam Muội, làm sao khỏi có vọng
niệm? Nhưng nếu biết đem tâm soi vào trong, không theo vọng cảnh,
cũng
đã quí lắm
rồi! Ví như hai chiến trận đối nhau, cần phải giữ thành
lũy mình cho chắc, đừng
để bên nghịch xâm phạm, phòng khi
quân giặc kéo qua liền đón
lại đánh. Lúc ấy phải đem binh chánh giác bao vây bốn bên,
khiến cho đối phương không đường tẩu thoát, phải
chịu quy hàng. Điều cần yếu là vị chủ soái phải thường
thường tỉnh táo đừng
biếng trễ, hôn trầm. Nếu phạm hai lỗi ấy, chẳng những
không phá được giặc, trở lại bị giặc tiêu
diệt. Cho nên người niệm Phật nếu không biết nhiếp tâm,
thì càng niệm càng sanh
vọng
tưởng. Nếu có thể nhiếp tâm, vọng niệm sẽ lần lần yếu
bớt, cho đến khi tiêu tán không còn.
Nên người xưa có lời kệ:
Học
đạo
dường như giữ cấm thành,
Ngày phòng sáu giặc, tối tinh chuyên.
Tướng, quân, chủ soái
đều
theo lịnh,
Chẳng
động
đao
thương nước
được
yên.
Thơ đáp Cư Sĩ Ngô Hi Chân
Môn niệm Phật ước có bốn pháp: Trì Danh,
Quán Tưởng, Quán Tượng và Thật Tướng. Tựu trung, chỉ có
pháp Trì Danh nhiếp cơ rất rộng, đã dễ tu lại không khởi
các việc ma. Nếu muốn quán tưởng, phải xem kỹ Quán Kinh
và hiểu rõ những lý: tức tâm là Phật, tâm tịnh Phật hiện,
các cảnh đều duy tâm không nên chấp trước... Đã rõ cảnh
không phải từ bên ngoài đến, không sanh chấp trước, thì cảnh
càng nhiệm mầu, tâm càng thuần nhất. Nếu được
như thế, sự lợi ích của quán tưởng đâu phải
kém nhỏ, tầm thường?
Trái lại, như cảnh quán chẳng thuần, lẽ đạo
chưa thấu suốt, chỉ đem tâm vội gấp muốn thấy cảnh thì
toàn thể là vọng, đã không được thông cảm với Phật,
còn làm nhân cho việc ma. Bởi do gấp muốn thấy cảnh, tâm
càng thêm vọng động, khiến
cho oan gia nhiều kiếp về trước nhân cơ hội đó hóa hiện
cảnh giới để làm cho hành giả mê
lầm. Lúc ban sơ dụng tâm đã không chơn, đâu
biết đó là cảnh ma hiện, nên vui mừng
khấp khởi, tình niệm chẳng yên. Nhân đó, ma liền dựa vào
làm cho mê tâm mất tánh. Chừng ấy dù có Phật hiện thân cũng
không biết làm sao cứu độ!
Vậy cư sĩ nên lượng xét căn cơ mình, đừng
quá ham việc cao xa, thành ra muốn lợi trở lại mang hại. Thiện
Đạo Hòa Thượng nói: 'Chúng sanh đời
mạt pháp thần thức rối loạn, đem tâm thô quán cảnh
nhiệm,
quyết khó thành công.' Cho nên đức Phật thương xót, riêng mở
môn Trì Danh, vì sợ có kẻ không khéo dụng tâm, lạc vào ma
cảnh. Tu theo phép Trì Danh rất dễ, chỉ giữ một niệm nối
nhau sẽ được vãng sanh. Lại sự chí thành khẩn thiết cũng
là phương pháp mầu
để trị tâm vọng và ma cảnh.
Cư Sĩ nên xét lại kỹ, và đem hết tâm lực
cố gắng tu hành!
Thơ đáp Nhạc Tiên
Kiều
Muốn trong hiện đời thật ích, phải y pháp
môn Tịnh Độ, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương, tất
sẽ thoát đường sanh tử. Nếu chẳng thế, đừng nói kẻ
không được chơn truyền của Phật giáo không thể giải
thoát, dù có được cũng tuyệt phần! Vì được chơn truyền
là đại triệt đại ngộ không phải thật chứng. Chứng mới
khỏi luân hồi, ngộ vẫn còn trong
vòng ấy. Tu các pháp môn khác, đều phải dứt hoặc chứng
chơn mới thoát sanh tử. Riêng môn Tịnh Độ,
chỉ cần đủ tin sâu, nguyện thiết, trì danh hiệu Phật, dứt
các điều dữ, làm những việc lành,
gồm tu cả hai phần chánh trợ, quyết định sẽ vãng sanh. Hơn
nữa, về phẩm vị còn được chiếm ngôi ưu thắng. Lại chẳng
những người công
hạnh tinh thuần quyết được sanh, mà
kẻ phạm tội ngũ nghịch thập ác, khi sắp chết biết tỉnh
ngộ, hết sức hổ thẹn, sợ hãi chí tâm niệm Phật vài
câu liền mạng chung, cũng quyết được
sanh. Bởi đức Phật lòng từ rộng lớn,
chuyên lấy sự độ sanh làm bổn phận. Nếu kẻ nào biết một
niệm quay về, liền được
nhiếp thọ. Đó gọi là 'nương nhờ sức Phật, đới nghiệp
vãng sanh.'
Người đời mạt pháp, nếu tu các môn khác,
không y theo Tịnh Độ, chỉ được phước báo ở cõi
trời, người và gieo nhân giải thoát nơi kiếp lâu xa về sau
mà thôi. Do bởi chúng sanh đời
nầy không đủ sức dứt hoặc nghiệp, nên
gốc sanh tử hãy còn. Như thế làm sao khỏi mọc lại mầm mộng
sanh tử? !