Đời sống
Mục Đích Cuộc Đời Và Đường Lối Sống (Song Ngữ) The Aim And Way Of Life
Hòa thượng K. Sri Dhammananda Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch ---o0o---
18/06/2554 12:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

REAP WHAT YOU SOW

This way of life satisfies humanity's most profound and lofty aspirations. Yet it is able to the stress and strain of every day life, besides giving a purpose to life. It does not instill fear in people. Good begets good and bad begets bad. Every action has its reaction. These are universal laws. This way of life fully agrees with these fundamental laws and people have to abide by them and "reap what you sow" 

People perpetrate evil deeds out of greed, anger and ignorance. Such weaknesses can only be overcome through self-realisation. The fortunes and misfortunes people experience in this world are not due to some external influences but to the good and bad actions, words and deeds they themselves had previously committed. For this very reason, the teaching says: "We are the results of what we were, and we will be the results of what we are". That means we are responsible for everything in our life. 

Forgiveness of sin is not acknowledged in this way of life. One is solely responsible for one's own actions, good or bad. If one has committed evil, one has to face up to the consequences. The only way to purge the mind of evil is to do only good. It is only through a long process of mental training that the mind could become purified.

This way of life teaches that death is not the end of life. A living being is just a bundle of energies holding the elements together. The physical death of a being is just an interlude in the repeated cycle of birth and death. Therefore, a being 'not the same and not the different' continues to live, life after life, until the aim of life is finally attained.

According to this teaching, cause and effect play a very important part in our lives. In a cycle of cause and effect, a first cause in inconceivable for the cause ever becomes the effect, and the effect in turn becomes the cause. Everything that exists is interdependent.

BẠN GẶT CÁI GÌ BẠN GIEO

Con đường Trung-đạo thỏa mãn hầu hết các khát vọng sâu xa và cao quý của nhân loại. Ðúng là nó có thể đem đến sức chịu đựng khó khăn và căng thẳng hàng ngày ngoài việc đem mục đích cho đời sống. Con đường đó không đem sợ hãi đến cho con người. Làm tốt được tốt và làm xấu được xấu. Mỗi hành động đều có phản ứng riêng của nó. Ðó là định luật vũ trụ. Con đường trung đạo hoàn toàn đồng ý với các định luật căn bản trên và con người bị chi phối bởi các định luật này, "bạn gặt cái gì bạn gieo".

Con người gây ra các hành động tội lỗi do tham lam, sân hận và ngu si. Những nhược điểm trên có thể vượt qua được bằng sự phát triển năng khiếu bản thân. May mắn hay rủi ro mà con người chứng nghiệm trên thế giới này không phải là do ảnh hưởng bên ngoài mà là do các hành động tốt hay xấu, do các lời nói và việc làm mà chính họ đã vi phạm trước đây. Vì lý do trên, giáo lý này dạy: "Chúng ta là kết quả những việc chúng ta làm ở quá khứ và chúng ta sẽ là kết quả của những việc chúng ta làm bây giờ". Trên đây có nghĩa là chúng ta chịu trách nhiệm mọi điều trong đời sống của chúng ta.

Tha thứ tội lỗi không được thừa nhận trong đường lối sống này. Ta chịu trách nhiệm về hành động tốt xấu của chính mình. Kẻ phạm tội lỗi phải đối đầu với hậu quả. Con đường duy nhất là phải thanh lọc tâm trí khỏi các tội lỗi và chỉ làm việc thiện. Chỉ bằng cách huấn luyện tâm trí sau một thời gian dài, tinh thần mới trở nên thanh tịnh.

Con đường Trung-đạo dạy chết chưa phải là chấm dứt cuộc đời. Một chúng sinh chỉ là tổng hợp của các năng lượng giữ các yếu tố lại với nhau. Cái chết về cơ thể của một chúng sinh chỉ là một cảnh nhỏ xen vào giữa cái vòng sinh tử, tử sinh tiếp nối. Cho nên một chúng sinh 'không giống như vậy và cũng không khác" tiếp tục sống đời này qua đời nã, cho đến khi mục đích của cuộc đời cuối cùng đạt được.

Theo lời dạy này, nhân quả là một phần rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Trong vòng nhân quả, nguyên nhân đầu tiên không nhận thức được vì nhân chưa thành quả, và quả quay về trí thành nhân. Mãi vật hiện hữu đều phụ thuộc lẫn nhau (duyên).