TẠP A-HÀM QUYỂN 46
Tôi nghe như vầy:
Một thời,
Đức Phật
ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy
giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Vào thời quá khứ, chư Thiên và A-tu-la dàn trận
đánh nhau. A-tu-la thắng, chư Thiên thua. Lúc ấy, quân của Thiên đế Thích
thua, thoái lui tan rã, nên rất sợ hãi, quay xe chạy theo hướng Bắc, trở
về cung trời, qua đường tắt trong rừng rậm dưới chân núi Tu-di. Nơi đây có
một tổ Kim sí điểu[2],
có nhiều chim con cánh vàng. Lúc ấy Đế Thích sợ xe ngựa đi qua sẽ cán chết
những chim con, liền bảo người đánh xe rằng:
“Hãy quay xe lại, chớ giết những chim con!”
Người đánh xe tâu vua:
“Quân A-tu-la đang đuổi theo người phía sau, nếu
quay xe lại sẽ bị khốn.”
Đế Thích bảo:
“Thà nên quay lại bị A-tu-la giết, chứ không để
quân lính dẫm chết chúng sanh.”
Người đánh xe, quay xe trở lại hướng Nam. Quân
A-tu-la từ xa trông thấy xe Đế Thích quay lại, cho rằng đó là chiến sách
nên vội rút lui lại. Quân lính rất sợ hãi, thua trận chạy tán loạn trở về
cung A-tu-la.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Thiên đế Thích kia là vua Tự tại của trời Tam thập
tam, nhờ từ tâm nên có oai lực dẹp được quân A-tu-la và cũng thường tán
thán công đức từ tâm. Tỳ-kheo các ông chánh tín xuất gia học đạo, không
nhà, phải tu tập từ tâm và cũng nên tán thán công đức từ tâm.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, trong thành Vương xá có một người bần
cùng, khổ cực, nhưng tin[4]
Phật, Pháp và Tăng, giữ gìn cấm giới, học rộng nghe nhiều, ra sức bố thí,
thành tựu chánh kiến. Người này sau khi mạng chung được sanh lên trời. Sau
khi sanh về cõi trời Tam thập tam, có ba điểm thù thắng hơn những vị trời
Tam thập tam khác. Những gì là ba? Đó là được tuổi thọ trời, sắc đẹp trời,
tiếng khen trời. Các trời Tam thập tam thấy Thiên tử này có ba đặc biệt
hơn về tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, tiếng khen trời; họ thấy rồi, bèn đến
chỗ Thiên đế Thích, nói như vầy:
“Kiều-thi-ca nên biết, có một Thiên tử vừa sanh cõi
trời này; đối với những vị Thiên tử cũ, có ba đặc thù hơn là tuổi thọ
trời, sắc đẹp trời, tiếng khen trời.”
Khi ấy Thiên đế Thích nói với Thiên tử này rằng:
“Chư Nhân giả, tôi biết người này trước đây làm một
người bần cùng nghèo khổ ở thành Vương xá, nhưng đối với pháp luật của Như
Lai, rất có lòng tin,... cho đến thành tựu chánh kiến. Cho nên, khi thân
hoại mạng chung được sanh lên cõi trời này và có điểm thù thắng hơn những
vị trời Tam thập tam khác, là tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, tiếng khen
trời.”
Rồi Thiên đế Thích liền nói kệ:
Chánh tín
đối Như Lai,
Nhất định
không dao động;
Thọ trì giới
chân thật,
Không nhàm
chán Thánh giới.
Đối Phật tâm thanh tịnh,
Đối chánh kiến thành
tựu;
Nên biết không nghèo
khổ,
Tự sống không vô ích.
Nên đối Phật, Pháp,
Tăng,
Khởi lòng tin thanh
tịnh;
Trí tuệ càng sáng hơn,
Nhớ nghĩ
lời Phật dạy.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, dân chúng thành Vương xá mở đại hội
rộng rãi, mời hết các đạo khác nhau.
Có một người ngoại đạo Giá-la-ca[6]
tự nghĩ: ‘Nay ta thỉnh vị Trời ngoại đạo là Giá-la-ca[7]
làm phước điền trước.’ Hoặc những người theo ngoại đạo xuất gia; hoặc
người theo đạo Ni-kiền Tử; hoặc người theo đạo Lão đệ tử; hoặc theo đệ tử
đạo thờ lửa. Trong đó có những người theo Tăng đệ tử Phật, tự nghĩ: ‘Nay
hãy trước hãy thỉnh Tăng mà đứng đầu là Phật[8]
để làm ruộng phước.’
Bấy giờ, Thiên đế Thích tự nghĩ: ‘Chớ để cho dân
chúng thành Vương xá bỏ Tăng đứng đầu là Phật mà đi thờ những đạo khác để
cầu phước điền. Ta nên nhanh chóng vì người thành Vương xá mà kiến lập
phước điền.’ Liền hóa ra một Đại Bà-la-môn, tướng mạo nghiêm chỉnh, đi xe
ngựa trắng, có các thiếu niên Bà-la-môn hộ tống trước sau, cầm dù lọng cán
vàng đến thành Vương xá, đi khắp mọi nơi trong hội chúng. Bấy giờ, tất cả
nam nữ thành Vương xá đều tự nghĩ: ‘Phải nhìn xem nơi phụng sự của vị
Bà-la-môn này, rồi ta sẽ theo họ để cúng dường cầu ruộng phước tốt trước
nhất.’
Lúc này Thiên đế Thích biết rõ tất cả ý nghĩ của
nam nữ thành Vương xá, bèn đánh xe dẫn đầu, theo đường hẹp đến núi
Kỳ-xà-quật, đến ngoài cửa, bỏ hết năm thứ trang sức, đến chỗ Phật, cúi đầu
lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, nói kệ:
Khéo phân
biệt hiển bày,
Hết thảy pháp
bờ kia;
Qua khỏi mọi
sợ hãi,
Nên kính lễ
Cù-đàm.
Mọi người mở
hội khắp,
Muốn cầu công
đức lớn;
Người người mở
đại thí,
Thường cầu quả
hữu dư.
Xin Ngài nói
ruộng phước,
Khiến người
thí được quả.
Ở núi
Kỳ-xà-quật,
Đức Đại Sư trả
lời,
Điều hỏi của
vua trời,
Đế Thích đại
tự tại.
Mọi người mở
hội khắp,
Muốn cầu công
đức lớn;
Người người mở
đại thí,
Thường cầu quả
hữu dư.
Nay nói về
ruộng phước,
Bố thí được
quả lớn.
Chánh hướng
gồm có bốn[9],
Trụ Thánh quả
cũng bốn[10].
Gọi là Tăng
ruộng phước.
Minh hạnh,
định đầy đủ;
Ruộng phước
Tăng thêm rộng,
Vô lượng vượt
biển cả.
Đệ tử Điều Ngự
Sư,
Sáng soi bày chánh pháp;
Khéo cúng dường nơi này,
Cúng Tăng, phước điền
tốt.
Tăng là ruộng phước tốt,
Phật nói được quả lớn.
Vì Tăng lìa năm cái,
Thanh tịnh, đáng tán
thán.
Cúng Tăng, ruộng tối
thượng,
Cúng ít, thâu lợi nhiều.
Vậy hết thảy mọi người,
Nên cúng ruộng phước
Tăng.
Pháp thắng diệu càng
được,
Minh hạnh, định tương
ưng.
Cúng Tăng trân bảo này,
Tâm thí chủ hoan hỷ.
Phát sanh ba thứ tâm,
Thí y phục, ẩm thực.
Lìa kiếm nhọn trần cấu,
Vượt qua các đường ác;
Tự thân đi mời thỉnh,
Tự tay cúng bình đẳng.
Tự lợi cũng lợi người,
Thí này được lợi lớn.
Người trí thí như vậy,
Tịnh tín tâm giải thoát.
Thí an lạc không tội,
Nương trí
vãng sanh kia.
Sau khi Đế Thích nghe những gì Phật
dạy, hoan hỷ, tùy hỷ lễ Phật rồi biến mất.
Bấy giờ, dân chúng thành Vương xá
liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại y phục, lễ Phật, chắp tay bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, cúi xin Thế Tôn và
đại chúng nhận sự cúng dường của chúng con.”
Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời.
Dân chúng thành Vương xá biết Thế
Tôn đã im lặng nhận lời mời của họ rồi, làm lễ ra về. Họ về nơi đại hội,
chuẩn bị thức ăn và sắp xếp bàn ghế. Sáng sớm, sai người đến bạch Phật:
‘Đã đến thời! Xin Ngài biết cho.’
Bấy giờ, Thế Tôn và đại chúng đắp
y, ôm bát, đến chỗ đại hội, trải tòa ngồi trước đại chúng. Nhân dân thành
Vương xá biết Phật đã ngồi yên, tự làm đồ ăn thức uống tươi tốt. Thọ trai
rồi, rửa bát, xỉa răng xong, họ trở về chỗ cũ nghe Phật nói pháp. Bấy giờ,
Thế Tôn vì dân chúng thành Vương xá thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi
sáng và làm cho hoan hỷ xong, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại
thành Vương xá. Nói đầy đủ như kinh trên, chỉ có một vài sai biệt là:
Lúc ấy, Thiên đế Thích nói bài kệ khác hỏi Phật:
Nay xin hỏi
Cù-đàm,
Tuệ vi diệu
sâu kín;
Thế Tôn đã thể
nhập,
Thấy biết
không chướng ngại.
Dân chúng thiết lập đại hội khắp,
nói đầy đủ như trên… cho đến vì dân chúng thành Vương xá mà thuyết
pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ xong, từ chỗ ngồi đứng
dậy ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại nước Câu-tát-la, du hành
trong nhân gian đến vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-dà, nước Xá-vệ. Bấy giờ,
vua Ba-tư-nặc nghe Thế Tôn ở Câu-tát-la du hành trong nhân gian, đến vườn
Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ; nghe rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ
dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con nghe Thế Tôn tự ký thuyết đã
chứng Vô thượng Bồ-đề[13]
mà mọi người đã loan truyền, là không phải hư vọng và nói quá chăng? Là đã
nói như thuyết, nói như pháp, nói tùy thuận pháp chăng? Chẳng phải là bị
người khác làm tổn thương đồng pháp chăng? Trong khi hỏi đáp, không bị rơi
vào chỗ yếu kém chăng[14]?”
Phật bảo Đại vương:
“Những điều họ nói như vậy là lời nói chân thật,
chẳng phải là hư vọng, nói như thuyết, nói như pháp, nói tùy thuận pháp.
Chẳng phải là bị người khác làm tổn thương đồng pháp. Trong khi hỏi đáp,
không bị rơi vào chỗ yếu kém. Vì sao? Này Đại vương, hiện tại thực sự Ta
đã đắc Vô thượng Bồ-đề.”
Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:
“Tuy Thế Tôn đã nói như vậy, nhưng con vẫn còn chưa
tin. Vì sao? Vì trong đây còn có nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn tôn túc, trọng
vọng, như Phú-lan-na Ca-diếp, Mặc-già-lợi Cù-xá-lê Tử, San-xà-da Tỳ-la-chi
Tử, A-kỳ-đa Chỉ-xá-khâm-bà-la, Ca-la-câu-đà Ca-chiên-diên, Ni-kiền-đà
Nhã-đề Tử. Những vị đó không tự nói được Vô thượng Bồ-đề. Sao Thế Tôn còn
trẻ, tuổi còn nhỏ, xuất gia chưa bao lâu, mà lại tự nói chứng Vô thượng
Bồ-đề?”
Phật bảo Đại vương:
“Có bốn thứ tuy trẻ, nhưng không thể xem thường.
Những gì là bốn? Vương tử Sát-lợi, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường.
Rồng con[15],
tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Đóm lửa tuy nhỏ, nhưng chớ xem
thường. Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Đủ hình
tướng Sát-lợi,
Danh tiếng,
dòng quý tộc;
Tuy tuổi còn
trẻ nhỏ,
Người trí
không thể khinh.
Tất sẽ ở ngôi
vua,
Nhớ lại, sanh
oán hại.
Cho nên khó thể khinh;
Phải sanh lòng đại kính.
Người khéo biết tự hộ,
Hãy giữ kỹ mạng mình;
Bình đẳng mà tự hộ,
Tránh xa để hộ mạng[16].
Nơi làng xóm, chỗ vắng,
Nếu gặp rồng con kia;
Chớ cho là rắn nhỏ,
Mà sanh lòng coi thường.
Mình rồng nhỏ nhiều màu,
Cũng nên để yên ổn;
Nam hay nữ khinh rắn,
Đều bị độc làm hại.
Cho nên, để tự hộ,
Hãy giữ kỹ mạng mình;
Vì khéo tự hộ này,
Tránh xa để hộ mạng.
Mãnh hỏa khi xâm thực,
Dù ít nhưng không hạn;
Đuốc nhỏ có thể thiêu
Khắp nơi, nếu củi đủ.
Thiêu từ nhỏ dần lên,
Tận xóm làng thành ấp;
Cho nên, để tự hộ,
Nên như hộ mạng mình.
Vì khéo tự hộ này,
Tránh xa để tự hộ.
Bị lửa dữ thiêu đốt,
Trăm thứ cỏ cháy rụi.
Tắt rồi, không co rút;
Lửa tắt cỏ lại sanh.
Nếu khinh hủy Tỳ-kheo,
Người giữ lửa tịnh giới.
Thì đốt mình, con cháu,
Tai nạn lưu trăm đời.
Như đốt cây đa-la,
Không bao giờ sanh lại.
Cho nên phải tự hộ,
Như tự hộ mạng mình;
Vì khéo tự hộ này,
Tránh xa để hộ mạng.
Đủ hình tướng Sát-lợi,
Rắn con và đóm lửa;
Đủ tịnh giới, Tỳ-kheo,
Không nên sanh coi
thường.
Cho nên phải tự hộ,
Như tự hộ mạng mình;
Vì khéo tự hộ này,
Tránh xa
để hộ mạng.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc kia, nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc có bà nội, người mà vua rất
kính trọng, bỗng nhiên mạng chung[18].
Vua đưa ra ngoài thành hỏa táng, cúng dường xá-lợi xong, mặc áo tang, tóc
bù xù, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên.
Thế Tôn hỏi vua Ba-tư-nặc:
“Đại vương từ đâu lại, mặc đồ tang, tóc bù xù vậy?”
Vua Ba-tư-nặc thưa:
“Bạch Thế Tôn, con đã mất bà nội mà con rất kính
trọng. Bà đã bỏ con ra đi. Con đã đưa ra ngoài thành để hỏa táng, cúng
dường xong, rồi đến Thế Tôn.”
Phật bảo:
“Đại vương thương kính bà nội lắm phải không?”
Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, rất kính trọng thương mến. Bạch Thế
Tôn, nếu đem những gì có được ở trong nước như voi, ngựa, bảy báu, cho đến
ngai vàng đem bố thí hết cho người mà có thể cứu sống bà nội thì con sẽ bố
thí hết. Nhưng vĩnh viễn đã không thể cứu được; kẻ sống người chết mãi mãi
xa lìa; nhớ thương, buồn khổ, không tự mình vượt nổi. Con đã từng nghe Thế
Tôn nói: ‘Tất cả chúng sanh, tất cả côn trùng, cho đến tất cả quỷ thần, có
sanh đều phải chết, rốt cùng cũng phải chấm dứt, không có ai sanh ra mà
không chết.’ Hôm nay con mới nhận thấy lời Thế Tôn nói đúng.”
Phật bảo Đại vương:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Tất cả chúng sanh, tất cả côn
trùng, cho đến tất cả quỷ thần, có sanh đều phải chết, rốt cùng cũng phải
chấm dứt, không có ai sanh ra mà không chết.”
Phật bảo Đại vương tiếp:
“Cho dù dòng họ Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, hay gia chủ,
nếu có sanh đều phải chết, không ai không chết. Cho dù là Đại vương
Sát-đế-lợi, ở ngôi quán đảnh, làm vua bốn thiên hạ, được sức tự tại; đối
với các địch quốc đều hàng phục, cuối cùng không ai là không chết. Lại
nữa, Đại vương, dù sanh trời Trường thọ, làm vua Thiên cung, tự tại khoái
lạc, cuối cùng cũng phải chấm dứt. Lại nữa, Đại vương, Tỳ-kheo A-la-hán
các lậu đã hết, đã lìa các gánh nặng, việc cần làm đã làm xong, đã được
lợi mình, hết các hữu kết, chánh trí, tâm khéo giải thoát, vị ấy cũng phải
chấm dứt, xả thân vào Niết-bàn. Lại nữa, hàng Duyên giác, khéo điều phục,
khéo tịch tĩnh, khi hết thân mạng này, cuối cùng cũng vào Niết-bàn. Chư
Phật Thế Tôn đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, hơn tiếng rống sư tử, cuối
cùng cũng xả thân vào Bát-niết-bàn. Vì vậy, Đại vương nên biết, tất cả
chúng sanh, tất cả côn trùng, cho đến tất cả quỷ thần, có sanh đều phải
chết, rốt cùng cũng phải chấm dứt, không có ai sanh ra mà không chết.”
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:
Tất cả loài
chúng sanh,
Có mạng đều
phải chết;
Chúng đi theo nghiệp
mình,
Tự nhận quả thiện ác.
Nghiệp ác vào địa ngục,
Làm lành lên trên trời;
Tu tập đạo thắng diệu,
Lậu hết, Bát-niết-bàn.
Như Lai và Duyên giác,
Thanh văn đệ tử Phật;
Đều phải bỏ thân mạng,
Huống là người phàm phu.
Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì
Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh
thiền tứ tư duy, tự nghĩ: ‘Thế nào là tự thương yêu mình, thế nào là không
tự thương yêu mình[20]?’
Lại nghĩ: ‘Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác
hạnh, thì nên biết những người này không tự thương yêu mình. Nếu người nào
thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, thì nên
biết những người này tự thương yêu mình.’ Sau khi từ thiền tịnh dậy, đến
chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh tư duy,
tự nghĩ: ‘Thế nào là tự thương yêu, thế nào là không tự thương yêu mình?’
Rồi lại nghĩ: ‘Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành
ác hạnh, thì nên biết những người này không tự thương yêu mình. Nếu người
nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, thì nên
biết những người này tự thương yêu mình’.”
Phật bảo Đại vương:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương, nếu
người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, thì nên
biết những người này không tự thương yêu. Dầu cho họ tự nói, tự thương
yêu, nhưng thật ra không phải tự thương yêu. Vì sao? Vì không có điều xấu
ác nào mà người bạn xấu ác làm cho không phải là điều không là thân thương
đối với người mà nó không thân thương, không phải là điều được yêu mến đối
với người mà nó không yêu mến[21].
Cho nên những người này là không phải tự yêu thương mình. Lại nữa, Đại
vương, người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện
hạnh, thì nên biết những người này tự thương yêu mình. Dầu cho những người
này tự nói không tự thương tiếc thân mình, nhưng thực ra những người này
là tự thương yêu mình. Vì sao? Vì không có điều tốt nào mà người bạn tốt
làm không phải là đáng thân đối với người mà nó thân, không phải là đáng
yêu đối với người mà nó yêu. Cho nên những người này là người tự thương
yêu mình.”
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ:
Bảo rằng tự
thương mình,
Không nên tạo
ác hạnh.
Vì nhân không
ác hạnh,
Nên đã được an lạc.
Bảo rằng tự thương mình,
Quyết không tạo ác hạnh.
Người tạo mọi nghiệp
thiện,
Nên đã được an lạc.
Nếu ai tự yêu mình,
Khéo hộ mà tự hộ;
Như vua khéo giữ nước,
Ngoài, canh phòng biên
giới.
Nếu ai tự yêu mình,
Khéo tự giữ báu vật;
Như vua khéo giữ nước,
Trong, canh giữ thành
quách.
Như tự giữ bảo vật,
Sát-na không gián đoạn;
Sát-na nếu thiếu lo,
Đường ác
chịu khổ mãi.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh
tư duy, tự nghĩ: ‘Thế nào là tự hộ, thế nào là không tự hộ[23]?’
Lại nghĩ: ‘Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác
hạnh, nên biết những người này là không tự hộ. Nếu người nào thân hành
thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người
này là tự hộ.’ Sau khi từ thiền tịnh dậy, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ
dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh tư duy,
tự nghĩ: ‘Thế nào là tự hộ, thế nào là không tự hộ?’ Rồi lại nghĩ: ‘Nếu
người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết
những người này là không tự hộ. Nếu người nào thân hành thiện hạnh, khẩu
hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự hộ.’
Phật bảo Đại vương:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Nếu
người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết
những người này là không tự hộ, mà nói là hay tự phòng hộ. Tuy nói là tự
phòng hộ bằng quân voi, ngựa, xe, bộ, dùng chúng để tự phòng hộ, nhưng
thực ra không phải là tự phòng hộ. Vì sao? Vì tuy phòng hộ bên ngoài,
nhưng không phòng hộ bên trong. Cho nên, Đại vương! Đó gọi là không tự
phòng hộ.
“Đại vương, nếu người nào thân hành thiện hạnh,
khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự
phòng hộ. Tuy họ không dùng quân voi, ngựa, xe, bộ để tự phòng hộ, nhưng
thực ra là tự phòng hộ. Vì sao? Vì phòng hộ bên trong. Đó gọi là khéo tự
phòng hộ, chẳng cần phòng hộ bên ngoài.”
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:
Khéo phòng
hộ thân, khẩu,
Và tất cả ý
nghiệp;
Tự hộ bằng tàm
quý,
Đó là khéo phòng hộ.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh
tư duy, tự nghĩ: ‘Thế gian ít có người được tài lợi thắng diệu mà không
phóng dật, không tham đắm, không tạo những ác hạnh đối với chúng sanh.
Nhưng thế gian có nhiều người được tài lợi thắng diệu là hay sanh ra phóng
dật, tăng trưởng tham đắm chúng, khởi lên các tà hạnh.’ Nghĩ vậy rồi, đến
chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh tư duy,
tự nghĩ: ‘Thế gian ít có người được tài lợi thắng diệu và đối với tài lợi
đó không sanh ra phóng dật, không sanh ra tham đắm, không tạo ra tà hạnh.
Nhưng thế gian có nhiều người được tài lợi thắng diệu là hay sanh ra phóng
dật, sanh ra tham đắm, khởi lên các tà hạnh.’
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Thế gian
ít có người được tài lợi thắng diệu mà không tham đắm, không sanh ra phóng
dật, không khởi lên những tà hạnh. Nhưng thế gian có nhiều người được tài
lợi thắng diệu và đối với tài lợi phóng dật, mà khởi lên tham đắm, khởi
lên các tà hạnh.’ Đại vương nên biết, những người thế gian kia được tài
lợi thắng diệu, đối với tài lợi mà phóng dật, mà khởi tham đắm, làm các tà
hạnh, đó là những người ngu si, sẽ chịu khổ lâu dài, không lợi ích. Đại
vương, giống như người thợ săn, học trò thợ săn, giăng lưới bắt giết nhiều
thú vật, trong rừng hoang vắng; hại chúng sanh khốn khổ, nghiệp ác tăng
trưởng. Cũng vậy, người thế gian được tài lợi thắng diệu, đối tài lợi sanh
phóng dật, khởi lên tham đắm, tạo các tà hạnh; người ngu si này sẽ chịu
khổ não lâu dài, không được lợi ích.”
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:
Đối tài vật
tham dục,
Bị tham làm mê say,
Cuồng loạn không tự
biết;
Giống như người thợ săn.
Vì sự phóng dật này,
Nên chịu
báo khổ lớn.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đang ngự trên chánh điện[26],
tự mình xem xét những việc của quốc vương, thấy giai cấp Sát-đế-lợi,
Bà-la-môn, Gia chủ, vì tham dục nên hay dối trá, vọng ngữ, liền tự nghĩ:
‘Hãy ngưng việc xét đoán này, dừng việc xét đoán này. Ta không còn đích
thân xét đoán việc nữa. Ta có người con hiền, sẽ bảo nó xét đoán. Làm sao
ta có thể nhìn những dòng họ sang cả này, giai cấp Sát-đế-lợi, Bà-la-môn,
Gia chủ, vì tham dục nên hay dối trá, vọng ngữ?’ Khi vua Ba-tư-nặc nghĩ
vậy xong, liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua
một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con đang ngự trên chánh điện, để tự
xét đoán những việc của quốc vương, thấy các giai cấp Sát-đế-lợi,
Bà-la-môn, Gia chủ, vì tham dục nên hay dối trá, vọng ngữ. Bạch Thế Tôn,
con nhận thấy được điều này rồi, tự nghĩ: ‘Từ nay ta hãy ngưng việc xét
đoán này, dừng việc xét đoán này. Ta có người con hiền sẽ bảo nó xét đoán.
Con không có thể chính mình nhìn những dòng họ sang cả này, giai cấp
Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Gia chủ, vì tham dục nên hay dối trá, vọng ngữ.’”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Các dòng
họ sang cả kia, giai cấp Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Gia chủ kia, vì tham dục
nên hay dối trá, vọng ngữ. Họ là những người ngu si, sẽ chịu khổ lâu dài,
không được lợi ích. Giống như người chài lưới và đệ tử của chài lưới thả
câu, giăng lưới nơi sông, suối, khe, rạch giết hại chúng sanh tạo ra khổ
lớn. Cũng vậy, Đại vương, các giai cấp Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Gia chủ vì
tham dục nên hay dối trá, vọng ngữ. Họ sẽ chịu khổ mãi mãi, không được lợi
ích lâu dài.”
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:
Khởi tham
muốn tài sản,
Tham dục làm say mê;
Cuồng loạn không tự
giác,
Giống như người bắt cá.
Do vì nghiệp ác này,
Nên chịu
báo khổ lớn.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đến chỗ Phật, cúi đầu lễ
dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, nước Xá-vệ này có gia chủ Ma-ha-nam[28],
giàu có nhiều của cải, kho chứa vàng ròng có đến trăm nghìn ức, huống là
những của khác. Bạch Thế Tôn, gia chủ Ma-ha-nam giàu có như vậy, nhưng đồ
ăn chỉ dùng những thứ như: Ăn gạo tấm thô sơ, canh đậu, gừng cũ nát; còn
mặc thì áo vải thô, mang giày da đơn; đi thì xe cũ kỹ, đội nón lá cây.
Chưa từng nghe ông ta cúng dường, bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, hay thấy
ông cung cấp giúp đỡ cho những người nghèo khổ, những người lỡ đường thiếu
thốn, những người ăn xin. Khi ăn thì đóng cửa, không để cho các Sa-môn,
Bà-la-môn nào hay những người bần cùng, những người lỡ đường, những người
ăn xin, trông thấy.”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Đại vương, gia chủ này không phải là Chánh sĩ[29],
được tài lợi thắng diệu mà không tự thọ dụng, không biết phụng dưỡng cha
mẹ, cung cấp cho vợ con, bà con quyến thuộc, đoái nghĩ đến tôi tớ, giúp đỡ
cho người quen biết, không biết tùy thời cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, để
gieo trồng vào ruộng phước thù thắng, để hướng đến chỗ cao quý, hưởng thụ
an lạc lâu dài, đời sau sanh về cõi trời. Được những tài vật thù thắng mà
không biết cách dùng rộng rãi để thâu lợi lớn.
“Đại vương, thí như nước được tích chứa trong ao hồ
ở giữa đồng hoang, mà không có người dùng đến để uống ăn, tắm rửa, nước
trong đầm bị nung khô tiêu hết. Cũng vậy, kẻ sĩ bất thiện[30]
được tài vật thắng diệu,… cho đến không chịu dùng rộng rãi để thâu lợi
lớn, cũng giống như hồ nước kia vậy.
“Đại vương, có thiện nam tử[31]
được tài lợi thắng diệu, sung sướng mà thọ dùng, phụng dưỡng cha mẹ, cung
cấp vợ con bà con quyến thuộc, nghĩ đến tôi tớ, giúp đỡ người quen biết,
thường xuyên cũng cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, gieo trồng vào ruộng
phước thù thắng, để hướng đến chỗ cao quý, đời sau sanh về cõi trời; được
tiền của thù thắng, biết cách thọ dụng rộng rãi để thu lợi lớn gấp bội.
Đại vương, giống như bên cạnh thành ấp, làng xóm có ao nước trong sạch mát
mẻ, cây cối che mát, khiến mọi người yêu thích, nhiều người chịu dùng, cho
đến loài cầm thú. Cũng vậy, thiện nam tử kia được tài lợi thắng diệu, tự
cúng dường tùy thích, phụng dưỡng cha mẹ,… cho đến gieo trồng ruộng phước
thù thắng, thu lợi rộng lớn.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Hồ nước nơi
hoang mạc,
Dù trong mát sạch sẽ,
Mà không người thọ dụng,
Thì nơi đó khô hết.
Cũng vậy của thắng diệu,
Mà ở nơi người ác,
Không thể tự thọ dụng,
Cũng không thương giúp
ai.
Luống tự gom góp khổ,
Chứa rồi tự tiêu tán.
Người trí được của
nhiều,
Tự mình vui thọ dụng;
Thí khắp làm công đức,
Giúp đỡ cho thân thuộc;
Tùy chỗ cần cung cấp,
Như trâu chúa lãnh đàn.
Bố thí cùng thọ dụng,
Không mất cơ hội cần.
Nương lý mà mạng chung[32],
Sanh Thiên
hưởng phước lạc.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nước Xá-vệ có gia chủ Ma-ha-nam mạng chung[34],
nhưng không có con cháu. Vua Ba-tư-nặc mới đem tài sản không có con, không
có thân thuộc nhập hết về nhà vua. Vua Ba-tư-nặc hằng ngày phải đi xem xét
tài sản, thân thể dính bụi bặm, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên.
Bấy giờ Thế Tôn hỏi vua Ba-tư-nặc:
“Đại vương từ đâu đến, thân thể dính bụi bặm và có
vẻ mệt nhọc?”
Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, gia chủ Ma-ha-nam nước này mạng
chung, để lại tài sản, nhưng không con, nên tất cả phải nhập về nhà vua.
Con phải trông coi, liệu lý, nên bụi bặm dính vào người, mệt nhọc. Từ nhà
đó con đến đây.”
Phật hỏi vua Ba-tư-nặc:
“Gia chủ Ma-ha-nam kia giàu có nhiều của lắm sao?”
Vua đáp:
“Bạch Thế Tôn, rất giàu, tiền của rất nhiều, tiền
vàng của báu có đến trăm nghìn ức, huống lại là những của khác. Bạch Thế
Tôn, ông Ma-ha-nam kia lúc còn sống mặc thô sơ, ăn uống cực khổ. Nói
đầy đủ như trên.”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Ông Ma-ha-nam kia vào thời quá khứ, gặp
Bích-chi-phật Đa-ca-la-thi-khí[35]
có cúng dường một bữa ăn, nhưng không có lòng tin thanh tịnh, không cung
kính cúng dường, không tự tay cúng dường; sau khi cúng rồi lại hối tiếc
nói rằng: ‘Cơm này ta có thể cho những tôi tớ của mình, không tội gì lại
đem cho Sa-môn!’ Nhờ phước bố thí này, bảy lần được sanh lên trời Tam thập
tam và bảy lần sanh vào nước Xá-vệ này thuộc dòng họ tối thắng, tiền của
giàu có bậc nhất. Nhưng vì khi cúng dường vị Bích-chi-phật kia với lòng
tin không thanh tịnh, không cung kính cúng dường, không tự tay cúng dường;
sau khi cúng dường rồi lại hối tiếc, nên dù nơi khi sanh ra tuy được giàu
có, nhưng phải thọ dụng quần áo thô sơ, ăn uống khổ cực, ngọa cụ, nhà cửa,
xe cộ thô sơ cũ kỹ. Ngay từ đầu chưa nếm qua được sắc, thanh, hương, vị,
xúc tốt đẹp để tự an thân.
“Lại nữa, Đại vương, trước kia gia chủ Ma-ha-nam đã
giết người anh khác mẹ của mình để chiếm lấy tài sản. Vì tội này nên trải
qua trăm nghìn năm phải đọa vào địa ngục, tội báo ấy còn sót nên sanh vào
nước Xá-vệ, bảy lần thọ thân mà thường không có con; tài sản tịch thâu về
nhà vua. Đại vương, gia chủ Ma-ha-nam nay mạng chung, phước báo bố thí quá
khứ đã hết mà đời này ông lại keo kiệt, tham lam, buông lung đối với tài
sản, nhân tạo tội ác, sau khi mạng chung ở đây sẽ đọa địa ngục, chịu nhiều
khổ não.”
Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, gia chủ Ma-ha-nam sau khi mạng chung
sẽ đọa vào địa ngục chịu khổ đau phải không?”
Phật đáp:
“Đúng vậy, Đại vương! Đã đọa vào địa ngục.”
Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nghĩ đến ông mà rơi lệ, lấy
áo lau nước mắt, nói kệ:
Của cải, kim
bảo thật,
Voi ngựa đồ
dùng tốt;
Nô bộc, trẻ
hầu hạ,
Cùng nhà cửa
ruộng nương.
Tất cả đều bỏ
lại,
Thần thức đi
một mình.
Vận phước số
đã hết,
Vĩnh viễn bỏ
thân người.
Nay họ sở hữu
gì?
Đem theo được những gì?
Với cái gì không bỏ,
Như bóng
đi theo hình?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chỉ có
nghiệp tội, phước,
Người nào đã
tạo ra;
Thì đó là sở
hữu,
Họ sẽ thường mang theo.
Sống chết chưa từng lìa,
Giống bóng đi theo hình.
Như người ít tư lương,
Đi xa gặp nạn khổ.
Người không tu công đức,
Phải qua khổ đường ác.
Như người nhiều tư
lương,
Đi xa được an lạc.
Người tu đức thuần hậu,
Luôn hưởng vui cõi lành.
Như người đi chơi xa,
Lâu năm về an ổn.
Người thân và bằng hữu,
Tụ tập đón mừng vui;
Người khéo tu công đức,
Chết đây sanh nơi khác.
Những thân quyến của họ,
Gặp nhau tâm hoan hỷ.
Cho nên phải tu phước,
Tích tụ thành vĩnh cửu.
Phước đức hay vì người,
Kiến lập vui đời khác;
Phước đức được trời
khen,
Cùng hạnh tu chánh khác.
Hiện tại người không
chê,
Chết sanh
lên cõi trời.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc tổ chức đại hội[37]
rộng rãi. Vì đại hội nên đem cả nghìn con bò đực[38]
cột vào trụ và những đồ vật cúng tế. Cho mời hết các ngoại đạo khác nhau,
từ xa đến tụ tập đông đủ nơi đại hội của vua Ba-tư-nặc.
Lúc ấy, có nhiều Tỳ-kheo, sáng sớm đắp y, ôm bát,
vào thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc mở đại hội rộng rãi. Nói
đầy đủ như trên,… cho đến các ngoại đạo, tất cả đều đến tập hợp. Nghe
rồi, sau khi khất thực xong, trở về tinh xá cất y bát, rửa chân rồi, đến
chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay, các Tỳ-kheo chúng
con đắp y, ôm bát, vào thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc mở đại
hội rộng rãi. Nói đầy đủ như trên,… cho đến các ngoại đạo khác đều
tập hợp đến chỗ đại hội.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Tháng tháng[39]
mở đại hội,
Cho đến số
trăm nghìn[40];
Không bằng
chánh tín Phật,
Bằng một phần
mười sáu.
Cũng vậy, tín
Pháp, Tăng,
Từ tâm với chúng sanh;
Phước của đại hội kia,
Không bằng phần mười
sáu.
Nếu người ở thế gian,
Ức năm[41]
tạo nghiệp phước;
Không bằng một phần bốn.
Kính lễ vị
trực tâm[42].
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nổi giận, bắt nhiều người
trong nước bỏ tù, gồm các Sát-đế-lợi, nào Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà-la,
Chiên-đà-la, trì giới hay phạm giới, tại gia hay xuất gia đều bị trói, bị
xiềng xích, bị cùm, hoặc bị cột dây. Bấy giờ, sáng sớm, có các Tỳ-kheo đắp
y, ôm bát, vào thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc bắt giữ nhiều
người,… cho đến xiềng xích, cột trói. Sau khi khất thực xong, các Tỳ-kheo
trở về tinh xá cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới
chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay các Tỳ-kheo chúng con vào
thành khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc bắt giữ nhiều người,… cho đến xiềng
xích, cột trói.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Chẳng phải
dây, cùm, xích,
Là trói buộc
kiên cố.
Tâm ô nhiễm,
luyến tiếc
Của báu, tiền,
vợ con:
Dây trói bền
lâu nhất;
Tuy lỏng nhưng
khó thoát.
Người trí
không luyến tiếc
Lạc thú ngũ
dục đời.
Đó là dứt được
trói,
An ổn siêu
xuất thế[44].
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc và vua A-xà-thế con bà
Vi-đề-hy nước Ma-kiệt-đà chống đối nhau. Vua Ma-kiệt-đề A-xà-thế khởi bốn
thứ quân voi, ngựa, xe, bộ kéo đến nước Câu-tát-la. Vua Ba-tư-nặc nghe bốn
thứ quân của vua A-xà-thế con bà Vi-đề-hy kéo đến, cũng tập hợp bốn thứ
quân voi, ngựa, xe, bộ ra nghinh chiến. Bốn thứ quân của vua A-xà-thế đắc
thắng, bốn thứ quân của vua Ba-tư-nặc thua, tán loạn thoái lui, một mình
một xe chạy trở về thành Xá-vệ.
Bấy giờ sáng sớm, có các Tỳ-kheo, đắp y ôm bát vào
thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ma-kiệt-đà A-xà-thế con bà Vi-đề-hy đem
bốn thứ quân đến nước Câu-tát-la; vua Ba-tư-nặc khởi bốn thứ quân ra
nghinh chiến. Bốn thứ quân của vua Ba-tư-nặc thua, tán loạn rút lui, vua
Ba-tư-nặc khốn đốn sợ hãi, một mình một xe chạy trở về thành Xá-vệ. Nghe
rồi, khất thực xong, các Tỳ-kheo trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong,
đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay các Tỳ-kheo chúng con vào
thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc và vua A-xà-thế con bà Vi-đề-hy
khởi bốn binh. Nói đầy đủ như trên,… cho đến một mình một xe chạy
trở về thành Xá-vệ.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Chiến thắng
thêm oán thù,
Bại khổ nằm
không yên.
Thắng bại, bỏ
cả hai,
Nằm yên
vui tịch tịnh.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc và vua Ma-kiệt-đề A-xà-thế
con bà Vi-đề-hy chống đối nhau. Vua Ma-kiệt-đề A-xà-thế con bà Vi-đề-hy
khởi bốn thứ quân kéo đến nước Câu-tát-la. Vua Ba-tư-nặc khởi bốn thứ quân
gấp đôi ra nghinh chiến. Bốn thứ quân của vua Ba-tư-nặc đắc thắng, bốn thứ
quân của vua A-xà-thế thua, khiếp phục tán loạn. Vua Ba-tư-nặc bắt sống
vua A-xà-thế và thu được tiền tài, bảo vật xe cộ ngựa voi. Bắt sống vua
A-xà-thế, chở cùng xe đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi
lui qua một bên, vua Ba-tư-nặc bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, đây là vua A-xà-thế, con bà
Vi-đề-hy, mà con không bao giờ oán hận. Nhưng người lại gây oán kết; đối
với người tốt mà tạo điều không tốt. Song người này là con của bạn con.
Con sẽ thả ra cho trở về nước.”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Lành thay, Đại vương, thả cho người đi, bệ hạ sẽ
được an ổn, lợi ích lâu dài.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Cho dù sức tự tại,
Thường hay xâm lược
người;
Sức tăng thì càng oán,
Bội thu lợi mình người[47].
Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc và vua
A-xà-thế, con bà Vi-đề-hy, nghe những gì Phật dạy hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ
ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh
tư duy, tự nghĩ: ‘Chánh pháp của Thế Tôn, là pháp hiện tiền, xa lìa sự
thiêu đốt, không đợi thời tiết, thông suốt đến nơi, được thấy ngay trong
hiện tại, bằng tự giác mà chứng biết pháp này[49],
là thiện tri thức, thiện bạn đảng, chẳng phải ác tri thức, ác bạn đảng[50].’
Nghĩ vậy rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua
một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh, tự
nghĩ: ‘Chánh pháp của Thế Tôn, là pháp hiện tiền, xa lìa sự thiêu đốt,
không đợi thời tiết, thông suốt đến nơi, được thấy ngay trong hiện tại,
bằng tự giác mà chứng biết pháp này, là thiện tri thức, thiện bạn đảng,
chẳng phải ác tri thức, ác bạn đảng.’”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Chánh
pháp của Thế Tôn, là pháp hiện tiền, xa lìa sự thiêu đốt, không đợi thời
tiết, thông suốt đến nơi, được thấy ngay trong hiện tại, bằng tự giác mà
chứng biết pháp này, là thiện tri thức, thiện bạn đảng, chẳng phải ác tri
thức, ác bạn đảng.’ Vì sao? Ta là thiện tri thức, đối với chúng sanh có
pháp sanh được giải thoát khỏi sanh; chúng sanh có pháp già, bệnh, chết,
ưu, bi, não, khổ, đều giải thoát khỏi tất cả.
“Đại vương, có một thời Ta ở tại tinh xá Sơn cốc,
thành Vương xá[51].
Khi ấy Tỳ-kheo A-nan-đà một mình ở nơi yên tĩnh, tư duy tự nghĩ: ‘Một nửa
phạm hạnh là thiện tri thức, thiện bạn đảng, chẳng phải là ác tri thức, ác
bạn đảng[52].’
Nghĩ như vậy rồi, đến chỗ Ta, cúi đầu lễ dưới chân Ta, ngồi lui qua một
bên, bạch Ta rằng:
“Bạch Thế Tôn, con một mình ở nơi chỗ yên tĩnh, tư
duy, tự nghĩ: ‘Một nửa phạm hạnh là thiện tri thức, thiện bạn đảng, chẳng
phải là ác tri thức, ác bạn đảng’”
“Lúc ấy Ta bảo rằng:
“A-nan, đừng nói những lời như vầy: ‘Một nửa phạm
hạnh là thiện tri thức, thiện bạn đảng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn
đảng.’ Vì sao? Phạm hạnh thanh bạch, thuần nhất, mãn tịnh này, chính là
thiện tri thức, thiện bạn đảng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng. Vì
sao? Ta thường vì các chúng sanh làm thiện tri thức. Vì những chúng sanh
này có sanh, nên biết, chánh pháp của Thế Tôn ngay trong đời này khiến
thoát khỏi sự sanh; đối chúng sanh có già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ,
lìa các nhiệt não, khiến cho thoát khổ não, không đợi thời tiết, hiện tại,
thông suốt dẫn đến, bằng tự giác mà chứng biết; thì đó gọi là thiện tri
thức, thiện bạn đảng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Khen ngợi
không buông lung,
Đó là chánh
giáo Phật;
Tu thiền không buông
lung,
Mau đạt
được lậu tận.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh
tư duy, tự nghĩ: ‘Có hay không một pháp mà được tu tập, tu tập nhiều,
trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ;
sở nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ?’ Nghĩ vậy rồi, đến chỗ
Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, một mình con ở chỗ yên tĩnh, tự
nghĩ: ‘Có hay không một pháp mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại
được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ; sở nguyện cả
đời này và đời sau đều được đầy đủ?”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Có một
pháp mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ,
đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ; sở nguyện cả đời này và đời sau đều
được đầy đủ. Đó là pháp lành không buông lung. Pháp lành không buông lung
mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời
sau cũng được sở nguyện đầy đủ; sở nguyện cả đời này và đời sau đều được
đầy đủ.
“Đại vương, thí như những công nghiệp đồ sộ được
tạo ra ở thế gian, chúng đều nương vào đất mà được kiến lập. Pháp lành
không buông lung cũng lại như vậy, được tu tập, tu tập nhiều thì trong
hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ; sở
nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ.
“Như lực, cũng vậy, hạt giống, rễ, lõi, loài đi
trên bộ, đi dưới nước, sư tử, nhà cửa[54],
cũng nói như vậy.
“Cho nên, Đại vương nên trụ vào không buông lung;
nên nương vào không buông lung. Sau khi trụ vào không buông lung, nương
vào không buông lung thì phu nhân sẽ nghĩ: ‘Đại vương đã trụ vào không
buông lung, nương vào không buông lung, nay ta cũng nên như vậy, trụ vào
không buông lung, nương vào không buông lung.’ Phu nhân đã như vậy, đại
thần, thái tử, mãnh tướng cũng như vậy. Cũng vậy, nhân dân trong nước cũng
sẽ nghĩ: ‘Đại vương đã trụ vào không buông lung, phu nhân, đại thần, thái
tử, mãnh tướng đã trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung,
chúng ta cũng như vậy, nên trụ vào không buông lung, nương vào không buông
lung.’ Đại vương, nếu người nào trụ vào không buông lung, nương vào không
buông lung, thì có thể tự hộ. Phu nhân, thể nữ cũng có thể tự bảo vệ và
kho tàng của báu sẽ tăng lên thật nhiều.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Xưng tán
không buông lung,
Chê bai sự buông lung.
Đế Thích không buông
lung,
Làm chúa trời Đao-lợi.
Xưng tán không buông
lung,
Chê bai sự buông lung.
Có đủ không buông lung,
Thâu giữ gồm hai nghĩa.
Một hiện tại được lợi,
Hai đời sau cũng vậy.
Đó gọi là hiện quán,
Của người
trí sâu xa[55].
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ làm lễ ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh
tư duy, tự nghĩ: ‘Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến.
Những gì là ba? Đó là già, bệnh, chết. Như vậy là ba pháp mà tất cả thế
gian không yêu, không mến. Nếu không có ba pháp mà thế gian không yêu,
không mến này, thì chư Phật Thế Tôn cũng không xuất hiện ở đời và thế gian
cũng không biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người
diễn nói rộng rãi. Vì có ba pháp này mà tất cả thế gian không yêu, không
mến này là già, bệnh, chết nên chư Phật Như Lai mới xuất hiện ở đời và thế
gian biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn
nói rộng rãi.’ Vua Ba-tư-nặc nghĩ vậy rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ
dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, đem những điều suy nghĩ kia bạch Thế
Tôn.
Phật bảo vua Ba-tư-nặc:
“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Đây có
ba pháp mà thế gian không yêu, không mến là già, bệnh, chết,… cho đến thế
gian biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn
nói rộng rãi.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Xe báu của
vua đi,
Cuối cùng cũng
hư hoại.
Thân này cũng
như vậy,
Biến chuyển sẽ
về già.
Chỉ chánh pháp
Như Lai,
Không có tướng
suy, già.
Người nhận
chánh pháp này,
Luôn đến chỗ an ổn.
Phàm phu luôn suy yếu,
Hình tướng tệ, xấu xí;
Suy già đến tàn lụn,
Người ngu tâm mê muội.
Nếu người sống trăm
tuổi,
Thường lo chết theo đến;
Già bệnh đuổi theo nhau,
Dò xét
liền gia hoại.
Phật nói kinh này xong, vua
Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.[57]
*
[1].
Đại Chánh quyển 46. Phật Quang, quyển 41.
Ấn Thuận, Tụng viii, “19. Tương ưng Đế thích” tiếp theo Đại Chánh
quyển 41. Quốc Dịch, quyển 35, Tụng vii, “3. Tương ưng Đế thích” tiếp
theo. Tương đương Pāli, S. 11. 1. 6.
Kulāvaka. Biệt dịch,
№100(49).
[2].
Kim sí điểu
金翅鳥.
(Pāli: garuḷa); S. ibid.
kulāvakā simbalismiṃ, có những tổ chim
trên cây bông gòn.
[3].
Pāli, S. 11. 14.
Daliddo.
Biệt dịch, №100(51).
[4].
Bản Cao-ly: ư於;
bản Tống Nguyên Minh: trụ住.
Có thể đọc là tín信.
Pāli:
tathāgatappaveditadhammavinaye
saddhaṃ
samādiyī,
duy trì tín tâm nơi pháp luật được Như Lai tuyên thuyết.
[5].
Pāli, S. 11.16.
Yajamānaṃ.
Biệt dịch, №100(52).
[6].
Giá-la-ca
遮羅迦
(Pāli: caraka),
tu sĩ lang thang, thuộc nhóm hành trì theo
Yajur-veda (Tế tự
Vệ-đà). Pāli, S.ibid. không có chi tiết này.
[7].
Giá-la-ca
遮羅迦
(Pāli:
Caraka), tên một ẩn sĩ
cũng là y sĩ, truyền thường đi lang thang khắp nơi để trị bệnh cho
người đời.
[8].
Cf.
Sn.111,
Jā
iii.51:
buddha-pamukhaṃ bhikkhúaṅghaṃ nimantetvā.
[9].
Chỉ
Dự
lưu
hướng
cho
đến
A-la-hán
hướng.
Pāli:
cattāro
ca
paṭipannā.
[10].
Bốn
Thánh
quả,
từ
Dự
lưu,
cho
đến
A-la-hán.
Pāli:
cattāro
ca
phale
ṭhitā.
[11].
Tham chiếu kinh 1224.
[12].
Quốc Dịch, tụng vii, “4. Tương ưng
Câu-tát-la”, hai phẩm. – Ấn Thuận, tụng viii, “20. Tương ưng Sát-lợi”,
hai mươi mốt kinh, 1229-1249 (Đại Chánh, 1226-1240, 1145-1150/quyển
42). Tương đương Pāli, phần lớn,
S. 3. Kasalā-saṃyutta.
Đại Chánh, kinh 1226; Pāli,
S.
3.1. Daharo.
Biệt
dịch,
№100(53).
[13].
Nguyên
Hán:
a-nậu-đa-la
tam-miệu-tam-bồ-đề阿耨多羅三藐三菩提.
Pāli: anuttaraṃ
sammāsaṃbodhiṃ.
[14].
Nguyên Hán:
得非虛妄過長說耶為如說說如法說隨順法說耶非
T2№099_p0334c20是他人損同法者於其問答生厭薄處耶
(T2n99, tr.334c19).
So sánh câu văn có nội dung tương tự, kinh 113 trên
得無過耶將不毀謗世尊耶毀謗世尊耶說說耶如法說將不為他難問詰責墮負處耶 (T2n99,tr.
38a16), Không có sai lầm chăng? Không
hủy báng Thế Tôn chăng? Nói như thuyết chăng? Nói như pháp chăng?
Không bị người khác chất vấn khiến rơi vào bế tắc chăng?
[15].
Hán: long tử
龍子,
rồng con. Đoạn sau, cũng nói là tiểu xà
小蛇
. Pāli: urago,
con rắn.
[16].
Pāli:
tasmā taṃ
parivajjeyya, rakkhaṃ jīvitam attano,
Vì
vậy,
hãy
tránh
xa nó, để giữ mạng sống của mình.
[17].
Pāli, S. 3.22.
Ayyakā.
Biệt dịch, №100 (54), №125 (26.7).
[18].
Bản
Pāli,
bà
sống
một trăm hai mươi
tuổi.
[19].
Pāli, S. 3. 4.
Piya.
[20].
…tự
niệm,…bất
tự
niệm
云何為自念。云何為不自念.
Pāli: kesaṃ nu kho piyo
attā, kesaṃ appiyo attā ti, “đối với ai
ta (tự ngã ) là thân yêu? Đối với ai, ta (tự ngã) không là thân yêu?”
[21].
Dịch
sát
văn
Hán
nên
hơi
tối
nghĩa.
So
sánh
Pāli: yañhi
appiyo
appiyassa
kareyya,
taṃ
te attanāva attano karonti;
tasmā téaṃ appiyo attā, “Điều gì mà
người không thân thương (= kẻ thù) có thể làm cho người không thân
thương (= kẻ thù), điều đó ta (tự ngã) làm cho ta (tự ngã) cũng vậy;
vì vậy, đối với chúng, tự ngã không phải là thân thương (= kẻ thù).”
[22].
Pāli, S. 3.5.
Attānurakkhita. Biệt
dịch, №100(56).
[23].
Pāli:
kesaṃ
nu
kho
rakkhito
attā,
kesaṃ
arakkhito
attā
ti,
“Đối
với
những ai tự ngã được thủ hộ? Đối với những ai tự ngã
không được thủ hộ?” Xem cht.20 kinh 1228.
[24].
S. 3.6.
Appakā.
Biệt dịch, №100(58).
[25].
S. 3.7.
Atthakaraṇa. Biệt dịch,
№100(57).
[26].
Chánh
điện
正殿.
Pāli: atthakaraṇa,
công đường hay pháp đường.
[27].
S. 3.19.
Aputtaka (1): không con.
Biệt dịch, №100(59), №125(23.4).
[28].
Ma-ha-nam
摩訶男.
S. ibid., sāvatthiyaṃ
seṭṭhi gahapati kālaṅkato, một gia chủ
giàu có ở Sāvatthi
đã chết.
[29].
Chánh sĩ
正士.
Pāli: asappuriso,
con người không cao thượng, không phải chân nhân, không phải thượng
nhân.
[30].
Bất
thiện
sĩ
phu
不善士夫.
Đồng nhất với phi chánh sĩ trên. Pāli:
asappuriso.
[31].
Thiện
nam
tử
善男子.
Trái với phi chánh sĩ hay bất thiện sĩ phu ở trên. Pāli:
sappuriso.
[32].
Hán: thừa lý
乘理 .
Pāli: anindito,
không bị chê bai. Hán đọc là
ānendito?
[33].
S. 3. 2. 10.
Aputtaka (2). Biệt dịch,
№100(60).
[34].
Xem
cht.28
kinh
1232 trên.
[35].
Đa-ca-la-thi-khí Bích-chi-phật
多迦羅尸棄辟支佛.
Pāli: Tagarasikhiṃ
pacceka-sambuddhaṃ.
Cf. M.iii. 69.
[36].
S. 3. 9.
Yañña. Biệt dịch,
№100(61).
[37].
Đại
hội
大會.
Pāli: mahāyañño
paccupaṭṭhito,
tổ chức đại tế đàn, lễ hiến tế sanh vật cho thần linh.
[38].
Đặc
ngưu
. Pāli: pañca
ca
usabhasatāni,
pañca
ca
vacchatarasatāni,
pañca
ca
vacchatarisatāni,
pañca
ca
ajasatāni,
pañca
ca
urabhasatāni,
năm trăm bò đực, năm trăm bê đực, năm trăm bê cái, năm trăm sơn dương,
năm trăm con cừu.
[39].
Các
bản
Tống-Nguyên-Minh:
nhật
nhật 日日,
ngày
ngày.
Ấn
Thuận,
Phật
Quang
đọc
là nguyệt nguyệt:
月月:
tháng tháng.
[40].
Bài kệ này không có trong S.ibid., nhưng,
cf. Dh. 106: māse māse
sahassena, yo yajetha sataṃ samaṃ, ekañca bhāvitattānaṃ muhuttampi
pūjaye, mỗi tháng với trăm nghìn, tế tự
cho đến trăm năm, không bằng chỉ một lần cúng dường người tự
mình tu tập.
[41].
Bản
Cao-ly
& Ấn
Thuận
đọc
là
ức niên
億年;
Phật Quang đọc là cánh niên
竟年,
theo bản Thánh và dẫn Biệt dịch:
mãn túc nhất niên trung
滿足一年中.
[42].
Trực tâm ? ? . Pāli:
ujupaṭipanna,
trực hành hay chất trực hành, chỉ Tăng, đệ tử Phật, thực hành Thánh
đạo tám chi. Cf. Pháp uẩn 3,
Đại 26, tr.463a. Cf. Dh. 108:
yaṃ kiñci yiṭṭha va hutaṃ va loke, saṃvaccharaṃ
yajetha puññapekkho; sabbampi taṃ na catubhāgameti abhivādanā
ujjagatesu seyyo,
trong đời này, vì mong cầu phước đức mà
tế tự hay hiến tế cả trăm năm, tất cả không bằng một phần tư của sự
kính lễ đối với vị Chất trực hành bậc nhất.
[43].
S.
3.10. Bandhana.
Biệt
dịch
№100(62).
[45].
Quốc Dịch, phẩm 2. S. 3.14.
Saṅgāma.
Biệt dịch, №100(63).
[46].
S. 3.15.
Saṅgāma(2). Biệt dịch,
№100(64).
[47].
Cf., Pāli, S.ibid.,
vilumpateva puriso, yāvassa
upakappati; yadā caññe vilumpanti, so vilutto viluppati,
con người vì lợi mình mà cướp đoạt người
khác; khi cướp đoạt người khác, thì người cướp đoạt cũng bị cướp đoạt.
[48].
S. 3.18.
Appamāda.
Biệt dịch, №100(65).
[49].
Các
phẩm
tính
của
Pháp,
văn
chuẩn
Pāli,
cf.
Saṅgīti,
D.iii.
227: svākkhāto
bhagavatā
dhammo
sandiṭṭhiko
akāliko
ehipassiko
opanayiko
paccattaṃ
veditabbo
viññūhī
ti.
Tham chiếu, Tập dị môn 7 (Đại 26, tr. 393b):
Phật chánh pháp thiện thuyết, vô nhiệt, ứng thời, dẫn đạo, cận quán,
trí giả nội chứng, “Pháp của Phật được tuyên thuyết một cách hoàn hảo,
(là Pháp) dập tắt sự thiêu đốt, thích hợp cho mọi thời, hướng dẫn (đến
Niết-bàn), được quán sát trực tiếp, được chứng nội tâm bởi bậc trí.”
[50].
Cf. Pāli, S. ibid.,
svākkhato
bhagavatā
dhammo,
so
ca
kho
kālyāṇamitassa
kālyāṇa-sahāyassa
kālyāṇasampavaṅkassa,
no
pāpamitassa
no
pāpasahāyassa
no
pāpasampa-vaṅkassa,
“Chánh pháp được Thế Tôn tuyên thuyết
một cách hoàn hảo, pháp ấy là cho người bạn tốt, cho người đồng hành
tốt, cho người thân cận tốt, chớ không phải cho người bạn ác, người
đồng hành ác, người thân cận ác”.
[51].
Sơn
cốc
tinh
xá 山谷精舍.
Bản Pāli, sakkesu…
nagarakaṃ nāma
sakyānaṃ
nigamo, giữa những người họ Thích, một
thị trấn của người Thích-ca, gọi là
Nagaraka.
[52].
Pāli:
upaḍḍham idaṃ bhante brahmacāriyassa yadidaṃ
kalyāṇamittatā kalyāṇa-sahāyatā kalyāṇasampavaṅkatā,
“một nửa phạm hạnh này thuộc về thiện hữu, thiện đồng hành, thiện giao
hảo”.
[53].
S.3.17.
Appamāda.
Biệt dịch, №100(66), №26(141).
[54].
Bản Pāli, chỉ nêu một thí dụ: cũng như
dấu chân của tất cả mọi loài thú bộ hành đều lọt vào trong dấu chân
voi. Vì chân voi lớn nhất. Cũng vậy… không buông lung…
[55].
Pāli:
atthābhisamayā dhīro
paṇḍitoti pavuccati,
do
chiêm
nghiệm
ý
nghĩa
này,
người khôn ngoan được gọi là bậc Hiền trí.
[56].
S. 3. 1. 3.
Rājā. Biệt dịch,
№100(67), №125(26.6).
[57].
Đại Chánh hết quyển 41.