TẠP A-HÀM QUYỂN 7
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu ưu, bi, khổ, não chưa
khởi, thì khiến cho nó khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến cho nó
càng tăng trưởng rộng lớn thêm?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của
pháp. Cúi xin Thế Tôn nói rộng ra; các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ vâng
lời thực hành.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụy, đắm đuối sắc,
nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi;
ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ,
tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.
“Này các Tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Sắc là
thường hay vô thường?”
Đáp:
“Bạch Thế Tôn, là vô thường.”
Lại hỏi:
“Vô thường có phải là khổ chăng?”
Đáp:
“Bạch Thế Tôn, là khổ.”
“Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu vô thường là khổ. Vì
có khổ này nên sanh khởi sự ấy[2],
hệ lụy, đắm đuối, thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến
khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi thì khiến cho tăng trưởng rộng lớn thêm.
Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.
“Cho nên, này các Tỳ-kheo, những gì là sắc, hoặc
quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô,
hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng chẳng phải là
ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ. Đối với
thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.
“Cũng vậy, cái thấy, cái nghe, cái hay, cái biết,
cái sở cầu, cái sở đắc[3],
cái được nhớ nghĩ, cái được tùy giác, cái được tùy quán; tất cả đều chẳng
phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.
“Nếu có kiến chấp cho rằng có ngã, có thế gian, có
đời này, có đời khác, là pháp thường hằng, không biến dịch, thì tất cả đều
chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh
tuệ.
“Lại nữa, nếu có kiến chấp cho rằng không phải cái
tôi đời này, không phải cái của tôi đời này[4],
không phải là tôi trong tương lai, không phải là cái của tôi trong tương
lai; thì tất cả chúng cũng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng
ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.
“Nếu đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà
quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sở. Quán sát như vậy rồi, thì
dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật, dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Pháp
và đối với Tăng. Đó gọi là, Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử không còn trở lại
tạo nghiệp thân, miệng, ý để đưa đến ba đường ác; giả sử có buông lung,
Thánh đệ tử cũng nhất định hướng đến chánh giác[5],
bảy lần qua lại trời người, rồi cứu cánh biên tế khổ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Kinh tiếp theo cũng như vậy, nhưng có sự sai
biệt ở chỗ: Dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo.
Kinh tiếp theo cũng như vậy, nhưng lại có sự sai
biệt ở chỗ: Dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật-Pháp-Tăng và
Khổ-Tập-Diệt-Đạo.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu ngã, ngã sở, ngã mạn kết
sử[7]
chưa khởi, thì khiến cho nó khởi; mà nếu ngã, ngã sở, ngã mạn kết sử đã
khởi, thì khiến cho càng tăng trưởng rộng lớn thêm?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của
pháp. Cúi xin Thế Tôn nói rộng ra; các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ hoan
hỷ vâng lời thực hành.”
(...) chi
tiết như kinh trên (kinh 139),
cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Hai kinh này dạy cũng như kinh trên (kinh
139).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu hữu lậu, chướng ngại,
thiêu đốt, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì sanh khởi; hữu lậu, chướng ngại,
thiêu đốt, ưu, bi, khổ, não, đã sanh khởi thì khiến cho càng tăng trưởng
rộng lớn thêm?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của
pháp (...).”
Chi tiết thứ tự như ba kinh trên
(kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì,
do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái
gì, mà khiến cho ba thọ chuyển hiện ở thế gian?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của
pháp (...).”
Chi tiết thứ tự như ba kinh trên
(kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì,
do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái
gì, mà khiến cho ba khổ chuyển hiện ở thế gian?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của
pháp (...).”
Chi tiết thứ tự như ba kinh trên
(kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà khiến cho tám thế pháp[11]
chuyển hiện ở thế gian?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của
pháp (...).”
Chi tiết thứ tự như ba kinh trên
(kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Ta hơn, ta bằng, ta kém?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa
của pháp (…).”
Chi tiết thứ tự như ba kinh trên
(kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Cóù người hơn ta, có người bằng ta, có người thua ta?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là nơi sở y
của pháp (...).”
Chi tiết thứ tự như ba
kinh trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Không có người hơn ta, không có người ngang ta, không
có người thua ta?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa
của pháp (…).”
Chi tiết thứ tự như ba
kinh trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Có ta, có đời này, có đời khác, là pháp thường hằng
không biến đổi, an trụ như vậy?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa
của pháp (…).”
Chi tiết thứ tự như ba kinh trên
(kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Như vậy, ta và cái kia[17],
tất cả không phải hai, không phải khác, bất diệt?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp
(…).”
Chi tiết thứ tự như ba
kinh trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Không có bố thí[19],
không hội tế[20],
không có chú thuyết[21],
không có nghiệp báo đường lành, đường ác, không có đời này, không có đời
khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh, không có thế gian, trong thế
gian không có A-la-hán, không có bậc chánh hành, chánh hướng[22]
để đời này hay đời sau, thấy pháp an trụ đầy đủ với tự tri, tự tác chứng
rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong,
tự biết không còn tái sanh đời sau nữa[23]?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết thứ tự như ba
kinh trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Không có lực, không có tinh tấn, không có lực tinh tấn,
không có phương tiện của con người, không tinh cần của con người, không có
phương tiện tinh cần của con người, không có tự mình làm, không có người
khác làm, không có tự mình và người khác làm; hết thảy con người, hết thảy
chúng sanh, hết thảy thần, đều vô phương tiện, bất lực, vô thế, vô tinh
tấn, không khả năng, định phận, tương tục, chuyển biến, chịu khổ vui trong
sáu đường[25]?’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy[27]:
‘Những chúng sanh sống trong đời này, sau khi chết đoạn hoại không còn gì.
Con người do bốn đại hòa hợp, sau khi thân hoại mạng chung, thì đất trở về
đất, nước trở về nước, lửa trở về lửa, gió trở về gió, thành người thứ năm
nằm trên cáng, còn bốn người kia khiêng thây người chết đưa đến bãi tha
ma, cho đến khi chưa thiêu đốt thì có thể nhận biết, nhưng khi đã thiêu
đốt rồi thì xương cốt trắng tinh như màu chim bồ câu. Người kiêu mạn biết
bố thí, người có một chút trí tuệ biết nhận lãnh: ai nói có sự việc ấy thì
tất cả những gì họ nói ra đó chỉ là những lời nói dối không thật[28];
hoặc dù ngu hay trí mà sau khi chết qua đời khác, thì tất cả đều đoạn hoại
không còn gì?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên[30]’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh thanh tịnh, không nhân, không duyên[32]’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì,
do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái
gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh không tri
không kiến, không nhân, không duyên’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp.(…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp.(…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Có bảy thân, chẳng phải tạo tác, chẳng phải là được tạo
tác; chẳng phải biến hóa, chẳng phải là được biến hóa, là chắc thật, không
dao động, không giết. Những gì là bảy? Đó là: thân đất, thân nước, thân
lửa, thân gió, khổ, lạc, mạng. Bảy loại thân này chẳng phải tạo tác, chẳng
phải là được tạo tác; chẳng phải biến hóa, chẳng phải là được biến hóa, là
chắc thật, không dao động, không giết, không chuyển, không biến, không bức
bách nhau; hoặc phước, hoặc ác, hoặc phước ác; hoặc khổ, hoặc vui, hoặc
khổ vui; hoặc người bị bêu đầu, hoặc người chém đầu, cũng không bức bách
thế gian; hoặc mạng, hoặc thân, trong khoảng bảy thân, chịu đựng đao đâm
qua lại cũng không hại mạng; ở đây không giết, không người giết; không
trói buộc, không người trói buộc; không nhớ nghĩ, không người nhớ nghĩ;
không dạy dỗ, không người dạy dỗ[36]?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Làm, bảo làm, đoạn mạng, bảo đoạn mạng, nấu, bảo nấu;
giết, bảo giết, sát hại chúng sanh; trộm của người; hành tà dâm; biết mà
nói dối; uống rượu; khoét tường, bẻ khóa, cướp đoạt; đón đường, phá làng
xóm, hại thành ấp, dùng kiếm cực bén chém, chặt, cắt chất thành đống thịt
lớn; học tập như vậy, làm như vậy, chẳng phải là nhân duyên ác, cũng chẳng
phải chiêu mời quả báo ác. Đi về phía Nam sông Hằng, sát hại. Đi đến phía
Bắc sông Hằng mở đại hội cúng tế; làm như vậy, chẳng phải là nhân duyên
phước hay là ác và cũng chẳng phải là chiêu mời quả báo phước hay là ác;
bố thí, tự chế ngự, hộ trì, hành lợi, đồng lợi, những việc làm ở đây cũng
chẳng phải là làm phước[38]’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp.(…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Ở đây có mười bốn trăm ngàn cửa sanh[40],
sáu mươi ngàn, sáu trăm[41];
có năm nghiệp[42],
ba nghiệp, hai nghiệp, một nghiệp, nửa nghiệp; sáu mươi hai đạo tích[43],
sáu mươi hai nội kiếp[44],
một trăm hai mươi Nê-lê[45],
một trăm ba mươi căn[46],
ba mươi sáu tham giới[47],
bốn mươi chín ngàn loại rồng, bốn mươi chín ngàn loại kim sí điểu, bốn
mươi chín ngàn loại ngoại đạo tà mạng[48],
bốn mươi chín ngàn loại ngoại đạo xuất gia, bảy kiếp tưởng, bảy kiếp vô
tưởng[49],
bảy A-tu-la, bảy Tỳ-xá-giá, bảy trời, bảy người, bảy trăm biển[50],
bảy mộng, bảy trăm mộng, bảy vực thẳm, bảy trăm vực thẳm, bảy giác, bảy
trăm giác, sáu sanh[51],
mười tăng tiến, tám đại sĩ địa. Ở trong tám vạn bốn ngàn đại kiếp này,
hoặc ngu si, hoặc trí tuệ, qua lại từng trải, rồi mới cùng tận mé khổ[52].
Ở đó không có Sa-môn, Bà-la-môn có thể nói như vầy: ‘Tôi luôn luôn giữ
giới, nhận các khổ hạnh, tu các phạm hạnh; để nghiệp chưa chín mùi khiến
được chín mùi, nghiệp đã chín mùi rồi thì buông bỏ.’ Tiến thoái, không thể
biết. Ở đây, khổ và lạc là thường trụ, sống và chết có giới hạn nhất định.
Giống như ống chỉ, ném vào giữa hư không từ từ rơi xuống dần, cho tới đất
rồi dừng lại; việc sống chết có giới hạn nhất định, trong tám vạn bốn ngàn
đại kiếp cũng như vậy[53].’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Gió không thổi, lửa không cháy, nước không chảy, tên
không bắn, mang thai không sanh, sữa không vắt, mặt trời mặt trăng mọc mà
như lặn[55],
hoặc sáng hoặc tối, không thể biết’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên.
Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh
139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Đại Phạm này là đấng tự tại, đấng sáng tạo, là cha của
chúng sanh?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (...)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Sắc là ngã[58],
ngoài ra chỉ là hư danh; không sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; sắc
phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; phi sắc phi phi sắc là ngã, ngoài
ra chỉ là hư danh; ngã là hữu biên, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã là vô
biên, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã là hữu biên và vô biên, ngoài ra chỉ là
hư danh; ngã chẳng phải là hữu biên và chẳng phải là vô biên, ngoài ra chỉ
là hư danh; một tưởng, đa dạng thứ tưởng, nhiều tưởng, vô lượng tưởng; ngã
chỉ một mực là lạc, chỉ một mực là khổ, hoặc vừa khổ vừa lạc, không khổ
không lạc ngoài ra chỉ là hư danh’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Sắc là ngã[60],
ngoài ra chỉ là vọng tưởng; phi sắc phi phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là
vọng tưởng; ngã là hữu biên, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã là vô biên,
ngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã chẳng phải là hữu biên và chẳng phải là vô
biên, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; một tưởng, đa dạng thứ tưởng, nhiều
tưởng, vô lượng tưởng; ngã chỉ một mực là lạc, chỉ một mực là khổ, hoặc
vừa khổ vừa lạc, không khổ-không lạc ngoài ra chỉ là hư danh’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Thế gian là thường; thế gian là vô thường; thế gian là
thường – vô thường; thế gian là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường[62].
Thế gian là hữu biên, thế gian là vô biên; thế gian là hữu biên – vô biên;
thế gian là chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên[63].
Mạng tức là thân, mạng khác thân khác[64].
Sau khi Như Lai mất là có, sau khi Như Lai mất là không; sau khi Như Lai
mất là vừa có vừa không; sau khi Như Lai mất là vừa chẳng phải có vừa
chẳng phải chăng[65]’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Thế gian, ngã là thường; thế gian, ngã là vô thường;
thế gian, ngã là thường – vô thường; thế gian, ngã là chẳng phải thường
chẳng phải vô thường; ngã khổ là thường; ngã khổ là vô thường; ngã khổ là
thường – vô thường; ngã khổ là chẳng phải thường chẳng phải vô thường; thế
gian, ngã là tự tạo; thế gian, ngã là cái khác tạo; thế gian, ngã là tự
tạo và cái khác tạo; thế gian, ngãø chẳng phải là tự tạo, chẳng phải là
cái khác tạo, chẳng phải tự cũng chẳng phải cái khác, không nhân tạo tác;
thế gian, ngã khổ là tự tạo; thế gian, ngã khổ là cái khác tạo; thế gian,
ngã khổ vừa tự vừa cái khác tạo; thế gian, ngã khổ chẳng phải tự cũng
chẳng phải cái khác, không nhân tạo tác’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (...)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Nếu không khoái lạc ngũ dục, thì sẽ Bát-niết-bàn ngay
trong đời hiện tại. Nếu ly dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác, có quán,
có lạc phát sanh do ly dục, nhập vào Sơ thiền, cho đến, đệ Tứ thiền. Đó là
đệ nhất nghĩa Bát-niết-bàn’?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (...)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do
đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như
vầy, nói như vầy: ‘Nếu sắc bốn đại thô đoạn hoại, không còn gì, thì đó gọi
là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu ngã ở dục giới đoạn hoại, sau khi chết sẽ
không còn gì nữa, thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu ngã ở sắc
giới, sau khi chết không còn gì nữa, thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật
sự. Nếu đạt được không nhập xứ, vô sở hữu nhập xứ, phi tưởng phi phi tưởng
nhập xứ, sau khi chết ngã bị đoạn hoại không còn gì nữa, thì đó gọi là ngã
bị đoạn hoại thật sự.’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của
pháp. (…)”
Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh
trên (kinh 139, 140, 141).
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu pháp là vô thường, thì nên đoạn trừ; khi đãø
đoạn trừ được pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được an
lạc. Pháp nào là vô thường? Sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức là vô
thường.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu pháp quá khứ là vô thường, thì nên đoạn trừ;
khi đã đoạn trừ pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được
an lạc. Pháp quá khứ nào là vô thường? Sắc quá khứ là pháp vô thường, dục
quá khứ là pháp vô thường, nên pháp này phải đoạn trừ; khi đã đoạn trừ
pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được an lạc; đối với
thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng vậy, các kinh: Vị lai, Hiện tại, Quá khứ;
Hiện tại-vị lai; Hiện tại-quá khứ; Vị lai-quá khứ; Vị lai-hiện tại; chi
tiết như kinh trên.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Vì muốn đoạn trừ pháp vô thường, nên phải cầu Đại
sư. Sao gọi là pháp vô thường? Sắc là pháp vô thường, vì muốn đoạn trừ
pháp này nên phải cầu Đại sư; đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như
vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng vậy, tám kinh sau đây:
-
Quá khứ,
-
Vị lai,
-
Hiện tại
-
Hiện tại-vị lai;
-
Hiện tại-quá khứ;
-
Vị lai-quá khứ;
-
Vị lai-hiện tại;
-
Nên cầu Đại sư như thế.
Các kinh sau đây[72],
mỗi kinh thêm các chi tiết như tám kinh trên:
-
Chủng chủng giáo tùy
thuận,
-
An,
-
Quảng an,
-
Châu phổ an,
-
Đạo (dẫn đường),
-
Quảng đạo (dẫn
đường rộng rãi),
-
Cứu cánh đạo (dẫn
đường rốt ráo),
-
Thuyết,
-
Quảng thuyết,
-
Tùy thuận thuyết,
-
Đệ nhị bạn,
-
Chân tri thức,
-
Đồng ý,
-
Mẫn,
-
Bi,
-
Sùng nghĩa,
-
Sùng an uỷ,
-
Lạc,
-
Sùng xúc,
-
Sùng an ổn,
-
Dục,
-
Tinh tấn,
-
Phương tiện,
-
Quảng phương tiện,
-
Kham năng phương tiện,
-
Kiên cố,
-
Cường,
-
Kiện,
-
Dũng mãnh,
-
Thân tâm dũng mãnh,
-
Nan
phục nhiếp thọ,
-
Thường học,
-
Bất phóng dật,
-
Tu,
-
Tư duy,
-
Niệm,
-
Giác,
-
Tri,
-
Minh,
-
Tuệ,
-
Biện,
-
Tư lương,
-
Phạm hạnh
-
Như ý,
-
Chánh cần,
-
Căn,
-
Lực,
-
Giác,
-
Đạo,
-
Chỉ,
-
Quán,
-
Niệm thân,
-
Chánh ức niệm.
Như kinh “Đoạn nghĩa” các kinh sau đây cũng có nội
dung như vậy:
-
Tri nghĩa,
-
Tận nghĩa,
-
Thổ nghĩa,
-
Chỉ nghĩa,
-
Xả nghĩa.[73]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn
trừ lửa vô thường, thì nên cần cầu bậc Đại sư. Vì muốn đoạn trừ những pháp
vô thường nào nên cần cầu bậc Đại sư? Vì muốn đoạn trừ sắc vô thường, nên
cần cầu bậc Đại sư; vì muốn đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường, nên
cần cầu bậc Đại sư.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh “Đoạn trừ vô thường,” cũng vậy, các kinh
sau đây[75]
tương tự:
-
Quá khứ vô thường,
-
Vị lai vô thường,
-
Hiện tại vô thường;
-
Quá khứ, vị lai vô thường;
-
Quá khứ hiện tại vô thường;
-
Vị lai, hiện tại vô thường;
-
Quá khứ, vị lai, hiện tại vô thường như vậy.
Như tám kinh Thí dụ cứu lửa trên đầu đã nói chi
tiết như trên.
Cũng như “Cầu bậc Đại sư”, các kinh “Chủng chủng
giáo”, “Tùy thuận giáo”, chi tiết như trên đã nói[76].
Cũng ý nghĩa như “đoạn”, các kinh có nghĩa “tận,
thổ, chỉ, xả, diệt, một” cũng chi tiết như vậy.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Vì để đoạn trừ vô thường, hãy tùy thuận tu tập an
trụ quán thân trên nội thân[78].
Những gì là pháp vô thường? Sắc là vô thường. Vì để đoạn trừ vô thường,
hãy tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân. Cũng vậy, thọ tưởng,
hành, thức là vô thường. Vì muốn đoạn trừ chúng nên hãy tùy thuận tu tập
an trụ quán thân trên nội thân.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng như kinh “Vô thường,” cũng vậy, với nội dung
tương tự:
-
Sắc quá khứ là vô thường;
-
Sắc vị lai;
-
Sắc hiện tại;
-
Sắc quá khứ, vị lai;
-
Sắc quá khứ, hiện tại;
-
Sắc vị lai, hiện tại;
-
Sắc quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường. Vì muốn đoạn trừ
chúng, nên tùy thuận tu quán trụ nội thân trên thân. Đối với thọ, tưởng,
hành, thức lại cũng như vậy.
Cũng như “Tùy thuận tu tập với sự quán trụ thân
trên nội thân,” có các kinh[79]
với nội dung tương tự:
-
Quán thân trên ngoại thân,
-
Quán thân trên nội ngoại thân;
-
Quán thọ trên nội thọ,
-
Quán thọ trên ngoại thọ,
-
Quán thọ trên nội ngoại thọ;
-
Quán tâm trên nội tâm,
-
Quán tâm trên ngoại tâm,
-
Quán tâm trên nội ngoại tâm;
-
Quán pháp trên nội pháp,
-
Quán pháp trên ngoại pháp,
-
Quán pháp trên nội ngoại pháp.
Cũng như kinh với nghĩa “Đoạn trừ vô thường, hãy
tu bốn Niệm xứ.” Cũng vậy các kinh: tri nghĩa, tận nghĩa, thổ nghĩa, chỉ
nghĩa, xả nghĩa, diệt nghĩa, một nghĩa nên tùy thuận tu Tứ niệm xứ cũng
dạy như trên.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn
trừ lửa vô thường, nên tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân.
Thế nào là để đoạn trừ lửa vô thường mà tùy thuận tu tập an trụ quán thân
trên nội thân? Sắc là vô thường, vì muốn đoạn trừ nó, nên phải tùy thuận
tu quán trụ thân trên nội thân. Đối với thọ, tưởng, hành, thức là vô
thường, vì muốn đoạn trừ chúng, nên tùy thuận tu quán trụ thân trên nội
thân.”
Chi tiết như trên
(kinh 175)... cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như vô thường, như quá khứ là vô thường, vị lai là
vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường; quá khứ,
hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai,
hiện tại là vô thường như vậy. Như tám kinh quán trụ thân trên nội thân,
thì tám kinh quán thân trên ngoại thân, tám kinh quán thân trên nội ngoại
thân như đã thuyết ở trên.
Như hai mươi bốn kinh nói về thân niệm xứ, hai
mươi bốn kinh nói về thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ cũng thuyết
như trên vậy. Như chín mươi hai kinh nói về đoạn trừ vô thường, thì chín
mươi kinh nói về nên hiểu biết (tri),
nên nhàm chán (thổ),
nên dứt trừ (tận),
nên dừng nghỉ (chỉ),
nên buông xả (xả),
nên diệt tận (diệt),
nên bặt dứt (một)
cũng thuyết như trên vậy.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị
đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì
cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên pháp ác bất
thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cần, nhiếp tâm khiến cho
tăng trưởng. Vì để đoạn trừ những pháp vô thường nào, đối với pháp ác bất
thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cần, nhiếp tâm khiến cho
tăng trưởng? Vì để đoạn trừ sắc vô thường, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức
vô thường nên đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý
dục, tinh cần, nhiếp tâm khiến cho tăng trưởng.”
Chi tiết như kinh trên
(kinh 175)...
cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh vô thường, quá khứ là vô thường; vị lai
là vô thường; hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường; quá
khứ, hiện tại là vô thường; vị lại, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị
lai, hiện tại là vô thường tám kinh cũng nói như trên vậy.
Như pháp ác bất thiện đã sanh ra cần được đoạn
trừ. Pháp ác bất thiện chưa sanh sẽ khiến không sanh. Pháp thiện chưa sanh
sẽ khiến sanh ra và nếu đã sanh rồi, thì sẽ khiến tăng trưởng rộng, khởi
lên ý muốn tìm cách nhiếp tâm làm tăng trưởng, trong tám kinh cũng nói như
trên vậy.
Như ba mươi hai kinh nói về đoạn trừ vô thường, ba
mươi hai kinh nói về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên dứt trừ, nên dừng
nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng nói đầy đủ như trên
vậy.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu dục định đoạn hành thành tựu như ý túc[83].
Vậy nên đoạn trừ những pháp vô thường nào? Để đoạn trừ sắc vô thường; đoạn
trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường; cho nên tu dục định đoạn hành thành
tựu như ý túc.”
Chi tiết như kinh đã nói
(kinh 175)...
cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như vô thường, quá khứ là vô thường, vị lai là vô
thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường; quá khứ, hiện
tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai, hiện tại
là vô thường tám kinh cũng nói như trên vậy.
Như kinh tu dục định, thì ba mươi hai kinh nói về
tinh tấn định, ý định, tư duy định cũng như vậy. Như ba mươi hai kinh nói
về nên đoạn trừ, ba mươi hai kinh nói về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên
dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng dạy
như trên vậy.[84]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu tín căn. Vậy nên đoạn trừ những pháp vô thường
nào? Đoạn trừ sắc vô thường, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường,
nên tu tín căn.”
Nói chi tiết như vậy
(kinh 175)...
cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh nói về vô thường, quá khứ là vô thường,
vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường;
quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị
lai, hiện tại là vô thường cũng dạy như trên.
Như tám kinh nói về tín căn, thì tám kinh nói về
tu tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng dạy như trên vậy.
Như bốn mươi kinh nói về nên đoạn trừ, bốn mươi
kinh nói về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên
buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng thuyết như trên vậy.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu tín lực. Vậy để đoạn trừ những pháp vô thường
nào phải tu tín lực? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu tín lực; đoạn trừ thọ,
tưởng, hành, thức vô thường nên tu tín lực.”
Nói chi tiết như trên
(kinh 175)...
cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh dạy về vô thường, quá khứ là vô thường,
vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường;
quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị
lai, hiện tại là vô thường, tám kinh cũng dạy như trên vậy.
Như kinh dạy về tín lực, tám kinh dạy về tinh tấn
lực, niệm lực, định lực, tuệ lực cũng dạy như trên vậy.
Như bốn mươi kinh dạy về đoạn trừ, trong mỗi một
kinh của bốn mươi kinh dạy về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên dứt trừ,
nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng dạy như trên
vậy.[85]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu niệm giác phần. Vậy để đoạn trừ những pháp vô
thường nào phải tu niệm giác phần? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu niệm giác
phần, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu niệm giác phần.”
Chi tiết như trên
(kinh 175)... cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh thuyết về vô thường, quá khứ là vô
thường, vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô
thường; quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá
khứ, vị lai, hiện tại là vô thường, tám kinh cũng dạy như trên vậy.
Như tám kinh thuyết về niệm giác phần, trong mỗi
một kinh của tám kinh thuyết về trạch pháp giác phần, tinh tấn giác phần,
hỷ giác phần, trừ giác phần, xả giác phần, định giác phần cũng thuyết như
trên vậy.
Như năm mươi sáu kinh dạy về nên đoạn trừ, trong
mỗi một kinh của năm mươi sáu kinh thuyết về nên hiểu biết, nên nhàm chán,
nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng
thuyết như trên vậy.[87]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu chánh kiến. Vậy để đoạn trừ những thứ lửa vô
thường nào phải tu chánh kiến? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu chánh kiến;
đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu chánh kiến.”
Chi tiết như trên
(kinh 175)... cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh thuyết về vô thường, quá khứ là vô
thường, vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô
thường; quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá
khứ, vị lai, hiện tại là vô thường, tám kinh cũng dạy như trên vậy.
Như tám kinh dạy về chánh kiến, trong mỗi một kinh
của tám kinh dạy về chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh
phương tiện, chánh niệm, chánh định cũng dạy như trên.
Như sáu mươi bốn kinh dạy về nên đoạn trừ, trong
mỗi một kinh của sáu mươi bốn kinh dạy về nên hiểu biết, nên nhàm chán,
nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng
thuyết như trên vậy.[88]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu Khổ-Tập-Tận-Đạo. Vậy để đoạn trừ những pháp vô
thường nào phải tu Khổ-Tập-Tận-Đạo? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu
Khổ-Tập-Tận-Đạo; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu
Khổ-Tập-Tận-Đạo.”
Chi tiết như trên
(kinh 175)... cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
Như kinh dạy về vô thường, quá khứ là vô thường,
vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường;
quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị
lai, hiện tại là vô thường, tám kinh cũng thuyết như trên vậy.
Như tám kinh dạy về Khổ-Tập-Tận-Đạo, trong mỗi một
kinh của tám kinh dạy về khổ tận đạo lạc, phi tận đạo lạc tận đạo cũng
thuyết như trên vậy.
Như ba mươi hai kinh dạy về nên đoạn trừ, thì
trong mỗi một kinh của ba mươi hai kinh dạy về nên hiểu biết, nên nhàm
chán, nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt
cũng thuyết như trên vậy.[89]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu pháp cú không tham. Vậy để đoạn trừ những pháp
vô thường nào phải tu pháp cú không tham? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu
pháp cú vô tham; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu pháp cú
vô tham.”
Chi tiết như trên (kinh 175)... cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh thuyết về vô thường, quá khứ là vô
thường, vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô
thường; quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá
khứ, vị lai, hiện tại là vô thường, tám kinh cũng thuyết như trên vậy.
Như tám kinh thuyết về nên tu pháp cú không tham,
trong mỗi một kinh của tám kinh thuyết về pháp cú chánh cú, các cú không
nhuế, không si cũng thuyết như trên vậy.
Như hai mươi bốn kinh dạy về nên đoạn trừ, trong
mỗi một kinh của hai mươi bốn kinh dạy về nên hiểu biết, nên nhàm chán,
nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng
thuyết như trên vậy.[91]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để
cứu?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
‘Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực
tìm cách để dập tắt nó.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được,
còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn
trừ lửa vô thường, nên tu chỉ. Vậy để đoạn trừ những pháp vô thường nào
phải tu chỉ? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu chỉ; đoạn trừ thọ, tưởng, hành,
thức vô thường nên tu chỉ.”
Chi tiết như trên
(kinh 175)... cho đến:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh dạy về vô thường, quá khứ là vô thường,
vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường;
quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị
lai, hiện tại là vô thường, tám kinh cũng dạy như trên vậy.
Như tám kinh dạy về tu chỉ, tám kinh dạy về tu
quán cũng dạy như trên vậy.
Như mười sáu kinh dạy về nên đoạn trừ, trong mỗi
một kinh của mười sáu kinh dạy về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên dứt
trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng dạy như
trên vậy.
“Những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai,
hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc
xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã,
chẳng ở trong nhau, phải biết như thật và đối với thọ, tưởng, hành, thức
lại cũng như vậy. Đa văn Thánh đệ tử phải chánh quán như vậy, đối với sắc
sẽ sanh ra nhàm chán, đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng sanh ra nhàm
chán. Khi đã nhàm chán rồi thì sẽ không thích, vì đã không thích nên giải
thoát, giải thoát tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những
gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’.”[92]
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
Như kinh dạy về vô thường, cũng vậy đối với dao
động, chuyển xoay (toàn chuyển), lao hạch, phá hoại, bệnh dật dờ, hủ bại,
nguy đốn, không thường, không an, biến đổi, khổ não, tai hoạn, ma tà, ma
thế, ma khí, như bọt nước, như bong bóng, như cây chuối, như huyễn; yếu
kém, tham đắm, đánh giết, đao kiếm, ganh ghét, tàn sát nhau, tổn giảm, hao
suy, trói buộc, đánh đập, ghẻ chóc, ung nhọt, gai nhọn, phiền não, trách
phạt, che giấu, chỗ tai hại, buồn rầu, ác tri thức; khổ, không, chẳng phải
ngã, chẳng phải những gì thuộc về ngã, oan gia, xích trôi, chẳng phải
nghĩa, chẳng phải an ủi, nhiệt não, không bóng mát, không hòn đảo, không
che, không nương tựa, không bảo vệ; pháp sanh, pháp già, pháp bệnh, pháp
chết, pháp ưu bi, pháp khổ não, pháp không sức, pháp yếu kém, pháp không
thể muốn, pháp dụ dẫn, pháp nuôi dưỡng, có pháp khổ, pháp có giết, pháp có
não, pháp có nhiệt, pháp có tướng, pháp có thổi, pháp có giữ, pháp thâm
hiểm, pháp khó khăn, pháp bất chánh, pháp hung bạo, pháp có tham, pháp có
nhuế (sân), pháp có si, pháp không trụ, pháp đốt cháy, pháp chướng ngại,
pháp tai ương, pháp tập hợp, pháp tiêu diệt, pháp đống xương, pháp cục
thịt, pháp cầm đuốc, pháp hầm lửa, như rắn độc, như mộng, như đồ vay mượn,
như trái cây, như kẻ mổ trâu (đồ tể), như kẻ giết người, như sương dính,
như nước sâu, như dòng chảy siết, như sợi dệt, như bánh xe đạp nước, như
gậy sào, như bình độc, như thân độc, như hoa độc, như trái độc, phiền não
xung động cũng như vậy.
Cho đến: đoạn trừ quá khứ, vị lai, hiện tại là vô
thường, phải tu chỉ quán. Vậy muốn đoạn trừ những pháp nào trong quá khứ,
vị lai, hiện tại là vô thường cho đến dứt bặt, để phải tu chỉ quán? Vì
muốn đoạn trừ sắc quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường, cho đến khi dứt
bặt nên tu chỉ quán. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Cho
nên những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc
trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc
gần; tất cả chúng chẳng phải là ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong
nhau phải biết như thật. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
“Đa văn Thánh đệ tử phải quán như vậy, đối với sắc
sẽ sanh ra nhàm chán và đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng sanh ra nhàm
chán. Vì đã nhàm chán nên sẽ không thích, vì đã không thích nên sẽ được
giải thoát, giải thoát tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập,
những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Vì thành tựu một pháp, nên không có khả năng nhận
biết sắc là vô thường; biết thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Một pháp
được thành tựu là pháp nào? Tham dục, một pháp được thành tựu, nên không
có khả năng nhận biết sắc là vô thường; biết thọ, tưởng, hành, thức là vô
thường.
“Thành tựu một pháp gì[93]?
Đó là thành tựu pháp không tham dục. Pháp không tham dục, có khả năng nhận
biết sắc là vô thường; biết thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như thành tựu và không thành tựu, đối với biết và
không biết, gần và không gần, sáng và không sáng, hiểu và không hiểu, quan
sát và không quan sát, suy lường và không suy lường, che giấu và không che
giấu, gieo trồng và không gieo trồng, đè nén và không đè nén, che mờ và
không che mờ lại cũng như vậy. Biết (tri)
như vậy, thức như vậy, hiểu rõ (giải)
như vậy, chấp nhận (cho),
mong cầu, biện biệt, tiếp xúc, nhận thật lại cũng như vậy.
Như tham, đối với nhuế, si, sân, hận, mắng chưởi,
chấp chặt, ganh ghét, keo kiệt, lừa dối, không hổ, không thẹn, mạn, mạn
mạn, tăng mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, tà mạn, ty mạn, kiêu mạn, buông
lung, kiêu căng, cống cao, quanh co, hình thức dối trá, dụ lợi, ác lợi,
muốn nhiều, muốn thường không cung kính, miệng ác, tri thức ác, không
nhẫn, tham đắm, hạ tham, ác tham; thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ,
giới thủ, dục ái, sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi, hôn túy, quanh
quẹo, mạnh bạo, lười biếng, loạn tưởng, nhớ nghĩ không đúng, thân nhơ,
không ngay thẳng, không dịu dàng, không khác; tầm cầu dục
(dục giác),
tầm cầu sân (sân giác),
tầm cầu hại, tầm cầu thân thuộc, tầm cầu bờ cõi, tầm cầu nhẹ dễ, tầm cầu
yêu nhà người, sầu ưu, não khổ. Đối với những thứ này tất cả cho đến: “bị
che mờ, không có khả năng tác chứng sự đoạn diệt sắc. Pháp ấy là pháp nào?
Là pháp khổ não, vì khổ não che mờ nên không có khả năng tác chứng sự đoạn
diệt sắc, không có khả năng tác chứng sự đoạn diệt thọ, tưởng, hành, thức.
Có một pháp không che mờ, nên có khả năng tác chứng sự đoạn diệt sắc và có
khả năng tác chứng sự đoạn diệt thọ, tưởng, hành, thức. Pháp ấy là pháp
nào? Là pháp khổ não, vì pháp này không che mờ nên có khả năng tác chứng
sự đoạn diệt sắc và cũng có khả năng tác chứng sự đoạn diệt thọ, tưởng,
hành, thức.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
*
[1].
Đại Chánh, quyển 7. Phật Quang, kinh 141.
[3].
Trong bản Hán: khởi cầu
起求,
kinh 133: cầu đắc
求得,
Pāli: pattam pariyesitam.
[4].
Phi thử thế ngã, phi thử thế ngã sở
非此世我,
非此世我所,
xem kinh 133: phi thử ngã, phi thử ngã sở .
[5].
Nguyên trong bản Hán: tam-bồ-đề
三菩提.
[6].
Phật Quang, kinh 144. Pāli, S. 22. 150.
Etaṃ mam; 24. 2. Etaṃ mama.
[7].
Pāli:
ahaṃkāra-mamāṃra-mānābusaya,
ngã, ngã sở, mạn tùy miên.
[8].
Phật Quang, kinh 147.
[9].
Phật Quang, kinh 148. Pāli, S. 22. 149.
Ajjhattikṃ; 35. 105. Upādāya.
[10].
Phật Quang, kinh 149.
[11].
Tám thế pháp: đắc, thất, vinh, nhục,
khen, chê, khổ, lạc.
[12].
Phật Quang, kinh 151. Pāli, S. 35. 108.
Seyyo.
[13].
Phật Quang, kinh 152.
[14].
Phật Quang, kinh 153.
[15].
Phật Quang, kinh 154. Pāli, S. 22. 151.
Esottā; 24. 3. So attā.
[16].
Quốc Dịch, tụng 1, tương ưng 3, phẩm iii,
Phật Quang, kinh 155.
[17].
Hán: bỉ
彼,
đây chỉ Đại Phạm thiên
大梵天;
theo triết học Veda-Upanishad, ta và Brahman là một.
[18].
Pāli, S. 24. 5. Natthi (phần đầu).
[19].
Tức không có kết quả phước báo của sự bố
thí. Pàli: natthi dinnaư.
[20].
Hán: hội
會,
chỉ đại hội tế lễ. Pāli:
yiṭṭham.
[21].
Hán: thuyết
說.
Pāli: hutaṃ,
vật cúng thần, con vật hy sinh; cũng chỉ lễ hiến tế hy sinh.
[22].
Nguyên Hán: chánh đáo chánh thú
正到正趣,
chỉ các Thánh giả hữu học. Pāli:
na’tthi loke samaṇa-brāmanā sammaggata sammā-paṭipannā
ye imañ ca lokaṃ parañ ca lokaṃ sayaṃ abhiññā saccahikatvā pavedenti,
trong đời này không có Sa-môn hay Bà-la-môn nào là những vị chánh
hành, chánh hướng mà tự thân chứng nghiệm thế giới này hay thế giới
khác.
[23].
Chủ trương tà kiến, không tin nhân quả.
Một phần trong thuyết hư vô của Ajito Kesakambalī, một trong Lục sư
ngoại đạo. Phần sau, nói ở kinh 158. Xem D. 2. Sāmañña-phala-sutta.
[24].
Pāli, S. 24. 7. Hetu (nhân).
[25].
Một phần trong chủ trương của
Makkhali-Gosālo, một trong Lục sư ngoại đạo; xem Sāmañña-phala-sutta:
(…) sabbe sattā
(…) avasā abalā
avīriyā niyati-saṅgati-bhāva-pariṇatā
chass’evābhijātisu
sukha-dukkha paṭisaṃvedenti,
tất cả chúng sanh… không tự chủ, bất lực, không nghị lực, bị chi phối
bởi định mệnh, chuyển biến theo bản tánh, để mà thọ khổ hay lạc trong
sáu chủng loại.
[26].
Pàli, S. 24. 5. Natthi (phần sau).
[27].
Phần sau trong chủ trương đoạn diệt của
Ajita Kesa-kambali; phần đầu nói trong kinh trên. D.i.55.
[28].
Tham chiếu Pāli: (…)
bhassantāhutiyo; dattu-paññattaṃ
yad idaṃ danaṃ, tesaṃ tucchaṃ musā vilāpo ye keci atthika-vādaṃ
vadanti, vật cúng
thành tro, bố thí là chuyện bày đạêt của người ngu; nói sau khi chết
còn tồn tại là dối trá.
[29].
Pāli, S. 24. 7.
Hetu.
[30].
Chủ trương của Makkhali-Gosāla, xem
Sāmañña-phala-sutta (D.i.53):
na’tthi hetu n’atthi paccayo sattānaṃ saṃkilesāya,
không có nhân, không có duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh.
[31].
Pāli, S. 24. 5. Hetu.
[32].
Chủ trương của Makkhali-Gosāla, xem
Sāmañña-phala-sutta (D.i.53):
na’tthi hetu n’atthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā,
không có nhân, không có duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh.
[33].
Pāli, S. 24. 7. Hetu.
[34].
Phật Quang, kinh 162.
[35].
Pāli, S. 24. 8. Mahādiṭṭhi; tham chiếu
Sāmañña-phala-sutta, D.i.56.
[36].
Chủ trương của Pakudha Kaccāyana.
[37].
Pāli, 24. 6. Karoto.
[38].
Chủ trương của Pūraṇa Kassapa, xem
Sāmañña-phala-sutta, D.i.52.
[39].
Quốc Dịch, phẩm iv, quyển 7. Pāli, S. 24.
8. Mahādiṭṭhi.
[40].
14 x 100 x 1.000 = 1.400.000 sanh môn,
cửa thọ sanh hay sanh loại. Pāli:
yoni-pamukkha,
cửa thọ sanh hàng đầu, hàng ưu sinh.
[41].
Câu này, trong bản Hán, vì được dịch sát
theo tiếng Phạm, nên cần chấm câu lại để dịch cho đúng. So sánh Pāli:
imāni
yoni-pamukkha-satasahassāni saṭṭthiñ ca satāni cha ca satāni:
có một triệu bốn trăm (1.400.000) sanh môn tối thượng và sáu ngàn và
sáu trăm (sanh môn khác nữa).
[42].
Bản Pāli:
pañca ca kammuno satāni pañca ca
kammāni, có năm
trăm loại nghiệp và có năm nghiệp…
[43].
Pāli:
dvaṭṭhi paṭipadā,
có sáu mươi hai đường lối hành đạo.
[44].
Pāli:
antara-kappa:
kiếp trung gian, trung kiếp.
[45].
Nê-lê
泥黎,
tức địa ngục. Pāli:
tiṃse niriya-sate,
ba ngàn địa ngục.
[46].
Pāli:
vīse indriya-sate,
hai ngàn căn.
[47].
Pāli:
Chattiṃsa rajo-dhātuyo,
ba mươi sáu trần giới (cõi vi trần); bản Hán đọc là
rāga-dhātuyo:
tham giới
貪界.
[48].
Pāli:
ekūna-paññāsa paribbājaka-sate,
bốn ngàn chín trăm du sĩ (xuất gia) ngoại đạo.
[49].
Pāli:
satta saññī-gabbhā satta asaññī-gabbhā,
7 tưởng thai và 7 vô tưởng thai. Trong bản Hán, đọc là (a)saññī-kappā
(kiếp có tưởng).
[50].
Pāli:
satta sarā,
bảy hồ nước lớn.
[51].
Pāli:
chābhijātiyo,
sáu sanh loại ưu thắng, chỉ sáu giai cấp.
[52].
Pāli:
sandhāvitvā saṃsaritvā dukkhass’ antaṃ karissanti,
lưu chuyển luân hồi (qua tất cả thời gian và chủng loại kể trên, cuối
cùng mới) sẽ cứu cánh khổ biên, hoàn toàn chấm dứt khổ.
[53].
Trên đây là một phần trong thuyết “Luân
hồi tịnh hóa” (Pāli:
saṃsāra-suddhiṃ)
của Makkhali-Gosala. Tham chiếu Sāmañña-phala-sutta, D.i.53-54.
[54].
Pāli, S. 22. 24. 1, 19, 45. Vātā.
[55].
Pāli:
na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhayiṭṭhitā
ti, mặt trăng và
mặt trời không mọc hay lặn, mà đứng một chỗ như trụ đá.
[56].
Phật Quang, kinh 167.
[57].
Pāli, S. 24.. 37-44. Rūpī attā, v.v…
[58].
Pāli: rūpī attā hoti arogo paraṃ maraṇā
ti, tự ngã có sắc, sau khi chết không bệnh.
[59].
Phật Quang, kinh 169.
[60].
Xem cht.58, kinh 166.
[61].
Pāli, S. 24. 9-18. Sassato loko v.v…
[62].
Đoạn này tương đương Pāli, S. 24. 9-10.
Sassato loko v.v…
[63].
Đoạn này tương đương Pāli, S. 24. 11-12.
Antavā v.v…
[64].
Pāli, S. 23. 13-14: taṃ jīvaṃ taṃ
sarīraṃ.
[65].
Pāli, S. 24. 15-18: hoti tathāgato v.v…
[66].
Phật Quang, kinh 171.
[67].
Phật Quang, kinh 172.
[68].
Phật Quang, kinh 173.
[69].
Quốc Dịch, phẩm v. Ấn Thuận, “36 Tương
ưng Tri” (Đại Chánh kinh 172-187). Phật Quang, kinh 174.
[70].
Phật Quang, kinh 175.
[71].
Phật Quang, kinh 176.
[72].
Ấn Thuận liệt kê một trăm mười tám kinh.
[73].
Từ “Đoạn” đến “Xả” có tất cả sáu kinh.
[74].
Thí dụ chữa lửa đang cháy trên đầu. Quốc
Dịch, phẩm vi.
[76].
Ấn Thuận liệt kê bốn trăm bảy mươi hai
kinh (từ 2937-3408).
[77].
An trụ nơi thân quán. Phật Quang, kinh
178.
[78].
Tức tu tập bốn Niệm xứ.
[79].
Ấn Thuận phân tích thành một trăm mười tám kinh.
[80].
An trụ với sự quán thân.
[81].
Quốc Dịch, phẩm vii.
[82].
Phật Quang, kinh 181.
[83].
Bốn Như ý túc hay bốn Thần túc: dục định
đoạn hành thành tựu như ý túc, hoặc nói: dục tam-ma-địa thắng hành
thần túc, “Như ý túc được thành tựu do không ngưng chuyên cần với
(bốn) Chánh đoạn để tập trung (định) trên
một ước muốn (đối với một phép thần thông nào đó).”
Tiếp theo, tâm tam-muội, tinh tấn tam-muội và tư duy tam-muội, với
công thức như dục tam-muội.
[84].
Xem kinh 175. Ấn Thuận liệt kê và phân tích thành một ngàn một trăm ba
mươi hai (1132) kinh.
[85].
Xem kinh 175. Ấn Thuận: một ngàn một trăm bốn mươi (1140) kinh.
[86].
Tức niệm giác chi, trong bảy giác chi.
[87].
Ấn Thuận: một ngàn một trăm năm mươi sáu (1156) kinh.
[88].
Ấn Thuận: một ngàn một trăm sáu mươi bốn (1164) kinh.
[89].
Ấn Thuận: một ngàn một trăm ba mươi hai (1132) kinh.
[90].
Bốn pháp cú, hay bốn pháp tích, xem
Tập Dị Môn Luận 6. Xem D. 33.
Saṅgiti: cattāri
dhammapadāni: anabhijjhā dhammapadaṃ, avyāpādo dhammapadaṃ, sammā-sati
dhammapadṃ, sammā-samādhi dhammapdaṃ,
vô tham pháp tích, vô sân pháp tích, chánh niệm pháp tích, chánh định
pháp tích.
[91].
Ấn thuận: một ngàn một trăm ba mươi hai (1132) kinh.
[92].
Đoạn này, Ấn Thuận tách thành một kinh riêng.
[93].
Để có khả năng nhận biệt sắc v.v… là vô
thường.