TẠP A-HÀM QUYỂN 49
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một
bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.
Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Sức lớn, vui
tự tại,
Mọi sở cầu đều
được;
Ai vượt trên
vị kia,
Mọi mong
cầu thỏa mãn?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Sức lớn, vui
tự tại,
Vị kia không
sở cầu.
Nếu ai có mong cầu,
Thì khổ chẳng phải lạc.
Tìm cầu đã qua rồi,
Vị kia chỉ
có lạc.
Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy
Bà-la-môn,
Đã đạt
Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ
hãi,
Vượt hẳn
ái ân đời.
Thiên tử kia nghe những gì Phật
nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một
bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.
Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Xe khởi từ
chỗ nào?
Ai có thể
chuyển xe?
Xe chuyển đến
nơi nào?
Cớ sao
biến hoại mất?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Xe khởi từ
các nghiệp.
Tâm thức
chuyển dịch xe.
Tùy nhân mà
chuyển đến.
Nhân hoại
thì xe mất.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy
Bà-la-môn,
Đã đạt
Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ
hãi,
Vượt hẳn
đời ái ân.
Thiên tử kia nghe những gì Phật
nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên;
từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc ấy,
Thiên tử kia bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con gái của vua Câu-lâu-đà là
Tu-ba-la-đề-sa[4],
hôm nay sanh con.”
Phật bảo Thiên tử:
“Đây là điều không tốt lành, chẳng phải là tốt
lành!”
Thiên tử kia liền nói kệ:
Người sanh con
là vui.
Thế gian có
con vui.
Cha mẹ tuổi
già yếu,
Cần con để
phụng dưỡng.
Vì sao Cù-đàm
nói,
Sanh con là không tốt?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Nên biết luôn
vô thường,
Uẩn thuần không, chẳng
con.
Sanh con thường bị khổ,
Người ngu nói là vui.
Cho nên Ta nói
rằng,
Sanh con là
chẳng tốt;
Không tốt mà
như tốt,
Như yêu, chẳng
đáng yêu.
Thật khổ, dáng
tợ vui,
Bị phóng dật
dẫm đạp.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy
Bà-la-môn,
Đã đạt
Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ
hãi,
Vượt hẳn đời
ái ân.
Thiên tử kia nghe những gì Phật
nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên;
từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử
kia nói kệ hỏi Phật:
Thế nào số
được đếm?
Thế nào số
không ẩn?
Thế nào số trong số?
Thế nào
thuyết ngôn thuyết?[6]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Phật pháp
khó đo lường,
Hai dòng không
hiển hiện.
Nếu danh và
sắc kia,
Diệt tận hết
không còn;
Đó là số được
đếm.
Số kia không
ẩn tàng.
Đó là số trong số,
Đó là
thuyết danh số.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy
Bà-la-môn,
Đã đạt
Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ
hãi,
Vượt hẳn
đời ái ân.
Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy
hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên;
từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử
kia nói kệ hỏi Phật:
Vật gì nặng
hơn đất?
Vật gì cao hơn
không?
Vật gì nhanh
hơn gió?
Vật gì
nhiều hơn cỏ?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Giới đức
nặng hơn dất.
Mạn cao hơn hư
không.
Hồi tưởng
nhanh hơn gió.
Tư tưởng
nhiều hơn cỏ.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy
Bà-la-môn,
Đã đạt
Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ
hãi,
Vượt hẳn
đời ái ân.
Thiên tử kia nghe những gì Phật
nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên;
từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử
kia nói kệ:
Giới gì, oai
nghi gì?
Đắc gì, nghiệp
là gì?
Người tuệ làm
sao trụ?
Làm sao
sanh về trời?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Xa lìa việc
sát sanh,
Vui trì giới
tự phòng;
Không sanh tâm gia hại,
Đó là đường sanh Thiên.
Không lấy của không cho,
Vui nhận của được cho;
Đoạn trừ tâm trộm cướp,
Đó là đường sanh Thiên.
Không phạm vợ người
khác;
Xa lìa việc tà dâm;
Bằng lòng vợ riêng mình,
Đó là đường sanh Thiên.
Tự vì mình và người,
Vì của và cười đùa;
Không nói dối lừa gạt,
Là con đường sanh Thiên.
Đoạn trừ nói hai lưỡi,
Không ly gián bạn người;
Thường nghĩ hòa kia đây,
Là con đường sanh Thiên.
Xa lìa lời thô lỗ,
Lời dịu, không hại
người;
Thường nói lời hay tốt,
Là con đường sanh Thiên.
Không nói lời phi giáo,
Không nghĩa, không lợi
ích;
Thường nói lời thuận
pháp,
Là con đường sanh Thiên.
Tụ lạc hoặc đất trống,
Thấy lợi, nói của ta;
Không hành tưởng tham
này,
Là con đường sanh Thiên.
Tâm từ không tưởng hại,
Không hại các chúng
sanh;
Tâm thường không oán
kết,
Là con đường sanh Thiên.
Nghiệp khổ và quả báo,
Cả hai đều tịnh tín;
Thọ trì nơi chánh kiến,
Là con đường sanh Thiên.
Những thiện pháp như
thế,
Mười con đường tịnh
nghiệp;
Đều giữ gìn kiên cố,
Là con
đường sanh Thiên.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy
Bà-la-môn,
Đã đạt
Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ
hãi,
Vượt hẳn
đời ái ân.
Thiên tử kia nghe những gì Phật
nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thích Đề-hoàn Nhân, vào lúc cuối đêm,
đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa
ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Thích Đề-hoàn
Nhân nói kệ hỏi Phật:
Pháp gì mạng
không biết?
Pháp gì mạng
không tỏ?[10]
Pháp gì xiềng
xích mạng?
Pháp gì
trói buộc mạng?[11]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Sắc pháp
mạng không biết,
Các hành mạng
không tỏ;
Thân xiềng
xích mạng kia,
Ái trói
buộc mạng này.
Thích Đề-hoàn Nhân lại nói kệ:
Sắc chẳng
phải là mạng,
Chư Phật đã
từng nói.
Làm sao thuần
thục được,
Nơi tạng sâu
thẳm kia?
Làm sao trụ
khối thịt,
Làm sao
biết mạng thân?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ban đầu
ca-la-la,[12]
Từ ca-la sanh
bào;[13]
Từ bào sanh
khối thịt,
Khối thịt
thành dày cứng.
Thịt dày sanh tứ chi,
Và những thứ lông tóc;
Các căn tình gồm sắc,
Dần dần thành hình thể.
Nhờ người mẹ ăn uống,
Nuôi lớn
bào thai kia.
Sau khi Thích Đề-hoàn Nhân nghe
những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Trường Thắng[15]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ:
Khéo học lời
vi diệu,
Gần gũi các
Sa-môn;
Một mình không
bạn bè,
Chánh tư
duy tĩnh mặc.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Khéo học lời
vi diệu,
Gần gũi các
Sa-môn;
Một mình không
bạn bè,
Tịch mặc
tĩnh các căn.
Sau khi Thiên tử Trường Thắng kia
nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến
mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Thi-tì[17]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Nên sống
chung với ai?[18]
Cộng sự cùng
những ai?
Nên biết những
pháp gì,
Càng thù
thắng, phi ác?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Với Chánh sĩ
cùng ở.[19]
Cùng Chánh sĩ
cộng sự.
Nên biết pháp
Chánh sĩ,
Càng thù
thắng, phi ác.
Sau khi Thiên tử Thi-tì kia nghe
những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Nguyệt Tự Tại[21]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Nguyệt Tự Tại kia nói kệ:
Kia sẽ đến
cứu cánh,
Như muỗi nương theo cỏ.[22]
Nếu được chánh hệ niệm,
Nhất tâm
khéo chánh thọ.[23]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Kia sẽ đến
bờ kia,
Như cá cắn
rách lưới.
Trụ thiền định
đầy đủ,
Tâm thường
đạt hỷ lạc.
Sau khi Thiên tử Nguyệt Tự Tại kia
nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến
mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Tỳ-sấu-nữu[25]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ:
Cúng dường
Đức Như Lai,
Thường tăng
trưởng hoan hỷ.
An vui Chánh pháp luật,
Theo học
không phóng dật.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Nếu nói pháp
như vậy,
Phòng hộ không
phóng dật;
Vì nhờ không
phóng dật,
Không bị
ma chế ngự.
Thiên tử Tỳ-sấu-nữu kia nghe những
gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ban-xà-la-kiện[27]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh
lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp
vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Thiên tử kia nói kệ:
Ở ngay chỗ
ồn ào,
Bậc hiệt trí
giác ngộ;
Giác ngộ bằng thiền
giác,
Sức tư duy
Mâu-ni.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Biết rõ pháp
náo nhiệt,
Chánh giác
được Niết-bàn.
Nếu được chánh
hệ niệm,
Nhất tâm
khéo chánh thọ.
Sau khi Thiên tử Ban-xà-la-kiện kia
nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến
mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Tu-thâm[29]
cùng với năm trăm quyến thuộc, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến
chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh
sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn
giả A-nan:
“A-nan, đối với pháp Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo
thuyết, tâm ông có hỷ lạc không?”
A-nan bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, có vậy. Những người nào không ngu,
không si, có trí tuệ, mà ở trong pháp Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo thuyết,
tâm lại không hỷ lạc? Vì sao? Vì Tôn giả Xá-lợi-phất trì giới, đa văn, ít
muốn, biết đủ, tinh cần viễn ly, trụ vững chánh niệm, trí tuệ, chánh thọ,
trí tuệ nhanh nhạy, trí tuệ bén nhạy, trí tuệ xuất ly, trí tuệ quyết định,
trí tuệ lớn, trí tuệ rộng, trí tuệ sâu, trí tuệ không ai bằng, thành tựu
trí bảo[30],
hay khéo giáo hóa, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ; cũng
thường tán thán khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, luôn vì tứ
chúng thuyết pháp không mỏi mệt.”
Phật bảo A-nan:
“Đúng thế! Đúng thế! Như những gì ông đã nói,
A-nan! Vì những người không ngu, không si, có trí tuệ, nghe Tôn giả
Xá-lợi-phất khéo thuyết các thứ pháp, mà ai lại không hỷ lạc! Vì sao? Vì
Tỳ-kheo Xá-lợi-phất trì giới, đa văn, ít muốn, biết đủ, tinh cần chánh
niệm, trí tuệ, chánh thọ, trí tuệ siêu việt, trí tuệ nhanh nhạy, trí tuệ
bén nhạy, trí tuệ xuất ly, trí tuệ quyết định, trí tuệ lớn, trí tuệ rộng,
trí tuệ sâu, trí tuệ không ai bằng, thành tựu trí bảo, hay khéo giáo hóa,
khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ; cũng thường tán thán việc
khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, luôn vì tứ chúng thuyết
pháp không mỏi mệt.”
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Đúng vậy!”
Thế Tôn hướng về Tôn giả A-nan khen ngợi Tôn giả
Xá-lợi-phất khéo thuyết pháp như vậy, như vậy. Thiên tử Tu-thâm cùng quyến
thuộc trong tâm hoan hỷ, từ thân hào quang càng thêm sáng chói, thanh tịnh
như vậy, như vậy. Bấy giờ, Thiên tử Tu-thâm trong tâm hoan hỷ, từ thân
phát ra ánh sáng thanh tịnh chiếu sáng, liền nói kệ:
Xá-lợi-phất
đa văn,
Trí sáng tuệ
bình đẳng;
Trì giới, khéo
điều phục,
Được Niết-bàn
vô sanh.[31]
Thọ trì thân
tối hậu,
Hàng phục
các ma quân.
Sau khi Thiên tử Tu Thâm cùng quyến
thuộc nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật,
liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Xích Mã[33],
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Thiên tử Xích Mã kia bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, có thể vượt qua biên tế thế giới,
đến chỗ không sanh, không già, không chết chăng?”
Phật đáp Xích Mã:
“Không thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không
sanh, không già, không chết được.”
Thiên tử Xích Mã bạch Phật:
“Lạ thay! Thế Tôn khéo nói nghĩa này! Như những gì
Thế Tôn đã nói: ‘Không thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sanh,
không già, không chết được.’ Vì sao? Bạch Thế Tôn, con tự nhớ kiếp trước
tên là Xích Mã, làm Tiên nhân ngoại đạo, đắc thần thông, lìa các ái dục.
Lúc đó, con tự nghĩ: ‘Ta có thần túc nhanh chóng như vậy, giống như kiện
sĩ, dùng mũi tên nhọn trong khoảnh khắc bắn xuyên qua bóng cây đa-la, có
thể lên một núi Tu-di đến một núi Tu-di, cất bước từ biển Đông đến biển
Tây.’ Lúc ấy con tự nghĩ: ‘Nay ta đạt được thần lực nhanh chóng như vậy,
hôm nay có thể tìm đến biên tế của thế giới được chăng?’ Nghĩ vậy rồi liền
khởi hành, chỉ trừ khi ăn, nghỉ, đại tiểu tiện và giảm bớt ngủ nghỉ, đi
mãi đến một trăm năm, cho tới khi mạng chung, rốt cuộc không thể vượt đến
biên tế của thế giới, đến nơi không sanh, không già, không chết.”
Phật bảo Xích Mã:
“Nay Ta chỉ bằng cái thân một tầm để nói về thế
giới, về sự tập khởi của thế giới, về sự diệt tận của thế giới, về con
đường đưa đến sự diệt tận của thế giới. Này Thiên tử Xích Mã, thế giới là
gì? Là năm thọ ấm. Những gì là năm? Sắc thọ ấm, thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm,
hành thọ ấm, thức thọ ấm. Đó gọi là thế giới.
“Thế nào là sự tập khởi sắc? Ái đương lai hữu[34],
câu hữu với hỷ tham, ưa thích chỗ này chỗ kia. Đó gọi là sự tập khởi của
thế giới.
“Thế nào là sự diệt tận thế giới? Sự diệt tận của
ái đương lai hữu, câu hữu với hỷ tham, ưa thích chỗ này chỗ kia; đoạn tận,
xả ly không còn sót, vô dục, tịch diệt, tịch tĩnh. Đó gọi là sự diệt tận
thế giới.
“Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận thế giới?
Tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là con đường đưa đến sự
diệt tận thế giới.
“Này Xích Mã, biết khổ thế giới, đoạn khổ thế giới;
biết sự tập khởi thế giới, đoạn sự tập khởi thế giới; biết sự diệt tận thế
giới, chứng sự diệt tận thế giới; biết con đường đưa đến sự diệt tận thế
giới, tu con đường đưa đến sự diệt tận thế giới. Này Xích Mã, nếu Tỳ-kheo
nào đối với khổ thế giới, hoặc biết hoặc đoạn; sự tập khởi thế giới, hoặc
biết hoặc đoạn; sự diệt tận thế giới, hoặc biết hoặc chứng; con đường đưa
đến sự diệt tận thế giới, hoặc biết hoặc tu, thì này Xích Mã, đó gọi là
đạt đến biên tế thế giới, qua khỏi ái thế gian.”
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ lập lại:
Không bao
giờ dạo xa,
Mà đến biên
thế giới.
Chưa đến biên
thế giới,
Trọn không hết
biên khổ.
Vì vậy nên
Mâu-ni,
Biết biên tế
thế giới.
Khéo rõ biên
thế giới,
Các phạm hạnh
đã lập.
Đối biên thế
giới kia,
Bình đẳng mà
giác tri;
Đó gọi hạnh
Hiền thánh,
Qua bờ kia
thế gian.
Sau khi Thiên tử Xích Mã nghe những
gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú bên núi Tỳ-phú-la, thành Vương
xá, có sáu Thiên tử, vốn là xuất gia ngoại đạo. Một tên là A-tỳ-phù, hai
là Tăng thượng A-tỳ-phù, ba là Năng Cầu, bốn là Tỳ-lam-bà, năm là
A-câu-tra, sáu là Ca-lam[36],
đến chỗ Phật.
Thiên tử A-tỳ-phù nói kệ:
Tỳ-kheo
chuyên chú tâm,
Thường tu hạnh
yểm ly;
Ở đầu đêm,
cuối đêm,
Tư duy khéo tự
nhiếp.
Thấy nghe
những lời kia,
Không rơi
vào địa ngục.
Thiên tử Tăng thượng A-tỳ-phù lại
nói kệ:
Yểm ly chỗ
đen tối,
Tâm thường tự
nhiếp hộ;
Vĩnh viễn lìa thế gian,
Tranh ngôn ngữ, luận
pháp.
Theo Đại Sư Như Lai,
Xin thọ pháp Sa-môn;
Khéo nhiếp hộ thế gian,
Không tạo
các điều ác.
Thiên tử Năng Cầu lại nói kệ:
Đoạn hẳn
đánh, đập, giết,
Cúng dường cho Ca-diếp;
Không thấy đó là tội,
Cũng không
thấy là phước.
Thiên tử Tỳ-lam-bà lại nói kệ:
Con nói
Ni-càn kia,
Ngoại đạo
Nhã-đề Tử[37];
Xuất gia, hành học đạo,
Thường luôn tu hạnh khó.
Đối đồ chúng Đại Sư,
Xa lìa lời nói dối.
Con nói người
như vậy,
Không xa
bậc La-hán.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Con hồ ly
gầy chết,
Thường đi cùng
sư tử,
Suốt ngày, vẫn
nhỏ, yếu,
Không thể
thành sư tử.
Chúng Đại sư
Ni-càn,
Hư vọng tự
xưng tán;
Là nói dối ác
tâm,
Cách rất
xa La-hán.
Bấy giờ, Thiên ma Ba-tuần dựa vào
Thiên tử A-câu-tra nói kệ:
Tinh cần bỏ
tối tăm,
Thường giữ gìn
viễn ly;
Đắm nhiễm sắc
vi diệu,
Ham thích cõi Phạm thế.
Ta giáo hóa chúng này,
Để được
sanh Phạm thiên.
Khi ấy Thế Tôn liền tự nghĩ: ‘Bài
kệ mà Thiên tử A-câu-tra đã nói này, là do Thiên ma Ba-tuần thêm sức vào,
chứ không phải do tự tâm Thiên tử A-câu-tra kia nói:
Tinh cần bỏ
tối tăm,
Thường giữ gìn
viễn ly;
Đắm nhiễm sắc
vi diệu,
Ham thích cõi Phạm thế.
Ta giáo hóa chúng này,
Để được
sanh Phạm thiên.
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:
Nếu những gì
là sắc,
Ở đây hay ở
kia;
Hoặc ở trong hư không,
Sáng chiếu rực mỗi khác.
Nên biết tất cả kia,
Không lìa ma,
ma trói;
Giống như mồi
lưỡi câu,
Câu cá
đang lượn chơi.
Khi ấy những Thiên tử kia đều nghĩ
rằng: ‘Hôm nay Thiên tử A-câu-tra nói kệ, mà Sa-môn Cù-đàm nói là ma nói.
Vì sao Sa-môn Cù-đàm nói là ma nói?’
Bấy giờ, Thế Tôn biết những ý nghĩ
trong tâm các Thiên tử nên bảo rằng:
“Nay Thiên tử A-câu-tra nói kệ,
nhưng chẳng phải tự tâm Thiên tử kia nói mà là do sức của Ma Ba-tuần dựa
vào nên mới nói:
Tinh cần bỏ
tối tăm,
Thường giữ gìn
viễn ly;
Đắm nhiễm sắc
vi diệu,
Ham thích cõi Phạm thế.
Nên giáo hóa chúng này,
Để được
sanh Phạm thiên.
Cho nên, Ta nói kệ:
Nếu những gì
là sắc,
Ở đây hay ở
kia;
Hoặc ở trong hư không,
Sáng chiếu rực mỗi khác.
Nên biết tất cả kia,
Không lìa ma,
ma trói;
Giống như mồi
lưỡi câu,
Câu cá
đang lượn chơi.
Khi ấy các Thiên tử lại tự nghĩ:
‘Lạ thay! Sa-môn Cù-đàm thần lực, oai đức lớn mới có thể thấy được Thiên
ma Ba-tuần, còn chúng ta thì không thấy. Chúng ta mỗi người hãy làm kệ tán
thán Sa-môn Cù-đàm.’ Liền nói kệ:
Đoạn trừ đối
tất cả,
Tưởng tham ái
hữu thân;
Khiến người
khéo giữ này,
Trừ tất cả
vọng ngữ.
Nếu muốn đoạn
dục ái,
Nên cúng dường
Đại Sư;
Đoạn trừ ba
hữu ái,
Phá hoại đối
nói dối.
Đối kiến tham
đã đoạn,
Nên cúng dường
Đại Sư.
Đệ nhất thành
Vương xá;
Tên núi
Tỳ-phú-la;
Tuyết sơn hơn
các núi,
Kim sí vua
loài chim;
Tám phương,
trên và dưới,
Tất cả cõi chúng sanh;
Ở trong các Trời, Người,
Tối thượng
Đẳng Chánh Giác.
Sau khi các Thiên tử nói kệ tán
thán Phật rồi và nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới
chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ma-già[39]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ma-già nói kệ hỏi Phật:
Giết gì được ngủ yên?
Giết gì được hỷ lạc?
Giết những hạng người
nào,
Được
Cù-đàm tán thán?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Nếu giết hại
sân nhuế,
Giấc ngủ được an ổn.
Sự giết hại sân nhuế,
Khiến người được hỷ lạc.
Sân nhuế là gốc độc,
Ta khen người giết được.
Giết sân nhuế kia rồi,
Đêm dài
không lo lắng.
Sau khi Thiên tử Ma-già nghe những
gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Di-kỳ-ca[41]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Có mấy loại
chiếu sáng,
Luôn chiếu sáng thế
gian?
Cúi xin Thế Tôn nói,
Ánh sáng
nào tối thượng?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Có ba loại
ánh sáng,
Luôn soi sáng thế gian;[42]
Mặt trời chiếu ban ngày,
Ban đêm ánh trăng rọi.
Ánh đèn chiếu ngày đêm,
Chiếu soi mọi cảnh
tượng.
Trên dưới và các phương,
Chúng sanh nhờ soi sáng.
Trong ánh sáng Trời,
Người,
Ánh sáng
Phật hơn hết.
Phật nói kinh này xong, Thiên tử
Di-kỳ-ca nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật,
liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Đà-ma-ni[44]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Phận sự
Bà-la-môn,
Học hết chớ
mỏi mệt.
Đoạn trừ các
ái dục,
Không cầu
thọ thân sau.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Bà-la-môn vô
sự,
Việc cần làm
đã làm;
Chừng nào chưa
đến bờ,
Ngày đêm
thường siêng quỳ.
Đã đến trụ bờ
kia,
Đến bờ, quỳ
làm gì?
Đây là
Bà-la-môn,
Chuyên tinh
thiền lậu tận.
Tất cả các ưu
não,
Hừng hực, đã
dứt hẳn;
Đó là đến bờ
kia,
Niết-bàn
vô sở cầu.
Sau khi Thiên tử Đà-ma-ni nghe
những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Đa-la-kiền-đà
[46]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh
lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp
vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Đoạn mấy, xả
mấy pháp,
Tu mấy pháp
tăng thượng,
Vượt qua mấy
tích tụ[47],
Gọi
Tỳ-kheo vượt dòng?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Đoạn năm[48],
xả bỏ năm[49],
Tu năm pháp
tăng thượng[50],
Vượt năm thứ
tích tụ[51],
Gọi
Tỳ-kheo vượt dòng.
Sau khi Thiên tử Đa-la-kiện-đà nghe
những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-ma[53]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ca-ma bạch Phật:
“Thật khó, bạch Thế Tôn! Thật khó, bạch Thiện thệ!”
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Sở học là rất khó:
Giới, tam-muội đầy đủ;[54]
Sống viễn ly không nhà,
Vui nhàn
cư tịch tĩnh.
Thiên tử Ca-ma bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, tịch mặc thật khó được[55].”
Bây giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Được điều học khó được,
Giới, tam-muội đầy đủ;
Ngày đêm thường chuyên
tinh,
Tu tập
điều thích ý.
Thiên tử Ca-ma bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, tâm chánh thọ khó
được[56].”
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Trụ chánh thọ
khó trụ
Các căn, tâm
quyết định;
Cắt đứt lưới
tử ma,
Bậc Thánh
tùy ý tiến.
Thiên tử Ca-ma lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, đường hiểm rất khó
đi.”
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Đường hiểm
khó đi qua,
Thánh bình an vượt qua;
Phàm phu té ở đó,
Chân trên, đầu chúc
xuống.
Hiền thánh thẳng đường
đi,
Đường hiểm
tự nhiên bình.
Phật nói kinh này xong, Thiên tử
Ca-ma nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền
biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-ma[58]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ:
Tham nhuế
nhân những gì,
Không vui,
lông dựng đứng?
Sợ hãi từ đâu
khởi?
Giác tưởng[59]
do đâu sanh;
Giống như
Cưu-ma-la[60],
Nương tựa
vào vú mẹ?[61]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ái sanh, lớn
từ thân,
Như cây
Ni-câu-luật;[62]
Khắp nơi bị
dính mắc,
Như rừng rậm
chằng chịt.[63]
Nếu biết
nguyên nhân kia,
Tĩnh ngộ khiến
khai giác;
Qua dòng biển sanh tử,
Không còn
thọ thân sau.
Sau khi Thiên tử Ca-ma nghe những
gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Chiên-đàn[65],
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Chiên-đàn kia nói kệ hỏi Phật:
Nghe Cù-đàm
Đại trí,
Tri kiến không
chướng ngại:
Trụ chỗ nào,
học gì,
Không gặp
ác đời khác?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Nhiếp trì
thân, miệng, ý,
Không tạo ba pháp ác;
Sống tại nhà của mình,
Rộng họp nhiều khách
khứa.
Tín, bố thí tài, pháp,
Dùng pháp lập tất cả.
Trụ kia, học pháp kia,
Không còn
sợ đời khác.
Phật nói kinh này xong, Thiên tử
Chiên-đàn nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật,
liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Chiên-đàn[67]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:
Ai vượt qua
các dòng,
Ngày đêm siêng
không lười?
Không vin, không chỗ
trụ,
Làm sao
không đắm chìm?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Tất cả giới
đầy đủ,
Trí tuệ khéo
chánh thọ;
Trong chánh niệm tư duy,
Vượt qua dòng khó vượt.
Không nhiễm tưởng dục
này,
Vượt qua sắc ái kia;
Tham, hỷ đều đã hết,
Không vào
chỗ khó dò.[68]
Sau khi Thiên tử Chiên-đàn kia nghe
những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-diếp[70]
dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân
Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp kia bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, nay con sẽ nói về Tỳ-kheo và công
đức Tỳ-kheo.”
Phật bảo:
“Tùy Thiên tử cứ nói!”
Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp nói kệ:
Tỳ-kheo tu
chánh niệm,
Thân[71]
kia khéo giải thoát;
Ngày đêm
thường siêng cầu,
Công đức diệt[72]
các hữu.
Biết rõ nơi thế gian,
Diệt trừ tất cả hữu;
Tỳ-kheo được vô ưu,
Tâm không còn nhiễm
trước.
“Bạch Thế Tôn, đó gọi là Tỳ-kheo. Đó gọi là công
đức Tỳ-kheo.”
Phật bảo Ca-diếp:
“Lành thay! Lành thay! Đúng như những gì ông nói!”
Thiên tử Ca-diếp nghe những gì Phật nói, hoan hỷ,
tùy hỷ cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ca-diếp dung sắc tuyệt diệu, vào
lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên;
từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ,
Thiên tử Ca-diếp kia bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con sẽ nói về Tỳ-kheo và những gì
Tỳ-kheo nói.”
Phật bảo Thiên tử Ca-diếp:
“Tùy theo sở thích mà nói.”
Bấy giờ, Thiên tử Ca-diếp kia liền nói kệ:
Tỳ-kheo giữ
chánh niệm,
Tâm kia khéo giải thoát;
Ngày đêm thường siêng
cầu,
Mong lìa được trần cấu.
Biết rõ ràng thế gian,
Ở đời, lìa trần cấu;
Tỳ-kheo không ưu tư,
Tâm không
bị nhiễm trước.
“Bạch Thế Tôn, đó gọi là Tỳ-kheo,
đó gọi là những gì Tỳ-kheo nói!”
Phật bảo Ca-diếp:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như những
gì ông đã nói!
Thiên tử Ca-diếp nghe những gì Phật
nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật trú tại nước
Ma-kiệt-đà, du hành trong nhân gian. Vào buổi chiều hôm, cùng với năm trăm
Tỳ-kheo nghỉ đêm nơi trú xứ quỷ Dạ-xoa Khuất-ma[75].
Bấy giờ, quỷ Dạ-xoa Khuất-ma[76]
đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một
bên, quỷ Dạ-xoa bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay thỉnh Thế
Tôn và đại chúng nghỉ đêm nơi nầy.”
Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời
mời. Lúc đó, quỷ Dạ-xoa Khuất-ma biết Thế Tôn đã im lặng nhận lời mời rồi,
liền hóa ra năm trăm tòa lầu các; phòng xá, giường nằm, ghế ngồi, màn,
nệm, gối. Mỗi thứ năm trăm cái đầy đủ, tất cả đều do biến hóa mà thành;
rồi lại hóa ra năm trăm ngọn đèn sáng trưng không có khói tỏa. Sau khi hóa
xong, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ân cần thỉnh Thế Tôn vào phòng
và mời các Tỳ-kheo lần lượt nhận phòng ốc cùng ngọa cụ. Sau khi công việc
đã xong xuôi, trở lại chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một
bên, nói kệ:
Hiền đức có
chánh niệm,
Hiền đức luôn
chánh niệm;
Chánh niệm ngủ an ổn,
Đời này cùng đời khác.
Hiền đức có chánh niệm,
Hiền đức luôn chánh
niệm;
Chánh niệm ngủ an ổn,
Tâm kia thường dừng
lặng.
Hiền đức có chánh niệm,
Hiền đức luôn chánh
niệm;
Chánh niệm ngủ an ổn,
Xả, hàng phục quân khác.
Hiền đức có chánh niệm,
Hiền đức luôn chánh
niệm;
Không giết không sai
giết,
Không phục, không bảo
phục.
Lòng từ đối tất cả,
Lòng không
ôm oán kết.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo quỷ Dạ-xoa
Khuất-ma:
“Đúng vậy, đúng vậy! Như những gì
ông nói!”
Sau khi quỷ Dạ-xoa Khuất-ma nghe
những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, trở về chỗ mình
ở.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại núi Ma-cưu-la[78],
Tôn giả Na-già-ba-la[79]
làm thị giả. Bấy giờ đêm tối, trời mưa nhỏ, có chớp lóe, Thế Tôn ra khỏi
phòng, đi kinh hành nơi đất trống. Lúc ấy, Thiên đế Thích tự nghĩ: ‘Hôm
nay Thế Tôn ở tại núi Ma-cưu-la, Tôn giả Na-già-ba-la gần gũi hầu hạ cung
dưỡng. Đêm tối, trời mưa nhỏ, có chớp lóe, Thế Tôn ra khỏi phòng, đi kinh
hành nơi đất trống. Ta sẽ hóa ra ngôi nhà sàn bằng pha-lê, rồi bưng ngôi
nhà sàn ấy, theo Phật kinh hành.’ Nghĩ vậy xong, liền hóa ra ngôi nhà sàn
bằng pha lê, mang đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi theo Phật đi
kinh hành.
Bấy giờ, dân chúng nước Ma-kiệt-đề, nếu khi nào có
bé trai, bé gái khóc đêm, đem quỷ Ma-cưu-la[80]
ra để dọa, chúng liền ngưng khóc. Theo pháp đệ tử gần gũi hầu hạ cung
dưỡng, chờ thầy an giấc thiền rồi sau đó mới đi ngủ. Bấy giờ, Thế Tôn vì
Đế Thích nên ban đêm đi kinh hành lâu. Bấy giờ, Tôn giả Na-già-ba-la tự
nghĩ: ‘Đêm nay Thế Tôn đi kinh hành lâu quá, ta phải giả dạng làm quỷ
Ma-cưu-la để khủng bố Ngài.’ Khi ấy Tỳ-kheo Na-già-ba-la liền mặc ngược
câu-chấp[81],
để mặt có lông dài ra ngoài, đến đứng chận đầu đường đi kinh hành của Thế
Tôn, bạch Phật:
“Quỷ Ma-cưu-la đến! Quỷ Ma-cưu-la
đến!”
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo
Na-già-ba-la:
“Này Na-già-ba-la, ngươi là người
ngu si, định dùng hình tướng quỷ Ma-cưu-la khủng bố Phật ư? Không thể làm
lay động một lông tóc của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Như Lai, Ứng
Cúng, Đẳng Chánh Giác đã xa lìa khủng bố từ lâu!”
Khi ấy Thiên đế Thích bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, trong Chánh pháp
luật của Thế Tôn cũng lại có hạng người này sao?”
Phật bảo:
“Này Kiều-thi-ca, trong ngôi nhà
cực kỳ rộng rãi to lớn của Cù-đàm, những người này vào đời vị lai cũng sẽ
đắc pháp thanh tịnh.”
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Nếu
Bà-la-môn nào,
Nơi pháp tự sở
đắc,
Đến được bờ
bên kia;
Dù một
Tỳ-xá-già[82],
Cùng với
Ma-cưu-la,[83]
Đều vượt qua
hết thảy.
Hoặc Bà-la-môn
nào,
Nơi pháp tự
mình hành,
Biết tất cả
các thọ,
Quán sát đều
đã diệt.
Hoặc Bà-la-môn
nào,
Tự mình qua bờ
kia,
Hết thảy các
nhân duyên,
Thảy đều đã
diệt tận.
Hoặc Bà-la-môn
nào,
Tự mình qua bờ
kia,
Tất cả các
nhân ngã,
Thảy đều đã
diệt tận.
Hoặc Bà-la-môn
nào,
Tự mình qua bờ
kia,
Nơi sanh, già,
bệnh, chết,
Thảy đều
đã vượt qua.
Phật nói kinh này xong, Thiên đế
Thích nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ Phật, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn
Trúc, khu Ca-la-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả A-na-luật-đà ở nước
Ma-kiệt-đề du hành trong nhân gian, đến nghỉ đêm tại trú xứ mẹ của quỷ con
Tất-lăng-già[85].
Bấy giờ, vào cuối đêm, Tôn giả A-na-luật-đà thức dậy, ngồi ngay thẳng tụng
các đoạn kinh Ưu-đà-na[86],
Ba-la-diên-na[87],
Kiến chân đế[88],
Thượng tọa sở thuyết kệ[89],
Tỳ-kheo-ni sở thuyết kệ[90],
Thi-lộ kệ[91],
Nghĩa phẩm[92],
Mâu-ni kệ[93],
Tu-đa-la; tất cả đều tụng hết.
Bấy giờ quỷ con Tất-lăng-già khóc
đêm, quỷ mẹ Tất-lăng-ca nói bài kệ cho con nghe để dỗ nó nín:
Này
Tất-lăng-ca con,
Nay, con không
được khóc;
Hãy nghe
Tỳ-kheo kia
Đọc tụng kệ
Pháp cú.
Nếu ai biết
Pháp cú,
Tự mình hộ trì
giới,
Xa lìa sự sát
sanh,
Nói thật,
không nói dối,
Tự bỏ điều phi
nghĩa,
Giải thoát
đường quỷ thần.[94]
Sau khi quỷ mẹ Tất-lăng-ca nói kệ,
quỷ con Tất-lăng-già nín khóc.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại nước
Ma-kiệt-đề du hành trong nhân gian cùng với đại chúng, đến nghỉ đêm tại
trụ xứ mẹ của quỷ con Phú-na-bà-tẩu[96].
Bấy giờ, Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói pháp tương ưng bốn Thánh đế: Khổ Thánh
đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.
Khi ấy, quỷ mẹ Phú-na-bà-tẩu có con
là quỷ con Phú-na-bà-tẩu cùng quỷ nữ Uất-đa-la[97].
Hai con quỷ nhỏ này khóc đêm. Quỷ mẹ Phú-na-bà-tẩu nói kệ dạy hai đứa con
trai và gái của nó:
Này
Phú-na-bà-tẩu,
Uất-đa-la!
Đừng khóc!
Để mẹ được
lắng nghe,
Như Lai đang thuyết
pháp.
Cha mẹ không thể nào,
Khiến con giải thoát
khổ.
Nghe Như Lai thuyết
pháp,
Giải thoát được khổ này.
Người đời theo ái dục,
Bị các khổ bức bách.
Như Lai vì thuyết pháp,
Khiến hủy diệt sanh tử.
Nay mẹ muốn nghe pháp,
Các con nên im
lặng.”
Khi ấy
Uất-đa-la,
Và
Phú-na-bà-tẩu.
Đều vâng lời
mẹ chúng,
Im lặng mà lắng nghe.
“Lời mẹ nói
hay thay,
Con cũng thích nghe
pháp.
Thế Tôn chánh giác này,
Ở Thắng sơn Ma-kiệt;
Vì các loài chúng sanh,
Diễn nói pháp vượt khổ.
Nói khổ cùng nhân khổ,
Khổ diệt, đạo diệt khổ;
Từ bốn Thánh đế này,
An ổn đến Niết-bàn.
Vậy mẹ hãy lắng nghe,
Những pháp
Thế Tôn thuyết.”
Khi ấy quỷ mẹ Phú-na-bà-tẩu liền
nói kệ:
“Lạ thay,
con trí tuệ,
Khéo hay chìu
tâm ta.
Con
Phú-na-bà-tẩu,
Khéo khen Phật
Đạo Sư.
Con
Phú-na-bà-tẩu,
Cùng con
Uất-đa-la;
Nên sanh lòng
tùy hỷ,
Ta đã thấy
Thánh đế.”
Sau khi, quỷ mẹ Phá-na-bà-tẩu nói
kệ xong, quỷ con trai và con gái, tùy hỷ im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại nước
Ma-kiệt-đề, du hành trong nhân gian cùng với đại chúng, đến nghỉ đêm tại
trú xứ của quỷ Ma-ni-giá-la[99].
Bấy giờ, quỷ Ma-ni-giá-la hội các quỷ thần, tập hợp lại một chỗ. Khi ấy có
một người nữ đem hương hoa trang sức và đồ ăn thức uống đến chỗ ở quỷ thần
Ma-ni-giá-la kia. Người nữ này từ xa trông thấy Thế Tôn ngồi tại trú xứ
quỷ Ma-ni-giá-la; thấy rồi tự nghĩ: ‘Nay ta đang thấy quỷ thần
Ma-ni-giá-la’, liền nói kệ:
Lành thay!
Ma-ni-giá,
Ở nước
Ma-già-đà;
Dân nước
Ma-già-đà,
Cầu gì đều như
nguyện.
Làm sao ở đời
này,
Thường được sống an lạc;
Còn đời sau thế nào,
Mà được
sanh Thiên lạc?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chớ buông
lung, kiêu mạn;
Cần gì quỷ
Ma-ni?
Nếu tự sửa
việc làm,
Thì được
sanh Thiên lạc.
Khi ấy người nữ kia tự nghĩ: ‘Đây
không phải là quỷ Ma-ni-giá-la mà là Sa-môn Cù-đàm.’ Biết như vậy rồi,
liền đem hương hoa trang sức cúng dường Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân, ngồi
lui qua một bên, nói kệ:
Đường nào
đến an lạc,
Phải tu những
hành gì;
Đời này thường an ổn,
Đời sau
sanh Thiên lạc?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Khéo điều
tâm, bố thí,
Thích giữ gìn
các căn;
Chánh kiến tu
hạnh hiền,
Gần gũi với
Sa-môn.
Tự sống bằng
chánh mạng,
Đời khác sanh
Thiên lạc;
Đâu cần Tam thập tam,
Lưới khổ của chư Thiên.
Chỉ cần nhất tâm kia,
Đoạn trừ nơi ái dục.
Ta sẽ nói lìa cấu,
Pháp cam
lộ khéo nghe.
Người nữ ấy nghe Phật thuyết pháp,
khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ; những pháp như bố thí, trì
giới, phước báo sanh Thiên, vị ngọt của dục, tai hại của dục, phiền não,
thanh tịnh, xuất yếu, viễn ly, công đức phước lợi, tiếp tục diễn nói pháp
Phật thanh tịnh. Giống như tấm vải trắng sạch dễ nhuộm màu, người nữ kia
cũng vậy, ngay trên chỗ ngồi đắc bình đẳng quán[100]:
Khổ, Tập, Diệt, Đạo đối với bốn Thánh đế. Lúc đó, người nữ này đắc pháp,
thấy pháp, biết pháp và nhập pháp, vượt qua các nghi hoặc, không do người
khác, đối với Chánh pháp luật được vô sở uý, liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa
lại y phục, chắp tay bạch Phật:
“Con đã được độ, bạch Thế Tôn! Con
đã được độ, bạch Thiện Thệ! Từ hôm nay cho đến suốt đời quy y Phật, quy y
Pháp, quy y Tỳ-kheo Tăng.”
Sau khi người nữ ấy nghe những gì
Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, lễ Phật rồi ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại nước Ma-kiệt-đề, du hành
trong nhân gian, đến nghỉ đêm tại trú xứ quỷ Châm Mao[102].
Bấy giờ, quỷ Châm Mao hội họp hết các quỷ thần lại một chỗ. Lúc đó có Viêm
quỷ[103],
thấy Thế Tôn nghỉ đêm tại trú xứ quỷ Châm Mao. Thấy rồi, liền đến chỗ quỷ
Châm Mao nói với quỷ Châm Mao:
“Thưa thôn chủ, nay ông được nhiều may mắn. Hiện
tại Đức Như Lai Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đang nghỉ tại nhà ông.”
Quỷ Châm Mao nói:
“Bây giờ, thử xem có đúng là Như Lai hay chẳng
phải!”
Khi ấy, quỷ Châm Mao sau khi cùng các quỷ thần hội
họp, trở về ngôi nhà của mình. Nó co mình lại xông tới Phật. Bấy giờ, Đức
Thế Tôn liền tránh người. Ba lần nó co mình lại xông tới Phật như vậy, Đức
Phật cũng ba lần tránh người. Khi ấy, quỷ Châm Mao hỏi:
“Sa-môn sợ ư?”
Phật bảo:
“Này thôn chủ, Ta không sợ! Nhưng
ngươi có ác xúc.”[104]
Quỷ Châm Mao nói:
“Bây giờ, tôi có vài điều để hỏi.
Mong vì tôi mà trả lời. Nếu có thể làm tôi vui thì tốt, còn nếu
không thể làm tôi vui thì tôi sẽ hủy hoại tâm ông, phá vỡ ngực ông, làm
cho máu nóng của ông từ mặt vọt ra, nắm hai tay ông ném qua bờ bên kia
sông Hằng.”
Phật bảo quỷ Châm Mao:
“Thôn chủ, Ta không thấy chư Thiên, Ma, Phạm,
Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên thần, Người đời nào, có thể hủy hoại tâm của Như
Lai, Đẳng Chánh Giác, có thể phá vỡ ngực Ta, có thể làm cho máu nóng từ
mặt vọt ra, nắm hai tay của Ta ném qua bờ bên kia sông Hằng. Nay, ông cứ
hỏi đi, Ta sẽ vì ông mà nói, khiến cho ông được hoan hỷ.”
Bấy giờ, quỷ Châm Mao nói kệ hỏi Phật:
Hết thảy tâm
tham, nhuế,
Lấy gì để làm
nhân?
Không vui,
lông dựng đứng,
Sợ hãi từ đâu
sanh?
Ý niệm các
giác tưởng,
Khởi lên từ
chỗ nào;
Giống như trẻ
mới sanh,
Nương nhờ
vào vú mẹ?[105]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ái sanh, lớn
từ thân,
Như cây
Ni-câu-luật;
Chằng chịt câu
móc nhau,
Như dây leo
rừng rậm.[106]
Nếu biết những
nhân kia,
Sẽ khiến quỷ
giác ngộ;
Vượt dòng biển
sanh tử,
Không còn
tái sanh nữa.
Bấy giờ, quỷ Châm Mao nghe Phật nói
kệ, tâm được vui vẻ, sám hối Phật và xin thọ trì tam quy.
Phật nói kinh này xong, quỷ Châm
Mao nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, phụng hành.
-ooOoo-
[1].
Đại Chánh quyển 49, Ấn Thuận, 25. Tương
ưng Chư thiên tiếp theo. Kinh 1294, biệt dịch, №100(291).
[2].
Biệt dịch, №100(293).
[3].
Biệt dịch, №100(294).
[4].
Câu-lũ-đà vương nữ Tu-ba-la-đề-sa
拘屢陀王女修波羅提沙.
№100(294): Tu-đa-mật-xa-cứ-đà
須多蜜奢锯陀.
Không rõ Pāli.
[5].
Biệt dịch, №100(295).
[6].
Cf. №100(295): “Thế nào tự tính toán,
không bị phiền não che? Thế nào được gọi là vĩnh viễn lìa các số?”
[7].
Biệt dịch, №100(296).
[8].
Biệt dịch, №100(297).
[9].
S. 10. 1. Indaka; biệt dịch, №100(298).
[10].
Pāli: rūpaṃ
na jīvanti vadanti buddhā, kathaṃ nvayaṃ vindatimaṃ sarīraṃ,
“Chư Phật không nói mạng (jīva) là sắc, nhưng tại sao mạng có nơi thân
này?”
[11].
Pāli: kathaṃ nvayaṃ
sajjati gabbasmiṃ, làm sao trú trong thai?
[12].
Ca-la-la
迦羅邏
. Pāli:
kalala, phôi mới kết.
[13].
Bào
胞.
Pāli: abudda,
phôi bào.
[14].
Biệt dịch, №100(300).
[15].
Trường Thắng
長勝.
№100(300), Tối Thắng trưởng giả
最勝長者.
[16].
S. 2. 21. Siva; №100(901). Tức thần Siva
của Ấn độ giáo.
[17].
Thi-tì thiên tử
尸毘天子.
Pāli: Sivo devaputto.
[18].
Nguyên bản: đồng chỉ
同止.
Bản Thánh: đồng tâm
同心.
[19].
Pāli:
Sabbhireva samāsetha,
hãy ngồi chung với người thiện lương.
[20].
S. 2. 11. Candimasa; №100(302).
[21].
Nguyệt Tự Tại thiên tử
月自在天子.
Pāli: Candimaso devaputto,
chỉ thần mặt trăng.
[22].
Pāli:
te hi sotthiṃ
gamissanti, kacche vāmakase
magā, “họ sẽ đi
đến chỗ an ổn, như những con nai trên đồng cỏ không muỗi. Bản Hán hiểu
ngược: có muỗi.
[23].
Pāli:
Jhānāni
upasampajja, ckodi nipakā
satā, chứng nhập
các thiền, chuyên tâm nhất cảnh.
[24].
S. 2. 12. Veṇḍu; №100(303).
[25].
Tỳ-sấu-nữu
毘瘦紐.
Pāli:
Veṇḍu
devaputto, tức
thần Viṣṇu của Ấn độ
giáo.
[26].
S. 2. 7. Pañcālacaṇḍa; №100(304).
[27].
Ban-xà-la-kiện
般闍羅揵.
Pāli: Pañcālacaṇḍa.
[28].
S. 2. 29. Susīma; №100(305).
[29].
Tu-thâm thiên tử
須深天子.
Pāli: Susīmo devaputto.
[30].
Tán thán trí tuệ của Xá-lợi-phất: tiệp
tật trí tuệ, lợi trí tuệ, xuất ly trí tuệ, quyết định trí tuệ, đại trí
tuệ, quảng trí tuệ, thâm trí tuệ, vô đẳng trí tuệ, trí bảo thành tựu
捷疾智慧.利智慧.出離智慧.決定智慧.大智慧.廣智慧.深智慧.無等智慧.智寶成就. Pāli:
paṇḍito, mahāpañño,
putthupañño, hāsapañño,
javanapañño, tikkhapañño,
nibbedikapañño.
[31].
Nguyên Hán: bất khởi Niết-bàn
不起涅槃
.
[32].
S. 2. 26. Rohita; №100(306).
[33].
Xích Mã
赤馬
. Pāli: Rohitassa.
[34].
Đương lai hữu ái
當來有愛;
tham ái về sự tồn tại trong tương lai, cùng tồn tại với hỷ tham. ước
muốn sẽ sanh chỗ này hay chỗ kia trong tương lai.
[35].
S. 2. 30. Nānātitthiyā.
[36].
Các Thiên thần:
阿毘浮.增上阿毘浮.能求.毘藍婆.阿俱吒.迦藍. Danh sách Pāli:
Asamo, Sahali, Nìko, Ākoṭako,
Vegabbhari, Māṇavagāmiyo.
[37].
Ni-càn Nhã-đề Tử
尼乾若提子.
[39].
Ma-già
摩伽.
Pāli: Māgho
devaputto.
[41].
Di-kỳ-ca
彌耆迦
. Pāli:
Māgadho
devaputto.
[42].
Pāli:
cattāro
loke pajjotā,
pañcamettha na vijjati, có bốn loại
chiếu sáng trong thế gian. Không có loại thứ năm.
[44].
Đà-ma-ni
陀摩尼.
Pāli: Dāmani.
[45].
S. 1. 5. Katichinda; №100(311).
[46].
Đa-la-kiền-đà
多羅揵陀陀.
[47].
Pāli:
kati saṅgā
tigo, vượt qua bao nhiêu sự kết buộc?
[48].
Sớ giải Pāli (A.1.24):
Pañca chindeti chindanto pañca
orambhāgiyasaṃyojānāni
chindeyya, đoạn năm, là đoạn trừ năm hạ
phần kết.
[49].
Sớ giải Pāli, nt:
Pañca jaheti jahanto pañcuđham bhāgiyasaṃyojānāni
jaheyya, xả năm, là xả năm thuận thượng
phần kết.
[50].
Sớ giải Pāli, nt: tu tập năm căn, tín
v.v...
[51].
Sớ giải Pāli, nt:
Pañca saṅgātigoti
rāgasaṅgo
dosasaṅgo mohasaṅgo
mānasaṅgo
diṭṭhisaṅgo,
năm kết phược: tham kết phược, sân, si, mạn và kiến kết phược.
[52].
S.2. 6. Kāmada; №100(312).
[53].
Ca-ma
迦
? . Pāli: Kāmado
devaputto.
[54].
Pāli:
dukkaraṃ
vāpi karonti sekkhā
sīlasamāhitā,
bậc hữu học mà y giới là làm điều khó làm.
[55].
Pāli:
dullabhā
bhagavā yadidaṃ
tuṭṭhī
ti, thật khó được, là sự tri túc. Bản
Hán đọc là tuṇhī, sự im lặng (tịch mặc), thay vì tuṭṭhi, sự thoả mãn,
tri túc.
[56].
Pāli:
dussamādahaṃ
bhagavā yadidaṃ
cittan ti, tâm thật là khó định tĩnh.
[57].
Tham chiếu kinh 1324. S. 10. 3. Suciloma;
№100(313).
[58].
Bản Pāli:
kharo ca yakkho sūcilomo ca yakkho,
dạ-xoa Khara và dạ-xoa Sūciloma (quỷ lông kim).
[59].
Giác tưởng
覺想.
Pāli: manovitakka,
sự suy tưởng tầm cầu của tâm.
[60].
Cưu-ma-la
鳩摩羅;
Pāli: kumārakā,
trẻ nhỏ. Bản Hán hiểu là tên người.
[61].
Pāli:
kumārakā
dhaṅkam ivossajanti,
như trẻ nhỏ thả chim bồ câu. Trẻ nhỏ buộc chân chim lại, rồi mới thả
bay đi. Chim bay lên, phút chốc rơi trở lại. Cũng vậy, ác tầm cầu
buông thả tâm khiến khởi lên (Sớ giải, SA. 1.303).
[62].
Pāli: snehajā
attasambhūtā, nigrodhasseva khandhajā,
sanh ra từ sự kết dính (= tham ái), khởi lên từ tự ngã,
như cây nigrodha (cây bàng) sanh ra từ thân cây.
[63].
Pāli: puthū
visattā kāmesu, māluvāva vitatā vane,
phàm phu bị dính mắc trong các dục vọng, như dây leo bò lan khắp rừng.
[64].
S. 2. 14. Nandana; №100(314).
[65].
Chiên-đàn thiên tử
栴檀天子.
Xem kinh 1316. Pāli: Nandana-devaputta. Bản Hán đọc là Candana.
[66].
S. 2. 15. Candana;
№100(315).
[67].
Xem cht.65 trên. Pāli: Candana.
[68].
Pāli: so gambīre
na sīdati, người ấy không chìm chỗ nước
sâu.
[69].
S. 2. 1, 2.
Kassapa (1, 2). №100(316-317).
[70].
Ca-diếp thiên tử
迦葉天子.
Pāli: Kassapo devaputto.
[71].
Thân
身;
bản Thánh: tâm
心.
[72].
Nguyên bản: hoại
壞.
Bản Thánh: hoài
懷.
[73].
Xem kinh 1317. №100(318).
[74].
Ấn Thuận, “Tụng v. Bát chúng, 26. Tương
ưng Dạ-xoa”; Đại Chánh kinh 1319-1330. –Kinh 1319, Pāli: S. 10. 4.
Maṇibhadda.
[75].
Khuất-ma Dạ-xoa quỷ trú xứ
屈摩夜叉鬼住處.
Pāli: Maṇimālike
cetiye Maṇibhaddassa yakhassa bhavane,
tại trú xứ của Dạ-xoa Maṇibhadda, trong tháp Maṇimālika.
[76].
Khuất-ma dạ xoa quỷ
屈摩夜叉鬼
. Pāli: Maṇibhadda, quỷ bảo hộ những người lữ hành.
[77].
Cf. Udāna 1. 7. Pāṭalī; №100(319). Tham
chiếu, Luật Tứ Phần, Ba-dật-đề 55.
[78].
Ma-cưu-la sơn
摩鳩羅山.
100(319): Bạch sơn
白山.
[79].
Na-già-ba-la
那伽波羅.
№100(319): 象護.
Pāli: Nāgapāla, nhưng không tìm thấy tên này
trong các tài liệu Pāli.
[80].
Ma-cưu-la quỷ
摩鳩羅鬼.
№100(319): Bạc-câu-la quỷ
薄俱羅鬼.
Pāli: Bakkula, con quỷ có tiếng kêu dễ sợ, Ud
1.7.
[81].
Câu-chấp
俱執;
Pāli: kojava,
chăn bằng lông dê.
[82].
Tỳ-xá-già
毘舍遮.
Pāli:
pisāca.
[83].
Pāli, Ud.1.7:
atha etaṃ
pisācañca
pakkulañcativattati, ở đây vị ấy đã vượt
qua quỷ Pisāca và tiếng
kêu “pakkula”. Quỷ
Ajakalāpaka muốn dọa
Phật nên phát ra âm thanh dễ sợ “akkulapakkula”.
[84].
S.10. 6. Piyaṅkara. №100(32).
[85].
Tất-lăng-già quỷ tử mẫu
畢陵伽鬼子母.
№100(320): Tân-già-la
賓伽羅.
Pāli: Piyaṅkaramātā, mẹ của quỷ con Piyaṅkara.
[86].
Ưu-đà-na
憂陀那;
Pāli: Udāna,
Vô vấn tự thuyết hay Kệ cảm hứng, các kinh
thuộc Tiểu bộ Khuddaka-nikāya.
[87].
Ba-la-diên-na
波羅延那.
Pāli:
Pārāyana-vagga
(phẩm Đáo
bỉ ngạn), phẩm thứ 5 trong
Suttanipāta, thuộc Tiểu bộ Khuddaka-Nikāya.
[89].
Thượng tọa sở thuyết kệ
上座所說偈.
Pāli:
Thera-gāthā,
Trưởng lão kệ, sách thứ 8 thuộc Tiểu bộ Khuddaka-nikāya.
[90].
Tỳ-kheo-ni sở thuyết kệ
比丘尼所說偈.
Pāli: Theri-gāthā; sách thứ 9, thuộc
Khuddaka-nikāya.
[92].
Nghĩa phẩm
義品.
Pāli:
Atṭṭhaka-vagga,
phẩm thứ tư của Suttanipāta.
[93].
Mâu-ni kệ
牟尼偈.
Pāli:
Muni-gāthā,
tức Muni-sutta, trong Suttanipāta 1. 12, các kệ 207-221.
[94].
Pāli:
pisāca-yoni, sanh đạo
loài quỷ.
[95].
S. 10. 7. Punabbasu.
[96].
Phú-na-bà-tẩu quỷ tử mẫu
富那婆藪鬼子母.
Pāli: Punabbasumātā,
mẹ của quỷ con Punabbasa.
[97].
Uất-đa-la
鬱多羅.
Pāli: Uttarā.
[98].
Biệt dịch, №100(322).
[99].
Ma-ni-giá-la quỷ
摩尼遮羅鬼.
№100(322): Ma-ni hành dạ xoa
摩尼行夜叉.
Pāli: Mānica-yakkha, Cf. D.iii. 205. Theo các
bản Hán: Mānicara.
[100].
Bình đẳng quán
平等觀.
Đây chỉ hiện quán
現觀
.
[101].
S. 10. 3. Sūciloma; №100(323).
[102].
Châm Mao quỷ
針毛鬼
. №100(323): Tiễn Mao dạ xoa
箭毛夜叉.
Pāli: Sūciloma, quỷ có lông như kim.
[103].
Viêm quỷ
炎鬼
. №100(323): Chích dạ xoa
炙夜叉.
Pāli: Kharo yakkho.
[104].
Pāli: te samphasso pāpako ti, “xúc chạm với ngươi là
điều tai ác”.
[106].
Xem kinh 1314, các cht. 61-63.