Tịnh độ
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Tịnh Hải
04/07/2555 02:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Mục lục
Xem toàn bộ


Đây là tiểu tựa đặc biệt của chương nầy "Viết với tâm trạng của một người ngồi nghe cái chết đang đến từ từ....!" Ai rồi cũng chết. Có người chết được an vui, tự tại ra đi, được chứng nghiệm chắc chắn đã Vãng Sanh về cõi Phật. Có những người chết chẳng ai biết sẽ về đâu. Những người này chiếm đa số, cho nên Đức Phật gọi những người này là đất trên quả địa cầu. Như chúng tôi vừa nói, ai rồi cũng chết, nhưng chết đông như đất của quả địa cầu mà Đức Phật đã nói, thật là đáng sợ, đáng thương!

Do đó, có rất nhiều người sợ chết, vì biết rằng ngay sau đó, không còn được hưởng thụ nữa, mà phải bỏ lại vợ yêu quí, hoặc chồng, con cái và nhiều các thứ khác. Họ rất sợ chết, nhưng không chịu tu theo đúng lời Phật dạy trong kinh, để thoát khỏi luân hồi vượt ra khỏi Tam giới; chỉ thích tu theo phước đức nhơn thiên, hoặc bị ảnh hưởng tà ma ngoại đạo.

Trong chương 7 trang 154, Hoà-Thượng Tịnh-Không kể lại cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Ma Ba-Tuần. Ma nói với Đức Phật rằng: "Chờ đến khi ông vào thời Mạt pháp, tôi sẽ bảo Ma con Ma cháu của tôi, tất cả đều xuất gia, đều khoát lên cà-sa để phá hoại Phật pháp."

Chư vị nào đã đọc sách Tây-Phương Du Ký, thuật chuyện Pháp Sư Khoan-Tịnh, được Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hướng dẫn viếng thế-giới Cực-Lạc, hẳn còn nhớ lúc Pháp Sư viếng "Trung-Thiên La-Hán Đường", Pháp

Sư hỏi một vị Hoà-Thượng về tương lai của Phật Giáo. Vị Hoà-Thượng viết tám chữ Phật Tự Tâm Tác, Giáo Do Ma Chủ. Tám chữ này để ngang, hoặc đứng, ngang, trái, phải, trên, dưới gì, tách ra đọc thành 36 câu, sẽ hiểu tình hình Phật Giáo 100 năm sau, có thể thấu đước tiến trình Phật Giáo Thế-giới từ nay đến khi Phật pháp diệt độ: 36 câu diễn dịch thành 840 câu.

Pháp Sư Khoan-Tịnh ráp được mấy câu:

Phật tự tâm tác, Giáo do ma chủ.

Phật Giáo tự chủ, Ma tâm do tác.

Tác tâm tự Phật, Chủ do ma giáo.

Sư Viên Quang, tức Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, nói: "Thời cơ chín mùi mới được công-bố", nhưng nghe qua chúng ta có thể hình dung "Ma Giáo chủ tác".

Cho nên, thời Mạt pháp này mà không tu theo Chánh Pháp cuối cùng của Phật, dễ bị ma hướng dẫn sai Chánh-pháp của Như-Lai.

Cái gì là Chánh-Pháp cuối cùng của Phật?

Đó là Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật.

Chúng tôi viết sách này hoàn toàn dựa vào bốn kinh Tịnh-Độ, và các sách của chư Tổ, như Long Thọ Bồ-Tát (Tổ thứ 14 của Thiền Tông), Giác-Minh Diệu-Hạnh Bồ-Tát, Vĩnh-Minh Đại sư (Tổ thứ 6 Tịnh-Độ Tông), Chu Hoằng tức Vân Thế Đại sư (Tổ thứ 8 Tịnh-Độ Tông), Trí-Húc tức Ngẩu Ích Đại sư (Tổ thứ 9 Tịnh-Độ Tông), Thiệt Hiệp Đại sư (Tổ thứ 10 Tịnh-Độ Tông); Triệt ngộ Đại-Sư (Tổ thứ 11 Tịnh-Độ Tông); Ấn-Quang Đại sư (Tổ thứ 13 Tịnh-Độ Tông), Hoà-Thượng Thích-Thiền-Tâm (Dòng Pháp Liên-Hoa Việt-Nam), Hòa-Thượng Thích-Đức-Niệm (Phật Học Viện Quốc-Tế Hoà-Kỳ), Hoà-Thượng Tịnh-Không (Phật Giáo Trung-Hoa cận đại). Chúng tôi chỉ là kẻ cóp nhặt mà thôi.

Sau khi học biết chút ít Phật pháp, bắt chước theo người Tây Tạng, chúng tôi học chết và đối diện với cái chết.

Đến nay, sau khi viết xong các chuyện của các vị Vãng Sanh Lưu Xá -Lợi, đa số là người lớn tuổi lại bịnh hoạn và bịnh nặng. Chư vị ấy thản nhiên ngồi hoặc nằm niệm Phật không còn nghĩ đến sự đau đớn. Chư vị ấy thản nhiên ngồi nghe cái chết đang từ từ đến, lòng không chút sợ hãi, tâm không một chút tham luyến sự sống. Chúng tôi cũng học chết, để biết rõ: "Khi sắp chết, chuyện gì sẽ xảy đến cho một người đang hấp hối?"

Đa số chúng sanh rất sợ chết, cho nên đa số đều sống mặc kệ ngày mai, tới đâu thì tới, không dám đối diện với sự thật. Vì sợ sự thật mà không dám tìm hiểu, không dám đối diện. Nhiều người không dám đối diện vớ sự thật, nên nghe ai đó khoe đắc quả có thần thông, truyền tâm ấn cho, khỏi tu cũng sẽ đắc quả ngay. Hoặc có người nói, chẳng cần phải lo tu niệm gì cả, hãy trở về sống với tự tâm mình là đủ. Vậy, tự tâm tức là Phật tánh, là ông Phật của mình. Kinh Đại Bát Niết-Bàn nói, bực Đại Bồ-Tát mới thấy được Phật-Tánh. Cho nên theo chúng tôi: "Người bảo hãy trở về với tự tâm nói không sai với lời Phật dạy; nhưng nếu chỉ nói suông vài lời, mà không giảng minh tường-tận, không chứng minh tu cách nào mới trở về được với tự tâm, và phải tu bao nhiêu kiếp mới thấy được tự tâm hay Phật Tánh (?), thì đúng là: Y Kinh giảng nghĩa oan cho ba đời chư Phật".

Bởi Đực Phật Thích-Ca không tu dễ như vậy!

Bởi vì, người nghe giảng, chẳng rõ tự tâm là gì, hoặc dù có hiểu trên văn tự, nhưng chẳng biết tu cách nào trở lại được với tự tâm. Tới chừng lâm chung, chẳng thấy tự tâm, tức ông Phật của mình; mà chỉ thấy oan-gia trái chủ, oan hồn hiện ra trước mắt. Lúc ấy quá cận kề, nhiều người muốn niệm Phật chẳng biết niệm cách nào, đành phó thác may rủi tuỳ theo cận tử nghiệp của mình mà luân hồi trong các nẻo qua vô số kiếp.

Người đánh máy sách này là cháu Nguyễn-Hương. Hôm rồi, cháu thuật chuyện cho chúng tôi nghe về một người đồng nghiệp của chồng cháu đang bịnh nặng nằm nhà thương. Người bịnh này nhiều lần thấy oan gia trái chủ, tức hồn ma, hiện ra. Chúng tôi muốn tận tai của mình được nghe người bịnh kể, nên chúng tôi đích thân vào nhà thương. Cuối cùng chúng tôi phải tặng cho người bịnh một máy chíp niệm Phật, để đánh tan oan gia trái chủ, không cho hiện ra phá người bịnh.

Sau đó, chúng tôi đem chuyện này kể cho một người bạn nghe. Anh bạn này thú thật với chúng tôi, chính mẹ ruột của anh lúc sắp mất cũng thấy các oan hồn xuất hiện.

Chư Liên-hữu nào đã xem video "Hoa Nở Thấy Phật" hẳn nghe con trai của cụ Triệu-Vĩnh-Phương hỏi:

- Mẹ nói mẹ chết sẽ về cõi Cực-Lạc, nhưng oan gia trái chủ sẽ níu kéo chân mẹ.

Bà cụ đáp:

- Có Phật A-Di-Đà lo gì!

Đó là nhờ cụ Triệu-Vĩnh-Phương đã niệm Phật nhiều năm.

Tội nghiệp cho người thời Mạt pháp này. Vì không nghiên cứu kinh Phật để hiểu rõ tận tường tất cả các kinh, tưởng mình đang tu theo đạo Phật, nhưng sự thật bị người hướng dẫn sai giáo lý của Đức Phật dạy.

Đức Phật dạy chúng ta sống với tự tâm, với Phật-Tánh của mình. Nhưng Phật tánh của chúng sanh đã bị vô minh che mất từ lâu, từ vô số kiếp. Muốn thấy được Phật Tánh phải tu qua ba Đại a-tăng kỳ kiếp, đắc được quả Đại Bồ-Tát thì mới thấy được Phật Tánh, thành Phật.

Từ Điển Phật Học Hán-Việt nói: "Một A-Tăng-Kỳ là vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn (7 chữ vạn) triệu năm, hay nói rõ hơn thì, một A-Tăng-Kỳ khi viết ra, có một số 1 đứng đầu và sau đó có 47 con số không".

Chúng ta hãy suy-nghĩ, nếu tu thành Phật dễ dàng thì, tại sao sau khi Phật Thích-Ca nhập Niết-Bàn đến nay chưa thấy ông Phật nào khác ra đời, mà phải chờ đến 56 ức 7.000 năm? Lúc đó Phật Di-Lắc mới ra đời. Hiện nay, Ngài đang trụ nơi cõi Trời Đâu-Suất.

Từ Điển Phật Học Hán -Việt nói: Phật Thích -Ca thụ ký rằng khi Di-Lặc Bồ -Tát thọ 4.000 tuổi (khoảng 56 ức 7.000 năm của cõi nhân gian) thì sẽ hạ sanh xuống cõi nhân gian và sẽ thành Phật dưới gốc cây Long Hoa.

Nói một cách khác, khi Chánh-pháp của Đức Phật Thích-Ca diệt độ, thì Phật Di-Lặc mới ra đời.

Bất cứ ai nói khác với những lời kinh trên đây, bảo rằng tu trở về với tự tâm thì sẽ thành Phật không cần trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, đó là dối gạt thế -gian, đưa chúng sanh vào con đường ma.

Tại sao dám nói "đưa chúng sanh vào con đường ma?"

Bởi vì thời này, ít có người sống hơn trăm tuổi, nếu không tu đúng kinh-điển, đúng Chánh-pháp, thì khi lâm chung phải theo nghiệp mà thọ sanh.

Nếu là người tu đúng theo kinh Phật dạy cho thời Mạt pháp này, tu niệm Phật, dựa vào danh-hiệu Phật, dựa vào thần lực của Phật để trấn át oan gia trái chủ, trấn át quyến thuộc của Ma, thì sẽ thoát khỏi ba đường dữ.

Đa số người thời này, lúc hấp hối đều thấy oan hồn hiện đến như trên đã nói. Nếu người tu theo Phật, lúc hấp hối biết niệm Phật thì, chắc chắn sẽ được Phật và Thánh Chúng đến rước.

Như chúng tôi đã nói, cõi Ta bà này là cõi do Ma Vương thống trị. Cõi này chỉ có một vị Phật, tất cả chúng sanh muốn đắc quả Phật phải tu Bồ-Tát đạo trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp mới có thể thành Phật.

Nếu khi chết, trừ người tu niệm Phật Vãng Sanh được lập tức về cõi Phật A-Di-Đà, tức cõi Cực-Lạc, tất cả đều phải luân-hồi trong sáu nẻo. Người tu Bồ-Tát hạnh, hoặc người tu Thập Thiện mà suốt đời giữ đúng mười điều thiện thì hy vọng được lên cõi Trời. Nhưng vẫn không ra khỏi Tam-giới. Mà Phật dạy, tu Phật phải ra khỏi tam-giới. Không ra khỏi tam-giới là còn phải luân-hồi.
Đức Phật đã nói rõ trong kinh Thủ -Lăng-Nghiêm và Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật rằng: "Tu các môn khác không thể chứng đắc".

Trong sách Niệm Phật Thập Yếu, Hoà-Thượng Thiền Tâm viết: "Như lời Phật huyền ký: "Đời Mạt pháp người tu thì nhiều, nhưng khó có ai đắc đạo". Mà khi chưa chứng đạo, nếu còn nghiệp lực nhỏ như sợi tơ cũng bị luân hồi". (trang 61, sách Niệm Phật Thập Yếu)

Vậy đời này có thầy nào chứng đạo?

Như đã nói, nghiệp dữ của chúng sanh nếu có hình tướng thì đã chất đầy cả hư không; ở trên Hoà-Thượng Thiền Tâm nói dù nghiệp lực còn nhỏ như sợi tơ cũng bị luân hồi. Đó là Hoà-Thượng đưa ra thí dụ, dù với nghiệp lực nhỏ nhứt thôi, chứ thật sự thì nghiệp của chúng sanh vô số kể.

Có người nói, nếu kiếp này tôi tu chưa chứng đạo; kiếp sau tôi tu tiếp. Hoà-Thượng Thích-Thiền-Tâm nói:

"Bởi khi chưa là bậc đắc đạo, lúc chuyển sanh tất phải hôn mê, dễ quên tâm nguyện tu hành kiếp trước. Nơi trần cảnh duyên tiến đạo thì ít, duyên thối đạo thì nhiều. Biết bao vị xuất gia lúc chuyển sanh không thể tiến, như sự tích đã lược trần trong chương nhứt". (Niệm Phật Thập Yếu, trang 59).

Nhiều chúng sanh đang cần thầy dẫn đường, nhưng thầy chưa rành đường, thì dẫn chúng sanh đi về đâu? cõi Phật nào?

Mỗi Đức Phật đều có hạnh nguyện của mình. Muốn đến cõi Phật nào cũng đều phải có lời nguyện. Phật cõi này tức Phật Thích-Ca đã nhập Niết-Bàn. Trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã huyền ký, thời Mạt Pháp này, không thể tu chứng các môn khác, trừ Pháp môn Niệm Phật. Chư Liên-hữu là bậc cha mẹ trong một gia-đình, nếu khi cha mẹ sắp mất trối trăn lại, mà con cái không nghe lời, thì sao?

Có người nói rằng tôi tu Thiền sẽ thành Phật! Chúng tôi đã chứng minh, Đức Phật Thích-Ca, Đức Phật A-Di-Đà đã tu từ thời Đức Phật Đại-Thông Trí-Thắng cho đến khi thành Phật đã trải qua vô số kiếp.

Và để chứng minh một việc khác.

Ngài Mục Kiền-Liên, mà ai cũng biết, là một đại đệ tử Phật, có nhiều thần thông nhứt. Khi nghe Đức Phật giảng về cõi Cực -Lạc, Ngài ỷ mình có thần thông, tự mình đi tìm. Nhưng không thể tới được cõi Cực -Lạc.

Tại sao?

Muốn đến được cõi Cực-Lạc phải có Tín-Hạnh-Nguyện. Phải có niềm tin vào 48 đại-nguyện của Đức Phật A-Di-Đà. Phải có hạnh niệm Phật và phải phát nguyện Vãng Sanh. Tu hành đúng lời dạy của Phật, khi lâm chung không cần thần thông, chỉ cần 10 niệm nối tiếp liền nhau, liền được Phật và Thánh Chúng tiếp dẫn.

Ngài Mục Kiền-Liên, có nhiều thần thông lại là một vị Bồ-Tát thị hiện làm Thanh Văn. Lúc Ngài đang nghe Đức Phật giảng kinh A-Di-Đà, liền thử dùng thần thông của mình để đi tìm cõi Cực-Lạc. Bởi lòng tin chưa vững, muốn thử đi tìm, lại thiếu hạnh niệm Phật và chưa từng phát-nguyện Vãng Sanh, nên tìm không thấy. Sau cùng Ngài Mục Kiền-Liên bay lạc đến cõi Phật Tu-Di-Tướng.
Phật Tu-Di-Tướng là ai?

Phật Tu-Di-Tướng cùng Phật Thích-Ca và Phật A-Di-Đà và 13 vị Phật khác là con của Đức Phật Đại-Thông Trí-Thắng, được gọi là 16 vị Sa-di Bồ-Tát.

Núi Tu-Di cao tám muôn bốn ngàn do tuần, mỗi do-tuần trung bình sáu mươi dặm. Phật Tu-Di-Tướng ở cõi ấy. Dân chúng ở cõi nầy thân hình đều to lớn như núi Tu-Di. Ngài Mục Kiền-Liên đến cõi này lúc Phật Tu-Di-Tướng đang thuyết pháp. Ngài Mục Kiền-Liên đáp xuống miệng bát của một vị Tăng. Vị Tăng liền bạch với Phật Tu-Di-Tướng.

- Có một con trùng nhỏ giống như hình người đang bò trên miệng bát của con.

Phật Tu-Di-Tướng bảo:

- Không phải thế đâu, đó là vị Thăng-Văn đệ-tử thần-thông bật nhứt của Phật Thích-Ca Mâu-Ni ở thế-giới Ta bà, tên gọi Mục-Kiền-Liên.

Ngài Mục Kiền-Liên nghe nói thế, liền hiện thân lớn bằng núi Tu-Di, đồng với thân lượng chúng sanh ở cõi ấy, bạch với Phật nguyên nhân mình đi lạc đến thế giới này và kính xin Phật dùng thần-lực đưa trở lại Quốc-độ Ta bà (Niệm Phật Thập Yếu, trang 69).

Câu chuyện trên đây cho chúng ta hiểu thêm:

1. Ngài Mục Kiền-Liên là đại đệ-tử Phật đã chứng quả A-La-Hán, có thần thông đệ-nhứt muốn tự mình đến cõi Cực-Lạc cũng không thể đến được, bởi lẽ Ngài thiếu Tín-Hạnh-Nguyện.

2. Cõi Phật Tu-Di-Tướng gần cõi Ta bà này. Ngài tuy đến được cõi ấy, nhưng vì thiếu thệ nguyện nên đến nơi như kẻ xâm nhập bất-hợp-pháp, chưa dám hiện nguyên hình tướng.

Chúng tôi đơn cử trường hợp của Ngài Mục Kiền-Liên để được trình -bày trường hợp của các chúng-sanh thời Mạt-pháp này:

Đức Phật Thích-Ca dạy rất nhiều Pháp môn, đại khái các pháp môn dựa vào các kinh như Hoa-Nghiêm, Pháp-Hoa, Đại Bát Niết-Bàn, đây thuộc về Thiền-định Đại-Thừa.

Ngoài ra còn có Thiền-định Tiểu-Thừa và Thiền-định của Thiền tông (giáo ngoại biệt truyền).

Theo các tài-liệu mà chúng tôi đã trình bày trong sách này, từ vài trăm năm trở lại đây không pháp môn nào có người tu chứng. Chứng minh những điều Đức Phật dạy trong Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm và Niệm Phật Ba-La-Mật thật rõ ràng.

Hãy đơn cử từng nhân vật của các vị lãnh đạo cuối cùng của từng môn phái để rõ:

1. Tông Thiên Thai tu theo Kinh Pháp-Hoa có vị Tổ cuối cùng là Đàm Hư Pháp Sư. Ngài đã xác nhận với Tịnh-Không Pháp sư là thời này không còn có người tu chứng đắc, nhập định lâu dài. Chữ chứng dắc này không hàm ý đắc được quả Bồ-Tát hay Phật. Sau cùng Đàm Hư Pháp sư quy hướng Tịnh-Độ và được Vãng Sanh Tây-Phương Cực-Lạc.

2. Kinh Hoa-Nghiêm. Vị Tổ cuối cùng là Đại Lão Hoà-Thượng Thích-Thọ-Trị. Ngài lấy máu mình để viết bộ Đại Hoa-Nghiêm và dùng mực chép 14 quyển Kinh Hoa-Nghiêm khác. Ngài dùng suốt đời mình để tu theo Hoa-Nghiêm, nhưng cuối cùng Ngài khuyên đệ tử hãy quy hướng Tịnh-Độ, để niệm Phật Vãng Sanh Cực-Lạc (xin xem phần phụ đính).

3. Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đạo Trân Pháp Sư chuyên giảng Kinh Niết Bàn. Một hôm, nhơn khi Thiền-định, Ngài thấy trên biển có vài trăm người đang ngồi thuyền báu đi ngang qua. Ngài hỏi:

- Đi đâu đó vậy?

Trên thuyền đáp:

- Chúng tôi về Cực-Lạc!

Ngài yêu cầu cho quá giang, trên thuyền đáp lại:

- Pháp Sư tuy giảng Kinh Niết Bàn rất hay, công đức rất lớn. Nhưng Ngài chưa tụng Kinh A-Di-Đà, chưa phát nguyện Vãng Sanh Cực-Lạc, thì đâu được cùng với chúng tôi về Cực-Lạc.

Từ đó Pháp sư ngưng giảng Kinh Niết Bàn, chuyên tâm niệm Phật, tụng kinh A-Di-Đà và phát nguyện Vãng Sanh Cực-Lạc. Ngài được Vãng Sanh (Kinh A-Di-Đà Sớ Sao trang 93).

4. Tiểu-Thừa và Thiền-Tông. Vài trăm năm gần đây không có người tu chứng đắc. Thiền-Tông tuy thuộc Đại Thừa, nhưng theo Hoà-Thượng Tịnh-Không nói, thời mạt pháp không có người của Thiền-Tông chứng đắc thiền định. Tu Đại Thừa là phải tu vượt khỏi Tam-giới, nhưng mấy năm gần đây không người chứng được quả Tứ Thiền và Bát Định, như vậy chỉ mới lên được các cõi Trời. Còn các thiền sư Việt-Nam chúng ta trong vòng 50 năm trở lại đây không hề được nghe tin có vị nào nhập-định được vài ngày. Vậy khi lâm chung, chư vị ấy sẽ lên đến cõi nào?

Chư Liên-hữu nào đã đọc cuốn Tây-Phương Du Ký, hẳn nhớ, khi Pháp sư Khoan-Tịnh đến một cõi Trời, ghé vào một nơi có chữ Trung Thiên La-Hán. Theo Pháp Sư, đây là cảnh giới đạt được của các vị La-Hán. Nhưng người Pháp Sư gặp, họp nhau từng nhóm vui chơi. Có nhóm ngồi Thiền, có nhóm đánh cờ, có nhóm ca vang múa hát. Tất cả đều lộ vẻ vui mừng, nhưng mãi mê việc vui chơi, mà không hề nói lời nào.

Khi Pháp Sư Khoan-Tịnh lên đến Trời Đâu-Suất gặp được Hư-Vân Lão Hoà-Thượng và Phước-Vinh Đại -Sư. Phước-Vinh Đại-Sư nói về Pháp Sư:

- Người ở thượng giới ham vui chẳng chịu tu hành, cũng như y như người giàu ở thế gian vậy... chẳng hề biết là chưa ra khỏi tam-giới, chưa thoát khỏi sanh tử luân hồi".

Cõi Trung Thiên La-Hán là nơi các vị tu Thập thiện và tu Thiền ở thế-gian lên đến sau khi lâm chung. Trời Đâu-Suất là nơi các bậc tu hành nghiêm-cẩn trụ đến, chờ Di-Lặc Bồ-Tát giáng sanh cõi Ta bà.

Dựa vào lời Phước-Vinh Đại-Sư chúng ta biết thêm một việc, như kinh thường nói, nếu còn luân hồi trong các nẻo, dù lên cõi Trời, khi hết phước cũng bị đoạ vào đường dữ. Vì như, trước đây chúng tôi đã thuật lại lời của Trí-Húc Đại-Sư: "Nghiệp ác của chúng sanh nếu có hình thể, thì các nghiệp ác ấy đã chất đầy cả hư không"! Hầu hết những vị sanh lên cõi Trời đều lo ham vui hưởng phước, chơi vui ngày đêm. Phước nào hưởng rồi cũng hết. Khi mà phước Trời đã hết, thì chỉ còn nghiệp ác. Do đó, khi sắp chết, năm tướng xuất hiện (xem sách Sưu Giải trang 557) đang từ cõi Trời liền đoạ vào Địa Ngục. Cho nên kinh dạy, tu Phật phải tu ra khỏi Tam-giới.
Đức Phật dạy: "Thời Mạt pháp này chỉ có Pháp môn Niệm Phật mới có thể ra khỏi Tam-giới, nhờ Niệm Phật nương vào danh-hiệu Phật mà Vãng Sanh Cực-Lạc".

Chỉ có Vãng Sanh Cực -Lạc mới ra được khỏi tam-giới. Nói tóm lại, còn ở trong tam-giới là còn luân hồi, là còn đoạ vào ba đường dữ.

Chúng tôi viết sách này và đặc biệt chương này, muốn bày tỏ hoài bảo của mình, muốn tất cả chúng sanh thời Mạt pháp này đều thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Chúng tôi muốn mỗi một dòng chữ, mỗi một trang giấy đều là một lời tha thiết, đều là một điều cầu xin!

Cầu xin ai? Cầu xin điều gì?

Chúng tôi cầu xin chư Phật, Bồ-Tát, gia hộ cho tất cả chúng sanh biết xưng niệm danh-hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật đều thoát khỏi luân-hồi sanh-tử.

Cầu xin tất-cả chư vị xuất gia lẫn tại gia.

Tại sao cầu xin chư vị xuất gia?

Chư vị xuất-gia là đại-diện của Phật, là sứ giả của Như-Lai. Trong quá khứ vô-lượng vô-biên na-do-tha vi-trần kiếp, chư Phật vì thương-xót chúng sanh mà xả bỏ đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, tài sản, quyến thuộc... để tìm cầu Chánh-pháp, tu Bồ-Tát-đạo, giáo-hoá muôn loài, làm cho ai nấy đều lợi ích....

Nhưng chư Phật muốn tế-độ tất cả chúng sanh, thì cũng phải lấy Chánh-pháp làm phương-thuốc hữu-hiệu trị dứt chứng bịnh tham ái, dừng Chánh-pháp làm thuyền bè đưa chúng sanh qua đến bờ giác ngộ, dùng Chánh-pháp làm tuệ kiếm chặt đứt mọi trăng trói phiền não, làm ngọn đuốc dẫn dắt ra khỏi đêm dài vô-minh...

Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dày của Chánh -pháp phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy bằng cách đọc tụng kinh-điển Đại -Thừa và giảng nói cho kẻ khác... khiến sao cho Chánh-pháp được lưu-hành rộng khắp nhân-gian, ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị.

Lời Kinh đã nói rõ như vậy. Nên chúng tôi cầu xin chư vị xuất-gia hãy gia tâm nghiêm-cứu Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, hầu đem Chánh-pháp cuối cùng của Đức Bổn-Sư giảng giải và lưu-hành rộng khắp nhân gian, khiến ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị.

Cam-lồ vị mà Đức Phật nói, ấy là quả vị Vãng Sanh Cực-Lạc. Đây là lời cầu xin đối với chư Tăng Ni tu Tịnh-Độ.

Còn đối với chư Tăng Ni tu Thiền, chúng tôi thành thật xin rằng: "Chúng sanh thời Mạt pháp không có khả năng tu Thiền. Chư vị đã phát tâm xuất -gia và chọn cho mình môn tu, thì khi lâm chung, thần thức chư vị đi về đâu, thì đó là kết quả chọn lọc của chư vị. Còn chúng sanh Phật tử, thật sự phải nghe theo lời Đức Bổn -Sư dạy như sau:

"Đây là pháp môn vi-diệu thù thắng đệ nhứt."

Đây là môn tu Đại oai lực, Đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sanh vượt thắng thân phàm phu, mà thâm nhập cảnh giới Chơn-thường.

Đây là môn tu Đại bát-nhã, Đại thiền-định, mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sanh qua thấu bờ bên kia, không còn sanh già bịnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.

Đây là môn tu Đại trang-nghiêm, Đại thanh-tịnh, mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh vào giới luật, nhiếp chúng sanh vào oai nghi, an ổn khoái lạc.

Đây là môn tu Đại nhu-hoà, Đại nhẫn-nhục, mà chư Phật giúp hết thảy chúng sanh tự tại giữa khổ và vô thường, mà thành tựu Tri Kiến Phật.

Đây là môn tu Đại Bồ-đề, Đại siêu-việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.

Đây là môn tu Đại từ-bi, Đại dũng-mãnh, mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái tâm bằng tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng Pháp thân từng phần.

Lại nữa trong quá khứ vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ kiếp, nhẫn lại đến nay, chư Phật cũng chỉ dùng một pháp Niệm Phật này để độ khắp chúng sanh. Trong hiện tại cũng có vô-lượng vô-biên hằng hà sa chư Phật ở mười phương cũng đang thuyết giảng giáo nghĩa Niệm Phật nầy để rộng cứu với chúng sanh.

Trong đời vị lại, tất cả chư Phật nếu muốn cứu vớt hết mọi chúng sanh, thì phải do nơi pháp Niệm Phật này. Do đó mà Như-Lai bảo rằng Niệm Phật là Vua của tất cả các Pháp.

Không riêng gì Đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu Ni, chư Phật đều thương xót chúng sanh thời Mạt Pháp này, nên hể mỗi lần Đức Thích-Ca giảng nói về pháp môn Niệm Phật thì mười phương chư Phật đều đồng thanh tán thán và nói:

"Ai nhứt tâm xưng niệm danh-hiệu ấy sẽ được chư Phật hộ trì và nhiếp thọ, quyết định thành Phật".
Chúng tôi nghĩ rằng Chư Tăng Ni Thiền-Tông ít nghiêm cứu Kinh Tịnh-Độ, nên không hiểu về những lời đồng thanh trên đây của chư Phật; chứ thật sự chư vị ấy không ai chống đối, để mang tội huỷ báng Chánh-pháp.

Trong tiền thân của Đức Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, có lần huỷ báng Chánh-pháp mà đoạ Địa-ngục vô số kiếp. Cho nên không thể nói, tôi là người xuất gia muốn giảng Pháp sao cũng được. Dù vô tình, nhưng quả Địa ngục vẫn đón chờ.

Điều chúng toi xin với chư vị xuất gia tu theo Thiền-Tông là, đời sống thế-gian nầy rất ngắn ngủi. Dân tộc Việt-Nam đã chịu rất nhiều khổ đau do chiến-tranh. Nhiều người gần suốt cuộc đời gian-nan vì cuộc sống, vì bị giam cầm hay bị chia lìa người thân, thời gian tu tập chẳng được bao nhiêu. Bây giờ hết chiến -tranh, nhiều người trong hạng tuổi phải tu hành để khi lâm chung khỏi phải luân hồi sanh tử, không còn năm tháng để tu Thiền-định. Giả sử tu Thiền-định để được chứng một quả nào đó để thoát khỏi tam-giới, cũng không còn đủ thời gian đối với họ. Như vậy, nếu khi họ chết mà chưa chứng đắc quả gì đó, thì chắc chắn họ sẽ theo nghiệp mà thọ sanh trong các nẻo luân hồi. (xin xem Phụ Đính về "Những Chuyện Luân Hồi Xưa và Nay").

Chư vị là bậc xuất-gia, hẳn đều hiểu, một người trong cuộc sống hằng ngày, nếu có giết chúng sanh để ăn, có giết người vì nghĩa vụ công-dân, vẫn là sát sanh. Là người xuất-gia chư vị đều hiểu, luật nhân quả không có sự riêng rẻ đặc biệt cho một ai.

Nếu là người xuất-gia, tu Đại-Thừa, đều có tâm Bồ-Tát thương tất cả chúng sanh. Xin chư vị hãy thương tất cả chúng sanh. Xin đừng nghĩ riêng cho mình, mà hãy tâm niệm vì tất cả chúng sanh Phật tử đang cần cứu độ. Họ đang cần chư Tăng Ni Thiền-Tông nghiên-cứu con đường tu cho chúng sanh của thời Mạt -pháp, hầu chỉ cho họ đi đúng đường được giải-thoát. Như Tỳ Kheo Thích-Thông-Hoàn ở Melbourne, Úc Châu. Thầy tu Thiền, nhưng khi Phật tử hữu sự, Thầy đích thân đến nhà tụng niệm hướng dẫn người hấp hối Vãng Sanh Cực-Lạc.

Đây đúng là một Thiền-Sư có tâm Đại-Thừa Bồ-Tát, vì chúng sanh, chứ không vì sự chấp trước tông phái.

Như trong sách này, chúng tôi trưng bày có sự bày chống Pháp môn Tịnh-Độ, một Pháp môn do chính Kim-Khẩu Đức Bổn-Sư-Thích-Ca Mâu Ni giảng dạy. Trừ các bổn kinh Tịnh-Độ trong các bộ kinh lớn như Pháp-Hoa, Hoa-Nghiêm, Thủ-Lăng-Nghiêm, Đại Bát Niết-Bàn, cuối cùng Đức Bổn Sư đều nói đến Thế-giới Cực-Lạc của Đức Phật A-Di-Đà. Các đại Kinh mà chúng tôi vừa kể trên đều là kinh dạy tu Bồ-Tát hạnh, nếu ai áp dụng đúng và phải trải qua vô-kiếp thì sẽ thành tựu viên-mãn, còn không tu theo nổi thì cuối kinh, Đức Bổn-Sư dạy nên tu cầu Vãng Sanh Cực-Lạc. Xin chư vị, lật lại các kinh mà chúng tôi nói để thấy rõ sự ngụ ý của Đức Bổn-Sư. Ngài thương chúng sanh không thể tưởng được.

Xin chư Tăng Ni đừng cô phụ lòng thương bao la của Đức Bổn -Sư, đừng cô phụ lòng ưu ái của vô số Phật tử từ nhiều năm qua đã không ngừng cúng dường chư vị. Xin hãy chỉ cho những Phật tử đệ tử của chư vị con đường tu.

Khi ngồi viết sách này với tâm-trạng một người đang ngồi nghe và tưởng chừng cái chết đang đến với mình; chúng tôi nghĩ rằng, như lời Đức Bổn-Sư dạy: "Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm nối tiếp liền nhau, lập tức vào Phổ đẳng Tam-muội của Đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tây-Phương Tịnh-Độ". Thật là một Pháp môn không đòi hỏi tu trì khó khăn; chỉ cần nương vào thần lực Phật, mà khỏi luân hồi trong hàng triệu tỷ năm, tại sao các vị tu Thiền lại chấp tu như vậy là thiếu tự lực, khiến bao nhiêu chúng sanh phải luân hồi đau khổ?

Tự lực để làm gì? Tự lực có thêm được hãnh diện gì?

Sở dĩ chúng tôi không tranh cãi về chữ "tự lực" vì đứa em trai chúng tôi, ký-giả Trọng-Viễn đâu hề có sự tự lực niệm Phật. Khi lâm chung được sự trợ niệm đầy đủ, theo sách Liễu-Sanh Thoát-Tử, rờ đỉnh đầu, sau 8 tiếng đồng-hồ, vẫn còn nóng; đó là triệu chứng Vãng Sanh.

Thật sự, nếu nói tự lực thì, muốn khi lâm chung được phẩm vị cao, người tu niệm Phật phải niệm Phật suốt ngày đêm. Người thiếu tự lực không làm nổi.

Chúng tôi quả quyết, một hành giả mỗi ngày tu niệm 10.000 danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, trong vòng 2 năm khi lâm chung, chắc chắn Vãng Sanh từ Trung Phẩm trở lên. Đây chẳng phải là tự lực ư?

Tự lực chỉ là một danh tự.

Nếu tự lực mà thật sự có thể đắc quả Thiền, thành Bồ-Tát, thành Phật được, cũng nên khuyến khích mọi người tu theo. Nhưng, từ sau ngày Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma tịch diệt, ngoài những người xuất-gia tu Thiền, được mệnh danh là Thiền-Sư, thử hỏi có sách sử nào kể lại trong hàng chúng sanh Phật tử có vị nào đắc quả?

Xin chư vị hãy nói thật với lương tâm chư vị, chúng sanh Phật tử tu Thiền sẽ ra sao sau khi chết? Thần-thức của họ sẽ đi về đâu?

Ai có thể trả lời một cách chính xác câu hỏi này?

Nhưng kinh Phật nói rõ về người niệm Phật hiệu Di Đà!

Theo Kinh Quán Vô-Lượng-Thọ, một người không biết niệm Phật và trong cuộc đời từng làm nhiều điều ác, khi lâm chung lửa địa-ngục hiện đến. Đáng lý người này phải rơi vào địa-ngục ngay. May thay! lúc ấy có một Thiện-Tri-Thức hiện diện (không nhứt thiết là người Xuất-gia hay tại gia), người này hiểu đạo khai thị nói về pháp mầu của Phật và dạy tưởng Phật, người sắp chết quằn quại tưởng niệm không nổi. Thiện-Tri-Thức lại bảo: "Nếu tưởng niệm không được, thì nên xưng danh-hiệu. Người sắp chết hết lòng niệm chẳng dứt tiếng đủ mười niệm "Nam-Mô A-Di-Đà Phật".

Nhờ xưng danh-hiệu Phật nên trong mỗi niệm trừ tội sảnh tử tám mươi ức kiệp khi vừa tắt hơi thấy hoa sen vàng như vừng mặt trời ở trước người ấy, trong khoảng phút chốc liền được Vãng Sanh Thế-giới Cực-Lạc.

Kính thưa chư vị Xuất-gia tu Thiền,

Chỉ vì chư vị cho rằng mình tu theo giáo ngoại biệt truyền, không quan tâm nghiên-cứu Kinh-điển, ít hiểu về Pháp môn Niệm Phật, nên không hiểu chỗ mầu-nhiệm của danh-hiệu Phật A-Di-Đà, sự huyền diệu của tha lực Phật.

Nếu quả chư vị muốn thử đem cuộc đời chư vị làm một cuộc "thí-nghiệm" rằng: "Không cần dựa vào tha lực của Đức Phật A-Di-Đà chư vị vẫn có thể đắc quả Phật", đó là cái quyền của chư vị.

Nhưng, chúng tôi tha thiết cầu xin chư vị hãy đọc theo Đại Lão Hoà-Thượng Hư-Vân. Nơi các chùa của Đại Lão Hoà-Thượng, ngoài Thiền Đường đều có một Niệm Phật Đường. Ai tu Thiền, thì vào Thiền Đường tĩnh toạ; ai không khả năng tu Thiền, thì vào Niệm Phật Đường niệm danh-hiệu A-Di-Đà Phật.

Nếu làm như vậy, chúng sanh Phật tử đều cám ơn chư vị. Đức Bổn-Sư Thích-Ca và chư Phật mười phương đều muốn chúng sanh thời Mạt-pháp tu niệm Phật để được Vãng Sanh Cực-Lạc.

Nếu chư vị Xuất-gia tu Thiền thực hiện được điều này thì, chư Phật đều hoan hỷ vậy. Vì trong Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật, Đức Bổn-Sư nói: "Phật A-Di-Đà không hề bỏ sót một chúng sanh nào, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác v.v...."

Lời cầu xin chư Liên-hữu tại gia

Kính thưa chư vị,

Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Đức Phật dạy: "Pháp niệm Phật Vãng Sanh là môn tu duy-nhứt cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải -thóat; nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện".

Đọc những hàng chữ trên đây, chúng ta thấy rõ, Đức Bổn-Sư và chư Phật mười phương quá thương yêu chúng ta. Các Ngài đã nói rõ đây là pháp môn duy nhứt để chúng ta tu giải-thoát.

Để đáp lại lòng thương yêu bao la của chư Phật, chúng tôi xin chư Liên-hữu hãy cố gắng tu học Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật. Chúng tôi có thể nói, tất cả Kinh Đại-Thừa đều vĩ đại. Nhưng, vào thời Mạt-pháp này, Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật là kinh duy-nhứt để chúng ta tu học, vì nó giúp chúng ta thiết thực giải thoát.

Nhiều vị sẽ nói:

- Tôi lớn tuổi rồi, không thể nào nhớ nổi!

Xin chư vị đừng ngại điều nầy. Trong một cuốn băng giảng của Hoà-Thượng Tịnh-Không, mang tựa "Thành Phật chi Đạo", Hoà-Thượng thuật rằng, khi Ngài giảng pháp tại Los Angeles có một Phật tử hỏi Hoà-Thượng:

- Tôi có hai cuốn băng tên là Lục Tổ Đàn Kinh và Kinh Kim-Cang do Hoà -Thượng giảng. Vậy tôi chỉ cần nghe hai băng này và niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ có được không?

Hoà-Thượng đáp:

- Được! Nhưng ông đã nghe bao nhiêu lần?

Vị kia đáp:

- 26 lần!

Hoà-Thượng nói:

- Quá ít.

Vị kia hỏi:

- Vậy phải bao nhiêu lần?

Hoà-Thượng đáp:

- 100 lần.

Vị kia về học 100 lần, sau đó gặp lại Hoà-Thượng, được Ngài dạy nên về nghe 100 lần nữa. Theo Hoà-Thượng, hiện nay vị Phật tử kia có thể đi giảng hai bộ kinh trên rất hay.

Đưa ra câu chuyện này, vì chúng tôi nhớ đến một lời Đức Phật dạy trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật:
"Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dày của Chánh-pháp, phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy bằng cách đọc tụng kinh đến Đại-Thừa, và giảng nói cho kẻ khác, khuyên bảo mọi người quy y, bố thí, trí giới, thiền định. Khiến sao cho Chánh -pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị".

Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật là một kinh điển Đại-Thừa. Nếu thật sự muốn Vãng Sanh Cực-Lạc, chư vị nên bày tỏ lòng cảm mộ ân đức của Phật và Chánh-pháp cuối cùng này, nghĩa là nên học hiểu Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật.

Nếu như chư vị đã có Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật trong tay mà chư vị không đọc tụng, chính là chư vị đã phụ ơn Chánh-pháp rồi. Xin cố học theo lời dạy của Hoà-Thượng Tịnh-Không, hãy đọc 100 lần hay 200 lần, rồi chư vị sẽ thấy cái hay của Kinh. Rồi chư vị sẽ thực hành đúng lời Đức Phật dạy là giảng nói cho người khác nghe. Không phải chư vị giảng trước đám đông như chư Tăng Ni, mà gặp người nào giảng cho người này nghe và khuyên bảo họ quy y.

Chư vị nào đã đọc sách Lưu-Xá-Lợi của chúng tôi hẳn thấy có Lá Thư Xanh. Ngụ ý chúng tôi là muốn gây một phong trào giảng dạy Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật. Đây là thể theo ý của Phật dạy ở trong kinh. Nếu chúng ta đã có kinh trong tay, mà không giảng dạy cho mọi người là cô phụ Phật.

Chẳng phải chúng ta chỉ giảng giữa Phật tử với nhau, mà còn tìm cách giảng cho người ngoài đạo Phật. Vì kinh nói rõ: "Khuyên bảo mọi người quy y". Bởi nếu là Phật tử với nhau, thì họ đã quy y rồi, khuyên bảo là thừa.

Vậy ý Đức Phật là muốn chúng ta mở rộng sự giảng dạy này. Cho nên, trong kinh có đoạn Đức Phật nói:

"Không riêng vì bản thân mà Xuất ly Ta bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sanh khắp ba cõi sáu đường mà cầu Vãng Sanh Cực-Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê".

Đức Bổn-Sư dạy rõ ràng: "phải nguyện vì hết chúng sanh khắp ba cõi sáu đường". Đức Phật dạy chúng ta, nếu muốn thật sự Vãng Sanh, phải nguyện vì tất cả chúng sanh đang ở trong Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh, cả những chúng sanh ở cõi Người, A-Tu-La và Trời cũng hồi hướng công đức cho họ được Vãng Sanh khỏi Tam-giới.

Cho nên, chúng tôi thường nhắc nhở, khuyên chư vị nên hồi hướng công-đức.

Đức Phật nói rõ thêm trong kinh:

"Người Niệm Phật nếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp hòi, yếu hèn, chỉ riêng vì giải-thoát bản thân, thì chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng với bản hoài của chư Phật, chẳng tương ưng cùng bản-nguyện vĩ đại Bi Trí Viên Mãn của Phật A-Di-Đà. Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cõi nước Tây-Phương".

Đây là lời kinh, Phật dạy chúng ta. Nếu chúng ta xét lại, thấy rõ từ lâu nay chúng ta tu học Phật đều với tâm thái hời hợt, hẹp hòi, ích kỷ, chỉ lo tu giải -thoát bản thân mình.

Nếu bây giờ chúng ta hiểu kinh, tất cả đều đọc Kinh theo lời Phật dạy, áp dụng theo phương-pháp của Hoà-Thượng Tịnh-Không, một thời gian sau chúng ta sẽ có thể giảng nói cho mọi người nghe.

Đây là chúng ta thực hành đúng lời Phật dạy:

"Sao cho Chánh-pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian khiến ai nấy đều được hưởng dụng Cam lồ vị".

Vì nếu, Chánh -pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, thì Phật-pháp sẽ được trường tồn lâu dài. Đây là chúng ta thật sự thương Phật, và thật sự đền ơn đức cao dày của chư Phật. Nếu người tu, chỉ biết lo cất chùa cho lớn, dựng tượng Phật cho vĩ đại. Kêu gọi Phật tử cúng dường không ngừng mà chẳng lo việc in kinh ấn tống, chẳng lo giảng Chánh-pháp Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, vì đây là Chánh-pháp cuối cùng Phật dạy, tức là cô phụ Phật vậy.

Xin trở lại vấn đề, làm cách nào học Phật pháp dễ nhớ? Chúng tôi xin trao chư vị một kinh-nghiệm. Trước kia, khi mới học Phật pháp, chúng tôi có ngay một quan-niệm:

"Nếu chúng ta muốn giải-thoát khỏi luân hồi khổ ải này, thì ta phải tự trả một cái giá tương xứng. Chư vị hẳn có người từng về thăm quê-hương Việt-Nam. Muốn đi được, phải chi-phí vé máy bay. Bây giờ chúng ta muốn về cõi Cực-Lạc của Đức Từ Phụ A-Di-Đà. Chúng ta cũng nên trả một cái giá tương xứng nào chớ, phải không?

Trước tiên, chúng ta nên nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta niệm Phật như thế nào, để chắc được Vãng Sanh? Thứ đến, để học nhớ Phật pháp, nên có các phương-tiện. Hồi đó, chúng tôi cố công tìm mua một máy cassette có hai băng và loại máy "auto reverse". Một bên hát, một bên thâu và có thể hát suốt ngày lẫn đêm.

Như Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật có 7 phẩm. Chúng tôi đọc một đoạn của một phẩm ở một băng, xong rồi tiếp-tục thâu đoạn ấy nhiều lần đầy khắp hai mặt băng. Rồi chúng tôi nghe băng ấy rất nhiều ngày. Đêm ngủ chúng tôi cũng nghe. Trong tiềm thức chúng tôi chứa đầy lời kinh trong một đoạn thâu. Có nhiều chỗ, chúng tôi thật sự không hiểu. Nhưng một đêm, khi đang ngủ bỗng nhiên chúng tôi nghe một đoạn khinh và ngộ ngay. Sau khi hiểu và nhớ rõ phẩm kinh đó, chúng tôi lại đọc và thâu tiếp phẩm thứ hai. Nếu chư vị ạp dụng cách này, chắc chắn sẽ hữu hiệu. Tuy-nhiên, chư vị đều có thể áp dụng cách của Hoà-Thượng Tịnh-Không hay cách nào khác, miễn sao có kết quả.

Tóm lại, nếu chúng ta thật sự muốn được Vãng Sanh, chúng ta nên cùng nhau học Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, theo đúng lời Kinh dạy.

Chúng tôi hiểu, có nhiều người tự cho mình đầy bụng Phật pháp, có trong tay Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, chẳng thèm đọc kỹ, chẳng nghiên-cứu; nhưng lại tự hào mình là Thích tử của Phật, là con Phật mang dòng họ Thích. Đang ở trong Niết-Bàn, Đức Bổn-Sư hẳn buồn lắm.

Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu Ni Phật!

Trở lại đoạn kinh, Đức Bổn-Sư dạy: "Người niệm Phật phải đọc tụng kinh điển, giảng nói cho người khác khuyên bảo mọi người quy-y, bố-thí, trì-giới, Thiền-định...."

Trên đây, chúng ta đã hiểu, tại sao phải giảng nói cho người khác, khuyên bảo mọi người quy-y. Theo chúng tôi, từ lâu người trong đạo Phật chúng ta chưa làm tròn lời dạy của Phật, chưa khuyên bảo mọi người quy-y.

Tại sao?

Vì trong Phật giáo chia ra quá nhiều tông phái, không thống-nhứt để có được một tối cao lãnh đạo, hầu hoạch định một kế-hoạch, một phương-thức truyền pháp. Không phải Đức Phật muốn đạo Phật có đông đảo Phật tử, mà muốn Giáo Pháp Niệm Phật của chư Phật được tất cả mọi người đồng hiểu và tất cả đều tu niệm Phật để vượt thoát khỏi luân hồi khổ ải.

Suốt vô số kiếp, chư Phật tu Bồ-Tát hạnh, bố thí không tiếc thân mạng, cứu cánh chỉ để dẫn dắt chúng sanh vượt thoát luân hồi, ra khỏi Tam-giới.

Học hiểu đến đây, chúng tôi mới dám nói:

"Người có tâm Đại-Thừa, là phải nghĩ cho tất-cả chúng sanh, nếu còn chấp tông này, phái khác mà không lo độ khắp chúng sanh, thì vẫn là tâm Tiểu-Thừa, như Đức Phật dạy, chỉ gặt hái được quả báo nhỏ bé".

Bây giờ, nói tiếp bố thí, trì giới và thiền định.

Bố thí đây, là bố-thí pháp, chứ chẳng phải cho thiên hạ tiền bạc. Niệm Phật không ngừng nghỉ, là trì giới và thiền định, vì trong niệm Phật đã có thiền và niệm Phật tâm không nghĩ ngợi, không phân biệt, thân không hành động khác là giữ tròn các giới Phật dạy.

Quan trọng nhứt là Bố Thí Pháp.

Thuở xưa Đức Phật dám xả thân để học Phật pháp ở quỷ Dạ Xoa do Vua Trời Đế-Thích giả dạng. Giờ đây Đức Phật muốn chúng ta đem Phật pháp bố thí cho người khác. Vì vậy, mà trong Kinh A-Di-Đà, Đức Phật nói, người in kinh, tạo tượng v.v...dùng những phước ấy hồi-hướng phát nguyện, lâm chung sẽ Vãng Sanh Trung Phẩm ở bực bất thối, sau đó công-đức, trí huệ người ấy sẽ như bực Thượng.

Nhơn đây, chúng tôi muốn trình bày một việc, khi viết sách "Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sanh?", chúng tôi ao ước, sách được liên-danh ấn-tống với con số lớn. Những cuốn sách trước của chúng tôi đã được phân phối đến tay chư Phật tử từ khắp thế-giới đến tận trong nước. Mãi đến tháng 4 năm 2002 vừa rồi, chúng tôi nhân được lá thư từ Đồng Tháp gởi qua muốn nhận được sách. Dưới đây là một đoạn thư ấy:

Cao lảnh 28 - 3- 2002

Kính gởi cô Tâm Từ

Cô gởi cho con 20 quyển Niệm Phật Lưu-Xá-Lợi, 1 quyển Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật sưu giải, và 1 quyển sưu giải 48 Đại Nguyện của Đức Phật A-Di-Đà......

* Cao-Lãnh 28 tháng 3 năm 2002 là ngày gởi mới nhứt trong số rất nhiều thư gởi xin các loại sách.
Như vậy nhu cầu trong nước đang cần rất nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng, sách "Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sanh?" sẽ được hoan hỷ đón nhận nhiều. Với con số liên-danh ấn-tống hiện nay, chúng tôi chắc chắn sẽ không đủ trao đến tay những ai muốn có. Vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu nhà in 5 Star Printing không giới hạn số lượng in nhiều hay ít. Bất cứ lúc nào chư Liên-hữu còn tiếp tục hổ trợ việc liên-danh ấn -tống chúng tôi lại tiếp tục in thêm và cung-cấp theo nhu cầu, dù là một hay hai năm sau nữa.

Cô Tâm Từ đã hứa với chúng tôi, ngày nào chư Liên-hữu còn hùn phước ấn-tống các kinh sách của chúng tôi, thì cô còn ra công lo lắng mọi việc.

Riêng phần chúng tôi, như đã tuyên bố, sẽ đóng cửa tạ khách lo việc tu hành niệm Phật. Tuy-nhiên, bất cứ lúc nào cô Tâm Từ điện thoại cho biết về việc in thêm sách và gói gởi sách, chúng tôi sẽ sắp xếp để chu toàn. Xin chư Liên-hữu lưu ý cho điều này.

Thời Biểu Niệm Phật trong vòng hai năm của Tịnh-Hải

Trong các chương trước, chúng tôi đã trình bày phương cách niệm Phật của các vị Tổ Tịnh-Độ Tông. Chư vị có thể chọn một cách nào thích nghi với hoàn cảnh cá-nhân của mình. Phần cuối cùng này, chúng tôi trình bày thời biểu trì chú và niệm Phật của chính chúng tôi. Tuy nhiên, vị nào cảm thấy thích-hợp có thể áp dụng cho mình.

Thời biểu được chia làm ba thời như sau:

Sáng - Trưa và Tối (đều giống nhau)

- Hương nhang lễ Phât

- Phát nguyện Vãng Sanh

- Trì chú Thủ -Lăng-Nghiêm (7 biến)

- Trì chú Vô-Lượng-Thọ Như-Lai Chơn Ngôn (14 phút 21 biến)

- Niệm Phật 2 giờ (2160 niệm)

- Hồi hướng Công-đức và Tự Quy-y.

Về chữ thời, lúc Phật hiện tiền một thời là 4 giờ. Ở Trung-Hoa, mỗi thời là 2 giờ. Ở đây chúng tôi chia ra làm 3 lần công phu trì chú, niệm Phật, và dùng chữ thời cho dễ gọi. Mỗi thời của chúng tôi độ 2 giờ 30 phút. Như vậy, một ngày 3 thời, chúng tôi trì 21 biến Thủ-Lăng-Nghiêm Thần Chú, 21 biến Vô-Lượng-Thọ Như-Lai Chơn-Ngôn và 6500 danh-hiệu A-Di-Đà Phật. Ngoài 6500 lần xưng niệm danh-hiệu Phật được ấn định không lui sụt. Chúng tôi dành 10 tiếng đồng hồ cho việc ăn ngủ, nghỉ; trong 6 giờ 30 còn lại chúng tôi vẫn niệm Phật khi đi bộ, tập thể dục, tưới cây, đọc kinh sách với khoảng 3500 niệm (có thể nhiều hơn).

Chư Liên-hữu khắp nơi cần hỏi han điều gì có thể gọi chúng tôi theo giờ California, từ 5 giờ đến 6 giờ chiều, một tiếng đồng hồ tiếp xúc với bên ngoài.

Tại sao phải trì chú Vô-Lượng-Thọ Như-Lai?

Trong toàn bộ sách này chúng tôi có khuynh hướng tán thành ý kiến của các vị Tổ Tịnh-Độ Tông và Hoà-Thượng Thích-Thiền-Tâm chỉ cần niệm Phật, không cần kiêm nhiệm thêm pháp môn nào khác, nhưng tại sao ở đây chúng tôi lại chủ-trương trì-chú Thủ-Lăng-Nghiêm và Vô-Lượng-Thọ Như-Lai Chơn-Ngôn?

Xin minh định cho được rõ ràng.

Căn bản của pháp môn Niệm phật, chúng tôi áp dụng Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật. Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, nơi phẩm Thứ Bảy, Phổ Hiền Bồ-Tát ban do chúng sanh Thần-Chú Vãng Sanh và Bồ-Tát Quán-Thế-Âm ban Thần Chú Vô-Lượng-Thọ Như-Lai. Chúng tôi chọn Vô-Lượng -Thọ Như-Lai Chơn-Ngô, vì đây là Tạng Pháp bí mật của Đức Từ-Phụ A-Di-Đà, ẩn chứa vô biên thần lực. Xuất-gia hay tại gia tụng 21 biến, lỡ phạm giới căn bản, hoặc các tội thập ác và tất cả chướng ngại trên đường tu điều trừ sạch. Hiện đời an lạc, thuận lợi.

Như vậy một ngày chúng tôi tụng 21 biến mỗi loại, trong vòng 16 tháng chúng tôi trì tụng được 10.000 biến Thủ-Lăng-Nghiêm và 10.000 biến Vô-Lượng-Thọ Như-Lai Chơn-Ngôn, như cư sĩ Chúc-Lý tính. Ngoài ra không đọc tụng bất kỳ chú hay kinh gì khác.

Tại sao phải trì chú Thủ-Lăng-Nghiêm?

Lý do có Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm là vì Ngài A-Nan bị nàng Ma-Đăng-Già dùng Bà-La-Môn chú, suýt bị nguy hại, nên Đức Bổn-Sư phải dạy Thần chú này.

Thần chú có 84.000 Đại Bồ-Tát đã đắc quả Phật, nhưng không làm Phật, được gọi là Kim-Cương Tạng Vương Bồ-Tát ngày đêm theo hầu chú này, Thần chú là mật lệnh của Phật. Thời Mạt pháp này trì chú tránh được ma sự, oan gia trái chủ càng tránh xa.

Đực Bổn-Sư nói về công-hiệu Thần chú như sau:

Nếu sau khi tôi diệt-độ rồi; chúng sinh trong đời mạt-pháp, có người biết tự mình tụng, hoặc dạy người khác tụng-chú nầy, nên biết những chúng-sanh trì-tụng như vậy, lửa không đốt được, nước không đắm được, độc lớn, độc nhỏ không thể hại được, cho đến các hàng thiên, long, quỷ, thần, tinh, kỳ, ma, mị, có những thú dữ, đều không làm gì được. Tâm người ấy được chính-thọ; tất-cả chú-trớ, yểm-cổ, thuốc-độc, kim-độc, ngân-độc và độc-khí muôn vật như cỏ, cây, sâu, rắn, vào miệng người ấy đều thành vị cam-lộ. Tất-cả ác-tinh với các quỷ-thần, lòng dữ hại người, đới với người ấy, cũng không thể khởi ra ác-niệm; Tần-na, Dạ-ca và các quỷ-vương dữ khác, cùng với quyến-thuộc, đều lãnh ơn sâu, thường gìn-giữ ủng-hộ.

A-nan, nên biết chú nầy, thường có 84.000 na-do-tha hằng-hà-sa câu-chỉ chủng-tộc Kim-Cương Tạng-Vương Bồ-Tát, mỗi mỗi đều có những chúng Kim-cương làm quyến-thuộc, ngày đêm theo hầu. Giả-sử có chúng-sanh, với tâm tán-loạn, chứ không phải Tam-ma-đề; tâm nhớ niệm-trì chú nầy thì các Kim-Cương Vương đó, cũng thường theo bên thiện-nam-tử kia, huống nữa, là những người có tâm Bồ-đề quyết-định; đối với những người nầy, các vị Kim-Cương-Tạng-Vương Bồ-Tát đó, dùng tịnh-tâm thầm tiếp-xúc, phát-huy thần-thức; người ấy liền khi đó, tâm nhớ lại được 84.000 hằng-hà-sa kiếp, rõ biết cùng khắp, được không nghi hoặc....

Các chúng-sanh đó, dù cho chính mình không làm việc phúc, thập phương Như-Lai có các công-đức đều cho họ hết, do đó, họ được trong những kiếp hằng-hà-sa vô-số, không thể nói, không thể nói hết, thường cùng chư Phật đồng sinh một chỗ; vô-lượng công-đức nhóm-lại như trái ác-xoa, đồng một chỗ huân-tu, hằng không phân-tán. Vậy nên, có thể khiến người phá giới, mà giới-căn cũng được thanh-tịnh; người chưa được giới, khiến cho được giới; người chưa tinh-tiến, khiến cho tinh-tiến; người không trí-tuệ, khiến được trí-tuệ; người không thanh-tịnh, mau được thanh-tịnh; người không giữ trai-giới, tự thành có trai-giới. A-nan, thiện-nam-tử ấy, khi trì-chú nầy, giả-sử có phạm cấm giới khi chưa trì chú, thì sau khi trì-chú, các tội phá giới, không luận nặng nhẹ, một thời, đều tiêu-diệt, dù đã uống rượu, ăn thứ ngũ tân và các thứ không sạch, tất-cả chư Phật, Bồ-Tát, Kim-cương, Thiên-tiên, Quỷ-thần không cho là có lỗi; dù mặc-y-phục rách nát không sạch, thì một cái đi, một cái đứng, thảy đồng như thanh-tịnh; dù không lập đàn, không vào đạo-tràng, cũng không hành-đạo mà tụng-trì chú nầy, thì công-đức cũng như vào đàn, hành-đạo, không có khác vậy; dù gây những tội nặng ngũ-nghịch, vô-gián và phạm những tội tứ-khí, bát-khí của tỳ-khưu và tỳ-khưu-ni, thì khi tụng-chú nầy rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy, đều diệt-trừ hết, không còn chút mảy-may. A-nan, nếu có chúng-sinh, từ vô-lượng vô-số kiếp đến nay, có tất-cả những tội-chướng nhẹ, nặng mà trong các đời trước, chưa kịp sám-hối, nếu biết đọc, tụng, viết, chép chú nầy, giữ đeo trên thân mình hay để nơi chỗ ở, như trang trạch, viện, quán, thì những nghiệp chứa-nhóm từ trước như vậy, đều tiêu-tan như nước sôi tiêu tuyết, chẳng bao lâu, đệu ngộ được Vô-Sinh-Nhẫn.

Như chúng tôi nhiều lần trình bày. Ta bà này là cõi do Ma-Vương thống -trị. vào thời mạt-pháp này. Ma-Vương càng lộng hành hơn. Nhiều người đến lúc lâm chung thường bị oan hồn trái chủ đến báo oán hay rủ rê theo làm quyến thuộc của ma.

Ngoài ra, như đã nói, chúng sanh chúng ta tội-chướng nặng nhẹ từ muôn kiếp đến nay, dù mỗi ngày chúng ta niệm phật 30 ngàn niệm, trong 100 năm cũng không hết ác-nghiệp.

Chỉ có chú Thủ-Lăng-Nghiêm (cùng với Vô-Lượng Thọ Như-Lai Chơn-Ngôn) và danh hiệu A-Di-Đà Phật mới giúp chúng ta tiêu-diệt tội-chướng, dù tội nặng nhẹ từ các đời trước chưa kịp Sám-Hối, nếu biết trì chú Thủ-Lăng-Nghiêm càng giúp trừ các nghiệp, chẳng bao lâu sẽ ngộ Vô-Sanh Pháp-Nhẫn.

Đăc biệt, chúng sanh chúng ta từng ăn các thứ rau cay như hành, hẹ, tỏi, riềng, nén, gọi là ngũ tân, đêm đêm bị ma đến liếm môi mép, nên thiên tiên, Bồ-Tát đều xa lánh. Nhưng, nếu chúng ta trì chú Thủ-Lăng-Nghiêm, Phật, Bồ-Tát, Kim-Cương, Thiên Tiên, Quỷ Thần không cho là có lỗi.

Vì những điều trên, chúng tôi thấy cần phải trù chú Thủ-Lăng-Nghiêm, chú Vô-Lượng-Thọ Như-Lai và niệm Phật để chắc được Vãng Sanh.

Có Liên-Hữu ở Pensylvania vừa điện thoại hỏi chúng tôi, tại sao chú Thủ-Lăng-Nghiêm quá dài, mà chỉ trì-tụng có mấy câu đoạn sau cùng?

rong bản văn kinh Thủ-Lăng-Nghiêm do Thượng-Toạ Thích-Phước-Hảo dịch, có đoạn ghi chú của Thiền-Sư Hám-Thị như sau:

- "Thần chú gồm 427 câu. Các số câu trước chỉ là quy mạng chư Phật, Bồ-Tát, chúng Hiền Thánh, v.v...và tỏ bày chú nguyện gia bị xa lìa các nạn ác ma, bịnh tật, v.v...Đến câu 419 nói: 'Đát điệt tha' có nghĩa là 'Liền nói chú rằng'. Từ chữ Án tức câu thứ 420 đến 427 mới là thần chú".
Như vậy ta có thể tụng đọc từ câu thứ 420 và đọc tối thiểu là 7 biến:

Án
A na lệ

Tỳ xá đề

Bệ ra bạt xà ra đà rị

Bàn đà bàn đà nể

Bạt xà ra bàn ni phấn

Hổ hồng đô lô úng phấn

Ta bà ha

Hẹn tái ngộ chư Liên-hữu

Theo như chư vị đã biết, khi sách này in xong và sau khi hoàn-tất việc gói, gởi sách, chúng tôi sẽ đóng cửa tạ khách. Không có nghĩa là chúng tôi nhập thất. Mà chúng tôi vẫn sanh hoạt bình thường hằng ngày, dành riêng một thời gian hai năm để tu tập niệm Phật theo thời biểu nói trên. Chúng tôi nhất quyết học thuộc lòng Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật và sách Sám Nguyện Vãng Sanh.

Sau hai năm, nếu sức khoẻ vẫn khang kiện, hiểu thêm được những gì hữu ích cho Pháp môn Niệm Phật cầu Vãng Sanh Tây-Phương Cực-Lạc, chúng tôi sẽ lại viết cống hiến chư vị.

Một lần nữa, xin tri ơn sự liên danh ấn -tống của chư vị.

Món Quà Phật Pháp

Như thường lệ, mỗi buổi sáng, sau khi chở sách đến bưu điện Santa Ana để gởi, bận về chúng tôi thường ghé lại nhà cô Tâm Từ.

Sáng nay, sau vài câu chuyện, Tâm Từ đưa tặng chúng tôi một cuốn băng cassette. Chúng tôi liền hỏi: "Băng gì vậy?" Tâm Từ đáp: "Chú về nghe đi. Nghe xong chắc chú sẽ thích".

Từ lâu rồi, chúng tôi tập quen cái tánh, không thắc mắc; bất cứ chuyện gì không quan hệ đến mình thì không tò mò hỏi han. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật đã dạy: "Tâm vô quái ngại", nếu mình giữ cho được cái tâm thanh thản không thắc mắc, thì lần lần tâm sẽ thanh-tịnh. Có lẻ Tâm-Từ dành cho chúng tôi một ngạc nhiên về cuốn băng đưa tặng; vậy thì chúng tôi hỏi thêm để làm gì! Do đó, chúng tôi lặng lẽ bỏ băng vào túi.

Khi về nhà, chúng tôi lấy băng ra nghe. Thì ra là cuốn băng truyện của nhà văn Phật tử, bút danh Vĩnh-Hảo. Cuốn băng tựa là Đường Lên Núi Linh.

Cuốn băng này hẳn phải có gì đặc -biệt lắm nên đạo hữu Tâm-Từ mới muốn dành cho chúng tôi một ngạc-nhiên.

Thật sự, tác giả đã làm chúng tôi hào hứng bằng bài tựa mở đầu: "Đây không phải là tuyển tập của những chuyện dài viết ngắn mà là những chuyện ngắn viết dài....Một vài điều viết ra trong tuyển tập có thể làm buồn lòng một số người, vì đã nêu bật một cách phủ phàng những mặt trái của sự thật, của thần tượng và những lý tưởng thời thượng".

Và tác giả kết luận:

"Tác phẩm tự nó không yêu cầu được thừa nhận, cũng không thách thức một sự phủ nhận nào..."
Chúng tôi thích thú nằm nghe hết một cuốn băng dài 90 phút. Hình như tác-giả khôg muốn được nghe khen hay chê. Vì số phận nó đã vậy rồi, cho nên tác giả viết:

"Cho nên bạn không cần phải ra sức bênh vực hoặc loại trở nó - bởi vì chính nó đã tự quyết định số phận của nó rồi: Giấc mơ và huyền thoại".

Thì ra đây là giấc mơ, mà cũng có thể là huyền thoại nhưng đâu ai có thể phủ nhận nó là sự thật?!
Nghe xong Đường Lên Núi Linh, chúng tôi thấy có hơi hướm của chuyện Lục-Tổ Huệ Năng và ngài Thần-Tú. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Nó có thể có chút tương tợ với Latma Reto và Ajo trong cuốn Đường Hoa Trên Xứ Tuyết do Nguyên Phong dịch.

Thật sự thì nó không hoàn toàn giống ai hết. Nhưng với chúng tôi, nó là một món quà Phật Pháp quý báu của thời Mạt pháp này.

Chư Liên hữu đã đọc các sách của chúng tôi, nếu có dịp được nghe băng đọc truyện: Đường Lên Núi Linh hẳn như Liên hữu cảm nhận ra, người nào tình nhiều thì nặng trĩu kẹt lại. Còn người tưởng nhiều, suốt ngày niệm Phật, tưởng Phật thì bay lên, siêu thoát.

Đây là câu chuyện của hai đồng môn huynh đệ. Người anh mang pháp danh Tuệ Trí, người em là Tuệ Đức. Hai người được thầy cho hạ sơn hoằng đương Phật pháp.

Tuệ Trí nhờ vào môi miếng lanh lợi, tạo được nhiều đồ chúng với chiêu bài Kiến Tánh Thành Phật. Còn Tuệ Đức thì chân chất trọng Phật, trọng Pháp, trọng Tăng; mới nhìn vào thì quê mùa cục mịch. Nhưng, cuối cùng cả hai trở về gặp Sư phụ, vì Thầy thử ra thì, Tuệ Đức ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh không rời một khoảnh khắc. Vì vậy, Tuệ Đức nhẹ nhàng giải thoát.
Còn Tuệ Trí, sở học cao thâm, ái dục cũng cao, nên dính cứng không thoát được. Bấy giờ Tuệ Trí mới thức ngộ, bật khóc. Bao nhiêu danh từ và chương cú hoa mỹ về Phật, về Thiền, về Hoa Nghiêm, về Bát Nhã, về Lăng Già, về Như Lai Tạng Tánh....mà lâu nay chàng sử dụng bây giờ mới thấy chỉ là những cụm từ rỗng tuếch, không dính nhập tới thực tại tối hậu.

Tời chừng vị Thầy, tượng trưng Đức Phật, vạch cho Tuệ Trí biết rằng bao lâu nay Tuệ Trí tu hành chẳng tạo nên một công-đức nào để được giải-thoát. Khi hiểu ra Tuệ-Trí đau đớn hối hận.
Phần chánh của sách Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sanh (?) đến đây đã hết. Cô Tâm-Từ tặng chúng tôi món quà Phật pháp cuối cùng rất quý báu. Còn món quà chúng tôi tặng chư Liên hữu là một lời cam đoan như sau:

"Bất cứ chư Liên hữu nào tu niệm Phật đúng như sách này viết: Trong vòng 2 năm, mỗi ngày niệm A-Di-Đà Phật, 10.000 niệm, trì 21 biến Thủ Lăng Nghiêm (chỉ 6 câu) và 21 biến Vô-Lượng-Thọ Như-Lai Chơn Ngôn và mỗi tuần lễ chỉ cần Phật Thất niệm Phật trọn một ngày. Khi lâm chung, vị ấy chẳng đặng Vãng-Sanh, dù lúc ấy chúng tôi đang ở bất cứ nơi nào, cũng đều bị đoạ vào Địa-Ngục".

Đây là món quà cuối cùng của chúng tôi, cũng là lời cam đoan, chúng tôi gửi đến chư Liên-hữu.

Cư Sĩ Tịnh-Hải

Viết xong vào mùa Phật Đản 2546

Niên lịch 2002