Tịnh độ
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Tịnh Hải
04/07/2555 02:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Mục lục
Xem toàn bộ


Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng tiếp Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm. Đây là Tôn Kinh, mà người tu tất cả các pháp môn đều phải tu theo để chứng đắc, gọi là Tu Chứng Liễu -Nghĩa.

Cách giảng của Ngài thật đặt biệt và rất hữu ích cho chư Liên hữu, nên chúng tôi nhân đây giúp cho chư Liên hữu hiểu, tu theo Hoà-Thượng giảng chắc được vãng sanh.

Hoà-Thượng Tịnh-Không nói:

"Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, đối với người tu Thiền mà nói, thật là hữu hiệu. Lý luận tuy là không sai, trên thực tế về mặt dụng công thì quả thật chẳng phải là một việc quá dễ dàng.

Trong kinh-điển, Phật dạy chúng ta mỗi người đều có sáu căn. Mỗi căn có sáu tiết. Vậy có tất cả 36 cái tiết. Tuy căn, tiết nhiều như vậy, nhưng trên thực tế chỉ cần từ một căn mà hạ thủ. Nói một cách khác, một căn được giải trừ là sáu căn đều viên thông.

(Trong Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm này, mỗi đệ tử của Phật hay các vị Bồ-Tát chỉ chứng được một căn viên thông).

Hoà-Thượng Tịnh-Không tiếp:

- Tuy nhiên, sáu tiết của một căn (muốn giải trừ) thì cũng chẳng dễ gì. Vậy tôi xin đem danh xưng của sáu tiết này nói sơ qua với quý vị.

Sáu tiết, cái thứ nhứt là động, thứ hai là tịnh, thứ ba là căn, thứ tư là giác, thứ năm là sâu, thứ sáu là diệt. Càng về sau càng khó.

Bây giờ không nói hết sáu cái.

Cái thứ nhứt anh có thể đạt được không? Có thể giải toả được không?

Động là khởi tâm động niệm. Cho nên Thiền Tông là từ thiền định mà hạ thủ. Sau khi được định rồi thì cái thứ nhất là động. Cái tiết này giải trừ xong, họ ở trong định. Định là cảnh giới của tịnh.

Còn giải cái tiết thứ hai thì kông dễ dàng. Giả như cái tiết thứ hai giải không ra, trụ ở trong tịnh; quả báo của nó là Tứ Thiền Thiên, không ra khỏi Tam giới. Tất cả sáu cái tiết đều giải khỏi, thì mới "Minh Tâm Kiến Tánh", đại triệt đại ngộ.

Cho nên nói thì đơn giản, mà khi làm quả thật là khó khăn.

Để chứng minh điều mà Hoà-Thượng Tịnh-Không nói hoàn toàn đúng, Ngài nói tiếp:

- Trước trong Tông Thiên Thai, Đàm Hư Lão Pháp sư vào thời năm đầu Dân Quốc là vị tổ sư cận đại của Tông Thiên Thai, sau này ngụ tại Hong Kong khi Quốc Dân Đảng bỏ lục đại. Ngài tuổi thọ rất cao, chín mươi mấy tuổi mới vãng sanh, Ngài đã từng nói: "Trong một đời Ngài, cái mà Ngài thấy được, nghe được, những người tu Thiền được định Ngài có thấy qua, nghe qua, như là nhập định bảy ngày, nửa tháng, một tháng mới xuất định. Công phu thiền định rất là thâm hậu. Trong Thiền Tông nói Minh Tâm Kiến Tánh, đại triệt đại ngộ, Ngài nói trong đời Ngài chưa thấy qua; nghe, cũng chưa từng nghe qua".

(Chẳng rõ chư liên hữu có ai được nghe các vị Thiền Sư Việt-Nam có ai được định bảy ngày, nửa tháng chăng?)

Ngài Tịnh-Không nói tiếp:

- Những người được đinh, căn cứ công phu cạn sâu; quả báo là ở Tứ Thiền Thiên. Căn cứ công phu thiền định cạn sâu mà đạt Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Càng sâu nữa là đến Tứ không Thiên của vô sắc giới, đi vãng sanh. Nhưng không thoát ra ngoài Tam giới. Điều này chúng ta cần phải biết.

(Chữ Vãng Sanh trên đây có nghĩa là sanh về một cõi khác, chứ chưa ra khỏi Tam giới. Mà tu theo Phật là phải chứng quả, vượt khỏi Tam giới. Vì còn ở trong Tam giới là còn phải rơi vào ba đường dữ. Cho nên Hoà -Thượng Tịnh-Không mới nhấn mạnh: "Điều này chúng ta cần phải biết").
Hoà-Thượng Tịnh-Không nói tiếp: "Đàm Hư lão pháp sư bảo: niệm Phật vãng sanh Tịnh-Độ thì thật sự có vãng sanh. Khi lâm chung không sanh bịnh, biết trước ngày giờ. Đúng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Ngài bảo trong đời Ngài, chính mắt Ngài thấy được có hai mươi mấy người. Còn nghe kể thì nhiều lắm. Ngài không có tính con số người vãng sanh nghe nói lại. Chính mắt Ngài trông thấy hai mươi mấy người biết trước giờ chết, lâm chung không bịnh khổ, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Đó là sự thật không thể nào giả dối. Cách vãng sanh này có thể nói là sau khi chúng ta nhìn thấy. Một tí tơ hào nào nghi ngờ cũng chẳng có".

Lời của Tịnh-Hải:

Trong đời chúng tôi chưa từng thấy đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Nhưng có nghe nói ngồi vãng sanh, như trường hợp Hoà-Thượng Quảng Khâm, Hoà-Thượng Thiền Tâm. Vừa qua, chúng tôi được Tịnh Thất Viên Âm ở Santa Ana biếu một cuốn sách mang tựa Long Thư Tịnh Độ, do Hoà-Thượng Quảng-Thiệp ấn tống trước khi ngài viên tịch. Tác giả của sách Long-Thư Tịnh-Độ là Cư sĩ Vương-Nhựt-Hưu, đã đắc quả vãng sanh biết trước ngày giờ. Ba ngày trước khi vãng sanh, Cư sĩ Vương-Nhựt-Hưu đi viếng thăm từ giã mọi người trong làng. Sáng hôm sau ông vẫn giảng kinh cho đệ tử. Đến nửa đêm, ông đứng trước bàn Phật chờ vãng sanh. Ông đang niệm Phật liền ngưng lại lớn tiếng nói: "Phật đến rước tôi". Dứt lời ông đứng ngay thẳng, chắp tay mà vãng sanh.

Hoà -Thượng Tịnh -Không nói tiếp:

- Sự thành tựu của Tịnh-Độ Tông đích thật so với Thiền-Tông dễ dàng hơn. Vì thế cho nên, tu chứng liễu - nghĩa, nếu theo pháp môn niệm Phật của chúng ta mà nói, tức là phương pháp mà Đại-Thế-Chí Bồ-Tát dạy chúng ta trong bổn Kinh này, nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối tiếp.

Tám chữ này tức là tu chứng liễu-nghĩa.

Bây giờ thì lại có vấn đề: "nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối tiếp".

Vậy làm sao nhiếp cả sáu căn?

Lời thêm của Tịnh-Hải:

Để chư liên hữu dễ theo dõi và nắm vững vấn đề, chúng tôi xin được phép trình bày cho rõ thêm một chút. Trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, theo lời yêu cầu của Đức Phật, hai mươi lăm vị Bồ-Tát (Trong số này có một số vị thị hiện làm A-La-Hán) mỗi người trình bày chỗ tu chứng của mình. Đại Bồ-Tát Đại-Thế-Chí trình bày môn Niệm Phật Viên Thông, nguyên văn như sau:

Ngài Pháp-vương-tử Đại-Thế-Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ-Tát đồng tu một pháp-môn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Tôi nhớ hằng-sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời, tên là Vô-Lượng-Quang; lúc ấy mười hai Đức Như-Lai kế tiếp nhau thành Phật trong một kiếp. Đức Phật sau hết, hiệu là Siêu-Nhật-Nguyệt-Quang, dạy cho tôi phép Niệm-Phật-Tam-Muội. Ví như có người, một đằng chuyên nhớ, một đằng chuyên quên, thì hai người ấy, dầu gặp cũng là không gặp, dầu thấy cũng là không thấy; nếu hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ mãi khắc sâu vào tâm-niệm, thì đồng như hình với bóng, cho đến đời này sang đời khác, không bao giờ cách xa nhau.

Thập-phương Như-Lai thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh, thì tuy nhớ, nào có ích gì; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì đời đời mẹ con không xa cách nhau.

Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, thì hiện nay hay về sau, nhứt định thấy Phật; cách Phật không xa, thì không cần phương tiện, tâm sự được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân thể có mùi thơm, ấy gọi là Hương-quang trang-nghiêm.

Bản nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật mà vào pháp Vô-sanh-nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật về cõi Tịnh-Độ.

Phật hỏi về Viên-Thông, tôi thu nhiếp tất cả sáu căn, không có lựa chọn, tịnh niệm nối tiếp, được vào Tam-ma-đề, đó là thứ nhứt.

Quý liên hữu đọc đoạn chót thấy mấy chữ:

"Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối tiếp".

Theo Hoà-Thượng Tịnh-Không, tám chữ này là chỗ tu chứng liễu nghĩa và Ngài giải thích:

- "Câu tịnh niệm nối tiếp tất phải nhiếp cả sáu căn".

Làm thế nào để được tịnh niệm nối tiếp?

Nhiếp cả sáu căn thì là tịnh niệm nối tiếp. Cho nên hai câu này có thể hổ-tương làm chú-giải cho nhau.

Chúng ta thật dụng công, chú trọng ở câu sau. Chúng ta niệm Phật, người niệm Phật rất đông, mọi người đều niệm, có phù hợp với tiêu-chuẩn này không? Tiêu-chuẩn này tức là tiêu-chuẩn của liễu-nghĩa.

Tịnh là tâm địa thanh tịnh. Nếu chúng ta niệm Phật mà vẫn còn tạp niệm, như vậy là không thanh tịnh, chẳng phải tịnh niệm.

Tịnh niệm nhứt định là không hoài nghi, không tạp niệm, không có một tạp niệm nào. Đây mới gọi là tịnh niệm.

Nối tiếp là không gián đoạn, tức là không trung đoạn. Cổ-đức thường dạy cho chúng ta biết: "Niệm Phật phải không hoài-nghi, không tạp nhạp, không gián đoạn". Đây tức là tịnh-niệm nối tiếp. Niệm cách này nhứt định là nhiếp cả sáu căn.

Nhiếp cả sáu căn thì là không cần gì hỏi, cũng không cần phải nghĩ đến nó, thì tự nhiên sáu căn đều nhiếp.

Cho nên đây là người niệm Phật tu chứng liễu -nghĩa.

Còn chứng liễu -nghĩa cũng y theo cách nói của Tịnh -độ Tông.

Cách nói của Tịnh -độ Tông đều áp dụng Đại -Thế -Chí niệm Phật Viên-thông Chương.

Chứng liễu -nghĩa tức là Đại -Thế -Chí chỗ nói đến, không mượn phương tiện, tự được tâm khai mở. Đây là chứng liễu -nghĩa.

Một câu Phật hiệu niệm đến cùng, không mượn phương tiện, tức là không cần mượn bất cứ một pháp môn nào để giúp đỡ.

Chúng ta ở nhiều nơi nghe được, có người chủ trương Thiền Tịnh song tu. Đó tức là mượn Thiền Tông để giúp đỡ. Có người chủ trương Mật Tịnh song tu. Một mặt niệm Phật, một mặt lại còn trì chú, mượn Mật Tông để giúp đỡ. Đây tức là mượn các phương tiện khác làm trợ tu. Đại-Thế-Chí Bồ-Tát dạy chúng ta không cần, không dùng được. Một câu Phật hiệu niệm đến cùng thì là được. Không mượn bất cứ phương-pháp nào để giúp đỡ.

Tịnh-Độ Tông chỗ nói đến là Chánh trợ song tu. Chánh trợ là trì danh. Trợ tu cũng là trì danh. Liên Trì Đại-sư và Ngẫu-Ích Đại sư đều dạy chúng ta như vậy.

Cho nên tu chứng liễu-nghĩa này kết chặt trong pháp môn niệm Phật của chúng ta. Tức là trong Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Phát Bồ đề tâm một hướng chuyên niệm". Trong Kinh A-Di-Đà chỗ nói: "Nhứt tâm bất loạn". Đây đích thật là "tu chứng liều-nghĩa của Tịnh Độ Tông".

Lời thêm của Tịnh-Hải:

(Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, phẩm Thứ Hai, Đức Phật nói: "Muốn vãng sanh Cực Lạc chỉ cần xưng niệm danh-hiệu Phật là đủ". Vì danh hiệu Phật là biểu -tượng của Pháp Thân, cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa..."

Khi hướng dẫn người muốn tu niệm Phật, chúng tôi thường đưa ra ví dụ: "Khi chúng ta bị giam giữ trong một căn nhà thật kiên cố, muốn thoát ly, nếu chúng ta phá chỗ này một chút, rồi lại chỗ kia phá một chút, thì sẽ được như ý hay là ta nên tập trung nhắm vào một chỗ để khoan, để phá? Dĩ-nhiên ai ai cũng trả lời; tập trung vào một chỗ".

Khi nói điều này ra, chắc có người sẽ hỏi chúng tôi, vậy tại sao ông còn nêu ra vấn đề "Niệm Phật trì chú, cứu độ thân nhân?".

Xin trả lời, hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Chúng ta ai ai cũng có nhiều ông bà cha mẹ trong nhiều đời. Đọc kinh, chúng ta phân vân không biết những ông bà cha mẹ ấy đang luân chuyển ở nơi nào? Khi áp dụng niệm Phật và trí chú chúng ta chỉ thực hiện một thời gian ngắn rồi thôi, không cần phải hành trì một thời gian dài. Sau đó chúng ta nên nhứt tâm giữ chặt một câu A-Di-Đà Phật hoặc Nam-Mô A-Di-Đà Phật. Vì nếu vừa niệm Phật, vừa trì chú vẫn còn tán tâm.

Trước đây Hoà -Thượng Tịnh -Không nói: " Theo đúng Kinh Thủ -Lăng -Nghiêm là Kinh dạy tu chứng liễu -nghĩa cho hành -giả tu các pháp môn nói chung muốn chứng đắc sơ -địa Bồ -Tát phải đoạn trừ 88 pháp lâu hoặc, rồi phải trải qua đắc chứng từng cấp trong 52 cấp. Đầu tiên từ Sơ địa bồ -Tát tức Sơ tín Bồ -Tát rồi lên Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập hồi hướng, Thập Đại, v.v..."

Còn tu niệm Phật, theo Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Đức Phập nói:

"Pháp môn niệm Phật chính là chuyển biến cái Tâm thể của chúng sanh, bằng cách không để cái Tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp (đây là chỗ nhiếp cả sáu căn của Bồ-Tát Đại-Thế-Chí).v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam Mô A-Di-Đà Phật, thấy mình sanh vào cõi nước Cực Lạc, thân mình ngồi trên toà sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh....

Lại nữa, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng danh hiệu Nam Mô A-Di-Đà Phật, thì uy-lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm thể ấy thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp thân.

Chứng Sơ-phần Pháp thân tức là Chứng Sơ tín hay Sơ-địa Bồ-Tát.

Cho nên phải biết Pháp môn Niệm Phật thật là thần diệu. Đức Phật nói tiếp:

"Nên biết rằng được vãng sanh thì không bao giờ trở lại địa phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau lần lần thành tựu mười thứ trí lực, mười tám-pháp bất cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du-hí, biện tài vô ngại...đầy đủ bao nhiêu công-đức vô lậu của Đại Bồ-Tát".

Gần 10 năm trước đây (từ 1993) Hoà-Thượng Tịnh-Không nói, một phẩm của quả vị Sơ địa Bồ-Tát Ngài cũng không đạt được. Còn ở đây Đức Phật nói, người niệm Phật tinh chuyên sẽ được đầy đủ bao nhiêu công-đức vô-lậu của một Đại Bồ -Tát. Vì vậy mà Ngài Tịnh -Không quyết tu theo Pháp môn Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Còn niệm Phật cách nào chặc được vãng sanh, Hoà -Thượng Tịnh -Không đã nói rõ ràng trong Chương Niệm Phật Viên Thông của Đại Bồ -Tát Đại -Thế -Chí: "Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối tiếp". Niệm Phật cho tới khi tâm tình là được "đại định" và nối tiếp "đại định" là sẽ được "đại trí tuệ".

Y cứ vào Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, theo lời trình bày của Trưởng giả cư sĩ Diệu-Nguyệt chúng tôi trích lại:

"Vào thời Chánh-pháp cuối cùng (tức thời mạt pháp này), nếu ai phát khởi tâm-chí-tu-hành, cũng không thể tu tập các môn Giới luật, thiền định, trí tuệ...không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán-Trí để ngộ-nhập Phật-Tri-Kiến. Không thể tu chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà hàm, A-na-hàm. Không thể chứng nhật Sơ-Thiền, nhẩn đến Tứ Thiền....

Nói chung, không thể tu chứng đắc thiền định.

Hoà-Thượng Tịnh-Không, y cứ vào Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm chứng minh tu thiền định phải dùng "Diệu Sa-ma-tha, Tam-ma-địa, Thiền "Na" khi sáu căn gặp sáu trần, chỉ dùng "căn tánh" chứ không dùng "thức", thì mới được "Minh tâm Kiến -Tánh. Còn tu hành mà chỉ dùng thức, thì dù được "Tứ Thiền thiên" vẫn là được cái định của phàm phu, thì chưa thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Trái lại nếu áp-dụng pháp môn Niệm Phật Viên Thông Chương của Ngài Đại-Thế-Chí thì, sẽ "tu chứng liễu-nghĩa Bồ-Tát Vạn-hạnh" của các bậc Bồ-Tát mà Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm đã dạy.

Xét lại, lời trình bày của Pháp sư Tịnh-Không quả là thâm diệu.