Tịnh độ
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Tịnh Hải
04/07/2555 02:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Mục lục
Xem toàn bộ


Hòa-Thượng Tịnh-Không đọc tiếp phần kinh văn:

Sau khi tôi diệt độ rồi, nếu có Tỳ Kheo phát tâm quyết định tu phép Tam-ma-đề, biết ở trước hình tượng Như-Lai, chính mình thắp một cây đèn, đốt một ngón tay hay ở trên thân, đốt một mồi hương, tôi nói người ấy túc-trái vô-thỉ, trong một thời trả hết, cáo từ thế gian, thoát hẳn các lậu.

Phật nói với chúng ta, đó là biểu phát tượng-trưng chẳng phải bảo anh thật sự đem nó đốt đi. Nhứt định phải biết điều này.

Ý nghĩa là ở chúng ta thời thời khắc khắc, phải ghi nhớ rằng: "Tôi đã từng đứng trước mặt Phật, Bồ-Tát lập lời thề-nguyện xã kỷ vị-nhân, thiêu đốt tự mình để chiếu sáng kẻ khác". Ý nghĩa trọng yếu là thời thời, khắc khắc đều nghĩ đến. Đốt ngón tay, đốt cánh tay mang một ý nghĩa là ngón tay, cánh tay tôi đang phải vì tất cả chúng sanh mà phục vụ, vì tất cả chúng sanh làm việc, là mang ý nghĩa này.

Đây là ý luôn luôn đánh thức chúng ta vì xã hội, vì đại chúng phục vụ. Nên kinh trên mới có đoạn:

...Tôi nói người ấy túc trái vô thỉ, trong một thời đã trả hết, cáo từ thế gian, thoát hẳn các lậu. Người ấy tuy chưa hiểu rõ đạo Vô-thượng-giác, nhưng đối với Phật pháp, tâm đã quyết định; nếu không làm được cái nhân nhỏ mọn xả-thân ấy, thì dầu thành đạo vô vi, cũng phải lại sanh làm người, trả các nợ cũ, như quả-báo Mã-mạch của tôi...

Người này trong một đời túc trái từ vô thỉ đã trả hết. Tuy chẳng phải từng việc, từng việc trên sự tướng đã trả xong, mà cái tâm lợi ích chúng sanh, phục vụ chúng sanh là thật sự viên mãn. Tôi vì chúng sanh phục vụ, vì chúng sanh làm việc. Đây là ý nghĩa của sự hoàn trái. Cho nên họ có thể cáo từ thế gian. Cáo từ tức là vĩnh-biệt lục đạo sanh tử luân hồi. Tuy họ chưa tu thành chánh quả, chưa chứng Vô thượng Bồ-Đề; nhưng họ cùng chánh pháp đã quyết tâm tu học kiên cố.

Tại vì sao?

Vì họ trên sự tướng đã tỏ lộ một cách rất rõ ràng. Đối với tất cả chúng sanh nhứt định không từ nan cực khổ gian lao. Họ phát cái nguyện này phải hết lòng để làm. Nếu không làm được cái nhân nhỏ mọn xả thân ấy, thì dầu thành đạo vô vi cũng phải lại sanh làm người trả các nợ cũ, như quả báo mã-mạch của ta, thật không sai khác. Chúng ta theo đại ý của kinh để nói:

Phật chỗ này nói rõ với chúng ta, nếu anh phát tâm không viên mãn, không kiên-cố, không cứu cánh, dù có cái tâm ấy, cần phải có hành vi. Tâm nguyện đã có nhưng làm không được, điều này không thể được. Khi làm phải hết sức để làm thì được viên mãn. Tôi có người phần lực lượng. Tôi chỉ làm được chín phần, vậy không gọi là viên mãn. Phải đem mười phần, dùng hết, đây gọi là lực lượng của tâm của thân đều viên mãn, thì món nợ này mới trả hết vậy.

Quý vị nên nghe cho rõ: "Tôi đã phát tâm viên mãn, nhưng chưa làm được viên mãn thì không được. Vì sao? Cái tâm anh phát đó là giả. Tâm viên mãn thiệt, phải có hành viên mãn, hành vi của anh là viên mãn. Hoặc nói một cách khác, luân hồi anh không dễ ra khỏi. Ra không khỏi luân hồi vẫn phải trả nợ. Nhân duyên, quả báo thế gian không thể cầu mấy được miễn."

Ở đây, Đức Thích-Ca Mâu Ni Phật kể cho ta nghe một việc. Kể rằng vào một kiếp lâu xa, Ngài cũng là một phàm phu tu hành, chẳng phải vừa sanh ra là thành Phật. Vào kiếp lâu xa trước kia, khi đức Thích Ca Mâu Ni chưa tiếp xúc với Phật pháp, nhưng cũng là người tu hành theo ngoại-đạo (Bà-la-Môn) Ngài cũng có đồ chúng (500 đồ đệ). Có một hôm đi trên đường lúc bấy giờ trên thế gian cũng có Phật ra đời, nhóm ngoại đạo này, gặp một đoàn đệ tử của Phật, từ vừa hoàng cung ứng cúng trở về. Đức Vua cúng trai tăng. Đức Phật (thuở đó) lẫn đệ tử ứng cúng. Tại Tịnh Xá có một Tỳ Kheo đang bịnh nên không thể đến. Cho nên mọi người ăn cơm xong thì có một đệ-tử lấy một phần ăn đem về cho vị Tỳ Kheo bịnh ấy ăn. Thức ăn nấu rất ngon, hương vị rất nồng; nhóm ngoại đạo ngửi mùi hương thơm phức nên sanh tâm đố kỵ. Nhóm đệ-tử ngoại đạo chửi đệ tử của Đức Cổ Phật rằng: "Bọn đầu trọc các ông không đáng được ăn thức ăn cúng dường ngon như vậy. Lúa mạch cho ngựa ăn nếu có được để ăn, kể như ngon lắm rồi".

Người ngoại đạo (tức là tiền thân của Phật Thích-Ca) chửi như vậy và đồ đệ của ông ta cũng hùa theo để chửi, thì đã tạo khẩu nghiệp. Mãi cho đến kiếp này, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật (tức người ngoại đạo những kiếp xa xưa) thị hiện thành Phật rồi phải thọ lãnh quả báo này.

Chuyện như vầy: Có một vị vua mời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến ứng cúng. Mời qua bên ấy năm sáu ngày. Vua bị ma làm mê hoặc nên quên hẳn Thế-Tôn và đệ tử.

Không có người dâng cúng dường, lại gặp lúc hạn hán, đi khất thực không xin được thức ăn. Trong lúc ấy Thế-Tôn gặp một người nuôi ngựa lương thiện. Người nuôi ngựa nói: "Tôi không có vật gì để cúng dường, chỉ có lúa mạch để cho ngựa ăn. Nếu Thế-Tôn ăn được, tôi xin chia cho Ngài phân nửa". Cho nên Đức Phật phải thọ quả báo ăn ba tháng Mã-mạch.

Vì vậy quý vị nên biết, nhân quả báo ứng tơ hào không sai trái. Một niệm sân hân tâm, chửi vài tiếng, sau này đều phải thọ quả báo.

Đây là nói về nhân duyên của đoạn kinh văn này. Tức là cái nghiệp mình đã tạo thì sau này phải đền trả. Ngay đến Đức Thế Tôn đã thành Phật cũng không thể miễn được. Huống chi chúng ta là lục đạo phàm phu.

Xem tiếp phần kinh văn phía dưới:

"Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-Địa, sau nữa phải đoạn cái Tâm Thâu đạo".

Phía trước dạy chúng ta đoạn Dâm, đoạn Sát, đến thứ ba nhứt định phải đoạn Thâu đạo.

"Ấy là lời dạy bảo thanh tịnh của các Như-Lai Tiên Phật Thế-Tôn."

Đây là tất cả chư Phật Như-Lai đều nói:

(Xin nhắc lại, trong sách này, những chữ đứng đậm là trích lời Phật dạy trong các kinh khác).

Để mọi người hiểu thế nào là kinh liễu nghĩa và bất liễu-nghĩa, Ngài Tịnh-Không giảng:

"Phật nói kinh có liễu-nghĩa và không liễu-nghĩa. Không liễu-nghĩa là cách nói phương-tiện của Phật, phần nhiều là để tiếp dẫn kẻ sơ cơ; họ đối với chơn tướng vẫn chưa hoàn-toàn thấu triệt. Đối với Tam giới lục đạo, vẫn chưa có ý -nguyện thật sự xuất ly, thì đối với họ. Phật nói những kinh luận ấy. Đó là không liễu-nghĩa. Tuy là giáo lý không liễu-nghĩa, mục đích vì họ không muốn ra khỏi Tam giới. Họ hy vọng ở trong Tam giới bớt đi đau khổ, không đoạ Tam đồ (Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh) thường ở trong Nhơn Thiên. Mục đích của Phật là ở chỗ vượt khỏi Tam giới. Chứng được cứu cánh viên-mãn Vô lượng Bồ-Tát; gọi là liễu-nghĩa.

Đối với lục đạo phàm phu đây là lời dạy bảo thanh tịnh rõ ràng quyết định. Kinh nói:

Vậy nên ông A-Nan, nếu không đoạn lòng thâu đạo mà tu thiền định, thì cũng như người lấy nước rót vào chén thủng, mong cho đầy chén, dầu trãi qua kiếp số như vi trần, rốt-cuộc không thể đầy được.

Phật ở đây kể một tỷ dụ, nếu không đoạn thâu đạo, hành vi thâu đạo không dứt mà tu thiền định, cũng như một người lấy nước - chữ chi là cái tách phía dưới có cái lỗ bị chảy - anh lấy nước đổ vào phía dưới chảy hết, vĩnh viễn không thể đổ đầy. Đây tức là, nếu anh dùng tâm thâu đạo, đi tu thiền định chắc chắn không thể thành được. Kinh dạy tiếp: Nếu các hàng tỳ-kheo ngoài y bát ra, mảy may không tích trữ, xin ăn có dư thì bố-thí cho chúng sanh đói khổ.

Về khất thực, nếu hôm nay xin được rất nhiều thức ăn, ăn không hết không thể dành cho ngày mai. Chế độ của Phật, anh ăn no xong còn dư lại phải cúng dường cho súc sanh, chim thú, đem cho chúng ăn, không thể để lại ngày mai. Điều này có rất nhiều đạo lý. Thuở xưa không có tủ lạnh như bây giờ, vả lại bố thí cho súc sanh giúp cho người tu thêm phước đức.

Giáo học của Phật pháp là dạy chúng ta lìa khổ được vui, chớ chẳng bảo chúng ta lìa vui để chịu khổ. Loại Phật giáo này không ai chấp nhận. Cho nên phải thể hiện sự dạy bảo của Như-Lai điều này rất quan trọng.

Nhưng, nếu quý vị thật sự đã giác ngộ, thì đối với những người sơ-học, chúng ta đem Kinh Vô Lượng Thọ (A-Di-Đà Phật) giới thiệu với họ. Đó là thuộc về cứu cánh liễu-nghĩa).

Có người sẽ hỏi, Kinh Vô Lượng Thọ người sơ-học học được chăng? Xin thưa quý vị: có thể được!
- Làm sao biết được?

- Đại Thế Chí Bồ-Tát trong Viên-Thông Chương, dạy chúng ta. Anh xem Viên-Thông Chương vừa mở đầu, Ngài nói: "Tôi cùng 52 đồng luân, tức năm mươi hai giai cấp vị thứ Bồ-Tát, từ Sơ-phát tâm bắt đầu cho đến khi thành Phật, năm mươi hai giai cấp chỉ tu một pháp môn, một câu A-Di-Đà Phật niệm đến cùng". Do đây có thể biết một bộ kinh, một pháp môn, từ lúc Sơ-học cho đến thành Vô-Thượng đạo không cần thấy đổi phương pháp và có thể thành Phật, đều có thể được!

Vậy chúng ta giới thiệu pháp môn này thì làm sao sai được? Chắc chắn là chính xác. Ban đầu họ không biết niệm, không biết không quan hệ. Nên khuyên họ niệm. Có thể niệm là tốt. Họ không niệm được vì có nhiều chữ không biết. Hiện nay có băng cassette, tặng họ một băng cassette.
Có thể theo băng, cầm quyển kinh lên mà niệm, thì khó khăn này được giải -quyết. Chỉ cần từng biến, từng biến mà niệm, không cần giải thích.

Ngày xưa Trung Quốc có nói: "đọc thư thiên biến kỳ ý tự kiến". Số là niệm được nhiều rồi thì tâm họ sẽ được định.

Về cách tụng đọc và ý nghĩa sự tu học trước kia, tôi đã giảng qua rất nhiều: "Đọc kinh là tu hành, là giới định tuệ trong một lúc tự hoàn-thành. Chúng ta lật Kinh Vô Lượng Thọ từ đầu chí cuối đọc qua 1 lần. Niệm 2 giờ tức là tu 2 giờ Giới-Định-Tuệ".

Đọc kinh phải chuyên tâm, không chuyên tâm thì sẽ niệm sai, thì niệm sót cả. Phải niệm cho rõ ràng minh bạch. Niệm xong vài ngàn biến thì tâm sẽ định, định thì khai trí tuệ. Trí tuệ vừa khai thì nghĩa lý trong kinh sẽ rõ hết. Điều này thật là tuyệt diệu không thể tả. Cho nên phải nhứt định có tâm thường hằng, tâm nhẫn nại, từng biến, từng biến mà niệm.

Người ta niệm một ngàn biến thì khai ngộ, còn chúng ta nghiệp chướng nặng một ngàn biến vẫn chưa khai ngộ, thì chúng ta hạ quyết tâm, niệm một vạn biến. Một vạn biến có thể sẽ khai ngộ. Một vạn biến mà vẫn chưa khai ngộ, thì niệm thêm mười vạn biến, chắc chắn khai ngộ.

Thời gian càng dài công phu thiền định của anh càng sâu, tâm càng thanh tịnh là đạo lý như vậy. Tánh đức tự nhiên lộ ra, Kinh Văn nói:

"Như lời ta nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba-Tuần". Đây là Ngài dạy chúng ta phân biệt tà chánh.

Lời thêm của Tịnh-Hải:

Lời nói của Đức Phật lúc nào cũng chân thật. Phật nói, khi đã tạo nghiệp thì phải trả, dù người đó là Phật, như trường hợp Ngài tự dẫn chứng trên đây.

Muốn vượt khỏi luân hồi ra khỏi Tam giới phải tu chứng liễu-nghĩa như Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm dạy, là phải đoạn dứt bốn thứ thuộc về tam giới. Đó là Dâm - Sát - Thâu đạo và Vọng ngữ. Muốn đạt thành đạo quả đều phải dùng thiền định. Nhưng, theo Kinh Thủ -Lăng-Nghiêm và Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, thời Mạt pháp này không có người đạt được thiền định.

Phần trước, Hoà-Thượng Tịnh-Không đã trình bày cho thấy người xuất gia cũng như tại gia, không thể chiến thắng ba giới Dâm - Sát - Đạo. Dựa vào Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm muốn thành tựu phải áp dụng Chương Niệm Phật Viên-Thông của đại Bồ-Tát Đại-Thế-Chí.

Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng Kinhh Thủ-Lăng-Nghiêm này cách đây 9 năm; lúc đó Ngài đi tu đã 40 năm, chuyên giảng Thủ-Lăng-Nghiêm và kinh giáo khác. Nhưng sau đó Hoà-Thượng tự biết mình sẽ không thành tựu quả Phật bằng thiền định nên ngài lập tâm tu theo pháp môn của Đại Thế-Chí Đại Bồ-Tát, giữ chặt một Phật Hiệu "Nam-Mô A-Di-Đà Phật" và bộ Kinh Vô Lượng Thọ".

Từ đó đến nay, Ngài đi khắp thế giới dạy mọi người pháp môn Niệm Phật. Có rất nhiều đệ tử của Hoà-Thượng niệm Phật khi lâm chung Vãng sanh lưu Xá-Lợi. Đệ tử Việt gốc Hoa có người lưu Xá-Lợi như bà Diệu Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết ở Dallas (Mỹ) và bà Diệu Âm Tô-Vân-Liên ở Sydney (Úc). Còn vài vị nữa, nhưng chúng tôi không có được cái duyên tiếp xúc thu thập tin tức. Hoà-Thượng đã ấn-tống một Kinh Tịnh-Độ có hình bìa của một cư sĩ tên Hạ-Liên-Cư, và sách này đã ấn tống với con số kỷ-lục: ba triệu cuốn. Đa số đệ tử của Ngài mỗi tuần tu Phật thất hai ngày.

Hòa -Thượng nói đây là pháp môn dễ tu, dễ chứng quả vãng sanh. Niệm Phật lâu ngày sẽ được định - Niệm một giờ được định một giờ, niệm hai giờ được định hai giờ và trí tuệ sẽ mở. Khi tuệ vừa khai thì nghĩa thú của kinh sẽ hiểu hết.

Đây là ý -nghĩa của Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật mà Đức Phật nói: "Niệm Phật lâu ngày Tâm Thể sẽ thanh tịnh tự nhiên chứng Sơ-phần Pháp -thân, âm thầm ứng hợp bi Trí Trang Nghiêm của Phật".
Xưa nay các bậc chân tu, tâm được thanh-tịnh đều được tịnh. Tại miền Bắc Việt-Nam, chùa Đậu, có hai vị Thiền sư tên Đạo Chân Vũ-Khắc-Minh và Đạo Tâm Vũ-Khắc-Trường, trước khi viên tịch, dặn đệ tử: "Sau đúng 100 ngày nếu không nghe thấy tiếng gỏ mõ, niệm Phật của ta nữa thì mở cửa am ra. Nếu thi thể ta còn nguyên vẹn, thì lấy sơn bả lên người ta, còn nếu bị hôi thúi thì dùng đất lấp am lại".

Đúng 100 ngày sau, không còn nghe tiếng mõ nữa, các đệ tử mở am ra thì thấy cả hai vẫn còn ngồi, nhưng đã tịch. Đó là toàn thân Xá-Lợi còn giữ đến bây giờ. Đây chính là cái đại định giúp cho hai nhà sư có được toàn thân xá-lợi. Cái tuệ hoàn-toàn không ảnh hưởng gì. Nhưng định là dụng của tuệ. Khi có định là có tuệ.

Nếu hiểu được nghĩa này thì hiểu rõ tại sao nhiều hành -giả tại gia niệm Phật lâu ngày tâm được tịnh, khi lâm chung lưu nhiều xá-lợi.