Tịnh độ
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Tịnh Hải
04/07/2555 02:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Mục lục
Xem toàn bộ


Giờ đây Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng về giới Vọng ngữ.

Vọng ngữ là gạt người. Vọng ngữ có tiểu vọng ngữ, đại vọng ngữ.Ở chỗ này, Phật chỉ cho ta về đại vọng ngữ, còn tiểu vọng ngữ thì không nặng như vậy.

Vọng ngữ gồm có nói hai lưỡi. Hai lưỡi tức là sách-động thị phi, bao gồm ác khẩu. Ác khẩu là lời nói rất thô. Ác ngôn cũng thuộc về ác khẩu, còn gồm luôn kỹ ngữ. Kỹ ngữ là lời nói thêu dệt xảo ngữ, dụ dỗ người gây nên Sát - Đạo - Dâm - Vọng.

Những loại thêu dệt, xảo ngữ đều thuộc về kỹ ngữ. Tất cả đều bao gồm vọng ngữ. Điều này chúng ta cần phải hiểu rõ. Xin xem Kinh Văn:

"A-Nan, lục đạo chúng sanh trong thế giới như thế, tuy nơi thân tâm không còn sát, đạo, dâm, cả ba hạnh đã được viên-mãn, nếu mắc phải đại vọng ngữ, thì Tam-ma-địa không được thanh-tịnh, thành giống ma ái-kiến và mất giống Như-Lai.

Đây là sự thành tựu rất khó có được. Anh xem trong cái giới căn bản, không sát -sanh, không tà -dâm, không thâu đạo, họ đều đã tu thanh-tịnh. Rất khó, nhưng họ phạm vào đại vọng ngữ. Có lẽ các đồng tu hỏi: "ba đều phía trước đã thanh tịnh, có thể là, một loại là vô ý, một loại là có ý, đều tạo thành sự chướng ngại rất nặng, làm chướng ngại anh ra không khỏi Tam giới".
Chúng ta xem đoạn Kinh-Văn phía dưới:

"Tức như chưa được gọi rằng được, chưa chứng gọi rằng chứng", (đây gọi là đại vọng ngữ, cái chưa được mà tưởng đã được, chưa chứng mà tưởng là đã chứng). Ví dụ như nói khai ngộ, rõ ràng là chưa khai ngộ tự cho là đã khai ngộ. Đây là đại vọng ngữ. Trong Tịnh-Độ chúng ta, chưa được nhứt tâm nói với người khác tôi được nhứt tâm. Đây cũng gọi là đại vọng ngữ. Mục đích của đại vọng ngữ là ở chỗ nào? Nói một cách thật tại, cùng với phía trước ít nhiều cũng có quan hệ, đều có một ít liên-quan. Nói một cách khác, phía trước ba thứ tuy đã cạn dứt, nhưng đoạn chưa sạch. Điều quan trọng nhứt là Tham-sân-si, phía dưới còn có cái mạn: "ngạo mạn!" Cái ngạo mạn phiền não rất nặng. Mục -đích này là tăng trưởng tâm thâu đạo, ngạo mạn đang cản trở, thì tam muội của họ làm sao thanh tịnh được? Hiển nhiên là thật sự chẳng được chứng đắc. Người càng có đạo tâm thật sự, chứng quả thật sự, ngượi lại tỏ ra khiêm tốn, họ không thừa nhận (mình đã chứng quả). Kẻ chưa chứng quả thì lại khoe khang chính mình.

Chúng ta đọc luôn phần dưới:

"Hoặc để cầu thế gian tôn trọng tột bực, bảo người khác rằng nay tôi đã được quả Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, Bích-chi Phật thừa, thập địa đại tiền chư vị Bồ-Tát; đây là quả báo của Đại-thừa, họ bảo đã chứng được rồi, trông mong người kia lễ sám, tham dự cúng dường".

Những hạng này cũng là ma, gọi là Ái -kiến ma, chúng ta cũng thường phát hiện được. Xuất gia hay tại gia đều có. Tại gia cũng có người hoằng pháp lợi sanh. Cũng có tự xưng là Thiện -Trí -Thức, cũng có để tâm gạt người, như trong kinh chỗ nói: "Tham đồ cung kính cúng dường, cũng có người vô ý lầm mình đã chứng đắc. Đó chẳng phải gạt người nhưng cũng có lỗi. Tự họ không thể thành tựu.

Hoà-Thượng Tịnh-Không kể:

Đại khái vào 20 năm trước, tôi gặp được một vị nữ đồng tu tại gia. Bà bảo:

-Thưa Thầy, tôi đã chứng quả A-la-hán rồi.

Tôi nghe qua liền lắc đầu. Vả lại bà ta nói một cách rất thật tình:

- Quả tôi đã chứng được quả A-la-hán!

Tôi biết bà ta đã lầm lẫn. Vì vậy nên tôi đã nghĩ ra. Chứng được A-la-hán thì sáu thứ thần thông liền hiện tiền.

Lúc đó tôi ở nhà ba ta. Cửa sổ đóng kín, phía ngoài nhà bà ta đường lộ, tôi mới hỏi ba ta rằng:

- Bên ngoài đường và xe cộ đi lại, bà có thấy được không?

Bà ta nói không thấy.

Tôi liền nói:

- Vậy bà không có thiên nhãn thông.

Sơ quả Tu-đà-hoàn thì được thiên-nhãn thông, thiên-nhĩ thông, hai thần thông này có được. Nhị quả Tu-đà-hàm thì được Tha-Tâm-thông. Kẻ khác khởi tâm động niệm ta liền biết được.

Tôi hỏi bà ta:

- Tôi đang nghĩ một việc, bà có biết tôi nghĩ gì không?

Bà ta nói:

- Tôi không biết!

Tôi nói:

- Vậy bà chưa đắc A-la-hán. Bà chẳng những không đắc quả A-la-hán, nên đến Tiểu-thừa Tu-đà-hoàn bà cũng chưa chứng được.

Như vậy bà ta mới phục. Bà ta vốn hiểu lầm, chứ chẳng phải gạt tôi. Bà tự mình đã ngộ nhận. Thực tế mà nói, trong khi tu hành được một tí ti khinh an tự tại, phiền não nhẹ thì tự cho mình đã chứng quả A-la-hán.

Đây là hiểu lầm, chúng ta nên đem nó giải trừ.

Lại còn có một lần nữa, khi tôi đang giảng kinh tại Los Angeles, có năm chàng thanh-niên, nghe nói có một vị Lạt-ma Tông chứng minh cho họ là họ đã khai ngộ.

Họ đến nghe tôi giảng. Sau khi nghe giảng xong có ba người đến yêu cầu tôi chứng minh là họ đã khai ngộ. Tôi nói không có. Họ rất giận. Họ nói:

- Lạt-ma cũng nói chúng tôi đã khai ngộ. Tại sao Thầy nói chúng tôi chưa khai ngộ?

Tôi bèn nói với họ:

-Tôi chưa khai ngộ, ông đến hỏi tôi, vậy ông nhứt định chưa khai ngộ. Nếu ông đã khai ngộ sao còn đến hỏi tôi?

Ôi! Xã-hội hiện nay thất quá loạn! Yêu ma quỷ quái chỗ nào cũng có. Chúng ta phải lưu ý cẩn thận. Không thể để bị gạt. Không thể để bị người lừa dối. Đầu óc của mình phải sáng suốt. Tuyệt đối không thể tham đồ danh lợi, tương lai sẽ đoạ lạc Tam đồ, thì sẽ khổ không thể tả. Cho nên chúng ta phải biết lợi hại.

Trước mặt tuy có một chút lợi nhỏ, nhưng tội báo sau đó thì ghê gớm lắm.

Phật nói đây là nhứt-điên-ca. Nhứt-điên-ca là đoạn thiện căn. Con người không có thiện căn, tiêu diệt hột giống Phật. Như người lấy dao chặt cây đa-la, tức là cây bối-đa-la, một loại cây ở Ấn-Độ, sanh trưởng ở miền nhiệt đới. Cây này bị chặt đứt thì không mọc trở lại. Phật dùng cây này làm tỷ dụ. Phật ấn ký cho người ấy mất hẳn thiện căn, không còn chánh-tri-kiến, đắm trong ba bể khổ, không thành tựu pháp Tam-muội.

Phàm là người phạm đại vọng ngữ, định không thể thành tựu; phiền não, tập khí của họ, nhứt định rất nặng tâm sân hận rất mạnh, tâm báo thù nặng. Gặp những hạng người này, họ tuy xưng là Thiện-Tri-Thức, tuy có tín-đồ rất nhiều, chúng ta đối với họ nên kính nhi viễn chi.

Xin xem tiếp Kinh-Văn dưới đây:

Sau khi ta diệt đồ rồi, ta bảo các hàng Bồ-Tát và A-la-hán hiện ra ứng thân, sanh trong đời mạt pháp kia, hiện ra nhiều hình tướng khác nhau, để độ những người còn trong vòng luân hồi.
Hoà-Thượng nói: Như vậy trong thời này có Bồ-Tát A-la-hán hiện ra không? Xin thưa rằng có. Thật có, giả cũng có, chẳng ít. Những vị Phật, Bồ-Tát vẫn đang ở trong dân gian chúng ta. Phật dặn dò họ phải độ những chúng sanh khổ nhứt trong thời mạt pháp. Kinh dạy tiếp:

Hoặc làm Sa-môn (người xuất gia), bạch y cư sĩ (hiện tướng tại gia), vua-chúa, quan lại (tức Bồ-Tát A-la-hán thị hiện làm vua, quan), đồng nam, đồng nữ (như phẩm Phổ môn nói ứng hiện thân gì thì hiện thân đó, ở thế gian này cùng với chúng sanh hoà vang đồng trần. Họ dùng phương tiện thiện xảo để độ hoá chúng sanh) như thế cho đến người dâm nữ, quả phụ, người gian dối trộm cắp (những hạng người mà người thế gian chúng ta cho là hạng không tốt cũng có Phật Bồ-Tát thị hiện ở bên trong. Tại vì sao? Vì trong chúng sanh này người tạo tội rất nhiều. Bồ-Tát ứng hiện trong đó độ hoá cho những người này, khuyên những người này quay đầu trở lại bến bờ) cùng với những người đồng sự khen ngợi Phật thừa, khiến cho thân tâm của họ vào được Tam-ma-địa, nhưng rốt ráo không tự bảo rằng tôi thật là Bồ-Tát, thật là A-la-hán, khinh xuất nói với những người chưa học, làm tiết lậu mật nhân của Phật, chỉ trừ đến lúc lâm chung, hoặc chăng, thầm có lời di-chúc; làm sao, lại còn có lừa gạt chúng sanh, thành tội đại vọng ngữ. (Nói một cách khác Bồ-Tát, A-la-hán ứng hoá tại thế gian, nhưng họ không chịu nói rõ. Chúng ta cùng quý vị Bồ -Tát này ở chung một nơi, nhưng cũng không biết họ).

Tại Trung Quốc chúng ta, trong lịch sử có ghi: "Vĩnh-Minh Diên-Thọ Đại sư là A-Di-Đà Phật tái lai. Là thân phận người xuất gia, trong kinh gọi là Sa-môn. Phong Cang Hoà-Thượng xuất hiện từ chùa Quốc Thanh, Thiện-Đạo Đại sư. Ba vị này chúng ta đều biết là A-Di-Đà Phật tái lai. Thân phận vừa bị tiết lộ là họ đi liền. Nhưn Vĩnh -Minh Đại Sư, sự-thị-hiện của Ngài Vĩnh-Minh thật bất-khả tự nghị".

VĨNH-MINH ĐẠI SƯ

Trước khi chưa xuất gia, Ngài là viên-chức nhỏ của một cơ-quan chánh-phủ, coi ngó về thu chi tài chánh. Ngài phạm giới thâu đạo. Ngài ăn cắp tiền ngân khố quốc gia đem phóng sanh. Ăn cắp khá nhiều tiền, phóng sanh rất nhiều sanh mạng. Sau này bị điều tra ra, Ngài thật thà nhận hết tối. Ngài không vọng ngữ, nhận là tội ăn cắp đấy là đem phóng sanh sạch hết. Cho nên phán quan phán tội Ngài là "tội phóng sanh". Chỉ còn đem báo cáo tội này lên đức Vua. Vua nghe qua cũng thấy tức cười, phán rằng "người này thật là ngu si". Biết rằng lấy trộm tiền quốc gia là phải bị chặt đầu. Ngài không sợ chặt đầu. Ngài chỉ muốn phóng sanh. Đức Vua theo luật pháp hạ lịnh trảm thủ, đưa ra pháp trường để hành hình.

Đức Vua dặn dò quan giám trảm, giao phó ông ta, "nếu ông ta sợ thì giết ngay, nếu ông ta không sợ thì thả đem ông ta về, bảo ông ấy đến gặp ta". Khi ở pháp trường sắc diện ông không thấy đổi. Tên quan hỏi:

- Ông có sợ không?

Đáp:
- Không sợ!

Hỏi:
- Tại sao không sợ?

Đáp:
- Một mạng tôi cứu được muôn ngàn tánh mạng. Rất đáng giá.

Chẳng những không sợ, mà còn lại rất vui mừng, cho nên quan giám-trảm báo cáo lại Vua, vua cho đem ông ta về, và gặp Ngài rất vui vẻ; hỏi Ngài muốn làm cái gì? Ngài nói muốn xuất gia. Đức Vua liền thành tựu cho Ngài. Đức Vua làm họ pháp cho Ngài. Về sau Ngài làm Quốc-sư, thầy của Vua.

Có một hôm vua tu phước, cúng trai Tăng một ngàn vị trong đại hội Vô giá, tức là cúng dường bình đẳng. Chỉ cần là người xuất gia đến ứng cúng, Vua sẽ đối đãi bình-đẳng. Tuy gọi là bình-đẳng cúng dường, nhưng bày biện bàn ghế phải có một chủ toạ. Ghế thượng toạ ai cũng chẳng chịu ngồi. Mỗi người đều khiêm tốn nhường nhau. Dĩ-nhiên mọi người tôn trọng Vĩnh-Minh Đại-sư, vì Ngài là thầy của Vua. Họ muốn dành ghế chủ-toạ cho Ngài ngồi, nhưng Ngài Vĩnh-Minh lại khiêm-tốn không ngồi. Đang mời qua, mời lại nhường nhau, thì thình lình một Hoà-Thượng đến, một Hoà-Thượng ăn mặc rách rưới lôi thôi. Thấy ai cũng nhường nhau, ông ta không k hách sáo nhảy lên ghế thủ-tịch ngồi. Ông ta vừa ngồi xuống đức Vua cảm thấy khó chịu, nhưng đây là Đại Hội bình-đẳng nên nói không được, trong lòng không vui.

Sau buổi trai Tăng, mọi người về hết, Vua bèn hỏi Vĩnh-Minh Đại-sư:

- Hôm nay trẫm trai Tăng có Thánh Hiền ứng cúng chăng? Nếu có Thánh Hiền ứng cúng, thì phước báu trẫm sẽ lớn.

Vĩnh-Minh Đại-sư đáp:

- Thưa có.

Vua hỏi ai vậy? Đại-sư đáp:

- Là Định Quang Cổ Phật hôm ấy đến ứng cúng.

- Là người nào vậy?

- Là vị Hoà-Thượng ngồi trên ghế thủ-tịch.

Đức Vua lòng thấy rất vui mừng, tức tốc phái người đi tìm. Vị Hoà-Thượng này lổ tai rất lớn, không biết là tên gì? Người ta gọi Ngài là Đại nhĩ Hoà-Thượng. Vua phái người đi khắp nơi, sau cùng biết được ông ta dạy tu trong một sơn động. Sau khi tìm được, mọi người đảnh lễ mời ông ta về Hoàng Cung để cúng dường. Vị lão Hoà-Thượng này nói một câu:

- Di Đà nhiễu thiệt! (có nghĩa là A-Di-Đà Phật nhiều chuyện, đem thân phận của ta thố lộ).

Nói xong vị Hoà-Thượng liền viên-tịch.

Mọi người nhìn thấy đều ngơ ngẩn.

Định Quang Cổ Phật tìm được rồi, nhưng Phật đã viên-tịch. Nghĩ đến câu Ngài nói: "Di Đà nhiễu thiệt". Có nghĩa Vĩnh-Minh Đại-sư là hóa thân của A-Di-Đà Phật. Vị quan đi tìm Định Quang Cổ Phật liền nghĩ, vẫn còn kịp ta phải lập tức về báo cáo, Vĩnh-Minh Đại-sư là A-Di-Đà Phật.
Vua nghe báo cáo Định Quang Cổ Phật đã viên-tịch vô cùng thất vọng. Nhưng nghe báo cáo tiếp, Vĩnh-Minh Đại-sư là A-Di-Đà Phật; Vua quá đỗi vui mừng, lập tức đến gặp Vĩnh-Minh Đại-sư.
Vua ba chân, bốn cẳng đi để mong sớm được gặp. Nhưng vừa đến cửa, suýt tí nữa đụng phải một tên lính. Vua mới hỏi hắn:

- Việc gì mà nhà ngươi hoảng hốt như vậy?

Tên lính lắp vắp đáp:

- Bẩm Vĩnh-Minh Đại-sư đã viên-tịch rồi!

Nhơn đây Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng: "Đây là quy tắc của Phật môn. Thân phận vừa tiết lộ, thì lập tức phải ra đi. Thân phận đã lộ mà vẫn chưa đi, đó tức là lừa người. Lừa người cung kính, lừa người cúng dường. Những công án này, tại Trung Quốc rất nhiều". Thân phận đã lộ thì lập tức phải ra đi. Anh tìm lại cũng chẳng có.

Vĩnh-Minh Đại-sư là một thí dụ. Phong Cang Hoà-Thượng cũng vậy. Hàn Sơn, Thập Đắc, quý vị đã biết đó là Văn Thù, Phổ-Hiền Bồ-Tát; thân phận đã lộ thì tìm không ra nữa, biệt mất tích.

ẤN-QUANG ĐẠI SƯ

Vào năm Dân Quốc, tại núi Linh-Nghiêm có Ấn-Quang Đại-Sư, là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tái lai. Thân-phận của Ngài làm sao lộ ra? Trong sách Vĩnh Tư Tập của Ấn-Quang Đại-Sư có một bài văn. Quý vị xem kỹ lại thì hiểu rõ. Sự việc này, vào lúc tuổi già, ở Thượng Hải, Ngài tổ-chức một hội Hộ-Quốc Tức Tai Pháp Hội. Lời pháp ngữ khai thị của Ngài tại Pháp Hội, lưu thông rất rộng. Quý vị đều có thể xem được. Pháp HỘi kéo dài 8 ngày. Ngài đến chủ trì Pháp Hội này. Lúc ấy ở tỉnh Giang-Tô có một học-sinh nhỏ học Trung-học, không tin Phật-giáo. Em này ban đêm nằm mộng thấy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát nói với cô gái rằng:

- Cô cùng Bồ-Tát Đại-Thế-Chí có duyên. Đại-Thế-Chí Bồ-Tát đang hoằng pháp tại Thượng -Hải. Cô phải đến đó gặp Ngài.

Cô mới hỏi:

- Đại-Thế-Chí là ai? Tôi làm sao tìm được?

Bồ-Tát mới nói:

- Là Ấn-Quang Pháp sư đó.

Hôm sau cô gái tỉnh dậy, cảm thấy giấc mộng này rất lạ lùng. Vì cô là người không đạo Phật, cũng không biết Quán-Thế-Âm, cũng chưa từng nghe qua tên của Đại-Thế-Chí Bồ-Tát. Cho nên cô ta đi khắp nơi nghe ngóng, hỏi thăm. Nghe ngóng rất lâu vì lúc đó dân quê không biết Đại-Thế-Chí Bồ-Tát. Qua một thời gian rất lâu, cô gặp được một người bà con, người này học Phật, nói cho biết: "Đại-Thế-Chí Bồ-Tát là một vị trong Tây-Phương Tam-Thánh". Qua một thời gian rất lâu, được biết có một vị tên Ấn-Quang Pháp sư hiện đang ở Thượng-Hải chủ trì Hộ Quốc Tức Tai Pháp Hôi. Cho nên cả nhà hân hoan mừng rỡ đến Thượng-Hải bái kiến Ấn-Quang Hoà-Thượng. Cô đem câu chuyện trong mộng tường-tận kể lễ lại cho Hoà-Thượng. Lão Hoà-Thượng nghe xong, nét mặt nghiêm nghị dạy cô ta một trận. Ngài bảo: "Không được nói bậy! Nếu mi còn nói bậy nữa, thì vĩnh-viễn đừng đến gặp ta nữa". Vả lại Quán-Thế-Âm Bồ-Tát trong giấc mộng còn nói với cô ta: "Đại-Thế-Chí Bồ-Tát qua bốn năm nữa thì viên-tịch".

Thế rồi, cô ta quy y với Ấn -Quang Đại -sư. Sau bốn năm quả nhiên Ấn -Quang Pháp -sư viên-tịch. Cô ta mới đem sự việc này công bố ra, mọi người mới biết Ấn -Quang Đại -sư là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tái lai.

Anh xem, có người biết được họ, biết được chỉ vài người, tuyệt đối cấm chỉ không tuyên dương. Không giống như người hiện nay. Ở Mỹ, tôi nghe có người xưng là Văn-Thù Bồ-Tát tái lai, đi khắp nơi tuyên-truyền mà họ không ra đi... Lại có người xưng là Phật gì đó tái lai, vì Bồ-Tát chưa đủ lớn. Điều này chúng ta phải hiểu rõ.

Vậy thì hãy xem các vị Tổ của Tịnh-Độ Tông, như Liên-Trì Đại-sư, Ngẫu-Ích Đại-sư. Thân phận của họ không tiết lộ. Tuy không tiết lộ, nhưng trong tưởng tượng của chúng ta, họ chẳng phải là người thường.

NGẪU-ÍCH ĐẠI SƯ

Anh xem Ngẫu-Ích Đại-sư tức Trí-Húc trứ tác cuốn Kinh A-Di-Đà Yếu-Giải. Trứ Tác này của Ngài trong chín ngày viết xong. Ấn-Quang Đại-sư đối với quyển chú giải này tán-thán: "Dù cho Cổ Phật tái lai để viết chú giải cho Kinh A-Di-Đà cũng không thể vượt hơn cuốn này". Vậy chúng ta biết được Ấn-Quang Đại sư là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, mà còn tán thán Ngẫu-Ích Đại-sư như vậy, thì Ngẫu-Ích Đại-sư không phải là Phật A-Di-Đà tái lai, thì cũng là Quán-Thế-Âm Bồ-Tát tái lai. Đây là chúng ta căn cứ vào câu nói này của Ngài Ấn-Quang mà suy ra. Nếu không phải là Phật hay Bồ-Tát tái lai thì tuyệt đối không thể được.

Vào thời Mạt Pháp này, nếu chẳng phải Phật, Bồ-Tát giúp chúng ta một tay, thì cái duyên phần được độ của chúng ta không còn nữa.

Năm đầu Dân Quốc xuất hiện một vị Hạ-Liên-Cư Cư sĩ. Thân phận của vị cư sĩ này không tiết lộ. Nhưng Ngài có nhiều tướng lành bất khả tư nghị.

Chúng ta đã thấy tấm hình chúng tôi in trên quyển kinh. Trong tấm hình ấy có những hiện tượng, quý vị hãy xem cho kỹ để có thể phát hiện.

Phía trên đầu tấm hình có một bức tượng Phật, dưới đôi giày phóng quang. Thật bất khả tư nghị. Năm trước tôi giảng Kinh tại Miami. Nơi này có rất nhiều người kỳ quái lạ lùng. Như chúng ta thường hay nói là thần thông, có thiên nhãn và tha tâm thông. Những người này rất là nhiều. Có nhiều người là người ngoại quốc. Trong số ngoại quốc này có nhiều người không phải là Phật-giáo đồ, họ có thần thông và khả năng đặc thù. Đó là một nơi rất quái lạ có nhiều kỳ nhơn. Trước khi tôi chưa đến Miami. Tăng-Hiến-Vỹ Cư-sĩ đem tấm hình của lão Cư-sĩ Hạ-Liên-Cư cho mấy người này xem. Ông Tăng-Hiến-Vỹ cũng thích thần thông, cũng thích hiếu kỳ, thử mấy người xem thần thông của họ là thật hay giả; bảo họ xem tấm hình, coi người này thế nào? Người ngoại quốc đó mới nói: "Người này toàn thân trong suốt". Ông Tăng-Hiến-Vỹ nghe xong lấy làm lạ lùng, chỉ xem hình chứ không thấy người, mà nói "thân hình trong suốt" và nói với ông ta: "Đó là vị Bồ-Tát tái lai". Họ còn nói với Tăng-Hiến-Vỹ: "Người này không còn ở trên thế gian này nữa, đã viên-tịch mất rồi. Khi người này còn tại thế thì cũng chẳng nổi tiếng".
(Ở trên đây, Hoà-Thượng Tịnh-Không nói về một cuốn Kinh Vô Lượng Thọ do lão cư-sĩ Hạ-Liên-Cư chú giải. Sách có hình bìa của cư-sĩ Hạ-Liên-Cư, mà một người ngoại-quốc ở Miami xem hình nói rằng "Đây là Bồ-Tát tái thế" Ngài Tịnh-Không nói tiếp về cuốn sách của lão cư-sĩ Hạ-Liên-Cư).
Đây là bản hoàn-hảo nhứt của Kinh Vô Lượng Thọ. Bản này vừa tung ra mọi người xem thấy đều sanh tâm hoan-hỉ. Đối với sự tín-ngưỡng tu học của Tịnh Tông và sự vãng sanh chúng tôi thấy được rất nhiều người. Đây là lão cư-sĩ Hạ-Liên-cư trao tặng cho chúng ta.

Bản này vừa tung ra, lúc đó có nhiều người có thành-kiến rất nặng, không dễ dàng tiếp nạp. Cho nên số lượng sách lưu-thông vô cùng ít ỏi. Có rất nhiều người không biết có bản này. Lão cư-sĩ Lý-Bính-Nam ở Đài-Trung sau khi vãng sanh, tôi đem bản này in ra, lưu thông để làm quà kỷ-niệm Ngài, nguyện cho Ngài được Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Bản này vừa tung ra, rất nhiều người thấy được sanh lòng hoan-hỉ, yêu cầu tôi giảng bộ kinh này. Thế nên ở trong nước bắt đầu giảng bộ kinh này. Rồi ở nước ngoài bắt đầu giảng. Từ khi bộ kinh này tung ra đã bảy năm rồi. Bảy năm là một thời gian rất ngắn. Bộ kinh này đã được lưu thông đến toàn thế giới. Bộ kinh này về số lượng ấn-loát của nó, tôi không có cách chi tính chính xác. Bởi vì ngoài tôi in ra, còn có rất nhiều người cũng in. Tôi xin đại lược thống kê, ít lắm số lượng cũng vượt qua hơn 3 triệu cuốn. Trong thời gian bảy năm mà có số lượng lớn như vậy, lưu thông đến toàn thế giới, nếu chẳng phải bản nguyện oai thân gia trì của mười phương chư Phật Như-Lai, thì tuyệt đối không thể làm được. Lão cư-sĩ Hạ-Liên-Cư cũng là bất-khả tư-nghị, tuyệt đối chảng phải là người phàm; nhứt định là Phật, Bồ-Tát tái lai.

Điều này nói rõ, Phật, Bồ-Tát thật sự có xuất hiện trên thế gian, quyết không chịu thố lộ thân phận. Đây là thật có. Nếu tôi nói mình là A-la-Hán, là Bồ-Tát là khai ngộ là đắc quả, nói rồi mà chẳng chịu đi, là thứ giả. Duy chỉ, trừ lúc lâm chung, thầm có những lời di-chúc như Định Quang Cổ Phật, Vĩnh-Minh Diên Thọ vừa nói ra liền đi ngay. Điều này thì được, Phật cho phép. Nói rồi mà không đi là Phật cấm chỉ.

Kinh tiếp:

... Làm sao, người này lại còn lừa gạt chúng sanh, thành tội đại vọng ngữ. Ông dạy người đời tu pháp Tam-ma-địa, sau rốt lại đoạn trừ các đại vọng ngữ. Ấy là lời dạy thanh tịnh rõ ràng quyết định thư tư, của các đức Như-Lai Tiên Phật Thế-Tôn.

Đây là bốn trọng giới đến đây đều giảng rõ ràng.

Bốn điều này mười phương tất cả Như-Lai dạy bảo chúng sanh tu Tam-ma-địa nhứt định phải tuân thủ, phải tu cho được thanh-tịnh, trong sạch thì Tam-ma-địa mới thật sự đạt được.

Tam-ma-địa này đối với người niệm Phật mà nói, là Niệm Phật Tam-muội, tức là Nhứt Tâm Bất Loạn.
Kinh-Văn tiếp:

Vậy nên ông A-Nan, nếu không đoạn trừ lòng đại vọng ngữ thì cũng như khắc phân người làm thành cây chiên-đàn, mà muốn được hương thơm thật không có lẽ nào như vậy.

Đây Phật cử thêm một thí dụ, không đoạn đại vọng ngữ, giống như người khắc phân người, phân người là loại hôi thúi, chiên-đàn là loại hương thơm nhứt; mùi nó thơm, nhưng phân người làm sao có mùi thơm bay ra được? Quyết-định không có đạo lý này.

Kinh Văn:

Ta dạy hàng Tỳ Kheo lấy trực tâm làm đạo tràng, trong hết thảy hành động nơi trong bốn oai-nghi, còn không có giả dối, thì làm sao có thể pham đại vọng ngữ. (Tự mình tuyên xưng với kẻ khác rằng mình đã tu hành chứng quả. Điều này quyết định không cho phép). Ví như người dân nghèo xưng càn là Đế -vương, để tự chuốc lấy sự tru diệt, huống nữa là vị pháp vương, làm sao dám xưng càn? Trong pháp thế gian, nếu là một người dân nghèo, mạo xưng là Quốc -Vương vào thời xưa là bị tử tội, hình phạt hiện nay cùng với trước kia khác nhau. Trước kia là tử -hình. Khi anh mạo xưng Đế -Vương mà còn có tội lớn như vậy. Còn Phật là Pháp vương (vua Pháp), Bồ-Tát là Pháp-Vương-tử, anh sao có thể mạo xưng được? Sao có thể đặt điều mê hoặc chúng sanh! Nhơn địa không đạt, quả báo ắt quan co! Hai câu nói này, có thể nói là tổng kết của bốn thứ dạy bảo thanh tịnh rõ ràng. Chúng ta muốn chứng quả, nhứt định phải tu chánh nhơn. Nếu chẳng phải cái nhơn chơn thật, nhứt định không được cái quả chơn thật.

Điều mà chúng ta mong cầu là Vô-Thượng Bồ-Đề. Chúng ta mong cầu là Niệm Phật Tam-muội. Muốn đạt được thì tâm phải ngay thẳng, hành ngay thẳng, mới có thể đạt được.

Kinh tiếp:

"Cầu đạo Bồ-Đề của Phật, như người muốn cắn rún, làm sao mà thành tựu được"? Đây là nói nhơn quả đi ngược với nhau. Ác nhơn muốn cầu thiện quả, nhứt định không đạt được, cũng như người muốn cắn rún mình, thì cắn không được. Đây là việc không thể làm được.

Nếu như các hàng Tỳ kheo, tâm như dây đàn thẳng, tất cả đều chơn thật mà vào Tam-ma-địa, thì hẳn không có các ma-sự, ta ấn-chứng người đó, thành tựu được Vô-thượng tri-giác của các hàng Bồ-Tát. Mấy câu nói này là lời dạy bảo tối quan trọng trong tổng-kết, chúng ta phải ghi nhớ thật kỹ. Đặc biệt hơn hết là Xã-hội hiện tai. Trong Kinh Lăng Nghiêm có chỗ nói: "Tà sư nói pháp như cát sông Hằng". Tà sư là gì? Tức là chỗ nói yêu ma quỷ quái. Chúng nó ở đâu? Trà trộn trong Phật môn chúng ta, làm cho hoa mắt chúng ta.

Phật, Ma đều không phân biệt thì phiền phức lớn. Chúng ta có lòng học Phật, lại học với Ma. Điều này oan uổng lắm!

LÀM THẾ NÀO KHÔNG GẶP MA NẠN?

Ở đây, Phật dạy chúng ta một nguyên tắc. Nhứt thiết chơn thật thì anh không gặp nạn Ma. Do đây có thể biết, sở dĩ tất cả Ma có thể làm nhiều loạn anh, gạt gẫm anh; có thể khống chế anh, có thể đặt để anh, vì tâm anh không chân thật.

Đọc đến câu khai thị này của Phật. Nói một cách thật tại, gặp phải Ma nạn; chúng ta cũng không thể trách Ma được. Vẫn phải trách tự mình. Tâm của ta không chơn không thật, mới có thể bị người ta gạt.

Tự mình thực tình học Phật, trực tâm học Phật, nhứt định không gặp nạn Ma. Ma dầu có thần thông lớn hơn đi nữa, có khả năng lớn hơn đi nữa, chẳng thể làm anh nao núng; cũng chẳng làm động anh phân hào nào cả. Cho nên, gặp phải nạn Ma là vì tâm anh không chơn thật. Chính tâm anh có vọng tưởng.

Nói một cách khác, trong tâm anh cũng vẫn có Sát - Đạo - Dâm - Vọng! Những cái niệm này của anh chưa đoạn dứt, tâm không trong sạch, đây mới dễ gặp phải Ma. Ma là làm những việc này. Lấy đây làm Phật sự, hoà điệu tiết tấu nhịp nhàng thì bị mắc lừa nằng nề. Điều này là sự khai thị vô cùng quan trọng.

Đây là trung tâm của bốn đoạn Kinh Văn này:

"Như lời ta nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của Ma Ba-tuần".

Sau cùng Phật dạy ta phân-biệt giữa Phật và Ma. Nếu chúng ta gặp được một Thiện -Tri-Thức, gặp được một đạo hữu đồng tham. Lời họ nói cùng lời Phật nói giống nhau, nhứt định phải đoạn Sát - Đạo - Dâm - Vọng. Đây là Phật nói. Nếu như nói không đoạn Dâm, Sát, Đạo, Vọng có thể thành tựu đạo Vô-Thượng. Đây là Ma nói, chứ không phải Phật nói.

Đoạn sau đây là tổng-kết: "A-Nan ông hỏi cách nhiếp trì tâm-niệm thì tôi đã nói rằng: Người muốn vào Tam-ma-địa, tu học Pháp môn nhiệm mầu cầu đạo Bồ-Tát, trước hết cần giữ bốn thú luật nghi đó trong sáng như giá, như sương."

Những lời nói này rất dễ hiểu. A-Nan, hỏi phải làm sao nhiếp tâm? Ở chỗ này Phật vì ta nói ra: "Chơn chánh nhiếp tâm", muốn có được định, muốn tu học thành tựu, bốn trọng giới này phải trì cho được hết sức thanh-tịnh. Phía trước đã nói qua, không những trên sự không phạm, trong tâm cái niệm cũng chẳng sân; khi anh có thể đem giới luật thì được thanh tịnh như vậy (Kinh Văn) tự không thể sanh ra tất cả nhành lá; ba ý-nghiệp, bốn khẩu -nghiệp (tâm là tham sân-si, miệng thì vọng-ngữ, kỹ-ngữ, ác khẩu gọi là ba ý-nghiệp, bốn khẩu nghiệp ác) chắc không còn có nhân mà sanh được. Nếu còn có sanh nhứt dịnh phải có nhân. Vậy nhân gì? Là ý niệm không trong sạch, tức là giới tâm không thanh tịnh mới có những sự việc này (Kinh Văn) A-Nan, nếu giữ bốn việc như vậy không thiếu sót (Đó là Phật nói tứ trọng giới này, anh thật sự làm được, làm được một cách rất thanh tịnh) Nếu tâm không duyên với sắc, thanh, hương, vị, xúc; anh đối với thế gian ngũ dục, lục trần, danh văn, lợi dưỡng; tất cả đều buông xuống, tất cả đều xã bỏ hết - Không duyên tức là buông xuống, là xã bỏ - đây là chơn thanh tịnh, tất cả ma sự làm sao mà phát sanh được? Ma không có cách chi tiêm nhiễm anh, không có cách chi ràng buộc anh, đây là tánh đức của bản thân anh phóng quang, Ma không thể gần anh được; huống chi bên ngoài có chư Phật hộ niệm, Long Thiên ủng hộ, có nhiều thần Hộ-Pháp bảo vệ anh, tất cả những yêu ma quỷ quái phải rời anh thật xa. TRên con đường Bồ-Đề, anh nhứt-định thuận buồm xuôi gió, bình an thành tựu đạo Vô-Thượng.

Đại Phật Đảnh Thủ -Lăng-Nghiêm Kinh, Thanh-Tịnh Minh Hối Chương giới Thiệu tới đây viên mãn. A-Di-Đà Phật.

Lời của Tịnh -Hải:

Sách này mang tựa đề là "Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sanh". Trên đây Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng: "Trong bốn giới Tâm Sát-Đạo, Dâm-Vọng, mười phương tất cả Như-Lai dạy bảo chúng sanh tu Tam-ma-địa nhứt định phải tuân thủ, phải tu cho được thanh tịnh trong sạch, thì Tam-ma-địa mới thật sự đạt được".

Tam-ma-địa này đối với niệm Phật mà nói là Niệm Phật Tam-muội, tức niệm Phật Nhứt Tâm Bất Loạn chắc chắn được Vãng sanh. Đây chắc chắn sẽ được quả Thượng-Phẩm Thượng-Sanh hay Thật Báu Trang Nghiêm Tịnh-Độ.

Đây là có ý nói, tu Thiền hay tu Tịnh đều phải được định, tức là Tam-ma-địa. Nhưng khi tu còn một chút tâm ngạo -mạn sẽ vô cùng nguy hại. Vì nóng lòng được một quả gì đó, chưa chứng tự khoe mình chứng, niệm Phật chưa thanh tịnh lại khoe mình được niệm Phật Tam-muội, thì liền mang tội thâu đạo. Tội này từ lòng "tham" mà sanh ra.

Đây là mắc vào "Ma Ái-Kiến". Vậy người tu niệm Phật cầu Vãng Sanh Cực-Lạc phải tránh tội thâu đạo này, đừng vội mừng khi thấy niệm Phật tâm mình có một chút gì thanh thản nhẹ nhàng, rồi tự khoe là đã được nhứt tâm Bất loạn.

Nếu xa lìa được "đại vọng ngữ" chắc chắn sẽ được Vãng Sanh Tây-Phương Cực-Lạc.

Như đoạn kết-luận trên đây, Đức Phật nói: "Cái gì còn có nhân, có duyên là còn có sanh. Còn sanh là còn trôi lặn trong luân-hồi sanh tử.

Chứng được VÔ-SANH PHÁP NHẪN của bậc Đại Bồ-Tát thì mới hết sanh, hết sanh thì không còn tử. Thời mạt Pháp này, chỉ ai vãng sanh Tây Phương Cực-Lạc mới chứng được VÔ-SANH PHÁP-NHẪN, từ đó về sau mới hết luân-hồi luân-chuyển.

Kính thưa chư Liên Hũu,

Trong các sách vừa qua, chúng tôi đã cố -gắng tránh các danh-từ Hán -Việt để đa số Liên Hữu đều cảm thấy thoải mái. Nhưng, trong cuốn này, đoạ tới đây hẳn có chư Liên Hữu đã trách chúng tôi.

Đây là điều bất-đắc-dĩ, nhưng không thể làm sao hơn. Những phần vừa qua là bài giảng của Hoà-Thượng Tịnh-Không, mà người nghe Ngài giảng lại là các tăng ni trong đó có chư hoà-thượng, pháp-sư, thượng-toạ, đại-đức, v.v... Sỡ dĩ chúng tôi chọn bài giảng này vì chưa có ai giảng kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, mà trình-bày "Tu Chứng Liễu Nghĩa" của pháp môn niệm Phật một cách cao siêu như Hoà-Thuọng Tịnh-Không.

Có thể, đọc qua lần đầu, có Liên Hữu cảm thấy khó hiểu, nhưng đọc lại vài lần chư vị sẽ thấy dễ hiểu hơn, và cảm thấy phần giảng giải quá hữu ích.

Năm ngoái (2001), khi chúng tôi ấn tống xong cuốn Sưu Giải, một liên hữu ở San Francisco gọi đến than-phiền sách ấy cao quá. Chúng tôi xin vị ấy ráng đọc lại vài lần nữa đi, rồi sẽ thấy dễ hiểu.

Năm nay (2002), vị liên hữu ấy gọi lại chúng tôi và nhìn nhận rằng, bây giờ thấy thích cuốn Sưu Giải.

Bây giờ, chúng tôi xin chư Liên Hữu nào đọc sách này, đã có ý trách móc chúng tôi, xin chư vị ráng đọc lại vài lần sẽ hài lòng và công nhận rằng bài giảng của Hoà-Thượng Tịnh-Không quả vô cùng hữu ích cho chúng sanh chúng ta trong thời Mạt pháp này.

Tịnh Hải