Hãy nghe Hoà-Thượng Tịnh-Không
giảng tiếp về giới thứ hai, sau giới dâm:
"A-Nan, lại các chúng sanh lục
đạo trong các thế giới, nếu cái tâm không Sát, thì không theo dòng sanh tử tiếp
tục".
Chúng ta phải đem câu nói này của
Phật xem cho rõ ràng, không phải một thế giới chúng ta, mà mười phương chư Phật
thế giới đều chẳng ngoại lệ. Thật vậy, được khỏi sanh tử luân hồi không là đơn
giản. Dâm, Sát, Đạo, Vọng, bốn điều này đều phải thanh tịnh. Ba điều thanh tịnh
mà còn một điều không thanh tịnh đều vẫn không ra được khỏi Tam Giới, đều trở
thành chướng ngại.
Thì ra, tới nay tôi mới hiểu rõ,
tại sao chúng ta tu hành từ kiếp vô thỉ mà vẫn còn như thế này. Bốn điều, dứt
được ba còn lại một, vẫn chẳng được thành công. Sức mạnh của nó có nặng nhẹ sai
biệt, mặc dù là nhẹ nhưng vọng ngữ, vẫn có thể tạo thành nhân tố quyết định,
không thể thành tựu.
Đây là nói về Sát Sanh không thể ra
khỏi Tam giới. Còn cái nguyên-nhân, chúng ta nên suy nghĩ nhiều một tí.
Nghiên cứu tỉ mỉ cái đạo lý mà Phật
dạy cho chúng ta, những sự thật đó, phía trước cái thứ nhất là tâm Dâm, là căn
nguyên tội nghiệt của bản thân chúng ta. Quý vị nên biết, thế gian rất nhiều
tội nghiệt đều từ đây sanh ra.
Người thế gian thường nói
"nghiệp chướng sâu nặng". Đây là căn nguyên của nghiệp chướng. Cái
thứ hai là Sát Sanh. Sát Sanh là căn nguyên của "oan gia trái chủ".
Chúng ta tu hành bị rất nhiều người
làm chướng ngại, nhiều việc làm phiền não trở ngại. Đây là lực lượng từ bên
ngoài.
Tại sao có nhiều người làm chướng
ngại?
Đó là oán thân trái chủ.
Oán thân trái chủ làm sao mà kết
thành?
Giết mạng người!
Ăn thịt sinh vật!
Từ chỗ này kết-thành oán hận rất
sâu. Phàm phu chúng ta sơ suất đi, Phật nhìn thấy rất là rõ ràng, rất là minh
bạch.
Vậy thì trong xã -hội hiện tại,
chúng ta vẫn thường hay nghe thấy, vẫn còn gặp phải việc oan hồn ma quỷ nhập
vào thân. Tôi ở Hong Kong gặp được. Ở Đài -Bắc
cũng gặp được. Ở Mỹ cũng gặp được.
Hỏi tại sao tìm anh, mà không tìm
kẻ khác? Vì họ có oán thù với anh, đến báo thù.
Trong hội Phật Thất ở Hong Kong, Pháp sư Đàm Hư giảng cho chúng tôi. Băng
cassette của Ngài hiện nay chúng tôi vẫn còn giữ. Trong đó có nói đến một người
tu Thiền, người này là để tử của Đế Nhàn Lão Pháp Sư. Đàm Hư Đại sư cũng là
pháp tử của Đế Nhàn Lão Pháp Sư, là đệ tử truyền -pháp. Nói một cách khác, đó
là Sư huynh của Đàm -Hư Đại sư. Người này công phu tham thiền rất giỏi. Lúc bấy
giờ Đế -Nhàn Lão Pháp Sư học về giáo. Ngài là Tổ sư Tông Thiên-Thai cuối đời
nhà Thanh.
Đệ tử của Đế-Nhàn Pháp Sư nay muốn
học Thiền, nên Ngài đem ông gởi vào đạo tràng Thiền-Tông. Lúc ấy, đệ nhứt đạo
tràng Thiền-Tông là chùa Giang Thiên ở Trấn Giang. Đưa ông ta vào chỗ này, tức
là Chùa Kim Sơn trong chuyện Bạch Xà, cũng gọi là chùa Giang-Thiên. Ngồi chùa
này ở trên hòn đảo trên sông Trường -Giang, bốn bề toàn là nước, là một đạo
tràng hưng thịnh nhất của Thiền Tông Trung Quốc vào năm đầu Dân Quốc.
Tâm danh lợi nổi lên
Thần Hộ Pháp đi mất!
Ông ta tu thiền tham học ở đây hết
mười mấy năm. Công phu rất là đắc lực, được lão Hoà-Thượng coi trọng và
tán-dương, đưa ông ta lên chức vụ Thủ toạ Hoà-Thượng, địa vị chỉ dưới
Hoà-Thượng Phương Trượng thôi.
Được làm chức Thủ toạ Hoà-Thượng
thì tâm phiền não của ông hiện ra. Nói cách khác, định lực không đủ, bởi vì đồ
đệ đến quy y đông, cúng dường cũng nhiều, tâm danh lợi của ông nổi dậy; thái độ
hách dịch càng lớn. Điều này thật là phiền phức đấy. Thần hộ pháp đi mất. Quý vị
nên biết, khi công phu đắc-lực có Thần hộ pháp bảo vệ. Bất luận là xuất gia hay
tại gia, chỉ cần như pháp tu hành chân chánh đều có Thần hộ pháp bảo vệ. Nhưng
khi tâm bất tại đạo, thì thần hộ pháp đi mất. Thần Hộ-pháp vừa trông thấy anh
đổi tánh, thì than: "Người đã thay lòng rồi. Thối chuyển rồi! thì họ đi
mất!"
Thần Hộ-pháp vừa đi thì oan-gia chủ
nợ tìm đến. Ông ta liền bị ma nhập vào.
Ma nhập cách nào? Xem khi không có
người, ông ta bèn nhảy xuống sông tự tử. Lần đầu có người bắt gặp, cứu sống ông
ta đem lên. Qua mấy ngày sau ông ta lại nhảy sông. May vừa gặp người, lại cứu
sống đem lên. Phương Trượng lão Hoà-Thượng hoảng kinh, một vị Thủ toạ
Hoà-Thượng thường làm việc nhảy sông tự tử khiến cho toàn thể đạo tràng bị
ảnh-hưởng rất lớn, đông người ai nấy đều hoang-mang. Người tu định đều sanh ra
trở ngại. Họ thông báo cho Đế Nhàn lão Pháp sư biết. Sư phụ ông ta lật đật mang
ông ta về. Lão Hoà-Thượng ở núi Thiên Thai, Phong Châu tỉnh Triết-Giang nên
Ngài đến Trấn Giang đem đệ tử về. Trên đường bình an vô sự, chẳng có triệu
chứng chi cả. Nhờ uy-đức của Lão Hoà-Thượng hộ trì ông ta, khiến con quỷ oan đó
không dám nhập vào. Suốt đường bình an.
Khi về đến núi Thiên Thai, vì ông
ta đã từng làm Thủ toạ Hoà-Thượng trong Phật môn rất có địa vị, cho nên trong
chùa dành cho ông một căn liêu phòng. Lúc đó ông rất được đãi-ngộ. Công phu
buổi sáng ông có đến hay không cũng không sao. Đạo tràng đối với ông ta đều ưu
đãi.
Qua được vài ngày, có một buổi sáng nọ, lúc ăn sáng chẳng thấy ông ta đến. Lào
Hoà-Thượng nói ông ta ngủ lười không ra thể thống gì cả, bèn cho người đến trai
phòng xem thử. Gõ cửa thì không có người bên trong. Không có tiếng động, bèn
đẩy cửa vào, trong phòng không có người. Phía sau phòng có một cửa sổ đã mở.
Nghĩ rằng có thể ông ta từ cửa sổ này nhảy ra. Họ trở về thưa lại với lão
Hoà-Thượng.
Nghe xong Lão Hoà -Thượng liền la
lên: "Không xong rồi! E lại xảy ra chuyện!" Vì bên cạnh núi Thiên
Thai có một con sông nhỏ. Tuy không lớn bằng sông Trường-Giang, nhưng cũng có
thể ngập chết người. Ngài dặn người tức tốc theo bờ sông mà tìm.
Ngài bảo: "Chắc đã xảy ra
chuyện!"
Đi hơn nữa dặm đường thì tìm được.
Ông ta đã chết, thi thể nổi lên. Rốt cuộc cũng là nhảy sông tự tử.
Ngay trong lúc đó mới biết ông ta
có một đứa con gái. Trước khi xuất gia, ông ta có kết hôn, có một đứa con gái.
Khi ông học Phật, nhất thiết đòi xuất gia. Vợ ông không đồng ý, ông vẫn cứ xuất
gia, nên vợ ông nhảy sông tự sát. Cho nên con quỷ ấy là vợ ông ta. Nguyên lúc
đầu ông tu hành có công phu, có Thần Hộ Pháp bảo hộ, oan hồn không cách chi nhập
vào. Đến khi tâm danh lợi của ông nổi dậy, đạo tâm tiêu mất, Thần Hộ Pháp cũng
chạy mất. Vợ ông ta tìm cách đến được, cho nên ông ta hai lần nhảy sông, đó
chẳng phải là ý của ông ta. Đó là ông ta bị quỷ nhập vào.
Đứa con gái lúc đó còn nhỏ, cha thì
xuất gia, mẹ thì nhảy sông tự tử, nhờ người bà con nuôi dưỡng đến lớn và lấy
chồng. Lúc ông chết, đứa con gái đến chùa khóc lóc, Đế-Nhàn Pháp sư thấy cô vừa
đến liền bảo:
- "Hay lắm! Cha cô đã xảy ra
chuyện!".
Cô ta khóc lóc nói:
- "Đêm qua con nằm mộng thấy
cha con nói hôm nay đi nhận sở làm".
Lão Hoà-Thượng nói:
- "À! thì ra đi làm Thổ Địa!
Đế-Nhàn Pháp sư bổng nhiên đại ngộ:
"Thì ra, cách nhà họ không xa vừa lập ra ngôi miếu Thổ Địa. Bên trong vừa
đúc xong hai tượng Thổ Địa để an vị. Thì ra là hai người này".
Lão Hoà-Thượng nói:
- "Học Phật cả một đời, tham
thiền mấy mươi năm, đến cuối cùng lại đoạ lạc làm Thổ-Địa".
Thổ-Địa công la quỷ thần trong quỷ
đạo, là Lý-Trưởng trong quỷ-đạo.
Cho nên tôi thường hay đánh thức
quý vị: "Khi tâm danh lợi nổi dậy thì hỏng cả, thì đoạ lạc vô cùng đáng
sợ".
Rơi vào trong Thần đạo, Quỷ thần
đạo, việc này cũng tức là ông ta gián -tiếp sát sanh. Vẫn không ra khỏi điều
này.
Hoà-Thượng Tịnh-Không tiếp:
Kinh nói, "Ông tu phép
Tam-muội quyết ra khỏi trần lao. Nếu không trừ lòng Sát, không ra khỏi trần
lao." (Trần lao tức tam giới).
Phía trước, thứ nhất là tâm Dâm,
thứ hai đây là tâm Sát. Nhứt định phải đoạn dứt sạch. Kinh tiếp:
"Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền. Nếu không đoạn lòng Sát, thì chắc
phải lạc vào Thần-đạo. Người Thượng Phẩm thì thành Đại-lực-quỷ. Đại-lực-quỷ tức
là Quỷ Vương.
Người Trung-phẩm thì thành Phi-hành
Dạ-Xoa, qua các loại Quỷ-Soái".
Ở Đài -Loan cũng có rất nhiều, nào
là Nguyên Soái, Vương-gia công ở trong các ngôi miếu Quỷ Thần đều thuộc về
Trung-Phẩm.
"Người Hạ Phẩm đều biến thành
Địa-hành, La-Sát. Những loại quỷ này có khi giúp người, cũng có khi hại người."
Khổng-phu Tử dạy một câu nói không
sai: "Kính Quỷ thần mà xa lánh chúng". Tâm Sát không trừ, tất đoạ vào
Quỷ thần đạo.
Phật giảng Kinh này là vào 3000 năm
về trước. Hậu thế chúng ta ấn chứng, quả nhiên không sai.
Vừa rồi chúng ta nói về độ đệ của Đế-Nhàn Pháp sư. Ông ta không phải cố ý, tạo
thành sát nhân làm cho ông ta phải sự sát. Đây là một việc rất xấu.
VÌ YÊU NƯỚC MÀ SÁT SANH VẪN PHẢI
RƠI VÀO ÁC-ĐẠO!
Ngoài ra còn có một thí dụ rất rõ
rệt. Câu chuyện này xảy ra lúc tôi mới học Phật, 40 năm trước, Lão Cư-sĩ
Tô-Kính-Trụ kể cho tôi nghe. Lúc bấy giờ Lão Cư-sĩ 70 tuổi là người đề-xướng in
Kinh sớm nhứt. Ông kể cho tôi nghe một câu chuyện có thật.
Ông nói lúc ông còn trẻ, vào năm
Tuyên Thống, tức là trước Dân Quốc một năm. Lúc đó ông đang ở quê tại lục địa,
là người Thôn Châu, nhà ở miền quê.
Ông học rất giỏi, ở thôn lân cận có
một cử -nhân trúng cử vào đời nhà Thanh. Hoàn cảnh gia đình này rất khá. Là con
một nên sau khi trúng cử -nhân, ông ta không làm quan, ở nhà để phụng dưỡng cha
mẹ. Lấy vợ có được một đứa con. Một hôm ông đang ngủ trưa, nằm mộng. giấc mộng
rất rõ ràng. Ông thấy một người đến gõ cửa, ông bèn ngồi dậy ra mở cửa. Gặp kẻ
lạ, hắn là tên lính sai, ăn mặc như là quân-nhân. Hắn đưa một bức thư và hỏi ở
đây có tên người này hay không?
Ông ta nhìn thấy trên bì thơ là tên
của mình. Ông đáp:
- "Không sai, đây là tên
tôi!"
Người ấy mới nói:
- "Đại-tướng quân chúng tôi
xin mời ông đi một chuyến."
Ông ta nghĩ: Tuy mình đã đỗ
cử-nhân, nhưng không có qua lại với quan Phủ, còn quan võ càng không quen biết
nữa. Ông hỏi:
- "Có phải ông đã ghi lộn tên
rồi chăng? Có lẽ trung tên, trùng họ chăng?"
Kẻ kia không cân chi cả nói:
"Nếu đúng như vậy thì
mời ông lên ngựa".
Kẻ kia dẫn ngựa đến và đẩy ông lên
ngựa. Ông không còn cách chi, liền cỡi lên lưng ngựa. Trên lưng ngựa ông có cảm
giác là con ngựa bay lên không. Chẳng bao lâu thì ông đến một địa phương.
Nơi đây đang có rất đông người đang
dụm lại. Hình như đang bàn luận việc gì quan trọng. Ông bắt đầu nghe ngóng, để
xem vị tướng quân là ai? Người ta cho ông biết là Nhạc Phi. Ông nghĩ lại giựt
mình nói: "Không xong rồi, Nhạc Phi là người đời Tống, vậy ta đã chết rồi
sao? Sao ta lại đến chỗ này?". Rồi ông tự nói: "Tôi không thể chết
được. Tôi trên còn có cha mẹ già, vợ và con nhỏ!".
Qua một lúc sau thì Nhạc Phi thăng
đường, tiếp kiến ông ta. Dĩ nhiên ông ta là kẻ có học, đối với lịch sử rất quen
thuộc. Đối với Nhạc Phi tận trung báo quốc, ông cũng bội phục, vô cùng kính
phục.
Nhạc Phi liền nói với ông ta:
- "Họ đang chuẩn bị Bắc phạt,
đầu phạt lính Kim, mời ông giúp việc văn phòng". Hình như là công-tác của
bí-thư.
Ông ta nghĩ: "Không xong! Cha
mẹ già, vợ và con nhỏ không thể rời bỏ!"
Nhạc Phi nói:
- "Chúng tôi còn ba tháng nữa
sẽ xuất binh. Tôi có thể để ông trở về lo thu xếp gia đình đàng hoàng. Ba tháng
sau tôi phái người đến mời ông".
Ông ta bị bức bách không còn cách
chi từ chối, nên đồng ý. Nhạc Phi bèn phái người đưa ông ta về.
Khi tỉnh giấc, ông ta mới thấy mình
đã nằm chiêm bao. Bèn thuật lại cha mẹ ông nghe. Ông bảo đây như là cơn mộng,
đâu phải thực. Nhưng ông cảm thấy giấc mộng này cùng với bình thường, giấc mơ
thì không rò như vậy. Giấc mơ này như là thật, rất rõ ràng, không như giấc mơ
bình thường. Cho nên ông ta tin tưởng ba tháng sau Nhạc Phi sẽ cho tiểu yêu đến
rước ông ta. Vì vậy, trong ba tháng này ông đã lo gia sự đàng hoàng. Đến ngày
hẹn hôm đó, ông thông báo rất đông bà con và bạn bè cùng đến.
Lão cư-sĩ Tô-kính -Trụ cũng tham
gia. Lúc ấy lão cư sĩ hãy còn rất trẻ, cũng muốn biết một người đang sống không
đau bịnh, xem ông ta chết cách nào. Lão cư sĩ dốc lòng tò mò muốn biết.
Ngày hôm đó ông ta mời tiệc bà con, cũng có vài bàn. Ăn cơm xong thấy thì giờ
sắp đến. Ông tắm rửa ăn mặc đàng hoàng. Trong phòng ông cửa sổ đều như mở hết.
Bà con bạn bè đều vào ở trong phòng ông ta. Ông ta nằm trên giường. Chẳng bao
lâu ông nói với cha ông rằng:
- "Nhạc Phi đã phái người đến
trước cửa. Con đã trông thấy!"
Trong nhà không ai thấy chỉ có ông
ta thấy. Cha ông rất không vui, chửi nói:
- "Ta chỉ có một đứa con dưỡng
lão, đều có thể nhờ nó. Sao có thể bảo nó đi được?"
Đến sau cùng, ông ta nói với cha
rằng:
- "Người chỉ có 1 lần chết.
Chết được theo hầu Nhạc Phi cũng kể như là một việc rất quang vinh. Thôi thì để
cho con đi".
Cha ông ta bèn nói:
- "Thôi được! Tốt lắm!"
Cha ông vừa bằng lòng, ông bèn tắt
thở.
Cuộc cách -mạng ở Võ -Xương thành
công. Nên Tô cư sĩ nói: "Trên nhân gian chúng ta lật đổ quân Mãn Thanh. Ở
dưới quỷ đạo trước nửa năm đã bắt đầu khởi chiến. Nói đến chỗ này, Nhạc Phi
niệm niệm tận trung báo quốc, niệm niệm đều không quên đi giết lính Kim".
Hoà-Thượng Tịnh-Không kết luận:
"Cái ý niệm về Sát sanh chưa
tận dứt, nên rơi vào quỷ đạo. Thân phân trong Quỷ đạo của ông là hạng Trung
Phẩm. Ông ta là tướng quân trong Quỷ đạo, là thân phận địa vị một Nguyên Soái.
Điều này chứng minh Phật nói trong Kinh một tí cũng chẳng sai".
Trong hạng người chúng ta, Nhạc Phi
là một anh hùng dân tộc, công nghiệp muôn đời tồn tại vĩnh viễn. Người hậu thế
ai cũng tôn kính, nhưng tại vì sao Nhạc Phi không thể lên trời? Vì sao không
thể chuyển thế làm người, mà lại rơi vào Quỷ đạo? Qua Kinh Phật mới hóat nhiên
đại ngộ. Vì ông ấy tâm Sát chưa đoạn, nên ngay cả ba đường Thiện cũng sanh ra
chướng ngại. Huống chi tu hành là phải vượt khỏi luân hồi, phải viên chứng Phật
quả. Điều này dĩ nhiên càng không thể được. Ngay cả ba đường thiện - Người và
Trời - đều bị nó chướng ngại. Do đây có thể biết, tâm Sát hại không trừ thật là
đáng sợ.
Vậy thì cái đoạn giáo huấn này của
Phật, chúng ta phải ghi nhớ, phải thật lòng mà phụng hành.
Kinh nói tiếp:
"Các loại quỷ thần kia cũng có
đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo Vô-thượng."
Những ngôi miếu quỷ thần tại Trung
Quốc chúng ta từ Đại lục cho đến Đài Loan, hầu như mỗi một thôn nào đều có cả.
Hiện giờ thì ít, trước kia mỗi một huyện đều có miếu Thành Hoàng, mỗi một thôn
làng thì có miếu Thổ-Địa. Ngoại thành mỗi khu đều có miếu Sơn Thần. Ngoài những
thứ này ra thế tục thường gọi là Phước, Đức, Chánh thần; còn có Vương gia Công,
không thể kể cho hết được.
Đây thuộc về Quỷ Thần. Ngoài Quỷ
thần ra còn có Thiên Thần. Ở Trung Quốc còn có loại được người ta cúng tế là
Thuỷ Thần tức là Long Vương.
Trong Kinh Phật, loại này chúng ta
đã đọc qua rất nhiều. Những loại này đích thật vẫn còn tồn tại. Chúng cũng có
oai đức, cũng được nhơn gian cúng tế. Những người có học trên thế gian lấy
Khổng-Phu-Tử làm đại biểu, kính nhi viễn chi. Chử "kính" là vào một
thời tiết nhứt định cúng tế cho chúng. Cúng tế là "kính", còn
"viễn" là gì? Là không thể nghe lời dạy của chúng. Nói cách khác
không thể theo học chúng, vẫn chỉ nghe Thánh Hiền để học. Không theo học với
Quỷ thần. Viễn không có nghĩa là chẳng qua lại với chúng, thì sai. Như là cúng
tế vào ngày mùng 1 và rằm, lễ Trung Thu đây là "kính", phải làm đến
Kính. Đệ tử Phật, anh xem như An Sỹ Toàn Thư, thái-độ của cư-sĩ Châu-An-Sĩ là
gương tốt cho người học Phật đối với Quỷ Thần. Khi vào miếu Quỷ Thần, chúng ta
cũng thắp nhanh, cũng xá. Đệ tử Tam Bảo không lạy Quỷ Thần, vì chúng không đảm
đang nổi. Anh lạy chúng, chúng sẽ tránh nhường không dám nhận cái lạy của anh.
Chỉ xá là được.
Châu-An-Sĩ chẳng những xá, mà còn
nói Pháp cho Quỷ thần nghe, khuyên chúng Quy y Tam Bảo. Khuyên chúng đoạn trừ
tâm Sát. Quỷ Thần tâm Sát sân hận rất nặng, nghiệp rất nặng. Anh làm phật ý
chúng, chúng sẽ gây rắc rối cho anh. Chỉ khuyên chúng ăn chay, đừng nhận đồ
cúng mặn. Khuyên chúng nên Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Đây là thái độ tốt nhứt
của đệ tử Phật đối với Quỷ thần.
Hoà-Thượng Tịnh-Không đọc tiếp
Kinh:
"Các loại quỷ thần kia cũng có
đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng (và đây là đoạn chót, nói rõ
thời kỳ mạt pháp này). Tu hành mà không đoạn cái ý niệm sát sanh, ý niệm này sẽ
gây chướng ngại trên đường Bồ-Đề; nói một cách khác, chứng quả thì họ sẽ không
có phần, tu học đến cuối cùng sẽ đoạ lạc vào Quỷ thần đạo. Quỷ thần đạo sát
nghiệp rất nặng".
Đoạn văn dài phía trước, Phật dạy
chúng ta phân biệt Phật và Ma. Còn đoạn này Phật dạy chúng ta phân biệt, cái gì
là Phật, cái gì là Quỷ, Ma và Quỷ khác nhau. Phàm là người học Phật, nếu đề xướng
học Phật có thể không cần ăn chay. Đề xướng ăn thịt có thể tu thành Chánh quả.
Đây là lời của Quỷ nói. Chúng ta được một kết luận trong phần Kinh Văn này.
Nói tóm lại một câu, sát sanh là
đại ác. Chúng sanh mà anh giết hại, nổi oán hận trong tâm của họ vĩnh viễn
không bao giờ tiêu mất. Chỉ cần oán hận của họ còn tồn tại, khi nhơn duyên
thành thục thì họ báo thù. Việc này rất là rắc rối. Cho nên Phật dạy chúng ta,
dặn dò bốn chúng đệ tử, tuyệt đối đừng bao giờ não hại chúng sanh. Anh làm cho
chúng sanh sanh phiền não đều không nên làm; huống chi là hại họ, giết họ. Cho
nên phải cùng chúng sanh kết thiện duyên. Tuyệt đối không kết ác duyên. Thì
trên đường Bồ-Đề chướng ngại sẽ giảm thiểu.
Dĩ nhiên mỗi một người chúng ta
không chỉ sống ở một đời này. Chúng ta vẫn còn đời quá khứ. Nếu trong đời quá
khứ không học Phật, lại tạo rất nhiều tội lỗi, kết không biết bao nhiêu là oán
thù, thì đời đời kiếp kiếp oan gia trái chủ vô lượng vô biên đếm không hết
được. Đây là một sự thật.
Những oan gia trái củ tuyệt đối không
muốn anh vượt khỏi luân hồi.
Vì sao? Vì anh ra khỏi luân hồi
thì, chúng muốn đòi nợ, làm sao đòi được? Anh muốn vượt khỏi luân hồi (ra khỏi
Tam giới). Chúng đều tìm hết cách để cản trở anh, lôi kéo anh trở lại.
Vì vậy, trong Kinh Lăng Nghiêm ở
đoạn chót, vì chúng ta Phật nói rõ 50 thứ ấm ma.
Chữ ma này là oán thân trái chủ
trong vô lượng kiếp đến đấy. Nếu chúng không oan hệ với chúng ta; chúng nó
tuyệt đối sẽ không cản trở chúng ta. Phàm chúng đến gây rắc rối là vì trong quá
khứ chúng ta đã làm mất lòng chúng, từng làm khó chúng. Cho nên chúng ta đã kết
cái oán ấy quá sâu, quá sâu!
Cho nên trên con đường tu hành
chúng ta gặp chướng ngại trùng trùng, không cách chi tránh khỏi.
Lời của Tịnh-Hải:
Chắc chư Liên hữu nhớ lại câu
chuyện của bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết trong chuyện Lưu-Xá-Lợi. Trong sách ấy chúng tôi
không kể chuyện người anh ruột của bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết. Ông này lúc gần chết,
cứ thấy có nhiều oan hồn nắm chân ông kéo xuống một hố thẳm. Ông gào la liên
tiếp nhiều ngày. Bà Tuyết dạy ông niệm Phật, ông không niệm được. Cuối cùng,
lúc Hoà-Thượng Tịnh-Không đi vắng, Bà Tuyết rước một Ni Sư người Trung-Hoa đến
khai thị, dạy ông niệm mười niệm Nam-Mô-A-Di-Đà Phật nối tiếp liền nhau, ông ta
mới ra đi yên lành.
Pháp sư Tịnh-Không tiếp:
Quý vị nên nhớ chẳng phải ma chỉ có
50 con. Thế thì đơn giản quá. Đó là 50 đại loại, trong mỗi loại chẳng biết là
bao nhiêu.
Ý nghĩa chính của Kinh Lăng Nghiêm
là dạy chúng ta nhất định trong đời này là phải thành tựu. Vì thế Phật dạy
chúng ta đối với yêu ma quỷ phái phải có khả năng nhận biết chúng. Anh nhận
biết nó, thì không bị nó hại.
Phải có khả năng phân biệt. Kinh
Lăng Nghiêm quả là một trí tuệ cao độ. Cổ -đức có nói: "Khai trí tuệ là
Kinh Lăng Nghiêm". Quả thật không sai.
Ngoài ra, vẫn còn một phương-pháp
vô cùng quan-trọng; đó là pháp môn tu hồi-hướng. Hồi-hướng, thật tại mà nói là
thông với Sám-hối. Nhưng phải dùng chơn tâm để hồi hướng. Không thể thủ khấu vô
tâm, sẽ không có hiệu quả. Phải bằng cái tâm chí thành để hồi hướng.
Tôi niệm Phật, tụng Kinh, tu trì,
hành thiện tất cả các thứ công đức, tôi đều hồi hướng cho lịch kiếp oán thân
trái chủ, hy vọng họ đều được hoá mê khai ngộ, niệm Phật đồng sanh Tịnh Độ.
Phải bằng một tấm lòng chơn thành
hồi hướng, hy vọng đem cái nút của quá khứ mở ra; oan gia nên giải không nên
kết.
Phải nói với họ: "Trước kia vô
tri tôi kết cái oán đó, nay biết rõ, hy vọng chúng ta dùng giải -pháp hoà bình
để đem cái oán kết này giải trì".
Cho nên đây là cách tu tập pháp môn
hồi hướng, dụng ý rất sâu. Nếu họ nhận chịu thì họ sẽ không đến quấy rầy ta nữa.
Tương lai chúng ta tu hành chứng quả thì lộn trở lại lục đạo, chu toàn giúp đỡ
họ. Họ nghe được cũng rất vui mừng, tương lai chúng ta sẽ giúp đỡ họ, vẫn cùng
họ có duyên.
Nếu tiến sâu một từng nữa mà nói,
những oán thân trái chủ này, nếu chúng ta không thể thành tựu, không thể vượt
khỏi lục đạo luân hồi là vĩnh viễn liên luỵ dây dưa không liễu kết được.
Chúng ta sống trong thế gian này là rất là khổ!
Chúng ta cũng biết, chúng ta không
chỉ là một đời này cũng còn có đời sau. Đời sau vẫn còn đời sau nữa. Vấn-đề này
không thể giải quyết thì, tình trạng sanh hoạt của chúng ta: "Một đời
chẳng bằng một đời, một thế hệ chẳng bằng một thế hệ". Quý vị suy nghĩ kỹ
có đúng không?
Kiếp này chúng ta được thân người,
trong một đời này. Từ nhỏ đến lớn, từ đầu năm đến cuối năm, chúng ta tạo nghiệp
lành nhiều hay nghiệp ác nhiều? Khởi tâm động niệm là niệm lành nhiều hay niệm
ác nhiều? Nếu như niệm ác nhiều hơn niệm thiện; hạnh ác nhiều hơn hạnh lành,
thì tháng này của kiếp sau sẽ khổ hơn kiếp này.Cho nên thật tại mà nói, một đời
không bằng một đời.
Điều này phải giác ngộ.
Oán thân trái chủ của một đời so
với một đời càng tăng gia; nó không thể giảm thiểu, nó chỉ tăng gia. Nó càng
ngày càng nhiều.
Biết rõ chơn tướng sự thật thì
yên-định một niệm rằng: "Một đời ta đây quyết định phải vượt khỏi luân
hồi!"
Phương-pháp vượt khỏi luân hồi
trong Kinh Tiểu Thừa, Đại-Thừa nói rất nhiều. Tuy nói rằng Pháp môn bình-đẳng,
Pháp môn thật sự bình đẳng; nhưng căn tánh chúng sanh của chúng ta không bình
đẳng. Có thể khiến cho chúng sanh không đồng căn tánh, một đời đều được thành
tựu viên-mãn, chỉ có Niệm Phật Đới Nghiệp Vãng Sanh Cực Lạc Tịnh-Độ. Chỉ có một
pháp môn này.
Hôm qua tôi đã từng nói qua với quý vị, những người niệm Phật sẽ có bổn nguyện
và oai thần của Phật gia trì. Dù cho có những loại yêu ma quỷ quái, oán thân
trái chủ đến gây rắc rối cho anh, oai đức của Phật sẻ bảo vệ cho chúng ta.
Chúng không dám cản trở não hại. Đây là Phật lực gia trì.
Nhất tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh
Cực Lạc không chỉ là bổn nguyện của A-Di-Đà Phật gia trì, mà còn thật sự tất cả
Thập phương chư Phật Như-Lai hộ niệm; tất cả Hộ pháp Thiên Thần ủng-hộ. Anh thử
nghĩ sức mạnh này lớn biết là bao! Cái thế lực này sẽ bảo đảm chúng ta trong
một đời này được về Cực Lạc một cách bình an.
Ngoài trừ pháp môn này ra, tất cả
đều khó chớ không dễ. Đời chúng ta đây may mắn gặp Pháp Môn Niệm Phật này. Lý
và sự đều phải hiểu rõ triệt để, không kết oán thù với chúng sanh. Nhứt định
không sát sanh. Nhứt định không ăn thịt.Tôi học Phật đã 40 năm rồi.Tôi, hồi 26
tuổi mới học Phật, năm nay 67 tuổi (bài này Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng vào
1993, bây giờ là đầu 2002, cách đây 8 năm). Học Phật từ đầu đến cuối đã 42 năm.
Tôi mới vừa học Phật 6 tháng thì đã ăn trường chay, không có ai khuyến khích
tôi.
Tôi tụng hết một bộ Kinh Địa Tạng
thì hoảng sợ, cảm thấy đã kết oán với chúng sanh quá sâu. Trong thời kỳ đi học,
tôi rất thích đi săn bắn. Tôi đi săn ba năm, giết hại rất nhiều chúng sanh. Sau
này xem đến Kinh Địa Tạng, quả báo đều là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh, tôi sợ
đến toát cả mồ hôi lạnh. Từ đó về sau tôi không sát sanh nữa, ăn trường chay,
đề xướng phóng sanh để chuộc tội.
Tôi nhờ đọc bộ Kinh Lăng Nghiêm này
được khai thị. Ăn chay hai ba năm đầu, người thì xanh mét, rất gầy, mọi người
bảo anh học Phật, anh đã mê rồi. Anh dinh dưỡng không đủ, thân thể không xông
rồi. Mỗi nữa năm tôi đều đến bịnh viện kiểm tra một lần. Không có bịnh nên tôi
rất an tâm. Dần dần tôi khoẻ lại. Cho nên nhứt định phải kiên trì.
Biết được kết oán thù với chúng
sanh vô cùng đáng sợ. Hiện nay tôi có được một chứng minh: ăn chay là lối ẩm
thực lành mạnh nhứt.
Khi thân thể tôi chuyển biến trở
lại, đại khái là vào khoảng 40 tuổi. Lúc đó thầy Lý ở thư viện Đài-Trung,
tổ-chức buổi giảng từ quan tại trường Đại học. Tôi ở đó đã tuyên giảng một buổi.
Học sinh đại học đến từ các địa phương toàn tỉnh. Nhóm học sinh này xem tôi,
tuổi tác ngang với chúng nó. Thật ra, tuổi tác của tôi ngang với tuổi cha chúng.
Tôi vào lúc 40 tuổi, trông thật giống như 20 tuổi. Năm nay tôi sắp 70 tuổi,
người ta nhìn đại khái 50 tuổi.
Nguyên nhân là ăn chay. Quý vị muốn
không già, muốn trẻ trung tôi chỉ cho quý vị ăn trường chay. Những người ăn
trường chay trẻ trung không sanh bịnh.
Đoạn kinh văn phía dưới, Phật nói
thật cảnh sanh hoạt hồi lúc đó ở Bắc Ấn-Độ như sau: "Xứ Bà -la-môn các
ông, đất đai phần nhiều nóng ướt, lại thêm cát đá, rau-cỏ không sanh được; tôi
dùng sức đại -bi gia bị, nhân sức đại -từ bi gọi là thịt và các ông cũng nhận
được cái vị như thịt".
Bây giờ chúng ta mới hiểu rõ, thì ra là thần lực của Phật gia trì. Họ ăn thịt
đó không có cùng chúng sanh kết ác duyên.
Chúng ta hãy đọc qua phần Kinh Văn:
"Làm sao, sau khi Như-Lai
diệt-độ, người ăn thịt chúng sanh gọi là Thích Tử? Các ông nên biết, những
người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai, giống như Tam-ma-đề, đều là loại đại La-sát,
quả báo hết rồi, phải chìm trong bể khổ, không phải đệ tử Phật".
Đây là nói, loại nghiệp này là tánh
tội. Sát - Đạo - Dâm - Vọng đều là tánh tội. Anh đã thọ giới lại phạm giới, là
có tội. Anh không thọ giới cũng có tội. Không thể nói, tôi không thọ giới, phạm
Sát - Đạo - Dâm...là không có tội. Không có đạo lý này. Đay là tánh tội, bản
thân tức là tội ác nên lãnh lấy quả báo này. Đó là oan oan tương báo. Đọc tiếp
Kinh Văn:
"Những người như vậy, giết
nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao lại được ra khỏi ba cõi?
Đúng là như Phật thường nói trong Kinh: Người chết thành dê, dê chết thành
người, anh ăn thịt nó nữa cân; tương lai phải trả cho nó tám lượng, không chiếm
được phần hơn một tí nào cả.
Vậy làm sao có thể ra khỏi Tam giới?
Câu này là nói oan gia trái chủ đến
gây rắc rối cho anh. Nó không thể dễ dàng bỏ qua cho anh, để cho anh vượt khỏi
Tam giới!?
Cho nên khi anh dụng công niệm Phật
rất là đắc lực, có Thần Hộ Pháp bảo vệ anh, chúng không dám khiêu khích anh.
Nếu như anh sanh ra một tà niệm, Thần Hộ-Pháp chạy mất, oan gia trái chủ của
anh lập tức sẽ tìm đến anh.
KHI CAO TĂNG THẮT NIỆM THẦN HỘ-PHÁP
CHẠY MẤT!
Tại tỉnh này, có một đạo tràng hình
như từng bái qua Thuỷ Sám. Anh thử xem, nhân duyên của Thuỷ Sám, Ngộ-Đạt
Quốc-sư từng làm cao tăng mười đời. Vì ông ta là cao tăng 10 đời, có Thần
hộ-pháp bảo vệ hồn oan của quỷ không thể nhập vào. Đến đời nhà Đường, đời thứ
mười của ông ta - Quốc-sư là thầy của Vua, một hôm nhà Vua cúng dường ông ta
một chiếc ghế quý bằng trầm hương, là chiếc ghế quý Thái sư do Vua tặng cho ông
ta làm bằng gỗ trầm hương rất quý giá, trầm hương bảo toạ. Ông ta vừa mới sanh
tâm vui mừng, ta hôm nay là Thầy của Vua thật phi thường, cái niệm cống cao ngả
mạn vừa nổi dậy, thì Thần Hộ-Pháp biến mất, oan gia trái chủ liền đến gõ cửa
hiến một mụt ghẻ mặt người, thiếu chút nữa là tán mạng.
Điều này chứng tỏ oan gia trái chủ đã theo ông ta mấy trăm năm, thời thời khắc
khắc đều ở bên cạnh chờ cơ hội. Khi Thần hộ-pháp vừa đi thì nó nhập vào.
Lời thêm của Tịnh-Hải:
Như chúng tôi đã trình bày, cõi Ta
bà này do Ma Vương khống trị. Những oan hồn chết trong ba đường dữ đều là quyến
thuộc của ma. Cho nên Phật thương chúng ta, thường dạy phải ráng vượt ra khỏi
Tam giới, khỏi vòng kềm toả của Ma Vương. Nhưng đâu phải là chuyện dễ, nếu
trong nhiều đời quá khứ và hiện tại ta giữ được không có niệm Dâm. Nếu còn có
tâm Sát, thì luôn luôn bị oan gia kề cận, cho lúc ta suy yếu, vận xấu, chúng
liền đến đòi mạng. Ma Vương lúc nào cũng muốn tăng cường thêm ma quân dưới
trướng, nên khi có người vừa chết là quân ma ập đến đông đầy, hoặc đòi mạng,
hoặc rủ rê người chết theo chúng.
Trong bài giảng của Hoà -Thượng
Tịnh -Không cho thấy, Nhạc Phi là một người nghĩa khí, trung quân ái quốc.
Nhưng dù ái quốc, tâm Sát quá nặng, việc giết người quá nhiều, nên sau khi chết
vẫn phải theo luật nhân quả, nên mấy trăm năm sau vẫn còn ở trong Thần đạo. Ông
Quan Công cũng vậy, nhiều người Việt Nam bị ảnh hưởng của người Trung-Hoa nên
đông đảo người thờ ông, nhưng ông Quan Công cũng giống như Nhạc Phi. Người ta
thờ cái gương trung liệt của ông. Phật nói: "Luật nhân quả dung thông ba
đời".
Nhơn đây, thấy cũng cần nói rõ
thêm, những Phật tử cựu quân-nhân, tu theo đạo Phật nói chung, nên áp dụng Pháp
môn Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, nương vào nguyện lực, thần lực và oai thần
của Phật A-Di-Đà để bảo đảm sự an-toàn khi lâm chung, nếu trong đời cầm súng đã
bắn hạ rất nhiều sanh mạng, mà lúc đó họ được coi là kẻ thù, anh được gọi là
anh-hùng, được khen thưởng. Nhạc Phi đã giết vô số lính Kim nên không lên được
cõi Trời, không được trở lại làm người.
Lúc vận nhà Thanh sắp mãn, Nhạc Phi
biết trước và tâm sát sanh, trả thù, lại bừng lên.
Anh em cựu quân-nhân đều là người
yêu nước. Nhưng luật nhân quả vẫn là luật nhân quả: "giết người phải đền
mạng". [b] Oan hồn bị giết oán hận không cam chịu nên đeo đuổi đòi mạng,
có khi cả hàng trăm năm sau. Xem chuyện của Quốc sư Ngô-Đạt ở trước thì rõ.
Chỉ có pháp môn Niệm Phật và
Hồi-Hướng mới giúp cho quân-nhân Phật tử được an toàn thoát khỏi luân hồi, ra
khỏi Tam giới để tránh oan gia của bao nhiêu đời kiếp sau, mà Vãng sanh cõi
Cực-Lạc.