Tâm
thư (06-2001)
Kính thưa chư đạo hữu,
Lời nói vốn không
có
nghĩa cố định, chỉ tạm dùng để truyền đạt tư tưởng
của con người. Cho nên để tiến bộ trên đường tu học
và cảm thông lẫn nhau, chúng ta nên trao đổi với nhau trong
tinh thần "đạt ý quên lời". Nói theo sách vở, đó
chính là: "y nghĩa bất y ngữ" vậy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi xin phát biểu
các điểm sau:
Trong Phật giáo, có
nhiều
tông phái, nghĩa là có nhiều pháp môn tu tập, thích ứng
cho từng căn cơ, theo từng hoàn cảnh, thích hợp với nhu cầu
và sở nguyện của mỗi cá nhân, tại gia và xuất gia. Do đó,
không thể đem giới luật của một hạng người đem áp dụng
cho tất cả mọi người được, không thể áp dụng pháp
môn tu tập của một giới này cho một giới khác được. Cách
tu tập cũng như giới luật và tâm nguyện của Phật Tử xuất
gia, tức là các bậc tôn túc tăng ni, khác với Phật Tử tại
gia. Không hiểu điều này một cách rõ ràng, nghiêm túc,
các cuộc thảo luận đạo lý, hay học hỏi Phật Pháp, thường
đưa đến chỗ hí luận, tranh cãi vô ích, làm mất hòa
khí, hay động tâm không tốt.
Trong các cuộc thảo
luận
đạo lý, hay học hỏi Phật Pháp, người nào mang nặng kiến
chấp về một cá nhân hay một vấn đề nào đó, thường
không giữ được sự bình tỉnh sáng suốt, cho nên không thấy
rõ vấn đề, trong khi bao nhiêu người khác đều thấy rõ,
biết rõ. Chẳng hạn như là: một người đi vào một căn
phòng, thấy tối om om, bèn la lên: Tại sao căn phòng này thiếu
ánh sáng quá vậy? Có người thương hại nói giúp: Bạn bỏ
cặp kiếng đen xuống, bạn sẽ thấy căn phòng sáng liền
chứ gì!
Cũng vậy, khi đọc
một
quyển sách, hay một bài viết, nhứt là về Phật Pháp, con
người nên có tâm bình thường, bất tùy phân biệt, mới
có thể hy vọng thấu hiểu được nội dung của quyển sách
hay bài viết, mà tác giả muốn gửi gấm, gói ghém trong đó.
Nếu có điều nào, điểm nào, đoạn nào chưa sáng tỏ, hay
còn nghi vấn, thắc mắc, cần thảo luận để sửa đổi, bổ
túc, hoàn chỉnh, đó là việc nên làm trong tinh thần từ bi
của người biết tu tâm dưỡng tánh, tránh sự tranh cãi.
Một câu văn hay một
đoạn văn thường chưa đủ diễn tả hết tư tưởng về một
vấn đề nào đó, cho nên cần có câu văn hay đoạn văn sau
đó bổ túc. Tuyệt đối không nên trích một vài chữ, một
vài câu, hoặc một đoạn văn trong một bài viết hay toàn bộ
quyển sách, rồi kết luận đó là "đại ý" của
tác giả, rồi kết luận một cách vội vàng, hoặc kết án
một cách bừa bải. Ðó là các việc làm thiếu nghiêm túc
và không đúng đắn, về phương diện thế gian, cũng như về
phương diện đạo lý. Vô tình làm như vậy con người chỉ
thấy được một bộ phận của con voi, không thấy đuợc
nguyên hình của con voi, như trong câu chuyện năm người mù
rờ voi.
Tùy theo căn cơ và
công phu tu tập của mỗi cá nhân, một bộ kinh hay một bài
viết về Phật Pháp, thậm chí một pháp môn tu tập, có thể
được hiểu một cách khác nhau. Ðó là lẽ thường tình,
không có gì đáng ngạc nhiên, không cần tranh cãi. Kinh Phật
thường có rất nhiều nghĩa, cao thấp tùy trình độ tu học,
hiểu biết của mỗi cá nhân, nên được gọi là vô lượng
nghĩa.
Người tu tập theo
đạo
Phật, nên cố gắng thực hành lời dạy: "tâm khẩu nhứt
như", mới có thể tiến bộ được. Con người thường
hay giữ gìn lời nói một cách khách sáo, một cách hoa mỹ,
một cách đẹp đẽ, để tránh mích lòng người nghe. Tuy
chưa hoàn toàn đúng chánh pháp, nhưng cũng giúp giữ gìn khẩu
nghiệp. Nếu những lời nói như vậy phát xuất từ tâm địa
tương ưng thì quí hóa biết là dường nào, đó chính là
chuyển được ý nghiệp luôn rồi đó vậy. Ðây mới chính
là trọng tâm của việc tu tâm dưỡng tánh. Người tu tập
có tiến bộ là người càng ngày càng thấy an lạc trong
tâm hơn, càng ngày càng thấy mình gần gũi với mọi người
hơn, cho nên ngày càng hòa nhã với mọi người chung quanh
hơn.
Kính thưa chư đạo hữu,
Chúng tôi vô cùng
cảm
niệm quí đạo hữu đã góp ý xây dựng trên diễn đàn
trong thời gian qua. Chúng tôi thường không trả lời ngay
các thắc mắc được nêu lên, bởi các lẽ sau:
Cần thời gian để
lắng
nghe, xem lại vấn đề, đọc kỹ lại điều mình đã viết,
kiểm soát lại tư tưởng của mình.
Cần kiểm soát tâm
của
chính mình, để khỏi làm động tâm của người khác.
Cần thời gian để
câu
chuyện lắng dịu, mọi việc được sáng tỏ, mọi người
được bình tĩnh, tránh sự tranh cãi vô ích.
Hy vọng những lời
bộc
bạch trên đây được sự cảm thông và bao dung của chư đạo
hữu khắp nơi, không tạo ra một đợt sóng nào khác về
các vấn đề đã qua. Quá khứ đã qua rồi, chúng ta nên cho
qua luôn và thảo luận các đề tài khác bổ ích hơn cho việc
tu học. Ðược như vậy, chúng tôi vô cùng cảm tạ và
thành tâm đãnh lễ chư thiện tri thức bốn phương.
NAM MÔ BỔN SƯ
THÍCH
CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
Cư-sĩ Chính-Trực
-ooOoo-