Luật
Nhân quả và các vấn đề tái sinh, số mệnh, cầu an, cầu
siêu
Trong
đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc,
có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như
là:
Luật nhân quả là
một
lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ
đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó. Vậy, luật
nhân quả là gì? Luật nhân quả có phải do Ðức Phật chế
ra, như một số quốc gia đặt ra luật đi đường chăng?
Nếu có luân hồi thì
khi chết rồi một người chỉ tái sanh một người thôi, tại
sao thế giới này ngày xưa thì ít mà nhân loại mỗi ngày
thêm đông?
Người và thú hoàn
toàn khác nhau, làm sao sau khi chết người có thể tái sanh
thành thú và thú có thể thành người?
Theo luật nhân quả
thì ai làm nấy chịu. Tại sao có những việc cha làm con bị
ảnh hưởng, hoặc con làm mà cha bị liên can?
Nếu "nhân nào quả
nấy", tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp
lắm tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được
an lành và nhiều may mắn?
Nếu "nhân nào quả
nấy" thì chùa làm lễ cầu an, cầu siêu có đúng với
luật nhân quả không?
Luật nhân quả và
thuyết
định mệnh giống nhau hay có gì khác biệt?
* * *
Câu hỏi 1:
Luật nhân quả là
một
lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ
đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó. Vậy, luật
nhân quả là gì? Luật nhân quả có phải do Ðức Phật chế
ra, như một số quốc gia đặt ra luật đi đường chăng?
1) Luật nhân quả
thực
ra có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi Ðức Phật thành đạo
dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông,
thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong
sáu nẽo, thấy được vô lượng kiếp quá khứ, như người
đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có đông người
qua lại. Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo
Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng
kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn
bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo. Luật nhân
quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời:
quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và
không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.
Trong khi các quốc
gia
đặt ra luật đi đường chỉ để áp dụng trong phạm vi quốc
gia của mình, trong thời hiện tại mà thôi. Về sau, luật
đi đường đó có thể sửa đổi, tu chính cho thích hợp với
sự tiến hóa của xã hội. Quốc gia khác có thể không áp
dụng cùng luật đi đường như vậy, đôi khi còn ngược hẳn
lại.
* *
Câu hỏi 2:
Nếu có luân hồi thì
khi chết rồi một người chỉ tái sanh một người thôi, tại
sao thế giới này ngày xưa thì ít mà nhân loại mỗi ngày
thêm đông?
2) Thuyết luân hồi
tái sanh ảnh hưởng cho tất cả mọi loài chúng sanh trong
sáu cõi: thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc
sanh, và trong tam thiên đại thiên thế giới, chứ không phải
chỉ áp dụng cho loài người ở trên quả địa cầu này
mà thôi. Do đó, chúng sanh ở cõi này, thế giới này có thể
tái sanh sang cõi khác và thế giới khác, cho nên số chúng
sanh lên xuống, hay thay đổi ở các cõi là vì vậy.
* *
Câu hỏi 3:
Người và thú hoàn
toàn khác nhau, làm sao sau khi chết người có thể tái sanh
thành thú và thú có thể thành người?
3) Người và thú
hoàn
toàn khác nhau về hình tướng, về nghiệp thức, qua cái
nhìn của thế gian, nhưng qua con mắt trí tuệ của đạo Phật,
người hay thú cũng đều có thân tứ đại bao gồm đất,
nước, gió, lửa như nhau, và nhất là đều có Phật Tánh,
có tâm thức. Sau khi hưởng hết phước báo, lại tạo tội
tạo nghiệp, tức là tạo nghiệp nhân chẳng lành, con người
lãnh nghiệp quả chẳng lành tương ứng, bị đọa vào ba
đường khổ: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Hoặc sau khi
đền trả hết nghiệp báo ba đường khổ, con người được
trở về các cảnh giới thiên, nhơn, a tu la.
Sự tái sanh theo
luật
nhân quả qua lại trong sáu cõi luân hồi như vậy, trong kinh
sách gọi là: trầm luân sanh tử. Tu tập theo đạo Phật có
mục đích cứu kính là giải thoát khỏi vòng sanh tử luân
hồi nói trên.
* *
Câu hỏi 4:
Theo luật nhân quả
thì ai làm nấy chịu. Tại sao có những việc cha làm con bị
ảnh hưởng, hoặc con làm mà cha bị liên can?
4) Ðúng là theo
luật
nhân quả, ai làm nấy hưởng, ai làm nấy chịu. Ðó chính
là sự công bằng tuyệt đối, gọi là biệt nghiệp, tức
là nghiệp riêng của từng người. Nghiệp có ba thứ: thân
nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thí dụ như: nhảy cao thì
bị gảy cẳng, nói bậy thì bị chúng chửi, nghĩ bậy thì
bị nhức đầu, đó gọi là biệt nghiệp. Thí dụ như: ở
hiền thì gặp lành, nói hiền thì người thương, nghĩ tốt
thì bình yên.
Khi người cha gặp
nạn,
thì không những người con bị ảnh hưởng, mà cả gia đình
đều chịu khổ sở chung, đó gọi là cộng nghiệp, tức
là nghiệp chung của một số người có liên hệ với nhau về
huyết thống, về sắc tộc, về nghề nghiệp, về địa
phương. Còn người con làm mà người cha bị liên can cũng
chính là cộng nghiệp, hoặc theo luật pháp, người cha không
biết dạy dỗ người con vị thành niên, khi người con làm
chuyện phạm pháp thì người cha phải chịu trách nhiệm
liên đới.
Ðây là nói về đời
sống hiện tại. Nếu bàn về nhân quả nghiệp báo ba đời
thì người này có thể thiếu nợ người kia, người kia
sanh lên làm con trong đời này, tiêu pha hưởng thụ cho đủ
số nợ rồi đi, có khi phá tan sản nghiệp của cha mẹ nữa!
* *
Câu hỏi 5:
Nếu "nhân nào quả
nấy", tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp
lắm tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được
an lành và nhiều may mắn?
5) Thường thường,
chúng
ta thấy gieo nhân nào thì gặt quả nấy, một cách nhãn tiền.
Thí dụ như: sinh sự thì sự sinh, gieo gió thì gặt bão, ở
hiền thì gặp lành, làm thiện thì hưởng phước. Gieo hột
cam ngọt thì gặt quả cam ngọt, gieo hột chanh chua thì gặt
quả chanh chua.
Tuy nhiên, cũng có
nhiều
người thắc mắc: Tại sao có người ăn hiền ở lành, tu
tâm dưỡng tánh, thường xuyên đi chùa, hay đi nhà thờ,
không làm việc gì bất nhơn thất đức, nhưng cứ bị nạn,
bệnh hoạnliên miên, họa vô đơn chí, xui xẻo dồn dập?
Trái lại, có rất nhiều người, điêu ngoa hung tợn, lừa
thầy phản bạn, làm đủ mọi chuyện tồi tệ, ném đá giấu
tay, không chừa bất cứ thủ đoạn, phương tiện gian manh nào,
nhằm đoạt cho bằng được mục đích vị kỷ của họ, tại
sao họ vẫn cứ nhởn nhơ phây phây, bình yên vô sự, ăn nên
làm ra, gặp nhiều may mắn, tậu nhà sắm xe?
Luật nhân quả giải
thích được các việc đó trong ba thời: quá khứ, hiện tại
và vị lai. Có những nguyên nhân được tạo ra trong quá khứ,
kết quả hay hậu quả nhận được trong hiện tại. Có những
nguyên nhân được tạo ra trong hiện tại, kết quả hay hậu
quả nhận được trong vị lai.
Người hiền lành
đang
gieo nhân lành trong hiện tại, kết quả tốt chưa kịp đến
thì hiện nay phải đền trả quả báo xấu do nghiệp nhân xấu
đã gây tạo trong quá khứ. Khi quả báo xấu hết rồi, vận
xui qua rồi, con người bắt đầu gặp may mắn, gặp vận hên,
gặp số đỏ, gặp quới nhơn, ăn nên làm ra, tiền vô như
nước, vạn sự hanh thông. Do đó, sách có câu: "Hết cơn
bỉ cực tới hồi thới lai", chính nghĩa như vậy.
Những người hiện
đời
đang gieo nhân ác, tạo tội tạo nghiệp, hậu quả xấu chưa
kịp trổ, nhưng hiện tại đang thụ hưởng phước báo
lành do nghiệp nhân tốt đã gieo trong quá khứ. Khi hưởng hết
phước báo rồi, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo,
tai nạn triền miên, tán gia bại sản, lâm bệnh ngặt
nghèo, hay chết thê thảm. Các vị quốc vương, hay tổng thống
bị đảo chánh và ám sát, các tay tài phiệt bị phá sản
phải tự tử, các hoàng gia, công nương, công tử bị bất
đắc kỳ tử trên xa lộ, dưới biển sâu, hay trên núi tuyết,
cho thấy rằng luật nhân quả không chừa bất cứ ai, không
có ngoại lệ, không hề sai chạy!
Trong Kinh A Hàm,
Ðức
Phật có dạy:
Dục tri tiền thế nhân, đương kim thọ giả
thị.
Yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.
Nghĩa là:
Muốn biết kiếp
trước
mình đã gieo nhân gì, hãy nhìn việc mình thọ nhận hiện tại.
Muốn biết kiếp sau mình sẽ nhận quả nào, hãy nhìn việc
mình đang làm hiện tại.
Nếu hôm nay mình
dốt
nát nghèo nàn khốn khổ, gặp tai nạn liên miên, thậm chí
chết người, thì đó là quả của cái nhân tạo ác nghiệp
và không biết làm việc phước thiện trước đây. Nếu
hôm nay mình thông minh, đủ ăn đủ mặc, thì đó là quả của
cái nhân tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức trước
đây, nhiều đời và đời này. Hôm nay mình được bình an
là quả của cái nhân mình không tạo sự bất an cho kẻ
khác, dù đó là kẻ thù. Hôm nay mình được hạnh phúc là
quả của cái nhân mình không phá hoại hạnh phúc kẻ khác,
dù đó là kẻ thù.
Tùy theo "cái
nhân" là hạt giống loại nào, sau khi được gieo xuống
đất, phải chờ đủ "thời tiết nhân duyên", mới
gặt hái "cái quả" của nó, có khi sớm, cũng có
khi muộn. Cũng có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể
đem bán đi, mua quả cam ngọt. Ðó là trường hợp chúng ta
đã "lỡ" gieo nhân xấu, nhưng nhờ thiện hữu tri
thức nhắc nhở, chúng ta biết phục thiện, quay trở về
chánh đạo, chuyển ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện
lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh,
chúng ta có thể gặt "quả tốt", hay ít ra cũng giảm
bớt được "quả xấu".
Tức là chuyện khó
hóa dễ, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Cũng
ví như gieo nhân biết tiết kiệm, con người có thể gặt
quả giàu có, hay giảm bớt được nợ xưa đó vậy.
* *
Câu hỏi 6:
Nếu "nhân nào quả
nấy" thì chùa làm lễ cầu an, cầu siêu có đúng với
luật nhân quả không?
6) Ngoài các tính
chất
triết học, tín ngưỡng, đạo đức, luân lý, tâm lý, duy
thức, Phật giáo cũng là một tôn giáo. Cho nên Phật giáo cũng
có những nghi thức, nghi lễ để truyền bá chánh pháp một
cách rộng rãi trong mọi tầng lớp dân gian.
Dân chúng đông đảo
có
nhiều căn cơ trình độ khác nhau. Chư Tổ sư nhận biết
điều đó, nên đặt ra rất nhiều nghi thức, nghi lễ, như
là: cầu an, cầu siêu, sám hối, thích hợp với từng hoàn
cảnh, từng trường hợp của mọi người trong dân chúng.
Chẳng hạn như là: trong gia đình có một người lâm trọng
bệnh, ngoài việc cố gắng chữa trị theo y học đông hay
tây, thân nhân cần có thêm niềm tin vững mạnh, để giúp
đỡ ngư?i bệnh lên tinh thần, bệnh tình chóng khỏi. Thân
nhân bèn đến chùa mong được quí sư làm lễ cầu nguyện
chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho người bệnh chóng bình phục,
tai qua nạn khỏi. Do đó nhà chùa có lễ cầu an để giúp
đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người
đang bối rối, để được an tâm phần nào trong lúc điều
trị cơn bệnh.
Nếu chẳng may,
trong
gia quyến có người qua đời, thân nhân xót thương đau khổ,
tìm đến chùa để mong được quí sư làm lễ cầu nguyện
chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho người mãn phần được vãng
sanh về cõi an lành, về cõi tịnh độ. Do đó nhà chùa có
lễ cầu siêu để giúp đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng,
trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối, để được an tâm
phần nào trong lúc lo lắng hậu sự cho thân nhân của mình.
Nhân các cơ hội đó,
quí sư đem chánh pháp giảng giải cho dân chúng được thấu
rõ về lý nhân quả, về sự vô thường trên thế gian,
nâng cao trình độ hiểu biết chánh pháp cho những người hữu
duyên. Nhờ nhân lành này, dân chúng được khai ngộ, có
được chánh kiến, đó là cái thấy biết như thật, trở về
qui y Tam Bảo, phát nguyện tu tâm dưỡng tánh, hưởng được
quả lành sau đó, được an lạc và hạnh phúc, được giác
ngộ và giải thoát, nhờ công phu tu tập của chính bản
thân.
Tuy nhiên, nhiều
khi có
những người ngoại đạo, ngoại đạo nghĩa là: ngoài tâm
cầu đạo, khoác màu áo của tu sĩ Phật giáo, nhưng không
có Phật Pháp, chuyên làm nghề thợ tụng, lợi dụng kinh kệ,
lợi dụng lòng mê tín, lợi dụng sự đau khổ trong hoàn cảnh
bối rối của người khác, để kiếm lợi dưỡng mưu sinh,
như vậy chẳng ích lợi gì cho chánh pháp, chẳng ích lợi
gì cho dân chúng. Tệ nạn này thực đáng nên bài trừ!
Tóm lại, các buổi
lễ
cầu an, cầu siêu trong chùa hoàn toàn đúng với chánh pháp,
áp dụng luật nhân quả một cách khéo léo, đã được chư
vị Tổ sư từ bi đặt ra để hướng dẫn dân chúng bước
vào ngưỡng cửa từ bi của nhà Phật, trong khi và sau khi gặp
hoàn cảnh khổ đau trong đời sống hằng ngày, nhằm truyền
bá rộng rãi chánh pháp vào trong dân gian, đem lại sự bình
an trong tâm hồn của mọi người đang sống trên thế gian
đầy dầy sự bất trắc này.
* *
Câu hỏi 7:
Luật nhân quả và
thuyết
định mệnh giống nhau hay có gì khác biệt?
7) Thuyết định mệnh
chủ trương con người có một linh hồn cố định và một
số mệnh, hay số mạng, đã được định sẵn, đã được
an bài, đã được quyết định, đã được xếp đặt, do một
đấng tối cao, gọi là thượng đế hay tạo hóa hay bất cứ
tên gọi gì khác, và con người phải chịu chấp nhận cái
định mạng, định mệnh sắp sẵn này, không phương né
tránh, không có cách gì thay đổi, tất cả mọi cố gắng
hay nỗ lực của con người đều vô ích, vô dụng! Nếu
thuyết định mệnh là đúng sự thực thì con người trở
thành tiêu cực, thụ động, yếu hèn, yên phận, yếm thế,
vô trách nhiệm, việc làm nào, thiện cũng như bất thiện,
cũng cho là do ý muốn của thượng đế, và lắm khi trở
nên hung dữ, bạo tàn, bất nhân, để chống lại định mệnh
đen tối, bất công, do tạo hóa áp đặt, an bài, định sẵn,
do đó con người tạo tội tạo nghiệp, và làm cho bản
thân và xã hội thêm đau khổ.
Ðạo Phật dạy rằng:
chúng sanh chỉ có "tâm thức" luôn luôn thay đổi,
mang theo "nghiệp báo" từ nhiều kiếp trước.
Do dòng nghiệp lực chi phối, dẫn dắt, trói buộc, lôi cuốn,
tâm thức luân hồi sanh ra trên nhân gian này làm con người.
Nhưng do nghiệp báo khác nhau, cho nên hình tướng mỗi người
khác nhau: đẹp xấu, mạnh yếu, nam nữ, khôn ngu, lớn nhỏ,
giàu nghèo, sang hèn, thậm chí anh chị em trong gia đình cũng
khác nhau.
Nếu có ý chí mạnh
mẽ,
thấu rõ luật nhân quả, thấu hiểu được chân lý, con người
có thể vượt thoát được dòng nghiệp lực này, chuyển
hóa được nghiệp báo này.
Trong kinh sách gọi
đó
là: giác ngộ và giải thoát.
Chẳng hạn như là:
con
người thường bị tam nghiệp thân khẩu ý sai khiến, lôi
cuốn cho nên gây ra không biết bao nhiêu là sự đau khổ trên
thế gian này cho chính mình và cho những người chung quanh.
Con người do lòng tham lam đi cướp của giết người, sang
đoạt tài sản, giựt hụi quịt nợ, lập mưu toan tính kế
gian, thưa gửi kiện tụng người khác để đòi tiền bồi
thường bạc triệu. Con người do lòng sân hận đi trả thù
kẻ hãm hại mình bằng các thủ đoạn tàn nhẫn hơn, chửi
mắng rủa xả người khác bằng những lời nói cay độc
hơn. Con người do lòng si mê đi tạo tội tạo nghiệp, gây
thù chuốc oán, tạo ra biết bao điều đau khổ cho người
khác.
Nếu con người hiểu
rõ,
tin sâu luật nhân quả, cộng thêm ý chí giác ngộ mạnh mẽ,
con người có thể dừng nghiệp và chuyển nghiệp, tức là
con người có thể chấm dứt dòng nghiệp lực, chuyển đổi
số mệnh, chuyển hóa cuộc đời khổ đau của mình, tu tập
các nghiệp lành, tức nhiên sẽ gặt các quả báo lành. Do
nghiệp lực quá khứ, con người sanh ra trên cõi đời này
là không thay đổi được, gọi là định nghiệp, chỉ có
điểm này giống với thuyết định mệnh mà thôi. Nhưng sau
khi sanh ra trên cõi đời này, mọi sự việc xảy ra đều
tương ứng với nhân duyên từ trước, đó là nghiệp báo,
chứ không phải là số mệnh định sẵn hay định mệnh.
Luật nhân quả, nhân
duyên, hay thuyết nghiệp báo, thúc đẩy con người luôn
luôn sống trong đạo đức, nâng cao giá trị, nhân phẩm của
con người, tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ
tâm ý trong sạch, nếu được hiểu sâu rộng, tường tận
và đem thực hành, áp dụng vào đời sống hằng ngày, chắc
chắn sẽ đem lại bao nhiêu điều tốt đẹp cho bản thân,
cho gia đình và xã hội. Trong sách có câu: "Ðức năng
thắng số", nghĩa là: công đức và phước đức do nghiệp
nhân lành, có khả năng thắng, có khả năng chuyển đổi số
phận hay vận mệnh của con người, tức là chuyển đổi
nghiệp báo vậy. Vận mệnh của con người bao gồm bốn yếu
tố: thiên mệnh, thời mệnh, địa mệnh và nhân mệnh.
Trong kinh sách, có
ghi
trường hợp của Angulimala, vốn là một tên cướp tàn bạo
ở vương quốc Kosala, nhưng sau khi gặp Phật, được nghe
thuyết pháp và thành tâm ăn năn hối lỗi, cải tà qui
chánh, tu hành không bao lâu chứng được thánh quả. Nhiều
người sanh ra với nghiệp báo thân thể yếu đuối, trí tuệ
kém cỏi, nhưng với ý chí mạnh mẽ, rèn luyện thân thể
và chăm chú học hành cũng có cơ hội trở thành lực sĩ,
trở nên các nhà bác học, các bậc triết gia.
Quá khứ đã qua rồi,
không thể thay đổi được, tương lai thì chưa đến, không
nên quá lo lắng, con người hãy sống trong hiện tại tỉnh
giác, nhận chân thiện ác, giữ gìn chánh niệm, hành động
lành, lời nói lành, ý nghĩ lành, đó chính là nghiệp nhân
lành, nhất định nghiệp quả lành chắc chắn sẽ đến với
con người ngay trong đời này và luôn cả đời sau.
Trong kinh sách,
Ðức Phật
dạy:
"Mỗi người
tùy
theo nghiệp của mình tạo ra, mà có được thân phận hạnh
phúc hay bất hạnh".
-ooOoo-
Tam nghiệp
thanh tịnh
Cư-sĩ Chính-Trực
Thân lỡ tạo
nghiệp
xấu
Phạm giới sát đạo dâm
Muốn tu tâm dưỡng tánh
Phải tránh hành nghiệp dữ.
Miệng lỡ tạo
nghiệp
xấu
nói dối gạt chửi mắng
muốn được tâm thanh tịnh
nhứt định hành chánh ngữ.
Ý lỡ tạo nghiệp
xấu
tham sân si tam độc
muốn sống đời bình yên
hành từ bi hỷ xả.
-ooOoo-