Thủ
ấn của Phật Thích-ca
Trong
đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc,
có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như
là: Hình Ðức Phật Thích Ca của trang nhà ÐPNN có hình thủ
ấn bàn tay trái nằm trên bàn tay phải. Theo chỗ chúng tôi
thấy thì phần lớn các hình Phật có thủ ấn ngược lại.
Xin giải thích lý do.
* * *
Thực đúng như vậy,
phần lớn các hình Phật Thích Ca có thủ ấn bàn tay phải
nằm trên bàn tay trái, ngược lại với hình Ðức Phật của
trang nhà ÐPNN.
Các tranh vẽ trong
Phật
giáo thường do các họa sĩ vẽ ra theo trí tưởng tượng, dựa
vào những chi tiết trong kinh sách, thường có ý nghĩa tượng
trưng, không đúng sự thực như trong hình vẽ diễn tả.
Chẳng hạn như là:
hình Ðức Phật A Di Ðà đứng trên đóa hoa sen, một tay cầm
hoa sen, một tay giơ ra, như đang chờ đón rước chúng sanh về
với chư Phật ở cõi cực lạc, theo kinh A Di Ðà. Hoa sen tượng
trưng cho "bản tâm thanh tịnh" của chư Phật và của
mỗi người. Người nào tu tâm dưỡng tánh đạt được
"nhất tâm bất loạn", tức là sống được với bản
tâm thanh tịnh, người đó sẽ vãng sanh tây phương cực
lạc. Chứ không phải chỉ tu tập sơ sơ, được chút ít
công đức phước đức, rồi tưởng tượng sẽ được về
cực lạc sau khi mãn phần, một cách dễ dàng.
Trong kinh A Di Ðà,
Ðức
Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức
nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy
chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước
kia (tức là cõi cực lạc).
Chẳng hạn như là:
hình Ðức Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề, trên đóa
hoa sen, cũng có ý nghĩa: người nào giác ngộ và sống được
với bản tâm thanh tịnh thì đó chính là một vị Phật.
Thực sự lúc thành Phật dưới cội bồ đề, Ðức Thích
Ca chỉ tọa thiền trên tấm thảm cỏ (tức là bồ đoàn).
Lúc đó, Ðức Phật để bàn tay mặt trên bàn tay trái, hay
ngược lại, không có kinh sách nào nói rõ. Tuy nhiên, việc
đó không quan trọng. Tại sao như vậy? Bởi vì, đó chỉ
là hình tướng bên ngoài mà thôi. Không phải các thủ ấn
có thể giúp mình hàng phục ma quân bên ngoài gì đâu?
Cốt tủy của đạo
Phật
là giúp đỡ con người hàng phục "tâm ma" trong
lòng chính mình, lúc đó tâm được an thì "tâm Phật"
hiển lộ. Khi nào tất cả mọi chúng sanh trong lòng chúng ta
được độ hết, tức là chúng ta hàng phục được tâm của
chính mình, chúng ta sẽ thành một vị Phật, chứ không phải
lo đi độ hết mọi người bên ngoài xong rồi, mới được
thành Phật. Tại sao như vậy? Bởi vì, đã có biết bao
nhiêu vị Phật đã thành, mà chúng sanh vẫn còn vô số
trên thế gian!
* * *
Tóm lại, cốt tủy
của
đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ
TÂM. Tâm được an tịnh là điều hạnh phúc quí báu nhứt
trên trần đời. Tất cả những gì thuộc hình thức, hình
tướng bên ngoài, chỉ là phần phụ thuộc mà thôi.
-ooOoo-
Nhất thiết
duy tâm tạo
Cư-sĩ Chính-Trực
Tâm trí
thường bất
an
Bởi mưu toan tính việc
Thiệt hơn mình và người
Cười vui rồi đau khổ
Ðau khổ bị luân hồi
Hồi đầu là bến giác
Ngưng tạo tác nghiệp ác
Quay về với Phật tâm
Tâm
Phật hay tâm ma
Theo ta từ muôn kiếp
Niết-bàn hay địa ngục
Tất cả do tâm tạo
-ooOoo-