TẠP A-HÀM QUYỂN 19
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà,
trong thành Vương xá[2].
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật.
Lúc bấy giờ, vua Thích Đề-hoàn Nhân[3]
đang ở trên ngôi lầu Thượng diệu[4].
Đêm hôm đó, ông đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cúi đầu đảnh lễ dưới
chân, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng của Thích Đề-hoàn Nhân chiếu rực
khắp cả núi Kỳ-xà-quật. Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân ngồi xuống và đọc bài
kệ:
Điều phục tánh keo kiệt,
Đại đức tùy lúc thí,
Là bậc hiền bố thí,
Đời sau thấy thù thắng[5].
Lúc này, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên
hỏi Đế Thích:
“Này Kiều-thi-ca[6],
thế nào là điều phục tánh keo kiệt, để thấy nơi thù thắng mà ông nói rằng:
Điều phục tánh keo kiệt,
Đại đức tùy lúc thí,
Là bậc hiền bố thí,
Đời sau gặp thù thắng.
Khi ấy, Đế Thích đáp:
“Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đại
tánh Bà-la-môn thù thắng, đại tánh Sát-đế-lị thù thắng, đại tánh trưởng
giả thù thắng, Tứ thiên vương thù thắng, Tam thập tam thiên thù thắng; tất
cả đều kính lễ con. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, con được đại tánh Bà-la-môn
thù thắng, đại tánh Sát-đế-lị thù thắng, đại tánh trưởng giả thù thắng, Tứ
thiên vương thù thắng, Tam thập tam thiên thù thắng; tất cả đều cung kính
làm lễ. Do thấy quả báo này, nên nói bài kệ đó.
“Lại nữa, thưa Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, cho đến chỗ mà mặt trời đi khắp, chiếu sáng khắp chỗ, đến
ngàn thế giới, ngàn mặt trăng, ngàn mặt trời, ngàn núi chúa Tu-di, ngàn
Phất-bà-đề-xá, ngàn Uất-đa-la-đề-xá, ngàn Cù-đà-ni-ca, ngàn Diêm-phù-đề,
ngàn Tứ thiên vương, ngàn Tam thập tam thiên, trời Diệm-ma, trời Đâu-suất,
trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, ngàn Phạm thiên gọi là tiểu thiên thế
giới; và trong tiểu thiên thế giới này, không có cung điện nào sánh bằng
cung điện Tỳ-xà-diên[7].
Cung điện Tỳ-xà-diên có một trăm lẻ một lầu quán; quán có bảy lớp; lớp có
bảy phòng; phòng có bảy thiên hậu; mỗi thiên hậu có bảy thị nữ. Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên, ở tiểu thiên thế giới không có đường quán trang nghiêm
như Tỳ-xà-diên. Con thấy do điều phục tánh keo kiệt, mà có được diệu quả
này, nên con nói kệ đó.”
Đại Mục-kiền-liên nói với trời Đế
Thích:
“Lành thay, lành thay! Kiều-thi-ca,
ông nhờ thấy được quả báo thắng diệu này nên nói bài kệ vừa rồi.”
Khi ấy Thiên đế Thích nghe Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại thành Vương xá.
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong núi
Kỳ-xà-quật, một mình nơi chỗ vắng thiền tịnh tư duy và nghĩ rằng: Thuở
xưa, có lần Thích Đề-hoàn Nhân, ở trong hang đá núi Giới cách[9],
đã hỏi Thế Tôn về nghĩa ái tận giải thoát[10].
Thế Tôn đã vì ông mà nói, nghe xong ông đã tùy hỷ. Dường như ông ấy còn
muốn hỏi lại nghĩa nào đó nữa[11].
Nay ta nên đi đến hỏi về ý tùy hỷ của ông. Nghĩ như vậy rồi, trong khoảnh
khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, Mục-kiền-liên biến khỏi núi Kỳ-xà-quật,
đến cõi trời Tam thập tam và đứng không xa một cái ao Phân-đà-lợi[12]
mấy. Lúc ấy, Đế Thích cùng năm trăm thể nữ đang nô đùa nơi ao tắm và có cả
âm thanh mỹ diệu của các Thiên nữ. Bấy giờ Đế Thích từ xa trông thấy Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên, liền bảo các Thiên nữ:
“Đừng hát nữa! Đừng hát nữa!”
Các Thiên nữ liền im lặng. Đế Thích liền đi đến chỗ
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cúi đầu lễ dưới chân Tôn giả, rồi lui đứng qua
một bên.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi trời Đế Thích:
“Trước kia, ở trong núi Giới cách, ông có hỏi Đức
Thế Tôn về nghĩa ái tận giải thoát, khi nghe rồi tùy hỷ, vậy thì ý ông thế
nào? Vì nghe Phật nói xong tùy hỷ, hay là còn muốn hỏi nghĩa nào khác nữa,
mà ông tùy hỷ?”
Thiên đế Thích đáp:
“Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cõi trời Tam thạâp
tam của con, đa phần là say đắm buông lung theo dục lạc; hoặc nhớ việc
trước, hoặc có khi không nhớ. Đức Thế Tôn hiện ở vườn Trúc, khu Ca-lan-đà,
thành Vương xá. Tôn giả muốn biết những việc con hỏi khi ở trong núi Giới
cách, nay xin Tôn giả có thể đến hỏi Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy sao thì
Tôn giả cứ theo đó mà thọ trì. Bây giờ, ở chỗ này của con có một cung điện[13]
tốt đẹp, mới làm xong chưa bao lâu, mời Tôn giả vào viếng thăm.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận
lời, liền cùng với Thiên đế Thích đi vào cung điện. Các Thiên nữ vừa thấy
Đế Thích đến, liền trổi nhạc trời, ca múa. Đồ vật trang sức bằng anh lạc
trên thân họ phát ra âm thanh vi diệu hợp với ngũ nhạc, như âm thanh của
những nốt nhạc được trổi hay không khác. Các Thiên nữ chợt thấy Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên, tất cả đều hổ thẹn, trốn núp vào trong phòng. Khi ấy,
Thiên đế Thích thưa với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Tôn giả xem đất của cung điện này rất bằng phẳng;
tường vách, cột kèo, lầu gác, cửa nẻo, màn lưới tất cả đều trang hoàng tốt
đẹp.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Đế Thích:
“Này Kiều-thi-ca, nhờ nhân duyên phước đức đã tu
thiện pháp trước đây, nên mới thành tựu được kết quả vi diệu này.”
Đế Thích ba lần tự khen ngợi như trên, rồi hỏi Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng ba lần trả lời như
vậy.
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền nghĩ: Nay,
Đế Thích này tự quá buông lung, đắm trước nơi trú xứ của giới thần[14],
ca ngợi đường quán này. Ta sẽ làm cho tâm ông sanh nhàm chán xa lìa.
Tôn giả liền nhập định, dùng sức thần thông, dùng
một ngón chân bấm vào ngôi đường quán này, làm cho tất cả đều chấn động.
Sau đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biến mất. Các Thiên nữ thấy đường
quán bị đảo lộn, rung chuyển, thì hoảng hốt sợ hãi, vội vàng chạy đến tâu
với Thiên đế Thích:
“Đây là Đại Sư của Kiều-thi-ca, có sức công đức lớn
như vậy ư?”
Đế Thích bảo các Thiên nữ:
“Vị ấy chẳng phải là Thầy của ta, mà là Đại
Mục-kiền-liên, đệ tử của Đại Sư, là người có phạm hạnh thanh tịnh và có
công đức thần lực rất lớn.”
Các Thiên nữ thưa:
“Lành thay! Kiều-thi-ca, có được người đồng học, mà
có phạm hạnh, công đức, thần lực lớn lao như vậy, huống gì là công đức,
thần lực của Bậc Đại Sư thì không biết thế nào nữa!”
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trên tảng đá mềm xốp màu xám[16],
tại cõi trời Tam thập tam, cách cây Ba-lê-da-đa-la[17],
loại cây đàn hương Câu-tỳ-đà-la[18],
không xa. Phật an cư ở đó để thuyết pháp cho mẫu thân và chư Thiên cõi
trời Tam thập tam. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang an cư ở vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Lúc bấy giờ, toàn thể bốn chúng cùng
đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, lễ dưới chân, rồi cùng ngồi lui qua một
bên, thưa Tôn giả Mục-kiền-liên:
“Tôn giả có biết Đức Thế Tôn đang an cư ở đâu
không?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp:
“Tôi nghe Thế Tôn đang ở trên tảng đá mềm xốp màu
xám, tại cõi trời Tam thập tam, cách cây Ba-lê-da-đa-la, loại cây đàn
hương Câu-tỳ-đà-la, không xa. Phật an cư ở đó để thuyết pháp cho mẫu thân
và chư Thiên cõi trời Tam thập tam.”
Sau khi nghe Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói như vậy,
tất cả bốn chúng đều tùy hỷ, hoan hỷ, đứng dậy làm lễ mà lui.
Bấy giờ bốn chúng đã qua ba tháng an cư, lại cùng
nhau đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cúi đầu lễ dưới chân Tôn giả, rồi
ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên vì bốn chúng mà
nói pháp, khai thị, chỉ giáo, khích lệ, khiến cho hoan hỷ. Sau khi khai
thị, chỉ giáo, khích lệ, khiến cho hoan hỷ, Tôn giả ngồi im. Khi ấy, bốn
chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ và thưa với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nên biết, chúng tôi
không được gặp Đức Thế Tôn đã lâu, lòng rất khao khát muốn gặp Đức Thế
Tôn. Xin Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nếu không mệt mỏi, hãy vì chúng tôi mà
lên cõi trời Tam thập tam, thay cho chúng tôi hầu thăm Đức Thế Tôn, có
được ít bệnh ít não, đi đứng an lạc, nhẹ nhàng không? Và Tôn giả bạch với
Đức Thế Tôn là bốn chúng ở Diêm-phù-đề mong muốn gặp Thế Tôn, nhưng vì
không có thần lực để bay lên cõi trời Tam thập tam kính lễ Đức Thế Tôn
được, còn trời Tam thập tam vì có thần lực nên họ đi xuống nhân gian! Cúi
xin Đức Thế Tôn rủ lòng thương xót trở lại cõi Diêm-phù-đề.”
Tôn giả Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Khi bốn
chúng biết Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã im lặng nhận lời rồi, thì mỗi
người từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ ra về.
Bấy giờ Tôn giả Mục-kiền-liên biết bốn chúng đã đi,
liền nhập định, trong khoảnh khắc như đại lực sĩ co duỗi cánh tay, từ nước
Xá-vệ biến mất, hiện ra trên tảng đá mềm xốp màu xám, tại cõi trời Tam
thập tam, cách cây Ba-lê-da-đa-la, loại cây đàn hương Câu-tỳ-đà-la, không
xa.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang thuyết pháp với vô lượng
quyến thuộc của Thiên chúng cõi trời Tam thập tam đang vây quanh. Tôn giả
Mục-kiền-liên vừa trông thấy Đức Thế Tôn, liền hân hoan vui mừng, nghĩ
rằng: ‘Nay Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng chư Thiên đang vây quanh,
không khác gì chúng hội ở cõi Diêm-phù-đề.’
Khi ấy, Thế Tôn biết được ý nghĩ trong tâm của Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên, bèn nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Này Đại Mục-kiền-liên, không phải là vì tự lực, mà
khi Ta muốn thuyết pháp cho chư Thiên thì chư Thiên kia liền vân tập đến
và muốn khiến cho họ đi, thì họ lập tức trở về. Chư Thiên kia theo tâm Ta
mà đến, tùy tâm Ta mà đi.”
Lúc bấy giờ, Tôn giả Mục-kiền-liên cúi đầu lễ dưới
chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Có vô số đại chúng chư Thiên vân tập. Trong Thiên
chúng này, phải chăng có vị đã từng nghe pháp được thuyết từ Phật Thế Tôn,
đã chứng đắc bất hoại tịnh[19],
nên khi thân hoại mạng chung lại sanh đến cõi này?”
Phật bảo Đại Mục-kiền-liên:
“Đúng vậy, đúng vậy! Trong hàng chư Thiên đang vân
tập ở đây, có vị đời trước nghe pháp, đã chứng đắc bất hoại tịnh đối với
Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, nên khi
thân hoại mạng chung lại sanh đến cõi này.
Khi ấy Thiên đế Thích thấy Thế Tôn và Tôn giả
Mục-kiền-liên cùng khen ngợi, cùng nói chuyện với các Thiên chúng, liền
thưa với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Đúng vậy, đúng vậy! Thưa Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, trong chúng hội chư Thiên ở đây, tất cả đều từ đời trước đã
từng nghe Chánh pháp, đã chứng đắc bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại
tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, nên khi thân hoại mạng
chung lại sanh đến cõi này.”
Lúc đó có một Tỳ-kheo, thấy Thế Tôn và Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên cùng Đế Thích trao đổi những lời tốt đẹp, Tỳ-kheo ấy nói với
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Đúng vậy, đúng vậy, thưa Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, chư Thiên đến trong pháp hội này đều là những người từ đời
trước đã từng nghe chánh pháp, đã chứng đắc bất hoại tịnh đối với Phật,
Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, sau khi thân hoại mạng chung lại sanh
đến cõi này.”
Lúc ấy có một Thiên tử từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa
lại y phục, bày vai bên hữu, chắp tay bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con cũng đã thành tựu bất hoại tịnh
đối với Phật, nên lại sanh đến đây.”
Lại có Thiên tử nói:
“Con đã thành tựu được bất hoại tịnh đối với Pháp.”
Có vị nói:
“Đã đạt được bất hoại tịnh đối với Tăng.”
Có vị nói:
“Đã thành tựu được Thánh giới, nên lại sanh đến cõi
này.”
Vô lượng ngàn số chư Thiên như vậy, đến trước Thế
Tôn mỗi người tự ký thuyết là đã đạt được pháp Tu-đà-hoàn, tất cả ở trước
Phật liền biến mất.
Khi ấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên biết chúng chư
Thiên đi chưa bao lâu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch
vai bên hữu, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, bốn chúng ở cõi Diêm-phù-đề xin cúi
đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn và kính hầu thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não,
đi, đứng an lạc, nhẹ nhàng không? Bốn chúng nhớ mong, trông gặp Thế Tôn.
Lại nữa, bạch Thế Tôn, bốn chúng ở nhân gian không có thần lực để bay lên
cõi trời Tam thập tam kính lễ Thế Tôn, nhưng chư Thiên có thần lực, công
đức lớn nên có thể bay xuống cõi Diêm-phù-đề! Cúi xin Đức Thế Tôn thương
xót bốn chúng, mà trở về cõi Diêm-phù-đề.”
Phật bảo Mục-kiền-liên:
“Ngươi hãy trở về nói với người cõi Diêm-phù-đề
rằng: Sau bảy ngày nữa Thế Tôn sẽ từ cõi trời Tam thập tam trở lại cõi
Diêm-phù-đề, dưới cây Ưu-đàm-bát, phía bên ngoài cổng ngoài của thành
Tăng-ca-xá[20].”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên vâng lời dạy Thế Tôn,
liền nhập chánh định trong khoảnh khắc, như lực sĩ co duỗi cánh tay, từ
cõi trời Tam thập tam biến mất, hiện đến Diêm-phù-đề, báo với bốn chúng:
“Các người nên biết, sau bảy ngày nữa Thế Tôn sẽ từ
cõi trời Tam thập tam trở lại cõi Diêm-phù-đề, dưới cây Ưu-đàm-bát, phía
bên ngoài cổng ngoài của thành Tăng-ca-xá.”
Đúng như bảy ngày đã hẹn, Đức Thế Tôn từ cõi trời
Tam thập tam trở lại Diêm-phù-đề, dưới cây Ưu-đàm-bát, phía bên ngoài cổng
ngoài của thành Tăng-ca-xá. Thiên long, Quỷ thần cho đến Phạm thiên, đều
theo Thế Tôn xuống nơi này. Ngay lúc ấy, gọi hội này là chỗ trời xuống[21].
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà,
thành Vương xá.
Bấy giờ có bốn mươi Thiên tử[23]
đến chỗ Tôn giả Mục-kiền-liên, cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên.
Bấy giờ, Đại Tôn giả Mục-kiền-liên nói với các
Thiên tử:
“Lành thay! Các Thiên tử đã thành tựu bất hoại tịnh
đối với Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng; thành tựu Thánh
giới[24].”
Bốn mươi Thiên tử từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y
phục, trịch vai bên hữu, chắp tay thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Chúng con nhờ đã thành tựu bất hoại tịnh đối với
Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới, nên được
sanh lên cõi Trời.”
Có một Thiên tử nói:
“Đối với Phật đã thành tựu bất hoại tịnh.”
Có vị nói:
“Đối với Pháp đã thành tựu bất hoại tịnh.”
Có vị nói:
“Đối với Tăng đã thành tựu bất hoại tịnh.”
Có vị nói:
“Đã được thành tựu Thánh giới, nên khi thân hoại
mạng chung được sanh lên cõi Trời.”
Bốn mươi Thiên tử đều đến trước Tôn giả đại
Mục-kiền-liên, mỗi người tự thuật lại sự thành tựu của chính mình và tự
xác nhận đã được quả Tu-đà-hoàn, rồi liền biến mất.
Như bốn mươi Thiên tử cũng vậy, bốn trăm, tám trăm,
mười ngàn Thiên tử cũng nói như vậy.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà,
thành Vương xá.
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả
Tỳ-kheo Lặc-xoa-na[26]
cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật.
Sáng sớm, Tôn giả Lặc-xoa-na đi đến chỗ Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, rủ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào
thành Vương xá khất thực. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Hai
Tôn giả cùng vào thành Vương xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên có điều gì suy nghĩ trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả
Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười, liền hỏi:
“Thường khi nào Đức Phật và các đệ tử của Ngài vui
vẻ mỉm cười là phải có duyên cớ. Vậy hôm nay Tôn giả vì nhân duyên gì lại
mỉm cười như vậy?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp:
“Câu hỏi chưa đúng lúc. Hãy vào thành Vương xá khất
thực xong, trở về trước Thế Tôn rồi mới hỏi việc này. Lúc ấy Thầy hỏi tôi
sẽ trả lời Thầy.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Tôn giả
Lặc-xoa-na vào thành Vương xá khất thực xong, trở về, rửa chân, cất y bát,
rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua
một bên.
Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Sáng nay tôi cùng với Thầy ra khỏi núi Kỳ-xà-quật
để đi khất thực, đến chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười. Tôi liền hỏi Thầy
cười việc gì, Thầy nói tôi hỏi không đúng lúc. Bây giờ tôi hỏi lại, vì
nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp:
“Giữa đường tôi thấy một chúng sanh, thân to lớn
như lầu các, đi giữa hư không, đang khóc lóc, kêu gào, buồn lo, đau khổ.
Thấy vậy, tôi chợt nghĩ chúng sanh này mang cái thân to lớn như thế mà
cũng bị buồn lo, đau khổ quá như vậy, nên tôi mỉm cười.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Lành thay! Lành thay! Trong chúng Thanh văn của
Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghĩa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng
sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không
nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin.
Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Thời quá khứ, chúng sanh có thân to lớn kia ở tại
thành Vương xá này, làm người đồ tể giết trâu bò. Vì tội giết trâu bò nên
đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm. Khi ra khỏi địa ngục, vì dư báo
tội giết trâu bò, nên phải chịu cái thân như vậy, thường chịu những sự
buồn lo đau khổ như vậy.”
Như vậy, này các Tỳ-kheo, những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà,
thành Vương xá.
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả
Tỳ-kheo Lặc-xoa-na cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật.
Sáng sớm, Tôn giả Lặc-xoa-na đi đến chỗ Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, rủ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào
thành Vương xá khất thực. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Hai
Tôn giả cùng vào thành Vương xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên có điều gì suy nghĩ trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả
Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười, liền hỏi:
“Thường khi nào Đức Phật và các đệ tử của Ngài vui
vẻ mỉm cười là phải có duyên cớ. Vậy hôm nay, Tôn giả vì nhân duyên gì lại
mỉm cười như vậy?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp:
“Câu hỏi chưa đúng lúc. Hãy vào thành Vương xá khất
thực xong, trở về trước Thế Tôn rồi hãy hỏi việc này. Lúc ấy Thầy có thể
hỏi và tôi sẽ trả lời Thầy.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Tôn giả
Lặc-xoa-na vào thành Vương xá khất thực xong, trở về, rửa chân, cất y bát,
rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua
một bên.
Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Sáng nay, tôi cùng với Thầy ra khỏi núi Kỳ-xà-quật
để đi khất thực. Đến chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười. Tôi liền hỏi Thầy
cười việc gì. Thầy nói, tôi hỏi không đúng lúc. Bây giờ tôi hỏi lại, vì
nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trả lời Tôn giả
Lặc-xoa-na:
“Giữa đường tôi thấy một chúng sanh, gân với xương
liền nhau, toàn thân nhơ bẩn, hôi hám đáng tởm, bị quạ, diều, két, kên
kên, dã can, chó đói theo mổ ăn, hoặc moi nội tạng từ xương sườn ra ăn;
cực kỳ đau đớn, kêu la, gào thét. Tôi thấy vậy tâm liền nghĩ: Chúng sanh
đã mang cái thân như vậy, lại còn chịu sự thống khổ vô ích như vậy?”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Lành thay! Lành thay! trong chúng Thanh văn của
Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghĩa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng
sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không
nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin.
Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài.
“Này các Tỳ-kheo, chúng sanh kia, thời quá khứ, ở
tại thành Vương xá này, là đệ tử của người đồ tể giết trâu bò. Vì tội giết
trâu bò nên đọa vào địa ngục, trải qua trăm ngàn năm chịu vô lượng khổ. Vì
dư báo tội giết trâu bò, nên ngày nay phải chịu cái thân này và phải tiếp
tục chịu đau khổ vô ích như vậy.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã
thấy là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà,
thành Vương xá.
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả
Lặc-xoa-na[29]
cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật.
Sáng sớm, Tôn giả Lặc-xoa-na đi đến chỗ Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, rủ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào
thành Vương xá khất thực. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Hai
Tôn giả cùng vào thành Vương xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên có điều gì suy nghĩ trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả
Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười, liền hỏi:
“Thường khi nào Đức Phật và các đệ tử của Ngài vui
vẻ mỉm cười là phải có duyên cớ. Vậy hôm nay Tôn giả vì nhân duyên gì lại
mỉm cười như vậy?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp:
“Câu hỏi chưa đúng lúc. Hãy vào thành Vương xá khất
thực xong, trở về trước Thế Tôn rồi hãy hỏi việc này. Lúc ấy Thầy có thể
hỏi và tôi sẽ trả lời Thầy.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Tôn giả
Lặc-xoa-na vào thành Vương xá khất thực xong, trở về, rửa chân, cất y bát,
rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua
một bên.
Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Sáng nay tôi cùng với Thầy ra khỏi núi Kỳ-xà-quật
để đi khất thực. Đến chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười. Tôi liền hỏi Thầy
cười việc gì. Thầy nói tôi hỏi không đúng lúc. Bây giờ tôi hỏi lại, vì
nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Tôn giả
Lặc-xoa-na:
“Giữa đường tôi thấy một chúng sanh to lớn, toàn
thân không có da bao bọc, chỉ là một khối thịt, đi trong hư không, bị quạ,
diều, két, kên kên, dã can chó đói rượt theo cấu xé để ăn, hoặc moi nội
tạng ra khỏi xương sườn để ăn; thống khổ bức bách, kêu la, gào thét. Tôi
liền nghĩ: ‘Chúng sanh này đã phải mang cái thân như vậy, mà còn phải chịu
sự đau đớn vô ích như vậy.’”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Lành thay! Lành thay! Trong chúng Thanh văn của
Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghĩa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng
sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không
nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin.
Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài.
“Này các Tỳ-kheo, chúng sanh kia, vào thời quá khứ,
ở tại thành Vương xá này, đã làm nghề giết dê. Vì tội này nên đọa vào địa
ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay nó phải chịu cái thân
như vậy, vì dư báo tội này, nên ngày nay phải tiếp tục chịu đau khổ như
vậy.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là như thật, không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã dạy hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp:
“Giữa đường thấy một chúng sanh thân to lớn, không
có da bao bọc, giống như một đống thịt đi giữa hư không... cho đến
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Vương xá này, làm đệ tử của người giết dê. Vì tội này nên đọa vào địa ngục
trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay nó phải chịu cái thân này,
tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
giữa đường thấy một chúng sanh thân to lớn không da, giống như một đống
thịt đi giữa hư không... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này này thời quá khứ, ở tại thành Vương
xá này, tự phá thai. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn
năm, chịu vô lượng khổ. Vì dư báo này nên vị ấy phải chịu cái thân như
vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn
mọc đầy lông; lông như cây kim lớn, mỗi cây kim đều có lửa cháy, đốt ngược
lại thân thể, đau buốt tận xương tủy... cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Vương xá này, làm nghề luyện voi. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua
trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo này nên nó phải chịu cái
thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Giống như người luyện voi, cũng vậy người luyện
ngựa, luyện trâu bò, dèm siểm người và đủ các thứ khổ bức hiếp người, lại
cũng như vậy.[33]
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to
lớn mọc đầy lông, lông bén nhọn như dao, rực lửa, trở lại cắt đứt chính
thân thể, đau đớn tận xương tủy... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Vương xá này, ưa thích chiến tranh, dùng đao kiếm chém giết người. Vì tội
này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì
dư báo địa ngục này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau
khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá...
cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân
thể to lớn mọc đầy lông, lông tua tủa như tên, tất cả đều bốc lửa, trở lại
đốt cháy chính toàn thân thể, đau đớn tận xương tủy... cho đến Phật
bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ,
ở tại thành Vương xá này, đã từng làm thợ săn, bắn giết cầm thú. Vì tội
này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì
dư báo địa ngục này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau
khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá...
cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân
thể to lớn mọc đầy lông, lông bén nhọn như chỉa như mâu, Tất cả đều bốc
lửa cháy trở lại thiêu đốt chính toàn thân thể, đau đớn tận xương tủy...
cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ,
ở tại thành Vương xá này, là kẻ đồ tể giết heo. Vì tội này nên đọa vào địa
ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục này
nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá...
cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân
thể to lớn, không có đầu, hai bên có mắt, trước ngực có miệng, thân thể
thường chảy máu, các loài trùng rúc rỉa, đau đớn tận xương tủy... cho
đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ,
ở tại thành Vương xá này, ưa cắt đầu người. Vì tội này nên ở trong trăm
ngàn năm đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo nên nó phải
chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
Như chặt đầu người, nắm đầu người cũng như vậy.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá...
cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh, dịch
hoàn như cái lu nước[39],
ngồi thì xoạc chân lên trên, đi thì phải vác lên vai... cho đến
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ,
ở tại thành Vương xá này, làm thợ đúc đồng, làm đồ giả, gạt người[40].
Vì tội này nên đọa vào địa ngục. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu
cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
Như người thợ đúc đồng, cũng vậy
người cân lường dối trá, kẻ thôn chủ, kẻ chủ chợ cũng lại như vậy.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá...
cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh lấy
cái lưới đồng hoặc sắt tự quấn vào thân mình, lửa thường cháy đỏ trở lại
đốt thân người đó, đau đớn tận xương tủy, đi giữa hư không... cho đến
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ,
ở tại thành Vương xá này, làm người bắt cá. Vì tội này nên đọa vào địa
ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân
như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên
ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
Như người bắt cá, cũng vậy bắt chim, lưới thỏ lại cũng như
vậy[41].
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh[43]
trên đầu có cái cối sắt, hừng hực lửa đỏ, xoay lại nghiền tán đầu của
người đó, đi giữa hư không, chịu vô lượng khổ... cho đến Phật bảo
các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Vương xá này, là người nữ làm thầy bói đoán tướng[44],
chuyên hành nghề bói toán, dối gạt, mê hoặc người để mưu cầu tiền của. Vì
tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục
nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
Tôn giả Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân tự chuyển động
xoay như gió xoáy, đi giữa hư không... cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Vương xá này, làm người bói toán mê hoặc nhiều người để mưu cầu tiền của.
Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục
nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại thành Vương xá... cho đến
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh lưng gù đi lom
khom[46],
bộ dạng như sợ hãi, đồ mặc toàn thân đều bốc lửa, trở lại đốt thân, đi
giữa hư không... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Vương xá này, ưa làm việc tà dâm. Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô
lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp
tục chịu đau khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã, Tiên nhân trú
xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả
Lặc-xoa-na vào buổi sáng sớm cùng vào thành Ba-la-nại khất thực. Giữa
đường Tôn giả Mục-kiền-liên có điều gì suy nghĩ trong tâm, nên vui vẻ mỉm
cười. Tôn giả Lặc-xoa-na thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Thường khi Đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài vui
vẻ, mỉm cười là có duyên cớ. Vậy hôm nay Tôn giả vì nhân duyên gì lại mỉm
cười như vậy?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bảo Tôn giả Lặc-xoa-na:
“Câu hỏi chưa đúng lúc. Chúng ta hãy đi khất thực
xong, khi trở về trước Thế Tôn sẽ hỏi việc này.”
Bấy giờ, cả hai vào thành khất thực, ăn xong, trở
về rửa chân, cất y bát, rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân
Phật, rồi ngồi lui qua một bên.
Khi ấy, Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả
Mục-kiền-liên:
“Sáng nay giữa đường vì lý do gì Thầy lại vui vẻ
mỉm cười?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp Tôn giả Lặc-xoa-na:
“Giữa đường tôi thấy một chúng sanh to lớn, toàn
thân đầy máu mủ, hôi hám, dơ nhớp, đi giữa hư không, bị chim, quạ, chó
sói, chó đói rượt theo cấu xé để ăn. Kẻ ấy khóc lóc, kêu gào. Tôi liền
nghĩ: ‘Chúng sanh này phải mang cái thân như vậy, mà còn phải chịu sự
thống khổ như vậy, sao mà đau đớn thay!’”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ
người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu
si ấy phải chịu khổ lâu dài.
“Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành
Ba-la-nại này, là người nữ buôn bán nhan sắc để sanh sống. Bấy giờ có
Tỳ-kheo theo Phật Ca-diếp xuất gia. Người con gái ấy đem lòng không trong
sạch mời vị Tỳ-kheo. Tỳ-kheo này trực tâm, nhận lời mời, không hiểu được ý
cô. Cô gái nổi giận, lấy nước bất tịnh tạt vào mình Tỳ-kheo. Vì tội này
nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo tội này, nên nó
phải mang thân này, tiếp tục chịu đau khổ như vậy.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì
Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã,
chỗ Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại... cho đến ta ở giữa đường
thấy một chúng sanh[49]
thân hình to lớn, toàn thân lửa cháy, đi giữa hư không,
khóc lóc kêu gào, chịu đau đớn khổ não... cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
thành Ba-la-nại, là đệ nhất phu nhân của Tự tại vương[50].
Khi cùng ngủ với nhà vua, bỗng nổi lòng sân hận, lấy dầu thắp đèn rưới lên
người vua. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư
báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã,
chỗ Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói ta ở giữa đường thấy một chúng sanh toàn thân nhơ nhớp,
bôi đầy phẩn uế và cũng ăn phẩn uế, đi giữa hư không, hôi hám khổ não,
khóc lóc kêu gào... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
thành Ba-la-nại, làm thầy Bà-la-môn của Tự tại vương. Vì tâm tật đố nên
khi thỉnh chúng Thanh văn của Phật Ca-diếp thọ trai, ông đã lấy phẩn uế
bôi lên trên thức ăn, thử xúc não chúng Tăng. Vì tội này nên đọa vào địa
ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân
này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Mục-kiền-liên
nói, ta ở giữa đường thấy một chúng sanh to lớn, trên đầu đội một cái vạc
bằng đồng lớn sôi sùng sục, trào ra rưới khắp thân thể, đi giữa hư không,
khóc lóc kêu gào... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia ở chỗ Phật Ca-diếp, làm Tỳ-kheo tri sự. Có nhiều thí
chủ đem dầu đến cúng cho các Tỳ-kheo. Bấy giờ, có nhiều khách Tỳ-kheo. Vị
tri sự này không chia dầu đúng thời, đợi cho các Tỳ-kheo khách đi rồi mới
chia. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa
ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường thấy một chúng sanh, thân to lớn, có hòn
sắc nóng ra vào từ thân, đi trong hư không, bị đau đớn bức bách, khóc kêu
gào... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia trong pháp Phật Ca-diếp, làm Sa-đi giữ vườn trái của
chúng Tăng, trộm bảy trái đem dâng cho Hòa thượng. Do tội ấy cho nên bị
đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải
mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh thân hình to lớn,
lưỡi rộng dài, thấy có búa bén lửa đỏ rực, búa này cắt lưỡi người ấy, đi
giữa hư không, khóc lóc kêu gào... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia làm Sa-di trong pháp Phật Ca-diếp, dùng búa cắt đường
phèn cúng dường chúng Tăng; đường phèn dính trên lưỡi búa, lấy cắp ăn. Do
tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa
ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh thân hình to lớn,
có hai cái vòng sắt ở hai bên hông, bốc lửa xoay vần trở lại thiêu đốt
thân họ, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào... cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia làm Sa-di trong pháp Phật Ca-diếp, đem bánh ngọt cúng
dường chúng Tăng, cắp lấy hai cái bánh kẹp vào nách. Do tội ấy cho nên bị
đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải
mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ ... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh thân hình to lớn,
dùng một lá sắt quấn vào thân, áo quần, chăn mền, giường nằm đều là sắt
nóng, tất cả đều bị đốt cháy hừng hực, ăn hòn sắt nóng, đi giữa hư không,
khóc lóc kêu gào; cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
thành Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, đi xin y áo và
vật thực cho chúng Tăng; cúng dường Tăng xong, còn dư liền tự mình thọ
dùng. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa
ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như Tỳ-kheo, cũng vậy Tỳ-kheo-ni,
Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cũng lại như vậy.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Mục-kiền-liên nói, ở
giữa đường ta thấy một chúng sanh to lớn, mang trên cổ chiếc xe sắt đang
cháy, chặt đứt gân cổ, tiếp đến chân tay, gân quấn quanh cổ họ, đi trên
đất sắt nóng, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, đánh xe bò để sanh sống. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu
khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp
tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi
nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường thấy một chúng sanh, thân to lớn, lưỡi
rộng dài, bị các cây đinh sắt nóng đóng vào lưỡi, đi trong hư không, bị
đau đớn bức bách, khóc kêu gào... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, làm Ma-ma-đế[58],
quở trách các Tỳ-kheo rằng: ‘Này các Trưởng lão, các ông nên đi khỏi chỗ
này, ở đây đạm bạc không thể cung cấp được. Mỗi người tùy ý tìm nơi sung
túc, đầy đủ cơm áo, giường chiếu thuốc men, chữa bệnh, chắc có thể đầy đủ
không thiếu’. Các Tỳ-kheo ở trước đó đều bỏ đi, còn khách Tăng nghe thế
cũng không đến. Do tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng.
Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường thấy một chúng sanh thân hình to lớn, hình
tướng như Tỳ-kheo, quấn tấm sắt làm y phục, toàn thân bị thiêu đốt, cũng
lấy bát sắt đựng viên sắt nóng để ăn... cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, làm Ma-ma-đế,
bằng ác khẩu hình dung tên các Tỳ-kheo, hoặc nói đây là ông trọc xấu xa,
đây là ông tác phong xấu, đây là ông y phục xấu. Do những lời nói ác như
vậy khiến cho các Tỳ-kheo ở trước đó bỏ đi, các Tỳ-kheo chưa đến không
muốn đến. Do tọâi này cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay
vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại
Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Chúng sanh này, thời quá khứ, ở
nước Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, ưa thích tranh
cãi, làm rối loạn chúng tăng, lắm mồm mép, làm mất sự hòa hợp. Các Tỳ-kheo
ở trước chán bỏ đi, người chưa đến không muốn đến. Do tội ấy cho nên bị
đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải
mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.
“Này các Tỳ-kheo, như Đại
Mục-kiền-liên là thấy chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật đang ở
tại tinh xá Tòng lâm[61].
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ở nơi rừng Khủng bố[62]
nơi có nhiều cầm thú, trong núi Thất-thâu-ma-la[63],
thôn Bạt-kỳ. Bấy giờ, Tôn giả A-na-luật ở một mình chỗ vắng, thiền tịnh tư
duy. Tôn giả nghĩ thầm: ‘Có nhất thừa đạo[64]
khiến cho chúng sanh được thanh tịnh, lìa ưu bi, khổ, não,
được pháp chân như. Đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Niệm xứ quán thân
trên thân, niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. Nếu người nào xa lìa bốn
Niệm xứ là xa lìa Thánh pháp. Người nào xa lìa Thánh pháp là xa lìa Thánh
đạo. Người nào xa lìa Thánh đạo là xa lìa Pháp giải thoát. Người nào xa
lìa Pháp giải thoát là không vượt qua khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi,
khổ, não. Nếu người nào ưa thích bốn Niệm xứ thì cũng tin ưa Thánh pháp.
Người nào tin ưa Thánh pháp thì tin ưa Thánh đạo. Người nào tin ưa Thánh
đạo là tin ưa pháp cam lộ. Người nào tin ưa pháp cam lộ là thoát khỏi
sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.’
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên
biết được ý nghĩ của Tôn giả A-na-luật, trong khoảnh khắc như lực sĩ co
duỗi cánh tay dùng thần lực biến khỏi rừng Khủng bố chỗ nuôi cầm thú trong
núi Thất-thâu-ma-la, thôn Bạt-kỳ và hiện ra trước Tôn giả A-na-luật, tại
tinh xá Tòng lâm nơi thành Xá-vệ, bảo A-na-luật rằng:
“Phải chăng Thầy ở một mình nơi chỗ
vắng, thiền tịnh, tư duy nghĩ rằng: ‘Có đạo nhất thừa khiến cho chúng sanh
được thanh tịnh, lìa ưu bi, khổ, não, được chân như. Đó là bốn Niệm xứ.
Những gì là bốn? Niệm xứ quán thân trên thân, niệm xứ quán thọ, tâm, pháp
trên pháp. Nếu người nào xa lìa bốn Niệm xứ là xa lìa Thánh pháp. Người
nào xa lìa Thánh pháp là xa lìa Thánh đạo. Người nào xa lìa Thánh đạo là
xa lìa Pháp giải thoát. Người nào xa lìa Pháp giải thoát là không vượt qua
khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Nếu người nào ưa thích bốn
Niệm xứ thì cũng tin ưa Thánh pháp. Người nào tin ưa Thánh pháp thì tin ưa
Thánh đạo. Người nào tin ưa Thánh đạo là tin ưa pháp cam lộ. Người nào tin
ưa pháp cam lộ là thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.’
Tôn giả A-na-luật nói với Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Thưa Tôn giả.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói Tôn
giả A-na-luật:
“Thế nào gọi là tin ưa bốn Niệm
xứ?”
“Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu có
Tỳ-kheo nào đối với niệm xứ quán thân trên thân, tâm duyên thân, an trụ
với chánh niệm, điều phục, tĩnh chỉ, an tĩnh, tịch tĩnh, nhất tâm tăng
tiến. Cũng vậy, đối với quán niệm xứ thọ, tâm, pháp, mà an trụ với chánh
niệm, điều phục, tĩnh chỉ, an tĩnh, tịch tĩnh, nhất tâm tăng tiến. Thưa
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đó gọi là Tỳ-kheo tin ưa bốn Niệm xứ.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên
bằng tam-muội chánh thọ như vậy, từ cửa tinh xá Tòng lâm nước Xá-vệ, trở
về rừng Khủng bố chỗ nuôi cầm thú trong núi Thất-thâu-ma-la nơi thôn
Bạt-kỳ.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ... cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi
Tôn giả A-na-luật:
“Sao gọi là tu tập, tu tập nhiều bốn Niệm xứ?”
Tôn giả A-na-luật nói với Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên:
“Nếu Tỳ-kheo, đối với nội thân khởi tưởng yểm ly;
đối với nội thân khởi tưởng không yểm ly; tưởng yểm ly, tưởng không yểm ly
đều xả, an trụ với chánh niệm, chánh tri. Cũng vậy, ngoại thân, nội ngoại
thân, cảm thọ bên trong, cảm thọ bên ngoài, cảm thọ trong ngoài; tâm bên
trong, tâm bên ngoài, tâm bên trong ngoài, pháp bên trong, pháp bên ngoài,
pháp trong ngoài, khởi tưởng yểm ly, không khởi tưởng yểm ly, tưởng yểm ly
và tưởng không yểm ly đều xả, an trụ với chánh niệm, chánh tri. Như vậy,
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đó gọi là tu tập, tu tập nhiều bốn Niệm xứ.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập tam-muội từ
tinh xá Tòng lâm, nước Xá-vệ, nhờ sức thần thông tam-muội, như lực sĩ co
duỗi canh tay, trong khoảnh khắc đã trở về rừng Khủng bố đầy cầm thú trong
núi Thất-thâu-ma-la tại thôn Bạt-kỳ.
*
[1].
Pāli, M.37
Cūḷataṇhāsaṅkhaya-sutta.
Chi tiết không hoàn toàn đồng nhất. Tham chiếu №125(19.3).
[2].
Bản Pāli:
tại
Xá-vệ
Đông
viên,
giảng
đường
Lộc
tử
mẫu.
[3].
Thích Đề-hoàn
Nhân
釋提桓因.
Pāli: Sakko devnaṃ Indo,
Thiên
chúa
của
chư
thiên
Tāvatiṃa.
[4].
Thượng
diệu
đường
quán
上妙唐觀.
Trong bản Pāli,
Sakka
mời
ngài
Mục-kiền-liên
lên
cung
điện
Chiến
thắng
(Vejayanta)
№125(19.3)
nói
là
Tối
thắng
giảng
đường
最勝講堂
[5].
Bản
Pāli không có bài kệ này. №125 (19.3) cũng không.
[6].
Kiều-thi-ca
憍尸迦.
Pāli: Kosiya, tên tục của Thiên đế Thích
天帝釋.
[7].
Tì-xà-diên đường
quán
毘闍延堂觀,
cũng gọi là cung điện Chiến thắng hay Tối thắng điện, Tối thắng giảng
đường. Pāli: Vejayanta-vimāna, hay Vejayanta-sabha.
[8].
Pāli, M.37
Cūḷataṇhāsaṅkhaya-sutta.
Tham chiếu, kinh trên; Hán, №125 (19.3).
[10].
Ái tận giải thoát
愛盡解脫.
Pāli:
taṇhākkhayavimutti,
giải thoát do tham ái đã được dứt sạch.
[11].
Bản Pāli: không biết ông ấy có tin lời
Phật hay không?
[12].
Phân-đà-lợi trì
分陀利池,
tức ao sen.
[13].
Chỉ
cung
điện
Tối
thắng
(Pāli:
Vejayanta).
[14].
Hán:
trước
giới
thần
trú
著界神住,
chỉ đắm trước nơi bốn đại chủng (hay xúc giác).
[15].
Pāli, S.40.10
Sakko. Tham chiếu, №125(36.5).
[16].
Thông sắc hư nhuyễn thạch
驄色虛軟石,
một tảng đá rất lớn ở
trên chóp đỉnh Tu-di.
[17].
Ba-lê-da-đa-la
波梨耶多羅,
dịch là Trú đạc thọ, hay Viên sanh thọ, loại cây san hô che mát cõi
trời Tam thập tam. Pāli:
pāricchattaka.
[18].
Câu-tỳ-đà-la
hương thọ
拘毘陀羅香樹,
một loại cây hắc đàn. Pāli:
kovidāra.
[19].
Bất hoại tịnh
不壞淨,
hay bất hoại tín, chứng tịnh, trừng tịnh; bốn chi phần của vị đã chứng
quả Dự lưu. Pāli:
aveccappasāda.
[20].
Tăng-ca-xá thành
僧迦舍城,
№125 (36.5): Tăng-ca-thi quốc. Pāli: Saṃkassa,
một vương quốc bên bờ sông Hằng, Trung Ấn.
[21].
Thiên há xứ
天下處.
Pāli nói là lễ hội
Mahāpavāraṇa (Đại tự tứ).
[22].
Pāli, S.55.18 Devacārika.
[23].
Bản Pāli:
Tāvatiṃsakāyikā devatayo,
chư Thiên thuộc Thiên chúng trời Tam thập tam.
[24].
Bản Hán sót bất hoại tín thứ tư. Y theo
đoạn dưới thêm vào.
[25].
Pāli, S.19.1
Aṭṭhīpesi.
[26].
Lặc-xoa-na
勒叉那.
Pāli:
Lakkhaṇa.
[27].
Pāli, S.19.2 Pesi (Gāvaghāṭaka).
[28].
Pāli, 19.4 Nicchavi (orabhika).
[29].
Xem cht.26 kinh 508.
[30].
Tham chiếu các kinh trên.
[31].
Tham chiếu các kinh trên.
[32].
Người huấn luyện voi. Pāli, S.19.8
Sūciloma (sarathi).
[34].
Pāli, S.19.9 Sūcako (người hay đâm thọc,
gián điệp).
[35].
Thợ săn. Pāli, S.19.6 Satti (māgaviko).
[36].
Giết heo. Pāli, S.19.5 Asi (sūkariko).
[37].
Chặt đầu
người. Pāli, S.19.16
Sīsachinno-coraghāṭako
(đao phủ và cai ngục).
[38].
Người đúc đồng. S.19.10 Kumbhaṇḍa.
[39].
Hán: âm noãn như ung
陰卵如瓮,
kumbhaṇḍa.
[40].
Bản Pāli:
gāmakūṭako
(tên lường gạt làng xóm, phán quan tham nhũng).
[41].
Các kinh
tương đương Pāli, S.19.3
Piṇḍa
(sākuniko).
[42].
Nữ nhân làm thầy bói.
Pāli, S.19.14.
Maṅgulitthi.
[43].
Bản Pāli: thấy một người nữ.
[44].
Hán: bốc chiêm nữ nhân
卜占女人.
Pāli: maṅgulitthi
ikkhamitthi.
người đàn bà xấu xí làm nghề bói toán.
[45].
Pāli, S.19.11
Paradāriko
(lấy vợ người).
[47].
Buôn bán sắc.
Pāli, S.19.13
Nicchvitthī.
[48].
Vì giận, chế dầu lên người. Pāli,
S.19.15,
Okilini-sapattaṅgārakokiri.
[49].
Pāli:
itthiṃ uppakkaṃ okiliniṃ,
một người đàn bà bị cháy xém, bị nướng rám, bị xua đuổi.
[50].
Tự tại vương
自在王.
Pāli:
Kaliṅgarājañño,
vua Kaliṅga.
[51].
Người
Bà-la-môn ganh tị. Pāli, S.19.12
Gūthakhādi-duṭṭhabraāmaṇo,
người Bà-la-môn tà ác ăn phân.
[53].
Ăn
trộm
bảy
trái
cây.
[56].
Pāli, S.19.17-21
Bhikkhu.
[58].
Ma-ha-đế, chủ chùa hay trụ trì. Pāli
không có.
[59].
Thích gây tranh cãi.
[60].
Ấn Thuận, “30.
Tương ưng A-na-luật”, gồm các kinh, Đại Chánh 535-545. phần lớn tương
đương Pāli S.52.
Anuruddhasamyutta.
Đại Chánh kinh 535, Pāli, S.52.1
Rahogata.
[61].
Bản Pāli, trong tinh xá Cấp cô độc.
[62].
Khủng bố trù lâm
恐怖稠林.
Pāli:
Bhesakalā-vana.
[63].
Thất-thâu-ma-la
sơn
失收摩羅山.
Pāli: Suṃsumāragiri,
núi Cá sấu.
[64].
Nhất thừa đạo
一乘道,
con đường độc đạo, chỉ bốn niệm xứ. (Pāli:
ekāyana-maggo
=
cattāro satipaṭṭhānā).