TẠP A-HÀM QUYỂN 26
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây
Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có ba căn: Căn vị tri đương tri, căn tri, căn vô
tri[2].
Rồi Thế Tôn nói kệ rằng:
Khi hiểu biết học địa,
Tùy thuận tiến thẳng đường;
Cần phương tiện siêng năng,
Khéo tự hộ tâm mình.
Tự biết hết tái sanh,
Đạo vô ngại đã biết;
Đã biết giải thoát rồi,
Cuối cùng được vô tri.
Bất động ý giải thoát[3],
Tất cả hữu đều dứt;
Các căn đầy đủ cả,
Vui nơi căn vắng lặng.
Giữ thân sau cùng này,
Hàng phục các ma oán.
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn. Những gì là năm? Đó là,
căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Đó
là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Nếu Tỳ-kheo nào
khéo quán sát như thật đối với năm căn này, người ấy đối với ba kết mà
đoạn biến tri[6];
đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào
pháp đường ác, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua
lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Đối với năm Căn này, người nào quán
sát như thật, không khởi lên các lậu, tâm sẽ chứng đắc ly dục giải thoát[8].
Đó gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc cần làm đã làm xong, đã lìa các
gánh nặng, đã được lợi mình[9],
hết các hữu kết, bằng chánh trí mà tâm khéo giải thoát.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn. Những gì gọi là năm?
Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Căn Tín, nên biết, đó
là bốn Bất hoại tịnh. Căn Tinh tấn, nên biết, đó là bốn Chánh đoạn. Căn
Niệm, nên biết, đó là bốn Niệm xứ. Căn Định, nên biết, đó là bốn Thiền.
Căn Tuệ, nên biết, đó là bốn Thánh đế.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn. Những
gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.
“Sao gọi là căn Tín?
Tỳ-kheo khởi tín tâm thanh tịnh, căn bản bền chắc đối với Như Lai mà các
Sa-môn, Bà-la-môn khác, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng thế
gian khác không thể làm cản trở, phá hoại tâm ấy, thì đó gọi là căn Tín.
“Sao gọi là căn Tinh
tấn? Pháp ác bất thiện đã sanh, khiến cho đoạn mà phát khởi ý dục, nỗ lực
phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến
không sanh, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến.
Pháp thiện chưa sanh, khiến cho sanh, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương
tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện đã sanh, khiến cho an trú không
mất, khiến không sanh, tu tập tăng rộng, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương
tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Đó gọi là căn Tinh tấn.
“Sao gọi là căn
Niệm? Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh
niệm chánh trí, điều phục tham ưu thế gian; sống quán ngoại thân, nội
ngoại thân; và thọ, tâm, pháp trên pháp cũng nói như vậy. Đó gọi là căn
Niệm.
“Sao gọi là căn
Định? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do
viễn ly sanh, cho đến, chứng và an trú Tứ thiền. Đó gọi là căn Định.
“Sao gọi là căn Tuệ?
Tỳ-kheo biết như thật về Khổ Thánh đế, biết như thật về Khổ tập Thánh đế,
Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Đó gọi là căn Tuệ.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
Như trên đã
nói, chỉ có một vài sai biệt:
“Nếu Tỳ-kheo nào khéo quán
sát như thật đối với năm Căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri[13];
đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào
pháp đường ác, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua
lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
Như trên đã
nói, chỉ có một vài sai biệt:
“Nếu Tỳ-kheo nào,
đối với năm Căn này, sau khi đã quán sát như thật, dứt sạch các lậu, ly
dục giải thoát; đó gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc cần làm đã làm
xong, đã lìa các gánh nặng, đã được lợi mình, hết các hữu kết, bằng chánh
trí mà tâm khéo giải thoát.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã
nói, chỉ có một vài sai biệt:
“Các Tỳ-kheo, nếu Ta
đối với căn Tín này, sự tập khởi của căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, con
đường đưa đến sự diệt tận của căn Tín mà không biết như thật, thì rốt cuộc
Ta ở giữa các chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn đã không được
cho là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo và cũng không thành tựu được Vô
thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
Cũng như căn Tín,
căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy.
“Này các Tỳ-kheo, vì
đối với căn Tín này, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật; vì đối với sự
tập khởi của căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, con đường đưa đến sự diệt
tận của căn Tín, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật, nên ở giữa chúng
chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Ta đã xuất, đã ly, tâm lìa điên
đảo, thành tựu Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.”
Cũng như căn Tín,
căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy.
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sự sai biệt:
“Các Tỳ-kheo, đối với sự tập khởi
của căn Tín này, sự diệt tận của căn Tín, vị ngọt của căn Tín, sự tai hoạn
của căn Tín, sự xuất ly của căn Tín, mà Ta không biết như thật, thì Ta
không được ở trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cho là
giải thoát, là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo, là thành tựu Vô thượng Chánh
đẳng Chánh giác.”
Cũng vậy, căn Tín, căn Tinh tấn, căn
Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy.
“Này các Tỳ-kheo, vì đối với căn
Tín, sự tập khởi của căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, vị ngọt của căn
Tín, sự tai hoạn của căn Tín, sự xuất ly căn Tín, Ta biết như thật, nên ở
trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn Ta đã giải thoát, đã
xuất, đã ly, tâm lìa điên đảo, thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh
giác.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Nếu Tỳ-kheo nào đối với năm
Căn này, hoặc nhạy bén hay đầy đủ, thì đạt A-la-hán; hoặc mềm hay yếu kém,
thì đạt A-na-hàm; hoặc mềm hay yếu kém hơn thì đạt Tư-đà-hàm; hoặc mềm hay
yếu kém hơn nữa thì đạt Tu-đà-hoàn. Người nào đầy đủ, thì thành tựu việc
đầy đủ; người nào không đầy đủ, thì thành tựu việc không đầy đủ[18].
Đối với năm Căn này không phải trống không, không quả. Nếu người nào đối
với năm Căn này tất cả đều cho là không, thì Ta nói họ thuộc về số phàm
phu ngoại đạo.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sự sai khác:
“Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm
Căn này mà có sự tăng thượng minh lợi, mãn túc[20]
thì sẽ đạt A-la-hán Câu phần giải thoát[21];
hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Thân chứng[22];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Kiến đáo[23];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Tín giải thoát[24];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Nhất chủng[25];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Tư-đà-hàm; nơi đó hoặc nhu
nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Gia gia[26];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém thì sẽ đạt Thất hữu[27];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Pháp hành[28];
nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Tín hành[29].
Đó gọi là Tỳ-kheo vì nhân duyên căn ba-la-mật, nên biết quả ba-la-mật[30],
vì nhân duyên quả ba-la-mật, nên biết người ba-la-mật[31].
Người đầy đủ như vậy, thì làm việc đầy đủ; người giảm thiểu, thì làm việc
giảm thiểu[32].
Các căn này không phải rỗng không, không quả. Nếu người nào không có các
căn này, thì Ta nói kẻ đó thuộc vào số phàm phu.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn, những gì gọi là năm?
Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Năm Căn này, căn Tuệ
nhiếp thọ tất cả. Thí như các thứ cây gỗ của nhà, gác, thì cây đòn nóc là
ở trên hết, mọi cây gỗ khác đều nương vào cây đòn nóc mà giữ yên. Như vậy
trong năm căn, Tuệ thâu nhiếp tất cả nên Tuệ trên hết.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn. Những gì gọi là năm?
Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Căn Tín, nên biết, đó
là bốn Bất hoại tịnh. Căn Tinh tấn, nên biết, đó là bốn Chánh đoạn. Căn
Niệm, nên biết, đó là bốn Niệm xứ. Căn Định, nên biết, đó là bốn Thiền.
Căn Tuệ, nên biết, đó là bốn Thánh đế.
“Các công đức này Tuệ đứng hàng đầu,
vì Tuệ nhiếp trì tất cả.”
Cho đến sau khi Phật nói kinh này
xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn, những gì gọi là năm?
Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.
“Thánh đệ tử thành tựu căn Tuệ thì
có thể tu tập căn Tín, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Đó
gọi là thành tựu căn Tín. Thành tựu căn Tín tức là căn Tuệ.
“Như căn Tín, cũng vậy căn Tinh
tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy.
“Cho nên khi đối với năm căn này,
căn Tuệ đứng hàng đầu vì nhiếp trì tất cả. Thí như các thứ cây gỗ của nhà,
gác, thì cây đòn nóc là ở trên hết, mọi cây gỗ khác đều nương vào cây đòn
nóc mà giữ yên. Như vậy trong năm căn, Tuệ trên hết vì Tuệ thâu nhiếp tất
cả.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn, những gì gọi là năm?
Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.
“Thánh đệ tử thành tựu căn Tín, học
như vầy: ‘Thánh đệ tử sanh tử từ vô thỉ. Bị vô minh che lấp, ái trói buộc,
chúng sanh mãi mãi trôi lăn qua lại trong sanh tử, không biết bản tế. Vì
có nhân nên có sanh tử. Nếu nhân vĩnh viễn đoạn tận thì sẽ không có sanh
tử. Vô minh là khối tối tăm vĩ đại làm chướng ngại, ai nhập Bát-niết-bàn?
mà chỉ có khổ diệt, khổ dứt, mát mẻ không còn (?).’ Như căn Tín, cũng vậy
căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy. Trong năm Căn
này, Tuệ nhiếp trì tất cả nên nó là hàng đầu. Thí như cây đòn nóc của nhà
gác, vì nó giữ vững các cây nên nó ở trên hết.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn, là Căn Tín, căn Tinh
tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.
“Thế nào là căn Tín? Tín tâm mà
Thánh đệ tử phát khởi nơi Như Lai[36],
có gốc rễ bền chặt, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn cùng các pháp
thế gian không thể nào phá hoại được; đó gọi là căn Tín. Thế nào là căn
Tinh tấn? Là bốn Chánh đoạn. Thế nào là căn Niệm? Là bốn Niệm xứ. Thế nào
là căn Định? Là bốn Thiền. Thế nào là căn Tuệ? Là bốn Thánh đế. Những công
đức này đều lấy Tuệ làm đầu, thí như nhà, gác, cây đòn nóc là ở trên hết.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn, những gì là năm? Đó là,
căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.
“Thế nào là căn Tín? Tín tâm thanh
tịnh màThánh đệ tử phát khởi nơi Như Lai khi phát tâm Bồ-đề[38];
đó gọi là căn Tín. Thế nào là căn Tinh tấn? Tinh tấn phương tiện được phát
khởi đối với Như Lai khi mới phát tâm Bồ-đề[39];
đó gọi là căn Tinh tấn. Thế nào là căn Niệm? Niệm được phát khởi đối với
Như Lai lúc mới phát tâm Bồ-đề; đó gọi là căn Niệm. Thế nào là căn Định?
Tam-muội được phát khởi đối với Như Lai khi mới phát tâm Bồ-đề khởi
Tam-muội; đó gọi là căn Định. Thế nào là căn Tuệ? Tuệ được phát khởi đối
với Như Lai lúc bắt đầu phát tâm Bồ-đề; đó gọi là căn Tuệ. Còn những thí
dụ về nhà, gác thì như đã nói ở trên.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Căn, những gì là năm? Đó là,
căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Đối với năm Căn này,
nếu tu tập, tu tập nhiều, thì tất cả những cái khổ quá khứ, hiện tại, vị
lai đều sẽ dứt sạch.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
Như đoạn khổ, cũng vậy cứu cánh
biên tế khổ, đoạn tận khổ, dập tắt khổ, diệt tận khổ, qua dòng khổ, giải
thoát mọi trói buộc, tổn hại sắc, đoạn tận tất cả lậu quá khứ, hiện tại,
vị lai; đều cũng nói như vậy.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có hai loại sức mạnh. Những gì là
hai? Sức mạnh của số[41]
và sức mạnh của tu[42].
Thế nào là sức mạnh của số? Thánh đệ tử ở dưới bóng cây, ngồi trong rừng
vắng, tư duy như vầy: ‘Đối với ác hành của thân, đời này và đời sau chịu
báo ác. Nếu thân ta làm hạnh ác, thì tự ta phải tự chê trách và khiến
người khác cũng chê trách ta. Đại Sư của ta cũng sẽ chê trách ta, Đại đức
phạm hạnh của ta cũng chê trách ta. Ta sẽ bị khiển trách đúng pháp, tiếng
ác của ta vang khắp, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa ác thú, sanh
trong địa ngục. Quả báo đời này và đời sau như vậy. Đoạn trừ ác hành của
thân; tu thiện hành của thân. Cũng như thân làm ác, miệng, ý làm ác cũng
nói như vậy. Đó gọi là sức mạnh của số. Thế nào là sức mạnh của tu?
Tỳ-kheo học sức mạnh của số; Thánh đệ tử đã thành tựu được sức mạnh của số
rồi, tùy thuận mà đạt được sức mạnh của tu. Khi sức mạnh của tu đã được
rồi, thì sức mạnh của tu sẽ đầy đủ.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như đã nói ở trên, nhưng có
một vài sai biệt:
“Thánh đệ tử đã học sức mạnh của số
đã thành tựu, tham, nhuế, si hoặc tiết hoặc giảm, hoặc hết sạch. Thánh đệ
tử y trên sức mạnh của số, xác lập trên sức mạnh của số như vậy, tùy thuận
mà đạt được sức mạnh của tu lực. Khi sức mạnh của tu đã được rồi, thì sức
mạnh của tu sẽ đầy đủ.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Cái gì là sức mạnh của tu? Đó là
bốn Niệm xứ.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
Như
bốn Niệm xứ, cũng vậy tu bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực,
bảy Giác phần, tám Thánh đạo phần, Bốn đạo[43],
Bốn pháp cú[44],
Chỉ quán, cũng nói như vậy.[45]
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Có ba thứ lực.
Những gì là ba? Đó là lực Tín, lực Tinh tấn, lực Tuệ. Lại có ba lực. Những
gì là ba? Đó là lực Tín, lực Niệm, lực Tuệ. Lại có ba lực. Những gì là ba?
Đó là lực Tín, lực Định, lực Tuệ.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Có ba lực; đó là
lực Tín, lực Tinh tấn, lực Tuệ. Như vậy Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta phải
thành tựu lực Tín, lực Tinh tấn, lực Tuệ.’”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Có ba lực: lực Tín,
lực Niệm, lực Tuệ. Lực Tín là thế nào? Thánh đệ tử, đối với Như Lai, đã
thâm nhập tịnh tín, căn bản vững chắc, không có chư Thiên, Ma, Phạm,
Sa-môn, Bà-la-môn cùng những kẻ đồng pháp nào có thể phá hoại được. Đó gọi
là lực Tín. Lực Tinh tấn là những gì? Là bốn Chánh đoạn. Lực Tuệ là những
gì? Là bốn Thánh đế.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Có bốn lực. Những
gì là bốn? Lực Tín, lực Tinh tấn, lực Niệm, lực Tuệ. Lại có bốn lực: lực
Tín, lực Niệm, lực Định, lực Tuệ. Lại có bốn lực: lực Giác, lực Tinh tấn,
lực Vô tội, lực Nhiếp.”
Ba lực của
những kinh này cũng nói như trên, nhưng chỉ có một vài sai biệt:
“Lực Giác là thế nào? Biết
như thật, đối với pháp thiện, bất thiện; biết như thật là có tội, không
tội; đáng thân cận[48],
không thân cận; pháp thấp kém, pháp thắng diệu; pháp đen, pháp trắng; pháp
có phân biệt, pháp không phân biệt; pháp duyên khởi, pháp phi duyên khởi.
Đó gọi là lực Giác. Lực Tinh tấn là những gì? Là bốn Chánh đoạn như đã nói
đầy đủ ở trước. Lực không tội là thế nào? Là thân, miệng, ý không tạo tội;
đó gọi là lực không tội. Lực Nhiếp là những gì? Là bốn nhiếp sự. Đó là Huệ
thí, Ái ngữ, Hành lợi, Đồng lợi.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
Như trên đã
nói, nhưng có một vài sai biệt.
“Bố thí tối thắng, đó là pháp
thí. Ái ngữ tối thắng, là khiến thiện nam tử thích nghe, nói pháp đúng
lúc. Hành lợi[49]
tối thắng là đối với người không có tín khiến có tín, xác lập trên
tín; đối với người học giới thì xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn
sẻn thì bằng bố thí; đối với người ác trí tuệ thì bằng chánh trí mà xác
lập. Đồng lợi[50]
tối thắng là, A-la-hán thì trao cho quả A-la-hán[51].
A-na-hàm thì trao cho A-na-hàm. Tư-đà-hàm thì trao cho Tư-đà-hàm.
Tu-đà-hoàn thì trao cho Tu-đà-hoàn. Người Tịnh giới thì trao người khác
bằng Tịnh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Nếu như có pháp nào để nhiếp thủ
đại chúng thì tất cả đều ở trong Bốn nhiếp sự. Hoặc một nhiếp thủ là bố
thí, hoặc một nhiếp thủ là ái ngữ, hoặc một nhiếp thủ là hành lợi, hoặc
một nhiếp thủ là đồng lợi. Ở trong thời quá khứ, những pháp nào đã nhiếp
thủ đại chúng trong thời quá khứ cũng không ngoài bốn nhiếp sự. Những pháp
nào sẽ nhiếp thủ đại chúng trong thời vị lai cũng không ngoài bốn nhiếp
sự. Hoặc một pháp nhiếp thủ là bố thí, hoặc một pháp nhiếp thủ là ái ngữ,
hoặc một pháp nhiếp thủ là hành lợi, hoặc một pháp nhiếp thủ là đồng lợi.”
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Bố thí cùng ái ngữ,
Hoặc hành vi hành lợi,
Đồng lợi các hành vi,
Mỗi tùy chỗ thích hợp.
Nhờ đây nhiếp thế gian,
Như xe lăn nhờ gang[53].
Đời không Bốn nhiếp sự,
Quên ơn mẹ nuôi con.
Cũng không tôn trọng cha,
Không khiêm tốn phụng sự.
Vì có bốn nhiếp sự,
Và tùy thuạân pháp này.
Cho nên có Đại sĩ,
Đức trùm cả thế gian[54].
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có Bốn lực. Những gì là bốn? Đó là
lực Giác, lực Tinh tấn, lực Vô tội, lực Nhiếp, như trên đã nói. Nếu
Tỳ-kheo nào thành tựu được bốn lực này, thì tránh xa được năm sự sợ hãi.
Những gì là năm? Sợ không sống, sợ tiếng xấu, sợ giữa đám đông, sợ chết,
sợ đường ác. Đó gọi là năm sự sợ hãi.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Thánh đệ tử thành tựu Bốn lực này,
phải học như vầy: ‘Ta chẳng sợ không sống. Vì lý do gì mà ta phải sợ không
sống? Nếu ai mà thân hành hạnh bất tịnh, miệng hành hạnh bất tịnh, ý hành
hạnh bất tịnh, làm các việc tà tham, bất tín, biếng nhác, không tinh tấn,
mất niệm, không định, ác tuệ, keo lẫn không nhiếp thủ; thì kẻ đó đáng sợ
không sống. Ta có bốn lực, đó là Giác lực, Tinh tấn lực, Vô tội lực, Nhiếp
lực. Vì đã thành tựu bốn lực này, nên chẳng nên sợ. Như sợ không sống,
cũng vậy sợ tiếng xấu, sợ ở giữa đám đông, sợ chết, sợ đường ác cũng nói
như trên’...”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn lực; đó là Giác lực, Tinh
tấn lực, Vô tội lực, Nhiếp lực. Giác lực là thế nào? Là chỉ cho tuệ, đại
tuệ, thâm tuệ, nan thắng tuệ; đó gọi là giác lực. Tinh tấn lực là thế nào?
Là xa lìa đối với pháp bất thiện, số bất thiện[56];
pháp đen, số đen; pháp có tội, số có tội, pháp không nên thân cận, số
không nên thân cận. Sau khi tránh xa các pháp này rồi, nếu đối với các
pháp thiện, số thiện; pháp trắng, số trắng, pháp vô tội, số vô tội, pháp
nên thân cận, số nên thân cận, những pháp như vậy mà tu tập, tăng thượng
tinh cần, nỗ lực phương tiện, kham năng, chánh niệm, chánh trí; đó gọi là
Tinh tấn lực. Còn vô tội lực, nhiếp lực như kinh trên đã nói.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm Lực. Những gì là năm? Đó là
Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Ta
nên nỗ lực tinh tấn, thành tựu Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực,
Tuệ lực.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Tín lực kia, nên biết, đó là Bốn
bất hoại tín. Tinh tấn lực, đó là bốn Chánh đoạn. Niệm lực là bốn Niệm xứ.
Định lực là bốn Thiền. Tuệ lực là bốn Thánh đế.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Cho nên, các Tỳ-kheo nên học như
vầy: Ta nên thành tựu Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ
lực.’”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm học lực[60].
Những gì là năm? Tín lực là học lực, Tinh tấn lực là học lực, Tàm lực là
học lực, Quý lực là học lực, Tuệ lực là học lực[61].”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Các Tỳ-kheo nên học như vầy:
Ta nên thành tựu tín lực là học lực[63];
nên thành tựu tinh tấn lực là học lực; nên thành tựu tàm lực là học lực;
nên thành tựu quý lực là học lực; nên thành tựu tuệ lực là học lực.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Tín lực là học lực, là thế nào?
Tỳ-kheo khéo thâm nhập tín tâm đối với Như Lai, gốc rễ bền chắc mà các
Sa-môn, Bà-la-môn khác, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng đồng
pháp khác không thể phá hoại; đó gọi là căn Tín.
“Tinh tấn lực là học lực, là thế
nào? Là bốn Chánh đoạn, như đã nói đầy đủ ở trước.
“Tàm lực là học lực, là thế nào? Là
hổ thẹn, xấu hổ đối với pháp ác, bất thiện, các số phiền não[65]
đã khởi, sẽ phải chịu các quả báo khổ bức bách của sanh, lão bệnh, tử, ưu,
bi, khổ, não ở trong đời vị lai. Đó gọi là Tàm lực là học lực.
“Quý lực là học lực, là thế nào? Là
lấy làm thẹn các điều đáng thẹn, tự thẹn về các pháp ác, bất thiện, các số
phiền não đã khởi, sẽ phải chịu các quả báo khổ bức bách của sanh, lão
bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não ở trong đời vị lai. Đó gọi là Quý lực là học
lực.
“Tuệ lực là học lực, là thế nào? Là
Thánh đệ tử trụ trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt của thế gian,
về sự xuất ly, yểm ly của Thánh hiền, về sự chân chánh diệt tận khổ đã
quyết định. Đó gọi là Tuệ lực là học lực.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
KINH 680. ĐƯƠNG THÀNH HỌC LỰC (2)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Cho nên các Tỳ-kheo phải học như
vầy: ‘Ta sẽ thành tựu Tín lực là học lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực,
Tuệ lực là học lực’.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Nếu Tỳ-kheo nào đối
với pháp thiện mà thay đổi hoặc thoái thất, hay không trụ lâu, thì Tỳ-kheo
khác nên[67]
dùng năm thứ bạch pháp đến quở trách họ. Những gì là năm? Bảo rằngï: ‘Ông
không có tín thâm nhập trong các pháp thiện[68].
Nếu y trên tín thì có thể xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp thiện.
Ông không tinh tấn, không tàm, không quý; không tuệ thâm nhập pháp thiện[69].
Nếu y trên tuệ, có thể xa lìa các pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Nếu
Tỳ-kheo nào, đối với Chánh pháp mà không đổi thay, không thoái thất, trụ
lâu, thì Tỳ-kheo khác nên dùng năm thứ bạch pháp đến chúc mừng. Những gì
là năm? Có chính tín thâm nhập pháp. Nếu y trên tín, thì xa lìa được pháp
bất thiện, tu các pháp thiện. Tinh tấn, có tàm, có quý, có tuệ thâm nhập.
Nếu người nào y cứ vào tuệ, thì xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp
thiện.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Nếu Tỳ-kheo nào
hoàn giới, thoái thất giới[71],
Tỳ-kheo khác nên dùng năm thứ bạch pháp đến quở trách[72].
Những gì là năm? Hoặc Tỳ-kheo không có tín đối với pháp thiện. Nếu y trên
tín, thì tránh xa pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Hoặc không có tinh
tấn, tàm, quý và tuệ thâm nhập pháp thiện. Nếu y trên tuệ, thì xa lìa pháp
bất thiện, tu các pháp thiện.
“Nếu có Tỳ-kheo suốt
đời thanh tịnh thuần nhất, phạm hạnh thanh bạch, thì Tỳ-kheo khác nên dùng
năm thứ bạch pháp đến an ủi, khuyến khích, như trên đã nói.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
“Nếu có Tỳ-kheo nào,
hoặc không muốn pháp ác bất thiện sanh khởi, duy chỉ có tín nơi pháp
thiện. Nếu tín bị thoái giảm, an trú lâu dài nơi bất tín, các pháp bất
thiện lại sanh,… cho đến nếu muốn cho các pháp ác bất thiện không còn
sanh, duy chỉ có tinh tấn, tàm, quý, tuệ. Nếu tinh tấn, tàm, quý, tuệ lực
bị thoái giảm an trú lâu dài với ác tuệ, thì pháp ác bất thiện sẽ sanh ra.
Nếu Tỳ-kheo nào y trên tín, thì sẽ xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp
thiện. Người nào y cứ vào tinh tấn, tàm, quý, tuệ, thì lìa được pháp ác
bất thiện và tu các pháp thiện.”
Sau khi Phật nói
kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng
hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu Tỳ-kheo, đối với sắc sanh tâm
yểm ly, ly dục, diệt tận, không sanh khởi, giải thoát; đó gọi là A-la-ha
Tam-miệu-tam Phật-đà. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng nói như vậy.
Lại, nếu Tỳ-kheo nào đối với sắc sanh tâm yểm ly, ly dục không sanh khởi,
giải thoát; đó gọi là A-la-hán tuệ giải thoát. Đối với thọ, tưởng, hành,
thức cũng nói như vậy.
“Này các
Tỳ-kheo, giữa Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác và A-la-hán tuệ giải
thoát có những gì sai khác?”
Các Tỳ-kheo
bạch Phật:
“Thế Tôn là gốc
của pháp, là mắt của pháp, là nơi y cứ của pháp, xin vì chúng con mà nói,
các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ, phụng hành.”
Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Hãy lắng nghe
và suy nghĩ kỹ! Ta sẽ vì các ông mà nói. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh
Giác đối với pháp trước kia chưa nghe, thì có thể tự giác tri, ngay trong
đời hiện tại tự thân chứng ngộ, thành Chánh giác; đối với đời vị lai có
thể giảng nói Chánh pháp, giác ngộ các Thanh văn; tức là, bốn Niệm xứ, bốn
Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo
phần. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đối với pháp chưa chứng
đắc thì có thể sẽ chứng đắc; phạm hạnh chưa chế có thể chế; có thể khéo
biết đạo, khéo nói đạo, vì chúng sanh mà dẫn đường. Sau đó, Thanh văn
thành tựu tùy thuận pháp, tùy thuận đạo, vui thích vâng lời giáo giới,
giáo thọ của Đại Sư, nên khéo thâm nhập Chánh pháp. Đó gọi là những sự sai
khác giữa Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác và A-la-hán tuệ giải thoát.
“Lại nữa, có
năm học lực, mười lực Như Lai.
“Những gì là
học lực? Đó là tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
“Những gì là
mười lực của Như Lai? Như Lai biết như thật về xứ, phi xứ[74],
đó gọi là lực thứ nhất của Như Lai. Nếu thành tựu lực này, thì Như Lai,
Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ[75],
có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng, rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về việc thọ quả tạo nhân báo của nghiệp[76]
quá khứ, vị lai, hiện tại; đó gọi là lực thứ hai của Như Lai. Nếu thành
tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối
thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống
lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác biết như thật về nhiễm ác, thanh tịnh, xứ
tịnh[77],
của các thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ, đó gọi là lực thứ ba của
Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác
đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở
giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật những sai biệt căn tánh khác nhau của tất cả các loài
chúng sanh; đó gọi là lực thứ tư của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này,
Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá
khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về tất cả mọi ý giải của chúng sanh; đó gọi là lực thứ
năm của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh
Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân,
ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về tất cả các giới loại khác nhau của thế gian chúng
sanh; đó gọi là lực thứ sáu của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như
Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ,
có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về tất cả chí xứ đạo[78],
đó gọi là lực thứ bảy của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai,
Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có
thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về túc mạng, nhớ những sự khác nhau trong đời sống, từ
một đời cho đến trăm, ngàn đời, từ một kiếp cho đến trăm, ngàn kiếp; Ta
bấy giờ sanh vào chủng tộc như vậy, dòng họ như vậy, tên như vậy, ăn như
vậy, cảm giác khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy, sống lâu như vậy, mạng
sống chấm dứt như vậy; ở chỗ kia Ta chết đi, ở chỗ này sanh ra, chỗ này
sanh ra, chỗ kia chết đi, hành như vậy, nhân như vậy, phương như vậy; đó
gọi là lực thứ tám của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng
Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể
chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai bằng thiên nhãn hơn mắt người thường, thấy chúng sanh lúc sanh lúc
chết, đẹp, xấu, thua, hơn, hướng về đường ác, hướng về đường thiện, theo
nghiệp mà thọ báo, tất cả biết như thật; chúng sanh này do nghiệp ác của
thân thành tựu, do nghiệp ác của miệng, ý thành tựu, hủy báng Hiền thánh,
sẽ mắc nghiệp tà kiến, vì nhân duyên này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ
đọa vào đường ác, sanh vào trong địa ngục; chúng sanh này, thân làm việc
thiện, miệng, ý làm việc thiện, không hủy báng Hiền thánh, sẽ lãnh nghiệp
chánh kiến, vì nhân duyên này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh về
đường thiện cõi trời; tất cả biết như thật; đó gọi là lực thứ chín của Như
Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt
được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa
đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Lại nữa, Như
Lai đã dứt sạch các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, hiện tại
tự chứng tri, thân tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những
gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh kiếp sau nữa.’ Đó gọi
là lực thứ mười của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng
Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể
chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Mười lực này
chỉ có Như Lai mới thành tựu. Đó chính là những sự khác biệt giữa Như Lai
và Thanh văn.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Thí như đứa
trẻ, cha mẹ sanh ra rồi giao nó cho nhũ mẫu, tùy thời xoa bóp vỗ về, tùy
thời tắm gội, tùy thời cho bú mớm, tùy thời trông chừng. Nếu người nhũ mẫu
không cẩn thận, đứa trẻ hoặc bốc cỏ, bốc đất, hay các đồ vật dơ cho vào
miệng nó. Lúc này nhũ mẫu liền bảo nó nhả ra, kịp thời loại ra thì tốt.
Nếu đứa trẻ không thể tự mình nhả ra được, nhũ mẫu phải dùng tay trái giữ
đầu nó, tay phải tìm cách móc vật nghẹn ra. Tuy lúc đó đứa trẻ bị đau đớn
thật, nhưng nhũ mẫu vì muốn làm cho đứa trẻ an lạc lâu dài, nên phải khổ
tâm tìm cách móc vật làm nghẹn ra.”
Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Nếu đứa trẻ
lớn lên hiểu biết, phân biệt được rồi, thì có còn đem cỏ, đất, hay vật dơ
bỏ vào trong miệng nữa không?”
Các Tỳ-kheo
bạch Phật:
“Không vậy,
bạch Thế Tôn. Đứa trẻ khi đã lớn khôn, hiểu biết phân biệt được rồi, thì
đối với các vật dơ còn không dùng chân chạm vào, huống chi là bỏ vào trong
miệng.”
Phật bảo các
Tỳ-kheo:
“Đứa trẻ lúc
còn nhỏ, nhũ mẫu tùy thời săn sóc, trông chừng và khi nó lớn lên đầy đủ
trí tuệ rồi, thì nhũ mẫu buông xả, không cần theo dõi, vì nó đã trưởng
thành, không tự buông lung nữa.
“Cũng vậy, này
các Tỳ-kheo, nếu các Thanh văn mới học, trí tuệ chưa đầy đủ, thì Như Lai
sẽ tùy thời đem giáo pháp truyền dạy mà trông nom; còn những Thanh văn nào
đã học lâu, trí tuệ sâu xa, kiên cố, thì Như Lai buông xả, không còn tùy
thời ân cần truyền dạy, vì đã thành tựu được trí tuệ nên không còn buông
lung nữa. Cho nên Thanh văn có năm thứ học lực, còn Như Lai thì đã thành
tựu mười trí lực, như trên đã nói đầy đủ.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Như Lai có sáu
thứ lực. Nếu thành tựu được sáu lực này thì Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh
Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ[80],
có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng, rống lên tiếng rống sư tử. Đó
là lực ban đầu của Như Lai, biết như thật về xứ, phi xứ.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về sự thọ pháp an lạc của tâm[81]
quá khứ, vị lai và hiện tại. Như trên đã nói đầy đủ. Đó là lực thứ
hai của Như Lai.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về Thiền giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Như trên đã
nói đầy đủ. Đó gọi là lực thứ ba của Như Lai.
“Lại nữa, Như
Lai biết như thật về những sự việc trong đời trước của thời quá khứ.
Như trên đã nói đầy đủ. Đó gọi là lực thứ tư của Như Lai.
“Với Thiên nhãn
thanh tịnh của Như Lai vượt qua mắt người thường thấy các chúng sanh chết
nơi này sanh ra nơi kia. Như trên đã nói đầy đủ. Đó gọi là lực thứ
năm của Như Lai.
“Lại nữa, lậu
kết của Như Lai đã diệt hết, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát. Như
trên đã nói đầy đủ… Cho đến ở giữa chúng, rống lên tiếng rống sư tử. Đó
gọi là lực thứ sáu của Như Lai.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Nếu có người
đến hỏi Ta về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri,
sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực,
xứ, phi xứ của Như Lai.
“Lại, hoặc có
người đến hỏi về trí lực lạc thọ do tự mình[83]
của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng
chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực lạc thọ do tự mình của Như Lai.
Đó gọi là trí lực thứ hai của Như Lai.
“Hoặc có người
đến hỏi về trí lực thiền định, giải thoát, tam-muội, chánh thọ của Như
Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh
giác, vì người kia mà nói hỏi về trí lực thiền định, giải thoát, tam-muội,
chánh thọ của Như Lai.
“Hoặc có người
đến hỏi về trí lực đời trước thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác
ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về đời trước của Như Lai.
“Hoặc có người
lại đến hỏi về trí lực thiên nhãn của Như Lai, thì Ta như điều được sở
tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về sở
kiến thiên nhãn của Như Lai.
“Hoặc có người
đến hỏi về trí lực lậu tận của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở
kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực lậu
tận của Như Lai.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Có bảy lực.
Những gì là bảy? Là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực,
Định lực, Tuệ lực. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Tín lực, tinh tấn lực,
Tàm lực và quý lực;
Chánh niệm, định, tuệ lực,
Đó gọi là bảy lực.
Người thành tựu bảy lực,
Là hết các hữu lậu.
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
*
KINH 689. ĐƯƠNG THÀNH THẤT LỰC
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
Có bảy lực
như trên đã nói,
nhưng có một vài sai
biệt.
“Cho nên
Tỳ-kheo, phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu Tín lực. Cũng vậy, Tinh tấn
lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực cũng phải học.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
Có bảy
lực, như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt.
Bấy giờ, Thế
Tôn liền nói kệ rằng:
Tín lực, Tinh tấn lực,
Cùng nói Tàm, Quý lực;
Niệm lực, Định, Tuệ lực,
Đó gọi là bảy lực.
Người thành tựu bảy lực,
Dứt nhanh các hữu lậu.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Có bảy lực.
Những gì là bảy? Là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực,
Định lực, Tuệ lực.
“Tín lực là thế
nào? Là phát khởi lòng tin sâu xa, vững chắc đối với Như Lai, mà chư
Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng những kẻ đồng pháp khác không thể
nào phá hoại được, đó gọi là Tín lực.
“Tinh tấn lực
là những gì? Là chỉ cho bốn Chánh đoạn. Như trên đã nói đầy đủ.
“Tàm lực là thế
nào? Là hổ thẹn về pháp ác bất thiện. Như trên đã nói.
“Quý lực là thế
nào? Là đối với việc đáng thẹn nên thẹn, thẹn về những pháp ác bất thiện
khởi lên. Như trên đã nói.
“Niệm lực là
những gì? Là chỉ cho bốn Niệm xứ. Như trên đã nói.
“Định lực là
những gì? Là chỉ cho bốn Thiền. Như trên đã nói.
“Tuệ lực là
những gì? Là chỉ cho bốn Thánh đế. Như trên đã nói.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có
tám lực. Tám lực là những gì? Lực của vương giả là sự tự tại. Lực của đại
thần là đoán sự. Lực của người nữ là sự kết hận. Lực của trẻ con là khóc.
Lực của người ngu là sự khen chê. Lực của người hiệt tuệ là sự thẩm sát.
Lực của người xuất gia là sự nhẫn nhục. Lực của người học rộng là sự tính
toán.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
]
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt.
“Lực
của vua tự tại, là sự biểu hiện oai lực của vua bằng sự tự tại. Lực của
đại thần xử kiện, là sức mạnh của đại thần biểu hiện bằng cách xử kiện.
Lực của người nữ kết hận là sức mạnh của người nữ bằng kết hận biểu hiện.
Lực của trẻ khóc, là sức mạnh của đứa trẻ biểu hiện bằng tiếng khóc. Lực
của người ngu khen chê, là sự khen chê khi xúc sự theo pháp của của người
ngu. Lực của trí tuệ thẩm sát, là sự thẩm sát thường thể hiện của người
trí tuệ. Lực của người xuất gia nhẫn nhục, là sự nhẫn nhục mà người xuất
gia luôn luôn thể hiện. Lực của người học rộng tính toán, là sự suy tư
tính toán mà người học rộng luôn luôn thể hiện.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ
Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua
một bên, bạch Phật rằng:
“Tỳ-kheo lậu tận có bao nhiêu lực?”
Phật
bảo Xá-lợi-phất:
“Tỳ-kheo lậu tận có tám lực. Những gì là tám? Tỳ-kheo lậu tận tâm thuận
hướng về sự viễn ly, chảy rót vào viễn ly, chuyển vần sâu vào sự viễn ly;
tâm thuận hướng về sự thoát ly, chảy rót vào thoát ly, chuyển vần sâu vào
sự viễn ly thoát ly; thuận hướng về Niết-bàn, chảy rót vào Niết-bàn,
chuyển vần sâu vào Niết-bàn. Nếu khi thấy năm dục thì như thấy hầm lửa;
khi thấy rồi, đối với dục niệm, dục thọ, dục trước, tâm dứt khoát không
trụ vào, tu bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực,
bảy Giác phần, tám Thánh đạo phần.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
*
Như
kinh Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi, kinh Tỳ-kheo khác hỏi Phật cũng vậy.
*
Kinh
hỏi các Tỳ-kheo, cũng nói như trên.
*
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có
Chín lực. Những gì là chín? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực,
Niệm lực, Định lực, Tuệ lực, Số lực, Tu lực.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có
Chín lực. Những gì là chín? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực,
Niệm lực, Định lực, Tuệ lực, Số lực, Tu lực.
“Tín
lực là thế nào? Như trên đã nói, là khởi lòng tin chân chánh vững chắc sâu
xa vào Như Lai.
“Tinh
tấn lực là những gì? Như trên đã nói, là chỉ cho bốn Chánh đoạn.
“Tàm
lực là thế nào? Như trên đã nói.
“Quý
lực là thế nào? Như trên đã nói.
“Niệm
lực là thế nào? Như trên đã nói, là sống quán niệm thân trên thân.
“Định
lực là thế nào? Là chỉ cho bốn Thiền.
“Tuệ
lực là thế nào? Là chỉ cho bốn Thánh đế.
“Số
lực là thế nào? Thánh đệ tử, nếu ở nơi phòng vắng hay dưới bóng cây, phải
học như vầy: ‘Người thân miệng làm hạnh ác, thì ngay trong hiện tại và đời
sau sẽ nhận lãnh quả báo ác.’ Như đã nói đầy đủ ở trên.
“Tu
lực là thế nào? Là tu bốn Niệm xứ. Như trước đã nói.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
]
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có
Mười lực. Những gì là mười? Lực của vương giả là tự tại. Lực của đại thần
là đoán sự. Lực của công xảo là máy móc. Lực của giặc cướp là đao kiếm.
Lực của người nữ là kết hận. Lực của trẻ con là khóc. Lực của người ngu là
sự khen chê. Lực của người hiệt tuệ là sự thẩm sát. Lực của người xuất gia
là sự nhẫn nhục. Lực của người học rộng là sự tính toán.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều
hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
Như trên đã nói, nhưng có một
vài sai biệt.
“Lực của vua tự
tại, là sự biểu hiện oai lực của vua bằng sự tự tại. Lực của đại thần xử
kiện, là sức mạnh của đại thần biểu hiện bằng cách xử kiện. Lực của công
xảo máy móc, là người chế tạo ra máy móc biểu hiện sức mạnh bằng công xảo
của nó. Lực của giặc cướp đao kiếm, là bọn giặc cướp quyết biểu hiện sức
mạnh của nó bằng đao kiếm. Lực của người nữ kết hận là sức mạnh của người
nữ biểu hiện bằng kết hận. Lực của trẻ khóc, là sức mạnh của đứa trẻ biểu
hiện bằng tiếng khóc. Lực của người ngu khen chê, là sự khen chê khi xúc
sự theo pháp của của người ngu. Lực của trí tuệ thẩm sát, là sự thẩm sát
thường thể hiện của người trí tuệ. Lực của người xuất gia nhẫn nhục, là sự
nhẫn nhục mà người xuất gia luôn luôn thể hiện. Lực của người học rộng
tính toán, là sự suy tư tính toán mà người học rộng luôn luôn thể hiện.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Có mười lực
của Như Lai. Nếu thành tựu lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt
được tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại
chúng, rống tiếng rống sư tử. Những gì là mười? Là Như Lai biết như thật
về xứ, phi xứ, đó gọi là lực ban đầu,… cho đến hết lậu, đã nói như trên[92].”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
Như đã nói ở trên, nhưng có
một vài sai biệt.
“Nếu có người
đến hỏi Ta về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri,
sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác, vì người kia mà nói về trí lực,
xứ, phi xứ của Như Lai.”
Như đã nói đầy đủ ở
trên[93].
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu có pháp
nào mà được ý giải, thân tác chứng, tất cả đều do trí vô úy của Như Lai
phát sanh ra. Nếu Tỳ-kheo nào đến làm đệ tử của Ta, mà không siểm nịnh,
không giả ngụy, sanh tâm ngay thẳng, Ta sẽ vì họ nói pháp, giáo giới
truyền dạy. Sáng sớm vì họ nói pháp, giáo giới, truyền dạy, thì đến lúc
giữa trưa sẽ đạt đến chỗ thắng tiến. Nếu chiều tối vì họ nói pháp, giáo
giới truyền dạy thì đến sáng sớm hôm sau sẽ đạt đến chỗ thắng tiến. Khi đã
truyền dạy như vậy rồi, thì họ sẽ sanh tâm ngay thẳng; thật thì biết thật,
không thật thì biết không thật, trên thì biết là trên, không trên thì biết
là không trên. Những điều nên biết, nên thấy, nên được, nên hiểu biết, thì
tất cả đều biết rõ. Trường hợp ấy có xảy ra. Đó gọi là năm lực của hữu học
và mười lực của Như Lai.
“Những gì là
năm lực của hữu học? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ
lực.
“Mười lực của
Như Lai. Những gì là mười? Biết như thật xứø phi xứ[94].
Như đã nói mười lực đầy đủ ở trên. Nếu có người đến hỏi Ta về trí lực xứ,
phi xứ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành
Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai…
cho đến trí lực lậu tận, cũng nói như vậy.
“Này các
Tỳ-kheo, trí lực xứ phi xứ đó Ta nói là định chứ chẳng phải không định,…
cho đến trí lực lậu tận, ta nói là định, chẳng phải không định. Định là
chánh đạo, Phi định là tà đạo.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
]
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu không
chánh tư duy[96],
tham dục triền cái chưa khởi sẽ khởi; tham dục triền cái đã khởi sẽ tăng
trưởng rộng lớn. Sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi triền cái chưa khởi
thì sẽ khởi; sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái đã khởi sẽ tăng
trưởng rộng lớn. Niệm giác chi chưa khởi sẽ không khởi; niệm giác chi đã
khởi sẽ thoái thất. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an[97],
hỷ, định, xả giác chi chưa khởi sẽ không khởi; trạch pháp, tinh tấn, khinh
an, hỷ, định, xả giác chi đã khởi sẽ thoái thất.
“Nếu Tỳ-kheo
chánh tư duy, tham dục cái chưa khởi sẽ không khởi; tham dục cái đã khởi
sẽ khiến diệt. Sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái chưa khởi sẽ
không khởi; sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái đã khởi sẽ đoạn.
Niệm giác chi chưa khởi sẽ khởi; đã khởi rồi thì sẽ tái sanh khiến thêm
rộng; trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả giác chi chưa khởi sẽ
khởi; đã khởi sẽ tái sanh khiến thêm rộng.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm pháp
bất thoái. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân nhuế, thùy miên, trạo hối
và nghi cái. Đó gọi là pháp thoái. Nếu tu tập bảy Giác chi, tu tập nhiều,
sẽ khiến tăng rộng. Đó gọi là pháp bất thoái. Những gì là bảy? Đó Niệm
giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Khinh an[99]
giác chi, Hỷ giác chi, Định giác chi, Xả giác chi. Đó gọi là pháp bất
thoái.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm pháp,
có thể làm cho đen tối, có thể làm cho không mắt, có thể làm cho không
trí, có thể làm cho sút giảm trí tuệ, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng
giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân
nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi. Như vậy, năm pháp này có thể làm cho
đen tối, có thể làm cho không mắt, có thể làm cho không trí, chẳng phải
minh, chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn.
“Nếu có bảy
Giác chi, thì có thể làm ánh sáng lớn, có thể làm con mắt, tăng trưởng trí
tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là bảy? Đó là
Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Khinh an giác chi,
Hỷ giác chi, Định giác chi, Xả giác chi, làm ánh sáng lớn, có thể làm con
mắt, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Có năm chướng,
năm cái[102],
phiền não nơi tâm[103],
có thể làm sút giảm trí tuệ và làm phần chướng ngại, chẳng phải minh,
chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là
tham dục cái, sân cái, thùy miên cái, trạo hối cái, nghi cái. Năm cái này
là che kín, là bao phủ, phiền não ở tâm, khiến cho trí tuệ bị suy giảm, là
phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng giác, chẳng chuyển
hướng Niết-bàn.
“Nếu là bảy
Giác chi, thì chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng
trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.
Những gì là
bảy? Đó là Niệm giác chi… Như đã nói ở trên… cho đến Xả giác chi.
Như bảy Giác chi này chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi
tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.”
Bấy giờ, Thế
Tôn liền nói bài kệ rằng:
Tham dục, sân nhuế cái,
Thùy miên, trạo hối, nghi;
Như năm thứ cái này,
Tăng trưởng các phiền não.
Năm cái che thế gian,
Đắm sâu khó độ được;
Ngăn che đối chúng sanh,
Khiến không thấy chánh đạo.
Nếu đắc Thất giác chi,
Thì có thể chiếu sáng;
Chỉ lời chân thật này,
Đấng Chánh Giác đã nói.
Niệm giác chi là đầu,
Trạch pháp, chánh tư duy;
Tinh tấn, ỷ[104],
hỷ giác,
Tam-muội, xả giác chi.
Như bảy Giác chi này,
Chánh đạo của Mâu-ni;
Tùy thuận Đấng Đại Tiên,
Thoát sợ hãi sanh tử.
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu có thiện
gia nam tử, xả bỏ công việc đời, xuất gia học đạo; cạo bỏ râu tóc, mặc
ca-sa, chánh tín sống không nhà, xuất gia học đạo. Trong số xuất gia như
vậy, có người ngu si, nương vào nơi xóm làng, thành ấp; sáng đắp y mang
bát vào thôn khất thực, nhưng vì không khéo giữ thân, không giữ gìn cửa
các căn, không nhiếp thu các niệm mình, nên khi nhìn thấy những thiếu nữ
trang điểm xinh đẹp, sanh tâm đắm nhiễm, không chánh tư duy, tâm chạy theo
nắm bắt sắc tướng, tưởng đến sắc dục, làm cho tâm dục hừng hẫy, thiêu đốt
tâm, thiêu đốt thân, trả lại giới, trở về thế gian, tự thụt lùi chìm đắm.
Trong khi đã yểm ly việc đời, xuất gia học đạo rồi mà còn nhiễm đắm trở
lại, làm tăng thêm các tội nghiệp để tự phá hoại, che lấp, chìm đắm.
“Có năm loại
cây lớn, hạt mầm của nó rất nhỏ, nhưng cây lớn lên thì to lớn, bóng cây có
thể che tối các loại cây tạp nhỏ, khiến âm u héo úa, không sanh trưởng
được. Những gì là năm? Đó là cây kiền-giá-da[106],
cây Ca-tỳ-đa-la[107],
cây A-thấp-ba-tha[108],
cây Ưu-đàm-bát-la[109],
cây Ni-câu-lưu-tha[110].
Như vậy, năm loại cây đại thọ[111]
này, tuy mầm của nó rất nhỏ, nhưng từ từ phát triển lớn lên, bóng của nó
che khuất các cây nhỏ, có thể khiến cho tất cả bị che khuất rũ xuống.
Những gì là năm? Đó là tham dục cái, dần dần tăng trưởng; là sân nhuế[112],
thùy miên, trạo hối, nghi cái, dần dần tăng trưởng. Vì tăng trưởng, nên
khiến cho thiện tâm bị che khuất rũ xuống. Nếu tu tập bảy Giác chi, tu tập
nhiều, sẽ chuyển thành bất thoái. Những gì là bảy? Là Niệm giác chi, Trạch
pháp, Tinh tấn, Khinh an, Hỷ, Định, Xả giác chi. Tu tập bảy Giác chi như
vậy, tu tập nhiều, sẽ chuyển thành bất thoái chuyển.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
“Nếu Tỳ-kheo
chuyên nhất tâm mình, lắng nghe Chánh pháp, có thể đoạn năm pháp; tu tập
bảy pháp khiến cho càng lúc càng thăng tiến mãn túc. Đoạn Năm pháp gì? Là
tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, trạo hối cái và nghi cái, đó
gọi là đoạn Năm pháp. Tu tập bảy pháp gì? Là Niệm giác chi, Trạch pháp
giác chi, Tinh tấn giác chi, Khinh an giác chi, Hỷ giác chi, Định giác chi
và Xả giác chi. Nếu tu bảy pháp này thì càng lúc càng thăng tiến mãn túc.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Phật
ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn
bảo các Tỳ-kheo:
“Thánh đệ tử có
tín tâm thanh tịnh, chuyên tinh nghe pháp, có thể đoạn được năm pháp, tu
tập bảy pháp, khiến cho được đầy đủ. Những gì là năm? Là tham dục cái, sân
nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái. Đây là những cái cần đoạn. Những gì
là bảy pháp? Là Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tấn, Khinh an, Hỷ, Định,
Xả giác chi. Bảy pháp này được tu tập đầy đủ, với người có tịnh tín; đó
gọi là tâm giải thoát; người có trí gọi là tuệ giải thoát. Nếu người nào
bị tham dục nhiễm tâm thì sẽ không có đắc, sẽ không có lạc; người nào bị
vô minh nhiễm tâm, thì trí tuệ không trong sạch. Cho nên, Tỳ-kheo lìa tham
dục, thì tâm giải thoát; lìa vô minh, thì tuệ giải thoát. Nếu Tỳ-kheo đó
đã lìa tham dục, thì tự thân tác chứng tâm giải thoát; lìa vô minh, tuệ
giải thoát, đó gọi là Tỳ-kheo đoạn ái phược, kết, mạn, chứng đắc hiện quán[114],
cứu cánh biên tế khổ.”
Sau khi Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ
phụng hành.
*
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá. Bấy giờ có vương tử Vô
Úy[116]
thường ngày đi bộ, thong thả dạo chơi, đi đến chỗ Đức
Phật; sau khi diện kiến chào hỏi Thế Tôn xong, ngồi lui qua một bên, bạch
Phật rằng:
“Bạch
Thế Tôn, có Sa-môn, Bà-la-môn thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh phiền
não, không nhân, không duyên; chúng sanh thanh tịnh, không nhân, không
duyên[117].’
Còn Thế Tôn thì thế nào?”
Phật
bảo Vô Úy:
“Vì
các Sa-môn, Bà-la-môn nói những điều mà họ không suy nghĩ, ngu si, không
phân biệt, không khéo léo, chẳng biết suy nghĩ, chẳng biết suy lường nên
nói: ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên; chúng sanh thanh
tịnh, không nhân, không duyên.’ như vậy. Vì sao? Vì chúng sanh phiền não
có nhân, có duyên và chúng sanh thanh tịnh, có nhân, có duyên.
“Chúng sanh phiền não có nhân gì, duyên gì? Chúng sanh thanh tịnh có nhân
gì, duyên gì? Vì tham dục chúng sanh tăng thượng nên đối với của cải, đồ
vật của người khác khởi lên lòng tham nói rằng: ‘Vật này là sở hữu của tôi
thì tốt.’ Nó yêu thích không muốn xa lìa. Đối với chúng sanh khác khởi lên
lòng sân hận, hung ác, toan tính, muốn đánh, muốn trói, chèn ép, gia tăng
những việc trái đạo, tạo ra các nạn, không từ bỏ sân nhuế. Thân ham ngủ
nghỉ, tâm lại lười biếng, tâm luôn dao động; bên trong không tịch tĩnh,
tâm thường nghi hoặc, nghi quá khứ, nghi vị lai, nghi hiện tại. Này Vô Úy,
vì những nhân như vậy, những duyên như vậy, nên chúng sanh phiền não. Vì
những nhân như vậy, những duyên như vậy nên chúng sanh thanh tịnh.”[118]
Vô Úy
bạch Phật:
“Thưa
Cù-đàm, một phần triền cái đã đủ là phiền não tâm, huống chi là tất cả!”
Vô Úy
lại bạch Phật:
“Bạch
Cù-đàm, chúng sanh thanh tịnh có nhân gì, có duyên gì?“
Phật
bảo Vô Úy:
“Nếu
Bà-la-môn nào có một niệm thù thắng, quyết định thành tựu; những việc đã
làm từ lâu, những lời nói từ lâu, có thể tùy theo nhớ nghĩ, ngay lúc ấy tu
tập Niệm giác chi. Khi Niệm giác chi đã tu tập rồi, thì niệm giác đầy đủ.
Khi niệm giác đã đầy đủ rồi, thì có sự lựa chọn, phân biệt, tư duy, lúc
bấy giờ tu tập Trạch pháp giác chi. Khi đã tu tập Trạch pháp giác chi rồi,
thì trạch pháp giác đầy đủ. Khi đã lựa chọn, phân biệt, suy lường pháp
rồi, thì sẽ nỗ lực tinh tấn; ở đây, tu tập Tinh tấn giác chi. Khi đã tu
tập Tinh tấn giác chi rồi, thì tinh tấn giác đầy đủ. Khi đã nỗ lực tinh
tấn rồi, thì hoan hỷ sẽ sanh, xa lìa các tưởng về thức ăn, tu hỷ giác chi.
Khi đã tu Hỷ giác chi rồi, thì hỷ giác đầy đủ. Khi Hỷ giác chi đã đầy đủ
rồi, thì thân và tâm khinh an[119];
lúc ấy tu Khinh an giác chi. Khi đã tu Khinh an giác chi rồi, thì khinh an
giác sẽ đầy đủ. Khi thân đã khinh an rồi, thì sẽ được an lạc và khi đã an
lạc rồi thì tâm sẽ định; khi ấy tu Định giác chi. Khi đã tu Định giác chi
rồi, thì định giác sẽ đầy đủ, Khi định giác chi đã đầy đủ rồi, thì tham ái
sẽ bị diệt và tâm xả sanh ra; khi ấy tu Xả giác chi. Khi đã tu Xả giác chi
rồi, thì xả giác sẽ đầy đủ. Như vậy, này Vô Úy, vì nhân này, duyên này mà
chúng sanh thanh tịnh.”
Vô Úy
bạch Cù-đàm:
“Nếu
một phần (trong bảy Giác chi này) đầy đủ, thì cũng khiến cho chúng
sanh thanh tịnh, huống chi là tất cả.”
Vô Úy
bạch Phật:
“Bạch
Cù-đàm, kinh này tên gì và phải phụng trì như thế nào?”
Phật
bảo vương tử Vô Úy:
“Nên
gọi đây là kinh Giác Chi.”
Vô Úy
bạch Phật:
“Bạch
Cù-đàm, đây là giác phần tối thắng. Bạch Cù-đàm, con là Vương tử, đã an
lạc, mà vẫn thường cầu an lạc, nhưng ít khi ra vào. Nay lên trên núi, tứ
chi tuy mỏi mệt, nhưng được nghe Cù-đàm nói kinh Giác Chi nên quên tất cả
sự mệt nhọc.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, vương tử Vô Úy nghe những gì Phật đã dạy, hoan
hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng lên, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi lui.
*
[1].
Ấn Thuận Hội Biên,
Tụng 4. Đạo phẩm, “10. Tương ưng Căn,” gồm hai mươi bảy kinh, từ số
815-840, (gồm mười chín kinh, Đại Chánh: 642-660) tức Tương ưng thứ 4
trong “Tụng 4. Đạo phẩm”. Quốc Dịch, để lên Tương ưng thứ 2.
Bản Đại Chánh, quyển 24, Tương ưng 1; Đại Chánh. quyển 26, từ
số 642. Quốc Dịch, quyển 23, Tương ưng Căn, từ kinh số 1230.
Phật Quang, quyển 26, kinh số 654-724.
Pāli, S.48.23 Ñāya.
Cf. A.3.84 Sekka.
[2].
Vị tri đương tri căn, tri căn, vô tri căn
未知當知根,
知根,
無知根.
Vô tri căn,
Câu-xá: cụ tri căn. Xem Câu-xá 2, phẩm 2 “Phân biệt căn”. Pāli:
tīṇ’indriyāni: anaññātāññassāmītindriyaṃ,
aññindriyaṃ,
aññātāvindriyaṃ,
Căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn đã biết trọn vẹn.
[3].
Bất động ý giải thoát
不動意解脫,
tức bất động tâm giải thoát. Pāli:
akuppā cetvimutti.
[4].
Pāli, S.48.1
Siddhika.
[5].
Pāli, S.48.2-3
Sotapanna.
[6].
Đoạn tri
斷知,
tức đoạn biến tri, đoạn trừ với nhận thức toàn
diện; xem Câu-xá 21 (tr.11218). Pāli:
pahāṇa-pariññā.
[7].
Pāli, S.48.4-5
Arahaṃ.
[8].
Ly dục giải thoát; bản Pāli:
anupādāvimutto,
giải thoát không còn chấp thủ.
[9].
Đãi đắc kỷ lợi
逮得己利,
đã đạt được mục đích của mình.
[10].
Pāli, S.48.8
Daṭṭhabbaṃ.
[11].
Pāli, S.48.9-10
Vibhaṅga.
[12].
Pāli, S.48.12
Saṅkhitta.
[13].
Xem cht.6, kinh 644.
[14].
Pāli, S.48.20
Āsavānaṃkhayo.
[15].
Pāli, S.48.6-7
Samaṇa-brahmaṇā.
[17].
Pāli, S.48.12
Saṅkhitta,
18 Paṭipanna.
[18].
Pāli:
paripūraṃ paripūrakārī ārādheti, padesaṃ padesakrī
āradheti, người làm cho viên mãn thì
hoàn thành sự viên mãn; người chỉ làm một phần thì hoàn tất một phần.
[19].
Pāli, S.48.15-16
Vitthāra.
[21].
Câu phần giải thoát
俱分解脫,
đối với vị A-la-hán chứng đắc Diệt tận định. Pāli:
ubhatobhāgavimutta.
[22].
Thân chứng
身證;
đối với A-na-hàm chứng đắc Diệt tận định. Pāli:
kāyasakkhin.
[23].
Kiến đáo
見到.
Pāli:
diṭṭhipatta.
[24].
Tín giải thoát
信解脫.
Pāli:
saddhāvimutta.
[25].
Nhất chúng
一種.
Pāli:
ekabījin.
[26].
Gia gia
家家.
Pāli:
kolaṃkola.
[27].
Thất hữu
七有.
Pāli: sattakkhattuparama.
[28].
Pháp hành
法行
tức Tùy pháp hành. Pāli:
dhammānusārin.
[29].
Tín hành
信行
tức Tùy tín hành. Pāli:
saddhānusārin.
[30].
Căn ba-la-la-mật, quả ba-la-mật
根波羅蜜,
果波羅蜜.
Pāli: indriyavemattatā
phalavemattatā
hoti,
do sự sai biệt của căn mà có sự sai biệt của quả. Pāli:
vemattatà,
chủng loại sai biệt; bản Hán đọc là
pāramita: ba-la-mật.
[31].
Nhân ba-la-mật
人波羅蜜.
Pāli: puggalavemattatā,
sự sai biệt về nhân cách.
[32].
Xem cht.18 kinh 652 trên.
[33].
Pāli, S.48.52
Mallika.
[34].
Pāli, S.48.10
Vibhaṅga;
48.52. Mallika.
[35].
Pāli, S.48.10
Vibhaṅga.
[36].
Pāli:
saddahati tathāgatassa
bodhiṃ,
tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai.
[37].
Pāli, S.48 50
Saddha.
[38].
Pāli, S.48.50:
tathāgate ekantagato abhippasanno,
nhất hướng tín tâm minh tịnh đối với Như Lai.
[39].
Pāli, nt.:
saddhassa... ariyasāvakassa evaṃ pāṭikaṃkhaṃ yaṃ
āraddhaviriyo viharassati akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya...
Thánh đệ tử có tín mong đợi như vầy: an trú với tinh tấn dũng mãnh
hướng đến đoạn trừ các pháp bất thiện...
[40].
Ấn Thuận Hội Biên, tụng 4. Đạo phẩm, “11.
Tương ưng lực”, gồm sáu mươi kinh, từ số 841-900; gồm mười ba kinh Đại
Chánh: 661-703. Tương đương Pāli,
Samyutta
50. Balasaṃyutta.
Đại Chánh kinh 661, Hai sức mạnh. Pāli, A.2.2.1
Balāni.
[41].
Số lực
數力.
Pāli: paṭisaṅkhānabala,
sức mạnh của sự giản trạch, tức năng lực quán sát và phân tích của
tuệ. Xem Câu-xá 1. tr.1b. Bản Hán hiểu theo ngữ nguyên
saṅkhā,
con số.
[42].
Tu lực
修力.
Pāli, bhāvanābala.
[43].
Tứ đạo
四道,
tức bốn hay hay thông hành; xem Tập Dị Môn 7, tr.395b. Cf. Pāli,
D.iii. tr.228: catasso
paṭipādā.
[44].
Tứ cú
四法句,
tức bốn pháp tích; xem Tập Dị Môn 7, tr.395b. Cf. Pāli, D.ii. tr.229,
cattāri dhammapadāni.
Ấn Thuận tách kinh này thành ba kinh.
[45].
Tóm tắt có chín kinh.
[47].
Tham chiếu Pāli, A.4.152
Balāni.
[48].
Tập cận
習近.
Pāli:
sevitabba.
[49].
Hành lợi
同利,
hoặc nói là lợi hành
利行.
Pāli:
atthacāriyā.
[50].
Đồng lợi
同利,
cũng nói là đồng sự
同事.
Pāli: samānattatā,
đồng ngã, nâng người lên ngang mình. Nhưng Hán dịch theo Skt.
Samānārthatā.
[51].
Ý nghĩa, người muốn chứng đắc A-la-hán,
thì giúp cho được chứng đắc.
[52].
Pāli, A.4.32
Saṅgaha.
[53].
Hán: cang
釭,
ống gang trong bánh xe. Pāli:
ete kho saṅgahā loke, rathhassāṇīva yāyato,
những nhiếp sự này ở trong đời, như cái chốt
trục xe khiến xe lăn.
[54].
Pāli:
yasmā ca saṅgaha ete samavekkhanti paṇḍitā, tasmā
mahattaṃ papponti pāsaṃsā ca bhavanti,
bậc trí do quán sát các nhiếp sự này mà đạt được sự vĩ đại và có danh
thơm.
[55].
Pāli, A.4 153
Paññā.
[56].
Bất thiện số
不善數,
đồng nghĩa bất thiện tư duy.
[57].
Pāli, S.50.1
Gaṅgāpeyyāla;
Cf. A.5.13 Saṅkhīta
[58].
Pāli, S.48.8
Daṭṭhabbaṃ;
A.5.14 Vitthata,
5.15 Daṭṭhabba.
[59].
Cf. A.5.1
Saṅkhita.
[60].
Học lực
學力,
năng lực của hữu học. Pāli:
sekhabala.
Xem cht. 63 dưới.
[61].
Năm Lực theo bản Pāli:
saddhā,
tín, hirī,
tàm,
ottapa, quý,
vīriya,
tinh tấn, paññā,
tuệ.
[62].
Pāli, xem kinh 677.
[63].
Pāli:
saddhābalena
samannāgatā
bhavissāma sekhabalena,
chúng tôi sẽ thành tựu sức mạnh của tín, là sức mạnh của hữu học.
[64].
Pāli, A.5.2
Vitthāta.
[67].
Đương
當,
bản Cao-ly chép là thẩm
審.
[68].
Pāli:
saddhāpi
nāma te nāhosi
kusalesu dhammesu, người không có tín
đối với các thiện pháp.
[69].
Pāli:
paññāpi
nāma te nāhosi
kusalesu dhammesu,
người không có tuệ nơi các thiện pháp.
[70].
Pāli, A.5.5
Sikkhā.
[71].
Pāli:
sikkhaṃ paccakkhāya hinayāvattati,
xả học xứ, hoàn tục.
[73].
Cf. M.12
Mahāsīhanāda-sutta;
A.10.21. Sīha.
Hán: No125(46.4).
[74].
Xứ phi xứ như thật tri
處非處如實知,
tức (thị) xứ phi xứ trí lực. Pāli:
ṭhānañca ṭthānato aṭhānañ
ca aṭṭhānato
yathābhūtaṃ pajānāti,
biết như thật trường hợp nào xảy ra (lý), trường hợp
nào không xảy ra (phi lý).
[75].
Tiên Phật tối thắng xứ trí
先佛最勝處智. Pāli:
tathāgato āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānāti,
Như Lai tự xác nhận địa vị Ngưu vương.
[76].
Nghiệp pháp thọ nhân sự báo
業法受因事報. Pāli:
kammasamādānānaṃ ṭhānaso hetuso vipākaṃ,
nhân và duyên báo ứng của sự thọ nghiệp.
[77].
Pāli:
(...)-samāpattīnaṃ
saṅkilesaṃ vodānaṃ vuṭṭhānaṃ, (biết) sự
tạp nhiễm, thanh tịnh và xuất ly của các (...) chánh thọ (hay đẳng
trì).
[78].
Nhất thiết chí đạo xứ
一切至處道,
tức biến thú hành trí lực. Pāli:
sabbatthagāminiṃ paṭipadaṃ,
(biết) con đường dẫn đến tất cả mục đích.
[80].
Xem cht.75 kinh 684.
[81].
(...) tâm lạc pháp thọ
心樂法受, không rõ nghĩa. Hoặc, nghiệp pháp
thọ 業報受
(Pāli: kammasamādāna)
nhưng chép nhầm là lạc pháp thọ
樂法受.
Xem cht.76 kinh 684.
[82].
Pāli, A.6.64
Sīhanāda.
[83].
Tự dĩ lạc thọ
自以樂受,
không rõ nghĩa. Ấn Thuận đọc là dĩ nghiệp pháp
thọ 以業法受
thay vì tâm nghiệp pháp thọ
心業法受.
Xem cht.81 kinh 686 trên.
[84].
A.7.3-4
Bala; 5.
Dhana.
[85].
Tham chiếu, Hán: No125(38.11);
Pāli: A.8.27 Bala.
[86].
Cf. No125(38.11);
A.8.27 Bala.
[91].
Cf. A.10.21
Sīha.
Xem kinh 684.
[94].
Trong nguyên bản: như thật tri phi xứ
如實知非處
có sự chép nhầm.
[95].
Ấn Thuận Hội Biên, tụng 4, “12. Tương ưng Giác
chi,” gồm sáu mươi kinh, từ số 901-967 (Đại Chánh, 704-747). Quốc
Dịch, “4. Tương ưng Bồ-đề phần”. Phần lớn tương đương Pāli, S.46
Bojjhaṅga-saṃyutta.
–Đại Chánh kinh 704, Pāli, S.46.24
Ayonisa.
[96].
Bất chánh tư duy
不正思惟.
Pāli: ayoniso manasikaroto,
không tác ý như lý.
[98].
Pāli, S.46.37
Vuḍḍhi.
[100].
Pāli, S.46.40
Nīvaraṇa.
[101].
Pāli, S.46.38
Āvaraṇa-nīvaraṇa.
[102].
Ngũ chướng ngũ cái
五障五蓋.
Pāli: pañca āvaraṇā
nīvaraṇnā, năm chướng cái, chướng ngại
và ngăn che.
[103].
Phiền não ư tâm
煩惱於心.
Pāli: cetaso upakkilesā,
là những tùy phiền não của tâm: là những thứ làm ô uế tâm.
[105].
Gốc cây. Pāli, S.46.39
Rukkha.
[107].
Ca-tỳ-đa-la
迦捭多羅.
Pāli:
kapithaka.
[109].
Ưu-đàm-bát-la
優曇缽羅.
Pāli:
udumbara.
[110].
Ni-câu-lưu-tha
尼拘留他.
Pāli:
nigrodha.
[111].
Nguyên Hán: tâm thọ
心樹,
có thể nhầm. Pāli:
mahārukkha, cây đại thọ.
[112].
Trong để bản thiếu sân nhuế. Thêm vào cho đủ.
[113].
Pāli, S.46.23
Ṭhāna.
[114].
Đẳng vô gián
無間等;
bản Minh: vô minh. Xem cht.8 kinh 259.
[115].
Pāli, S.46.56
Abhaya.
[116].
Vô Úy vương tử
無畏王子.
Pāli: Abhaya rājakumāra.
[117].
Bản Pāli: thuyết của
Puraṇa
kassapa.
Trong Trường bộ, đây là thuyết Luân hồi tịnh hóa của
Makkhali
Gosāla;
xem D.ii.
Sāmaññaphala-sutta.
[118].
Ấn Thuận, câu này dư, cắt bỏ.