TẠP A-HÀM QUYỂN 30
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong rừng Băng-già-kỳ tại
Băng-già-xà[2].
Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói pháp tương thích với giới[3],
khen ngợi pháp chế giới. Lúc ấy, Tôn giả Ca-diếp Thị[4]
đang ở tại thôn Băng-già nghe Thế Tôn nói pháp tương ưng với giới, khen
ngợi giới này, trong lòng rất không kham nhẫn, không hoan hỷ, nói rằng:
‘Sa-môn ấy khen ngợi giới này, tích cực chế giới này[5].’
Sau khi đã trú ở đó như ý muốn tại thôn Băng-già,
Đức Thế Tôn hướng đến nước Xá-vệ. Lần lượt du hành đến vườn Cấp cô độc,
rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, Tôn giả Ca-diếp
Thị liền sanh lòng hối hận: ‘Ta nay mất lợi, bị bất lợi lớn, khi Thế Tôn
nói về pháp tương ứng với giới, khen ngợi việc chế giới; đối với Thế Tôn
tâm ta không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng,
‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới này.’
Sáng sớm hôm sau, Tôn giả Ca-diếp Thị đắp y mang
bát vào thôn Băng-già khất thực. Ăn xong trở về tinh xá, gởi ngọa cụ[6],
rồi tự mang y bát đến thành Xá-vệ. Sau khi lần lượt du hành đến nước
Xá-vệ, cất y bát và rửa chân xong, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân và
bạch Phật rằng:
“Con xin hối lỗi, Thế Tôn! Con xin hối lỗi, Thiện
Thệ! Con là kẻ ngu si không tốt, không phân biệt được; khi con nghe Thế
Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói pháp tương ứng với giới, khen ngợi việc chế
giới, đối với Thế Tôn con đã không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không
hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới
này.’”
Phật bảo Ca-diếp Thị:
“Ở chỗ nào nơi Ta mà ông không kham nhẫn, không
hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này,
hết lòng khen ngợi giới này.’?”
Ca-diếp Thị bạch Phật rằng:
“Lúc Thế Tôn ở trong rừng Băng-già-kỳ, tại thôn
Băng-già-xà, vì các Tỳ-kheo nói pháp tương ứng với giới, khen ngợi giới
này. Con lúc bấy giờ đối với Thế Tôn tâm không kham nhẫn, không hoan hỷ.
Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng
khen ngợi giới này.’ Bạch Thế Tôn, hôm nay con tự biết hối tội, tự thấy
hối tội mình. Xin Đức Thế Tôn thương xót nhận sự hối lỗi của con.”
Phật bảo Ca-diếp Thị:
“Ông đã tự biết hối lỗi vì đã ngu si, không tốt,
không phân biệt được, nên khi nghe Ta vì các Tỳ-kheo nói pháp tương ứng
với giới, khen ngợi việc chế giới, đối với Ta mà không kham nhẫn, không
hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này,
hết lòng khen ngợi giới này.’ Ca-diếp, nay ông đã tự biết hối lỗi, đã tự
thấy hối lỗi rồi, thì trong đời vị lai luật nghi giới sẽ sanh[7].
Nay Ta vì thương xót ông nên nhận sự sám hối của ông.”
Sau khi Ca-diếp Thị sám hối như vậy rồi, thì thiện
pháp tăng trưởng, không bao giờ bị suy giảm. Vì sao? Vì nếu có người nào
tự biết tội, tự thấy tội, mà sám hối tội lỗi, thì trong đời vị lai luật
nghi giới sẽ sanh, thiện pháp tăng trưởng, không bao giờ suy giảm.
“Giả sử Ca-diếp là một vị Thượng tọa, không muốn
học giới, không coi trọng giới, không muốn chế giới, thì Tỳ-kheo như vậy
Ta không khen ngợi. Vì sao? Vì nếu Đại Sư mà khen ngợi người này, thì
những người khác sẽ lại gần gũi, cung kính, tôn trọng. Nếu người khác cùng
gần gũi, tôn trọng, thì sẽ cũng có đồng kiến giải, đồng việc làm. Nếu
người nào có việc làm giống như kia, thì mãi mãi sẽ chịu khổ không lợi ích
gì. Cho nên Ta đối với Trưởng lão này, ban đầu không khen ngợi, vì vị ấy
ngay lúc đầu đã không thích học giới. Như trưởng lão, trung niên, thiếu
niên cũng như vậy.
“Nếu Thượng tọa Trưởng lão này, ban đầu coi trọng
học giới, khen ngợi việc chế giới, thì Trưởng lão như vậy, Ta sẽ khen
ngợi, vì ban đầu đã thích học giới. Đại Sư sẽ khen ngợi người này thì
những người khác sẽ lại gần gũi, cung kính, tôn trọng. Nếu người khác cùng
gần gũi, tôn trọng, thì sẽ cũng có đồng kiến giải, đồng việc làm. Đồng sở
kiến, cho nên, đời vị lai sẽ được ích lợi lâu dài. Cho nên đối với vị
Trưởng lão Tỳ-kheo kia, thường phải khen ngợi, vì sơ thủy đã vui thích học
giới. Vị trung niên, thiếu niên cũng lại như vậy.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu các Tỳ-kheo Thượng tọa Trưởng lão, sơ thủy
không vui thích học giới, không coi trọng học giới, thấy Tỳ-kheo khác ban
đầu vui thích học giới, coi trọng giới, khen ngợi việc chế giới, vị ấy
cũng không tùy thời khen ngợi, đối với những Tỳ-kheo này Ta cũng không
khen ngợi, vì vị ấy sơ thủy không vui thích học giới. Vì sao? Vì nếu Đại
Sư khen ngợi vị ấy, thì người khác sẽ lại gần gũi tôn trọng, đồng kiến
giải. Vì đồng kiến giải nên lâu dài chịu khổ không có lợi ích. Cho nên Ta
đối với các trưởng lão,... trung niên, thiếu niên kia, cũng lại như vậy.
Người vui thích học giới như trước đã nói.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có Ba học. Những gì là ba? Đó là
tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học.
“Thế nào là tăng thượng Giới học?
Tỳ-kheo an trụ Giới Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xử, thấy tội vi
tế sanh lòng sợ hãi, thọ trì học giới. Đó gọi là tăng thượng Giới học.
“Thế nào là tăng thượng Ý học?
Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, hỷ lạc do viễn ly
sanh, chứng và an trụ Sơ thiền,... cho đến chứng và an trú đệ Tứ
thiền. Đó gọi là tăng thượng Ý học.
“Thế nào là tăng thượng Tuệ học?
Tỳ-kheo nào biết như thật về Khổ Thánh đế này, biết như thật về Khổ tập
Thánh đế này, Khổ diệt Thánh đế này, Khổ diệt đạo tích Thánh đế này, thì
đó gọi là tăng thượng Tuệ học.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Các kinh khác nói về Ba học,
như đã nói Niệm xứ ở trước.
Như Thiền, Vô lượng, Vô sắc cũng vậy. Như bốn
Thánh đế, cũng vậy bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn,
năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo, Bốn đạo, Bốn pháp cú và tu tập Chỉ
quán cũng nói như vậy.
[10]
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong giảng đường Trùng các, bên
ao Di hầu, nước Tỳ-xá-ly.
Bấy giờ có người luyện voi giỏi người Ly-xa, tên là
Nan-đà[12],
đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, lui qua ngồi một bên. Bấy
giờ, Thế Tôn bảo Ly-xa Nan-đà rằng:
“Nếu Thánh đệ tử thành tựu bốn Bất hoại tịnh, mà
muốn cầu thọ mạng liền được thọ mạng; muốn cầu dung sắc, sức lực, khoái
lạc, biện tài, liền được một cách tự tại. Những gì là bốn? Thành tựu Phật
bất hoại tịnh; thành tựu Pháp, Tăng bất hoại tịnh; thành tựu Thánh giới
bất hoại tịnh. Ta thấy Thánh đệ tử này sau khi mạng chung ở đây sẽ sanh
lên cõi trời, ở đó được mười thứ pháp. Những gì là mười? Được tuổi thọ cõi
trời, sắc đẹp cõi trời, danh xưng cõi trời, khoái lạc cõi trời, tự tại cõi
trời và sắc, thanh, hương, vị, xúc cõi trời. Nếu Thánh đệ tử ở trên trời
mạng chung sẽ sanh vào cõi người. Ta thấy họ đầy đủ mười điều. Những gì là
mười? Được tuổi thọ cõi người, người tốt đẹp, danh xưng, khoái lạc, tự tại
và sắc, thanh, hương, vị, xúc cõi người. Ta nói vị đa văn Thánh đệ tử này
tin không do người khác, ước muốn không do người khác[13],
không nghe từ người khác, không lấy ý người khác, tư duy không nhân bởi
người khác. Ta nói vị ấy có tri kiến chánh tuệ như thật.”
Bấy giờ, có người đi theo Nan-đà, thưa Nan-đà rằng:
“Giờ tắm đã đến, bây giờ xin ngài đi cho!”
Nan-đà đáp rằng:
“Nay ta không cần tắm gội theo thế gian, mà nay ta
ở trong pháp thắng diệu này tự tắm gội; vì đối với Thế Tôn ta đã có được
tín lạc thanh tịnh.”[14]
Sau khi người huấn luyện voi Ly-xa Nan-đà nghe
những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, làm lễ mà
lui.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong giảng đường Trùng các, bên
ao Di hầu tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Thánh đệ tử nếu thành tựu được bốn Bất hoại tịnh,
thì ở giữa loài người không sống cuộc sống nghèo khốn; không bị lạnh rét,
xin ăn; mà tự nhiên giàu sang đầy đủ. Những gì là bốn? Thành tựu bất hoại
tịnh đối với Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, Thánh giới.
Cho nên, Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với
Phật; sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, Thánh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Chuyển luân Thánh vương có đầy đủ bảy báu, thành
tựu được bốn thứ thần lực trong cõi người, làm vua bốn thiên hạ, sau khi
thân hoại mạng chung sẽ sanh lên cõi trời. Tuy lại làm Chuyển luân Thánh
vương có đầy đủ bảy báu, thành tựu được thần lực trong cõi người, làm vua
bốn thiên hạ và sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên cõi trời, nhưng
vẫn còn chưa đoạn trừ được cái khổ của đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc
sanh. Vì sao? Vì Chuyển luân vương chưa đạt được bất hoại tịnh đối với
Phật, chưa được bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới.
Đa văn Thánh đệ tử mang y phấn tảo, xin ăn khắp mọi
nhà, dùng ngọa cụ bằng cỏ, nhưng các vị đa văn Thánh đệ tử này đã giải
thoát được cái khổ của các đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Vì sao?
Vì các vị đa văn Thánh đệ tử này đã thành tựu được bất hoại tịnh đối với
Phật; đã thành tựu được bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới.
Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối
với Phật; sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới.’”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Các ông nên khởi lòng thương mến và lòng từ bi.
Đối với những gì các ông nói, nếu có người nào thích nghe, thích lãnh thọ,
thì các ông hãy vì họ mà nói về bốn bất hoại tịnh, khiến cho chứng nhập,
khiến cho an trụ[18].
Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối với Pháp;
bất hoại tịnh đối với Tăng; thành tựu Thánh giới. Vì sao? Dù bốn đại: đất,
nước, lửa, gió có sự thay đổi tăng giảm, bốn bất hoại tịnh này chưa từng
có sự tăng giảm biến khác. Chúng không tăng giảm biến khác, cho nên đa văn
Thánh đệ tử đã thành tựu được đối với Phật, mà nếu bị đọa vào địa ngục,
ngạ quỷ, súc sanh, thì điều này không thể có được. Cho nên, các Tỳ-kheo
nên học như vầy: ‘Tôi sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; sẽ thành
tựu bất hoại tịnh với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới và sẽ thiết lập
cho người khác cũng được thành tựu.’”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu tin người, sanh năm điều lỗi lầm: Hoặc khi
người ấy vi phạm giới luật, bị chúng từ bỏ[19],
thì người tin kính kẻ đó sẽ nghĩ như vầy: ‘Đây là thầy của ta, được ta
kính trọng, nay bị chúng Tăng từ bỏ. Nay ta còn lý gì để vào chùa tháp này
nữa?’ Khi đã không còn vào chùa tháp rồi, thì sẽ không kính chúng Tăng. Do
không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp,
pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được an trụ lâu trong Chánh pháp. Đó
gọi là lỗi lầm thứ nhất do tin kính người sanh ra.
“Lại nữa, ai tin kính người, nếu người được kính vi
phạm giới luật, bị chúng Tăng cử tội bất kiến[20];
ai tin kính người sẽ nghĩ như vầy: ‘Đây là thầy ta, đã được ta kính trọng
mà nay bị chúng Tăng cử tội bất kiến. Nay ta còn lý gì để vào chùa tháp
nữa?’ Khi đã không vào chúa tháp rồi, thì không còn kính chúng Tăng. Do
không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp,
pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi
là lỗi lầm thứ hai do dễ tin kính người sanh ra.
“Lại nữa, người kia nếu đắp y mang bát du hành
phương khác, kẻ tin kính người kia sẽ nghĩ như vầy: ‘Người được ta kính,
đã đắp y mang bát du hành nhân gian. Nay ta còn lý gì mà vào chùa tháp này
nữa?’ Khi đã không vào chùa tháp rồi, thì không còn cung kính chúng Tăng.
Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp,
pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi
là lỗi lầm thứ ba do dễ tin kính người sanh ra.
“Lại nữa, nếu người được tin kính kia, xả giới hoàn
tục, người dễ tin kính người kia sẽ nghĩ như vầy: ‘Ông là thầy ta, được ta
kính trọng, đã xả giới hoàn tục, nay ta không nên vào chùa tháp này. Khi
đã không vào chùa rồi, sẽ không còn kính chúng Tăng. Do không kính Tăng,
nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị
thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ tư
do dễ tin kính người sanh ra.
“Lại nữa, nếu người được tin kính kia, thân hoại
mạng chung, người dễ tin kính người kia sẽ nghĩ như vầy: ‘Ông là thầy ta,
được ta kính trọng, nay đã qua đời; nay ta còn lý gì để vào chùa tháp này
nữa?’ Khi đã không còn vào chùa nữa, thì sẽ không còn kính Tăng. Đó gọi là
lỗi lầm thứ năm do dễ tin kính người sanh ra.
“Cho nên, các Tỳ-kheo, phải học như vầy: ‘Ta sẽ
thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và
thành tựu Thánh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có Bốn loại thức ăn nuôi lớn chúng sanh, nhiếp thọ
và làm tăng trưởng bốn đại. Những gì là bốn? Đó là Đoàn thực, Xúc thực, Ý
tư thực và Thức thực. Cũng vậy, có bốn thứ phước đức thấm nhuần làm thức
ăn an lạc[22].
Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối Pháp, Tăng
và thành tựu Thánh giới. Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ
thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và
thành tựu Thánh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai
biệt.
“Người thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, được
nghe Pháp, được chúng Tăng hộ niệm và thành tựu Thánh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Kinh kế này cũng nói như
trên, nhưng có một vài sai biệt:
“Người nào nếu thành tựu bất hoại tịnh đối với
Phật, Pháp, Tăng, thì đối với sự bỏn sẻn nhơ nhớp trói buộc chúng sanh, sẽ
xa lìa được lòng bỏn sẻn nhơ nhớp, tại gia mà an trụ giải thoát; tâm
thường hành bố thí, thích bố thí, luôn an lạc trong việc thực hành xả thí
bình đẳng, thành tựu được Thánh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Kinh kế này cũng nói như trên, nhưng
có một vài sai biệt:
“Thánh đệ tử như vậy có bốn thứ
phước đức thấm nhuần, thiện pháp thấm nhuần; nếu đem công đức ra để so
sánh, nhiếp thọ, thì không thể so sánh là được bao nhiêu phước quả, bao
nhiêu quả, bao nhiêu phước quả đã tích tập. Nhưng chúng được kể là rất
nhiều phước lợi, điều đó được cho là sự tích tụ phước đức lớn. Thí như hợp
lưu của năm con sông: Hằng hà, Da-bồ-na, Tát-la-do, Y-la-bạt-đề, Ma-hê[25];
nước hiệp lưu các con sông này dù có dùng trăm bình, ngàn bình, trăm ngàn
vạn bình cũng không thể nào đong lường được, vì nước này quá nhiều, điều
đó được cho là sự hợp tụ các dòng nước lớn. Cũng vậy Thánh đệ tử đã thành
tựu bốn thứ công đức thấm nhuần, nên không thể đo lường được phước đức của
họ là nhiều hay ít, vì sự nhiều phước của họ được hiểu là do sự tích tụ
nhiều thứ công đức lớn. Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành
bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu
Thánh giới.”
Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Biển lớn nhiều tốt lành,
Sạch mình, sạch vật khác;
Sâu rộng mà lặng trôi,
Gồm đầy trăm dòng nước.
Tất
cả các sông rạch,
Đều quy về biển lớn;
Nơi các loài nương sống.
Thân này cũng như vậy,
Tu công đức thí, giới;
Nơi trăm phước quy về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Người Bà-la-môn nói đạo hư dối,
ngu si, tà ác, không chân chánh thú hướng, chẳng phải trí Đẳng giác hướng
đến Niết-bàn. Người ấy giáo hóa đệ tử như vầy: Vào ngày rằm, dùng bột
hồ-ma, bột am-la-ma-la tắm gội thân thể, mặc áo kiếp-bối mới, đầu phủ tơ
dài, trét phân bò trên đất, mà nằm lên, rồi bảo rằng: ‘Thiện nam tử, buổi
mai dậy sớm, cởi áo để ở một chỗ, thân hình trần truồng, chạy nhanh về
hướng Đông. Giữa đường giả sử có gặp voi hung, ngựa dữ, trâu điên, chó
dại, gai gốc, rừng rậm, hầm hố, nước sâu đi nữa vẫn phải thẳng tiến về
phía trước chớ nên tránh. Nếu gặp hại mà chết, quyết sẽ được sanh lên cõi
Phạm thiên.’ Đó gọi là ngoại đạo ngu si tà kiến, chẳng phải trí Đẳng giác
hướng đến Niết-bàn. Ta vì các đệ tử nói về đường chính bằng phẳng chẳng
phải ngu si, mà là hướng đến trí tuệ Đẳng giác, hướng đến Niết-bàn. Đó là
tám Thánh đạo: Chánh kiến… cho đến chánh định.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả
Xá-lợi-phất:
“Bảo là dòng[28];
thế nào là dòng?”
Xá-lợi-phất bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, nói là dòng, đó là
nói tám Thánh đạo.”
Lại hỏi Xá-lợi-phất:
“Gọi là Nhập lưu phần[29],
vậy thế nào là Nhập lưu phần?”
Xá-lợi-phất bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, có bốn thứ Nhập lưu
phần[30].
Những gì là bốn? Thân cận thiện nam tử, nghe Chánh pháp, bên trong tư duy
chân chánh, hướng đến pháp và thứ pháp.”
Lại hỏi Xá-lợi-phất:
“Người Nhập lưu[31]
phải thành tựu bao nhiêu pháp?”
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng:
“Có bốn phần để người Nhập lưu
thành tựu. Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối
với Pháp, bất hoại tịnh đối với Tăng, thành tựu Thánh giới.”
Phật bảo Xá-lợi-phất:
“Như những gì ông đã nói, dòng tức
là tám Thánh đạo. Nhập lưu phần có bốn pháp là thân cận thiện nam tử, nghe
chánh pháp, bên trong tư duy chân chánh, hướng đến pháp và thứ pháp. Người
Nhập lưu thành tựu bốn pháp, là bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh
đối với Pháp, bất hoại tịnh đối với Tăng, thành tựu Thánh giới.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các
Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Tôn giả A-nan, sau
khi thăm hỏi khích lệ xong, rồi đứng qua một bên, Tôn giả Xá-lợi-phất nói
với Tôn giả A-nan:
“Tôi có điều muốn hỏi, Tôn giả có rảnh thì giờ trả
lời không?”
Tôn giả A-nan thưa Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Theo ý Tôn giả cứ hỏi, nếu biết tôi sẽ đáp.”
Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả A-nan:
“Do đoạn được bao nhiêu pháp, mà với Như Lai, Ứng
Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, ký thuyết rằng người kia đắc
Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác,
chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ?”
Tôn giả A-nan thưa Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Do đoạn được bốn pháp và thành tựu được bốn pháp
mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác ký thuyết cho người kia đắc
Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh
giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, mới rốt ráo hết khổ. Những gì
là bốn? Thánh đệ tử trụ tâm bất tín đối với Phật đã được đoạn, đã biến
tri, thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật. Bất tín đối với Pháp, Tăng và
ác giới đã đoạn, đã biến tri, thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng
và thành tựu được Thánh giới. Như vậy, do đoạn trừ bốn pháp và thành tựu
bốn pháp mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, ký
thuyết cho người kia đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp đường ác, quyết
định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, mới rốt
ráo thoát khổ.”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả A-nan[33]:
“Đúng vậy, đúng vậy! Do đoạn trừ được bốn pháp và
thành tựu được bốn pháp mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri
giả, Kiến giả, ký thuyết cho người kia đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp
đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời,
Người, mới rốt ráo thoát khổ.”
Sau khi hai vị Chánh sĩ luận bàn xong, đều tùy hỷ
từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu Tỳ-kheo dập tắt được năm sợ hãi và oán thù[35],
được ba pháp quyết định, chẳng sanh nghi hoặc, tri kiến như thật về chánh
đạo của bậc Hiền thánh; vị Thánh đệ tử này có thể tự ký thuyết rằng đã
diệt tận các đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, đắc Tu-đà-hoàn, không
còn bị rơi vào pháp đường ác, hướng thẳng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần
qua lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ.
“Thế nào là dập tắt
năm điều sợ hãi và oán thù? Nếu sợ hãi phát sanh do nhân
duyên oán thù của tội sát sanh; người ấy tránh xa sự sát sanh, thì sợ hãi
phát sanh do nhân duyên oán thù của tội sát sanh được dập tắt. Nếu sợ hãi
phát sanh do nhân duyên oán thù của tội trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống
rượu; người ấy tránh xa trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, thì sợ hãi
phát sanh do nhân duyên oán thù của tội trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống
rượu được dập tắt. Đó gọi là sự chấm dứt năm điều sợ hãi phát sanh ra từ
nhân duyên oán thù của các tội trên.
“Thế nào là ba pháp quyết định không sanh ra nghi
hoặc? Là đối với Phật quyết định lìa nghi hoặc, đối với Pháp và Tăng quyết
định lìa nghi hoặc. Đó gọi là ba pháp quyết định lìa nghi hoặc.
“Thế nào gọi là tri kiến như thật về Thánh đạo? Là
biết như thật đây là Khổ Thánh đế, biết như thật đây là Khổ tập Thánh đế,
Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, đó gọi là tri kiến như thật
về Thánh đạo.
“Nếu đối với năm tội sợ hãi này mà dập tắt oán thù,
đối với ba pháp quyết định xa lìa nghi hoặc, đối với Thánh đạo mà tri kiến
như thật; Thánh đệ tử này có thể tự ký thuyết rằng: ‘Ta đã đoạn tận các
đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đắc Tu-đà-hoàn, không còn bị đọa vào
pháp đường ác, quyết định hướng thẳng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua
lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:
“Thế nào là tri kiến như thật về Thánh đạo? Tám
Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định.”
Kinh tiếp[37]
cũng nói như vậy, nhưng có một vài sai khác:
“Thế nào là tri kiến như thật về Thánh đạo? Tri
kiến như thật về mười hai duyên khởi như đã nói: sự này có, nên sự kia có;
sự này khởi, nên sự kia khởi. Như duyên vô minh có hành, duyên hành có
thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập xứ, duyên lục
nhập xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên
thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu bi, khổ
não. Đó gọi là tri kiến như thật của các Thánh đệ tử.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thiên đạo của chư Thiên[39]
làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh, lại tịnh hơn. Những gì
là bốn? Thánh đệ tử có bất hoại đối tịnh với Phật, có bất hoại tịnh đối
với Pháp, Tăng, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là bốn Thiên đạo của chư
Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến cho tịnh, đã tịnh lại khiến cho
tịnh hơn.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thiên đạo của chư Thiên. Những gì là bốn?
Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai sự[41]
như vầy: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư,
Phật, Thế Tôn. Đối với Như Lai sự này, mà sanh tâm tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm
hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an[42];
do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định
tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo
của chư Thiên?’ Và lại suy nghĩ: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên
đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghĩ: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay
dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn
cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi
là Thiên đạo đệ nhất của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến
tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn.
“Lại nữa, Tỳ-kheo Thánh đệ tử niệm tưởng Pháp sự
như vầy: Chánh pháp luật được Như Lai tuyên thuyết, ngay đời hiện tại xa
lìa mọi thứ thiêu đốt, không đợi thời tiết, thông đạt Niết-bàn, tự thân
quán sát, duyên nơi tự mình mà giác tri. Do biết pháp sự như vậy rồi, thì
tâm sanh tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an;
do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định
tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo
của chư Thiên?’ Và lại suy nghĩ: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên
đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghĩ: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay
dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn
cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi
là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến
tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn.
“Lại nữa Tỳ-kheo, nếu đối với Tăng sự, khởi chánh
niệm như vầy: ‘Tăng đệ tử của Thế Tôn, chánh trực thú hướng đáng được cung
kính tôn trọng cúng dường, là ruộng phước vô thượng.’ Vị ấy chân chánh suy
niệm Tăng sự như vậy, liền sanh tâm tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do
tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có
cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học
như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghĩ: ‘Ta đã
từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại
nghĩ: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn,
cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh
tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên
làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn.
“Lại nữa Thánh đệ tử tự nghĩ về những giới sự đã
có, suy niệm nhớ nghĩ rằng: ‘Giới này của ta là giới không khuyết, giới
không ô uế, giới không tạp; giới được bậc minh trí khen; giới được kẻ trí
không chán.’ Đối với những giới sự như vậy, sau khi đã thật sự nhớ nghĩ
đến rồi, thì tâm sẽ sanh ra tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân
hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác
thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy:
‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghĩ: ‘Ta đã từng nghe
không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghĩ: ‘Đối
với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi
sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần
nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho
chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thiên đạo của chư Thiên. Những gì là bốn?
Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai sự[43]
như vầy: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư,
Phật, Thế Tôn. Vị ấy niệm tưởng Như Lai sự như vậyï rồi, liền đoạn trừ
tham ác và đoạn trừ lỗi tham ác bất thiện của tâm. Vì nghĩ đến Như Lai nên
sanh tâm tùy hỷ; do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an;
do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định
tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo
của chư Thiên?’ Và lại suy nghĩ: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên
đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghĩ: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay
dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn
cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi
là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến
tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn. Cũng vậy, đối với Pháp, Tăng và
thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thiên đạo của chư Thiên. Những gì là bốn?
Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai sự[45]
như vầy: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư,
Phật, Thế Tôn. Vị Thánh đệ tử ấy niệm tưởng Như Lai sự như vậyï rồi, tâm
không bị tham dục triền phược, sân hận, ngu si triền phược[46].
Tâm ấy chánh trực, niệm tưởng Như Lai sự. Thánh đệ tử này được dòng nước
pháp, được dòng nước của nghĩa[47],
được tùy hỷ lợi ích do niệm tưởng Như Lai[48].
Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an,
có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định
tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư thiên?’
Và lại suy nghĩ: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của
chư Thiên.’ Rồi lại nghĩ: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ
hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên
đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ
hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại
khiến tịnh hơn. Cũng vậy, đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng
nói như vậy.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói kinh Pháp kính[50].
Hãy lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Thế nào là kinh
Pháp kính? Thánh đệ tử có bất hoại tịnh đối với Phật, có bất hoại tịnh đối
với Pháp, Tăng, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là kinh Pháp kính.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ[52].
Bấy giờ một số đông các Tỳ-kheo đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực.
Trong khi khất thực nghe tin Tỳ-kheo Nan-đồ, Tỳ-kheo-ni Nan-đà, Ưu-bà-tắc
Thiện Sanh, Ưu-bà-di Thiện Sanh[53]
đều qua đời. Sau khi khất thực xong trở về tinh xá cất y bát và rửa chân
xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, bạch
Phật:
“Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay con vào thành Xá-vệ
khất thực, nghe tin Tỳ-kheo Nan-đồ, Tỳ-kheo-ni Nan-đà, Ưu-bà-tắc Thiện
Sanh, Ưu-bà-di Thiện Sanh đều đã qua đời. Bạch Thế Tôn, vậy bốn vị này sau
khi qua đời, họ sẽ sanh về nơi nào?”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Tỳ-kheo Nan-đồ và Tỳ-kheo-ni Nan-đà vì đã hết các
lậu nên đã được tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát; ngay trong đời này
tự tri, tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc
cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Còn
Ưu-bà-tắc Thiện Sanh và Ưu-bà-di Thiện Sanh vì năm hạ phần kết đã hết nên
đắc A-na-hàm, sanh lên cõi trời mà vào Bát-niết-bàn, không còn sanh vào
cõi này nữa.”
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói kinh Pháp kính... Thánh đệ tử có bất
hoại tịnh đối với Phật,..., thành tựu Thánh giới. Đó gọi là kinh Pháp
kính.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ[54].
Như đã nói đầy đủ ở trên, nhưng có một vài sai biệt:
“Có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni kia, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di
kia qua đời, cũng nói như trên[55].”
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong tinh xá Phồn-kỳ-ca tại tụ
lạc Na-lê-ca[57].
Bấy giờ ở đây có nhiều người qua đời.
Lúc ấy, có các Tỳ-kheo đắp y mang bát vào tụ lạc
Na-lê-ca khất thực, nghe tin ở tụ lạc Na-lê-ca các Ưu-bà-tắc Kế-ca-xá,
Ni-ca-tra, Khư-lăng-ca-la, Ca-đa-lê sa-bà, Xà-lộ, Ưu-ba-xà-lộ, Lê-sắc-tra,
A-lê-sắc-tra, Bạt-đà-la, Tu-bạt-đà-la, Da-xá, Da-du-đà, Da-xá, Uất-đa-la[58]
tất cả đều qua đời tại đây. Sau khi nghe rồi trở về tinh xá cất y bát rửa
chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua
một bên, bạch Phật rằng:
“Sáng sớm số đông các Tỳ-kheo chúng con vào tụ lạc
Na-lê-ca khất thực, nghe tin Ưu-bà-tắc Kế-ca-xá và nhiều người qua đời.
Bạch Thế Tôn, những người này sau khi qua đời, họ sẽ sanh về nơi nào?”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Kế-ca-xá và những người kia, đã đoạn năm hạ phần
kết, đắc A-na-hàm, vào Bát-niết-bàn ở trên trời, không sanh lại cõi này
nữa.”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, lại có hơn hai trăm năm mươi vị
Ưu-bà-tắc đã qua đời. Lại có năm trăm Ưu-bà-tắc tại tụ lạc Na-lê-ca này
qua đời. Tất cả đều dứt hết năm hạ phần kết, đắc A-na-hàm, vào
Bát-niết-bàn ở trên cõi trời kia, không còn sanh trở lại đời này nữa.”
“Lại có hơn hai trăm năm mươi vị Ưu-bà-tắc qua đời
đều dứt hết ba kết, tham, nhuế và si mỏng, đắc Tư-đà-hàm, sẽ chịu một lần
sanh, mới rốt ráo thoát khổ. Tại tụ lạc Na-lê-ca này lại có năm trăm
Ưu-bà-tắc qua đời tại tụ lạc Na-lê-ca này, đã dứt hết ba kết, đắc
Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh
giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người rốt ráo thoát khổ.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Các ông theo người này qua đời, người kia qua đời
mà hỏi, thì thật là phiền nhọc. Chẳng phải là điều Như Lai muốn đáp. Phàm
có sanh thì có tử, có gì là lạ! Dù Như Lai có ra đời hay chẳng ra đời, thì
pháp tánh vẫn thường trụ, điều đó Như Lai tự chứng tri, thành Đẳng Chánh
Giác, hiển bày, diễn nói, phân biệt, chỉ dạy, rằng: Cái này có nên cái kia
có; cái này khởi nên cái kia khởi; vì duyên vô minh nên có hành,… cho đến
vì duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não và khổ ấm tích tập
như vậy. Vô minh diệt thì hành diệt,… cho đến sanh diệt thì già, bệnh,
chết, ưu, bi, khổ, não diệt và khổ ấm bị diệt như vậy.
“Nay Ta sẽ vì các ông nói về kinh Pháp kính. Hãy
lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói. Thế nào là kinh Pháp
kính? Thánh đệ tử có bất hoại tịnh đối với Phật, có bất hoại tịnh đối với
Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Đó gọi là kinh Pháp kính.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe
những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Ưu-bà-tắc Nan-đề
[60]
đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui
qua một bên, bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đệ tử đối
với năm căn
[61]
, mà trong tất cả thời
[62]
đều không thành tựu, đó là do phóng dật hay chẳng phóng dật?”
Phật bảo Nan-đề:
“Đối với năm căn này, nếu trong tất
cả thời đều không thành tựu, thì Ta nói họ thuộc vào hạng phàm phu
[63]
Nếu vị Thánh đệ tử mà không thành tựu, thì đó là người phóng dật chứ chẳng
phải không phóng dật.
“Này Nan-đề, nếu vị Thánh đệ tử đã
thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật mà không cầu hướng thượng, không ở
trong rừng vắng, hoặc ngồi nơi đất trống, ngày đêm thiền tịnh tư duy, tinh
cần tu tập, để được thắng diệu xuất ly, lợi ích tùy hỷ được. Do không tùy
hỷ, hoan hỷ không sanh; do hoan hỷ không sanh, thân không khinh an; do
thân không khinh an, cảm giác khổ phát sanh; do cảm giác khổ phát sanh,
tâm không được định. Tâm không định, Thánh đệ tử ấy được gọi là phóng dật.
Thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng
nói như vậy.
“Như vậy, Nan-đề, nếu Thánh đệ tử
đã thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, mà tâm không khởi tưởng thỏa mãn,
ở trong rừng vắng, dưới bóng cây, nơi đất vắng, ngày đêm thiền định tư
duy, phương tiện tinh tấn, hay khởi thắng diệu xuất ly, được tùy hỷ; do
được tùy hỷ, hoan hỷ phát sanh; do hoan hỷ sanh, thân khinh an; do thân
khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, tâm được định. Nếu
Thánh đệ tử tâm định thì được gọi là không phóng dật. Thành tựu bất hoại
tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy.”
Sau khi Phật nói kinh này xong,
Ưu-bà-tắc Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng
dậy đảnh lễ dưới chân Phật rồi lui.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ[65].
Bấy giờ có Thích thị Nan-đề[66]
đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui
qua một bên, bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đệ tử đối
với bốn bất hoại tịnh, trong tấ cả thời, không thành tựu, vậy thì Thánh đệ
tử này là phóng dật hay không phóng dật?”
Phật bảo Thích thị Nan-đề:
“Nếu đối với bốn bất hoại tịnh mà
không lúc nào thành tựu, thì Ta bảo đó là những kẻ thuộc ngoài hạng phàm
phu[67].”
“Này Thích thị Nan-đề Thánh đệ tử
hoặc phóng dật hay không phóng dật. Nay Ta sẽ nói...” chi tiết đầy đủ
như trên.
Sau khi Phật nói kinh này xong,
Thích thị Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng
dậy làm lễ rồi lui.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ[68].
Bấy giờ an cư ba tháng đầu hạ[69]
đã xong, có số đông các Tỳ-kheo, tập trung tại nhà ăn may
y cho Phật. Không bao lâu khi y may xong, Như Lai sẽ đắp y mang bát ra
khỏi tinh xá du hành trong nhân gian.
Bấy giờ, Thích thị Nan-đề nghe số
đông các Tỳ-kheo, tập trung tại nhà ăn may y cho Phật. Không bao lâu khi y
may xong, Như Lai sẽ đắp y mang bát ra khỏi tinh xá du hành trong nhân
gian. Sau khi Thích thị Nan-đề nghe như vậy, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ
dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng:
“Hôm nay tứ chi thân thể con rã
rời, bốn phương đổi thay; những pháp con đã nghe trước kia, nay tất cả đều
mịt mờ, quên hết, khi nghe các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn may y cho Thế
Tôn nói: ‘Không bao lâu, khi nào may y xong, Như Lai sẽ đắp y mang bát du
hành trong nhân gian.’ Cho nên nay tâm con cảm thấy rất khổ đau vì không
biết lúc nào sẽ gặp lại được Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo tri thức?”
Phật bảo Thích thị Nan-đề:
“Dù có gặp Phật hay không gặp Phật,
dù có gặp Tỳ-kheo tri thức hay không gặp, thì ông vẫn nên tùy thời tu tập
năm điều hoan hỷ. Những gì là năm? Ông nên tùy thời niệm tưởng Như Lai sự:
‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế
Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế
Tôn.’ Niệm tưởng Pháp sự, Tăng sự, tự mình giữ giới sự cùng hành thế sự.
Người hãy tùy thời nhớ nghĩ là: ‘Ta đã được lợi cho mình. Đối với những
bỏn sẻn cấu uế của chúng sanh, ta sẽ tu tập nhiều lìa khỏi cuộc sống bỏn
sẻn cấu uế, tu bố thí giải thoát, bố thí xả, luôn bố thí nhiệt tình, vui
thích xả, huệ thí bình đẳng, tâm luôn nhớ đến việc bố thí.’ Như vậy, Thích
thị Nan-đề, với năm chi của định này, hoặc đứng, đi, ngồi, nằm cho đến
cùng với vợ con, luôn luôn phải buộc niệm tam-muội này.”
Sau khi Phật nói kinh này xong,
Thích thị Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.
*
Tôi
nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô
độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ, kiết an cư ba tháng đầu hạ[71].
Bấy giờ có Thích thị Nan-đề nghe Phật kiết an cư ba tháng đầu hạ ở trong
vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ[72].
Sau khi nghe liền nghĩ: ‘Ta nên đến đó. Tại đó cúng dường và làm mọi công
việc để cung cấp cho Như Lai cùng Tỳ-kheo Tăng.’ Ông liền đến đó. Sau ba
tháng, bấy giờ, số đông các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn may y cho Thế Tôn
và nói với nhau rằng: ‘Như Lai không bao lâu sau khi may y xong sẽ đắp y
mang bát du hành trong nhân gian.’
Sau khi Thích thị Nan-đề nghe các
Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn nói: ‘Như Lai không bao lâu sau khi may y
xong sẽ đắp y mang bát du hành trong nhân gian.’ Liền đến chỗ Phật, cúi
đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay toàn thân
thể con rã rời, bốn phương thay đổi; những pháp con đã nghe trước đây, nay
tất cả đều mờ mịt, quên hết. Con nghe Thế Tôn du hành trong nhân gian, con
không biết bao giờ sẽ gặp lại Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo tri thức?”
Phật bảo Thích thị Nan-đề:
“Dù có gặp Như Lai hay chẳng gặp,
dù có gặp Tỳ-kheo tri thức hay chẳng gặp, thì ông cũng nên tùy thời mà tu
tập về sáu niệm. Những gì là sáu niệm? Hãy niệm Như Lai sự, Pháp sự, Tăng
sự, giới mình đã giữ, việc hành thí của mình, niệm chư Thiên.”
Sau khi Phật nói kinh này xong,
Thích thị Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ, kiết an cư ba tháng đầu mùa hạ.
như nói ở trước, nhưng có
một vài sai biệt:
“Bấy giờ gia chủ tên là Lê-sư-đạt-đa[74]
và Phú-lan-na[75].
Hai anh em nghe các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn, may y cho Thế Tôn, như
kinh Nan-đề đã nói đầy đủ ở trên.”
Sau khi Phật nói kinh này xong, gia chủ
Lê-sư-đạt-đa và Phú-lan-na nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ tùy hỷ, từ
chỗ ngồi đứng dậy làm lễ mà lui.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà,
tại nước Xá-vệ, kiết an cư ba tháng đầu mùa hạ xong, các Tỳ-kheo tập trung
tại nhà ăn may y cho Thế Tôn. Bấy giờ có gia chủ Lê-sư-đạt-đa cùng
Phú-lan-na[77],
hai anh em đang chăm sóc ruộng nương ở trong đầm Lộc kính[78],
nghe số đông các Tỳ-kheo ở tai nhà ăn may y cho Thế Tôn nói rằng: ‘Như Lai
không bao lâu sau khi may y xong sẽ đắp y mang bát du hành trong nhân
gian.’ Sau khi nghe xong bảo một người đàn ông rằng: ‘Nay người nên đến
chỗ Thế Tôn xem Thế Tôn, nếu đã đi rồi, hãy nhanh chóng trở về báo cho ta
hay.’
Sau đó người đàn ông kia vâng lời dạy đến một chỗ
kia, gặp Thế Tôn đang ra đi, liền vội vàng trở về báo cho Lê-sư-đạt-đa
cùng Phú-lan-na là ‘Thế Tôn và đại chúng đang đến.’
Bấy giờ, Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na đi nghinh đón
Thế Tôn. Thế Tôn từ xa nhìn thấy Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na theo con
đường đang đi đến, liền ra ngoài lề đường trải tọa cụ, ngồi ngay thẳng.
Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một
bên, bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay toàn thân thể con rã rời,
bốn phương đổi dời; tất cả mọi ức niệm, nay đều mờ mịt quên hết, không
biết lúc nào sẽ được gặp lại Phật cùng các Tỳ-kheo tri thức? Hôm nay Thế
Tôn ra đi đến Câu-tát-la; từ Câu-tát-la đến Ca-thi; từ Ca-thi đến Ma-la;
từ Ma-la đến Ma-kiệt-đà; từ Ma-kiệt-đà đến Ương-già, từ Ương-già đến
Tu-ma; từ Tu-ma đến Phân-đà-la; từ Phân-đà-la đến Ca-lăng-già[79].
Cho nên hôm nay con vô cùng khổ não, không biết lúc nào được gặp lại Thế
Tôn cùng các Tỳ-kheo tri thức.”
Phật bảo Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na:
“Các người dù có gặp Như Lai hay chẳng gặp Như Lai,
dù có gặp các Tỳ-kheo tri thức hay chẳng gặp, thì các người cũng nên tùy
thời mà tu tập sáu niệm. Những gì là sáu niệm? Các người hãy niệm Như Lai
sự, nói đầy đủ… cho đến niệm Thiên. Nhưng này các gia chủ! Vì tại gia thì
rối rắm, tại gia thì đắm nhiễm. Còn xuất gia thì vô sự, nhàn nhã, nên khó
cho người thế tục có thể sống không gia đình, một mực thanh khiết, hoàn
toàn trong sạch, phạm hạnh thanh bạch.”
Gia chủ bạch Phật:
“Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, Ngài khéo nói pháp
này. Vì tại gia thì rối rắm, tại gia thì đắm nhiễm. Còn xuất gia thì vô
sự, nhàn nhã, nên khó cho người thế tục có thể sống không gia đình, một
mực thanh khiết, hoàn toàn trong sạch, phạm hạnh thanh bạch. Con là đại
thần của vua Ba-tư-nặc. Khi vua Ba-tư-nặc lúc muốn dạo viên quán, sai con
cỡi voi lớn chở các cung nữ được sủng ái nhất của vua. Một ngồi trước con,
một sau con, con ngồi ở giữa. Khi voi xuống đồi, người ở trước choàng vào
cổ con, người sau ôm lưng con; khi voi lên đồi, người sau bám lấy gáy con,
người trước vít lấy áo con.
“Các thể nữ này vì muốn chiếm lòng vui thích của
nhà vua nên mặc xiêm y lụa là sặc sỡ, trang điểm bằng anh lạc và các loại
hương vi diệu. Lúc cùng dạo chơi con luôn luôn giữ ba điều: Một là điều
khiển voi, sợ rằng lạc mất đường chính; hai tự giữ tâm mình, sợ rằng sẽ
sanh ra đắm nhiễm; ba tự giữ gìn, sợ rằng sẽ bị rơi ngã. Bạch Thế Tôn, lúc
bấy giờ, đối với các thể nữ của vua, con không giây phút nào là không
chánh tư duy.”
Phật bảo gia chủ:
“Lành thay, lành thay! Có thể khéo giữ tâm mình.”
Gia chủ bạch Phật:
“Những tài vật mà con có được ở tại gia, thường đem
cúng dường cho Thế Tôn, cùng các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và giúp đỡ cho
Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cùng chung thọ dụng, chứ không kể là của con.”
Phật bảo gia chủ:
“Lành thay, lành thay! Đối với của cải, gia chủ là
người có tiền của giàu sang tột nhất tại nước Câu-tát-la, không ai có thể
sánh bằng, mà không kể là của mình.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì gia chủ này mà nói pháp,
khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo,
soi sáng, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.
*
[1].
Đại Chánh, quyển 30. Quốc Dịch quyển 27,
“7. Tương ưng học” tiếp theo, phẩm 2.- Pāli, A.
3.90.
Paíkadhà.
[2].
Băng-già-xà Băng-già-kỳ lâm
崩伽闍崩伽耆林.
Pāli: Paṅkadhā
(Saṅkava).
[3].
Giới tương ưng pháp
戒相應法.Pāli:
sikkhāpadapaṭisaṃyitta.
[4].
Ca-diếp Thị
迦葉氏.Pāli:
Kassapagotta.
[5].
Bản Pāli:
adhisallikhat’evāyaṃ
samaṇo,
vị Sa-môn này quá khắt khe.
[6].
Hán: phó chúc ngọa cụ
付囑臥具.Pāli:
senāsanaṃ saṃsametvā
thâu thập tọa ngọa cụ.
[7].
Pāli:
āyatiṃ
saṃvaraṃ
āpajjati, phòng
hộ phạm tội trong tương lai. Bản Hán đọc
upajjati (sanh khởi)
thay vì āpajjati
(phạm tội).
[8].
Pāli, A. 3.90.
Paṅkadhā.
[9].
Pāli, A. 3.88.
Sikkhā.
[10].
Tóm tắt có mười kinh.
[11].
Ấn Thuận Hội Biên, “16. Tương ưng Bất
hoại tịnh”, gồm hai mươi chín kinh (số 1136-1164). Phần lớn tương
đương Pāli, S.55. Sotāpattisauyutta.
Quốc Dịch, quyển 26 tiếp theo, “8. Tương ưng Bất hoại tịnh”, chia làm
hai phẩm. –
Pāli, S. 55.30. Licchavi.
[12].
Điều tượng sư Ly-xa
調象師離車.Pāli:
Nandako
Licchavimahāmatto.
Vị Đại thần của Licchavi
tên là Nandaka.
[13].
Bất do tha dục
不由他欲.
Đây chỉ thiện pháp dục (Pāli:
kusala-dhammachanda).
[14].
Thanh tịnh tín lạc
清淨信樂.
Pāli: pāsada,
trong sáng thuần tịnh; cũng có nghĩa tịnh tín. Do đó,
aveccappasāda,
bất hoại tịnh, hay chứng tịnh, trừng tịnh, cũng nói là bất động tín.
[15].
Không nghèo. Pāli, S. 55.44-45.
Mahaddhana.
[16].
Pāli, S. 55.1
Rājā.
[17].
Pāli, S. 55.16-17.
Mittenāmaccā.
[18].
Pāli:
Ye te bhikkhave anukampeyyātha, ye ca sotabhaṃ
maññeyyuṃ, mittā vā amaccā vā ñāti vā sālohitā vā, te bhikkhave catūsu
sotāpattiyaṅgesu samādapetabbā: “Này các
Tỳ-kheo, những người mà các ngươi yêu thương, những người có thể tư
duy điều cần được nghe, tức là bằng hữu, thân thích, huyết thống; các
ngươi hãy khuyến dẫn họ vào trong bốn chi phần của Dự lưu”.
[19].
Bị Tăng tác pháp yết-ma xả trí.
[20].
Tỳ-kheo phạm tội nhưng ngoan cố không tự
thừa nhận, Tăng tác pháp yết-ma bất kiến tội.
[21].
Pāli, S. 55.31.
Abhisanda
(1).
[22].
Pāli:
Cattārome
puññābhisandā
kusalābhisandā
sukhassāhārā,
có bốn sự thấm nhuần của phước, của thiện, là thức ăn cho sự an lạc.
[23].
Pāli, S. 55.32.
Abhisanda
(2).
[24].
Pāli, S. 55.41-42.
Abhisanda.
[25].
Năm sông lớn: Hằng hà
恒河,
Da-bồ-na 耶菩那,
Tát-la-do 薩羅由,
Y-la-bạt-đề
伊羅跋提, Ma-hê
摩醯.
Pāli: Gaṅgā,
Yamunā, Sarabhū,
Aciravatī, Mahī.
[26].
Pāli, S. 55.12.
Brāhmaṇa.
[27].
Pāli, S. 55.5.
Sāriputta
(2).
[28].
Hán: lưu
流.Pāli:
sota,
dòng nước.
[29].
Nhập lưu phần
入流分,
cũng nói là Dựu lưu chi, chi phần của dòng
Thánh. Pāli:
sotāpattiyaṅga.
[30].
Bốn Dự lưu chi, xem Phẩm Loại Túc Luận
2, tr.458b: thân cận Thiện sĩ, thính văn chánh pháp, như lý tác ý,
pháp tùy pháp hành. Cf. D.iii.
Saṅgīti,
cattāri sotāpattiyaṅgāni:
sappurisa-saṃsevo,
saddhamma-savanaṃ,
yoniso-manasikāro, dhammānudhammāpaṭipatti.
[31].
Nhập lưu giả
入流者.
Pāli;
sotāpanna,
chỉ Thánh giả Tu-đà-hoàn, hay Dự lưu.
[32].
Pāli, S. 55.4.
Sāriputta
(1).
[33].
Trong nguyên bản, Tôn giả A-nan nói với
Tôn giả Xá-lợi-phất.
[34].
Pāli, S. 55.29.
Bhayaṃ
(hay Bhikkhu)
(2).
[35].
Khủng bố đối oán
恐怖怨對.
Pāli:
bhayavera, kinh sợ và
oán thù.
[36].
Pāli, S. 55.28,
Duvera,
hay Anāthapiṇḍika.
[37].
Ấn Thuận tách thành một kinh riêng.
[38].
Pāli, S. 55.35.
Devapada.
[39].
Chư Thiên thiên đạo
諸天天道.
Pāli:
devānaṃ devapadāni.
[40].
Pāli, S. 55.35.
Depada.
[41].
Như Lai sự
如來事,
tức Như Lai hiệu. Pāli:
Tathāgataguṇa (?).
[43].
Xem cht.41, kinh 848 trên.
[44].
Pāli, A. 11.12-13.
Mahānāma.
[45].
Xem cht.41, kinh 848 trên.
[46].
Tham dục triền, sân nhuế triền, ngu si
triền
貪欲纏,瞋恚纏,愚癡纏.
Pāli: rāgapariyuṭṭhita,
dosapariyuṭṭhita, mohapariyuṭṭhita,
(tâm) bị quấn chặt bởi tham, sân, si.
[47].
Hán: pháp lưu thủy, nghĩa lưu thủy
法流水,義流水.
Bản Pāli: dhammaveda,
atthaveda
[48].
Bản Pāli:
dhammupasaṃhitam pāmojjaṃ, sự hoan hỷ
liên hệ đến pháp.
[49].
Tấm gương của pháp. Pāli, S. 55.9.
Giñakāvasatha.
[50].
Pháp kính kinh
法鏡經.
Pāli: dhammādāsa
dhammapariyāya, pháp môn Pháp kính.
[51].
Pāli, S. 55.8.
Giñakāvasatha.
[52].
Bản Pāli, như kinh 854.
[53].
Nan-đồ Tỳ-kheo
難屠比丘.Nan-đà
Tỳ-kheo-ni
難陀比丘尼,Thiện
Sanh Ưu-bà-tắc
善生優婆塞,Thiện
Sanh Ưu-bà-di
善生優婆夷.
Pāli:
Sāḷha (?) bhikkhu, Nandā
bhikkhunī; Sudatta (?) upāsaka, Sujātā upāsikā.
S.55.8-10, danh sách còn dài hơn.
[54].
Bản Pāli, như kinh 854.
[55].
Danh sách đầy đủ, S. 55.8-10.
[56].
Pāli, S. 55.10.
Giñjakāvasatha.
[57].
Na-lê-ca tụ lạc Phồn-kỳ-ca tinh xá
那梨迦聚落繁耆迦精舍.
Pāli: Ñātike
Giñjakāvasathe.
[58].
Kế-ca-xá Ưu-bà-tắc罽迦舍優婆塞,
Ni-ca-tra
尼迦吒,Khư-lăng-ca-la
佉楞迦羅,Ca-đa-lê
sa-bà 迦多梨沙婆.Xà-lộ
闍露.Ưu-ba-xà-lộ
優婆闍露.
Lê-sắc-tra
梨色吒.
A-lê-sắc-tra
阿梨色吒.
Bạt-đà-la
跋陀羅.Tu-bạt-đà-la
須跋陀羅.
Da-xá
耶舍.Da-du-đà
耶輸陀.Uất-đa-la
鬱多羅.Danh
sách Pāli, S. 55.10:
Kakkato ñāṭike upāsako, Kāḷibho, Nikato, Kaṭissabho, Tuṭṭho,
Santuṭṭho, Bhaddo, Subhaddo.
[59].
Pāli, S. 55.40.
Nandiya.
[60].
Nan-đề Ưu-bà-tắc
難提優婆塞.
Pāli:
Nandiyo sakko.
[61].
Bản Pāli:
cattāri sotāpattyaṅgāni,
bốn Dự lưu chi.
[62].
Hán: ư nhất thiết thời
於一切時.
Pāli: sabbena sabbaṃ
sabbathā sabbaṃ, toàn bộ, một cách triệt
để.
[63].
Hán: phàm phu số
凡夫數.
Pāli: puthujanapakkha,
thành phần phàm phu.
[64].
Pāli, S. 55.47.
Nandiya.
[65].
Phật tại Xá-vệ, bản Hán có thể nhầm. Có
thể ở Ca-tỳ-la-vệ. Pāli:
Sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme.
[66].
Thích thị Nan-đề
釋氏難提.
Pāli: Sakko Nandiyo.
[68].
Xem các kinh 855, 856.
[69].
Hán: tiền tam nguyệt hạ
前三月夏; mùa hè, tức mùa mưa, có bốn tháng.
An cư trong phạm vi ba tháng đầu.
[70].
Pāli, A. 11.14.
Nandiya.
[71].
Xem cht.69 kinh 857.
[72].
Có thể ở Ca-tỳ-la-vệ thì đúng hơn. Xem
cht.65, kinh 857.
[73].
Tham chiếu kinh 858.
[74].
Lê-sư-đạt-đa
梨師達多.
Pāli: Isidatta.
Xem kinh 860.
[75].
Phú-lan-na
富蘭那.
Pāli: Purāṇa.
Xem kinh 860.
[76].
Pāli, S. 55.6.
Thapatayo.
[77].
Xem cht.74,75, kinh 859.
[78].
Lộc kinh trạch
鹿徑澤.
Pāli:
Isidattapurāṇā
thapatayo sādhuke paṭivasanti, hai người
thợ Isidatta
và Purāṇa
đang ở tại thôn Sādhuka.
[79].
Câu-tát-la
拘薩羅;
Ca-thi 伽尸;
Ma-la 摩羅;
Ma-kiệt-đà 摩竭陀;
Ương-già 殃伽,
Tu-ma 修摩;
Phân-đà-la 分陀羅;
Ca-lăng-già
迦陵伽. Pāli, theo thứ tự:
Kosala,
Kāsi, Malla, Magadha, ṅga, Sumbha, Puṇḍarīka, Kaliṅga.
Lộ trình không giống với S. 55.6.