TẠP A-HÀM QUYỂN 50
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có con trai của Ưu-bà-di[2]
thọ trai tám chi[3],
sau đó phạm giới, liền bị quỷ thần ám. Lúc ấy, Ưu-bà-di liền nói kệ:
Ngày mười bốn,
mười lăm,
Mồng tám mỗi
phần tháng[4];
Tháng điềm
hiện thần thông[5],
Tám chi khéo
chánh thọ.
Đối trai giới thọ trì,
Không bị quỷ thần ám.
Xưa tôi hỏi mấy lần,
Thế Tôn nói
điều này.
Lúc ấy, Quỷ kia liền nói kệ:
Ngày mười bốn,
mười lăm,
Và mồng tám
mỗi tháng;
Ứng tháng thần
túc tốt,
Tu tám chi
chánh thọ.
Sống trai giới thanh
tịnh,
Khéo giữ gìn giới đức;
Không bị quỷ trêu đùa,
Lành thay, nghe từ Phật.
Theo những lời bà nói,
Ta sẽ thả con
bà.
Ai có nghiệp
hoãn mạn,[6]
Nhiễm ô hành
khổ hạnh,
Phạm hạnh không thanh
tịnh,
Trọn không được quả lớn.
Thí như nhổ cỏ may[7],
Nắm lỏng thì hại tay;
Sa-môn hành ác xúc,
Tất sẽ đọa địa ngục.
Thí như nhổ cỏ may,
Nắm chặt không hại tay;
Sa-môn khéo nhiếp trì,
Tất đến
Bát-niết-bàn.
Khi ấy, Quỷ thần kia liền thả con
Ưu-bà-di này ra. Bấy giờ, Ưu-bà-di nói kệ dạy con:
Nay con hãy
nghe mẹ,
Nhắc lời quỷ
thần nói.
Nếu có nghiệp
hoãn mạn,
Nhiễm ô tu khổ
hạnh,
Phạm hạnh không thanh
tịnh,
Thì không được quả lớn.
Thí như nhổ cỏ may,
Nắm lỏng thì hại tay.
Sa-môn khởi ác xúc,
Tất sẽ đọa địa ngục;
Như nắm chặt cỏ gai,
Tất tay mình không hại.
Sa-môn khéo giữ gìn,
Tất đắc
Bát-niết-bàn.
Khi ấy, con Ưu-bà-di tỉnh ngộ như
vậy rồi, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống
không nhà, nhưng tâm không được vui, trở về nhà mình. Người mẹ từ xa thấy
con liền nói kệ:
Lánh tục mà
xuất gia,
Tại sao trở về
làng?
Nhà cháy, của
kéo ra,
Sao ném vào
lửa lại?
Tỳ-kheo con Ưu-bà-di kia nói kệ
đáp:
Chỉ nghĩ mẹ
mạng chung,
Còn mất không
gặp nhau;
Nên trở về
thăm viếng,
Sao thấy con
không
vui?
Lúc ấy, người mẹ Ưu-bà-di nói kệ
đáp:
Bỏ dục mà xuất
gia,
Trở về muốn
thụ hưởng;
Cho nên mẹ lo
buồn,
Sợ bị Ma
lung
lạc.
Sau khi Ưu-bà-di đã giác ngộ con
mình như vậy, như vậy rồi, người con trở lại chỗ thanh vắng, tinh cần tư
duy, đoạn trừ tất cả phiền não kết buộc, chứng đắc quả A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại nước Ma-kiệt-đề, du hành
trong nhân gian, đến nghỉ đêm tại trú xứ của quỷ A-lạp[9].
Bấy giờ, quỷ A-lạp tập hội các quỷ thần. Lúc đó có quỷ Kiệt-đàm[10]
thấy Thế Tôn nghỉ đêm tại trú xứ của quỷ A-lạp. Thấy vậy, đến chỗ quỷ
A-lạp nói với quỷ A-lạp:
“Này thôn chủ, ông được lợi lớn. Như Lai đã nghỉ
đêm tại trú xứ ông.”
Quỷ A-lạp nói:
“Hôm nay có người sống ở tại nhà
tôi sao? Bây giờ phải làm cho rõ, là Như Lai hay chẳng phải là Như Lai.”
Sau khi, quỷ A-lạp cùng các quỷ
thần tụ tập xong, trở lại nhà mình, nói với Đức Thế Tôn:
“Sa-môn, đi ra!”
Bấy giờ, Thế Tôn, vì là nhà người,
liền ra khỏi nhà kia.
Quỷ A-lạp lại nói:
“Sa-môn, đi vào!”
Đức Phật liền vào lại, vì muốn diệt
kiêu mạn kia. Diễn ra ba lần như vậy. Đến lần thứ tư, quỷ A-lạp lại nói
với Thế Tôn:
“Sa-môn, đi ra.”
Bấy giờ, Thế Tôn nói với quỷ A-lạp:
“Thôn chủ, đã ba lần mời rồi, bây
giờ Ta không ra nữa.”
Quỷ A-lạp nói:
“Bây giờ, tôi hỏi Sa-môn. Sa-môn
hãy trả lời tôi, làm cho tôi hoan hỷ thì tốt. Nếu không thể làm cho tôi
hoan hỷ, tôi sẽ hủy hoại tâm của ông, làm vỡ ngực ông, làm cho máu nóng
của ông từ đó vọt ra, nắm hai tay ông ném qua bờ bên kia sông Hằng.”
Thế Tôn bảo:
“Thôn chủ, Ta chưa từng thấy chư
Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên thần, Người đời nào mà có thể
hủy hoại tâm Ta, làm vỡ ngực Ta, làm cho máu nóng của Ta từ đó vọt ra, nắm
hai tay ném qua bên kia bờ sông Hằng. Song, thôn chủ, nay ông cứ hỏi, Ta
sẽ vì ông mà nói, khiến cho tâm ông được hoan hỷ.”
Khi ấy, quỷ A-lạp nói kệ hỏi Phật:
Nói
những
gì gọi là,
Vật tối thắng
của người[11]?
Thực hành
những pháp gì,
Được quả báo an lạc?
Những gì là vị ngon?
Thọ mạng nào
hơn
cả[12]?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Trong các vật
của
người,
Tịnh tín là
tối thắng.
Hành pháp được
quả vui.
Vị giải thoát
tối thượng.
Trí tuệ trừ
già, chết,
Là thọ mạng
bậc
nhất.
Khi ấy, quỷ A-lạp lại nói kệ:
Làm sao được
nổi
danh,
… Như kệ đã
nói
ở trên.[13]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Trì giới
lừng
danh tiếng,
… Như kệ
đã
nói ở trên.
Khi ấy, quỷ A-lạp nói kệ:
Mấy pháp khởi
thế gian?
Mấy pháp tùy thuận nhau?
Đời mấy pháp chấp thủ?
Đời mấy
pháp
tổn giảm?[14]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Đời sáu
pháp
nguyên khởi.
Sáu pháp tùy
thuận nhau.
Đời sáu pháp
chấp thủ.
Đời sáu
pháp
tổn giảm.
Khi ấy, quỷ A-lạp nói kệ hỏi Phật:
Ai hay
qua
các dòng,
Ngày đêm siêng
phương tiện?
Không vin, không chỗ
trụ,
Ai hay
không
đắm chìm?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Tất cả
giới
đầy đủ,
Trí tuệ khéo
chánh thọ.
Trong chánh niệm tư duy,
Hay qua dòng
khó qua.
Không ưa nơi
ngũ dục,
Cũng vượt qua
sắc ái;
Không vin, không chỗ
trụ,
Ấy không bị
đắm
chìm.
Khi ấy, quỷ A-lạp nói kệ hỏi Phật:
Dùng
pháp
gì qua dòng?
Làm sao qua
biển lớn?
Làm sao xa lìa
khổ?
Làm sao được
thanh
tịnh?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Dùng tín
vượt qua dòng.
Không phóng
dật qua biển.
Tinh tấn hay
trừ khổ.
Nhờ tuệ được
thanh tịnh.
Người nên hỏi
điều khác,
Pháp Phạm chí,
Sa-môn;
Pháp nào không sai lầm,
Chân đế,
thí,
điều phục[15].
Khi ấy, quỷ A-lạp lại nói kệ hỏi
Phật:
Phiền gì hỏi
chuyện
khác,
Pháp Phạm chí,
Sa-môn;
Tức nói người
tối thắng,
Vì hiển đuốc
pháp lớn.
Nơi
Kiệt-đàm-ma[16]
kia,
Thường phải
báo ân này;
Bảo tôi: Đẳng
Chánh Giác,
Bậc Vô Thượng
Ngự Sư.
Tôi đi liền
hôm nay,
Thôn nọ đến
thôn kia;
Hầu hạ Đẳng
Chánh Giác,
Để nghe
Ngài nói pháp.
Sau khi, quỷ A-lạp nghe những gì
Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ, rồi ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo-ni Thúc-ca-la[18]
ở trong chúng Tỳ-kheo-ni tại vườn vua, được mọi người thành Vương xá cung
kính cúng dường như A-la-hán.
Một hôm, nhân ngày cát tinh[19],
dân chúng thành Vương xá tụ tập đại hội vui vẻ, nên ngày đó bỏ sót, không
cúng dường. Lúc đó có một quỷ thần vì kính trọng Tỳ-kheo-ni ấy nên vào
trong đường làng thành Vương xá, đến từng nhà nói kệ:
Nhân
dân thành Vương xá,
Say sưa, ngủ mê mệt,
Không siêng cúng dường
kia,
Tỳ-kheo-ni
Thúc-ca.
Nhờ khéo tu
các căn,
Tên gọi
Thúc-ca-la;
Khéo nói pháp
ly cấu,
Nơi Niết-bàn
thanh lương.
Thuận nghe
những lời ấy,
Suốt ngày vui
không chán.
Nương trí tuệ
nghe pháp,
Được qua dòng
sanh tử.
Như thương
nhân đi biển,
Nương
vào
sức Mã vương[20].
Khi ấy có một vị Ưu-bà-tắc đem y
cúng Tỳ-kheo-ni Thúc-ca-la; lại có một vị Ưu-bà-tắc đem thức ăn cúng
dường. Lúc ấy, vị quỷ thần kia liền nói kệ:
Ưu-bà-tắc
trí
tuệ,
Được phước lợi
rất nhiều;
Cúng y
Thúc-ca-la,
Nên lìa các
phiền não.
Ưu-bà-tắc trí
tuệ,
Được phước lợi
rất nhiều;
Vì cúng ăn
Ca-la,
Nên lìa sự
tích tụ.
Sau khi vị quỷ thần kia nói kệ
xong, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo-ni Tỳ-la[22]
ở trong chúng Tỳ-kheo-ni tại vườn vua, thành Vương xá. Nhân ngày cát tinh[23]
dân chúng thành Vương xá tụ tập đại hội, nên ngày đó Tỳ-kheo-ni Tỳ-la
không có người cúng dường. Lúc đó, có quỷ thần kính trọng Tỳ-kheo-ni Tỳ-la
nên đi vào trong các đường làng hay đầu ngã tư đường, thành Vương xá, nói
kệ:
Nhân dân
thành
Vương xá,
Say sưa ngủ mê mệt;
Tỳ-kheo-ni
Tỳ-la,
Không người
nào cúng dường.
Tỳ-kheo-ni
Tỳ-la,
Dõng mãnh tu
các căn;
Khéo nói pháp
lìa cấu,
Pháp Niết-bàn
thanh lương.
Tùy thuận điều
được nói,
Suốt ngày vui
không chán.
Nương trí tuệ
nghe pháp,
Được qua dòng
sanh tử.
Khi ấy, có một Ưu-bà-tắc đem y đến
cúng Tỳ-kheo-ni Tỳ-la; lại có một Ưu-bà-tắc đem đồ ăn đến cúng dường. Khi
ấy, vị quỷ thần kia liền nói kệ:
Ưu-bà-tắc trí
tuệ,
Nay được phước
lợi nhiều;
Vì cúng y
Tỳ-la,
Nên đoạn được
phiền não.
Ưu-bà-tắc trí
tuệ,
Nay được phước
lợi nhiều;
Vì cúng ăn
Tỳ-la,
Nên lìa
các
hòa hiệp.
Sau khi vị quỷ thần kia nói kệ
xong, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn
Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Thiên thần Sa-đa-kỳ-lợi[25]
và Thiên thần Hê-ma-ba-đê[26]
cùng phát lời thề: ‘Nếu trong cung mình có vật báu xuất
hiện, thì phải nói với nhau. Nếu không nói, mang tội vi ước.’
Lúc ấy, trong cung Thiên thần
Hê-ma-ba-đê có xuất hiện vật báu chưa từng có là hoa ba-đàm-ma[27].
Hoa có nghìn cánh, lớn như bánh xe, cọng báu màu vàng. Lúc ấy Thiên thần
Hê-ma-ba-đê sai người đến báo Sa-đa-kỳ-lợi:
“Thưa thôn chủ, hôm nay trong cung
chúng tôi bỗng xuất hiện một vật báu chưa từng có là hoa ba-đàm-ma. Hoa có
nghìn cánh, lớn như bánh xe, cọng báu màu vàng, mời đến xem qua.”
Thiên thần Sa-đa-kỳ-lợi liền sai
người đến nhà Thiên thần Hê-ma-ba-đê nói rằng:
“Thưa thôn chủ, ba-đàm-ma trăm
nghìn cánh ấy mà làm gì! Hôm nay trong cung chúng tôi có xuất hiện hoa
ba-đàm-ma vĩ đại, của báu chưa từng có, tức là Đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng
Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều
Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thôn chủ có thể đến phụng sự
cúng dường.”
Bấy giờ, Thiên thần Hê-ma-ba-đê
liền cùng với năm trăm quyến thuộc đến chỗ Thiên thần Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ
hỏi:
Ngày rằm
là thời tốt,
Ban đêm gặp hội vui;
Nên nói thọ trai gì,
Thọ từ A-la-hán?[28]
Lúc ấy, Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Hôm nay Phật
Thế
Tôn,
Tại thắng quốc
Ma-kiệt,
Trụ tại thành
Vương xá,
Vườn Trúc,
Ca-lan-đà.
Diễn nói pháp
vi diệu,
Diệt trừ khổ chúng sanh.
Khổ khổ và khổ tập,
Khổ diệt tận tác chứng;
Đường bát Thánh khỏi
khổ,
An ổn đến Niết-bàn.
Nên đến để cúng dường,
Thế Tôn,
La-hán
tôi.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Ngài có
tâm
nguyện vui,
Cứu giúp chúng
sanh không?
Ngài với thọ,
không thọ,
Tâm tưởng bình
đẳng không?[29]
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Ngài tâm từ,
nguyện
diệu,
Độ tất cả chúng sanh.
Đối các thọ, không thọ,
Tâm tưởng
thường
bình đẳng.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Bậc cụ túc
minh đạt,
Thành tựu
chánh hành chưa?[30]
Các lậu diệt
sạch hẳn,
Không tái
sanh
nữa ư?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Minh đạt
khéo
đầy đủ,
Đã thành tựu
chánh hành;
Các lậu đã dứt
hẳn,
Không tái
sanh
đời sau.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Mâu-ni ý hành
mãn,
Cùng nghiệp
thân, miệng chăng?
Minh hạnh đều
đầy đủ,
Đúng pháp tán
thán chăng?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Tâm Mâu-ni
đầy
đủ,
Cùng nghiệp
thân, miệng đầy;
Minh hạnh đều
đầy đủ,
Đúng pháp
mà
tán thán.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Xa lìa hại
sanh
mạng,
Không cho không lấy
chăng?
Có xa lìa phóng đãng,
Không rời
thiền
tư chăng?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Thường
không
hại chúng sanh,
Không cho, không lấy
càn;
Xa lìa nơi phóng đãng,
Ngày đêm
thường
thiền tư.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Không ưa ngũ
dục chăng?
Tâm không
trược loạn chăng?
Có pháp nhãn thanh tịnh,
Diệt hẳn ngu
si
chăng?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Tâm thường
không
ưa dục,
Tâm cũng không
trược động;
Pháp nhãn Phật thanh
tịnh,
Ngu si hết
không
còn.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Chí thành
không
vọng ngữ,
Không nói lời
thô chăng?
Không nói lời
ly gián,
Chỉ nói chân
thành
chăng?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Chí thành
không
vọng ngữ,
Cũng không nói
lời thô;
Không ly gián
người khác,
Thường nói lời
như
pháp.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Gìn giữ giới
thanh
tịnh,
Chánh niệm
vắng lặng chăng?
Đầy đủ pháp
giải thoát,
Như Lai đại
trí chăng?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Tịnh giới đều
đầy
đủ,
Chánh niệm
thường tịch tĩnh;
Thành tựu pháp
giải thoát,
Đắc đại trí
Như
Lai.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Minh đạt đều
đầy đủ,
Chánh hạnh đã
thanh tịnh;
Sở hữu các lậu
hết,
Không còn tái
sanh
nữa?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Minh đạt đều
đầy
đủ,
Chánh hạnh đã
thanh tịnh;
Tất cả các lậu
hết,
Không còn tái
sanh
nữa.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Mâu-ni đủ
thiện
tâm,
Cùng nghiệp
đạo thân, miệng;
Minh hạnh đều
đầy đủ,
Nên tán thán
pháp
này?
Sa-đa-kỳ-lợi nói kệ đáp:
Mâu-ni đủ
thiện tâm,
Cùng nghiệp
đạo thân, miệng;
Minh hạnh đều
đầy đủ,
Nơi pháp này
tán thán.
Hê-ma-ba-đê nói kệ hỏi:
Đùi nai
Y-ni-diên[31],
Thắng tướng
của Tiên nhân;
Ít ăn, xả thân tham,
Chỗ Mâu-ni rừng thiền.
Nay ông hãy cùng đi,
Kính lễ Cù-đàm
kia.[32]
Lúc ấy, Sa-đa-kỳ-lợi và
Hê-ma-ba-đê, có trăm nghìn quyến thuộc quỷ thần vây quanh, vội vàng đi đến
chỗ Phật, đảnh lễ cúng dường; sửa lại y phục, trịch vai bên hữu, chắp tay
kính lễ và nói kệ:
Đùi nai
Y-ni-diên,
Thắng tướng
của Tiên nhân;
Ít ăn, không tham đắm,
Mâu-ni ưa rừng thiền.
Hôm nay chúng con đến,
Thỉnh vấn Đức Cù-đàm.
Sư tử đi một mình,
Đại long không sợ hãi.
Nên nay đến thỉnh vấn.
Xin Mâu-ni
quyết nghi:
Thế nào ra
được khổ?
Làm sao giải thoát khổ?
Xin Ngài nói giải thoát,
Khổ diệt
ở
chỗ nào?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Năm diệu
dục
ở đời,
Và thứ sáu là
ý[33];
Nơi dục kia không tham,
Giải thoát tất cả khổ.
Ra khỏi khổ như vậy.
Giải thoát khổ như vậy.
Nay đáp điều ông hỏi,
Khổ từ đây
mà
diệt.
Sa-đa-kỳ-lợi và Hê-ma-ba-đê lại nói
kệ hỏi:
Suối từ đâu
quay về,
Đó đường ác
không chuyển?
Mọi khổ lạc thế gian,
Ở đâu
mà
diệt hết?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân,
Cùng với ý
nhập xứ;
Nơi kia danh và sắc,
Vĩnh viễn không còn gì.
Suối từ đó quay về,
Đó đường ác không
chuyển.
Đối với khổ lạc kia,
Diệt hết
không
còn gì.
Sa-đa-kỳ-lợi và Hê-ma-ba-đê lại nói
kệ:
Thế gian
mấy
pháp khởi,
Mấy pháp đời
hòa hợp;
Đời mấy pháp
chấp thủ,
Mấy pháp
khiến
đời diệt?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Sáu pháp
khởi
thế gian,
Sáu pháp hòa
hợp đời;
Sáu pháp chấp
thủ đời,
Sáu pháp
tổn
giảm đời.
Sa-đa-kỳ-lợi và Hê-ma-ba-đê lại nói
kệ hỏi:
Làm sao qua
các
dòng,
Ngày đêm siêng
phương tiện,
Không vin, không chỗ
trụ,
Mà không chìm
vực
sâu?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Tất cả giới
đầy đủ,
Trí tuệ khéo chánh thọ;
Như tư duy buộc niệm,
Thì qua được vực sâu.
Không ưa các dục tưởng,
Cũng vượt sắc trói buộc;
Không vin, không chỗ trụ,
Không chìm nơi
vực
sâu.
Sa-đa-kỳ-lợi và Hê-ma-ba-đê lại nói
kệ hỏi:
Pháp gì qua
các
dòng?
Làm sao vượt
biển lớn?
Làm sao rời
khỏi khổ?
Làm sao
được thanh tịnh?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chánh tín,
qua
các dòng.
Không phóng dật, vượt biển.
Tinh tấn hay dứt khổ,
Trí tuệ được
thanh
tịnh.
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ tiếp:
Ông có
thể
hỏi khác,
Pháp Phạm chí Sa-môn;
Chân thật, thí, điều phục,
Ngoài đây
không pháp nào?[34]
Hê-ma-ba-đê lại nói kệ:
Cần gì hỏi
chỗ
khác,
Pháp Phạm chí,
Sa-môn?
Hôm nay Đại
Tinh Tấn,
Đã khéo léo
dẫn khai.
Nay con nên
báo đáp,
Ơn
Sa-đa-kỳ-lợi,
Hướng dẫn đến
Ngự Sư,
Bảo với chúng
con rằng:
Con nên đến
thôn xóm,
Theo Phật đến
mọi nhà;
Thừa sự, lễ,
cúng dường,
Theo Phật nghe chánh
pháp.
Trăm nghìn quỷ thần này,
Đều chắp tay cung kính;
Tất cả quy y
Phật,
Bậc Đại Sư
Mâu-ni.
Đáng danh xưng
Vô Thượng,
Ắt thấy nghĩa
chân thật;
Thành tựu trí
tuệ lớn,
Với dục không
nhiễm trước.
Người trí nên
quan sát,
Cứu giúp kẻ thế gian;
Được dấu đạo Hiền thánh,
Đó là
Đại
Tiên Nhân.
Phật nói kinh này xong,
Sa-đa-kỳ-lợi và Hê-ma-ba-đê cùng các quyến thuộc năm trăm quỷ thần nghe
những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ lễ Phật, rồi ra về.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả
Mục-kiền-liên đang trú trong núi Kỳ-xà-quật. Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất
mới cạo râu tóc, có con quỷ Già-tra và Ưu-ba-già-tra[36]
đi ngang qua. Quỷ Ưu-ba-già-tra thấy Tôn giả Xá-lợi-phất mới cạo râu tóc,
bèn nói với quỷ Già-tra:
“Bây giờ tôi sẽ đến đánh đầu của Sa-môn kia.”
Quỷ Già-tra nói:
“Ưu-ba-già-tra, anh chớ nói vậy!
Sa-môn này có thần lực, đức độ lớn, anh chớ làm vậy, sẽ chịu khổ lâu dài,
không được lợi ích.” Ba lần nói như vậy, mà quỷ Ưu-ba-già-tra sau ba lần
can gián vẫn không nghe lời quỷ Già-tra, liền dùng tay đánh đầu Tôn giả
Xá-lợi-phất, đánh xong, rồi tự kêu lên rằng:
“Già-tra, tôi bị thiêu! Già-tra,
tôi bị luộc!” Kêu lên ba lần rồi, liền bị vùi vào trong đất, đọa xuống địa
ngục A-tỳ.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe
tiếng động do con quỷ đánh Tôn giả Xá-lợi-phất, liền đi đến chỗ Tôn giả
Xá-lợi-phất, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Thế nào, Tôn giả, có thể chịu được
sự đau đớn đó không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:
“Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, tuy có
đau đớn, nhưng ý có thể chịu đựng, không đến nỗi đau quá.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với
Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Kỳ diệu thay, Tôn giả Xá-lợi-phất!
Thật là thần lực, đức độ lớn. Con quỷ này nếu dùng tay đánh núi
Kỳ-xà-quật, sẽ khiến nát ra như cám, huống là đánh vào người mà không đau
đớn?”
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói
với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:
“Thật ra là tôi không đau đớn lắm!”
Khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Đại
Mục-kiền-liên cùng uý lạo nhau như vậy, Đức Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe
những lời này. Nghe xong, liền nói kệ:
Tâm
kia như đá cứng,
Trụ vững không lay động;
Đã lìa tâm nhiễm trước,
Người sân không trả lại.
Nếu tu tâm như
vậy,
Sao có nỗi
đớn
đau!
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có nhiều Tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la du hành
trong nhân gian, kiết hạ an cư trong một khu rừng. Trong rừng này có Thiên
thần ở, biết đến ngày mười lăm các Tỳ-kheo nhận tuổi[38],
nên rất lấy làm buồn bã. Có vị Thiên thần khác nói với vị Thiên thần kia:
“Cớ sao anh sanh ra buồn rầu khổ não? Anh nên hoan
hỷ, vì các Tỳ-kheo trì giới thanh tịnh, hôm nay nhận tuổi.”
Thiên thần trong rừng đáp:
“Tôi biết các Tỳ-kheo hôm nay mãn hạ, nhưng không
giống ngoại đạo vô tu[39]
nhận tuổi. Những Tỳ-kheo tinh tấn nhận tuổi, là sáng hôm sau ôm bát đi đến
nơi khác, rừng này sẽ vắng vẻ.”
Sau khi các Tỳ-kheo đi rồi, Thiên thần trong rừng
nói kệ:
Nay tâm
tôi không vui,
Chỉ thấy rừng
trống vắng.
Tâm thanh tịnh thuyết
pháp,
Các Tỳ-kheo đa văn,
Đệ tử Đấng Cù-đàm,
Nay đang
đến
xứ nào?
Khi ấy, có Thiên tử khác nói kệ:
Người đến
Ma-già-đà,
Người đến
Câu-tát-la;
Hoặc đến Kim
cương địa[40],
Mọi nơi, tu
viễn ly.
Giống như cầm
thú hoang,
Tùy sở thích
dạo
chơi.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la, du hành
trong nhân gian, kiết hạ an cư trong một khu rừng. Ban ngày thì nhập chánh
thọ,[42]
thân thể mệt mỏi, còn đêm đến thì ngủ. Lúc đó, trong rừng kia có Thiên
thần trú ngụ, tự nghĩ: ‘Đây không phải là pháp Tỳ-kheo. Ở trong rừng vắng,
ban ngày nhập chánh thọ, ban đêm lại ham ngủ nghỉ. Bây giờ ta sẽ đến thức
tỉnh vị ấy.’ Lúc đó, Thiên thần đến trước Tỳ-kheo nói kệ:
Tỳ-kheo! Thầy tỉnh dậy!
Vì sao ham ngủ nghỉ?
Ngủ nghỉ có lợi gì?
Khi bệnh sao không ngủ?
Khi gai nhọn đâm thân,
Làm sao ngủ nghỉ được?
Ngài vốn xả, không nhà,
Ý muốn đi xuất gia.
Nên như ý muốn xưa,
Cầu tăng tiến ngày đêm;
Chớ rơi vào mê ngủ,
Khiến tâm không tự tại.
Dục vô thường, biến đổi,
Say mê nơi người ngu.
Người khác đều bị trói,
Nay ngài đã cởi trói,
Chánh tín mà xuất gia,
Vì sao ham ngủ nghỉ?
Đã điều phục tham dục,
Tâm kia được giải thoát.
Trí thắng diệu đầy đủ,
Xuất gia, sao ham ngủ?
Cần tinh tấn chánh thọ,
Thường tu sức kiên cố.
Chuyên cầu Bát-niết-bàn,
Tại sao mà ham ngủ?
Khởi minh, đoạn vô minh,
Diệt tận các hữu lậu.
Điều phục thân sau cùng,
Tại sao ham
ngủ nghỉ?
Khi vị Thiên thần kia nói kệ,
Tỳ-kheo này nghe xong, chuyên tinh tư duy đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở trong rừng Câu-tát-la, nhập
chánh thọ ban ngày, tâm khởi giác bất thiện, nương vào ác tham. Lúc đó,
trong rừng này có vị Thiên thần đang trú ngụ, tự nghĩ: ‘Đây không phải là
pháp Tỳ-kheo, ở trong rừng nhập chánh thọ ban ngày, tâm khởi giác bất
thiện[44],
nương vào ác tham. Bây giờ ta nên đến làm tỉnh ngộ vị ấy.’ Lúc ấy, Thiên
thần kia liền nói kệ:
Tâm kia muốn
viễn
ly,
Cư ngụ nơi
rừng vắng.
Phóng tâm theo ngoại
duyên,
Dong ruổi theo loạn
tưởng.
Chế ngự tâm mê đời,
Luôn vui tâm giải thoát.
Nên xả tâm không vui,
Chấp thọ, sống an lạc[45].
Tư duy không chánh niệm[46],
Chớ chấp ngã, ngã sở;
Như để bụi dính đầu,
Nếu dính rất khó phủi[47].
Chớ đắm nhiễm lạc dục,
Tâm bị dục vẩn đục;
Như Thích quân[48]
cỡi voi,
Ruổi nhanh, giũ sạch
bụi.
Tỳ-kheo đối tự thân,
Chánh niệm, trừ trần
cấu;
Trần chỉ cho tham dục,
Chẳng phải bụi thế gian.
Người trí tuệ sáng suốt,
Phải tỏ trần cấu kia;
Nơi pháp luật Như Lai,
Giữ tâm, chớ buông lung.
Trần cấu là sân nhuế,
Chẳng phải bụi thế gian;
Người trí tuệ sáng suốt,
Phải tỏ trần cấu kia.
Nơi pháp luật Như Lai,
Giữ tâm, chớ buông lung.
Trần cấu là
ngu si,
Chẳng phải bụi thế gian.
Người trí tuệ sáng suốt,
Phải xả trần cấu kia;
Nơi pháp luật Như Lai,
Giữ tâm không
buông lung.
Sau khi Thiên thần kia nói kệ rồi,
Tỳ-kheo này nghe những gì vị kia đã nói, chuyên tinh tư duy, trừ bỏ phiền
não, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân
gian, dừng nghỉ trong một khu rừng, nhập chánh thọ ban ngày, khởi tư duy
bất chính[50].
Lúc đó có một Thiên thần đang ở trong rừng này, tự nghĩ: ‘Đây không phải
là pháp Tỳ-kheo, ở trong rừng nhập chánh thọ ban ngày mà khởi tư duy bất
chính. Bây giờ ta nên đến dùng phương tiện khéo làm tỉnh ngộ vị ấy.’ Lúc
này Thiên thần kia nói kệ:
Sao tư duy
bất
chính,
Bị giác quán
nuốt chửng?
Nên bỏ niệm
bất chính,
Chuyên tu nơi
chánh thọ.
Tôn trọng
Phật, Pháp, Tăng,
Và tự giữ tịnh
giới.
Luôn sanh tâm
tùy hỷ,
Hỷ lạc càng
tăng tiến.
Nhờ tâm hoan
hỷ đó,
Cứu cánh,
thoát
khổ nhanh.
Sau khi Thiên thần kia nói kệ
khuyến khích rồi, Tỳ-kheo này chuyên tinh tư duy, tận trừ các phiền não,
đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân
gian, ở trong một khu rừng, nhập chánh thọ ban ngày, vào lúc giữa trưa,
Tỳ-kheo kia sanh tâm không vui, nói kệ:
Nơi đây
trời
đứng bóng,
Chim chóc đều lặng
thinh;
Hoang vắng chợt có
tiếng,
Làm tâm ta
sợ
hãi.
Lúc ấy, Thiên thần ở trong rừng kia
nói kệ:
Hôm nay trời
đứng
bóng,
Chim chóc đều lặng
thinh;
Hoang vắng chợt có
tiếng,
Vì tâm ông không vui.
Hay xả tâm
không vui,
Chuyên vui tu
chánh
thọ.
Sau khi Thiên thần kia nói kệ làm
cho Tỳ-kheo này tỉnh ngộ rồi, Tỳ-kheo này chuyên tinh tư duy, trừ bỏ phiền
não, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả A-na-luật-đà ở nước Câu-tát-la du
hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Bấy giờ có Thiên thần
tên là Xà-lân-ni[53]
là thiện tri thức trước kia của Tôn giả A-na-luật, đến chỗ Tôn giả
A-na-luật. Sau khi đến chỗ A-na-luật rồi nói kệ:
Nay ngài hãy
phát
nguyện,
Nguyện sanh về
chốn cũ;
Lên trời Tam
thập tam,
Vui ngũ dục
đầy đủ.
Hàng trăm thứ
âm nhạc,
Thường dùng để
tự vui;
Mỗi khi đến
giờ ngủ,
Âm nhạc báo
thức giấc.
Hàng chư Thiên
ngọc nữ,
Hầu hai bên
ngày đêm.
Tôn giả A-na-luật nói kệ đáp:
Hàng chư Thiên
ngọc
nữ,
Chúng là khối
khổ lớn.
Vì tưởng điên
đảo kia,
Bị trói hữu
thân kiến.
Người cầu sanh
nơi đó,
Đây cũng là
khổ lớn.
Xà-lân-ni, nên
biết,
Ta không
nguyện sanh kia.
Sanh tử đã hết
hẳn,
Không còn tái
sanh
nữa.
Sau khi Tôn giả A-na-luật nói những
lời này, Thiên tử Xà-lân-ni nghe những gì Tôn giả A-na-luật nói, hoan hỷ,
tùy hỷ liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ
lại trong một khu rừng, siêng tụng kinh, siêng giảng thuyết, tinh tấn tư
duy, đắc quả A-la-hán. Sau khi chứng quả rồi, không còn siêng tụng kinh,
giảng thuyết nữa. Khi ấy có vị Thiên thần đang ở trong rừng đó, nói kệ:
Tỳ-kheo!
Ngài
trước kia,
Ngày đêm siêng
tụng tập;
Luôn vì các
Tỳ-kheo,
Cùng luận
nghĩa quyết định,
Nay, ngài đối
pháp cú,
Im lặng không
mở lời;
Không vì các
Tỳ-kheo,
Cùng luận
nghĩa quyết
định.
Lúc ấy, Tỳ-kheo kia nói kệ đáp:
Xưa, vì chưa
lìa
dục,
Tâm thường ưa
pháp cú;
Nay, vì đã lìa
dục,
Việc tụng
thuyết đã xong.
Trước, biết
đạo đã đủ,
Thấy, nghe đạo
làm gì?
Các thấy, nghe thế gian,
Bằng
chánh
trí[55]
buông hết.
Sau khi Thiên thần nghe những gì
Tỳ-kheo nói, hoan hỷ, tùy hỷ, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ
lại trong một khu rừng. Tỳ-kheo này bị bệnh mắt, vâng lời thầy thuốc dạy
phải ngửi hoa bát-đàm-ma. Sau khi Tỳ-kheo kia nhận lời dạy của thầy rồi,
liền đến bờ ao hoa bát-đàm-ma, ngồi theo chiều gió bên bờ ao và theo gió
mà ngửi hương. Khi đó có vị Thiên thần chủ hồ này nói với Tỳ-kheo:
“Vì sao ngài trộm hoa? Ngài nay là giặc trộm
hương!”
Bấy giờ, Tỳ-kheo nói kệ đáp:
Không phá
cũng
không đoạt,
Đứng xa ngửi hương bay.
Tại sao nay ông nói,
Ta là giặc
trộm
hương?
Lúc ấy, Thiên thần nói kệ:
Không xin
mà
tự lấy,
Thế gian gọi là giặc.
Ông, nay người không
cho,
Mà tự đến ngửi lấy;
Thì thế gian gọi là,
Giặc trộm
hương
thật sự.
Lúc đó có một người nhổ ngó sen
kia, vác cả đi. Bấy giờ Tỳ-kheo nói kệ cho Thiên thần kia:
Hiện tại, như
người kia,
Bẻ gãy
phân-đà-lợi,
Nhổ rễ vác cả
đi,
Mới là người gian xảo.
Vì sao ông không ngăn,
Mà nói ta
trộm
hương?
Lúc ấy, Thiên thần kia nói kệ đáp:
Người gian
xảo
cuồng loạn,
Giống như áo
nhũ mẫu;
Đủ thiếu gì
nói thêm![57]
Nên mới nói
cùng ngài.
Ca-sa, không
thấy bẩn,
Áo đen, mực
chẳng dơ.
Người hung ác gian xảo,
Thế gian không nói tới.
Chân ruồi dơ lụa trắng;
Kẻ sáng, thấy vết nhỏ.
Như mực dính hạt châu,
Tuy nhỏ nhưng thấy hết.
Thường theo kia cầu
tịnh,
Không kết, lìa phiền
não,
Ác tuy như lông tóc,
Người thấy
như
thái sơn.
Lúc ấy, Tỳ-kheo kia lại nói kệ:
Nói hay thay!
Hay thay!
Dùng nghĩa an ủi tôi.
Ông hãy thường vì tôi,
Luôn luôn
nói
kệ này.
Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:
Tôi chẳng
phải nô lệ
Ngài mua, hay
người cho;
Làm sao luôn theo ngài,
Lúc nào cũng nhắc nhở?
Nay ngài nên tự biết,
Mọi việc
lợi
ích kia.
Sau khi Thiên thần kia nói rồi,
Tỳ-kheo này nghe những gì người ấy nói, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng
dậy ra về, một mình nơi chỗ thanh vắng, chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền
não, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Thập Lực Ca-diếp[59]
đang ở trong hang Tiên nhân[60],
thành Vương xá. Lúc đó, có người thợ săn tên là Xích Chỉ,[61]
cách Tôn giả Thập Lực Ca-diếp không xa, giăng lưới bắt nai. Bấy giờ, Tôn
giả Thập Lực Ca-diếp vì thương xót người thợ săn kia nên thuyết pháp.
Nhưng lúc đó người thợ săn kia không hiểu những gì ngài nói. Lúc bấy giờ,
Tôn giả Thập Lực Ca-diếp bèn dùng thần lực làm lửa cháy đầu ngón tay,
nhưng ông vẫn không hiểu. Bấy giờ, Thiên thần đang ở trong hang Tiên nhân,
nói kệ:
Thợ săn
trong núi sâu,
Ít trí, mù
không mắt.
Sao nói không
đúng thời,
Đức mỏng,
không tuệ biện?
Đã nghe cũng
không hiểu,
Trong sáng cũng không
thấy;
Đối mọi pháp thiện
thắng,
Ngu si chẳng
thể tỏ.
Dù đốt mười
ngón tay,
Chúng trọn
không
kiến đế.
Sau khi Thiên thần nói kệ này xong,
Tôn giả Thập Lực Ca-diếp liền im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tôn giả Kim Cương Tử[63]
ở một nơi trong rừng, tại ấp Ba-liên-phất[64].
Lúc đó dân chúng ấp Ba-liên-phất qua bốn tháng mùa hạ, mở đại hội
Kiêu-mâu-ni[65].
Bấy giờ, Tôn giả Kim Cương Tử nghe dân chúng mở đại hội, sanh tâm không
vui, nói kệ:
Một mình
ở rừng vắng,
Giống cây khô
bị bỏ.
Mùa hạ cuối
tháng tư,
Thế gian ưa trang
nghiêm.
Xem khắp các thế gian,
Không ai khổ
hơn
ta.
Khi ấy vị Thiên thần ở trong rừng
liền nói kệ:
Một mình ở
rừng
vắng,
Giống cây khô
bị bỏ.
Làm trời Tam thập tam,
Tâm thường mong an vui.
Giống như trong địa
ngục,
Mong tưởng
sanh
cõi người.
Lúc đó Kim Cương Tử được vị Thiên
thần khuyến khích rồi, chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc
A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ
lại trong một khu rừng, vì chỉ thích trì giới, nên công đức không thể tăng
tiến lên được. Lúc đó vị Thiên thần trong rừng tự nghĩ: ‘Đây không phải là
pháp Tỳ-kheo trụ ở trong rừng, vì chỉ thích trì giới, nên công đức không
thể tăng tiến lên được. Nay ta phải dùng phương tiện làm tỉnh ngộ vị ấy.’
Liền nói kệ:
Chẳng phải
chỉ
trì giới,
Cùng tu tập đa
văn;
Độc tĩnh thiền
tam-muội,
Nhàn cư tu
viễn ly.
Tỳ-kheo thiên khinh an,
Trọn không hết lậu được.
Vui chánh giác
bình đẳng,
Xa lìa bọn
phàm
phu.
Tỳ-kheo được Thiên thần khuyên tinh
tấn, chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tôn giả Na-ca-đạt-đa[68]
ở nước Câu-tát-la du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng.
Lúc ấy, có người tại gia xuất gia, thường gần gũi nhau[69].
Thiên thần ở trong rừng kia tự nghĩ: ‘Đây không phải là pháp Tỳ-kheo ở
trong rừng, người xuất gia và tại gia cùng nhau thân cận, nay ta phải đến
dùng phương tiện cảnh tỉnh.’ Thiên thần liền nói kệ:
Tỳ-kheo
sớm ra đi,
Gần tối trở về
rừng.
Đạo tục gần
gũi nhau,
Khổ vui cùng chia xẻ.
E buông thói tục gia,
Để cho
ma
lung lạc.
Khi Tỳ-kheo Na-ca-đạt-đa được Thiên
thần kia nhắc nhở như vậy rồi, chuyên tinh tư duy như vậy như vậy, đoạn
các phiền não, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong
nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, nói năng cười giỡn suốt ngày, tâm
tán loạn không định được, buông thả các căn, chạy theo sáu cảnh. Lúc ấy
Thiên thần ở trong rừng này thấy những Tỳ-kheo này không thu nhiếp oai
nghi, tâm không vui nói kệ:
Trước đây
chúng
đệ tử
Chánh mạng của Cù-đàm,
Tâm vô thường[71],
khất thực,
Vô thường, dùng giường
chõng.
Quán thế gian vô thường,
Nên cứu cánh thoát khổ.
Nay có chúng
khó nuôi,
Sống ở chỗ
Sa-môn.
Xin ăn uống
mọi nơi,
Dạo khắp hết
mọi nhà;
Mong của mà xuất gia,
Không phải nguyện
Sa-môn.
Tăng-già-lê lết phết,
Như trâu
già
kéo đuôi.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nói với Thiên
thần:
“Ông chán ghét chúng tôi chăng?”
Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:
Không chỉ
tên
dòng họ,
Không nêu đích danh ai,
Mà nói chung chúng này,
Nêu rõ điều bất thiện.
Tướng lậu hoặc mới bày,
Phương tiện chỉ lỗi lầm.
Ai siêng năng
tu tập,
Tôi quy y
kính
lễ.
Sau khi được Thiên thần nhắc nhở
rồi, các Tỳ-kheo kia đều chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc
A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân
gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Lúc ấy, Tỳ-kheo kia đùa giỡn với vợ con
của gia chủ, bị mang tiếng xấu. Lúc đó Tỳ-kheo tự nghĩ: ‘Nay ta hỏng mất,
mang tiếng xấu chung đụng vợ con người. Nay ta muốn tự sát ở trong rừng
này.’
Lúc ấy Thiên thần ở trong rừng kia tự nghĩ: ‘Không
tốt, hỏng mất rồi! Tỳ-kheo này không hư hỏng, không lỗi lầm, mà muốn tự
sát ở trong rừng. Bây giờ, ta hãy đến đó tìm cách khai ngộ.’
Lúc ấy, Thiên thần kia hóa thân thành con gái của
gia chủ, nói với Tỳ-kheo rằng: ‘Nơi các đường làng, giữa các ngã tư đường,
mọi người đều đồn tiếng xấu về tôi và ngài rằng đã gần gũi nhau, làm những
việc bất chính. Vốn đã mang tiếng xấu rồi, bây giờ có thể hoàn tục để cùng
nhau hưởng lạc.’ Tỳ-kheo đáp:
‘Nơi các đường làng, giữa các ngã tư đường, mọi
người đều đồn tiếng xấu về tôi và các cô đã cùng gần gũi nhau, làm những
việc bất chính. Hôm nay tôi chỉ còn tự sát.’ Lúc ấy, Thiên thần kia liền
hiện lại thân Trời, nói kệ:
Tuy mang nhiều tiếng
xấu,
Người khổ hạnh nên nhẫn;
Không vì khổ, tự hại,
Cũng không nên sanh
phiền.
Nghe tiếng mà sợ hãi,
Ấy là thú trong rừng;
Là chúng sanh khinh
tháo,
Không thành pháp xuất
gia.
Nhân giả nên nhẫn nại,
Không vướng vào tiếng
xấu;
Giữ tâm, trụ vững chắc,
Đó là pháp xuất gia.
Không vì người ta nói,
Mà mình thành giặc cướp;
Cũng không vì người nói,
Mà mình đắc
La-hán.
Như ngài đã tự
biết,
Chư Thiên
cũng biết vậy.
Sau khi được Thiên thần kia khai
ngộ rồi, chuyên tinh tư duy, đoạn trừ các phiền não, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tôn giả Tỳ-kheo Kiến-đa[74],
ở Câu-tát-la du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, trì y
phấn tảo. Lúc đó, Phạm thiên vương cùng với bảy trăm vị trời Phạm thiên từ
cung điện của họ đến chỗ Tôn giả Tỳ-kheo Kiến-đa, cung kính lễ bái. Lúc ấy
có Thiên thần ở trong rừng ấy nói kệ:
Thấy kia
các
căn lặng,
Cảm đến, thiện
cúng dường;
Đạt ba minh đầy đủ,
Được pháp không lay
động.
Độ tất cả phương tiện,
Y phấn tảo, ít
việc.
Bảy trăm vị
Phạm thiên,
Nương cung
điện đến đây.
Thấy sanh tử
hữu biên,
Lễ vị vượt
bờ
hữu.
Sau khi Thiên thần kia nói kệ tán
thán Tỳ-kheo Kiến-đa xong, liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân
gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Lúc này, thân thể Tỳ-kheo ấy mỏi mệt,
ban đêm đến ngủ say. Lúc đó, có Thiên thần ở trong rừng này đến nhắc nhở,
liền nói kệ:
Hãy tỉnh
dậy
Tỳ-kheo!
Vì sao lại ngủ
mê?
Ngủ nghỉ có
nghĩa gì?
Tu thiền
chớ
ngủ nghỉ.
Lúc ấy, Tỳ-kheo kia nói kệ đáp:
Không
khứng,
nên làm sao?
Lười biếng ít
phương tiện;
Duyên hết,
thân thể suy,
Nên đêm
đến
ngủ mê.
Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:
Ông cần
nên
giữ gìn,
Vật có tiếng,
kêu lớn;
Ông đã được tu
nhàn,
Chớ để cho
thoái
thất.
Lúc ấy, Tỳ-kheo kia nói kệ đáp:
Tôi sẽ theo
lời ông,
Tinh cần tu
phương tiện;
Không vì mê
ngủ kia,
Luôn bao
phủ
tâm mình.
Sau khi Thiên thần kia cảnh tỉnh
Tỳ-kheo này như vậy như vậy, thì Tỳ-kheo ấy chuyên tinh phương tiện, đoạn
các phiền não, đắc A-la-hán.
Lúc ấy, Thiên thần lại nói kệ:
Ông hãy tự
thức tỉnh,
Chuyên tinh
cần phương tiện;
Không bị bọn
quân ma,
Bắt ông phải
ngủ
nghỉ.
Lúc ấy, Tỳ-kheo kia nói kệ đáp:
Từ nay đến
bảy
đêm,
Thường ngồi
chánh tư duy;
Thân này sanh
hỷ lạc,
Không điều gì
thiếu sót.
Đầu đêm quán
túc
mệnh,
Giữa đêm thiên
nhãn tịnh;
Cuối đêm trừ
vô minh.
Thấy khổ vui chúng sanh.
Hình loại thượng trung
hạ,
Biết nhân duyên nghiệp
gì,
Mà thọ quả báo này.
Nếu những gì người tạo,
Tự thấy điều đã làm;
Thiện, tự thấy là thiện;
Ác tự thấy
là
ác.
Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:
Tôi biết
trước
tất cả,
Mười bốn người
Tỳ-kheo;
Đều là
Tu-đà-hoàn,
Thảy được
thiền chánh thọ.
Đi đến trong rừng này,
Sẽ đắc
A-la-hán.
Thấy ông chỉ
giải đãi,
Nằm ngửa ham
ngủ nghỉ.
Chớ sống như
phàm phu,
Nên phương
tiện
giác ngộ.
Bấy giờ, Tỳ-kheo lại nói kệ:
Lành thay,
này
Thiên thần!
Dùng nghĩa an ủi tôi;
Chí thành đến khai ngộ,
Khiến tôi
hết
các lậu.
Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:
Tỳ-kheo
nên
như vậy,
Tin, xuất gia, không
nhà;
Ôm ngu mà xuất gia,
Chóng được kiến thanh
tịnh.
Nay tôi hộ trì ông,
Trọn cả một đời này;
Khi nào ông ốm đau,
Tôi sẽ cúng
thuốc
hay.
Sau khi Thiên thần kia nói kệ xong,
liền biến mất.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đang ở nước Câu-tát-la
du hành trong nhân gian, nghỉ lại bên mé ruộng của một tụ lạc. Sáng sớm,
Tôn giả Xa-lợi-phất đắp y ôm bát vào làng khất thực. Lúc đó có một Ni-kiền
Tử uống rượu say cuồng, cầm bình rượu từ tụ lạc ra, thấy Tôn giả
Xá-lợi-phất, bèn nói kệ:
Mỡ gạo
ướp
thân tôi,
Cầm một bình
mỡ gạo;
Núi, đất và cỏ
cây,
Thấy chúng
toàn màu vàng.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất tự
nghĩ: ‘Những ác thanh này được nói ra trong bài kệ, là do ác vật kia, ta
há không thể dùng kệ đáp sao?’ Lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất liền nói kệ:
Được ướp vị
vô
tưởng,
Cầm bình Không tam-muội;
Núi, đất và cỏ cây,
Thấy chúng
như
đờm giải.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân
gian, nghỉ lại trong một khu rừng, tuy đã đắc tha tâm trí nhưng phiền não
vẫn còn. Cách rừng không xa có cái giếng. Có dã can uống nước, cổ bị mắc
kẹt trong cái gàu. Lúc đó dã can kia tìm đủ cách để thoát và tự nghĩ:
‘Trời sắp muốn sáng rồi, người nông dân nếu ra, sẽ khủng bố ta. Ngươi, cái
gàu múc nước, làm ta sợ đã lâu, hãy để cho ta thoát ra.’ Lúc đó, Tỳ-kheo
kia biết được tâm niệm con dã can này, liền nói kệ:
Mặt trời
tuệ
Phật chiếu,
Lìa rừng nói
pháp Không;
Từ lâu tâm sợ
ngã,
Nay nên
buông
xả đi.
Sau khi Tỳ-kheo tự nhắc nhở mình
rồi, tất cả phiền não sạch hết, đắc A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại nước Câu-tát-la du hành
trong nhân gian, nghỉ lại ở trong một khu rừng. Bấy giờ, có một Thiên thần
nương ở rừng này, thấy dấu chân đi của Phật, cúi xuống xem kỹ, liền nhớ
đến Phật. Lúc đó có con chim ưu-lâu[75]
đứng giữa đường, muốn bước lên dấu chân Phật. Bấy giờ, Thiên thần kia liền
nói kệ:
Nay,
ngươi,
chim ưu-lâu,
Mắt tròn đậu
trên cây;
Chớ xóa vết
Như Lai,
Hoại cảnh
ta nhớ Phật.
Sau khi Thiên thần nói kệ xong, im
lặng niệm Phật.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Đức
Phật ở tại nước Câu-tát-la du hành trong nhân gian, ở trong một khu rừng;
dừng nghỉ dưới bóng cây ba-tra-lợi[76].
Khi ấy có Thiên thần ở trong rừng này, liền nói kệ:
Hôm nay
gió
chợt khởi,
Thổi cây
ba-tra-lợi;
Hoa tra-lợi
rơi đầy,
Cúng
dường
Đức Như Lai.
Sau khi Thiên
thần nói kệ xong, đứng im lặng.
*
Tôi nghe như
vầy:
Một thời, Đức
Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có các
Tỳ-kheo đang trú bên sườn núi Chi-đề[77],
là những Tỳ-kheo a-luyện-nhã, trì y phấn tảo, thường hành khất thực. Lúc
đó Sơn thần trụ ở núi này, nói kệ:
Mình công
như gấm thêu,
Ở núi Bề-đề-hê[78];
Thỉnh thoảng hót tiếng
hay,
Nhắc Tỳ-kheo khất thực.
Mình công như gấm thêu,
Ở núi Bề-đề-hê;
Thỉnh thoảng hót tiếng
hay,
Nhắc vị trì phấn tảo.
Mình công như gấm thêu,
Ở núi Bề-đề-hê;
Thỉnh thoảng hót tiếng
hay,
Nhắc vị ngồi
bóng cây.
Sau khi Thiên thần nói kệ xong,
đứng im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở núi Chi-đề, tất
cả đều tu hạnh A-luyện-nhã, trì y phấn tảo, thường hành khất thực. Bấy
giờ, bờ sông Na-sa-khư-đa[79]
bị lở, làm chết ba vị Tỳ-kheo doanh sự[80].
Lúc ấy, Thiên thần núi Chi-đề nói kệ:
A-lan-nhã,
khất
thực,
Cẩn thận chớ
xây dựng.
Không thấy
sông Khư-đa,
Bờ bên chợt
sạt lở,
Đè chết người
xây dựng.,
Ba Tỳ-kheo doanh sự?
Tỳ-kheo trì phấn tảo,
Cẩn thận chớ xây dựng.
Không thấy sông Khư-đa,
Bờ bên chợt sạt lở,
Đè chết người xây dựng,
Ba Tỳ-kheo doanh sự?
Tỳ-kheo nương
bóng cây,
Cẩn thận chớ
xây dựng.
Không thấy
sông Khư-đa,
Bờ bên chợt
sạt lở.
Đè chết người
xây dựng,
Ba Tỳ-kheo
doanh
sự?
Sau khi Thiên thần kia nói kệ xong,
liền đứng im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo sống trong núi Tần-đà[81].
Lúc ấy rừng trên núi chợt bốc lửa lớn, cả núi cháy rực. Lúc đó có người
thế tục nói kệ:
Nay núi
Tần-đà
này,
Lửa cháy suốt
dữ dội;
Thiêu rụi rừng
trúc kia,
Đốt cả
hoa[82],
trái trúc.
Lúc ấy Tỳ-kheo kia tự nghĩ: ‘Nay,
người thế tục này có thể nói kệ này, sao ta không nói kệ để đáp?’ Liền nói
kệ:
Tất cả hữu
cháy rực,
Không tuệ nào
dập tắt;
Thiêu đốt các
thọ dục,
Cũng đốt
khổ
bất tác.
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ xong,
đứng im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở bên cạnh sông Hằng, trụ
trong một khu rừng. Khi ấy có một cô gái thiện gia, thường bị bố mẹ chồng
trách mắng, nên đến bên bờ sông Hằng, nói kệ:
Sông Hằng,
nay ta muốn,
Theo dòng trôi dần biển;
Không còn để cô cậu,
Thương
xuyên
phải hiềm trách.
Khi Tỳ-kheo kia thấy cô gái thiện
gia này, nghe nói kệ như vậy, liền tự nghĩ: ‘Cô gái này còn có thể nói kệ,
nay tại sao ta không nói kệ đáp?’ Liền nói kệ:
Tịnh tín, nay
ta muốn
Theo vào sông
bát Thánh;
Trôi xuôi đến
Niết-bàn,
Không gặp
ma
lung lạc.
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ xong,
đứng im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu
Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Cách rừng không xa, có ruộng trồng
dưa. Đêm đó có kẻ trộm đến trộm dưa, thấy mặt trăng sắp mọc, nói kệ:
Trăng
sáng,
ngươi chớ hiện,
Đợi ta hái dưa
này.
Ta đem dưa đi
rồi,
Mặc ngươi
hiện
hay không.
Bấy giờ, Tỳ-kheo kia tự nghĩ: ‘Kẻ
trộm dưa còn có thể nói kệ, chẳng lẽ ta không thể nói kệ đáp trả sao?’
Liền nói kệ:
Ác ma, ngươi
chớ hiện,
Chờ ta đoạn
phiền não;
Đoạn phiền não
kia rồi,
Mặc ngươi
hiện
hay không.
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ xong,
đứng im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, sống trong một khu rừng. Lúc đó có một Sa-di nói kệ:
Thế nào gọi
là
thường?
Khất thực tức
là thường.
Thế nào là vô
thường?
Tăng ăn là vô
thường.
Thế nào gọi là
thẳng?
Chỉ phướn
Nhân-đà-la.
Thế nào gọi là cong?
Cong, chỉ
thấy
móc câu.
Tỳ-kheo kia tự nghĩ: ‘Sa-di kia còn
có thể nói kệ như vậy, nay sao ta không nói kệ mà đáp.’ Liền nói kệ:
Thế nào gọi
là thường?
Thường tức là
Niết-bàn.
Thế nào là vô
thường?
Chỉ các pháp
hữu vi.
Thế nào gọi là
thẳng?
Chính là Bát
Thánh đạo;
Thế nào gọi là cong?
Cong là lối
mòn
ác.
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ xong,
ngồi im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có đệ tử Xá-lợi-phất, uống thuốc xong,
muốn tìm cháo ăn. Lúc đó Tôn giả Xá-lợi-phất đến nhà thợ gốm để xin cái
chậu sành. Khi đó thợ gốm kia nói kệ:
Thế nào được
nổi danh,
Mà không thí
một đồng?
Thế nào thắng
thật đức,
Của cải không
bị
giảm?
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói kệ
đáp:
Như người
không
ăn thịt,
Mà đem thịt cho họ.
Những người tu phạm
hạnh,
Mà đem nữ sắc cho.
Người không ngồi giường
cao,
Mà đem giường cao cho.
Đối người sắp đi kia,
Mà cho chỗ nghỉ ngơi.
Giúp đỡ cho như vậy,
Thì của cải không giảm,
Mà lại được tiếng khen,
Và không tốn một tiền,
Thật đức danh tiếng
vang,
Của cải không
giảm
sút.
Lúc ấy, người thợ gốm kia lại nói
kệ:
Thưa ngài
Xá-lợi-phất,
Đã nói điều
thật hay;
Xin cúng ngài
trăm bát,
Không dư,
cũng
không được.
Tôn giả Xá-lợi-phất nói kệ:
Trời Tam
thập
tam kia,
Diệm-ma,
Đâu-suất-đà,
Hóa lạc, các
Trời, Người,
Cùng Tha hóa Tự tại,
Được bát sành, nhờ tín,
Mà ngươi không
sanh
tín.
Tôn giả Xá-lợi-phất nói kệ xong, im
lặng đi ra khỏi nhà thợ gốm.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, sống trong một khu rừng. Lúc đó có một người nghèo ở bên cạnh
rừng, tự suy nghĩ hy vọng như vậy mà nói kệ:
Nếu được
một
đầu heo,
Một bình đầy
rượu ngon;
Đựng đầy trong một chậu,
Người luôn luôn đem cho.
Nếu mà được như vậy,
Sẽ còn lo lắng
gì?
Lúc ấy Tỳ-kheo kia tự nghĩ: ‘Người
nghèo này còn có thể nói kệ, nay sao ta không nói.’ Liền nói kệ:
Nếu được Phật,
Pháp, Tăng,
Tỳ-kheo khéo
thuyết pháp;
Ta không bệnh, nghe
luôn,
Không
sợ
các ma oán.
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ này
xong, ngồi im lặng[83].
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, sống trong một khu rừng. Tỳ-kheo kia tự nghĩ như vầy: ‘Nếu được
kiếp-bối tốt, dài bảy khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay để may cái y xong, ta
vui tu thiện pháp.’
Lúc đó có vị Thiên thần nương ở trong rừng này tự
nghĩ: ‘Đây không phải là pháp Tỳ-kheo, ở trong rừng mà tư duy hy vọng y
tốt.’ Khi ấy Thiên thần hóa thành một bộ xương, múa trước Tỳ-kheo kia và
nói kệ:
Tỳ-kheo nghĩ kiếp-bối,
Bảy khuỷu rộng sáu
thước;
Ngày thì tưởng như vậy,
Đêm tư duy cái gì?
Lúc ấy, Tỳ-kheo kia lòng kinh hãi, thân sợ run, nói
kệ:
Thôi!
Thôi!
Không cần vải,
Nay đắp y phấn
tảo;
Ngày thấy bộ
xương múa,
Đêm lại
thấy
gì đây?
Sau một phen tâm kinh sợ, Tỳ-kheo
kia liền chánh tư duy, chuyên tinh tu tập, đoạn các phiền não, đắc
A-la-hán.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, đắc A-la-hán, các lậu đã hết, việc
cần làm đã làm xong, đã trút gánh nặng, đoạn các hữu kết, chánh trí, tâm
khéo giải thoát. Khi đó có một người nữ, trong đêm tối, trời mưa lâm râm,
sấm chớp lóe sáng, đi ngang qua muốn đến với người đàn ông khác. Cô bị té
trong bùn sâu, vòng xuyến bị gãy, chuỗi hoa rơi vãi. Lúc bấy giờ, cô gái
kia nói kệ:
Đầu tóc
đều
xổ tung,
Chuỗi hoa rơi
bùn sâu;
Vòng xuyến đã
gãy khúc,
Chàng đang
đắm
nơi đâu?
Khi ấy Tỳ-kheo kia tự nghĩ:‘Cô con gái
còn có thể nói kệ, sao ta không thể nói kệ đề đáp
lại?”
Phiền não
đều
đã bứt;
Qua vũng bùn sanh tử;
Trói buộc thảy rơi vãi,
Mười
phương
tôn, thấy ta.
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ xong,
ngồi im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, bên bờ sông. Lúc đó có đôi vợ
chồng theo nhau qua sông, đứng lại ở bên bờ, khảy đàn, đùa giỡn, rồi nói
kệ:
Nhớ
thương
mà phóng dật,
Tiêu dao
khoảng rừng xanh;
Nước chảy, chảy lại
trong,
Tiếng đàn thật hòa mỹ.
Mùa xuân thỏa thích
chơi,
Khoái lạc còn
gì hơn?
Lúc đó Tỳ-kheo ấy tự nghĩ: ‘Người
kia còn có thể nói kệ, sao ta không thể nói kệ đáp?”
Thọ trì giới
thanh
tịnh,
Nhớ thương
Đẳng Chánh Giác;
Tắm gội ba giải thoát,
Khéo dùng rất mát trong.
Nhập đạo đủ trang
nghiêm,
Khoái lạc nào
hơn đây?
Sau khi Tỳ-kheo kia nói kệ xong,
đứng im lặng.
*
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng
cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo ở Câu-tát-la, du hành trong
nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Lúc đó có Thiên thần thấy những
con chim bồ câu, liền nói kệ:
Bồ câu, hãy
tích
tụ,
Mè, gạo, lật
vân vân,
Ở ngọn cây
trên núi,
Làm hang tổ trên cao.
Nếu gặp khi trời mưa,
Yên tâm ăn
uống
ngủ.
Lúc ấy Tỳ-kheo kia tự nghĩ: ‘Kia
cũng giác ngộ ta.’ Liền nói kệ:
Phàm phu
chứa
pháp lành,
Cung kính nơi Tam bảo;
Khi thân hoại mạng
chung,
Tinh thần,
tâm
an lạc.
Sau khi Tỳ-kheo nói kệ xong, liền tỉnh
ngộ, chuyên tâm tư duy, dứt trừ các phiền não, đắc
A-la-hán.
-ooOoo-
[1].
Đại Chánh, quyển 50. Ấn Thuận, 26. Tương
ưng Dạ xoa, tiếp theo. Kinh 1325, Pāli: S. 10. 5. Sānu, №100 (324).
[2].
Ưu-bà-di tử
優婆夷子.
Pāli: aññatarissa
upāsikāya sānu nāma putto, con trai của
một ưu-bà-di nọ tên là Sānu.
[5].
Thần thông nguyệt
神通月.
Tháng thần biến
神變月;
Pāli: pāṭihāriya-pakkha,
các tháng Giêng, tháng Năm và tháng Chín, bốn Thiên vương hiện thần
thông đi quan sát nhân gian. Xem cht.49, kinh 1117.
[6].
Hán: mạn hoãn nghiệp
慢綬業.
Pāli: mākāsi
pāpakaṃ kammaṃ āvi và yadi và raho, chớ
tạo ác nghiệp, dù công khai hay bí mật.
[7].
Để bản: gian thảo
菅草.
Tống-Nguyên-Minh: gian thảo
葌草.
[8].
S. 10. 12. āḷavaṃ; №100(325).
[9].
A-lạp quỷ
阿 臈 鬼.
№100(325): Khoáng dã dạ xoa
曠野夜叉.
Pāli:
āḷavako yakkho.
[10].
Kiệt-đàm quỷ
竭曇鬼.
№100(325): Lô Câu
驢駒.
Theo Hán dịch, Pāli có thể là Kharo (lừa con). Xem cht.103, kinh 1324.
[11].
Thắng sĩ phu sự vật
勝士夫事物.
№100(325): “Trong tất cả tài bảo, cái gì tối thắng?” Pāli:
kiṃsūdha
vittaṃ purissa seṭṭhaṃ, “Trong đời này,
tài sản quý nhất của con người là gì?”
[12].
Vân hà thọ trung thắng
云何壽中勝.
Pāli: kathaṃ jīvaṃ
jīvatamāhu seṭṭhan’ti, “Sanh mạng nào
cao thượng nhất trong các sanh mạng?”
[15].
Tức sự thật, bố thí và sự tự chế ngự.
Pāli: saccā,
dammā, cāgā.
[16].
Kiệt-đàm-ma
竭曇摩,
phiên âm khác của Khara, xem cht.10 trên.
[17].
S. 10. 9-10. Sukkā; №100(327).
[18].
Thúc-ca-la
叔迦羅.
Pāli: Sukkā bhikkhunì.
[19].
Cát tinh nhật
吉星日.
№100(327): Lễ hội sao Câu-mật-đầu
俱蜜頭星會.
Pāli: komudī,
ngày rằm tháng Kattika, hay Ca-đề tháng cuối mùa mưa.
[20].
Mã vương
馬王.
Pāli: Valāhaka, ngựa thần của Chuyển luân vương.
[21].
S.10. 11. Vīrā;
№100(336).
[22].
Tỳ-la
毘羅.
Pāli: Vīrā (bản Miến: Cīrā).
[23].
Xem kinh 1327 trên.
[24].
Sn. i. 9. Hemavata; №100(328).
[25].
Sa-đa-kỳ-lợi Thiên thần
娑多耆利天神.
Pāli: Sātāgira.
[26].
Hê-ma-ba-đê Thiên thần
醯魔波低天神.
[27].
Ba-đàm-ma hoa
波曇摩華.
Pāli: Paduma (sen đỏ).
[28].
Ấn Thuận đọc là: Tùng hà La-hán thọ, “thọ
từ La-hán nào?”
[29].
Pāli: kacci iṭṭhe aniṭṭhe ca, sankappassa
vasīkatā? Tâm tư vị ấy có tự tại nơi cái đáng yêu và không đáng yêu
không?
[30].
Pāli: kacci vijāya sampanno, kacci
saṃsuddhacaraṭo, “Đã thành tựu minh tuệ chưa? Sở hành thanh tịnh
chăng?”
[31].
Y-ni-diên lộc
伊尼延鹿.
Pāli: eṇi, sơn dương, có đùi (jaṅga) thon dài, rất đẹp; một tướng của
Phật.
[32].
Bài kệ này cũng thay nơi kinh 602 trên.
[34].
Xem kinh 1326 trên.
[35].
Pāli: Ud. 4. 4. Juṇha (Yakkhapahāra);
№100(329).
[36].
Già-tra, Ưu-ba-già-tra quỷ
伽吒優波伽吒鬼.
№100(329): Hại, Phục Hại
害復害.
Pāli:
dve yakkhā
sahāyakā,
hai con quỷ dạ-xoa, bạn của nhau, không nói tên. Theo các bản Hán,
Pāli có thể là Ghata, upaghata, nhưng không thấy trong các tài liệu
Pāli.
[37].
Ấn Thuận, “Tụng 5, 27. Tương ưng Rừng”;
Đại Chánh kinh 1331-1462; phần lớn tương đương Pāli: S.9 Vanasaṃyutta.
–Kinh 1331, Pāli: S.9.4. Sambahula (Cārika);
№100(351).
[38].
Nguyên Hán: thọ tuế
受歲,
hết mùa an cư, Tỳ-kheo nhận tuổi hạ. Pāli:
vasaṃ-vuṭṭha.
[39].
Vô tu ngoại đạo
無羞外道,
ngoại đạo không biết xấu hổ; thường chỉ các nhóm Ca-cưu-đà
Ca-chiên-diên (Pāli: Kakudha-Kaccāyana), Ni-kiền Tử (Pāli: Nigantha)
và những nhóm lõa hình khác. Ở đây, Ud. 9.4, chỉ các nhóm Cārika, các
ngoại đạo du hành.
[40].
Kim cang địa
金剛地.
№100(351): Tỳ-xá-ly quốc
毘舍離國.
Pāli: Vajjibhūmi, lãnh thổ của người Vajji mà thủ phủ là Vesali,
Tỳ-xá-li). Bản Hán đọc là Vajirabhūmi.
[41].
S. 9. 2. Upaṭṭhāna; №100(352).
[43].
S. 9. 1. Viveka; №100(353).
[44].
Bất thiện giác
不善覺
, tức bất thiện tầm
不善尋,
tư duy tầm cầu bất thiện.
[45].
№100(353): “Ông hãy xả bỏ tâm không hoan
hỷ, mà an tâm hoan hỷ với pháp này.” Pāli: aratiṃ pajahāsi sato,
bhāvasi sataṃ taṃ sārayāmase, “ông chánh niệm, trừ bỏ sự bất mãn,
chúng tôi ca ngợi ông là thiện nhân”.
[46].
Tư phi ư chánh niệm
思非於正念.
[47].
Pāli: pātālarajo hi duttaro, mā taṃ
kāmarajo avāhasi, “bụi trần địa ngục thật khó trừ; ông chớ mang theo
bụi trần ái dục.”
[48].
Thích quân
釋君;
chỉ Thiên đế Thích? Pāli: sākuṇo yathā paṃsukunthito, vidhunaṃ
pātayati sitaṃ rajaṃ, “như con chim vùi mình trong cát, rùng mình, bụi
rơi hết”. Bản Hán đọc: sakkanāga...?
[49].
S. 9. 11. Ayoniso; №100(354).
[50].
Pāli: pāpake akusale vittake vitakketi,
tầm cầu nơi ác bất thiện tầm.
[51].
S. 0. 12. Majjhantika; №100(355).
[52].
S. 9. 6. Anuruddha; №100(356).
[53].
Xà-lân-ni thiên tử
闍鄰尼天子.
Pāli: devatā
jālinī.
[54].
S. 10. Sajjhāya; №100(357).
[55].
Để bản: bất tri
不知.
Bản Nguyên-Minh: bất như
不如.
Cf. Pāli: yaṃ kiñci diṭṭhaṃ vā
sutaṃ vā mutaṃ vā, aññāya nikkhepanamāhu santo,
bất cứ những gì được thấy, nghe, biết, đều bằng chánh trí mà xả hết.
Trong bản Hán, aññāya (bằng chánh trí), được hiểu là aññāṇa: vô tri.
[56].
S. 9. 14. Padumapuppha; №100(358).
[57].
№100(358): “Như bà mẹ cho con bú, mặc
chiếc áo đen, tuy bị dính nước giải, cũng chẳng thấy xấu hổ gì”. Pāli:
ākiṇṇaluddo
puriso, dhāticelaṃvā
makkhito, tasmiṃ me
vacanaṃ natthi,
hạng người hung bạo, dơ bẩn như chiếc áo của bà vú; tôi không nói đến
hạng người ấy.
[58].
S. 9. 3. Kassapagotta; №100(359).
[59].
Thập Lực Ca-diếp
十力迦葉.
Pāli: Kassapagotta.
[60].
Tiên nhân quật
仙人窟.
№100(359): Thê-ni quật
迻泥窟.
[61].
Xích Chỉ
尺只.
№100(358): Liên-ca
連迦.
[62].
Pāli, S.9. 9. Vajjiputta; №100(360).
[63].
Kim Cương Tử
金剛子.
№100(360): Bạt-kỳ tử. Pāli: Vajjiputta. Bản Hán đọc là Vajiraputta.
[65].
Kiêu-mâu-ni đại hội
. №100(36): Câu-mật-đề đại hội
. Pāli:
Komudī;
đại hội ngày trăng tròn tháng Kattika, tháng cuối mùa mưa. Bản Pāli:
sabbaracāro, dạ hành đại hội, lễ hội suốt đêm.
[66].
Biệt dịch, №100(361).
[67].
S. 9. 7. Nāgadatta; №100(362).
[68].
Na-ca-đạt-đa
那迦達多.
№100(362): Long Dữ
龍與.
Pāli: Nāgadatta.
[69].
№100(362): “ham mê pháp tại gia; sáng sớm
vào xóm; chiều tối mới trở về”.
[70].
S. 9. 13. Pākatindriya (Sambahulā
bhikkhū); №100(363).
[71].
Vô thường tâm
無常心;
tâm quán vô thường. №100(363): thường tư duy vô thường
常思於無常.
[72].
S. 9. 8. Ogāḷho (Kulagharaṇī): №100(364).
[73].
Không có Pāli tương đương.
[75].
Ưu-lâu
優樓.
Pāli: ulūka,
một loại cú.
[76].
Ba-tra-lợi
波吒利.
Pāli: pāṭalī,
tên một loại cây. Phật Tỳ-bà-thi thành Phật dưới gốc cây này.
[77].
Chi-đề sơn
支提山.
Pāli: Cetiya,
tên núi, cũng gọi là Vedisa; xem cht. dưới.
[78].
Bề-đề-hê
鞞提醯.
Pāli:
Vedisagiri, tên núi,
cũng gọi là Cetiya, cách Pāṭaliputta khoảng năm mươi do-tuần.
[80].
Doanh sự Tỳ-kheo
營事比丘,
chỉ Tỳ-kheo phụ trách công tác xây dựng cho Tăng. Pāli: navakammika.
[82].
Nguyên bản: uyển
苑
. Bản Tống, Ấn Thuận đọc là hoa
花
.
[83].
Nguyên bản: trụ
住.
Bản khác: khứ
去.