Họa sĩ lấy cảm hứng từ tượng điêu khắc Phật giáo cổ
27/06/2015 21:33 (GMT+7)

Một vài trong số các bức tượng có niên đại hơn 1.000 năm trước.

Người nghệ sĩ 84 tuổi này đã diễn tả trí tuệ siêu việt của Phật giáo thông qua nét mực đơn giản từ những năm 1980 bằng cách thể hiện các khía cạnh của thư pháp Trung Quốc vào tác phẩm của mình để tạo ra phong cách của một "bức tranh chữ".


Họa sĩ Wang Yiyang (Trung Quốc) chia sẻ với báo chí

"Tôi phải mất vài ngày để suy niệm về làm thế nào để vẽ các nhân vật bằng các đường nét đơn giản. Nhưng bức tranh chỉ mất một vài phút để hoàn thành, thường là trong các nét mực liền nhau", ông Wang nói.

Họa sĩ Wang đã làm việc như một người học việc trong một cửa hàng đồ cổ khi còn trẻ, dẫn đến niềm đam mê với các tác phẩm điêu khắc Phật giáo.

Trong "cuộc cách mạng văn hóa" (1966-1976), nhiều tượng Phật cổ ở các đền, chùa đã bị phá hủy, và mọi người đã cố gắng để bảo vệ những tượng Phật còn lại bằng cách giấu đi.

Sau khi "cách mạng văn hoá" kết thúc, những bức tượng được đào lên từ bên dưới nền nhà, nhưng có rất ít nơi có thể bảo quản được.

Trong nhiều năm khi còn là một họa sĩ trẻ, ông Wang đã sưu tầm các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, ông nói. Ông đã giữ lại ở nhà để một ngày ông có thể tặng lại cho một bảo tàng.

Ngoài Trung Quốc và Hong Kong, triển lãm của ông đã có mặt ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada và Úc.

Liu Kaiqu, một cựu giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc, nói rằng người ta có thể thấy các kỹ thuật thư pháp và tranh mực Trung Quốc hòa trộn vào nhau trong các tác phẩm của họa sĩ Wang.

Sáng tạo của ông Wang vượt ra ngoài các bức tranh. Ông ấy hát, chơi vài dụng cụ âm nhạc và sáng tác thơ. Trong 2 thập kỷ làm việc ở Quán Đào, tỉnh Hà Bắc, ông đã giúp thành lập một đoàn kịch ở đó.

"Tôi yêu ca hát và các điệu múa. Nó cũng giúp tôi hình thành một giai điệu nghệ thuật trong các bức tranh của tôi", Wang nói.

Sinh ra tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, ông Wang bắt đầu vẽ vào lúc 5 tuổi. Ông ấy rất yêu vẽ và ông đã thực hiện những bức tranh trên bất kỳ bề mặt nào mà ông có thể đặt tay lên - những bức tường của nhà cha mẹ hoặc những gờ đá trên các con đường.

Ông nghiên cứu nghệ thuật tại Học viện Nghệ thuật Thượng Hải từ những bậc thầy Liu Haisu, Huang Binhong và Pan Tianshou. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho báo chí như một họa sĩ vẽ minh họa và vẽ truyện tranh, áp phích trong thời gian rảnh rỗi của mình.

Các tranh của ông Wang phản ánh nội tâm của người nghệ sĩ, Guan Shandi, nhà nghiên cứu tại Học viện Quốc gia Nghệ thuật Trung Quốc tại Bắc Kinh, nói.

Gần đây ông đã trao tặng hơn 60 tác phẩm của mình cho một bảo tàng Quán Đào.

Theo: China Daily

Các tin đã đăng: