Tình đạo hữu Phật giáo, Thiên Chúa giáo đối thoại về “Đau khổ và Giải thoát”
27/06/2015 21:35 (GMT+7)

Cuộc đối thoại khai mạc vào thứ Ba, ngày 23/06/2015 tại trụ sở chính của phong trào Focolare đặt tại Castel Gandolfo, một đô thị trong tỉnh Roma, vùng Lazio, Ý. 

Cuộc Đối thoại thời gian trong 5 ngày, bắt đầu từ ngày 23-27/06/2015. Cuộc họp mặt có 46 thành viên đến từ New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles và Washington DC. 

Trong số các đại biểu Phật giáo đến từ các quốc gia Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc, Thiền, và truyền thống Tịnh độ, cũng như phong trào mới như Phật giáo Won, Hàn Quốc và Phật giáo Nhật Bản (Rissho Koseikai). Và đoàn đại biểu Phật giáo sẽ gặp Giáo hoàng Francis hôm thứ Tư, ngày 24/06/2015.
 
Cuộc Đối thoại đã được tài trợ bởi Ủy ban Giám mục về các vấn đề đại đoàn kết và Liên tôn của Hội nghị Giám mục Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ, phối hợp với Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.  

Cuộc Đối thoại cùng nhân dịp kỷ niệm 50 năm (1965 - 2015) ngày công bố Tuyên ngôn Nostra Aetate, một công bố trong Vatican II, mà hiệu quả đã tìm cách cải tổ hệ giữa Giáo hội Thiên Chúa giáo và các Tôn giáo khác. Và cũng là ịp  kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ II và thảm họa diệt chủng người Do Thái. 

Trong bài Phát biểu, Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, ông nêu chủ đề của các cuộc Đối thoại nhằm tập trung vào, sự đau khổ, tìm đường giải thoát và tình đạo hữu rằng: “Trong một thế giới mà sự phân biệt được coi là một mối đe dọa” thì cuộc gặp gỡ trong tình hữu nghị hòa bình của chúng ta là “một dấu hiệu của sự cởi mở hướng đến nhau và chúng ta cam kết một tình đạo hữu giữa người với người”.

Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đều là những người hành hương, cùng Đối thoại giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, nên cần tìm kiếm không ngừng để nắm bắt những điều bí ẩn của cuộc sống để hướng đến chân lý vẹn toàn”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh Vatican, Linh mục Thiên Chúa giáo, Leo Lefebure, một Giáo sư Thần học tại Đại học Georgetown, Hoa Kỳ nhận xét rằng: “Các giá trị cơ bản của Phật giáo tuyệt vời, rất thực tiễn là Thiền định và kinh nghiệm của Thiên chúa giáo là Tĩnh tâm, Chiêm niệm Thượng đế, đến một lúc tâm an định, trí phát sinh (minh sư tự tánh hay còn gọi là hội nhập với Thượng đế)”.

Theo: PGVN

Các tin đã đăng: